Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

100.000 tỷ đồng vừa 'bốc hơi' khỏi TTCK Việt Nam

--100.000 tỷ đồng vừa 'bốc hơi' khỏi TTCK Việt Nam-
Nếu so với ngày giao dịch cuối cùng của năm 2015, sàn HSX đã bốc hơi khoảng 100.000 tỷ đồng.

Sau phiên giảm mạnh 10 điểm cuối tuần qua (ngày 15/01), VN-Index khép lại hai tuần giao dịch với số phiên giảm điểm gấp 4 lần số phiên tăng điểm.


Phiên giao dịch ngày hôm nay cũng khép lại với màu đỏ khi VN-Index đóng cửa với mức điểm 526,37, giảm 16,67%.


Tính đến phiên giao dịch hôm nay, VN-Index đã mất tổng cộng 52 điểm so với thời điểm chốt phiên 31/12/2015. Ước tính hết phiên giao dịch 18/1, vốn hóa thị trường sàn Tp.HCM giảm thêm khoảng 30.000 tỷ đồng.


Nếu so với ngày giao dịch cuối cùng của năm 2015, sàn HSX đã bốc hơi khoảng 100.000 tỷ đồng.


Theo nhiều chuyên gia trong ngành chứng khoán, phiên giao dịch ngày hôm nay VN-Index đã xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ 530 điểm được kỳ vọng vào tuần trước.

Nguyên nhân được công ty chứng khoán HSC nhận định xuất phát từ mức độ margin vẫn cao, Đại hội Đảng diễn ra sắp tới sẽ tạo ra sự chưa rõ ràng về định hướng chính sách tương lai và thị trường thế giới giảm điểm trước áp lực nền kinh tế Trung Quốc suy yếu, giá hàng hóa cơ bản giảm và bất ổn tiền tệ.

Giới chuyên gia cho rằng hiện các nhà đầu tư nên thận trọng và chỉ xem xét bắt đáy khi VN-Index giảm về 510 điểm.

-Thương vụ 2.000 tỷ chấn động Việt Nam sáng nay

- Một sự kiện hy hữu và cũng là một kỷ lục mới vừa được thiết lập trên thị trường chứng khoán trong những ngày cuối cùng của năm 2015, thời điểm cuối cùng của giai đoạn cổ phần hóa 2011-2015.

Hơn 122 triệu cổ phiếu GEX của Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam - Gelex đã được khớp lệnh trên sàn chứng khoán UPCOM trong vòng 30 phút sau mở cửa phiên giao dịch ngày 25/12. Hàng loạt các đại gia đã tung ra hàng ngàn tỷ để ghi danh giàu nhất Việt Nam.

Đây là một kỷ lục chưa từng có trên TTCK Việt Nam và cũng là một sự kiện thoái vốn hy hữu của Nhà nước.



Số lượng cổ phiếu khủng được bán ra trong một thời gian ngắn ngủi nói trên được cho là của Bộ Công thương - đơn vị chủ quản của Gelex.

Trước đó, Bộ Công thương dự kiến bán thỏa thuận hoặc khớp lệnh toàn bộ trên 122 triệu cổ phần GEX - tương đương 78,74% vốn điều lệ công ty trong thời gian từ 25/12/2015 đến 22/1/2015.

Phần lớn các lệnh khớp đều được thực hiện tại mức giá 17.700-17.800 đồng với khối lượng mỗi lô khoảng 1-2 triệu đơn vị. Như vậy, tổng giá trị thu về ở vào khoảng 2.100 tỷ đồng, thấp hơn một chút so với mức dự kiến khoảng 2.300 tỷ đồng trước đó.

Gelex là một TCT rất nổi tiếng trong lĩnh vực thiết bị điện với DN nổi tiếng như Dây cáp điện Việt Nam (Cadivi), Chế tạo điện cơ Hà Nội (HEM), Vinakip... Trong quý III vừa qua, doanh thu của TCT này tăng 80%.

Trong cú thoái vốn vào thời điểm áp chót năm này, các NĐT nước ngoài chỉ mua được một lượng khá khiêm tốn 30 ngàn cổ. Đợt thoái vốn lần này một lần nữa cho thấy, nguồn lực trong dân rất lớn.

Trong năm 2015, hàng loạt các đại gia Việt nổi tiếng và cả kín tiếng đã thực hiện các thương vụ gây chấn chấn động thị trường.



Phiên đấu giá Khách sạn Kim Liên của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cũng mang về cho Nhà nước hơn một ngàn tỷ đồng, gấp gần 10 lần so với mức giá đem ra chào bán. Trong hiên đấu giá hôm 22/12, hơn 3,6 triệu cổ phần (52,4% vốn) của SCIC tại Công ty Du lịch Kim Liên đã được bán với giá 274.200 đồng/cp, cao hơn nhiều so với giá khởi điểm 30.600 đồng/cp.

Trước đó, hồi cuối tháng 10, Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương (BV GTVT) cũng trở thành đơn vị đầu tiên trong ngành này tiến hành CPH. BV GTVT đã bán đấu giá gần 5 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở GDCK Hà Nội (HNX), tương đương 29,5% vốn điều lệ công ty sau cổ phần hóa. CPH BV GTVT cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt của thị trường với 33 NĐT đặt mua 11,7 triệu cổ phần, gấp 2,4 lần so với khối lượng chào bán.

Trước đó, Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Tràng Thi sở hữu nhiều BĐS đẹp trên con đường đẹp nhất Hà Nội, bắt đầu từ Hồ Hoàn Kiếm cũng đã được bán với giá thành công với giá rất cao, lên tới 82.000 đồng/cổ phần.

CPH In Trần Phú hồi tháng 11 cũng hấp dẫn với sự vào cuộc của đại gia BRG. Trước đó, BRG cũng đã tấn công vào Khách sạn Thắng Lợi, ven Hồ Tây, Hà Nôi. Các phiên đấu giá DN có đất vàng cũng rất sôi động với sự tham gia của Vingroup, Novaland, Tập đoàn BRG, FLC Group, TNG Holdings, Tân Hoàng Minh, Văn Phú, Hải Phát, Khang Điền, Đất Xanh…

Điểm mặt những ái nữ trăm tỷ trên sàn chứng khoán
Ông trùm chứng khoán mất tích, thị trường náo động


Bầu Đức mất vị trí giàu thứ 2 sàn chứng khoán Việt Nam

-2015: Việt Nam 'chi tiêu sai' khoảng $2 tỷ
HÀ NỘI (NV) - Trong năm 2015 này, Việt Nam đã “chi tiêu sai” khoảng $2 tỷ! Đó là kết luận của thanh tra Bộ Tài Chính Việt Nam. So với năm ngoái, cơ quan này cho biết “chi tiêu sai” trong năm nay tăng khoảng... 93%!





Một công nhân của công ty môi trường đô thị Cà Mau, nơi đang bị chính quyền thành phố Cà Mau nợ 14 tỷ đồng.
(Hình: Tuổi Trẻ)


Từ đầu năm đến cuối Tháng Mười, thanh tra Bộ Tài Chính thực hiện 116,000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và 6,500 cuộc thanh tra hành chính. Kết quả là họ phát giác có 52,553 tỷ đồng bị “chi tiêu sai.”

Đề cập đến tình trạng tham nhũng ở Việt Nam, một bài viết công bố những số liệu vừa kể trên trang web của Bộ Tài Chính Việt Nam nhận định: “Tính chất tham nhũng càng ngày càng phức tạp. Thủ đoạn tinh vi hơn. Phạm vi và yếu có tổ chức của các vụ tham nhũng rõ nét hơn. Ngoài ra đã xuất hiện tình trạng tham nhũng có tính lợi ích nhóm trong một số lĩnh vực.”

“Chi tiêu sai” vốn là một vấn nạn tồn tại ở Việt Nam trong nhiều thập niên và càng ngày càng nghiêm trọng. “Chi tiêu sai” đã đẩy Việt Nam vào tình trạng khủng hoảng tài chính, thu không đủ để bù cho chi, phải vay để chi nên nợ nần, bao gồm cả nợ ngoại quốc lẫn nợ trong nước càng lúc càng tăng.

Tin mới nhất cho biết, sau Bạc Liêu (ngân quỹ cạn tiền nhưng vẫn còn thiếu 1,350 tỷ đồng nợ tới hạn phải thanh toán nhưng không trả nổi), nay tới lượt chính quyền thành phố Cà Mau vỡ nợ. Chính quyền thành phố Cà Mau không còn đồng nào và đang mang khoản nợ khoảng 300 tỷ. Tháng này chưa rõ chính quyền thành phố Cà Mau sẽ moi tiền từ đâu để trả lương cho các viên chức, kể cả nhân viên các đơn vị trực thuộc như giáo viên, công nhân vệ sinh...

Tháng trước, khi Quốc Hội Việt Nam họp, các đại biểu từng than vắn, thở dài vì không tìm ra giải pháp nào khả thi để giải quyết tình trạng bội chi càng lúc càng cao và nợ nần càng ngày càng lớn. Một số đại biểu than rằng, sau khi xem xét các tài liệu về ngân sách, họ không biết cắt của ai, chia cho ai!

Ông Trần Văn, phó chủ nhiệm Ủy Ban Tài Chính và Ngân Sách Quốc Hội, cho biết, thu chi ngân sách mất cân đối từ năm 2011. Năm 2011, ngân sách bội chi 112,000 tỷ đồng, đến năm 2015 bội chi đã tăng lên 226,000 tỷ đồng.

Nợ nần của Việt Nam cũng tăng rất nhanh, từ 1.3 triệu tỷ đồng vào năm 2011 lên 2.7 triệu tỷ đồng trong năm nay. Trung bình, mỗi năm, nợ nần của Việt Nam tăng thêm 20%. Đáng lưu ý là từ năm 2013 đến nay, chính quyền Việt Nam không thể tìm đủ nguồn thu để trả các khoản lãi và các khoản nợ gốc đã đến hạn phải thanh toán. Cũng vì vậy, chính quyền Việt Nam phải vay nợ mới để trả một phần nợ cũ.



Dù bi đát như thế, nhưng “chi tiêu sai” của năm nay tăng... 93% và đáng lưu ý là từ thủ tướng Việt Nam trở xuống, không có bất kỳ viên chức nào bị kỷ luật hay tự thấy xấu hổ vì kém cỏi nên xin từ nhiệm. (G.Đ.)




Nợ công tăng quá nhanh, nhà đầu tư lo ngại nguy cơ Việt Nam vỡ nợ (BizLive 4-12-15)


Thành ủy Bạc Liêu: Không chỉ hết tiền còn nợ như chúa chổm (MTG 4-12-15) Liên tục ứng trước để tiêu xài, Cà Mau thành con nợ lớn (TT 4-12-15) TP. Cà Mau trở thành “chúa chổm” nợ đầm đìa do phát triển nóng”? (LĐ 4-12-15)


TTCP: Buộc tháo dỡ biệt phủ trên núi Hải Vân sẽ gây lãng phí!? (infonet 4-12-15) --


3 tỷ USD chi cho du học chỉ bằng tiền...uống bia (NĐT 4-12-15)
- Tập đoàn, tổng công ty nhà nước nợ nước ngoài hơn 380.000 tỷ đồng (VnEx 23-11-15) -- DNNN lún sâu trong nợ nần trăm ngàn tỷ (VEF 23-11-15) -- -- Nợ xấu của 5 ngân hàng gần 30.000 tỷ đồng (VnEx 23-11-15) -- Khủng khiếp!
“Đèn xanh”, Chính phủ cấp tập đi vay? (VnE 23-11-15) -- "do đòi hỏi cấp bách bù đắp cho thu chi ngân sách..."
Vinalines đã lỗ gần 20.700 tỷ đồng (VnE 23-11-15)

Vì sao dự án BT sốt trở lại? (TBKTSG 22-11-15)
Phản đối thu phí: Khởi đầu của các hệ lụy chính sách về BOT (TBKTSG 20-11-15)
Đại gia Việt thay ‘nồi cơm’: Người ấm bụng, kẻ đìu hiu (VTC 23-11-15)


-Túi tiền quốc gia: Chật vật đòi nợ đến vay mượn tỷ USD
VietNamNet

... - Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định, có nhiều cơ sở cho thấy thu chi ngân sách năm tới vẫn đảm bảo được. Riêng năm nay, túi tiền quốc gia ước tính vượt trội thêm 17.400 tỷ đồng.

