-Son Tran
THƯỢNG TỌA THÍCH THIỆN MINH NHẬN GIẢI THƯỞNG TRẦN VĂN BÁ
Cộng Hòa Thời Báo xin chúc mừng Thượng Tọa Thích Thiện Minh vừa nhận Giải Thưởng Trần Văn Bá và giới thiệu sơ lược đến bạn đọc tiểu sử của Thượng Tọa.
Thượng tọa Thích Thiện Minh, thế danh Huỳnh Văn Ba, lãnh hai án chung thân vào năm 1979 và 1986 vì lý do tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vận động cho tự do tôn giáo đòi hỏi phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý cho Giáo hội ngay từ sau năm 1975.
Năm 1976, ngôi chùa Vĩnh Bình do Thượng tọa làm trú trì ở Bạc Liêu bị cầm quyền cộng sản chiếm dụng làm nhà kho cho xã đội, sau đó ủi sập chùa để xây chợ và công viên. Thượng tọa quyết liệt phản đối bằng nhiều văn thư gửi ra Trung ương ở Hà Nội. Thượng tọa bị bắt vào năm 1979, từ đó đến nay 26 năm ròng, Thượng tọa bị cấm cố tại Trại Z30A ở Xuân Lộc, tỉnh Ðồng Nai.
Vào năm 1995, Thượng tọa cùng với 200 tù nhân chính trị đấu tranh đòi hỏi nhân quyền và bỏ điều 4 trên Hiến pháp.
Sang năm 1996, Thượng tọa lại cùng với 200 tù nhân chính trị đấu tranh yêu sách Nhà nước cải thiện chế độ nhà tù cho tù nhân chính trị. Vì vậy Thượng tọa Thiện Minh bị đưa vào trại K1 nằm sâu trong rừng, biệt giam, xiềng tay xích chân suốt 3 năm ròng.
Ngày 2 tháng 12 năm 1997, Ủy ban Nhân quyền LHQ tuyên dương Thượng tọa Thích Thiện Minh là người tù bị bắt bớ trái phép. Sang tháng 10 năm 1998, Giáo sư Abdelfattah Amor, Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm tự do tôn giáo trên thế giới đi Việt Nam điều tra đã đến trại Xuân Lộc thăm Thượng tọa.
Nhờ áp lực quốc tế qua chính giới Âu Mỹ và các tổ chức nhân quyền quốc tế, năm ngoái Thượng tọa được giảm án chung thân xuống 20 năm tù. Theo nguyên tắc, Thượng tọa sẽ mãn án vào năm 2006. Nhưng trong kỳ ân xá nhân dịp Tết Ất Dậu, 2005, Thượng tọa có tên trong danh sách sáu tù nhân vì lương thức được trả tự do trước thời hạn.
Hôm nay tại Paris Pháp Quốc đã trao Giải Thưởng Trần Văn Bá cho Thượng Tọa.
-Son Tran
-TRẦN VĂN BÁ: “CON RỒNG LẠC LONG CỦA BIỂN ĐÔNG”! - NGUYỄN THIẾU NHẪN
--Để tưởng niệm Trần Văn Bá: người anh hùng của dân tộc Việt Nam (8-1-1985 – 8-1-2012)
“Con rồng Lạc Long của Biển Đông đã u sầu câm nín
Vì xác người làm bạc sóng kêu than” (Thơ Dương Như Nguyện)
Trong cuộc chiến Việt Nam vừa qua, một trong những tờ báo mà người Việt Quốc Gia miền Nam hết sức căm ghét là tờ l’Express của Pháp. Trong cuộc chiến tranh tự vệ của quân dân miền Nam chống lại cuộc xâm lăng của Cộng Sản miền bắc, tờ báo này đã gây ra không biết bao nhiêu thiệt hại cho phía những người Quốc Gia. Tờ báo này qua tay bỉnh bút thiên tả nặng ký Oliver Todd đã ra rả tung hô Hồ Chí Minh, đã bỏ công lặn lội vào các vùng do Cộng Sản kiểm soát ở miền Nam và ca tụng, thần thánh hóa những cán binh Cộng Sản như những anh hùng của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau tháng Tư năm 1975, sự thật đã làm Oliver Todd mở mắt. Tháng 6-1978, tuần báo l’Epress đã đăng một bài mang tựa đề “Le Goulag Indochinois” (tạm dịch Đông Dương: Quần đảo Ngục Tù). Đây là một bài viết chứng minh sự "phản tỉnh" hoàn toàn của Oliver Todd.Trong bài viết, ký giả phản tỉnh Oliver Todd đã nhắc tới một lời phát biểu của văn hào Nga lưu vong Solzhenitsyn. Trong cơn hấp hối của miền Nam, đoán trước sự chiến thắng của Cộng Sản và những gì họ sẽ làm trong tương lai ở Việt Nam, ngày 11 tháng Tư năm 1975, văn hào người Nga này đã gửi đến thế giới một thông điệp vắn tắt: “Toàn thể nước Việt Nam sẽ trở thành một trại tập trung.” Lời tiên đoán này đã trở thành sự thật.
Tiếp theo đó, Oliver Todd còn viết nhiều bài vạch trần những mặt trái của xã hội Cộng Sản mà bấy lâu nay được che lấp bởi hào quang và huyền thoại. Một trong những tác phẩm của Todd là quyển “Cruel Avril 1975: La Chute de Saigon” (tạm dịch Tháng Tư Đen 1975: Sự sụp đổ của Sàigòn) để tưởng niệm và tôn vinh một người Việt Nam mà ông đã có dịp gặp gỡ: Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Paris Trần Văn Bá.
Có lẽ mọi người còn nhớ, Trần Văn Bá là con của cố Dân Biểu Trần Văn Văn, du học tại Pháp từ trước 1975 và giữ chức Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris. Trong những ngày cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Pháp lúc ấy là Nguyễn Duy Quang đang chuẩn bị bàn giao tòa Đại Sứ VNCH tại Paris cho đại diện Ngoại Giao của Cộng Sản và không thiêu hủy các hồ sơ mật. Chính Trần Văn Bá đã cùng các sinh viên trong Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam trèo lên tầng lầu chứa các hồ sơ và tiêu hủy các hồ sơ đó.
Ai đã từng theo dõi cuộc đấu tranh chống Cộng của người Việt tại Pháp trong giai đoạn 1975-1980 chắc hẳn không ai mà không biết Trần Văn Bá, một trong những người lãnh đạo chủ chốt.
Cùng với các ông Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh (đồng Chủ Tịch Mặt Trận Thống Nhất các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam), Trần Văn Bá trở thành một trong những bộ óc lãnh đạo của tổ chức kháng chiến này.
Ngày 6 tháng 6 năm 1980, sau năm năm chuẩn bị và trăn trở suy nghĩ, chán ngán các trò tranh đấu chống Cộng bằng những cuộc thảo luận tại những phòng khách sang trọng ở các thành phố, thủ đô Pháp, Mỹ, Trần Văn Bá bay sang Thái Lan. Dưới bí danh C.4 trong tổ chức, anh đã góp phần tuyển mộ, tổ chức, huấn luyện cho các chiến sĩ kháng chiến, chuẩn bị xâm nhập quốc nội.
Kỷ niệm hai năm ngày rời Paris, từ vùng hoạt động, anh gửi ra ngoài một lá thư, có đoạn viết:
“Tôi vẫn mạnh khoẻ. Thật là gay go và cực khổ. Nhưng tôi cảm thấy được sự liên đới mật thiết giữa tôi với quê hương nghèo khổ, bất hạnh và đói khát. Công cuộc giải phóng đất nước, chủ yếu sẽ là công trình của những người kháng chiến quốc nội, chứ không phải của các chính trị gia lưu vong.” (do tác giả bài này in đậm).
Trong những ngày anh còn ở Thái Lan, ông Trần Văn Tòng, anh ruột của anh (sau này là Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Tế Trần Văn Bá, trụ sở ở Paris) đã đến thăm và đã được anh tâm sự: “Quả thật là em đang làm cái chuyện đội đá vá trời.”
Và rồi, từ giã C.1 (bí danh của ông Lê Quốc Túy) anh cùng C.2 (bí danh của ông Mai Văn Hạnh) và một số chiến hữu khác mang vũ khí, đạn dược, phương tiện liên lạc xâm nhập quốc nội.
Sa cơ, anh và ông Mai Văn Hạnh cùng một số chiến hữu cùng xâm nhập và một số chiến hữu cơ sở quốc nội bị Cộng Sản bắt.
Bạo quyền Hà Nội đã mở một phiên tòa hát bội, được quảng cáo rùm beng ngày 19-12-1984 tại Nhà hát Thành phố Sàigòn để xử anh cùng 21 chiến hữu khác trong tổ chức.
Phiên tòa này, thực chất chỉ là một cuộc trình diễn hình thức và đọc lên các phán quyết đã được định trước: 5 án tử hình dành cho các ông Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá, giáo sư Hồ Thái Bạch, Huỳnh Vĩnh Sanh và Lê Quốc Quân (em của ông Lê Quốc Túy).
Trước phiên tòa, Trần Văn Bá đã giữ trọn vẹn khí phách của một chiến sĩ Quốc Gia can trường. Mặc dù theo luật, các tử tội có thể xin ân xá, nhưng anh đã thẳng thừng từ chối.
