-Hơn 12.000 văn bản 'có vấn đề'
Rà soát, kiểm tra hơn 2.200 văn bản trong năm 2015
Nợ đọng trên 100 văn bản pháp luật
-Luật hội để hạn chế hay thúc đẩy quyền công dân?
(TBKTSG Online) - “Các vị đại biểu Quốc hội cho rằng, các quy định trong dự án luật này còn nặng về quản lý nhà nước mà chưa phát huy, đề cao được quyền lập hội của công dân,” Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã tổng kết lại phiên thảo luận về một dự luật gây tranh cãi lâu nay – Luật về hội – được thảo luận chiều 26-11.
Ông Lưu đề nghị ban soạn thảo phải rà soát lại “thật kỹ” để giảm bớt các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận động lập hội, tham gia lập hội, quyền tham gia hội của công dân, của tổ chức.
Hạn chế quyền công dân
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (TP Hải Phòng) nói: “Tôi nhận thấy dự thảo luật vẫn mang nặng về tư tưởng quản lý nhà nước, thủ tục thành lập hội còn khó khăn kéo dài.”
Trích dẫn dự luật về việc đăng ký thành lập hội lại mất 60 ngày làm việc để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy đăng ký thành lập hội, ông Vinh cho là “quá dài”.
“Tôi đề nghị Ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu … đơn giản hóa trong quy trình thành lập hội, giảm bớt thủ tục hành chính đối với việc thành lập các tổ chức xã hội, như các nước trên thế giới đã làm,” ông đề nghị.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa, TPHCM, nói thêm: “Tôi đồng ý rằng việc xét đơn 60 ngày ở Điều 11 là quá lâu”.
Ông Nghĩa đề nghị bổ sung cho Điều 9 về hành vi cấm cản trở một ý là: "cấm cản trở hoặc gây khó khăn cho quyền lập hội dưới mọi hình thức."
Ông Nghĩa cho rằng, “phải chứng minh quyền sử dụng hợp pháp nơi đặt trụ sở” cũng là sự cản trở cho việc lập hội.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương băn khoăn về Khoản 3, Điều 4 quy định các trường hợp hạn chế quyền lập hội và tham gia hội đối với cán bộ công chức khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ công chức đó. “Quy định này nảy sinh một số vấn đề,” ông Cương khẳng định.
Ông cho rằng, theo quy định trên, cán bộ công chức hoàn toàn có thể lập cũng như tham gia hội với điều kiện được cơ quan quản lý mình cho phép. Điều đó cũng có nghĩa, công chức cũng có thể lập và tham gia một hoặc nhiều hội.
Tuy nhiên, ông đặt vấn đề: “Người có thẩm quyền quản lý đồng ý cho cán bộ công chức của mình lập hay tham gia hội trên cơ sở nào? theo quy định nào? hay thích thì cho mà không thích thì không cho? Rồi khi anh đã đồng ý cho người ta lập hội và tham gia hội thì cũng đồng nghĩa với việc là phải tạo điều kiện về mọi mặt nhất là thời gian để họ làm cho hội?”
Tiếp lời ông Cương, đại biểu Vũ Xuân Trường, Nam Định, bày tỏ băn khoăn ở Khoản 3, Điều 4 về các trường hợp bị hạn chế quyền tham gia hội. Công dân Việt Nam là cán bộ công chức nếu chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước, quản lý cán bộ công chức thì bị hạn chế quyền lập hội và quyền tham gia hội.
Ông Trường nói: “Quy định như trên là hạn chế quyền tự do tham gia hội của cán bộ công chức khi họ có nhu cầu chính đáng như tham gia vào hội luật gia của các cơ quan tư pháp, hội kiến trúc sư của các công chức ngành xây dựng, thậm chí những hội không thuộc điều này như công đoàn, thanh niên thì đấy vẫn là nhu cầu chính đáng, không thể hạn chế được.” Do đó, ông Trường đề nghị bỏ Khoản 3, Điều 4 như đã phân tích ở trên.
Đại biểu Đỗ Ngọc Niễn, Bình Thuận, bày tỏ lo ngại về việc dự luật quy định quá chi tiết về những vấn đề thuộc nội bộ của hội, như cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tài chính, chi tiêu của hội, quyền và nghĩa vụ của hội viên v.v..
“Tôi cảm giác đây là những quy định hành chính cho hoạt động cơ quan hành chính chứ không phải những quy định về hoạt động của hội với nguyên tắc tự nguyện, tự quản,” ông Niễn nói.
“Quy định chi tiết như vậy là can thiệp sâu vào thẩm quyền của hội, rất dễ đụng chạm tới quyền công dân và đây cũng là những điều rất dễ bị các đối tượng không thiện chí lợi dụng xuyên tạc,” ông nói, và đề nghị bỏ những quy định can thiệp vào nội bộ của hội.
Tranh luận về quyền lập hội của người nước ngoài
Khoản 1, Điều 34 dự luật quy định người nước ngoài sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam được tham gia hội, và do Chính phủ quy định.
Đại biểu Huỳnh Văn Tính, Tiền Giang, đề nghị: “Dự luật này cần quy định rõ ràng và đưa thẳng vào luật, cũng không giao Chính phủ quy định vấn đề này.”
Ông Tính cho rằng, người nước ngoài sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam được tham gia hội của công dân Việt Nam thành lập là đáp ứng yêu cầu tâm tư nguyện vọng của các hội và tâm huyết của người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, nhất là hàng trăm ngàn người Nhật và Hàn Quốc làm việc rất lâu tại Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Tính đề nghị Ban soạn thảo cần có những quy định cụ thể về người nước ngoài tham gia hội Việt Nam phải đảm bảo hoạt động phi chính trị, phi tôn giáo và phi lợi nhuận, nhằm tránh việc lợi dụng vào hội Việt Nam để hoạt động trái pháp luật.
