TCCSĐT - Từ chức được hiểu xin thôi không làm chức vụ hiện đang giữ. Như vậy, từ chức chỉ có thể xảy ra ở những người có chức, có quyền. Từ chức một cách tự nguyện, tự giác là thái độ trung thực với chính mình, biết xấu hổ khi làm điều trái với đạo lý, đi ngược lại nguyện vọng của cơ quan, tổ chức và cộng đồng, là biểu hiện của sự cao thượng, dũng cảm, tự trọng.
-Sập cầu, ai chịu trách nhiệm?
Nhân Dân
...Lại lo đường hư, cầu sập vì bôxitTiền Phong Online
Vận chuyển bauxite khi cầu không đảm bảoBáo Đồng Nai
Đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển bauxiteVietnam Plus
- Dự án chết yểu, nix thải còn nguyên (TT).
Công trường xây dựng dự án nhà máy xử lý nix thải trở thành bãi chăn bò. Phía sau là “núi” nix khổng lồ - Ảnh: V.KỲ
TT - Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong vừa ra quyết định thu hồi dự án Nhà máy xử lý hạt nix thải Hyundai Vinashin (HVS) ở P.Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa. Cái chết của dự án này đồng nghĩa với việc một núi nix thải khổng lồ vẫn không có lối thoát.
- Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: TS. Đặng Duy Báu – nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh: Nhà nước của dân cần tạo điều kiện cho công dân có (ĐĐK).- Kiến nghị Hải Phòng bồi thường cho các hộ nuôi trồng thủy sản Tiên Lãng (Infonet).
- Công khai thông tin về đất đai sẽ giảm được tham nhũng (PL&XH). – Dự thảo Nghị định Về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước: Cơ hội sở hữu nhà ở cho nhiều đối tượng (LĐ). – Mỗi nơi giải quyết mỗi kiểu (TT).-- Dự án “chui” được vay hàng tỷ đồng
- Cán bộ xã dùng bằng giả (VNE).
- Xử “nóng” nếu CSGT làm bậy (DT). – Dùng nhục hình, 5 cán bộ công an bị khởi tố (DV). – Xác minh vụ trưởng công an chặn buổi diễn nhân đạo (PLTP).
- Tòa dùng tài liệu “giả” để bác tư cách nguyên đơn! (PLVN).
- CHUYỆN BÌNH THƯỜNG … NƠI QUÊ HƯƠNG TÔI – NÓI CHUYỆN NHÂN BẢN (TNM). - Góp ý sửa đổi hiến pháp: Khẳng định vai trò kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể (SGGP). - Lấy ý kiến sửa Hiến pháp trong lực lượng công an (PLTP).
- Tống Văn Công: Lũ! Sao không vỡ bờ? (TĐM).
- ‘LỤC ĐẠI’ ĐẤT ĐAI (Bùi Văn Bồng). – Mai Thục: Điểm sáng Thanh Văn – QUYÊN VÀ LỢI CỦA DÂN. - TÁO TẤU 2013: TÁO TƯỚNG TÁ (Sơn Thi Thư).
- Lê Anh Hùng: Ông Hoàng Trung Hải lại tiếp tục ca bài mị dân (BoxitVN).
– Cả nước có gần 80.000 tuyên truyền viên miệng (Đào Tuấn).
Teo dần quyền con người trong Hiến pháp (Blog Hoàng Xuân Phú 15-1-13)
Hiến pháp sao phải sửa? (TS 14-1-13)
“Đổi” nhiều nhưng không “mới”, tại sao? (SGTT 18-1-13)- Phỏng vấn PGS. TS. Nguyễn Tuấn Hưng (Bộ Y tế) xung quanh quy định “không lắp ô kính trên nắp quan tài”: Vì sao lại phản bác một quy định hướng đến văn minh như vậy? (VH). - Họ quá xa thực tế đời sống (KTĐT).- Kỷ luật khai trừ Đảng Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng (ND). - Khai trừ Đảng một Phó giám đốc Công an TP. Hải Phòng(DV). - Khai trừ Đảng Phó Giám đốc CA Hải Phòng Nguyễn Bình Kiên (NLĐ). - Phó GĐ Công an Hải Phòng bị kỷ luật là em rể Dương Chí Dũng (TP). - Vì sao Phó Giám đốc Công an Hải Phòng bị khai trừ Đảng? (GDVN).