Trong số những người từ bên ngoài xâm nhập Việt Nam để hoạt động, có hai người lãnh án tử hình là Trần Văn Bá và Mai Văn Hạnh. Ba người còn lại thuộc cơ sở quốc nội.
Trong những người này, chỉ có ông Mai Văn Hạnh là thoát khỏi mũi súng của đội hành quyết. Là công dân Pháp, ông được chính phủ Pháp tích cực can thiệp và đã được thả về Pháp sau nhiều năm tù. Trần Văn Bá và các chiến hữu khác đã lần lượt đền nợ nước trong năm 1985.
Trong phiên tòa, một cán bộ cao cấp của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, đóng vai trò công tố viên, đã lồng lộn quy kết cho Trần Văn Bá và các chiến hữu của anh những tội danh nặng nề nhất. Đồng thời cũng lên án các “thế lực phản động quốc tế, bọn bành trướng Bắc Kinh, quân phiệt Thái Lan” đã tiếp tay yểm trợ cho Mặt trận Thống nhất các Lực lượng Yêu nước Giải phóng Việt Nam. Đặc biệt Hà Nội đã tố cáo đích danh Tình báo Lục quân Thái Lan do Tướng Yongchaiut, Tham mưu trưởng Lục Quân Thái Lan vào lúc đó chỉ huy đã tận tình giúp đỡ tổ chức này. Youngchaiut sau này trở thành Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Thái Lan và đã qua thăm Việt Nam.
Anh Trần Văn Bá đã chết. Hơn hai mươi năm đã trôi qua. Oliver Todd đã đặt câu hỏi:
“Cũng như những người kháng chiến vô danh khác, Trần Văn Bá là người của lý tưởng hay thực tế, can đảm hay mạo hiểm? Anh là một anh hùng gương mẫu hay là một kẻ tuẫn đạo vô ích? Cuộc đấu tranh mà anh Bá theo đuổi là một cái gì đó mơ hồ, tuyệt vọng hay một thách đố xứng đáng để chúng ta kính phục, thông cảm và ủng hộ?”
Đối với người Việt Nam chúng ta, có lẽ không cần thiết phải đặt ra một câu hỏi như vậy. Rõ ràng anh Trần Văn Bá là một người tranh đấu vừa lý tưởng vừa thực tế, can trường và dám mạo hiểm. Anh là một anh hùng gương mẫu và là một kẻ tuẫn đạo, và con đường anh đã theo đuổi, cuộc đấu tranh của anh là một thách đố hết sức xứng đáng để chúng ta kính phục và hết lòng biết ơn.
*
Trong 27 năm qua, đã có nhiều người làm thơ ca tụng anh hùng Trần Văn Bá.
Trong đó có bài thơ “TÔI CHƯA BIẾT MÀ ĐÃ GỌI TÊN ANH” của nhà văn Dương Như Nguyện, tác giả “Daughters of the River Hương”, theo tôi, là một bài thơ chắc chắn sẽ sống mãi với thời gian.
“Trần Văn Bá
Tôi chưa biết anh
Mà đã hình dung ra đứa bé trai chạy chơi ở Cù Lao Cát,
Đứa bé thích hội họa, thích máy bay, ở tuổi ngây thơ chắc đã mơ làm nên vũ trụ, như họa sĩ, như nhà phát minh cơ khí.
Ngày mẹ đặt vào nôi, đặt luôn tên anh là chính đạo.
Mộng bá vương là mộng giúp đời, như tùng bách trong rừng sâu,
Cô độc mà nghênh ngang,
Cao vời mà nhân đạo
Cương quyết trong ân cần.
Anh đó,
Nuôi dưỡng bằng đất bồi Cửu Long,
Tim đỏ thắm như bã trầu quê mẹ, sinh con trai lớn lên làm cách mạng, ôi cách mạng Thế Giới Thứ Ba nổi trôi hơn thân phận con người.
Thóc thơm,
Gạo trắng,
Gió hiền
Miền Nam phì nhiêu nắng ấm.
Mang vào đời anh chân thiện mỹ giữa hai lằn tư tưởng Đông Tây
Tư tưởng mở tung xích xiềng nhược tiểu, cởi trói lý thuyết vô bằng.
Anh không chỉ nói mà làm.
Anh chỉ làm, mà không cần nói.
Đứa bé trai lớn lên ở vựa lúa phương Đông, rồi đứng ở phương Tây,
Đọc sách mà trông về phương Đông, ửng một khối trùng trùng khí phách.
Khí như khí hiên ngang của loài cây không biết ngã
Phách như phách linh thiêng của rừng già không dấu chân người qua.
Tôi chưa hề biết tên anh
mà đã hình dung ra một thiếu niên có đường môi cong, mặc áo len trong trời thu Đà Lạt.
Tôi hình dung ra
phố thị cao nguyên khi tấp nập khi đìu hiu mà anh đã một lần đi qua, với đôi chân đùa nghịch của tuổi trẻ.
Trời Đà Lạt thấp sương mù, mang cái lạnh của Hoàng Triều Cương Thổ, anh đã mang mùa thu Đà Lạt vào đôi mắt hiền lương.
Đôi mắt của niềm tin chính đạo, của loài cây vương bá trong rừng già.
Khi sách vở bạn bè Yersin chưa nhận ra chân dung người đi tìm công lý trong cuộc đời,
thì trường lớp cao nguyên vẫn là hàng rào không hoa trái, cản chân anh trong khuôn khổ bình an.
Nhưng rồi
Bình an không còn nữa
Khuôn khổ xóa đi
Một lần
trong hoa lệ Sài Thành, trên vũng máu chính trị vô nhân,
giây phút cha anh nằm xuống,
là ngày vương đạo lên ngôi.
Vương đạo trong lòng bàn tay anh
Chỉ tay ngoằn ngoèo của những người luôn mơ tạo dựng lại vũ trụ,
Chỉ tay phức tạp mà an bài như định mệnh, cho cuộc đời đã trót đi theo đường đã vạch rồi.
Đường đã vạch rồi.
Tôi chưa hề biết anh
mà đã hình dung ra người thanh niên mặc áo sô trắng, chít khăn tang
khóc cha trong lòng dân tộc
Ôi trong lòng dân tộc…
Anh có hay chăng… một ngày
Cũng trong lòng dân tộc, anh bắt đầu cuộc hành trình
Để rồi
bên ngoài dân tộc.
Có tiếng khóc anh
Ở hành lang đại học
Ôi hành lang đại học
Là nơi giấc mộng của loài cây trong rừng già bắt đầu ươm trái
Cho anh và cho tôi.
Khi Phương Tây rộng mở, đón anh vào
vành môi cong thiếu niên đã đượm nét ưu tư,
Tim óc anh đã nhập vào vòng lịch sử.
Lịch sử oái oăm khi lá cờ đổ xuống, anh đã hăm hở dựng lên.
Lịch sử thách thức vương đạo trong lòng bàn tay anh,
Lịch sử réo gọi trái tim nuôi dưỡng bằng gạo trắng Cửu Long,
chảy vào Đông Hải.
Anh đã làm theo đường đã vạch rồi, trong khi bao người còn đứng nói.
Bao người nói cũng không thành một bước anh đi, một việc anh làm, theo đường đã vạch rồi.
Ôi đường đã vạch rồi…
Như Cửu Long đổ vào Đông Hải,
Định mệnh anh thành dòng huyết nhục cội nguồn tan biến vào ngàn khơi.
Tôi chưa hề biết anh
Mà hình dung ra những con đường mang dấu chân anh.
Từ bầu trời rực nắng của tháng 6 Paris mùa hè oi ả, khi âm nhạc đổ dồn vào phố xá tưng bừng.
Ai đó còn nghe tiếng kèn đồng của người nhạc sĩ vĩỉ hè…
Qua đến tháng 12, mưa tuyết Paris phủ trắng dòng sông Seine.
Đâu đây vọng tiếng hồ cầm trong giai điệu cuối cùng.
Còn văng vẳng tấu khúc không trọn vẹn của Schubert trước khi đêm xuống là đứt ngang giấc mộng.
Những nơi chốn anh đã nằm, ngồi, cười, nói, đã suy tư, đã uất nghẹn, từ Đà Lạt đến Paris.
Từ Paris quay lại những nẻo đường đất nước.
Anh đã trở về.
Ôi lục tỉnh lầm than, nơi bùn lầy nước đọng, con rồng Lạc Long của Biển Đông đã u sầu câm nín
Vì xác người làm bạc sóng kêu than.
Này đây biên giới
Này đây rừng nước với cù lao.
Này đây những người vất vưỡng trong nghèo đói, trong chính sách tiêu diệt hết một thế hệ phải buông súng, chịu cúi đầu.
Anh đã thấy, đã nhìn, và đã biết.
Đã chua xót đau lòng,
Đã bất nhẫn, đã buồn hiu.
Ngày một ngày hai.
Anh đội đá vá trời.
Dầm ưa, dãi nắng,
Giã từ nhung lụa,
Chối bỏ vinh thân,
Tất cả.
Đưa bàn chân anh tới,
Lót đường cho anh đi,
Đẩy anh về Cha,
Cho anh xa rời Mẹ.
Ôi đường vào dân tộc là túi mật của kẻ tử tù. Ôi Cửu Long, Cù Lao Cát, Đà Lạt, Sàigòn, Paris và Biên Giới.
