Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Việt Nam đề nghị ICAO sửa bản đồ về đá Chữ Thập

-Việt Nam đề nghị ICAO sửa bản đồ về đá Chữ Thập
TPO - Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa ra tuyên bố về việc trang mạng chính thức của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đăng bản đồ hàng không về FIR Tam Á trong đó có ghi dòng chữ tiếng Trung “thành phố Tam Sa – Trung Quốc” và có biểu tượng sân bay trên bãi đá Chữ Thập với dòng chữ tiếng Anh “Sân bay Vĩnh Thử - Tam Sa”.
Đường băng và các công trình liên quan mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Chữ Thập (ảnh chụp từ vệ tinh ngày 13/7/2015). Nguồn: The Diplomat.


Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình hôm nay (15/1) nhấn mạnh: “Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa cũng như quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam đã nhiều lần phát biểu phản đối việc Trung Quốc thiết lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa, sân bay trên các đảo này… Các hành động này của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các quyền hợp pháp khác của Việt Nam ở Biển Đông”.

Liên quan đến các bản đồ về FIR Tam Á đăng trên mạng của ICAO, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã có công thư gửi ICAO khẳng định rõ chủ quyền của Việt Nam, lưu ý việc Trung Quốc mở đường bay ra đá Chữ Thập đã vi phạm các quy định của ICAO về an toàn hàng không. Việt Nam quan ngại sâu sắc trước những sự việc này; đồng thời đề nghị ICAO chỉnh sửa lại bản đồ hàng không về FIR Tam Á cho phù hợp, ông Lê Hải Bình cho biết.

Theo Thông tấn xã Việt Nam, ngày 7/1 vừa qua, Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã có công hàm gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc đề nghị cho lưu hành 2 công hàm Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao cho phía Trung Quốc ngày 2 và 7/1/2016 phản đối hoạt động bay của Trung Quốc ra đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, khẳng định rõ hoạt động này vi phạm chủ quyền của Việt Nam, đe dọa hòa bình, ổn định cũng như an toàn, an ninh hàng không trong khu vực biển Đông.

Ngày 14/1/2016, Liên hợp quốc đã cho lưu hành 2 công hàm này như tài liệu chính thức của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 70.-
Giám đốc điều hành điện thoại di động Trung Quốc Li Yue trong buổi lễ hoàn tất công trình liên kết đầu tiên sợi cáp quang dưới đáy biển giữa Đài Loan và Trung Quốc, Đài Bắc, 18/1/2013
Đài Loan, Trung Quốc hoàn tất đường cáp Internet trực tiếp dưới biển (VOA).-
TAIPEI — Các công ty viễn thông tại Hoa lục và Đài Loan đã hoàn tất đường dây cáp bằng sợi quang trọng yếu chuyển dữ liệu đặt dưới biển vào hôm thứ Sáu. Đường dây dài 270 kilômét từ Đài Bắc đến Phúc Châu, Trung Quốc mất hơn 4 năm mới hoàn thành, lần đầu tiên nối liền những hoạt động mậu dịch và quá cảnh giữa hai cựu kình địch chính trị. Đường dây này cũng có thể chào mời các doanh nghiệp thuộc các công ty viễn thông bên ngoài Trung Quốc. Thông tín viên Đài VOA Ralph Jennings tường trình từ Đài Bắc.


Hai công ty viễn thông hàng đầu của Trung Quốc kết hợp với 4 công ty Đài Loan xây dựng một đường cáp trị giá 34,5 triệu đô la xuyên qua một eo biển được biết đến như một vùng trái độn quân sự có nhiều căng thẳng. Với việc hoàn tất đường dây cáp quang vào ngày 18 tháng Giêng, gọi điện thoại, và nối kết dữ liệu di động và Internet sẽ trở thành mạnh hơn và nhanh hơn, giúp nâng mối quan hệ doanh thương đang lớn mạnh gần đây.

Thứ trưởng Giao thông Đài Loan Yeh Kuang-Shih nói tại buổi lễ hoàn tất công trình tại Đài Bắc là chính phủ ông đã muốn có đường dây cáp quang này, cũng như các chuyến bay, chuyên chở bằng tàu biển và những mối quan hệ khác đã được mở ra giữa hai bên eo biển.