Thất thu vì dầu giảm, nợ thuế đầm đìa
So với nhiều năm, túi tiền quốc gia năm nay trở nên eo hẹp hơn cả, ảnh hưởng nhiều đến việc cân đối cho đầu tư phát triển.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho hay, năm 2015, thu ngân sách ước tính sẽ vượt dự toán 17.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngân sách Trung ương vẫn đói kém khi hụt thu tới 31.000 tỷ đồng; ngược lại, ngân sách địa phương lại dư dả vì tăng thu tới 47.700 tỷ đồng.
Ông Tuấn lý giải, nguyên nhân số một khiến ngân sách Trung ương hụt thu là do giá dầu thô sụt giảm. Giá dầu chỉ 54-55 USD/thùng, trong khi dự toán là 100 USD/thùng, khiến nguồn thu dự kiến ở mức 93.000 tỷ rơi xuống còn 61.000 tỷ, hụt 32.000 tỷ đồng.
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Kế đến là do thực hiện các cam kết cắt giảm hàng rào thuế quan, nguồn thu từ thuế xuất khẩu, nhập khẩu cũng bị giảm trầm trọng. Đơn cử, việc thuế nhập khẩu trong ASEAN đối với dầu madut cắt giảm về 0%, diesel về 5%,... khiến doanh nghiệp chuyển sang nhập xăng dầu từ khu vực này, thay vì phải nhập từ các nước ngoài ASEAN với mức thuế cao gấp 2-3 lần.
Đặc biệt, góp phần làm khó thêm cho ngân sách là những khoản nợ chây ì từ chính các doanh nghiệp lớn, ông Tuấn nhấn mạnh.
"Liên doanh dầu khí Việt - Xô vẫn nợ ngân sách tới 86 triệu USD, tương đương gần 2.000 tỷ đồng. Bộ Tài chính đã trình việc này lên Thủ tướng nhưng họ vẫn viện lý do này lý do khác để không nộp", ông Tuấn cho biết.
Một trong các giải pháp tình thế mà Bộ Tài chính đề xuất lên Quốc hội là sử dụng 10.000 tỷ đồng từ việc thoái vốn, bán vốn Nhà nước để bù đắp thiếu hụt trên.
Đối với ngân sách địa phương, tín hiệu lạc quan hơn. Theo ông Tuấn, năm nay, nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp tăng cao hơn so với tỷ lệ có 39-40% doanh nghiệp đã có lãi và đóng thuế này, trong khi các năm trước chỉ có 30% doanh nghiệp đóng thuế thu nhập. Các khoản thu từ thuế giá trị gia tăng cũng tăng khá.
Đặc biệt, thu từ thuế thu nhập cá nhân năm nay đạt cao chưa từng thấy. Ông Tuấn nói, mặc dù ngưỡng phải chịu thuế thu nhập cá nhân đã nâng lên mức 9 triệu đồng/tháng nhưng tổng thu nguồn này vẫn tăng 18%, đạt 55.000 tỷ đồng, xấp xỉ số thu từ dầu thô. Dự kiến năm 2016, nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân có thể còn lớn hơn cả thu dầu thô, ngân sách nhờ đó sẽ bền vững hơn.
Xoay xở đòi nợ đến vay mượn tỷ USD
Việc đầu tiên để chống hụt thu, theo Thứ trưởng Tuấn, là đòi nợ thuế, nợ ngân sách nói chung, dựa theo số liệu của Tổng cục Thuế thì hoàn toàn có căn cứ, cơ sở pháp lý thực tiễn để thực hiện.
"Chẳng hạn, số nợ đọng thuế cả nước hiện là 76.000 tỷ đồng, ngoại trừ số nợ do nguyên nhân bất khả kháng, nợ kéo dài, khó thu,... thì có thể thu được 34.000 tỷ. Đây là khoản nợ doanh nghiệp có thể nộp được, chỉ cần phấn đấu thu 50% đã được 17.000 tỷ đồng rồi", ông Tuấn tính toán.
Nhóm biện pháp thứ hai là tăng trưởng mạnh mẽ việc thanh, kiểm tra doanh nghiệp, với 15-20% trên tổng số 506.000 doanh nghiệp, hộ kinh doanh,... đang kê khai, nộp thuế.
Trong 9 tháng vừa qua cơ quan thuế đã lập biên bản số phải truy thu vào ngân sách là 8.000 tỷ đồng, hiện đã thu được 5.000 tỷ đồng.
"Vậy thì 3.000 tỷ đồng còn lại phải thu được. Không có lý do gì mà doanh nghiệp đã chấp nhận phải nộp 8.000 tỷ đồng rồi mà chúng ta lại không đòi được", ông Tuấn chia sẻ. Kể cả khoản nợ 86 triệu USD của Liên doanh dầu khí Việt - Xô ông Tuấn nhấn mạnh cũng phải "đòi được".
Ngoài ra, từ nay đến cuối năm còn 3 tháng, cơ quan thuế sẽ tập trung thanh kiểm tra những doanh nghiệp có rủi ro cao về nợ, có khả năng nộp, đấu tranh trên cơ sở pháp lý, không phải là tận thu để đảm bảo sự công bằng với các doanh nghiệp khác. Tổng cục Thuế cũng lập tới 5 phòng chuyên về chống chuyển giá để thanh tra sát sao, giúp tăng thu ngân sách.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng lên kế hoạch phát hành 3 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế, mục đích là để tái cơ cấu nợ.
"Chúng ta thực hiện theo nguyên tắc nhu cầu đến đâu sử dụng đến đó vì mức 3 tỷ USD là trần cho cả giai đoạn 2015-2016 chứ không phải bức bách cần thiết một thời điểm. Điều này nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng trong và ngoài, ngắn và dài hạn. Khoản vay 3 tỷ USD sẽ chỉ thay đổi chủ nợ, lãi suất và thời hạn nên không làm gia tăng áp lực nợ công” - ông Tuấn nói.

Ngân sách 'biếu không' 1.000 tỷ đồng cho DNNN?
Tăng thuế gấp 3: Xăng giảm giá ít, ngân sách bội thu
Vay tiền ngân hàng ‘cứu trợ’ ngân sách?




Ngân sách Việt Nam đang 'rất căng'
-Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói ngân sách cạn kiệt, "không còn tiền làm gì cả"

Báo trong nước dẫn lời Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh tiết lộ “ngân sách đang rất căng thẳng” và chỉ còn 45.000 tỷ đồng.

Hôm 23/10, website CafeF tường thuật phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế xã hội và thực hiện ngân sách năm 2015 và kế hoạch năm 2016.

Báo này dẫn lời của ông Vinh: “Ngân sách trung ương hiện chỉ còn 45.000 tỷ đồng. Với mức này không biết để làm cái gì, chưa nói để trả nợ với các thứ. Cho nên gần như không có tiền để làm gì cả”.

Báo cáo của Chính phủ về dự toán ngân sách năm 2016 tăng cao hơn 60.750 tỷ đồng so với năm 2015, chi ngân sách năm ngoái là 17% nhưng năm nay là 20,1%.

Nhưng theo ông Vinh, “những con số nghe rất vui, nhưng bản chất số tuyệt đối năm nay hụt so với năm ngoái. Các địa phương không có tiền, con số tăng chỉ mang tính nghiệp vụ thôi”.

Đáp lại, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng bình luận rằng nếu ngân sách như vậy thì không thể nào “phát triển bền vững” được.Image copyrightGettyImage captionMỗi người dân Việt Nam đang gánh hơn 1.000 đôla nợ công
‘Bội chi năm này qua năm nọ’

Hôm 23/10, trả lời phỏng vấn của BBC, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nhận định: “Tình hình tài chính của Việt Nam đang rất khẩn trương với đầy những vấn đề không được giải quyết: ngân sách cạn kiệt, chi tiêu không được quản lý chặt, lãng phí đầu tư công và rút ruột công trình và nợ công không được xử lý ổn thỏa”.

Theo ông Thành, việc ngân sách cạn kiệt là chỉ dấu sau một quá trình quản lý nhà nước không hiệu quả. Ông diễn giải thêm: “Kinh tế không đủ thu để nuôi ngân sách trong lúc ngân sách bội chi từ năm này qua năm nọ mà không kiềm lại được. Một quốc gia không trả được nợ mà còn phải đi vay để trả nợ cũ thì có vấn đề lớn về quản lý ngân sách nhà nước rồi”.

Ông bày tỏ hy vọng Đại hội 12 sẽ đề cử được lãnh đạo “có biện pháp cứng rắn, khẩn trương và công tâm hơn trong điều hành kinh tế và kiểm soát nợ công, cũng như minh bạch về đầu tư công để tránh lãng phí”.

Trong khi đó, lên tiếng trên báo Một Thế Giới cùng ngày, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bình luận: “Ngân sách không còn tiền để đầu tư là điều nguy hiểm. Ngân sách khó khăn hiện nay đã đến mức ‘tận diệt’ doanh nghiệp chứ không còn là tận thu nữa, nhiều doanh nghiệp không còn sức để làm ăn. Hội nhập đến cửa nhưng các cơ quan quản lý vẫn bình chân như vại.

Nhà nước tận thu như thế này thì làm sao có được tăng trưởng bền vững bởi vì nguồn thu của ngân sách là các doanh nghiệp lại không được chăm sóc, tạo điều kiện phát triển.

Trong bối cảnh thế này đáng ra nhà nước phải giảm thuế, phí cho doanh nghiệp, người dân thuận lợi hơn thì lại thắt chặt và tăng thu".Image copyrightReutersImage captionChuyên gia Bùi Kiến Thành cho rằng kinh tế Việt Nam ngày càng khó khăn vì ngân sách bội chi và không minh bạch về đầu tư công
‘Cực chẳng đã’

Báo Dân Trí hôm 22/10 ghi nhận ý kiến của ông Bùi Đức Thụ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội, đại biểu đoàn Lai Châu: “Dù tỷ lệ nợ công vẫn trong giới hạn an toàn nhưng bội chi đang có xu hướng tăng dẫn đến áp lực tăng nợ công.

Năm 2016, xét về tỉ trọng bội chi ngân sách có giảm so với 2015 nhưng số tuyệt đối lại tăng từ 226.000 tỷ đồng năm lên 254.000 tỷ đồng. Thêm vào đó, năm 2015 trả nợ chỉ được 150.000 tỷ đồng nhưng lại vay bội chi ngân sách 226.000 tỷ đồng và vay trái phiếu chính phủ 85.000 tỷ đồng. Như vậy, khối lượng vay lớn gấp đôi so với khối lượng trả được. Tình trạng này sẽ khó khắc phục trong năm 2016”.

Ông Thụ cũng đề xuất “phát hành sớm trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế với khối lượng 3 tỷ đôla trong bối cảnh lãi suất còn thấp, nếu chần chừ lãi suất sẽ tăng cao hơn và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ”.

Trong một diễn biến khác, Thời báo Kinh tế Sài Gòn hôm 23/10 bình luận rằng việc Chính phủ Việt Nam quyết định thoái toàn bộ vốn nhà nước khỏi 10 doanh nghiệp lớn rơi vào đúng lúc ngân sách đang khó khăn cả về nguồn thu lẫn huy động thông qua phát hành trái phiếu.

“Thị trường không khỏi nghi ngờ liệu có phải đó chỉ là quyết định ‘cực chẳng đã’ để giải quyết bài toán ngân sách trước mắt hay không. Lý lẽ đằng sau quyết định này khi đó sẽ là: bởi không có nguồn thu khả dĩ nào trong thời gian tới để bù đắp cho thâm hụt ngân sách nên Nhà nước buộc phải bán đi những tài sản có giá trị và thanh khoản nhất”, báo này viết.-


-VN 'thoái vốn nhà nước ở Vinamilk'
Chính phủ Việt Nam sẽ thoái vốn nhà nước tại nhiều công ty lớn, gồm cả Vinamilk và FPT.

Truyền thông Việt Nam ngày 13/10 đưa tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Tổng công ty Đầu tư & Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thoái hết 45,1% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).

Văn bản ban hành ngày 8/10 nhưng chỉ mới được công bố hôm 13/10.


Đây là một phần của Đề án tái cơ cấu SCIC.