Tuồng diễn trâng tráo nhà hát lớn, vách tường vô nhân, cay nghiệt nhà lao, và tiếng súng nổ sau cùng…
Tôi chưa hề biết anh
Nhưng đã nghe nhân loại kể chuyện những người không chịu chết, chỉ biết khuất phục trước hai sức mạnh: Tình Yêu và Tổ Quốc.
Trong anh, TìnhYêu chưa một lần đến,
Mà Tổ Quốc đã một lần đưa.
Tôi chưa hề biết anh
Nhưng đã khóc ngày anh nằm xuống.
Anh nằm xuống như cha già đã nằm xuống,
Anh nằm xuống cho mẹ già đứng bên cạnh biểu ngữ trước nhân loại, khi nước mắt xót thân con phải chảy ngược vào lòng.
Trên con đường Thiên Lý và Thiên Cổ
Bên vong linh những Thiên Tài không chịu chết…
Anh đã đi vàoThiên Thu.
Tôi chưa hề biết tên anh
Đứng chơ vơ bên này bờ đại dương,
tôi sẽ gọi tên anh cho tất cả những thiếu nữ có ánh mắt làn môi Gina Lolobrigida ngoài lòng đất nước,
con tim vẫn óng ánh đường gươm của rừng già Mê Linh,
nơi mà tùng bách ngàn đời còn đứng vững,
đôi môi son còn mang guốc mộc của rừng Thanh Hoá,
muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, trên con đường anh đã đi qua,
Trong âm thầm.
Tôi sẽ gọi tên anh cho tất cả những nam nhân ở ngưỡng cửa đại học đường, mặc áo len, mang giấc mộng kinh bang tế thế,
Trên viền môi cong nghịch ngợm, nói tiếng Anh, tiếng Pháp, nhưng vẫn đánh vần chữ Việt,
Đôi mắt hiền lương đọc Camus, Steinbeck, nhưng trên diện mạo vẫn còn phảng phất vầng trán vuông và chiếc cằm vuông Nguyễn Thái Học…
Ngày xưa đã có người viết sử cho 13 người trai trẻ lên đoạn đầu đài…
Nay mai, ai sẽ là người viết sử do anh làm ra,
Nhánh thông non,
Cây cao rừng già
TRẦN VĂN BÁ
TRẦN VĂN BÁ
vì thế
Tôi chưa hề biết anh
Nhưng sẽ gọi tên anh
Những sáng tuyết trắng trời Tây.
Những trưa nắng khét sa mạc bên này biển,
Khi người nhạc sĩ blue jazz đã buông kèn đồng trong hầm rượu tối.
Khi tiếng réo rắt cuối cùng Hồ Cầm đã ngừng giai điệu.
Tôi sẽ gọi tên anh,
Trong trầm tư mộng mị
Trong thương nhớ u hoài,
Trong ánh nến lung linh tôi thắp trong lòng, ngọn nến không bao giờ tắt, cho riêng anh.
Tôi chưa hề biết anh
Nhưng đã gọi tên anh
TRẦN VĂN BÁ”.
*
Ai đó đã nói: “Chết vì nước là sống mãi với thiên thu!” Cũng như anh hùng Nguyễn Thái Học và 12 liệt sĩ lên đoạn đầu đài ở Yên Báy vào thập niên 1930 đã sống mãi với thiên thu!
Trần Văn Bá - “Con Rồng Lạc Long của Biển Đông” cũng sẽ sống mãi với Thiên Thu!
Cũng như bài thơ “Tôi Chưa Biết Mà Đã Gọi Tên Anh” của nữ sĩ Dương Như Nguyện sẽ là bài sử thi sống mãi trong giòng lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam bất khuất, hào hùng!
NGUYỄN THIẾU NHẪN
tieng-dan-weekly.blogspot.com
-TRẦN VĂN BÁ: “CON RỒNG LẠC LONG CỦA BIỂN ĐÔNG”! - NGUYỄN THIẾU NHẪN
-
THƯỢNG TỌA THÍCH THIỆN MINH NHẬN GIẢI THƯỞNG TRẦN VĂN BÁ
Cộng Hòa Thời Báo xin chúc mừng Thượng Tọa Thích Thiện Minh vừa nhận Giải Thưởng Trần Văn Bá và giới thiệu sơ lược đến bạn đọc tiểu sử của Thượng Tọa.
Thượng tọa Thích Thiện Minh, thế danh Huỳnh Văn Ba, lãnh hai án chung thân vào năm 1979 và 1986 vì lý do tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vận động cho tự do tôn giáo đòi hỏi phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý cho Giáo hội ngay từ sau năm 1975.
Năm 1976, ngôi chùa Vĩnh Bình do Thượng tọa làm trú trì ở Bạc Liêu bị cầm quyền cộng sản chiếm dụng làm nhà kho cho xã đội, sau đó ủi sập chùa để xây chợ và công viên. Thượng tọa quyết liệt phản đối bằng nhiều văn thư gửi ra Trung ương ở Hà Nội. Thượng tọa bị bắt vào năm 1979, từ đó đến nay 26 năm ròng, Thượng tọa bị cấm cố tại Trại Z30A ở Xuân Lộc, tỉnh Ðồng Nai.
Vào năm 1995, Thượng tọa cùng với 200 tù nhân chính trị đấu tranh đòi hỏi nhân quyền và bỏ điều 4 trên Hiến pháp.
Sang năm 1996, Thượng tọa lại cùng với 200 tù nhân chính trị đấu tranh yêu sách Nhà nước cải thiện chế độ nhà tù cho tù nhân chính trị. Vì vậy Thượng tọa Thiện Minh bị đưa vào trại K1 nằm sâu trong rừng, biệt giam, xiềng tay xích chân suốt 3 năm ròng.
Ngày 2 tháng 12 năm 1997, Ủy ban Nhân quyền LHQ tuyên dương Thượng tọa Thích Thiện Minh là người tù bị bắt bớ trái phép. Sang tháng 10 năm 1998, Giáo sư Abdelfattah Amor, Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm tự do tôn giáo trên thế giới đi Việt Nam điều tra đã đến trại Xuân Lộc thăm Thượng tọa.
Nhờ áp lực quốc tế qua chính giới Âu Mỹ và các tổ chức nhân quyền quốc tế, năm ngoái Thượng tọa được giảm án chung thân xuống 20 năm tù. Theo nguyên tắc, Thượng tọa sẽ mãn án vào năm 2006. Nhưng trong kỳ ân xá nhân dịp Tết Ất Dậu, 2005, Thượng tọa có tên trong danh sách sáu tù nhân vì lương thức được trả tự do trước thời hạn.
Hôm nay tại Paris Pháp Quốc đã trao Giải Thưởng Trần Văn Bá cho Thượng Tọa.
-Son Tran
LỬA TRẦN VĂN BÁ VẪN TIẾP TỤC CHÁY
(kỷ niệm mùa giổ anh hùng kháng chiến quân của Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nuớc 8.1.1985-2014)
Đầu năm nhớ anh Trần Văn Bá
Năm Bính Ngọ một ngày cuối dương lịch
Anh xa lìa đất mẹ lắm đau thương
Quyết một lòng tiếp sự nghiệp phụ thân
Anh thầm hẹn một ngày về bảo quốc
Ất Mão niên đau nỗi hờn vong quốc
Nhìn non sông rên xiết dưới cùm gông
Tết Bính Thìn anh hẹn với toàn dận
Còn Sống Đây, Ta sẽ về phục quốc
Rồi lặng lẽ anh lên đường dấn bước
Quyết thề không sống kiếp ly hương
Xa ấm no, tìm đói khổ trong bưng
Anh nhất quyết dâng đời cho lý tưởng
Anh phải đi tìm đường về trong nước
Cùng toàn dân tranh đấu giữa quê hương
Mưa phải từ lòng đất mẹ mưa lên
Để rơi xuống hoa tự do, dân chủ
Tháng 9 tám mươi tư ngày đại dương nổi sóng
Minh Hải đau lòng nhìn đứa con yêu
Cùng thế giới ngậm ngùi, đau xót
Khi biết anh rơi vào cảnh rủi rong
Tháng mười hai, một phiên tòa bịp bợm
Bầy thú hôi tanh đội lốt luận anh hùng
Phút sau cùng vẫn khí phách hiên ngang
Anh thà chết không cúi hàng, nhận tội
Tám tháng Giêng ngày đất trời sụp tối
Thế giới bàng hoàng, cả nước xót xa
Trần Văn Bá oai phong đền nợ nước
Đem máu hồng tô thắm sử Việt Nam.
Trần Văn Bá tên anh lời hiệu triệu
Chí hiên ngang là ngọn đuốc linh thiêng
Dẫn dắt chúng tôi thế hệ tiếp chân anh
Nuôi chí lớn ngày về khôi phục nước
Chúng tôi nguyện luôn hướng về tổ quốc
Thề diệt cộng sản tội đồ, bán nước, buôn dân
Không khiếp nhược trước bạo tàn, áp bức
Quên thân mình cho phúc lợi toàn dân
Tuổi trẻ Việt Nam nguyện noi gương Trần Văn Bá
Sẽ sống sao cho xứng với lòng tin
Của bậc anh hùng đã dấn bước hy sinh
Coi nhẹ cái chết, dân mình cho lý tưởng
Trần Văn Bá muôn đời là ngọn đuốc
Tỏ rạng ngời trang sử Việt ngàn năm
(Thơ Lữ Anh Thư)
Tinh thần Trần Văn Bá là tinh thần xả thân tranh đấu cho nền tự do và tự chủ nước nhà, chống lại làn sóng xâm lăng của cộng sản quốc tế và chế độ áp bức của cộng sản Hà Nội. Người sinh viên Trần văn Bá là hình ảnh của người sinh viên Nguyễn Thái Học của thập niên 1920, đại diện cho thế hệ trẻ luôn gắn bó với nền độc lập tự do của đất nước, sự hạnh phúc của toàn dân trong một môi trường đầy đũ nhân và dân quyền.