Ông nói còn một việc nữa sẽ được mở ra là chuyển các dữ liệu. Ông Yeh nói bộ của ông đã ghi nhận là có sự gia tăng về những mối quan hệ văn hóa, xã hội và kinh tế giữa Đài Loan và Hoa lục, do đó lưu lượng dữ liệu rất quan trọng. Ông nói thêm là cáp bằng sợi quang học có ý nghĩa tượng trưng và lịch sử thiết yếu.

Các giới chức Đài Loan bắt đầu cứu xét về đường cáp quang này vào năm 2002 nhưng vì những mối quan hệ chính trị băng giá lúc bấy giờ nên không thể bắt đầu dự án được.

Trung Quốc xem Đài Loan tự trị như là một phần lãnh thổ nước này kể từ cuộc nội chiến Trung Quốc trong những năm 1940 và đã đe dọa chiếm Đài Loan bằng vũ lực nếu cần. Tuy nhiên kể từ năm 2008, Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu và những đối tác tại lục địa đã đặt qua một bên những tranh chấp chính trị để thương thuyết về những thỏa thuận mậu dịch, quá cảnh và đầu tư nhằm giúp nền kinh tế của đảo này. Dự án cáp quang bắt đầu dưới thời chính phủ của Tổng thống Mã Anh Cửu.

Với cáp quang học mới, dữ liệu không còn cần phải được gởi đi qua đường dây cáp dưới biển gián tiếp và chậm chạp. Sự gia tăng về tốc độ sẽ làm cho những kết nối giữa các nhà giải trí, đầu tư và du lịch từ hai nền kinh tế đang lên được dễ dàng và nhuần nhuyễn. Mậu dịch hai chiều đã vượt quá 100 tỉ đô la trong 10 tháng đầu năm ngoái, và Đài Loan đang tăng gia đều đặn những lãnh vực mở ra cho đầu tư Hoa lục.

Những công ty điện thoại địa phương nói vào tháng Tám, hai bên đã nhận được những dữ liệu trực tiếp bắt đầu với cáp quang học chạy từ đảo Kim Môn do Đài Loan kiểm soát đến thành phố Hạ môn chỉ cách đó vài kilômét.

Giám đốc điều hành điện thoại di động Trung Quốc Li Yue nói tại buổi lễ hoàn tất công trình là đường cáp mới rất quan trọng. Lợi tức của những công ty khổng lồ Hoa lục từ Đài Loan tăng gần 40% trong 11 tháng đầu năm ngoái và con số những khách hàng điện thoại tại Đài Loan tăng 15%.

Ông Li Yue nói công ty của ông sẽ chắc chắn để cho cáp quang học này được mở trong một ngày sớm nhất, nới rộng vào một ngày sớm nhất cũng như cung cấp dịch vụ có chất lượng cao cho các doanh nhân và những người sử dụng điện thoại di động ở cả hai bên eo biển Đài Loan.

Đường dây cáp này có tên là Đường dây cáp Sợi Quang học số 1 cũng có thể thu hút những công ty viễn thông tại các nước xa xôi như Hoa Kỳ. Một nhóm các công ty viễn thông Đài Loan nói trong một thông báo là những công ty bên ngoài vùng này có thể sử dụng những đường dây cáp ngắn từ Đài Loan như một cửa ngỏ vào Trung Quốc, quốc gia hiện hạn chế tiếp cận trực tiếp của nước ngoài.

Các công ty viễn thông Đài Loan nói kết nối của họ ít nặng nề hơn là những đường dây hiện có đến Trung Quốc qua Nhật Bản hay Nam Triều Tiên.


--- Đài Loan, Trung Quốc hoàn tất đường cáp Internet trực tiếp dưới biển (VOA).-- Đà Nẵng công bố hàng trăm bản đồ cổ về Hoàng Sa (VNN).
- Trung Quốc điều nhiều tàu hải giám ra Biển Đông (VNE). – Tàu Hải giám Trung Quốc lại quấy nhiễu Biển Đông(PT). – Trung Quốc điều thêm hai tàu hải giám tới biển Đông (TP).


- Mỹ ủng hộ Nhật, Trung Quốc phản ứng (TP). – Trung Quốc chỉ trích Mỹ “phản bội” (NLĐ). – Mỹ ủng hộ Nhật, cảnh báo Trung Quốc về Senkaku (TP). – Trung Quốc chỉ trích Mỹ “phản bội” khi đứng về phía Nhật Bản (DT).- Hải quân Nga tập trận lớn nhất thập kỷ (NLĐ). – Nga diễn tập quân sự lớn ở biển Đen và Địa Trung Hải (TN). –Sát thủ tàu sân bay của “Ong độc” của Hải quân Nga (PN Today).