SCIC được yêu cầu thoái hết vốn tại 10 doanh nghiệp:
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam
Công ty cổ phần viễn thông FPT
Công ty cổ phần FPT
Tổng công ty cổ phần Bảo Minh
Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm Quốc Gia
Công ty cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền Phong
Công ty cổ phần nhựa Bình Minh
Công ty cổ phần hạ tầng và bất động sản Việt Nam
Công ty cổ phần cơ khí và khoáng sản Hà Giang
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang

Thời báo Kinh tế Sài Gòn nói chính phủ Việt Nam có thể thu được 4 tỉ đôla sau khi SCIC thoái toàn bộ vốn tại các doanh nghiệp nêu trên.

Tờ này cho rằng: “Đây là nguồn thu khổng lồ đủ sức bù đắp bội chi ngân sách năm nay, đồng thời giúp Chính phủ có nguồn để cơ cấu một số khoản nợ trong nước khoảng 2 tỉ đôla Mỹ sắp tới hạn.”


-VN muốn vay quốc tế 3 tỷ USD 'để đảo nợ'

Chính phủ Việt Nam đề xuất phương án phát hành trái phiếu quốc tế khoảng 3 tỷ USD để giải quyết hàng loạt khó khăn trong nước.

Đề xuất được Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đưa ra khi báo cáo trước Thường vụ Quốc hội sáng hôm 12/10.


Truyền thông Việt Nam nói Luật Ngân sách không cho phép phát hành trái phiếu quốc tế để đảo nợ.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Phùng Quốc Hiển thừa nhận điều này mặc dù nói việc phát hành trái phiếu mới "gần như là cách khả thi nhất" khi mà phát hành trái phiếu trong nước từ đầu năm đến nay đang gặp khó, vẫn còn hơn 40% chưa thực hiện được.

“Chính phủ đang đề nghị phát hành trái phiếu quốc tế, tất cả đều giành cho đảo nợ. Nếu Quốc hội bảo không thì Chính phủ phải chấp hành, nhưng khi đó tình hình sẽ hết sức khó khăn,” ông Hiển nói.

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng được dẫn lời nói đề xuất này là vì trong giai đoạn 2015-2016 "nguồn vay để bù đắp bội chi còn hạn chế" và "khối lượng trái phiếu đến hạn trong giai đoạn này là tương đối lớn (363.166 tỷ đồng) cần thiết phải thực hiện tái cơ cấu".


Chính phủ đang đề nghị phát hành trái phiếu quốc tế, tất cả đều giành cho đảo nợ. Nếu Quốc hội bảo không thì Chính phủ phải chấp hành, nhưng khi đó tình hình sẽ hết sức khó khănPhùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách

“Các nguồn tài chính trong nước khác đã được huy động tối đa nên không thể dùng để tái cơ cấu danh mục nợ này. Vì vậy, Chính phủ trình Quốc hội cho phép trong giai đoạn 2015-2016 được phát hành trái phiếu quốc tế để tái cơ cấu nợ trong nước”, ông Dũng nói.

Đề xuất khối lượng phát hành trái phiếu quốc tế khoảng 3 tỷ USD, kỳ hạn từ 10-30 năm, được nói là để tái cơ cấu các khoản nợ trái phiếu Chính phủ trong nước giai đoạn 2015-2016.

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng được dẫn lời mô tả điều ông gọi là việc đi vay bằng trái phiếu lần này sẽ "góp phần giảm áp lực về vốn ngoại tệ của các ngân hàng trong nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, giảm áp lực lên tỷ giá hối đoái và ổn định kinh tế vĩ mô."

Chín tháng đầu năm, nợ phải trả của Chính phủ khoảng 160.000 tỷ, trong khi huy động từ trái phiếu mới đạt hơn 127.000 tỷ.

Đầu tháng Chín năm nay, Bộ Tài chính công bố số liệu cho thấy nợ công của Việt Nam tăng lên hơn 2,36 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2014.

Mức này tương ứng với 59,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và cao hơn 5,1% so với cùng kỳ năm 2013.

Hiện trần nợ công của Việt Nam được đặt ở mức 65%.

Nhiều quyết định về kinh tế được đưa ra trước Đại hội Đảng 12.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo con số này có thể sẽ sớm vượt ngưỡng an toàn vì chính phủ không có khả năng giảm nợ công xuống trong năm nay.

Báo điện tử VietnamNet hôm 10/6 dẫn báo cáo từ Bộ Tài chính trong đó nhận định rằng nợ công trong 4 năm qua "vẫn tăng nhanh chóng mặt," và phần tăng lên chủ yếu là nguồn vay trong nước.

Kinh tế gia Nguyễn Trần Bạt hồi giữa năm nay nói với BBC rằng Việt Nam đang đối mặt với khó khăn từ nhiều mặt.

"Khi nào kinh tế khu vực không có cải thiện đáng kể thì chính phủ vẫn phải tiếp tục sử dụng đầu tư để bù đắp suy thoái kinh tế", ông nói.

"Nợ công là một con ngựa khó cưỡi, nhưng lại có thể chở người Việt ra khỏi tình trạng suy thoái mấy năm vừa rồi."

"Tôi nghĩ rất khó để chính phủ có thể giảm nợ công xuống, nếu kinh tế thế giới không có cải thiện đáng kể."

Ông Bạt cho rằng việc Việt Nam không còn được hưởng các khoản vay ưu đãi của quốc tế và phải tiếp cận vốn vay thương mại nước ngoài nhiều hơn trong thời gian tới là một bất lợi lớn.

"Các chi phí dành cho các khoản vay nợ để đầu tư sẽ lớn hơn. Đi kiếm tiền ra để trả lãi sẽ là một gánh nặng thực sự", ông nói

"Tôi không biết là chính phủ sẽ dựa vào đâu để có thể đi qua gánh nặng hiện nay."

Ông cũng cảnh báo về việc tăng thu chỉ đủ để trả lãi nếu không giảm được nợ công.

"Đó là một nguy cơ có thật. Không có cách giải quyết khác. Nếu không làm ra tiền để trả nợ thì phải vay tiếp và càng ngày tỷ trọng đi vay để trả lãi sẽ càng lớn lên."

Hãng tin Bloomberg hôm 10/6 dẫn lời ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng nợ công đang tăng lên "quá nhanh".

Ông Kiên cho biết nợ công có thể tăng lên mức 64% vào cuối năm 2015.

"Nợ công đang tăng ở tốc độ nhanh nhất từ trước đến nay, trong thời điểm mà nền kinh tế tăng trưởng chậm nhất", ông nói trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg.

"Chúng tôi cần phải thận trọng hơn trong việc chi tiêu".

-

Ngân hàng Nhà nước đã chuyển 30.000 tỷ đồng cho ngân sách vay
VNExpress
Bộ Tài chính khẳng định đây là khoản vay ngắn hạn để bù đắp thanh khoản và sẽ được hoàn trả ngay trong năm.
Thông tin nêu trên được ông Đào Xuân Tuế - Phó vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Tài chính chiều 2/10. Theo đó, số tiền 30.000 tỷ đồng nêu trên đã được Ngân hàng Nhà nước chuyển cho Kho bạc để sử dụng cho các nhu cầu của ngân sách trong năm nay.

Trước đó, thông tin về việc Bộ Tài chính vay Ngân hàng Nhà nước đã được lãnh đạo Bộ chia sẻ hồi cuối tháng 7 và cho biết đây là nghiệp vụ kho bạc thông thường, không liên quan đến nguồn vốn đầu tư phát triển. Đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định việc làm này không ảnh hưởng tới các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, do số tiền vay lên tới 1,37 tỷ USD nên dư luận khi ấy cũng đặt ra nhiều nghi ngại về tình hình khó khăn của ngân sách.



Số tiền vay Ngân hàng Nhà nước được Bộ Tài chính dùng để bù đắp thanh khoản thiếu hụt tạm thời. Ảnh minh hoạ: Reuters


Bên cạnh khoản vay nêu trên, tại buổi họp báo chiều nay, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết sau 9 tháng, thu ngân sách đạt 683.000 tỷ đồng, tương đương 75% dự toán và tăng 7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, với việc giá dầu thô giảm mạnh trong những tháng qua, nguồn thu này đã giảm gần 35% so với cùng kỳ, chỉ đạt gần 52.000 tỷ đồng. Để bù đắp, thu nội địa đã tăng 17% so với 9 tháng đầu năm 2014.

Ở chiều ngược lại, chi ngân sách 9 tháng đạt gần 824.000 tỷ đồng, trong đó khoản chi để trả nợ và viện trợ là gần 114.800 tỷ, tương đương gần 17% số thu ngân sách. Tỷ lệ này được lãnh đạo Vụ Ngân sách Nhà nước đánh giá là đảm bảo các mục tiêu của chiến lược nợ công, khi tỷ lệ trả nợ bình quân thấp hơn 25% nguồn thu hằng năm.

Tuy vậy, một khó khăn đối với ngân sách cũng được lãnh đạo Bộ Tài chính thừa nhận là vấn đề huy động vốn khi luỹ kế đến 30/9, tổng lượng trái phiếu mà Kho bạc Nhà nước huy động được đạt gần 127.500 tỷ đồng (đã bao gồm một tỷ USD phát hành tại trong nước), tương đương 51% kế hoạch và 61% so với cùng kỳ. Nguyên nhân được cơ quan này lý giải do tác động của việc phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, khiến các đồng tiền khác (trong đó có tiền đồng) phải hạ giá theo. Điều này đã tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư trên thị trường, dẫn tới giảm nhu cầu mua trái phiếu Chính phủ.
Cuối tháng 7/2015, Tổng cục Thuế đã công bố 600 doanh nghiệp nợ thuế lớn nhất cả nước. Tuy nhiên tại thời điểm đó, đã xuất hiện một số sai sót, nhầm lẫn đối với các đơn vị đã nộp thuế đầy đủ. Tại cuộc họp báo chiều nay, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - Nguyễn Đại Trí cho biết cơ quan quản lý đã có điều chỉnh với những trường hợp này và xin lỗi công khai. "Còn lại đa số đều tâm phục, khẩu phục", vị này nói.
Tuy nhiên, về tiến độ truy thu, đại diện ngành thuế cho biết trong số gần 12.660 tỷ đồng nợ đọng, cơ quan quản lý đến nay mới truy thu được khoảng 2.200 tỷ đồng. Kết quả này được đánh giá là chưa đạt yêu cầu và cần nỗ lực hơn nữa trong những tháng cuối năm. 

Bộ Tài chính vay Ngân hàng Nhà nước 30.000 tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước: Ngân sách vay không ảnh hưởng mục tiêu tiền tệ ...




Bộ Tài chính đã vay Ngân hàng Nhà nước 30.000 tỷ đồngVnEconomy
Tăng thu nội địa để bù đắp giảm thu từ dầu thô và xuất khẩuĐài Tiếng Nói Việt Nam
Bộ Tài chính đã vay xong 30.000 tỷ đồng từ NHNNDân Trí
Tiền Phong -Báo An ninh tiền tệ và truyền thông -XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật

-Việt Nam tiêu tùy tiện: Năm nào cũng giải ngân "khẩn cấp" (ĐV 21-5-15)
- Chi tiêu tùy tiện biểu hiện sự thiếu nghiêm minh của pháp luật và tính tham lam của một bộ phận công chức
PGS.TS Nguyễn Hồng Nga - Phó trưởng Khoa Kinh tế, Trưởng bộ môn Kinh tế học, ĐH Kinh tế - Luật ĐHQG TP.HCM nêu quan điểm.
PV:- Thưa ông, tại buổi tọa đàm góp ý kiến sửa đổi dự thảo Luật ngân sách nhà nước, một lần nữa các chuyên gia phải thốt lên "Việt Nam tiêu tiền tùy tiện nhất thế giới". Trước đó, cũng nhiều chuyên gia đã nêu những dẫn chứng người Việt tiêu hoang hơn cả Mỹ: chi tiếp khách, hội họp.... Ông bình luận thế nào trước những ý kiến trên? Theo ông, liệu đó có phải biểu hiện của tính hiếu khách truyền thống của Việt Nam hay không?

