>>> VSA khuyến cáo thận trong với xuất khẩu thép
>>> Malaysia cảnh báo thép, tôn mạ màu nhập khẩu từ Việt Nam
Theo thông tin Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online có được từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) ngày 15-1, Hiệp hội Tôn mạ kim loại và Sơn phủ màu Thái Lan cuối năm 2012 tiếp tục đưa ra cảnh báo lần thứ hai rằng họ đang cân nhắc việc điều tra chống bán phá giá hoặc có biện pháp tự vệ chống lại các nhà sản xuất thép mạ phủ Việt Nam.
Phía Thái Lan cho rằng sau lần cảnh báo thứ nhất vào tháng 10-2012, đến nay xuất khẩu tôn mạ sang Thái Lan đã không giảm mà còn tăng đột biến những tháng gần đây.
Cụ thể, nếu từ tháng 11-2011 đến tháng 7-2012 lượng tôn mạ phủ màu Việt Nam xuất sang Thái Lan dao động từ 1.000 - 3.000 tấn/tháng, bước sang tháng 8 và tháng 9-2012 đã tăng lên khoảng 6.000 tấn và tiếp đến tháng 10-2012 lượng xuất khẩu sang Thái Lan đã tăng lên đến gần 10.000 tấn.
Theo VSA, tính đến hết tháng 11-2012, tổng lượng thép xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 2 triệu tấn với kim ngạch hơn 1,6 tỉ đô la Mỹ.
Trong thư cảnh báo lần thứ hai gửi VSA vào cuối tháng 12-2012, ông Korrakod Padungjitt, Chủ tịch Hiệp hội Tôn mạ kim loại và Sơn phủ màu Thái Lan khẳng định việc xuất khẩu sản phẩm mạ phủ từ Việt Nam đang gây tổn hại lớn cho các nhà sản xuất trong nước Thái Lan.
Điều này khiến Hiệp hội Tôn mạ kim loại và Sơn phủ màu Thái Lan cân nhắc đến các biện pháp tự vệ hoặc chống bán phá giá đối với việc xuất khẩu ồ ạt thép mạ và phủ màu của Việt Nam sang Thái Lan.
Từ cảnh báo trên, VSA gần đây đã có công văn gửi các công ty tôn mạ trong nước để chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với vụ kiện trên và đề nghị các công ty liên quan đến xuất khẩu mặt hàng tôn mạ kim loại sơn phủ màu sang thị trường Thái Lan cần kiểm soát lượng và giá xuất khẩu, tránh làm phức tạp thêm tình hình.
Theo VSA, hiện nay tổng công suất đối với sản phẩm tôn mạ kim loại sơn phủ màu của Việt Nam đã đạt 2,6 triệu tấn/năm, vượt xa nhu cầu thực tế trong nước. Đứng trước tình hình này, các doanh nghiệp buộc phải đẩy mạnh xuất khẩu, song khi xuất khẩu lại đối mặt với kiện chống bán phá giá cũng như bị áp dụng biện pháp tự vệ của một số nước nhằm bảo hộ sản xuất trong nước.
Mặc dù lượng thép xây dựng tiêu thụ trong năm 2012 chỉ đạt 4,5 triệu tấn, giảm 10% so với 2011, thế nhưng lượng tiêu thụ các loại thép khác như thép ống, cuộn cán nguội, cán tôn mạ kẽm trong năm nay tăng từ 20 - 40% nên đã kéo tổng tiêu thụ ngành thép cả nước trong năm 2012 tăng 3% so với 2011.
Với những khó khăn còn tiếp diễn trong năm 2013 thì hiệp hội thép đưa ra dự báo lượng thép tiêu thụ ngành thép Việt Nam trong năm 2013 chỉ tăng chừng 2-3%.
-Tôn mạ màu có nguy cơ bị kiện bán phá giá
-Thép Việt Nam bị kết luận phá giá ở Indonesia
(PL)- Ủy ban Chống bán phá giá Indonesia vừa ra kết luận cuối cùng rằng thép cuộn cán nguội (nguyên liệu dùng trong ngành sản xuất ô tô, ống dẫn và nội thất) của Việt Nam xuất sang nước này có bán phá giá với biên độ 13,5%-36,6%.
Vụ kiện chống bán phá giá này được khởi xướng từ giữa năm 2011 theo yêu cầu của doanh nghiệp thép Indonesia. Lượng thép Việt Nam vào thị trường Indonesia năm 2010 hơn 920.000 tấn, tăng trên 57% so với năm 2009. Ngoài Việt Nam, thép Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật cũng bị kiện trong vụ kiện chống bán phá giá nói trên. Biên độ phá giá thấp nhất là 10% và cao nhất là 68%.