Trần Văn Bá, sinh ngày 14 tháng 5 năm 1945 tại Sa Đéc,
Việt Nam, là con trai thứ của dân biểu Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Văn. Ông Văn từng tham gia chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945 và là Tổng trưởng Kinh tế và Kế hoạch vào năm 1949 của chính quyền Quốc Gia Việt Nam.
Sau khi cha bị bọn việt cộng ám sát vào ngày 7 tháng 12 năm 1966 tại Sài Gò. Ông Trần Văn Bá rời quê nhà sang Pháp du học. Ông tốt nghiệp Cao học kinh tế, chuyên về Chính trị Kinh doanh năm 1971 và làm trợ giảng tại Đại học Nantes (Nanterre), và từng là chủ tịch của Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Paris từ năm 1973 đến 1980.
Năm 1972 ông dẫn đầu một phái đoàn sinh viên Việt Nam tại Châu Âu trở về thăm viếng và ủy lạo chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa để tạo sự thông cảm giữa những sinh viên du học và quân cán chính của Việt Nam Cộng hòa trong chương trình "Nối Vòng Tay Lớn".
Ngoài việc giảng huấn hàng ngày, TVB xông xáo hoạt động thanh niên, tổ chức trại hè Nối Vòng tay lớn 1973, và cổ động trí thức thành tài về nước phục vụ. Năm 1972, Bá đắc cử chủ tịch Tổng hội sinh viên VN, giữ chức này bốn khóa, cổ võ xây dựng công đồng, chống tuyên truyền của cộng sản Hànội...Tháng 4.1975, Sàigòn thất thủ. Mất tòa Đại sứ, mất Câu lạc bộ, mất trụ sở, Ban chấp hành Tổng hội sinh viên rút về ngoại ô Paris, trên lầu 6 của một chung cư, đường Maréchal Joffre. Giới người Việt ở Pháp hoang mang tột độ.
Ngày 30 tháng tư, trong cảnh hỗn loạn, Bá (30 tuổi) giữ bình tĩnh, chạy đến Phòng lãnh sự VNCH, đại lộ de Villiers Paris. Ông Đại sứ tự ý giải nhiệm. Tòa Đai sứ tuyên bố đóng cửa chính thức ngày thứ sáu. Nhưng Tổng hội sinh viên vẫn tồn tại, đưa lưng gánh vác một gia tài tủi nhục. Với một số bạn, Bá phụ đốt các hồ sơ, cấp phát chứng thơ cần thiết cho kiều bào, chuyển sách vở, phim ảnh vể những điểm mật của Tổng hội sinh viên. Bá tuyên bố: “Sinh viên tiếp tục đấu tranh. Hãy giúp chúng tôi!” Tới phút chót, lúc 6 giờ chiều, Đại sứ Nguyễn Duy Quang trao cho Bá một ngân phiếu khiêm nhượng, tiền dư bạc thừa, quỹ đen, quỹ đỏ. Sáng thứ hai, khi đại diện của Tổng hội ra băng để lãnh thì trương mục của Sứ quán đã đóng từ tuần trước!
Bá không nản chí, luôn luôn đứng đầu mũi dùi. Dù thiếu phương tiện, dù bị hăm dọa từ mọi phía. Tổng hội sinh viên cắn răng hoạt động. Tết 1976, Bá và các bạn tổ chức biểu tình đả đảo Hà Nội tại Salle de la Mutualité với khẩu hiệu “Ta Còn Sống Đây!” Tổng hội xoay qua đón tiếp, giúp đỡ và ủy lạo – với tiền ít nhưng lòng nhiều! – các đợt sóng thuyền nhân đầu tiên. Bá chỉ huy, tổ chức (đôi khi...”xà ngầu”), và phát ngôn không hùng hồn nhưng chinh phục mọi người vì tân tụy hết mình, làm việc bất kể giờ giấc, cắt liên lạc với mẹ, anh và chị sống tại Paris.
Năm 1977, khi Phạm Văn Đồng viếng Paris, Bá và các bạn xuống đường, đánh lộn bằng gậy, gộc, cây, búa với phe Việt kiều cộng sản, Tây cộng và sinh viên ngoại quốc thiên cộng, đông hơn. Kết quả: cuộc triển lãm và hội thảo CS tại cư xá sinh viên quốc tế đường Jourdan phải hủy bỏ. Vì lý do an ninh.
Sau nhiều năm chuẩn bị, ngày 6 tháng 6 năm 1980 ông âm thầm trở về nước để bí mật tranh đấu với mục đích lật đổ bạo quyền csViệt Nam và ông TVB đã tham gia " Mặt trận Thống nhất các Lực lượng Yêu nước Giải phóng Việt Nam" do ông Lê Quốc Túy là chủ tịch, ông Mai Văn Hạnh là chủ tịch quốc ngoại, các ông Huỳnh Vĩnh Sanh và Hồ Tấn Khoa làm đồng chủ tịch quốc nội. Ông Trần Văn Bá được cử làm tham mưu và ông Lê Quốc Quân phụ trách lực lượng vũ trang trong nước.
Chiều 11.9.1984, có tin Trần Văn Bá bị bắt với (cựu phi công) Mai Văn Hạnh tại Minh Hải trong lúc công tác, trên chiếc xe hơi của một cán bộ cao cấp CS. Vì bất cẩn hay vì bị gài bẫy?
Ngày 8.1.1985, tại Nhà Hát lớn Saigon, trụ sở của Hạ viện cũ thời quốc gia, Tòa án Nhân dân Tối cao - sắp xếp như một trò hề công lý, một vở tuồng cải lương - tuyên xử TVB và 20 can phạm khác thuộc" Mặt trận Thống nhất các Lực lượng Yêu nước Giải Phóng Việt Nam" về tội “phản bội tổ quốc, chống phá cách mạng”. Các “chiến lợi phẩm tịch thu được từ các kháng chiến quân” được triển lãm ở nơi đây.
Trong bản cáo trạng, công tố viện Trần Tế cho biết: ngay từ đầu tháng giêng 1981 cho đến tháng 9.1984, cơ quan an ninh Nhà nước đã phát hiện được “mười toán gián điệp” xâm nhập vào VN. Tổng cộng 119 người, bị bắt giam hoặc giết chết.
Cá nhân Bá bị truy tố về tội đã chỉ huy, từ 1981 cho đến tháng 9.1984, đưa nhiều nhóm kháng chiến xâm nhập VN, và vận chuyển vũ khí đạn dược vào VN.
Tại phiên Tòa, Hồ Thái Bạch bị đàn áp bằng dùi cui khi lớn tiếng phản đối. Huỳnh Vĩnh Sanh bị bịt miệng khi hô to “VN Cộng hòa muôn năm!” Sau bốn ngày diễn trò bịp bợm, Tòa tuyên án:
1) Tử hình: Trần Văn Bá, Mai Văn Hạnh, Huỳnh Vĩnh Sanh, Lê Quốc Quân và Hồ Thái Bạch
2) Chung thân: Trần Nguyên Hùng, Tô Văn Hườn, Hoàng Đình Mỹ.
3) từ 8 đến 20 năm tù: 13 kháng chiến quân còn lại.
Nhiều cuộc biểu tình xảy ra ở ngoại quốc để phản đối nhà cầm quyền cộng sản, Đức Giáo hoàng và Tổng thống và Thủ tướng Pháp cùng nhiều nhân vật chính trị và tôn giáo trên thế giới can thiệp.
Ngày 4.1.1986. lúc 19 giờ 35, bà goá phụ Trần Văn Văn, 71 tuổi, mang biểu ngữ “Sauvez mon fils, Hãy cứu con tôi!” đến Toà Đại sứ CSVN, đường Boileau, Paris 16, xin gặp Nguyễn Cơ Thạch nhưng tên đại sứ này lánh mặt. Mười bốn hội đoàn thanh niên tại Đan Mạch, Đức, Thụy sĩ, Bỉ và Pháp xuống đường tố cáo Hà Nội. Trần Văn Tòng, anh của Bá, phối hợp một Ủy ban quốc tế để tranh đấu cho các tội nhân. Lễ cầu an được tổ chức khắp nơi.
Dưới áp lực quốc tế, nhà cầm quyền Việt nam đổi án tử hình của hai can phạm có Pháp tịch là Mai Văn Hạnh và Huỳnh Vĩnh Sanh thành khổ sai chung thân.
Trần văn Bá (mặc dù mang sổ thông hành Pháp), Lê Quốc Quân và Hồ Thái Bạch bị hành quyết tại khám đường Thủ Đức ngày 8.1.1985. Một thông cáo vắn tắt của Nhà nước cho biết tin này. Xác của các tử tội không được trả lại cho gia đình.
Trên 3.000 đồng bào VN biểu tình tuần hành tại Paris ngày 10.1.1985 từ Maison de la Radio, quận 16, đến trước sứ quán Việt cộng để tỏ sự căm phẫn với bạo quyền Hànội.