PGS.TS Nguyễn Hồng Nga: - Đúng là ở VN tiêu tiền tùy tiện hàng đầu thế giới. Không chỉ từ chiếc bánh Ngọt mang tên NSNN mà người dân cũng chi tiêu lãng phí. Nhiều cơ quan nhà nước, đến hẹn phải chạy để mà chi tiêu, chứ không sang năm bị cắt kinh phí vì “tội” không tiêu hết tiền. Vì thế, cuối năm, hàng loạt hội thảo các cấp được tiến hành “khẩn cấp” để giải ngân các khoản mục đã được duyệt chi từ NSNN.

Người dân thì xài sang, sính hàng ngoại, chi tiêu hoang phí, không hiệu quả.

Cũng có thể nói, đây là biểu hiện một phần nào đó tính hiếu khách truyền thống của người Việt từ xa xưa, nhất là người Nam bộ.

Tuy nhiên trong thời đại công nghệ hiện nay, việc chi tiêu tùy tiện biểu hiện sự thiêu nghiêm minh của pháp luật và tính tham lam của một bộ phận cán bộ. Đây là lỗ hổng thể chế cần phải được lấp trong thời gian ngắn nhất.

Ảnh minh họa


PV:- Xét về vấn đề chi tiêu ngân sách, sự lãng phí này có hậu quả như thế nào: lãng phí lớn nguồn thu hay tạo nên tâm lý chi tiêu tủy tiện tiền ngân sách (mà thực chất là tiền đóng thuế của người dân)?

PGS.TS Nguyễn Hồng Nga: - Sự lãng phí trong chi tiêu công gây ra nhiều hệ quả tương đối nghiêm trọng.

Thứ nhất, đây là nguồn thu từ thuế, nên cần phải sử dụng hiệu quả để người dân được hưởng lợi ích từ những đồng thuế từ thu nhập của mình. Sử dụng tùy tiện là có lỗi với người dân.

Thứ hai, thay vì tiền thuế được đầu tư hiệu quả, sự lãng phí trong chi tiêu sẽ gây ra hiệu ứng sài tiền vô tội vạ và không có trách nhiệm của các cơ quan nhà nước.

Thứ ba, việc lãng phí nguồn lực và không sử lý việc chi tiêu vô tội vạ sẽ làm cho quan chức nhà nước trở nên tắc trách, hành động vì lợi ích cá nhân chứ không vì mục đích cộng đồng và xã hội.

Thứ tư, sử dụng lãng phí NSNN sẽ làm cho chất lượng tăng trưởng không được bảo đảm, tiền đáng lẽ của dân phải trở lại cho người dân thì chui vào một số cá nhân có chức quyền, bổng lộc.

Thứ năm, tạo ra một lớp người giàu có không dựa trên tinh thần kinh doanh khởi nghiệp mà dựa vào tiền chùa. Điều này tác động tiêu cực đến động cơ học tập và làm việc của giới trẻ hiện nay.

PV:- Có chuyên gia cho rằng, sự lãng phí cho tiếp khách, hội họp... như trên không đáng kể gì so với nhiều dự án ngàn tỉ đang bị bỏ hoang, chi phí làm đường cao tốc đắt hơn Mỹ, công trình hoành tráng quá cỡ, lãng phí nhiều nhất trong đầu tư công... nhưng chính sự tùy tiện trong việc dùng ngân sách là căn nguyên của những lãng phí lớn hơn nói trên. Ông có đồng tình với ý kiến đó không và vì sao?

PGS.TS Nguyễn Hồng Nga: - Tôi chưa hoàn toàn đồng ý với ý kiến trên, nếu có một tính toán sau đây. Với giả định chi tiêu cho tiếp khách, hội họp chiếm khoảng 10% NSNN, chúng ta có thể tính toán được số tiền là 130 ngàn tỷ, tương đương với hơn 6 tỷ đô la.

Nếu chi tiêu cho đầu tư phát triển chiếm khoảng 25% chi tiêu công thì số chi tiêu này vào khoảng 325 ngàn tỷ, tương ứng với khoảng 15.5 tỷ đô la. Nếu tỷ lệ thất thoát trong đầu tư công vào khoảng 40% thì số tiền lãng phí vào khoảng hơn 6 tỷ đô la. Con số này đúng bằng chi tiêu cho tiếp khách, hội họp…

Đành rằng, những công trình hoành tráng, những dự án ngàn tỷ sẽ có tác động làm tăng GDP và sẽ được đưa vào sử dụng sớm muộn, nhưng chính vì sự tùy tiện trong việc sử dụng tiền từ NSNN là căn nguyên của việc lãng phí vô tùy tiện nói trên. Đúng như các cụ nói: nghèo mà chơi sang. Chỉ số hiệu quả đầu tư công của VN rất cao, ICOR của khu vực nhà nước vào khoảng 8.


PV:- Thưa ông, nhiều người cho rằng cái khó của Việt Nam là rất nhiều công trình đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu dựa vào nguốn vốn vay, nguồn viện trợ nên phải chịu các ràng buộc. Còn việc hào phóng chi tiêu cho việc hội họp lễ tân đâu đó vẫn được xem như sự đảm bảo về năng lực tài chính và tiềm lực quốc gia. Quan điểm của ông như thế nào? Nếu như vậy thì muốn giảm bớt sự xài sang của Việt Nam đi có đơn giản hay không?

PGS.TS Nguyễn Hồng Nga: - Đúng là chúng ta nghèo nên rất nhiều công trình đầu tư công dựa vào nguồn vốn vay và nguồn vốn viện trợ, nên chắc chắn chịu nhiều ràng buộc theo thông lệ quốc tế, nhất là vốn ODA.

Cá nhân tôi không đồng tình với quan điểm chi tiêu nhiều cho hội họp, lễ tân là sự chứng minh cho năng lực tài chính và tiềm lực quốc gia. Năng lực tài chính của quốc gia được thể hiện độ tín nhiệm quốc tế qua các đánh giá của các tổ chức quốc tế như Moody, WB, IMF, khả năng trả nợ trong ngắn và dài hạn. Tiềm lực của quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quốc phòng, an ninh, tăng trưởng kinh tế, chỉ số sáng tạo, năng lực công nghệ…, chứ không phụ thuộc vào việc hào phóng chi tiêu công không hiệu quả.

Thực ra việc giảm bớt xài sang không quá phức tạp như người ta thường nghĩ.

Một là, cần qui định và giám sát chặt chẽ chi tiêu công, nhất là những chi tiêu liên quan đến hội họp, ăn uống. Cho dù chúng ta có Luật chi tiêu công mới đã được bổ sung, nhưng chính việc giám sát không nghiêm minh đã dẫn tới lãng phí vô tội vạ.

Hai là, cần có một cơ quan nhà nước (hoặc thuê nước ngoài) chuyên trách thực hiện việc giám sát thực hiện chi tiêu NSNN. Chúng ta có rất nhiều các cơ quan đoàn thể thực hiện việc giám sát nhưng thực hiện rất chồng chéo và không hiệu quả.

Ba là, cần công khai, minh bạch các khoản chi tiêu của các cơ quan công quyền. Loại bỏ kiểu, các chi tiêu khác 10%. Hãy tính con số 10% như ở trên là khoảng 130 ngàn tỷ, đủ để chúng ta xây dựng 15 chiếc cầu Cần Thơ.

Bốn là, cần xử lý nghiêm minh những cá nhân và tổ chức sử dụng phi hiệu quả các khoản chi từ NSNN.

Năm là, vận động cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp tiết kiệm chi tiêu công, nhất là các chuyến đi công tác trong và ngoài nước. Các vị lãnh đạo hãy làm gương trong việc sử dụng NSNN

Sáu là, cần có một bộ tiêu chí đánh giá chi tiêu công, mạnh dạn khoán thí điểm một số lĩnh vực.

Bảy là, giảm bớt bộ máy công quyền khoảng 1/3. Điều này sẽ làm cho thu nhập của cán bộ nhà nước tăng lên 50% và bộ máy chính quyền tinh gọn sẽ giảm nhiều chi tiêu công không minh bạch.

PV:- Bộ Tài chính vừa mới thừa nhận, nợ công của Việt Nam đã gần sát ngưỡng Quốc hội cho phép nhưng trong điều kiện hiện tại chúng ta vẫn tiếp tục phải đi vay thêm. Ông bình luận như thế nào về phát biểu trên? Tư duy của người quản lý túi tiền quốc gia như vậy có khiến ông kỳ vọng sẽ có một chiến lược thắt chặt chi tiêu, giúp Việt Nam dần thoát khỏi vòng luẩn quẩn nợ nần?

PGS.TS Nguyễn Hồng Nga: - Việc một nước đang phát triển như VN đi vay nợ là điều bình thường khi vốn trong nước còn hạn hẹp và đầu tư để phát triển cần được quan tâm hầu kết trong mọi lĩnh vực, nhất là cơ sở hạ tầng cứng và mềm.

Quan trọng là chúng ta sử dụng nguồn vốn đi vay như thế nào cho hiệu quả đối với cả nền kinh tế. Vấn đề hiệu quả đầu tư công ở VN hiện nay rất nóng bỏng với chỉ số ICOR bình quân, theo chúng tôi là trên 8, trong khi khu vực tư nhân vào khoảng 4. Do vậy hiệu quả đầu tư công chưa bằng nửa so với tư nhân.


'Việt Nam tiếp khách một tháng bằng châu Âu chi một năm'


Tất nhiên, không phải đầu tư nào của nhà nước cũng có tác động ngay tức thì, nhất là đầu tư vào cơ sở hạ tầng cứng. Nhưng cần phải có tư duy rằng, nhà nước chỉ nên đầu tư vào các lĩnh vực mà khu vực tư nhân không thể, không muốn và không được phép kinh doanh. Còn các lĩnh vực khác để tư nhân làm sẽ hiệu quả hơn nhiều. Tư nhân có động cơ lợi nhuận, còn khu vực nhà nước, nhất là các DNNN (trừ các DN công ích) không hoạt động vì lợi nhuận mà động cơ chi càng nhiều càng tốt, bất kể mục tiêu thế nào.

Nếu còn đặt nặng nặng vào chỉ số tăng trưởng GDP dựa trên đầu tư, chứ không dựa trên công nghệ và chất xám, vấn đề nợ công sẽ chưa thể được giải quyết tận gốc. Tôi nhắc lại là chưa có nghiên cứu nào chỉ ra một ngưỡng an toàn nợ công. Quan trọng là cần sử dụng vốn một cách hiệu quả, nhất quán và minh bạch.

PV:- Xin cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn báo Đất Việt!



Gần một tỉ đôla tài sản Nhà nước là xe côngPLO
Riêng năm 2014, Việt Nam chi gần 500 tỉ đồng mua mới 507 xe công cho các Bộ, ngành, địa phương. TIN LIÊN QUAN. Thủ tướng chỉ thị: Không ban hành chính sách mới làm tăng chi, giảm thu ngân sách · Bộ GD&ĐT yêu cầu không tham gia lễ hội bằng xe ...
Gần một tỷ đôla tài sản Nhà nước là xe côngVNExpress
-Nghịch lý ngân sáchVNExpress  20/5/2015
Thẩm tra báo cáo ngân sách năm 2013 trong đó Chính phủ xin quyết toán khoản lạm chi hơn 41.000 tỷ đồng, Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội chỉ ra nhiều bất cập gây lãng phí và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội.

Trình bày báo cáo thực hiện ngân sách Nhà nước 2013 trước Quốc hội chiều 20/5, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng thay mặt Chính phủ đề nghị duyệt số bội chi 236.769 tỷ đồng, vượt 41.269 tỷ đồng so với mức Quốc hội đã điều chỉnh, bằng 6,6% GDP thực tế.