--
[Nghiên cứu] China Cyberwar-Bản Dịch Toàn Bộ Bản Báo Cáo Chiến Tranh Không Gian Mạng Của Trung Quốc(2010) ----http://www.mediafire.com/view/?jhgx7uxx97a3oob
Trung Quốc mở mạng 3G (trái phép) tại đá Chữ Thập, Trường Sa (02:04 03/01/2013) Hệ thống này không chỉ cung cấp dịch vụ viễn thông di động cho lính đồn trú mà còn cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc cho ngư dân Trung Quốc đánh bắt (trái phép) trong khu vực này.
   
Trung Quốc lắp đặt thiết bị và mở mạng 3G trái phép trên đá Chữ Thập, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam 
 Tờ Quân giải phóng Trung Quốc ngày 3/1 đưa tin, công ty Điện tín Trung Quốc vừa tổ chức khai trương và cung cấp dịch vụ CDMA 3G tại đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép - PV), điều này có nghĩa mạng thông tin viễn thông 3G của Trung Quốc chính thức hoạt động (phi pháp) tại Trường Sa.
Bài báo cho biết, sau khi khai trương và cung cấp dịch vụ 3G, lính Trung Quốc đồn trú trái phép tại đá Chữ Thập có thể sử dụng các thiết bị di động để liên hệ trực tiếp với người nhà ở Trung Quốc, gọi điện, nhắn tin và chát trực tuyến với họ thông qua mạng 3G này.
Một quan chức công ty Điện tín Trung Quốc cho hay, đầu năm 2013 công ty này sẽ tiếp tục phủ sóng 3G tại 7 điểm thuộc một số bãi đá còn lại trong quần đảo Trường Sa (mà lính Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép). Hệ thống này không chỉ cung cấp dịch vụ viễn thông di động cho lính đồn trú mà còn cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc cho ngư dân Trung Quốc đánh bắt (trái phép) trong khu vực này.
Ngoài công ty Điện tín Trung Quốc, năm 2010 công ty Di động Trung Quốc cũng đã xây dựng (trái phép) một trạm thu phát sóng di động trên đá Chữ Thập, Trường Sa và bắt đầu phủ sóng khu vực này kể từ ngày 9/7/2011 tại 7 điểm trên 7 bãi đá (Trung Quốc chiếm đóng trái phép). Hồng Thủy (Nguồn: Quân giải phóng - Báo GDVN)Trung Quốc mở mạng 3G (trái phép) tại đá Chữ Thập, Trường Sa

TQ mở mạng 3G ở Trường Sa,soạn luật thăm dò đáy biển
(Phunutoday) - Trung Quốc mở mạng 3G trái phép tại đá Chữ Thập (Trường Sa), Nhật Bản sẽ triển khai 2.200 lính Thủy quân lục chiến tại đảo Senkaku... là tin tức thời sự chính ngày 3/1.

Tờ Quân giải phóng Trung Quốc ngày 3/1 đưa tin, công ty Điện tín Trung Quốc vừa tổ chức khai trương và cung cấp dịch vụ CDMA 3G tại đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép - PV), điều này có nghĩa mạng thông tin viễn thông 3G của Trung Quốc chính thức hoạt động (phi pháp) tại Trường Sa.
Bài báo cho biết, sau khi khai trương và cung cấp dịch vụ 3G, lính Trung Quốc đồn trú trái phép tại đá Chữ Thập có thể sử dụng các thiết bị di động để liên hệ trực tiếp với người nhà ở Trung Quốc, gọi điện, nhắn tin và chát trực tuyến với họ thông qua mạng 3G này.
Một quan chức công ty Điện tín Trung Quốc cho hay, đầu năm 2013 công ty này sẽ tiếp tục phủ sóng 3G tại 7 điểm thuộc một số bãi đá còn lại trong quần đảo Trường Sa (mà lính Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép). Hệ thống này không chỉ cung cấp dịch vụ viễn thông di động cho lính đồn trú mà còn cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc cho ngư dân Trung Quốc đánh bắt (trái phép) trong khu vực này.