Vụ án Trần văn Bá và chiến hữu làm sống lại khí phách của vụ Yên Bái năm 30. Đây là vụ Yên Bái 84. Vụ đầu, kháng thực dân Pháp. Vụ sau, chống độc tài cộng sản, ghê tởm hơn nhiều. Liệt sĩ thời đại mới Trần Văn Bá đã gieo hạt giống tốt. Bá không hy sinh vô bổ. Gương của Bá đáng ghi vào sử xanh.
Tại Liège, Bỉ, đã có một mộ bia tưởng niệm dành cho ông. Ở Falls Church, Virginia, có một con đường mang tên ông.
Tiến sĩ Lee Edwards, chủ tịch Sáng hội Tượng đài Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản trên thế giới, phát biểu với đài Á Châu Tự Do về trường hợp ông Trần Văn Bá:
"Sau khi tham khảo ý kiến đồng sự, bạn hữu và những người quen trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, Sáng hội nhất trí chọn Trần Văn Bá là trường hợp tiêu biểu của sự tranh đấu đòi tự do để trao tặng huy chương cho ông."
Thân nhân ông Trần Văn Bá đã được thông báo và được mời đến nhận huy chương Tự do Truman-Reagan trong buổi lễ được tổ chức tại đại sứ quán Hungary ở thủ đô Washington, D.C. vào chiều ngày 15 tháng 11 năm 2007.http://levantrung.wordpress.com/bbc-news/
Một nén nhang của tuổi trẻ Hải Ngoại dâng lên hương hồn anh hùng kháng chiến quân Trần Văn Bá trong mùa tưởng niệm 29 năm, bọn việt gian cs đã hành hình một chiến sĩ quốc gia trong lúc dấn thân tìm hạnh phúc tự do cho Việt tộc.
Tuổi trẻ VN nhất quyết tiếp nối công trình dang dở của anh trong việc mưu tìm một dự án chính trị thích hợp cho Việt tộc, để VN sớm minh châu trời đông. Nguyện cầu hồn thiêng của anh hùng Trần Văn Bá hộ trì cho tuổi trẻ VN sớm thành công trong việc quang phục đất nước.
CÁC BÀI LIÊN KẾT
1.Anh hùng Trần Văn Bá
http://cohocvietnam.blogspot.de/2010/01/tran-van-ba.html
2.Bài Thơ Xuôi cho Trần Văn Bá
http://cohocvietnam.blogspot.de/2009/04/tho-duong-nhu-nguyen_20.html
3.TƯỞNG-NIỆM LIỆT-SĨ TRẦN VĂN BÁ
http://www.tinparis.net/quochan/qh_ltranvanBa.html
4.Trần Văn Bá - Người anh hùng muôn thuở của sinh viên Parishttp://www.lyhuong.net/uc/index.php/bandoc/109-109
Vo Thilinh, 4.1.2013 —
(kỷ niệm mùa giổ anh hùng kháng chiến quân của Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nuớc 8.1.1985-2014)
Đầu năm nhớ anh Trần Văn Bá
Năm Bính Ngọ một ngày cuối dương lịch
Anh xa lìa đất mẹ lắm đau thương
Quyết một lòng tiếp sự nghiệp phụ thân
Anh thầm hẹn một ngày về bảo quốc
Ất Mão niên đau nỗi hờn vong quốc
Nhìn non sông rên xiết dưới cùm gông
Tết Bính Thìn anh hẹn với toàn dận
Còn Sống Đây, Ta sẽ về phục quốc
Rồi lặng lẽ anh lên đường dấn bước
Quyết thề không sống kiếp ly hương
Xa ấm no, tìm đói khổ trong bưng
Anh nhất quyết dâng đời cho lý tưởng
Anh phải đi tìm đường về trong nước
Cùng toàn dân tranh đấu giữa quê hương
Mưa phải từ lòng đất mẹ mưa lên
Để rơi xuống hoa tự do, dân chủ
Tháng 9 tám mươi tư ngày đại dương nổi sóng
Minh Hải đau lòng nhìn đứa con yêu
Cùng thế giới ngậm ngùi, đau xót
Khi biết anh rơi vào cảnh rủi rong
Tháng mười hai, một phiên tòa bịp bợm
Bầy thú hôi tanh đội lốt luận anh hùng
Phút sau cùng vẫn khí phách hiên ngang
Anh thà chết không cúi hàng, nhận tội
Tám tháng Giêng ngày đất trời sụp tối
Thế giới bàng hoàng, cả nước xót xa
Trần Văn Bá oai phong đền nợ nước
Đem máu hồng tô thắm sử Việt Nam.
Trần Văn Bá tên anh lời hiệu triệu
Chí hiên ngang là ngọn đuốc linh thiêng
Dẫn dắt chúng tôi thế hệ tiếp chân anh
Nuôi chí lớn ngày về khôi phục nước
Chúng tôi nguyện luôn hướng về tổ quốc
Thề diệt cộng sản tội đồ, bán nước, buôn dân
Không khiếp nhược trước bạo tàn, áp bức
Quên thân mình cho phúc lợi toàn dân
Tuổi trẻ Việt Nam nguyện noi gương Trần Văn Bá
Sẽ sống sao cho xứng với lòng tin
Của bậc anh hùng đã dấn bước hy sinh
Coi nhẹ cái chết, dân mình cho lý tưởng
Trần Văn Bá muôn đời là ngọn đuốc
Tỏ rạng ngời trang sử Việt ngàn năm
(Thơ Lữ Anh Thư)
Tinh thần Trần Văn Bá là tinh thần xả thân tranh đấu cho nền tự do và tự chủ nước nhà, chống lại làn sóng xâm lăng của cộng sản quốc tế và chế độ áp bức của cộng sản Hà Nội. Người sinh viên Trần văn Bá là hình ảnh của người sinh viên Nguyễn Thái Học của thập niên 1920, đại diện cho thế hệ trẻ luôn gắn bó với nền độc lập tự do của đất nước, sự hạnh phúc của toàn dân trong một môi trường đầy đũ nhân và dân quyền.
Trần Văn Bá, sinh ngày 14 tháng 5 năm 1945 tại Sa Đéc,
Việt Nam, là con trai thứ của dân biểu Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Văn. Ông Văn từng tham gia chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945 và là Tổng trưởng Kinh tế và Kế hoạch vào năm 1949 của chính quyền Quốc Gia Việt Nam.
Sau khi cha bị bọn việt cộng ám sát vào ngày 7 tháng 12 năm 1966 tại Sài Gò. Ông Trần Văn Bá rời quê nhà sang Pháp du học. Ông tốt nghiệp Cao học kinh tế, chuyên về Chính trị Kinh doanh năm 1971 và làm trợ giảng tại Đại học Nantes (Nanterre), và từng là chủ tịch của Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Paris từ năm 1973 đến 1980.
Năm 1972 ông dẫn đầu một phái đoàn sinh viên Việt Nam tại Châu Âu trở về thăm viếng và ủy lạo chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa để tạo sự thông cảm giữa những sinh viên du học và quân cán chính của Việt Nam Cộng hòa trong chương trình "Nối Vòng Tay Lớn".
Ngoài việc giảng huấn hàng ngày, TVB xông xáo hoạt động thanh niên, tổ chức trại hè Nối Vòng tay lớn 1973, và cổ động trí thức thành tài về nước phục vụ. Năm 1972, Bá đắc cử chủ tịch Tổng hội sinh viên VN, giữ chức này bốn khóa, cổ võ xây dựng công đồng, chống tuyên truyền của cộng sản Hànội...Tháng 4.1975, Sàigòn thất thủ. Mất tòa Đại sứ, mất Câu lạc bộ, mất trụ sở, Ban chấp hành Tổng hội sinh viên rút về ngoại ô Paris, trên lầu 6 của một chung cư, đường Maréchal Joffre. Giới người Việt ở Pháp hoang mang tột độ.
Ngày 30 tháng tư, trong cảnh hỗn loạn, Bá (30 tuổi) giữ bình tĩnh, chạy đến Phòng lãnh sự VNCH, đại lộ de Villiers Paris. Ông Đại sứ tự ý giải nhiệm. Tòa Đai sứ tuyên bố đóng cửa chính thức ngày thứ sáu. Nhưng Tổng hội sinh viên vẫn tồn tại, đưa lưng gánh vác một gia tài tủi nhục. Với một số bạn, Bá phụ đốt các hồ sơ, cấp phát chứng thơ cần thiết cho kiều bào, chuyển sách vở, phim ảnh vể những điểm mật của Tổng hội sinh viên. Bá tuyên bố: “Sinh viên tiếp tục đấu tranh. Hãy giúp chúng tôi!” Tới phút chót, lúc 6 giờ chiều, Đại sứ Nguyễn Duy Quang trao cho Bá một ngân phiếu khiêm nhượng, tiền dư bạc thừa, quỹ đen, quỹ đỏ. Sáng thứ hai, khi đại diện của Tổng hội ra băng để lãnh thì trương mục của Sứ quán đã đóng từ tuần trước!