Số vượt này, theo Chính phủ là do tăng chi từ nguồn vốn ODA (29.422 tỷ đồng) và tăng chi trả nợ quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng (13.190 tỷ đồng) phát sinh năm 2011, nên theo quy định phải tăng mức bội chi ngân sách tương ứng.
phung-quoc-hiens-3169-1432126759.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Phùng Quốc Hiển. Ảnh: Quochoi.gov.vn
Thẩm tra báo cáo này, Uỷ ban Tài chính và Ngân sách cho rằng việc tăng bội chi so với mức báo cáo Quốc hội thể hiện việc chấp hành kỷ luật tài chính chưa nghiêm.
Dù vậy, cơ quan này đồng tình rằng việc tăng chi trả nợ quỹ hoàn thuế để bảo đảm tính trung thực, minh bạch của quyết toán ngân sách là hợp lý. Do đó, ủy ban đã đề nghị Quốc hội cho quyết toán số tiền này.
Với tăng chi ODA, theo cơ quan thẩm tra, giải ngân tăng nhanh là một kết quả tích cực, thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng trưởng kinh tế.
"Thế nhưng, việc Chính phủ chưa báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội là chưa phù hợp vquy định của Luật Ngân sách nhà nước. Song đây là số đã phát sinh, do vậy, đề nghị Quốc hội cho phép quyết toán", Ủy ban đề nghị.
Cơ quan thẩm tra cũng đã chỉ ra nhiều điều nghịch lý trong chi ngân sách. "Theo Chính phủ, hầu hết các khoản chi đạt và vượt dự toán. Tuy nhiên, vẫn còn một số khoản chi quan trọng không đạt dự toán được Quốc hội quyết định, ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và gây lãng phí nguồn lực", báo cáo thẩm tra chỉ ra và dẫn chứng: chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề có dự toán 164.401 tỷ đồng nhưng quyết toán chỉ đạt 94,6%; chi sự nghiệp khoa học, công nghệ đạt 85,3% dự toán.
Hay chi chương trình mục tiêu quốc gia năm 2013 là 20.030 tỷ đồng, đạt 111% (tăng 2.216 tỷ đồng) so với dự toán thế nhưng có ba chương trình quan trọng lại không đạt dự toán là y tế (73%), chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (87%) và chương trình khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường (89%).
"Ngoài nguyên nhân do nhiều nhiệm vụ, khối lượng đã thực hiện nhưng chưa đủ thủ tục quyết toán thì nhiều chương trình mục tiêu quốc gia phân bổ và giao vốn quá chậm, một số chương trình tiến độ triển khai chậm, dẫn đến sử dụng ngân sách Nhà nước kém hiệu quả. Hiện tượng sử dụng sai kinh phí, sai đối tượng, sai mục đích, phân bổ vốn không kịp thời, tỷ lệ giải ngân thấp vẫn xảy ra, trong đó một số mục tiêu của chương trình đạt thấp, chưa phát huy hiệu quả", Ủy ban Tài chính Ngân sách chỉ rõ.
Bên cạnh đó, đối với khoản 16.000 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ, đóng tàu, trang thiết bị cho cảnh sát biển, lực lượng kiểm ngư tỷ lệ giải ngân cũng còn thấp. Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ có giải pháp phù hợp để bảo đảm giải ngân nguồn vốn này kịp thời, hiệu quả.

Ngân sách vay nước ngoài mỗi năm 4-5 tỷ USD / Ngân sách 2013 bị lạm chi hơn 41.000 tỷ đồng
...
Bội chi hơn 41.000 tỷ đồng, nghĩa vụ trả nợ ở mức caoDân Trí
Tăng bội chi ngân sách là chấp hành kỷ luật tài chính chưa nghiêmvietbao (lời tuyên bố phát cho các báo)
Quyết toán ngân sách năm 2013: Chủ yếu tăng chi cho đầu tư phát ...Thời báo Tài chính Việt Nam


-Vay 5 tỷ USD/năm: Nợ công sắp chạm trần, không thể dừng lại (VEF 16-5-17) -- 

"10 năm trở lại đây, Việt Nam vay khoảng 4-5 tỷ USD/năm. Nợ công gần chạm trần cho phép trong khi sức ép trả nợ ngày càng lớn. Thế nhưng, Bộ Tài chính khẳng định đó là điều không thể tránh khỏi"

Biết trước mà không tránh được

Giống như chấp nhận sống chung với lũ, Bộ Tài chính mới đây đánh giá: nợ công đang tăng nhanh, chưa bền vững, quản lý phân tán, sử dụng dàn trải.... Và nợ công có quy mô lớn là điều không thể tránh khỏi, bởi nguồn lực hạn chế, vẫn cần phải đi vay.


Ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính cho biết, 10 năm trở lại đây, chúng ta vay mỗi năm khoảng 4-5 tỷ USD. Sau năm 2020, việc đi vay mượn với ưu đãi của nước ngoài sẽ giảm dần do Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình.

Dù nợ công đã tiến sát ngưỡng an toàn mà Quốc hội cho phép nhưng an toàn nợ công thể hiện ở việc chúng ta có khả năng thu xếp, bố trí để chi trả hay các khoản vay hay không?

Trên thực tế, con số nợ công ngày càng phình to với các cách tính khác nhau vẫn là điều rất đáng lo ngại.

Năm 2014, tổng vốn vay nợ công cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội đã huy động 627,8 nghìn tỷ đồng, bằng 60,3% GDP. Đây cũng là năm mà nợ công Việt Nam tăng mạnh nhất trong dự kiến 10 năm 2011-2020 của Bộ Tài chính.



Con số nợ công ngày càng phình to với các cách tính khác nhau vẫn là điều rất đáng lo ngại.


Năm nay, nợ công đã được dự đoán sẽ tiếp tục tăng lên mức 64% GDP và sẽ chạm sát trần vào năm 2016 với tỷ lệ 64,9% GDP. Sau đó, từ năm 2017, nợ công sẽ giảm dần để đến năm 2020 xuống mức 60,2% GDP.

Trên thực tế, nếu theo Chiến lược nợ công quốc gia của Việt Nam, chúng ta đã tiêu gần hết dư địa quy mô an toàn nợ công và sắp chạm trần sớm hơn 5 năm, bởi 65%/GDP ngưỡng an toàn là quy định cho năm 2020.

Tính theo USD, nợ công của Việt Nam hiện vào khoảng 84,9 tỷ USD. Trung bình mỗi người dân đang gánh hơn 937 USD tiền nợ.

Nhóm nghiên cứu của Học viện Chính sách và phát triển, Bộ Kế hoạch đầu tư trước đây đã cho hay, nếu tính thêm 5 khoản nợ phải trả của Ngân sách và chi phí dự phòng thì con số nợ công sẽ thêm 7-8% so với con số chính thức trên đây.

Chưa kể, rủi ro nợ công còn đến từ các khoản nợ tự vay của các DNNN, lên tới cả 1,1 triệu tỷ đồng. Nếu các DNNN này yếu kém, không trả được thì Chính phủ sẽ buộc phải trả thay.

Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Quản lý nợ vẫn cho rằng, không thể tính nợ DNNN vào nợ công vì như vậy sẽ bất bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác. Khi chuyển sang cơ chế thị trường và theo Luật doanh nghiệp, các DNNN phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng vốn, hiệu quả hoạt động của mình.



Việt Nam trả nợ đúng hạn


Theo ông Long, "Việt Nam đang làm tốt nghĩa vụ trả nợ, nợ đến hạn đều được trả đúng hẹn".



Nợ công gần chạm trần cho phép trong khi sức ép trả nợ ngày càng lớn.


Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước vẫn dưới ngưỡng không quá 25% theo quy định, năm 2014 là 13,8%; năm 2015 dự kiến khoảng 16,1%.

Song, theo nhóm chuyên gia kinh tế trên, nếu nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ bao gồm cả các khoản vay về cho vay lại, thì tỷ lệ này đã vượt trần" từ lâu. Năm 2014, tỷ lệ này là 25,92% và năm 2015 sẽ phải là 31,75% tổng thu ngân sách

Còn nếu tính tỷ lệ tổng nghĩa vụ trả nợ công trên thu ngân sách thì các tỷ lệ trả nợ còn lớn hơn nữa, năm 2013 là 33,39%, năm 2014 là 38,07% và năm nay sẽ lên tới con số 45,02%.

Cục trưởng Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại lý giải, 40% khoản vay về, được ngân sách phân bổ lại cho các dự án, các đối tượng khác. Các chủ đầu tư được vay lại sẽ phải có trách nhiệm trả nợ nên không thể tính vào khoản chi trả nợ trực tiếp từ ngân sách.

Trước áp lực trả nợ ngày càng lớn và phải giảm dần đảo nợ, Bộ Tài chính đã ngừng phát hành Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn ngắn hạn mà chỉ phát hành kỳ hạn từ 5 năm.

Song, về lâu dài, Học viện Chính sách và phát triển đã khuyến nghị rằng, phải giải quyết nhanh nợ xấu trong ngân hàng, sử dụng hiệu quả đồng vốn vay thì mới mong nợ công bền vững.

Đặc biệt, nhóm này đã đề nghị nên thoái vốn Nhà nước để giảm số nợ công trên.

Theo tính toán, tỉ lệ lãi suất bình quân của tổng nợ công là 4,7%/năm, tổng số lãi và phí phải trả 1 năm là gần 88 ngàn tỷ. Vốn chủ sở hữu của Nhà nước trong các DNNN là 1.116 ngàn tỷ.

Nếu trong năm 2015 - 2017, Chính phủ thoái 50% vốn trong DNNN, khoảng 560 ngàn và với tỷ lệ vốn hóa trên thị trường chứng khoán bình quân bằng tỷ lệ vốn hóa hiện nay của các DNNN (2,55 lần mệnh giá) thì Nhà nước sẽ thu về được khoảng 1,43 triệu tỷ VND. Số tiền này sử dụng cho đầu tư phát triển thay cho việc vay nợ với mức ước bình quân 238 ngàn tỷ/năm theo dự kiến 2015-2020.

Như vậy, Chính phủ chỉ phải vay nợ khoảng 67 ngàn tỷ/năm, tương đương 3,5 tỷ USD, giảm chi phí trả lãi vay, đảm bảo nợ công an toàn, bền vững dưới 65%/GDP như quy định.


-Mỗi người Việt “gánh” hơn 21 triệu đồng nợ công


Con số này đã tăng 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu 1 năm trước, mỗi người Việt “gánh” khoảng 896 USD nợ công thì tới thời điểm sáng 4/5/2015, số nợ công trên đầu người đã lên tới 979,77 USD.

(Ảnh chụp màn hình sáng 4/5/2015)
(Ảnh chụp màn hình sáng 4/5/2015)
Theo cập nhật tại Đồng hồ nợ công quốc tế trên tạp chí Economist sáng nay (4/5), hiện tại, tổng nợ công của Việt Nam đang ở mức 89,08 tỷ USD, chiếm tỉ lệ 46,6% GDP và tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại thời điểm này năm ngoái, nợ công của Việt Nam là 81 tỷ USD chiếm tỉ lệ 47,9% GDP.

Và như vậy, với dân số 91,46 triệu dân, bình quân mỗi người Việt đang “gánh” trên mình 979,77 USD nợ công, tức khoảng 21,2 triệu đồng (cùng kỳ năm ngoái, con số này là 896 USD).

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng công bố số liệu cho biết, dư nợ công ở thời điểm 31/12/2014 bằng 59,4% GDP, dư nợ Chính phủ bằng 47,1% GDP, dư nợ ngoài nước bằng 40,3%, trong giới hạn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Theo đánh giá của Chính phủ, đỉnh nợ công quốc gia sẽ đạt mức 64,9% vào năm 2016 và giảm dần, đến năm 2020 chỉ còn 60,2%.

Đánh giá về tình hình nợ công của Việt Nam, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, khả năng Việt Nam rơi vào một cuộc khủng hoảng nợ công là không cao. Mức độ nợ công luôn được báo cáo ở dưới ngưỡng an toàn, các điều chỉnh về mặt pháp luật là tương đối hợp lý và phù hợp với hoàn cảnh cũng như điều kiện hiện tại. 

Tuy nhiên, theo ông Thiên, vấn đề không nằm ở con số nợ công là bao nhiêu, mà là ở xu hướng tăng trưởng của nợ công và khả năng trả nợ. Nghĩa là cần cân nhắc trong tương lai ngắn hạn rất có khả năng nợ công của Việt Nam sẽ tăng vượt ngưỡng 65% và khả năng trả nợ là rất khó khăn và hạn chế, xét trên những rủi ro về nợ công, quản lý nợ công và vấn về thâm hụt ngân sách.

Theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, cách hạch toán ngân sách nhà nước ở Việt Nam không theo thông lệ quốc tế. Nhiều khoản chi ngân sách từ nguồn trái phiếu chính phủ cho các dự án giáo dục, thuỷ lợi, y tế... được để ngoài bảng và không được tính đầy đủ vào thâm hụt ngân sách và nợ công. 