- Xóa trạm thu phí, người lao động về đâu? (PL&XH).
- Cán bộ xã “cắt” đất nhà liệt sĩ bán cho doanh nghiệp?! (GDTĐ). – Hải Phòng: Kỷ luật 14 cán bộ xã buông lỏng quản lý đất đai (DV).
- Thanh Hóa: Đổ nước lã vào dầu để bán cho dân? (PL&XH).
- UBND thành phố Vinh tiếp tay cho kẻ lộng hành? (NCT).
- Hà Tĩnh: Công an huyện Hương Khê bắt người vô cớ? (VietQ).
- Lê Bá Mai của ‘kỳ án vườn mít’ lại kháng cáo (PT).
Từ Trung Nguyên đến Starbucks (DNSG 18-1-13)
Nhà nước sẽ mua sản phẩm của nhà khoa học (STT 18-1-) -- Lam sao định giá những sản phẩm này?
Hiện nay, vấn đề văn hóa từ chức ở nước ta đang được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Từ chức chỉ được xem là một hành vi có văn hóa khi người ta tự nguyện và mang lại ý nghĩa tốt đẹp cho xã hội. Ở các nước phát triển, từ chức là văn hóa hành xử của những người có chức, có quyền và đã trở thành trách nhiệm của người có chức, có quyền, được dư luận xã hội chấp nhận.
Từ xưa, nước Việt ta có khá nhiều người tài giỏi nhưng đã treo ấn từ quan như Chu Văn An, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Các ông từ chức không phải không làm tròn chức trách, gây tác hại lớn mà phần nhiều là do khảng khái, không đồng ý với quan điểm của vua. Tuy nhiên, tôi cho rằng, ở Việt Nam từ xưa đã có văn hóa từ chức rồi thì chưa hẳn đúng.
Vừa qua, Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ nghiên cứu xây dựng Đề án tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức, trong đó có việc nghiên cứu xây dựng các quy định về từ chức của cán bộ, công chức và coi từ chức - thuộc khía cạnh văn hóa của chế độ công vụ - là một nội dung nằm trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020.
Tại sao Chính phủ lại phải xây dựng các quy định về từ chức của cán bộ, công chức? Theo tôi là do những nguyên nhân sau đây:
Một là, công tác tổ chức cán bộ của chúng ta còn yếu kém, nhất là trong việc giáo dục, lãnh đạo, quản lý đã làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp thiếu rèn luyện, tu dưỡng, thực hành liêm chính và thiếu gương mẫu, không làm tròn chức trách, gây tác hại lớn nhưng hầu như không thấy ai có lời xin lỗi hoặc từ chức cả.
Hai là, chúng ta chưa có hệ thống pháp luật quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của từng vị trí, nhất là đối với lãnh đạo, quản lý nên thiếu cơ sở để người dân hoặc các tổ chức, cơ quan giám sát.
Ba là, việc từ chức hiện nay khó quá nên không thấy ai tự nguyện từ chức nên phải có quy định, đồng thời ở nước ta hiện nay chưa hình thành văn hóa từ chức. Điều đó có nghĩa là một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa có lòng tự trọng, thiếu trung thực, ứng xử chưa liêm khiết.
Tại sao việc từ chức lại khó và ở ta chưa có văn hóa từ chức? Qua nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu có thể khái quát như sau:
- Chức tước thường đi đôi với quyền lực, thường gắn với lợi ích, bổng lộc, đặc quyền, đặc lợi. Nếu từ chức có nghĩa sẽ không còn gì cả.
- Học để “làm quan” đã ăn sâu, bén rễ trong tâm thức người Việt và vì thế truyền thống coi “làm quan” là một sự thành đạt cao nhất.
- Dư luận xã hội chưa được định hướng để đồng tình hay ủng hộ việc tự nguyện từ chức. Nếu ai đó là đảng viên thì viện dẫn đây là nhiệm vụ Đảng giao, nếu từ chức lại coi là không có tinh thần đảng viên, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu…, từ chức là để trốn tránh trách nhiệm, để thoát tội, để hạ cánh cho an toàn…
Rõ ràng, quyền lực thể chế nào cũng liên quan tới lợi ích cá nhân. Một khi động cơ lợi ích cá nhân lớn đến mức, nhà tư sản “sẵn sàng treo cổ khi lợi nhuận tới 300% - Các Mác”, thì người có quyền, có chức càng không thể dễ dàng từ bỏ nó, nếu quyền lực chính là phương tiện có thể “vinh thân, phì gia”.