Bá không nản chí, luôn luôn đứng đầu mũi dùi. Dù thiếu phương tiện, dù bị hăm dọa từ mọi phía. Tổng hội sinh viên cắn răng hoạt động. Tết 1976, Bá và các bạn tổ chức biểu tình đả đảo Hà Nội tại Salle de la Mutualité với khẩu hiệu “Ta Còn Sống Đây!” Tổng hội xoay qua đón tiếp, giúp đỡ và ủy lạo – với tiền ít nhưng lòng nhiều! – các đợt sóng thuyền nhân đầu tiên. Bá chỉ huy, tổ chức (đôi khi...”xà ngầu”), và phát ngôn không hùng hồn nhưng chinh phục mọi người vì tân tụy hết mình, làm việc bất kể giờ giấc, cắt liên lạc với mẹ, anh và chị sống tại Paris.
Năm 1977, khi Phạm Văn Đồng viếng Paris, Bá và các bạn xuống đường, đánh lộn bằng gậy, gộc, cây, búa với phe Việt kiều cộng sản, Tây cộng và sinh viên ngoại quốc thiên cộng, đông hơn. Kết quả: cuộc triển lãm và hội thảo CS tại cư xá sinh viên quốc tế đường Jourdan phải hủy bỏ. Vì lý do an ninh.
Sau nhiều năm chuẩn bị, ngày 6 tháng 6 năm 1980 ông âm thầm trở về nước để bí mật tranh đấu với mục đích lật đổ bạo quyền csViệt Nam và ông TVB đã tham gia " Mặt trận Thống nhất các Lực lượng Yêu nước Giải phóng Việt Nam" do ông Lê Quốc Túy là chủ tịch, ông Mai Văn Hạnh là chủ tịch quốc ngoại, các ông Huỳnh Vĩnh Sanh và Hồ Tấn Khoa làm đồng chủ tịch quốc nội. Ông Trần Văn Bá được cử làm tham mưu và ông Lê Quốc Quân phụ trách lực lượng vũ trang trong nước.
Chiều 11.9.1984, có tin Trần Văn Bá bị bắt với (cựu phi công) Mai Văn Hạnh tại Minh Hải trong lúc công tác, trên chiếc xe hơi của một cán bộ cao cấp CS. Vì bất cẩn hay vì bị gài bẫy?
Ngày 8.1.1985, tại Nhà Hát lớn Saigon, trụ sở của Hạ viện cũ thời quốc gia, Tòa án Nhân dân Tối cao - sắp xếp như một trò hề công lý, một vở tuồng cải lương - tuyên xử TVB và 20 can phạm khác thuộc" Mặt trận Thống nhất các Lực lượng Yêu nước Giải Phóng Việt Nam" về tội “phản bội tổ quốc, chống phá cách mạng”. Các “chiến lợi phẩm tịch thu được từ các kháng chiến quân” được triển lãm ở nơi đây.
Trong bản cáo trạng, công tố viện Trần Tế cho biết: ngay từ đầu tháng giêng 1981 cho đến tháng 9.1984, cơ quan an ninh Nhà nước đã phát hiện được “mười toán gián điệp” xâm nhập vào VN. Tổng cộng 119 người, bị bắt giam hoặc giết chết.
Cá nhân Bá bị truy tố về tội đã chỉ huy, từ 1981 cho đến tháng 9.1984, đưa nhiều nhóm kháng chiến xâm nhập VN, và vận chuyển vũ khí đạn dược vào VN.
Tại phiên Tòa, Hồ Thái Bạch bị đàn áp bằng dùi cui khi lớn tiếng phản đối. Huỳnh Vĩnh Sanh bị bịt miệng khi hô to “VN Cộng hòa muôn năm!” Sau bốn ngày diễn trò bịp bợm, Tòa tuyên án:
1) Tử hình: Trần Văn Bá, Mai Văn Hạnh, Huỳnh Vĩnh Sanh, Lê Quốc Quân và Hồ Thái Bạch
2) Chung thân: Trần Nguyên Hùng, Tô Văn Hườn, Hoàng Đình Mỹ.
3) từ 8 đến 20 năm tù: 13 kháng chiến quân còn lại.
Nhiều cuộc biểu tình xảy ra ở ngoại quốc để phản đối nhà cầm quyền cộng sản, Đức Giáo hoàng và Tổng thống và Thủ tướng Pháp cùng nhiều nhân vật chính trị và tôn giáo trên thế giới can thiệp.
Ngày 4.1.1986. lúc 19 giờ 35, bà goá phụ Trần Văn Văn, 71 tuổi, mang biểu ngữ “Sauvez mon fils, Hãy cứu con tôi!” đến Toà Đại sứ CSVN, đường Boileau, Paris 16, xin gặp Nguyễn Cơ Thạch nhưng tên đại sứ này lánh mặt. Mười bốn hội đoàn thanh niên tại Đan Mạch, Đức, Thụy sĩ, Bỉ và Pháp xuống đường tố cáo Hà Nội. Trần Văn Tòng, anh của Bá, phối hợp một Ủy ban quốc tế để tranh đấu cho các tội nhân. Lễ cầu an được tổ chức khắp nơi.
Dưới áp lực quốc tế, nhà cầm quyền Việt nam đổi án tử hình của hai can phạm có Pháp tịch là Mai Văn Hạnh và Huỳnh Vĩnh Sanh thành khổ sai chung thân.
Trần văn Bá (mặc dù mang sổ thông hành Pháp), Lê Quốc Quân và Hồ Thái Bạch bị hành quyết tại khám đường Thủ Đức ngày 8.1.1985. Một thông cáo vắn tắt của Nhà nước cho biết tin này. Xác của các tử tội không được trả lại cho gia đình.
Trên 3.000 đồng bào VN biểu tình tuần hành tại Paris ngày 10.1.1985 từ Maison de la Radio, quận 16, đến trước sứ quán Việt cộng để tỏ sự căm phẫn với bạo quyền Hànội.
Vụ án Trần văn Bá và chiến hữu làm sống lại khí phách của vụ Yên Bái năm 30. Đây là vụ Yên Bái 84. Vụ đầu, kháng thực dân Pháp. Vụ sau, chống độc tài cộng sản, ghê tởm hơn nhiều. Liệt sĩ thời đại mới Trần Văn Bá đã gieo hạt giống tốt. Bá không hy sinh vô bổ. Gương của Bá đáng ghi vào sử xanh.
Tại Liège, Bỉ, đã có một mộ bia tưởng niệm dành cho ông. Ở Falls Church, Virginia, có một con đường mang tên ông.
Tiến sĩ Lee Edwards, chủ tịch Sáng hội Tượng đài Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản trên thế giới, phát biểu với đài Á Châu Tự Do về trường hợp ông Trần Văn Bá:
"Sau khi tham khảo ý kiến đồng sự, bạn hữu và những người quen trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, Sáng hội nhất trí chọn Trần Văn Bá là trường hợp tiêu biểu của sự tranh đấu đòi tự do để trao tặng huy chương cho ông."
Thân nhân ông Trần Văn Bá đã được thông báo và được mời đến nhận huy chương Tự do Truman-Reagan trong buổi lễ được tổ chức tại đại sứ quán Hungary ở thủ đô Washington, D.C. vào chiều ngày 15 tháng 11 năm 2007.http://levantrung.wordpress.com/bbc-news/
Một nén nhang của tuổi trẻ Hải Ngoại dâng lên hương hồn anh hùng kháng chiến quân Trần Văn Bá trong mùa tưởng niệm 29 năm, bọn việt gian cs đã hành hình một chiến sĩ quốc gia trong lúc dấn thân tìm hạnh phúc tự do cho Việt tộc.
Tuổi trẻ VN nhất quyết tiếp nối công trình dang dở của anh trong việc mưu tìm một dự án chính trị thích hợp cho Việt tộc, để VN sớm minh châu trời đông. Nguyện cầu hồn thiêng của anh hùng Trần Văn Bá hộ trì cho tuổi trẻ VN sớm thành công trong việc quang phục đất nước.
CÁC BÀI LIÊN KẾT
1.Anh hùng Trần Văn Bá
http://cohocvietnam.blogspot.de/2010/01/tran-van-ba.html
2.Bài Thơ Xuôi cho Trần Văn Bá
http://cohocvietnam.blogspot.de/2009/04/tho-duong-nhu-nguyen_20.html
3.TƯỞNG-NIỆM LIỆT-SĨ TRẦN VĂN BÁ
http://www.tinparis.net/quochan/qh_ltranvanBa.html
4.Trần Văn Bá - Người anh hùng muôn thuở của sinh viên Parishttp://www.lyhuong.net/uc/index.php/bandoc/109-109
Vo Thilinh, 4.1.2013 —
-TRẦN VĂN BÁ: “CON RỒNG LẠC LONG CỦA BIỂN ĐÔNG”! - NGUYỄN THIẾU NHẪN
--Để tưởng niệm Trần Văn Bá: người anh hùng của dân tộc Việt Nam (8-1-1985 – 8-1-2012)
“Con rồng Lạc Long của Biển Đông đã u sầu câm nín
Vì xác người làm bạc sóng kêu than” (Thơ Dương Như Nguyện)
Trong cuộc chiến Việt Nam vừa qua, một trong những tờ báo mà người Việt Quốc Gia miền Nam hết sức căm ghét là tờ l’Express của Pháp. Trong cuộc chiến tranh tự vệ của quân dân miền Nam chống lại cuộc xâm lăng của Cộng Sản miền bắc, tờ báo này đã gây ra không biết bao nhiêu thiệt hại cho phía những người Quốc Gia. Tờ báo này qua tay bỉnh bút thiên tả nặng ký Oliver Todd đã ra rả tung hô Hồ Chí Minh, đã bỏ công lặn lội vào các vùng do Cộng Sản kiểm soát ở miền Nam và ca tụng, thần thánh hóa những cán binh Cộng Sản như những anh hùng của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau tháng Tư năm 1975, sự thật đã làm Oliver Todd mở mắt. Tháng 6-1978, tuần báo l’Epress đã đăng một bài mang tựa đề “Le Goulag Indochinois” (tạm dịch Đông Dương: Quần đảo Ngục Tù). Đây là một bài viết chứng minh sự "phản tỉnh" hoàn toàn của Oliver Todd.Trong bài viết, ký giả phản tỉnh Oliver Todd đã nhắc tới một lời phát biểu của văn hào Nga lưu vong Solzhenitsyn. Trong cơn hấp hối của miền Nam, đoán trước sự chiến thắng của Cộng Sản và những gì họ sẽ làm trong tương lai ở Việt Nam, ngày 11 tháng Tư năm 1975, văn hào người Nga này đã gửi đến thế giới một thông điệp vắn tắt: “Toàn thể nước Việt Nam sẽ trở thành một trại tập trung.” Lời tiên đoán này đã trở thành sự thật.