Chi cho các công trình lớn kéo dài cũng được phân bổ dần vào quyết toán ngân sách nhiều năm chứ không tính cả vào năm trái phiếu được phát hành để vay nợ. Sự bỏ sót trong hạch toán thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam được thể hiện rất rõ thông qua số chênh lệch giữa lượng trái phiếu chính phủ phát hành vay nợ thực tế hàng năm và con số trái phiếu chính phủ phát hành phản ánh trong Quyết toán. 

Bên cạnh đó, còn một lượng nợ lớn của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không được Chính phủ bảo lãnh, cũng không được phản ánh trong bội chi ngân sách và nợ công hàng năm như thông lệ và khuyến cáo của nhiều tổ chức quốc tế. Sự thiếu nhất quán trong cách hạch toán tài khoá khiến cho con số thống kê không phản ánh chính xác về thực trạng nợ công của Việt Nam, gây nhiễu loạn thông tin cho những người tham gia thị trường, khiến cho việc so sánh quốc tế, đánh giá, và quản lý rủi ro nợ công của Việt Nam khó khăn.

Cùng quan điểm, TS Ngô Trí Long cũng chỉ ra rằng, cách tính nợ công của Việt Nam và quốc tế có sự vênh nhau, không khớp với nhau. Điều đó có nghĩa nợ của doanh nghiệp nhà nước, nợ của một số chính quyền địa phương hoặc tổ chức thuộc nhà nước được nhà nước không tính vào đó. Với tỷ lệ nợ công so với GDP như vậy đồng thời với những khó khăn thách thức cũng như xu hướng nợ công tăng, khả năng chi trả và việc sử dụng không hiệu qủa thì đây là tình trạng đáng báo động… - ông Long quan ngại.

Để chủ động tái cơ cấu danh mục nợ công hiện hành, hồi năm ngoái, Bộ Tài chính đã phát hành thành công trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ra thị trường vốn quốc tế với tổng khối lượng 1 tỷ USD (hơn 21.000 tỷ đồng) và thành công vượt mức mong đợi về lãi suất (4,7%/năm, so với mức lãi suất dự kiến ban đầu khi chào bán là 5,125%/năm) giúp tiết kiệm được khoảng 32,5 triệu USD tiền thanh toán lãi trái phiếu Chính phủ (trong 10 năm).

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, Bộ Tài chính đã xin ý kiến phát hành Trái phiếu ra thị trường quốc tế giai đoạn 2016-2020, với mục tiêu đầu tiên là huy động vốn cho nền kinh tế để tái cơ cấu nợ. Tuy nhiên, ông không đề cập tới giá trị số trái phiếu dự kiến phát hành là bao nhiêu.

Ông Tuấn cho biết, việc phát hành nhằm mục đích thay các khoản vay với thời gian ngắn lãi cao bằng khoản vay có lãi suất hợp lý với thời gian dài hơn, trên cơ sở hệ số tín nhiệm của Việt Nam cao hơn trước.



 >>  Tiếp tục phát hành trái phiếu quốc tế để tái cơ cấu nợ công
 >>  Việt Nam có nguy cơ rơi vào khủng hoảng nợ công?
 >>  TS Lê Đăng Doanh: Nợ công Việt Nam cao hơn ADB cảnh báo


-Nợ xấu tại Việt Nam “đáng sợ và đáng ngờ” (VnEconomy)-Con số rất đáng sợ, song sự giảm mạnh của nợ xấu theo công bố mới nhất lại được cho là... đáng ngờ. Tốc độ tăng và mức độ là trầm trọng, nhưng biện pháp nào được coi là hữu hiệu để xử lý nợ xấu trong bối cảnh hiện nay lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Đáng sợ và đáng ngờ là thông điệp được đưa ra ở hầu hết các đề cập về nợ xấu trong không ít tham luận tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013 do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức tại tại Nha Trang (Khánh Hòa) trong hai ngày 5 và 6/4.
Theo phân tích của TS. Trịnh Quang Anh (Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam), nếu cộng cả những khoản nợ xấu tiềm tàng, gồm nợ khoanh, nợ được cơ cấu lại theo Quyết định 780/QĐ-NHNN và nợ được cơ cấu lại của Vinashin, Vinalines, tổng nợ xấu ngân hàng được ước tính sẽ vọt tới tầm nửa triệu tỷ đồng.
Con số tương đương 18% tổng dư nợ tín dụng, gần 10% tổng tài sản toàn hệ thống hay khoảng 17% GDP danh nghĩa 2012 này được tác giả bản tham luận nhấn mạnh là “đáng sợ”, dù rất có thể còn trầm trọng hơn trong thời gian tới.
Không khó để có thể đồng cảm với cảm giác đó, bởi một năm trước, tạiDiễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2012, chính ông Quang Anh đã đưa ra con số ước tính, nếu hạch toán đúng và áp dụng chuẩn quốc tế về phân loại nợ, nợ xấu ngân hàng thực chất sẽ đạt tới mức ít nhất là 10% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, tức khoảng trên 10 tỷ USD, chiếm gần 10% GDP hiện hành của Việt Nam.
Cho dù một bức tranh toàn diện về thực trạng nợ xấu ngân hàng chưa bao giờ được đưa ra, thì theo vị chuyên gia này, các con số nói trên cũng đã là một minh chứng mạnh mẽ để giải thích tại sao tín dụng cho nền kinh tế rơi vào đình trệ, thanh khoản hệ thống ngân hàng bất ổn và nền kinh tế chìm sâu hơn trong suy thoái.
Con số rất đáng sợ, song sự giảm mạnh của nợ xấu theo công bố mới nhất lại được cho là... đáng ngờ.
Phân tích của TS. Tô Ánh Dương (Viện Kinh tế Việt Nam) cho thấy, với nhiều khoản nợ xấu đã được làm đẹp bằng những khoản vay mới để trả nợ cũ quá hạn và nhờ tăng trưởng tín dụng ảo cuối năm thì tỷ lệ nợ xấu giảm 2% trong 60 ngày đầu năm nay chỉ là giảm số liệu chứ không phải là bản chất.
Nhắc đến số nợ xấu giảm rất nhanh từ mức 8,82% vào cuối tháng 9/2012 xuống còn 6% vào tháng 2/2013, TS. Tô Ngọc Hưng, Giám đốc Học viện Ngân hàng cho rằng đây cũng là vấn đề cần xem xét.
Ông Hưng cũng nhìn nhận, việc nợ xấu giảm chủ yếu do ngân hàng thương mại tăng cường “trích lập” dự phòng và đẩy mạnh xử lý nợ xấu bằng quỹ này, theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước là chưa hoàn toàn chính xác. Bởi chỉ khi ngân hàng thực sự sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xóa nợ thì nợ xấu mới thực sự được xóa khỏi bảng cân đối của ngân hàng, khi đó giá trị nợ xấu mới giảm.
Tốc độ tăng và mức độ là trầm trọng, nhưng biện pháp nào được coi là hữu hiệu để xử lý nợ xấu trong bối cảnh hiện nay lại là câu hỏi không dễ trả lời, dù đã được bàn thảo "nát nước".
Khẳng định chắc chắn rằng việc xử lý nợ xấu không thể diễn ra trong ngắn hạn, song TS. Tô Ngọc Hưng khá lạc quan khi cho rằng khả năng xử lý toàn bộ nợ xấu của nền kinh tế là tương đối khả quan mà không cần nhiều tới nguồn từ ngân sách cũng như sự hỗ trợ của nước ngoài.
Theo nguyên tắc thị trường thì trước tiên trách nhiệm xử lý nợ xấu thuộc về bản thân các ngân hàng. Đối với ngân hàng, nguồn để xử lý nợ xấu chỉ có thể là khoản trích lập dự phòng rủi ro, tài sản đảm bảo và cuối cùng là vốn tự có, ông Hưng phân tích.
Phân tích 3 kịch bản kinh tế từ phục hồi nhanh chóng, phục hồi dần dần và chưa thoát khỏi tình trạng suy thoái, vị Giám đốc học viện Ngân hàng cho rằng chỉ từ việc xử lý tài sản đảm bảo, ngân hàng đã có thể xử lý được phần lớn số nợ xấu hiện nay.
Điều này cũng có vẻ khá logic với câu trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, rằng Chính phủ không dùng tiền ngân sách để xóa nợ cho các ngân hàng.
Tuy nhiên, theo quan điểm của TS. Trịnh Quang Anh thì nguồn tài lực để xử lý nợ xấu trước hết phải là công quỹ quốc gia (nếu không có đủ thì Chính phủ phải đi vay quốc tế), trước khi tính đến chuyện quy kết, trừng phạt những tổ chức, cá nhân cụ thể nào đó đã làm bậy, gây ra hậu quả tệ hại cho nền kinh tế như đã thấy.
Lý do là chính những yếu kém, mất cân đối nội tại của nền kinh tế trong nước do năng lực bất cập trong điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ những năm qua, mới là căn nguyên của thực trạng nợ xấu ngân hàng ngày nay. Nói cách khác, cơ chế dẫn tới sự hình thành “khối u” nợ xấu suy cùng nằm chính ở những khiếm khuyết trong hoạch định và điều hành kinh tế vĩ mô nhiều năm qua. Đây là hệ lụy tất yếu của những sự yếu kém, sơ hở, lơ là hay buông lỏng quản lý, giám sát của bộ máy nhà nước trong một thời gian dài, bên cạnh nguyên nhân khách quan đến từ môi trường quốc tế bất lợi.
Và như vậy, hiển nhiên Chính phủ (đằng sau trước hết là Ngân hàng Nhà nước) chứ không phải ai khác, vì sự an nguy của hệ thống các tổ chức tín dụng, vì sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, phải đứng ra chịu trách nhiệm cắt bỏ khối u ác cũng như ngăn chặn nguy cơ hình thành trở lại khối u mới.
Tác giả này cũng cho rằng, khi thực trạng từng tổ chức tín dụng đã bị phơi bày, thì những “thây ma” phải được “chôn” để tránh làm hoại tử các phần còn lành mạnh khác của cơ thể.
Nhấn mạnh “giải pháp của mọi giải pháp” là vấn đề con người, ông Quang Anh cho rằng, trong khi chưa thể “thay được máu” hoặc thiết lập lại cơ chế “lọc máu” hữu hiệu, thì việc “làm loãng máu” hay “cô lập phần máu độc”, cần thiết phải làm ngay. Đó là công khai minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình, áp dụng tối đa công nghệ thông tin hiện đại trong mọi quy trình tác nghiệp, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro đạo đức có thể phát sinh.
Cuối cùng, ông nhấn mạnh: thông điệp “giải quyết những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam nói chung và xử lý nợ xấu nói riêng không chỉ là trách nhiệm của ngành ngân hàng mà là của toàn bộ hệ thống chính trị” mà Ngân hàng Nhà nước mới phát đi đầu năm nay, cần được thấu hiểu và chia sẻ rộng rãi, làm điều kiện tiền đề để Ngân hàng Nhà nước nói riêng, toàn ngành ngân hàng nói chung, có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
-Nợ xấu tại Việt Nam “đáng sợ và đáng ngờ”

.Việt Nam không còn hấp dẫn! Vietnam's lost charm (Business Standard 3-4-13)

Đề án Xử lý Nợ xấu giải quyết được gì? (RFA 4-4-13) --P/v bà Phạm Chi Lan
Xử lý nợ xấu: Nhờ cậy tới nước ngoài? (Petrotimes 4-4-13) -- Đem Việt Nam đi cầm cố? (Và ai có lợi?)


--Thống đốc Bình 'mâu thuẫn về giá vàng (BBC 3-4-13) ◄
Kinh tế buồn, càng sôi... tranh cãi (VnE 3-4-13)
Vinashin là lỗi của Obama? Vinashin sẽ trả được nợ khi kinh tế thế giới phát triển lại (VOV 3-4-13)
"Thế lực thù địch" phá thị trường bất động sản? Cần làm rõ hành vi gây nhiễu chính sách Nhà nước về bất động sản (CAND 28-3-13) -- Ai hiểu được bài này xin cắt nghĩa giùm tôi.  Tôi không hiểu gì hết.
Cuộc tháo chạy 'vô tiền khoáng hậu' của đại gia chứng khoán (NĐT 2-4-13)
Bộ GTVT chủ trương “phí chồng phí”? (LĐ 3-4-13) - Tái cơ cấu: Hành động thay vì bàn cãi (ĐT). - Để guồng quay kinh tế nhịp nhàng trở lại (ĐTCK). 