Với diễn biến này, thép có năm xuất xứ kể trên nhập vào Indonesia có thể bị áp thuế chống bán phá giá với thuế suất tương ứng biên độ phá giá.
(PL)- Ủy ban Chống bán phá giá Indonesia vừa ra kết luận cuối cùng rằng thép cuộn cán nguội (nguyên liệu dùng trong ngành sản xuất ô tô, ống dẫn và nội thất) của Việt Nam xuất sang nước này có bán phá giá với biên độ 13,5%-36,6%.
Vụ kiện chống bán phá giá này được khởi xướng từ giữa năm 2011 theo yêu cầu của doanh nghiệp thép Indonesia. Lượng thép Việt Nam vào thị trường Indonesia năm 2010 hơn 920.000 tấn, tăng trên 57% so với năm 2009. Ngoài Việt Nam, thép Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật cũng bị kiện trong vụ kiện chống bán phá giá nói trên. Biên độ phá giá thấp nhất là 10% và cao nhất là 68%.
Với diễn biến này, thép có năm xuất xứ kể trên nhập vào Indonesia có thể bị áp thuế chống bán phá giá với thuế suất tương ứng biên độ phá giá.
- Bộ TM Mỹ thụ lý đơn kiện mặt hàng tôm Việt Nam (TTXVN).
- “Liều thuốc” giảm phí trước bạ sẽ khiến thị trường xe hơi “mạnh khỏe”? (PL&XH).
- Sốt việc làm thời vụ cuối năm (VEF).
- Dạo quanh lãnh địa… hàng Trung Quốc (VietQ).
- Áp lực tăng giá (ANTĐ). - Sữa ngoại thay đổi mẫu mã bao bì để tăng giá (GDTĐ). - Sữa tăng giá bất hợp lý (PL&XH).
- Giỏ quà Tết: Coi chừng ruột một đàng, vỏ một nẻo (PNTP).
- Thu nhập bình quân tại tập đoàn nhà nước 9,4 triệu đồng (VNE).
- Doanh nghiệp Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO (TTXVN). - 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (TP).
- “Tâm lý” thị trường vàng đang dần ổn định (Tin tức).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 19-1-2013: Càng ngày càng hết “hot” (VF).
- Dự án đô thị trên 100 ha sẽ do Thủ tướng quyết định (VnEco). - Sẽ “trảm” nhiều dự án BĐS (TQ).
- BĐS sẽ chưa thể được giải cứu ngay lập tức (VTV). - Cứu địa ốc cần dè chừng lạm phát (VNE). - Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước: Mở rộng đối tượng thuê, mua (KTĐT). - Nhiều đối tượng được miễn giảm tiền thuê nhà (ANTĐ). - Nguyên Thứ trưởng Đặng Hùng Võ: Bất động sản giá rẻ lên ngôi (VietQ). - Kinh doanh bất động sản: Lãi không đủ trả nợ! (VnMedia). - Chủ đầu tư thuê “xã hội đen” dọa giết khách muốn rút vốn (Infonet).
Số liệu kinh tế Trung Quốc: Tin vào đâu?
Trong 1 bài báo gần đây, tờ Business Insider đã đưa ra 5 loại số liệu được các chuyên gia cho là đáng tin cậy nhất.
China’s Antifragile Ambitions
Project Syndicate- Để đảm bảo sự thịnh vượng lâu dài, Trung Quốc phải duy trì sự ổn định hệ thống - tức là có khả năng chống lại bất ổn và sức ép. Nhưng sự thành công này đòi hỏi Trung Quốc phải đạt được cân bằng giữa quản trị tập trung với gia đình dựa trên phân cấp truyền thống - một thách thức mà Trung Quốc đã phải đối mặt trong nhiều thế kỷ ...
Gần đây, Taleb đặt ra thuật ngữ "antifragile" để mô tả một hệ thống mà lợi ích từ không chắc chắn vốn có, không ổn định, và rối loạn. Ông chỉ ra rằng, trong khi các hệ thống cứng nhắc có thể có vẻ ổn định hơn, họ không được trang bị để đối phó với những cú sốc bất ngờ, làm cho chúng dễ vỡ trong thời gian dài. Ngược lại, thường xuyên tiếp xúc với địa phương, lực lượng biến động tạm thời hệ thống để trở nên năng động hơn và linh hoạt, nâng cao năng lực của họ để phát triển mạnh dưới áp lực.
Read more at http://www.project-syndicate.org/commentary/china-s-antifragile-reform-agenda-by-andrew-sheng-and-geng-xiao#qHooM3YlzwlLc8ze.99
- How Central Banking Works – OpEd
1560. XUNG QUANH KẾ HOẠCH ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC CỦA TRUNG QUỐC TẠI LÀO