Tiếp theo đó, Oliver Todd còn viết nhiều bài vạch trần những mặt trái của xã hội Cộng Sản mà bấy lâu nay được che lấp bởi hào quang và huyền thoại. Một trong những tác phẩm của Todd là quyển “Cruel Avril 1975: La Chute de Saigon” (tạm dịch Tháng Tư Đen 1975: Sự sụp đổ của Sàigòn) để tưởng niệm và tôn vinh một người Việt Nam mà ông đã có dịp gặp gỡ: Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Paris Trần Văn Bá.
Có lẽ mọi người còn nhớ, Trần Văn Bá là con của cố Dân Biểu Trần Văn Văn, du học tại Pháp từ trước 1975 và giữ chức Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris. Trong những ngày cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Pháp lúc ấy là Nguyễn Duy Quang đang chuẩn bị bàn giao tòa Đại Sứ VNCH tại Paris cho đại diện Ngoại Giao của Cộng Sản và không thiêu hủy các hồ sơ mật. Chính Trần Văn Bá đã cùng các sinh viên trong Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam trèo lên tầng lầu chứa các hồ sơ và tiêu hủy các hồ sơ đó.
Ai đã từng theo dõi cuộc đấu tranh chống Cộng của người Việt tại Pháp trong giai đoạn 1975-1980 chắc hẳn không ai mà không biết Trần Văn Bá, một trong những người lãnh đạo chủ chốt.
Cùng với các ông Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh (đồng Chủ Tịch Mặt Trận Thống Nhất các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam), Trần Văn Bá trở thành một trong những bộ óc lãnh đạo của tổ chức kháng chiến này.
Ngày 6 tháng 6 năm 1980, sau năm năm chuẩn bị và trăn trở suy nghĩ, chán ngán các trò tranh đấu chống Cộng bằng những cuộc thảo luận tại những phòng khách sang trọng ở các thành phố, thủ đô Pháp, Mỹ, Trần Văn Bá bay sang Thái Lan. Dưới bí danh C.4 trong tổ chức, anh đã góp phần tuyển mộ, tổ chức, huấn luyện cho các chiến sĩ kháng chiến, chuẩn bị xâm nhập quốc nội.
Kỷ niệm hai năm ngày rời Paris, từ vùng hoạt động, anh gửi ra ngoài một lá thư, có đoạn viết:
“Tôi vẫn mạnh khoẻ. Thật là gay go và cực khổ. Nhưng tôi cảm thấy được sự liên đới mật thiết giữa tôi với quê hương nghèo khổ, bất hạnh và đói khát. Công cuộc giải phóng đất nước, chủ yếu sẽ là công trình của những người kháng chiến quốc nội, chứ không phải của các chính trị gia lưu vong.” (do tác giả bài này in đậm).
Trong những ngày anh còn ở Thái Lan, ông Trần Văn Tòng, anh ruột của anh (sau này là Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Tế Trần Văn Bá, trụ sở ở Paris) đã đến thăm và đã được anh tâm sự: “Quả thật là em đang làm cái chuyện đội đá vá trời.”
Và rồi, từ giã C.1 (bí danh của ông Lê Quốc Túy) anh cùng C.2 (bí danh của ông Mai Văn Hạnh) và một số chiến hữu khác mang vũ khí, đạn dược, phương tiện liên lạc xâm nhập quốc nội.
Sa cơ, anh và ông Mai Văn Hạnh cùng một số chiến hữu cùng xâm nhập và một số chiến hữu cơ sở quốc nội bị Cộng Sản bắt.
Bạo quyền Hà Nội đã mở một phiên tòa hát bội, được quảng cáo rùm beng ngày 19-12-1984 tại Nhà hát Thành phố Sàigòn để xử anh cùng 21 chiến hữu khác trong tổ chức.
Phiên tòa này, thực chất chỉ là một cuộc trình diễn hình thức và đọc lên các phán quyết đã được định trước: 5 án tử hình dành cho các ông Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá, giáo sư Hồ Thái Bạch, Huỳnh Vĩnh Sanh và Lê Quốc Quân (em của ông Lê Quốc Túy).
Trước phiên tòa, Trần Văn Bá đã giữ trọn vẹn khí phách của một chiến sĩ Quốc Gia can trường. Mặc dù theo luật, các tử tội có thể xin ân xá, nhưng anh đã thẳng thừng từ chối.
Trong số những người từ bên ngoài xâm nhập Việt Nam để hoạt động, có hai người lãnh án tử hình là Trần Văn Bá và Mai Văn Hạnh. Ba người còn lại thuộc cơ sở quốc nội.
Trong những người này, chỉ có ông Mai Văn Hạnh là thoát khỏi mũi súng của đội hành quyết. Là công dân Pháp, ông được chính phủ Pháp tích cực can thiệp và đã được thả về Pháp sau nhiều năm tù. Trần Văn Bá và các chiến hữu khác đã lần lượt đền nợ nước trong năm 1985.
Trong phiên tòa, một cán bộ cao cấp của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, đóng vai trò công tố viên, đã lồng lộn quy kết cho Trần Văn Bá và các chiến hữu của anh những tội danh nặng nề nhất. Đồng thời cũng lên án các “thế lực phản động quốc tế, bọn bành trướng Bắc Kinh, quân phiệt Thái Lan” đã tiếp tay yểm trợ cho Mặt trận Thống nhất các Lực lượng Yêu nước Giải phóng Việt Nam. Đặc biệt Hà Nội đã tố cáo đích danh Tình báo Lục quân Thái Lan do Tướng Yongchaiut, Tham mưu trưởng Lục Quân Thái Lan vào lúc đó chỉ huy đã tận tình giúp đỡ tổ chức này. Youngchaiut sau này trở thành Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Thái Lan và đã qua thăm Việt Nam.
Anh Trần Văn Bá đã chết. Hơn hai mươi năm đã trôi qua. Oliver Todd đã đặt câu hỏi:
“Cũng như những người kháng chiến vô danh khác, Trần Văn Bá là người của lý tưởng hay thực tế, can đảm hay mạo hiểm? Anh là một anh hùng gương mẫu hay là một kẻ tuẫn đạo vô ích? Cuộc đấu tranh mà anh Bá theo đuổi là một cái gì đó mơ hồ, tuyệt vọng hay một thách đố xứng đáng để chúng ta kính phục, thông cảm và ủng hộ?”
Đối với người Việt Nam chúng ta, có lẽ không cần thiết phải đặt ra một câu hỏi như vậy. Rõ ràng anh Trần Văn Bá là một người tranh đấu vừa lý tưởng vừa thực tế, can trường và dám mạo hiểm. Anh là một anh hùng gương mẫu và là một kẻ tuẫn đạo, và con đường anh đã theo đuổi, cuộc đấu tranh của anh là một thách đố hết sức xứng đáng để chúng ta kính phục và hết lòng biết ơn.
*
Trong 27 năm qua, đã có nhiều người làm thơ ca tụng anh hùng Trần Văn Bá.
Trong đó có bài thơ “TÔI CHƯA BIẾT MÀ ĐÃ GỌI TÊN ANH” của nhà văn Dương Như Nguyện, tác giả “Daughters of the River Hương”, theo tôi, là một bài thơ chắc chắn sẽ sống mãi với thời gian.
“Trần Văn Bá
Tôi chưa biết anh
Mà đã hình dung ra đứa bé trai chạy chơi ở Cù Lao Cát,
Đứa bé thích hội họa, thích máy bay, ở tuổi ngây thơ chắc đã mơ làm nên vũ trụ, như họa sĩ, như nhà phát minh cơ khí.
Ngày mẹ đặt vào nôi, đặt luôn tên anh là chính đạo.
Mộng bá vương là mộng giúp đời, như tùng bách trong rừng sâu,
Cô độc mà nghênh ngang,
Cao vời mà nhân đạo
Cương quyết trong ân cần.
Anh đó,
Nuôi dưỡng bằng đất bồi Cửu Long,
Tim đỏ thắm như bã trầu quê mẹ, sinh con trai lớn lên làm cách mạng, ôi cách mạng Thế Giới Thứ Ba nổi trôi hơn thân phận con người.