- Nợ xấu tại Việt Nam “đáng sợ và đáng ngờ” (VnEco). - Chính phủ yêu cầu giảm ngay lãi suất (Sống mới). - Yêu cầu hạ tiếp lãi suất: Xoay cách nào?(VnEco). - Thừa vốn, ngân hàng vẫn mang ô tô ra câu khách gửi tiền (Infonet).
- “Sacombank không xiết nợ cổ phiếu” (ĐTCK). - Bị nghi 'làm đẹp' sổ sách: Chủ tịch SHB nói gì?(PT).
- Giá vàng SJC thấp nhất trong 5 tuần (VnEco). - Thị trường bất động sản không thừa nguồn cung (VOV). - Nhiều tín hiệu lạc quan cho thị trường bất động sản TP.HCM (HQ). - Vinaconex và cục nợ CPC (DĐDN). - Thủ tướng loại 9 dự án xi măng ra khỏi quy hoạch (DT). 
- Bình ổn hay bất ổn? (NNVN). - Giá điện có bị ‘đánh úp’ như giá xăng? (Sống mới).
- Quy định quản lý đăng ký thuê bao di động vẫn hở (LĐ). 
- Đồng bằng sông Cửu Long: Nông dân “cháy” túi vì giải hạn cho lúa (SGTT). - Cuộc chiến xuất khẩu gạo vào hồi cam go (Infonet). - Đề xuất thành lập ngân hàng lúa gạo (DV).
- Gạo xuất khẩu Việt Nam rẻ nhất thế giới (SGTT). - Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam (Sống mới).
- Tháo gỡ cho chăn nuôi (NNVN). - Ngành chăn nuôi khó bứt phá! (DV). 
- Nghi án thu mua rễ, gốc tiêu để phá hoại kinh tế? (NNVN). - Thu giữ lượng lớn bột ngọt Trung Quốc giả mạo nhãn hiệu (TT).
- Trung Quốc muốn giải quyết tình trạng thép dư thừa (TTXVN). - G20 thảo luận về bất ổn kinh tế toàn cầu (VOV)

Thư ngỏ gửi bộ trưởng Thăng về đường sắt tốc độ cao! (ĐV 3-4-13)
Những quyết định "giời ơi, đất hỡi" và sự lãng phí (ANTĐ 3-4-13)
Di sản thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng bị cầm cố thế nào? (VNN 3-4-13)
Ăn lương tối thiểu khó kiếm người yêu (VNN 3-4-13)
Buôn gà lậu lãi chỉ kém ma túy (VnEx 3-4-13)
 - Yêu cầu thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (ND).
71/72 cửa hàng xăng dầu tại TPHCM có vi phạmLỗi vi phạm nhiều nhất của cửa hàng xăng dầu là vi phạm về quản lý hoá đơn, lĩnh vực kế toán. 
Đòi đối thoại với Alan Phan là “trẻ con” (KP 4-4-13)
‘Triển vọng’ khủng hoảng qua giá vàng (SM 4-4-13)
“Ỷ thế độc quyền, nửa đêm tăng giá xăng” (DV 4-4-13)--Tôi đánh giá cao lối phát ngôn dân dã, thẳng ruột tượng, vừa đanh thép mà cũng khá thơ mộng của ông này. Những người khác hãy lấy đấy mà noi gương! OK?
Lo Việt Nam rơi vào “thập kỷ mất mát” (Sgtt)-Nghi ngại khả năng giải quyết nợ xấu của VAMC
Đầu tháng 4, Bộ Tư pháp đã lấy ý kiến về dự thảo nghị định thành lập VAMC, nhằm có những kiến nghị về mặt pháp lý.
Doanh thu bán điện tháng 3 của EVN đạt trên 13.000 tỷ đồng
Vốn đầu tư thực hiện của ngành điện trong tháng 3/2013 ước thực đạt 2.800 tỷ đồng.
-"Tổng nợ xấu ngân hàng ước nửa triệu tỷ đồng"
Con số tương đương 18% tổng dư nợ tín dụng, gần 10% tổng tài sản toàn hệ thống hay khoảng 17% GDP danh nghĩa 2012.

Điểm lại chương trình nới lỏng của các ngân hàng trung ương
Dưới đây là một số nội dung chính trong chương trình nới lỏng của các ngân hàng trung ương lớn nhằm củng cố hệ thống ngân hàng và kích thích kinh tế.

-Lãng phí hàng trăm tỉ đồng (Sgtt)
- Chờ Vinashin, Vinalines đứng vững rồi mới trả nợ (DV). - Vinashin, Vinalines sẽ có thể sớm phục hồi (Tin tức).  - Tại sao tiền hỗ trợ không đến tay 100 thủy thủ Vinashin? (KT).
- Vinashin, Vinalines từng đứng trên bờ vực phá sản (Infonet). - Vinashin sẽ trả được nợ khi kinh tế thế giới phát triển lại (VOV). - Chính phủ sẽ đòi nợ khi Vinashin, Vinalines có điều kiện (PN Today). - Khoanh nợ cho Vinashin, bán bớt tàu Vinalines (TP).

- Bảo tàng Hà Nội sắp có “em” (LĐ).
- Xin cứu BĐS “khôn lỏi” dễ nghe hơn “lời trái tai” Alan (Alan Phan). - “Thị trường bất động sản đã dạy chúng ta bài học đắt giá” (VnEco). - TS Alan Phan nhận lời tranh luận trực tiếp về bất động sản (TT). - "Chỉ cần 30% DN tồn tại là đủ hồi sinh thị trường BĐS" (GDVN).
- Khi bộ trưởng hứa cái rẹt, nói ráo hoảnh (Đào Tuấn).
- Kinh tế vẫn chưa hồi phục (TBKTSG). - Một năm tái cơ cấu kinh tế: “Chiếc xe ở ngã ba đường” (VnEco).- Xử lý nợ xấu: Nhờ cậy tới nước ngoài? (PT).  - Nghi ngại khả năng giải quyết nợ xấu của VAMC (TBKTSG). -Đề án Xử lý Nợ xấu giải quyết được gì? (RFA).

- Không tăng giá dồn dập (ANTĐ). - Chính phủ yêu cầu: Không tăng giá dồn vào một thời điểm (LĐ). - Thanh tra việc sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu (TP). - Giá tăng cao thì hạnh phúc tăng vọt.... (ĐV).
- Video: Đối thoại chính sách: 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài (VTV). - Thu hút FDI: Giằng xé phân cấp: Kẻ tiếc người thèm (VEF).
- Doanh nghiệp nhà nước có thể được xóa nợ thuế (TBKTSG). - Thời đại gia ngoại tung hoành càn quét DN Việt (VEF).
- Yêu cầu tiếp tục giảm lãi suất ngay trong đầu tháng 4 (VOV). - Tiếp tục giảm lãi suất, tính toán giảm thuế (DV). - Hạ lãi suất: Doanh nghiệp nhỏ vẫn phải chờ (PT).
- Bán thành công 25.700 lượng vàng: Khó hiểu với mục tiêu của NHNN? (PT).  - Ngày 5/4, NHNN tiếp tục chào bán 1 tấn vàng (NDH Money).  - Ngày mai tiếp tục đấu thầu 26.000 lượng vàng miếng (VnEco). - Bán 25.700/26.000 lượng vàng trong phiên đấu thầu lần hai (PLTP). - Ngân hàng Nhà nước bán gần hết 26.000 lượng vàng (TT).
- Ấn định giá vàng: Lo ngại và toan tính của NHNN (LĐ). - Vàng có thể chấm dứt chuỗi 12 năm tăng giá (Sống mới). - Càng đấu thầu, giá vàng trong nước càng cao so giá thế giới (SGTT).
- Có thể đấu thầu vàng miếng liên tiếp từ 5/4 (VnEco).  - Dồn dập đấu thầu vàng (NLĐ). - Lo mất tiền khi giá vàng đổ dốc (VEF).  - Liệu có đủ để cung? (TQ).  - Khi vàng thử lửa... (NLĐ).  - Các nhà đầu tư có xu hướng "lạnh nhạt" với vàng (TTXVN).
- Chính phủ yêu cầu sớm giải ngân gói 30 nghìn tỷ đồng (VnM).  - Hỗ trợ tín dụng cho cá nhân vay mua nhà ở xã hội (TTXVN). - Khẩn trương đưa các chính sách hỗ trợ vào cuộc sống (TTXVN/TN). - “Cứu” quỹ đất TP.HCM (TN). - Những chủ nhà trọ “bất đắc dĩ” (Sống mới).
- Lo Việt Nam rơi vào “thập kỷ mất mát” (VnEco). - Bất động sản le lói tia hy vọng (VnEco). - Chủ đầu tư khẳng định dự án Kim Văn-Kim Lũ chỉ có 39 tầng (GDVN).
- Giao dịch cổ phiếu TH1: "Núp bóng" bán vốn nhà nước giá rẻ? (LĐ). - TTCK: Điều gì chờ đợi ở quý II? (LĐ).
- Phân cấp từ dưới lên (ANTĐ).- “Nông nghiệp không còn là bình phong trú ẩn” (TQ). - GDP ngành nông nghiệp xu hướng giảm (VNE). - “Cắn răng” bán gạo giá thấp để khơi thông xuất khẩu (PLTP). - Xuất khẩu gạo quý 2 khởi sắc hơn (SGGP). - Xuất khẩu gạo: Doanh nghiệp vật vã cạnh tranh giá rẻ (TP).
- Ngành thép hồi tỉnh trong sự yếu ớt (Sống mới).
- Tại sao ông Đặng Văn Thành giàu sụ... vẫn bị siết nợ? (KT).
- Phù phép giá sữa ? (DĐDN). - Doanh nghiệp chồng chất sai phạm trong vụ sữa dê Danlait (Sống mới).
- Sôi động thị trường mũ bảo hiểm dành cho trẻ em (PT).- Nhãn hàng riêng – Bước tiến mới hay sự mạo hiểm? (Sống mới).
- Nuôi chồn nhung đen: Dân 'chết', chính quyền nói gì? (VTC).
- Các đại gia giấu tiền hải ngoại là ai? (BBC). - Cuộc đấu tranh với các thiên đường thuế: Thu lại được bao nhiêu từ 32.000 tỉ USD trốn thuế? (TT).
- Một số lời khuyên về thuế cho những người làm ăn tự do  –   Lịch sử hệ thống quan thuế mỹ (Sống Magazine).
- Trung Quốc mua hơn 1/3 lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam (TN).  - Thị trường xuất khẩu gạo: Tính lại nước cờ (DĐDN).
- Nhật quyết liệt thúc đẩy tăng trưởng (BBC). - Ngân hàng Nhật đưa ra biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ(VOA).
- Simon Zadek - Đầu tư vào nền kinh tế “xanh” (Phạm Nguyên Trường).

- Việt Nam liệu quay lại tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ? (TTXVN).
- Kiến nghị đưa lãi suất huy động về 7% (PT).
- Hoàn thiện cơ chế kiểm soát giá vàng trúng thầu (ĐT). - Giá vàng bất ngờ “lao dốc” (KP).
- Nhà ở xã hội: Cả dân và doanh nghiệp cùng kêu (ANTG). - Cách tiếp cận tiên đề cho bài toán giải cứu bất động sản (SGTT).
- Quỹ bình ổn xăng dầu có... ổn? (SGGP). - Một người dân vẫn ngủ ngon khi nghe tin giá xăng tăng (Tin khó tin).
- Kinh doanh hàng không ở Việt Nam “tồn tại đã là khó” (VnEco). - Hàng không cạnh tranh đường bay Air Mekong để lại (NLĐ).
Petro Vietnam đã đầu tư hơn 1 tỷ USD ra nước ngoài
Thông tin này vừa được ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc Petro Vietnam đưa ra trong một cuộc trao đổi với tờ Wall Street Journal.

Vì sao NHNN bán vàng miếng giá cao?
Nếu Ngân hàng Nhà nước bán vàng giá rẻ, nhiều khả năng ngân hàng thương mại sẽ ồ ạt mua vào để tất toán trạng thái vàng.
--Vinashin sẽ trả được nợ khi kinh tế thế giới phát triển lại(VOV) - Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ GTVT không đồng tình với cách nói Vinalines đang bên bờ vực phá sản. Tiếp tục bàn tái cơ cấu Vinashin, Vinalines · PVFC méo mặt vì Vinashin và Vinalines · Vinashin công bố bán nhiều cổ phần và tài sản. Tính đến ngày ...