Ngoài công ty Điện tín Trung Quốc, năm 2010 công ty Di động Trung Quốc cũng đã xây dựng (trái phép) một trạm thu phát sóng di động trên đá Chữ Thập, Trường Sa và bắt đầu phủ sóng khu vực này kể từ ngày 9/7/2011 tại 7 điểm trên 7 bãi đá (Trung Quốc chiếm đóng trái phép).
Tờ Korea Times ngày 2/1 đăng bài phân tích, Nội các Nhật Bản đang nhân cơ hội Trung Quốc làm mưa làm gió trên biển Hoa Đông để đẩy mạnh hoạt động xây dựng tiềm lực quân sự, năng lực quốc phòng cho mình. Dẫn lời tờ Sankei ngày 1/1, Korea Times cho hay Nhật Bản đang chuẩn bị để đối phó với một cuộc chiến tranh "xâm lược quân sự" của Trung Quốc trong vòng 10 đến 20 năm tới. 3 quân chủng Hải - Lục - Không quân của Nhật Bản đang được xây dựng và phát triển mạnh để đối phó với nguy cơ ấy.


Đây là một trong những chiến lược quân sự mới của Nhật Bản vừa được thông qua bởi chính phủ mới của tân Thủ tướng Shinzo Abe. Bước đầu tiên trong kế hoạch thay đổi chiến lược quân sự Nhật Bản là việc nước này sẽ triển khai 2.200 lính Thủy quân lục chiến tại nhóm đảo Senkaku để đối phó với những tình huống bất ngờ có thể xảy ra, Korea Times cho hay.

Nguồn tin hãng thông tấn Kyodo cho biết, Nhật Bản cũng đang xem xét việc sử dụng máy bay do thám không người lái (UAV) của Mỹ để tăng cường giám sát lãnh hải ngoài khu vực Senkaku.
Sau khi có thông tin cho rằng Trung Quốc đang soạn một dự thảo luật về thăm dò đáy biển quốc tế cho phép nước này thăm dò khoáng sản và các tài nguyên nước sâu ở Ấn Độ Dương cùng nhiều vùng biển xa bờ khác đã khiến Ấn Độ lo ngại và New Delhi cho biết sẽ theo dõi chặt chẽ các động thái chiến lược của Trung Quốc, nhất là khi Bắc Kinh đang tích cực tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước quanh bờ Ấn Độ dương như Sri Lanka, thách thức vị trí ưu thế truyền thống của New Delhi tại vùng biển này.

Ngày 3/1/2013 các thông tin từ chiến trường Syria cho biết cuộc nội chiến khiến Syria chìm trong bom đạn, với số thương vong không ngừng tăng cao mỗi ngày. Theo thống kê, ngày 2/1, ít nhất 30 dân thường bị thiệt mạng khi máy bay chiến đấu của Syria đánh bom một trạm xăng tại khu ngoại ô Muleiha phía Đông thủ đô Damascus đúng lúc mọi ngươi đang xếp hàng chờ mua xăng.

Trạm xăng biến thành biển lửa để lại nhiều thi thể nạn nhân cùng xe ôtô, xe máy bị cháy rụi. Sau vụ này, LHQ ra báo cáo thống kê với con số giật mình: hơn 60.000 người đã chết trong 21 tháng xung đột ở Syria, cao hơn nhiều so với thống kê mới đây của các nhà hoạt động.

Nguyên nhân chính là phe đối lập đẩy mạnh chiến lược tấn công các sân bay nhằm kiềm chế lợi thế không quân của chính quyền Syria và tìm cách thọc sâu vào trung tâm thủ đô Damascus. Trong khi đó, chính phủ đáp trả bằng các cuộc không kích xuống khu vực ngoại ô bao quanh thủ đô. Ngày 2/1, Cao ủy LHQ về Nhân quyền Navi Pillay ra tuyên bố chỉ trích cả 2 phía của cuộc chiến, cho rằng, hành động của các bên đều có thể xem xét là tội ác chiến tranh.

Mặt khác, đại diện của phiến quân Syria tuyên bố họ đã có đủ vật liệu cần thiết để sản xuất vũ khí hóa học - tờ Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 2/1 đưa tin cho biết. Theo đó, phe đối lập đã có tất cả các vật liệu trên nhờ những người đào thoát từ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tuy nhiên, danh tính của những người giúp đỡ phe nổi dậy không được tiết lộ.

Trong khi đó, phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói: "Chúng tôi hy vọng cuộc gặp ba bên giữa các Thứ trưởng Ngoại giao của Mỹ và Nga cùng ông Brahimi sẽ được tổ chức vào trung tuần tháng này. Như trước đây, Washington trông đợi Moscow sẽ dùng mọi ảnh hưởng của mình (đối với Syria) để thuyết phục Tổng thống Syria Bashar Al-Assad từ chức".