Văn hóa từ chức là một dạng văn hóa cá nhân của những người có chức, có quyền. Họ được cơ quan, tổ chức và xã hội tôn trọng khi ở họ có nhân cách đạo đức, biết lãnh đạo bằng tấm gương. Nếu không có nhân cách và gương mẫu thì không thể thuyết phục được mọi người. Để có văn hóa từ chức theo tôi cần:
- Phải có hệ thống pháp luật quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của từng vị trí, nhất là đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý. Xây dựng các quy định về từ chức của cán bộ, công chức phải dựa trên nền tảng cải cách, xây dựng được quy chế công chức thật chuẩn về tiêu chuẩn của từng chức vụ, từng vị trí công tác.
- Đẩy mạnh tuyên truyền trong xã hội về văn hóa từ chức; nên khuyến khích sự tự nguyện từ chức và đánh giá cao những người có đủ dũng khí, lòng tự trọng, biết liêm sỉ tự nguyện từ chức, đồng thời định hướng dư luận xã hội cũng không nên nặng nề đối với những người tự nguyện từ chức.
- Bản thân cán bộ lãnh đạo, quản lý cần phải tự nhận thức rằng chức vụ không chỉ đi liền với quyền lợi, mà cao hơn phải thấy chức vụ đi liền với trách nhiệm, với tinh thần, thái độ cống hiến, hy sinh.
Việc từ chức tự nguyện của người có chức, có quyền sẽ tạo cơ hội cơ cấu lại, kiện toàn đội ngũ cán bộ của cơ quan, tổ chức nghĩa là tạo ra sự hợp lý tốt hơn trong xã hội. Điều đó giúp những người thực sự có nhân cách, tài giỏi, có trình độ, năng lực thực tiễn có thể phát huy cao nhất năng lực của mình nếu ở đúng vị trí, đồng thời cũng giúp cho cơ quan, tổ chức và xã hội tránh được những thiệt hại không đáng có.
Văn hóa có mặt trong tất cả những hoạt động sống của con người và là tất yếu của cuộc sống, thế nên, văn hóa từ chức cũng biểu hiện sự tất yếu của cuộc sống. Thiết nghĩ, từ chức sớm trở thành cách ứng xử bình thường trong đời sống lãnh đạo, quản lý ở nước ta, đồng thời, văn hóa từ chức cũng từ đó mà hình thành và phát triển./.
Một bài rất lạ trên Tạp Chí Cộng Sản: Văn hóa từ chức (TCCS 18-1-13) -- Nhiều câu rất hay, ví dụ như câu này: "nên khuyến khích sự tự nguyện từ chức và đánh giá cao những người có đủ dũng khí, lòng tự trọng, biết liêm sỉ tự nguyện từ chức" Thông điệp cho ai đấy?◄ (Nếu bài này bị gỡ xuống thì cho tôi biết ngay, tôi còn giữ!)
--Bài mới của Tống Văn Công trên Thời Đại Mới: Lũ! Sao không vỡ bờ? (Thời Đại Mới 11/2012) -- Bàn về cuốn Lũ của Nguyễn Trung và nhiều việc khác. Nếu vào Thời Đại Mới không được thì dùng bản này.◄◄-Sập cầu, ai chịu trách nhiệm?