- “Không để tàu Vinashin, Vinalines bị giữ thành “tàu ma” (VnEco).  - Vụ thủy thủ tàu Vinalines neo đậu ở các cảng biển nước ngoài kêu cứu: "Bộ đã nói là sẽ có trách nhiệm chứ không chỉ nói cho vui" (GDVN).
- Thống đốc Bình 'mâu thuẫn về giá vàng' (BBC). -Thống đồng Bình 'mâu thuẫn về giá vàng'
- Trần Huy Thuận: Ba mươi năm "Chỉ thị Z30"- không có địa chỉ chịu trách nhiệm (Trần Nhương).

--Cướp đất của dân làm hại kinh tế Ngô Nhân Dụng, April 02, 2013
- Kinh tế đi xuống sau 5 năm gia nhập WTO (VNE). - Công bố nhiều yếu kém trong đầu tư sau 5 năm gia nhập WTO (LĐ). - Không còn là dự đoán kinh tế (Alan Phan). - TS Vũ Quang Việt: Tin mừng: sáng mở mắt thấy nợ xấu giảm? (Diễn Đàn).


- Kinh tế Việt Nam giảm tốc thời hậu gia nhập WTO (VnEco). - Việt Nam chưa chuẩn bị tốt cho hội nhập WTO (HQ). - 5 năm gia nhập WTO: Nông nghiệp “nhận” được quá ít(NNVN). - Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO: Nền kinh tế dễ tổn thương! (DV). - Sau 5 năm nhập WTO: Thất nghiệp có xu hướng tăng nhanh hơn (SGTT).
- Nợ đầm đìa: chọn vỡ nợ hay chọn lạm phát? (CafeF). - Đề xuất xóa nợ tiền thuế, tiền phạt khó thu hồi (TP). - Điều kiện DN được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt (HQ).
- Sacombank và ông Đặng Văn Thành: Xiết nợ hay cấn nợ? (TT).
- Quý I phục hồi, nhưng còn lắm nỗi lo (ĐTCK). - Doanh nghiệp vẫn đang co cụm (ĐTCK).
- 35 ngân hàng chưa thu phí giao dịch ATM (LĐ).
- Chưa thể đấu thầu 26 nghìn lượng vàng SJC ế vì chờ giá (Sống mới). - Phiên đấu thầu vàng miếng thứ hai, giá đặt cọc vẫn cao (LĐ). - Giá vàng lao dốc (TP). - Giá vàng SJC giảm gần 300.000 đồng/lượng (PT). - Vàng rơi tự do (KP). - ‘Triển vọng’ khủng hoảng qua giá vàng (Sống mới).
- Chứng khoán: 'Ẩn náu' dòng tiền đầu cơ (TP).
- “Cứu bất động sản bằng thanh khoản, không phải bằng giữ giá” (VnEco).
- “Ỷ thế độc quyền, nửa đêm tăng giá xăng” (DV).
- Cửa hàng Gucci và Milano ở Hà Nội trốn thuế (TT).
- Đồng Bằng sông cửu long: Nông dân hoang mang trước vụ hè thu (LĐ). - Kết thúc mua tạm trữ lúa gạo: Không như mong đợi (NNVN).
- Bộ Y tế vào cuộc việc 'phân biệt đối xử ở công trình phụ bệnh viện' (PT).
- Công văn khẩn chỉ đạo phòng, chống cúm A H7N9. - Phòng virus cúm đang lây lan gây chết người cách nào? (Infonet). - Phải biết sợ bẩn (TP).
- Khốn đốn vì cán bộ ngân hàng tuyên bố vỡ nợ gần 50 tỷ (DT).
- Người dân bất an vì nhà máy thuốc lá nằm ngay trong khu dân cư (ANTĐ).
- Hàng trăm bãi rác bủa vây các chung cư hiện đại nhất Hà Nội (Infonet). - Mỗi ngày, cả nước "gánh" 13.000 tấn chất thải rắn công nghiệp (TTVH).
- Thu hút FDI: Thành tích tỷ đô và niềm tự hào khó nuốt (VEF). - 8 tỉ USD đổi 1% GDP tăng trưởng: quá đắt! (PLTP).
- TS Vũ Quang Việt: Ngân hàng, tài chính: nguyên nhân khủng hoảng (Diễn Đàn). -  Tránh khủng khoảng: cần thay đổi luật tín dụng 2010 (Diễn Đàn). - 'Tín dụng tăng chậm không đáng lo' (StockBiz). - Ngân hàng đọng vốn (TN). - ‘Vua tiền mặt’ và những vụ thâu tóm ngàn tỷ (VEF).
- Các tỷ phú đã đẩy giá bất động sản tăng vọt(VnM).   - Trồi sụt giá cổ phiếu bất động sản(TBKTSG). - Thị trường bất động sản: Làn sóng chuyển sang nhà xã hội (TP). - Bất động sản: Văn hóa tranh luận (PLTP).
- Thêm nhiều cổ phiếu vào diện cảnh báo, ngừng giao dịch (VnEco). - Giá cả đang giữ bè cao trong bản giao hưởng thị trường (Sống mới). - Cổ đông bỏ quyền, gây khó cho doanh nghiệp (ĐTCK).
- Ngày mai, đấu thầu tiếp 26.000 lượng vàng (NLĐ).  - Vàng đấu thầu giá 43,61 triệu/lượng (VnM).  - Doanh nghiệp vàng 'nín thở' chờ phiên đấu thầu lần hai (VNE). - Chuyện lạ trước phiên đấu thầu vàng lần II (PLTP). - Biến động lớn trước thềm đấu thầu vàng miếng (VnEco). - Tiếp tục đấu thầu 26.000 lượng vàng: Kịch bản ế sẽ lặp lại? (TP).
- Không phá giá tiền đồng Việt Nam (ANTĐ).
- Giảm được nhiều hơn mất (TQ).  - Đề xuất xóa nợ tiền thuế không có khả năng thu hồi (CP). - Tiền thuế: Sẽ xóa nợ cho doanh nghiệp nhà nước (PLTP). - Ông Đặng Văn Thành nợ Sacombank bao nhiêu? (NLĐ).
- Không hạn chế DN kinh doanh truyền hình trả tiền (VNN).- Lắm kiểu thu phí ATM (PLTP). - Dự án Kim Văn - Kim Lũ: Xây 39 tầng, rao bán căn hộ đến tầng 42? (Infonet/GDVN).
- Sữa ngoại "móc túi" trắng trợn các bà mẹ Việt? (KT).
- Ngành điều VN: Nguy cơ mất thương hiệu số 1 thế giới (DĐDN).
- Gạo đồ Việt Nam có ưu thế hơn Thái Lan (TBKTSG). - Giá gạo xuất khẩu thấp kỷ lục (DV). - Cấp phép xuất khẩu gạo: Chờ quy hoạch về thương nhân xuất khẩu gạo (SGTT).
- Video: Tiêu điểm: Câu chuyện về đầu ra bền vững cho cây mía (VTV).
- Tận cùng nỗi khổ dân nuôi chồn nhung đen (VTC).
- Hàn Quốc tiếp tục dừng tiếp nhận lao động Việt Nam: Lãng phí tiền tỷ, vạn người lo âu (TP).
- Dự án khu công nghiệp – cảng biển Hải Hà: Lãng phí hàng trăm tỉ đồng (SGTT).
- Thả nổi hàng độc hại (NLĐ).  - Chợ tử thần TP.HCM: Đại biểu HĐND phản pháo gay gắt (VTC).

- Vụ “sữa dê Danlait giả”: Quá nhiều sai phạm! (VnM).
-"Bộ GTVT nói bằng trách nhiệm chứ không nói cho vui"Dân Trí
-Công văn giao dịch thỏa thuận giữa Sacombank và bố con ông Đặng Văn Thành bị thất lạc
Giao dịch thỏa thuận giữa Sacombank và bố con ông Đặng Văn Thành được thực hiện vào ngày 5/12/2012. Ngân hàng đã gửi công văn vào ngày 12/3/2013 nhưng thất lạc
Lối thoát nào cho ngành nông nghiệp và nông dân Việt Nam Hoàng Tâm Nguyên, 02 Tháng 4 2013 13:13

- Đòi bỏ hơn 70 triệu tàng thư vân tay, một tài sản vô giá! (NLĐ). - Nghìn tỷ cho Bảo tàng Khoa học Đồng Nai? - Bài 2: Tránh tư duy theo lối nhiệm kỳ (TP).
- Bùi Hoàng Tám: Lời từ giã chân tình của Trưởng ban Thanh! (DT).


Bộ Tài chính đã yêu cầu Đà Nẵng dừng phát hành 3.500 tỷ đồng trái phiếu
Nguyên nhân là do dư nợ của thành phố đã vượt quá mức cho phép.

- Nâng tiền thù lao luật sư (LĐ).- Được nhập hộ khẩu vào nhà trái phép? (PLTP).- Đà Nẵng: Sẽ chất vấn việc thủy điện không xả nước (DV).
- Lập 21 trạm thu phí “giá cao” trên quốc lộ 1A (PLTP). - Sẽ có khoảng 21 trạm thu phí BOT trên quốc lộ 1 (SGGP). - QL1 sẽ dày đặc trạm thu phí - Kỳ 3: Bộ GTVT “mong người dân chia sẻ...” !(TN).
Bộ Tài chính đề xuất xoá nợ thuế không có khả năng thu hồi
Bộ Tài chính vừa có dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi phát sinh trước 1/7/2007.
Yêu cầu huy động tối đa nhiệt điện chạy than và khí
Nguyên nhân do nhiều hồ thuỷ điện trên cả nước đã về về sát mực nước chết, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
-- - Nước mưa thì không phải đóng phí (LĐ). - Nước mưa thì không phải đóng phí (LĐ).  - Đầu tư mở rộng QL1: Lo phí chồng phí! (VNN). - Thứ trưởng Bộ GTVT: Không có chuyện trạm thu phí dày đặc ở quốc lộ 1A (GDVN).

- Hà Nội: Kỷ luật 19 cán bộ quản lý thị trường (VnM).
- Lực lượng tự quản thành phố: Trách nhiệm thuộc công an phường (TP).
- Tiếp vụ thu hồi 31.000 m2 đất tại Hà Nam: Vẫn chưa tìm được tiếng nói chung (ĐT).
- "Bom" ngầm sau 0 giờ (PNTP).-- Lao động ở Malaysia thiệt đủ đường
Không được tăng lương theo quy định mới, lao động Việt Nam ở Malaysia còn bị trừ thuế levy, trừ tiền ở ký túc xá...

- Tỷ lệ thất nghiệp trong khối sử dụng đồng euro tăng kỷ lục (VOA).
- Apple xin lỗi khách hàng Trung Quốc (BBC). - Tập đoàn Apple buộc phải xin lỗi khách hàng Trung Quốc (RFI).
Trung Quốc và Australia sẽ giao dịch trực tiếp nội tệ

Đô la Úc và nhân dân tệ sẽ được giao dịch trực tiếp ở Thượng Hải và Sydney trong vài tuần nhằm giảm chi phí giao dịch.
-1.2 Triệu Dân TQ Chết Vì Ô Nhiễm Không Khí

Should China Keep its “Africa Dreams” to Itself? theDiplomat.com


Kinh tế toàn cầu vẫn đối mặt nhiều thách thức lớn

Một bài phân tích trên Project Syndicate ngày 1/4 cho biết kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức dù một số quốc gia có dấu hiệu tích cực.

-Everyone but China TPP Trade Deal Threatens Sovereignty and Public Ownership
-Infographic of the Day: How Much is The Zombie Economy Worth?
--One Soviet Leader China Could Emulate…and It’s Not Gorbachev theDiplomat.com
-Asia’s Resource Scramble Project Syndicate -Asia is the world’s most resource-poor continent, and its overexploitation of the resources that it does possess has created an environmental crisis that is contributing to regional climate change. This could have significant implications for Asia’s ostensibly unstoppable rise – and thus for the West’s supposedly inevitable decline.




















Tổng số lượt xem trang