Bà Nuland cũng không quên nhắc lại lập trường "đã có từ hơn một năm nay, và hiện vẫn không thay đổi" của Mỹ rằng ông Assad không còn cơ hội tham gia vào mọi tiến trình chính trị ở Syria, mà "phải ra đi". Trước đó, một cuộc gặp ba bên tương tự đã được tổ chức tại Geneva của Thụy Sĩ hồi đầu tháng 12/2012, sau đó Mỹ đã đề nghị tổ chức cuộc gặp thứ hai để thảo luận về vấn đề Syria. (Theo GDVN, VNE, Dân Trí)

Lộ công nghệ tàng hình cho MiG, Su-30 Việt Nam tương lai (Phunutoday) - Các nhà khoa học Nga phát triển công nghệ tác chiến điện tử có tính đột phá, cho phép biến các tiêm kích MiG và Su thông thường thành máy bay tàng hình.
 
Viện Nghiên cứu kỹ thuật vô tuyến điện (TsNIRTI) mang tên viện sĩ A.I. Berg” thuộc Cơ quan Vũ trụ Nga Roskosmosđang phát triển công nghệ tác chiến điện tử có tính đột phá có tác dụng như công nghệ tàng hình chủ động thích ứng, sẵn sàng biến các tiêm kích MiG và Sukhoi hiện có thành máy bay tàng hình.
Viện TsNIRTI đang hoàn tất việc phát triển trạm gây nhiễu chủ động kích thước nhỏ MSP-418K (dành cho các máy bay MiG) và hệ thống đối phó vô tuyến điện Omul (cho các máy bay Su) để bảo vệ chống tên lửa không đối không và mọi loại phương tiện phòng không. Đặt trong thùng treo, hệ thống này tạo ra các hình ảnh điện tử giả của máy bay, tức là các mục tiêu ảo ở vị trí khác trong không gian nhưng không khác gì hình ảnh radar của chiếc máy bay thật đó.
Hệ thống MSP-418K được trang bị cho những chiếc máy bay MiG-29 của không quân Nga
Người ta sử dụng các bộ nhớ tần số vô tuyến kỹ thuật số cỡ nhỏ (công nghệ DigitalRadioFrequencyMemory - DRFM) kết hợp với các thiết bị phát nhiễu thể rắn, kể cả thiết bị phát nhiễu trên cơ sở anten mạng pha chủ động, và các thiết bị xử lý tín hiệu vô tuyến điện tử kỹ thuật số siêu nhanh và dải siêu rộng
Hệ thống tự thích ứng với tình hình tín hiệu và tạo tín hiệu giả khiến radar đối phương coi đó là tín hiệu bên mình. Nhưng trong đó có thông tin bị bóp méo về mục tiêu. Kết quả là chắc chắn đối phương để sổng mục tiêu.
Phương án này tuy có phức tạp hơn nhưng lại hiệu quả hơn rất nhiều bởi nó có thể phá hỏng hệ thống phòng không của đối phương mà không tốn một viên đạn, chưa nói đến các tên lửa chống radar phức tạp.
Cận cảnh công nghệ tàng hình hóa gắn trên máy bay MiG-29
Thiết bị gây nhiễu MSP-418K được sử dụng để tấn công hệ thống vũ khí hoặc điện tử, hay tạo ra các mục tiêu giả trên màn hình radar.
Bên cạnh công nghệ này, các nhà khoa học Nga còn đang phát triển công nghệ độc đáo tạo ra cấu tạo hình ảnh phân bố lập thể, tức là đám mây các ống nano carbon có độ dài khác nhau. Một màn chắn bằng vật liệu độc đáo như vậy có khả năng hấp thụ hoàn toàn bức xạ vô tuyến điện. Kết quả là đối tượng được che giấu bởi đám mây bụi nano sẽ trở nên hoàn toàn vô hình trước radar và khí tài quang-điện tử.
Thiết bị MSP-418K là sản phẩm thích hợp để trang bị cho dòng máy bay Su và MiG của Nga trong biên chế Không quân Việt Nam trong tương lai gần.
Su-30MK2 của Việt Nam sẽ tàng hình được trong tương lai gần ( Theo NVO, Arms-expo, vietnamdefence)

Ảnh hiếm: Tàu chiến tàng hình Ấn Độ làm Trung Quốc lo














Tổng số lượt xem trang