Nhân Dân
Cập nhật lúc 14:01, Thứ bảy, 19/01/2013 (GMT+7) NDĐT- Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, trong 6 tháng vận chuyển thử nghiệm, từ tháng 7-2012 đã có 13 ngàn tấn xút và 30 ngàn tấn than được vận chuyện đến cảng Gò Dầu. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5-6 chuyến xe vận chuyển bauxite qua Quốc lộ 20 và tỉnh lộ 769. Thông tin này được đưa ra hôm 18-1, tại buổi làm việc giữa TKV với tỉnh Đồng Nai về phương án đảm bảo an toàn giao thông và các công trình cầu, đường trên tuyến Quốc lộ 20 và tỉnh lộ 769 trong việc vận chuyện nguyên, nhiên liệu từ dự án tổ hợp bauxite – nhôm (Lâm Đồng) đến cảng Gò Dầu (Đồng Nai), Theo kế hoạch, trong năm 2013, mỗi ngày sẽ có 300 chuyến xe vận chuyển, 150 chuyến từ Tân Rai về Cảng Gò Dầu và ngược lại. Loại xe TKV dùng để vận chuyển là xe đầu kéo rơ - moóc có tổng trọng tải trên 40 tấn, cứ 10 phát có 1 xe xuất phát. Với lưu lượng xe này, cộng với lưu lượng xe lưu thông trên Quốc lộ 20 rất lớn, từ 27 ngàn đến 33 ngàn lượt phương tiện mỗi ngày đêm, đặc biệt là Quốc lộ 20 và 16 cây cần trên Quốc lộ đã xuống cấp, tỉnh Đồng Nai rất quan ngại những cây cầu này đều không đáp ứng cho những loại xe có trọng tải lớn như xe có trọng tải 40 tấn vận chuyển bauxite của TKV. Trong khi nhiều cây cầu có trọng tải chỉ 13 tấn, 15, 20 và 25 tấn, nguy cơ sập cầu là có thể xảy ra, nếu trường hợp này xảy ra thì ai chịu trách nhiệm? Theo đó, tỉnh Đồng Nai đề nghị TKV cần làm việc cụ thể với Bộ Giao thông Vận tải, đồng thời để tiến hành vận chuyển bauxite, trước mắt phải có phương án nâng cấp cầu đường để đảm bảo an toàn giao thông. |
Vận chuyển bauxite khi cầu không đảm bảoBáo Đồng Nai
Đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển bauxiteVietnam Plus
- Dự án chết yểu, nix thải còn nguyên (TT).
Công trường xây dựng dự án nhà máy xử lý nix thải trở thành bãi chăn bò. Phía sau là “núi” nix khổng lồ - Ảnh: V.KỲ
TT - Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong vừa ra quyết định thu hồi dự án Nhà máy xử lý hạt nix thải Hyundai Vinashin (HVS) ở P.Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa. Cái chết của dự án này đồng nghĩa với việc một núi nix thải khổng lồ vẫn không có lối thoát.
“Thu hồi dự án thì dễ, nhưng phương án nào để xử lý núi nix thải gần 1 triệu tấn thì vẫn đang... đau đầu” - ông Mai Văn Thắng, phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Khánh Hòa, nói vậy sau khi ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong vừa ra quyết định thu hồi dự án xử lý nix thải có vốn đầu tư 1.492 tỉ đồng của Công ty cổ phần Khoáng sản luyện kim Hà Nội.
Tiếp tục... đau đầu
Vấn đề khó khăn nhất, theo ông Thắng, là việc xử lý đống hạt nix khổng lồ đã tồn tại cả chục năm nay. Từ tháng 12-2008, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã kết luận phải đảm bảo đến cuối năm 2010 giải quyết hết số nix thải đang tồn đọng tại kho chứa. Nhưng đến nay, khi dự án Công ty cổ phần Khoáng sản luyện kim Hà Nội đã chính thức bị thu hồi thì điều ấy không biết đến bao giờ mới thực hiện được.
Hiện chỉ duy nhất một doanh nghiệp xin đầu tư dự án có sử dụng hạt nix thải để làm phụ gia sản xuất vật liệu không nung cường độ cao, đó là Công ty cổ phần Thạch Anh Vân Phong (TP Nha Trang). Dự án này được ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong cấp chứng nhận đầu tư từ tháng 6-2012. “Việc triển khai dự án còn dài, khi nào chủ đầu tư hoàn tất các thủ tục được phép thì khi đó họ mới đàm phán với HVS để sử dụng hạt nix của nhà máy. Nhưng HVS chỉ đàm phán với nhà đầu tư mới khi họ thanh lý xong dự án cũ của Công ty cổ phần Khoáng sản luyện kim Hà Nội” - ông Thắng nói.