Thóc thơm,
Gạo trắng,
Gió hiền
Miền Nam phì nhiêu nắng ấm.
Mang vào đời anh chân thiện mỹ giữa hai lằn tư tưởng Đông Tây
Tư tưởng mở tung xích xiềng nhược tiểu, cởi trói lý thuyết vô bằng.
Anh không chỉ nói mà làm.
Anh chỉ làm, mà không cần nói.
Đứa bé trai lớn lên ở vựa lúa phương Đông, rồi đứng ở phương Tây,
Đọc sách mà trông về phương Đông, ửng một khối trùng trùng khí phách.
Khí như khí hiên ngang của loài cây không biết ngã
Phách như phách linh thiêng của rừng già không dấu chân người qua.
Tôi chưa hề biết tên anh
mà đã hình dung ra một thiếu niên có đường môi cong, mặc áo len trong trời thu Đà Lạt.
Tôi hình dung ra
phố thị cao nguyên khi tấp nập khi đìu hiu mà anh đã một lần đi qua, với đôi chân đùa nghịch của tuổi trẻ.
Trời Đà Lạt thấp sương mù, mang cái lạnh của Hoàng Triều Cương Thổ, anh đã mang mùa thu Đà Lạt vào đôi mắt hiền lương.
Đôi mắt của niềm tin chính đạo, của loài cây vương bá trong rừng già.
Khi sách vở bạn bè Yersin chưa nhận ra chân dung người đi tìm công lý trong cuộc đời,
thì trường lớp cao nguyên vẫn là hàng rào không hoa trái, cản chân anh trong khuôn khổ bình an.
Nhưng rồi
Bình an không còn nữa
Khuôn khổ xóa đi
Một lần
trong hoa lệ Sài Thành, trên vũng máu chính trị vô nhân,
giây phút cha anh nằm xuống,
là ngày vương đạo lên ngôi.
Vương đạo trong lòng bàn tay anh
Chỉ tay ngoằn ngoèo của những người luôn mơ tạo dựng lại vũ trụ,
Chỉ tay phức tạp mà an bài như định mệnh, cho cuộc đời đã trót đi theo đường đã vạch rồi.
Đường đã vạch rồi.
Tôi chưa hề biết anh
mà đã hình dung ra người thanh niên mặc áo sô trắng, chít khăn tang
khóc cha trong lòng dân tộc
Ôi trong lòng dân tộc…
Anh có hay chăng… một ngày
Cũng trong lòng dân tộc, anh bắt đầu cuộc hành trình
Để rồi
bên ngoài dân tộc.
Có tiếng khóc anh
Ở hành lang đại học
Ôi hành lang đại học
Là nơi giấc mộng của loài cây trong rừng già bắt đầu ươm trái
Cho anh và cho tôi.
Khi Phương Tây rộng mở, đón anh vào
vành môi cong thiếu niên đã đượm nét ưu tư,
Tim óc anh đã nhập vào vòng lịch sử.
Lịch sử oái oăm khi lá cờ đổ xuống, anh đã hăm hở dựng lên.
Lịch sử thách thức vương đạo trong lòng bàn tay anh,
Lịch sử réo gọi trái tim nuôi dưỡng bằng gạo trắng Cửu Long,
chảy vào Đông Hải.
Anh đã làm theo đường đã vạch rồi, trong khi bao người còn đứng nói.
Bao người nói cũng không thành một bước anh đi, một việc anh làm, theo đường đã vạch rồi.
Ôi đường đã vạch rồi…
Như Cửu Long đổ vào Đông Hải,
Định mệnh anh thành dòng huyết nhục cội nguồn tan biến vào ngàn khơi.
Tôi chưa hề biết anh
Mà hình dung ra những con đường mang dấu chân anh.
Từ bầu trời rực nắng của tháng 6 Paris mùa hè oi ả, khi âm nhạc đổ dồn vào phố xá tưng bừng.
Ai đó còn nghe tiếng kèn đồng của người nhạc sĩ vĩỉ hè…
Qua đến tháng 12, mưa tuyết Paris phủ trắng dòng sông Seine.
Đâu đây vọng tiếng hồ cầm trong giai điệu cuối cùng.
Còn văng vẳng tấu khúc không trọn vẹn của Schubert trước khi đêm xuống là đứt ngang giấc mộng.
Những nơi chốn anh đã nằm, ngồi, cười, nói, đã suy tư, đã uất nghẹn, từ Đà Lạt đến Paris.
Từ Paris quay lại những nẻo đường đất nước.
Anh đã trở về.
Ôi lục tỉnh lầm than, nơi bùn lầy nước đọng, con rồng Lạc Long của Biển Đông đã u sầu câm nín
Vì xác người làm bạc sóng kêu than.
Này đây biên giới
Này đây rừng nước với cù lao.
Này đây những người vất vưỡng trong nghèo đói, trong chính sách tiêu diệt hết một thế hệ phải buông súng, chịu cúi đầu.
Anh đã thấy, đã nhìn, và đã biết.
Đã chua xót đau lòng,
Đã bất nhẫn, đã buồn hiu.
Ngày một ngày hai.
Anh đội đá vá trời.
Dầm ưa, dãi nắng,
Giã từ nhung lụa,
Chối bỏ vinh thân,
Tất cả.
Đưa bàn chân anh tới,
Lót đường cho anh đi,
Đẩy anh về Cha,
Cho anh xa rời Mẹ.
Ôi đường vào dân tộc là túi mật của kẻ tử tù. Ôi Cửu Long, Cù Lao Cát, Đà Lạt, Sàigòn, Paris và Biên Giới.
Tuồng diễn trâng tráo nhà hát lớn, vách tường vô nhân, cay nghiệt nhà lao, và tiếng súng nổ sau cùng…
Tôi chưa hề biết anh
Nhưng đã nghe nhân loại kể chuyện những người không chịu chết, chỉ biết khuất phục trước hai sức mạnh: Tình Yêu và Tổ Quốc.
Trong anh, TìnhYêu chưa một lần đến,
Mà Tổ Quốc đã một lần đưa.
Tôi chưa hề biết anh
Nhưng đã khóc ngày anh nằm xuống.
Anh nằm xuống như cha già đã nằm xuống,
Anh nằm xuống cho mẹ già đứng bên cạnh biểu ngữ trước nhân loại, khi nước mắt xót thân con phải chảy ngược vào lòng.
Trên con đường Thiên Lý và Thiên Cổ
Bên vong linh những Thiên Tài không chịu chết…
Anh đã đi vàoThiên Thu.
Tôi chưa hề biết tên anh
Đứng chơ vơ bên này bờ đại dương,
tôi sẽ gọi tên anh cho tất cả những thiếu nữ có ánh mắt làn môi Gina Lolobrigida ngoài lòng đất nước,
con tim vẫn óng ánh đường gươm của rừng già Mê Linh,
nơi mà tùng bách ngàn đời còn đứng vững,
đôi môi son còn mang guốc mộc của rừng Thanh Hoá,
muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, trên con đường anh đã đi qua,
Trong âm thầm.
Tôi sẽ gọi tên anh cho tất cả những nam nhân ở ngưỡng cửa đại học đường, mặc áo len, mang giấc mộng kinh bang tế thế,
Trên viền môi cong nghịch ngợm, nói tiếng Anh, tiếng Pháp, nhưng vẫn đánh vần chữ Việt,
Đôi mắt hiền lương đọc Camus, Steinbeck, nhưng trên diện mạo vẫn còn phảng phất vầng trán vuông và chiếc cằm vuông Nguyễn Thái Học…
Ngày xưa đã có người viết sử cho 13 người trai trẻ lên đoạn đầu đài…
Nay mai, ai sẽ là người viết sử do anh làm ra,
Nhánh thông non,
Cây cao rừng già
TRẦN VĂN BÁ
TRẦN VĂN BÁ
vì thế
Tôi chưa hề biết anh
Nhưng sẽ gọi tên anh
Những sáng tuyết trắng trời Tây.
Những trưa nắng khét sa mạc bên này biển,
Khi người nhạc sĩ blue jazz đã buông kèn đồng trong hầm rượu tối.
Khi tiếng réo rắt cuối cùng Hồ Cầm đã ngừng giai điệu.
Tôi sẽ gọi tên anh,
Trong trầm tư mộng mị
Trong thương nhớ u hoài,
Trong ánh nến lung linh tôi thắp trong lòng, ngọn nến không bao giờ tắt, cho riêng anh.
Tôi chưa hề biết anh
Nhưng đã gọi tên anh
TRẦN VĂN BÁ”.
*
Ai đó đã nói: “Chết vì nước là sống mãi với thiên thu!” Cũng như anh hùng Nguyễn Thái Học và 12 liệt sĩ lên đoạn đầu đài ở Yên Báy vào thập niên 1930 đã sống mãi với thiên thu!
Trần Văn Bá - “Con Rồng Lạc Long của Biển Đông” cũng sẽ sống mãi với Thiên Thu!
Cũng như bài thơ “Tôi Chưa Biết Mà Đã Gọi Tên Anh” của nữ sĩ Dương Như Nguyện sẽ là bài sử thi sống mãi trong giòng lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam bất khuất, hào hùng!
NGUYỄN THIẾU NHẪN
tieng-dan-weekly.blogspot.com
-TRẦN VĂN BÁ: “CON RỒNG LẠC LONG CỦA BIỂN ĐÔNG”! - NGUYỄN THIẾU NHẪN
-