Một khó khăn khác là các cơ quan quản lý ở tỉnh Khánh Hòa không thể liên lạc được với đại diện của Công ty cổ phần Khoáng sản luyện kim Hà Nội. “Không liên lạc được với họ khiến việc triển khai thủ tục thu hồi đất, thu hồi dự án bị ảnh hưởng” - ông Lê Mộng Điệp, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Khánh Hòa, cho biết.
Theo ông Trần Anh Tuấn - tổng giám đốc Công ty cổ phần Thạch Anh Vân Phong, hiện công ty ông đã trình báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án để Sở Tài nguyên - môi trường Khánh Hòa thẩm định. Nếu mọi thủ tục hoàn tất thì trong quý 1-2013 sẽ tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung có sử dụng hạt nix trong lõi tại thị xã Ninh Hòa. “Mỗi năm nhà máy sẽ sản xuất khoảng 16 triệu viên gạch, sử dụng tối đa 75.000 tấn nix thải” - ông Tuấn cho hay. Nghĩa là, nếu không có thêm các nhà đầu tư khác thì để sử dụng hết đống nix trên, Công ty cổ phần Thạch Anh Vân Phong phải sản xuất liên tục trong hơn 12 năm. Chưa kể trong khoảng thời gian quá dài này, việc vận chuyển nix thải đến nhà máy sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
Trách nhiệm thuộc về HVS
Ông Lê Đức Vinh - phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - khẳng định việc xử lý “núi” nix thải ở Ninh Thủy thuộc trách nhiệm của HVS. “UBND tỉnh Khánh Hòa đã liên tục thúc nhắc, yêu cầu công ty này đàm phán với nhiều nhà đầu tư khác nhau để sớm xử lý nhanh núi nix thải. Tuy nhiên, khó khăn về kinh tế thời gian gần đây khiến nhiều nhà đầu tư chưa mặn mà với việc đầu tư dự án xử lý nix” - ông Vinh nói.
Chiều 18-1, lãnh đạo HVS từ chối trao đổi với Tuổi Trẻ về trách nhiệm xử lý nix thải, chỉ cử ông Trần Văn Vĩnh - phó phòng hỗ trợ quản lý của công ty - trả lời. Ông Vĩnh chỉ nói gọn: “Thời gian tới, công ty sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh Khánh Hòa để tìm nhà đầu tư, giải quyết núi nix thải theo hướng sử dụng nix thải làm bêtông, làm đường... Trước mắt, chúng tôi xây gạch bao quanh, lót nilông và che phía trên đống nix... để hạt nix không phát tán ra môi trường”.
Chiều cùng ngày, có mặt tại khu đất xây dựng dự án nhà máy xử lý nix thải, chúng tôi thấy khung cảnh nơi này vắng lặng, vẫn bãi đất trống, cỏ mọc um tùm, trở thành bãi chăn bò. Như bao lần trước, người duy nhất chúng tôi gặp ở “công trường” là ông Đặng Bá Tùng, bảo vệ của Công ty cổ phần 3-2 (nhà thầu thi công công trình). Tài sản mà ông Tùng phải bảo vệ chỉ là một máy trộn bêtông đã gỉ sét và một nhà kho đã bay hết mái tôn. Phía xa vẫn là “núi” hạt nix thải khổng lồ.
--------------------------------------------------
“Cái chết” của một dự án
- Nhà máy xử lý hạt nix phế thải Ninh Thủy do Công ty cổ phần Khoáng sản luyện kim Hà Nội đầu tư có công suất 330.000 tấn/năm, được khởi công ngày 8-12-2009, trên diện tích 21ha ở phía nam Khu kinh tế Vân Phong, với tổng vốn đầu tư 1.492 tỉ đồng, được xem là dự án xử lý chất thải rắn công nghiệp có quy mô lớn nhất VN. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ được xây dựng trong 15 tháng, dự kiến đi vào hoạt động tháng 3-2011.
- Tháng 4-2011, quá thời hạn nhà máy đi vào hoạt động, dự án vẫn chỉ là một bãi đất trống. Chủ đầu tư gặp khó khăn tìm vốn vay, dù đã được Ngân hàng Phát triển VN đồng ý cho vay về chủ trương nhưng phải có sự thẩm định về công nghệ nhà máy của hội đồng thẩm định Bộ Khoa học - công nghệ.
- Ngày 20-6-2011, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Lê Thanh Quang yêu cầu trong quý 3-2011, Công ty cổ phần Khoáng sản luyện kim Hà Nội phải trình hồ sơ thẩm định công nghệ xử lý nix thải đã được Bộ Khoa học - công nghệ phê duyệt theo yêu cầu của ngân hàng. Quá thời hạn trên, sẽ yêu cầu cơ quan chức năng thu hồi dự án.
- Tháng 11-2011, UBND tỉnh Khánh Hòa tiếp tục gia hạn, yêu cầu chủ đầu tư hoàn thành thẩm định công nghệ để hoàn thành thủ tục vay vốn vào cuối năm 2011.
- Tháng 1-2012, Viện Khoa học công nghệ VN khẳng định vẫn chưa nhận được hồ sơ thẩm định của Công ty cổ phần Khoáng sản luyện kim Hà Nội.
- Tháng 6-2012, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy Khánh Hòa, UBND tỉnh chỉ đạo ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong xem xét thu hồi dự án.
- Ngày 26-12-2012, ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong ra quyết định thu hồi dự án.
----------------------------------------------------------------
Chuyện dài “núi” nix thải
TT - Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) vừa ký quyết định thu hồi dự án xử lý nix thải (Công ty cổ phần Khoáng sản luyện kim Hà Nội làm chủ đầu tư) sau nhiều năm án binh bất động kể từ khi khởi công vào tháng 12-2009. Nhưng câu chuyện về “núi” nix thải - loại chất thải của Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin (HVS) - xấp xỉ 1 triệu tấn hiện nằm trơ trơ thách thức cộng đồng vẫn chưa kết thúc.
Trong nhiều năm trước đây, HVS sử dụng hạt nix (xỉ đồng) nhập khẩu để sửa chữa tàu biển và đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, làm đảo lộn cuộc sống của người dân trong khu vực nhà máy. Mọi hậu quả về môi trường ngày nay là do sự nuông chiều quá đáng đối với HVS. Năm 2009, trong khi HVS chưa trả được “món nợ môi trường” - hàng trăm nghìn tấn nix thải chưa được xử lý - thì UBND tỉnh Khánh Hòa tiếp tục đồng ý cho nhập 20.000 tấn nix. Biết bao lời cam kết, hứa hẹn... xử lý triệt để nix thải, trả lại sự trong lành cho môi trường, một trách nhiệm không thể chối bỏ với môi trường, với cộng đồng, nay vẫn chỉ là con số không. Nhìn về tương lai thì vẫn mịt mờ, không biết bao giờ HVS và chính quyền tỉnh Khánh Hòa mới trả được khoản “nợ môi trường” núi nix thải kia.
Ai xả rác thì người đó phải dọn rác, lẽ thường đúng là như thế. Nhưng nếu trách nhà đầu tư xả rác một phần, thì đáng trách những nhà chức trách có đủ quyền năng trong tay đến mười phần. Các cơ quan này đã để doanh nghiệp xả thải mà không quyết liệt ngăn dòng rác ấy. Sòng phẳng ra, cũng có những cuộc kiểm tra, thanh tra, hết văn bản kết luận này đến thông báo kia... Cũng có lúc UBND tỉnh Khánh Hòa ra điều kiện bằng văn bản: HVS chỉ được nhập nix mới với khối lượng tương ứng lượng nix thải được xử lý an toàn. Rồi Bộ Tài nguyên - môi trường kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh Khánh Hòa tạm dừng việc xem xét cho HVS nhập khẩu hạt nix đến khi có biện pháp xử lý xong nix thải... Thế nhưng, núi hạt nix vẫn cứ tiếp tục được chất cao hơn. Và hậu quả ngày nay là người dân trở thành con tin của đống rác thải nix mà chưa biết đến bao giờ mới được giải cứu. Những người làm công tác quản lý có lương tâm sẽ phải cắn rứt khi núi hạt nix ấy vẫn còn nguyên đe dọa sức khỏe và sự an lành của môi trường sống.
Cho đến nay, cộng đồng dân cư nơi đó vẫn chưa biết rồi họ sẽ thoát khỏi “của nợ” ấy bằng cách nào và bản thân chính quyền, cơ quan quản lý ngành cũng chưa tìm được lối ra. Dự án xử lý hạt nix bị thu hồi, người dân trong khu vực vẫn chưa thoát khỏi cảnh làm con tin của ô nhiễm môi trường. Họ vẫn phải tiếp tục chờ đợi những giải pháp hữu hiệu trả lại cuộc sống trong lành, an toàn.
GIÁNG HƯƠNG
- Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: TS. Đặng Duy Báu – nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh: Nhà nước của dân cần tạo điều kiện cho công dân có (ĐĐK).- Kiến nghị Hải Phòng bồi thường cho các hộ nuôi trồng thủy sản Tiên Lãng (Infonet).
- Công khai thông tin về đất đai sẽ giảm được tham nhũng (PL&XH). – Dự thảo Nghị định Về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước: Cơ hội sở hữu nhà ở cho nhiều đối tượng (LĐ). – Mỗi nơi giải quyết mỗi kiểu (TT).-- Dự án “chui” được vay hàng tỷ đồng
- Cán bộ xã dùng bằng giả (VNE).
- Xử “nóng” nếu CSGT làm bậy (DT). – Dùng nhục hình, 5 cán bộ công an bị khởi tố (DV). – Xác minh vụ trưởng công an chặn buổi diễn nhân đạo (PLTP).
- Tòa dùng tài liệu “giả” để bác tư cách nguyên đơn! (PLVN).
- CHUYỆN BÌNH THƯỜNG … NƠI QUÊ HƯƠNG TÔI – NÓI CHUYỆN NHÂN BẢN (TNM). - Góp ý sửa đổi hiến pháp: Khẳng định vai trò kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể (SGGP). - Lấy ý kiến sửa Hiến pháp trong lực lượng công an (PLTP).
- Tống Văn Công: Lũ! Sao không vỡ bờ? (TĐM).
- ‘LỤC ĐẠI’ ĐẤT ĐAI (Bùi Văn Bồng). – Mai Thục: Điểm sáng Thanh Văn – QUYÊN VÀ LỢI CỦA DÂN. - TÁO TẤU 2013: TÁO TƯỚNG TÁ (Sơn Thi Thư).
- Lê Anh Hùng: Ông Hoàng Trung Hải lại tiếp tục ca bài mị dân (BoxitVN).
– Cả nước có gần 80.000 tuyên truyền viên miệng (Đào Tuấn).
Teo dần quyền con người trong Hiến pháp (Blog Hoàng Xuân Phú 15-1-13)
Hiến pháp sao phải sửa? (TS 14-1-13)
“Đổi” nhiều nhưng không “mới”, tại sao? (SGTT 18-1-13)- Phỏng vấn PGS. TS. Nguyễn Tuấn Hưng (Bộ Y tế) xung quanh quy định “không lắp ô kính trên nắp quan tài”: Vì sao lại phản bác một quy định hướng đến văn minh như vậy? (VH). - Họ quá xa thực tế đời sống (KTĐT).- Kỷ luật khai trừ Đảng Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng (ND). - Khai trừ Đảng một Phó giám đốc Công an TP. Hải Phòng(DV). - Khai trừ Đảng Phó Giám đốc CA Hải Phòng Nguyễn Bình Kiên (NLĐ). - Phó GĐ Công an Hải Phòng bị kỷ luật là em rể Dương Chí Dũng (TP). - Vì sao Phó Giám đốc Công an Hải Phòng bị khai trừ Đảng? (GDVN).
- Xóa trạm thu phí, người lao động về đâu? (PL&XH).
- Cán bộ xã “cắt” đất nhà liệt sĩ bán cho doanh nghiệp?! (GDTĐ). – Hải Phòng: Kỷ luật 14 cán bộ xã buông lỏng quản lý đất đai (DV).
- Thanh Hóa: Đổ nước lã vào dầu để bán cho dân? (PL&XH).
- UBND thành phố Vinh tiếp tay cho kẻ lộng hành? (NCT).
- Hà Tĩnh: Công an huyện Hương Khê bắt người vô cớ? (VietQ).
- Lê Bá Mai của ‘kỳ án vườn mít’ lại kháng cáo (PT).
Từ Trung Nguyên đến Starbucks (DNSG 18-1-13)
Nhà nước sẽ mua sản phẩm của nhà khoa học (STT 18-1-) -- Lam sao định giá những sản phẩm này?