Đồng ý với ông Tính, đại biểu Huỳnh Văn Tiếp, TP Cần Thơ, cho rằng việc cho phép người có quốc tịch nước ngoài, hoặc không có quốc tịch nước ngoài đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam được tham gia vào hội trong một số trường hợp cụ thể nhằm đảm bảo việc triển khai thực hiện Công ước quyền con người mà Việt Nam đã tham gia.
Tuy nhiên, ông đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu có cho phép người nước ngoài được tham gia vào hội của công dân Việt Nam thành lập hay không? Hay chỉ tham gia vào hội của người nước ngoài được thành lập tại Việt Nam hoặc hội được thành lập ở nước ngoài và được cho phép hoạt động tại Việt Nam theo các nghị định của Chính phủ trước đây.
Mặc dù vậy, đây là điều mà đại biểu Tô Văn Tám, Kon Tum, phản đối. Ông Tám nói: “Vấn đề này tôi thấy chưa nên quy định trong luật. Nên giao cho Chính phủ quy định là phù hợp với thực tiễn nước ta đang trong quá trình hội nhập hiện nay. Như thế đảm bảo tính linh hoạt trong quá trình điều chỉnh vấn đề đối với người nước ngoài trong chương trình hội nhập.”
Loại trừ 6 tổ chức chính trị xã hội?
Đại biểu Trần Ngọc Vinh, TP Hải Phòng, nói ông tán thành với quan điểm của cơ quan soạn thảo, theo đó luật này không áp dụng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, và Hội Cựu chiến binh, vì đây là các tổ chức chính trị-xã hội có vị trí, vai trò đặc biệt.
Ông Vinh bảo lưu thêm: Điều 9 Hiến pháp năm 2013 đã xác định 6 tổ chức trên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đó chính là điểm khác biệt căn bản so với các hội khác.
Do đó, nếu xác định các tổ chức trên thuộc đối tượng điều chỉnh của luật này với tính chất xã hội tự quản như một số ý kiến là chưa phản ánh đúng bản chất và lịch sử phát triển của hệ thống chính trị nước ta.
Đồng thời, ông Vinh nói, nếu luật về lập hội bao gồm cả các tổ chức này thì nó mâu thuẫn với các luật, pháp lệnh khác, như Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Pháp lệnh Cựu chiến binh.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa băn khoăn về Điều 5, đối với các hội thành lập do nhu cầu của Đảng, Nhà nước, được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh tế hoạt động. Ông Nghĩa nhận xét, hiện nay, sáu tổ chức trên được Ngân sách Nhà nước bảo đảm để hoạt động.
Ông nói: “Như vậy, chúng ta lại cho quyền hội thành lập theo nhu cầu của Đảng, Nhà nước, được ngân sách bảo đảm kinh phí. Tôi băn khoăn chỗ này sẽ đẻ ra sự phân biệt đối xử giữa các hội.”
Ông Nghĩa giải thích, Điều 16 Hiến pháp quy định mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. “Chúng ta phải cân nhắc lại chỗ này,” ông tha thiết đề nghị.
“Cho lập hội sẽ có loại hội được bảo đảm toàn bộ kinh phí, một số loại hội phải tự túc hoàn toàn kinh phí, tôi băn khoăn chỗ đó,” ông nói.
Đại biểu Nguyễn Văn Phúc, Hà Tĩnh, đồng tình với đại biểu Nghĩa. Ông Phúc phân tích, Hiến pháp quy định sáu tổ chức chính trị, xã hội nhưng cũng không có nghĩa chỉ có sáu tổ chức chính trị, xã hội.
“Có thể trong tương lai Hội cựu thanh niên xung phong chẳng hạn, cũng cần nâng lên thành tổ chức chính trị-xã hội thì sao?” ông Nghĩa nói.
Theo đại biểu Tô Văn Tám, năm 2015, Nhà nước đã giao cho các hội đặc thù là 7.445 biên chế. Ông nói: “Dư luận đang cho việc công nhận như thế này là không công bằng giữa các hội.”
Đại biểu Đỗ Ngọc Niễn cho biết thêm, theo báo cáo của Chính phủ đến 12-2014 cả nước có 52.565 hội, trong đó có 483 hội hoạt động ở phạm vi cả nước, và 8.792 hội có tính chất đặc thù.
-Luật chủ yếu để “treo”
Thứ Năm, 26/11/2015, 18:10 (GMT+7) Lan Nhi
Quốc hội khóa XIII bấm nút thông qua nhiều luật, nhưng rất ít luật được hướng dẫn, có quy định để thực thi - Ảnh:TL
(TBKTSG Online) - Một báo cáo mới đây trong khuôn khổ Dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (GIG) cho thấy đáng lẽ 100% số văn bản quy định chi tiết phải ra đời và có hiệu lực cùng với thời điểm thực thi luật, pháp lệnh thì thực tế các cơ quan quản lý chỉ ban hành được 5,47% số văn bản theo quy định.
Báo cáo này nhằm hỗ trợ cho các chuyên gia độc lập và chuyên gia của Bộ Tư pháp hoàn tất báo cáo “Đánh giá thực trạng - tác động của việc ban hành văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh”. Mục tiêu của Dự án - được tổ chức USAID của Hoa Kỳ hỗ trợ - là nhằm giúp Chính phủ Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng toàn diện và bền vững qua việc hỗ trợ các sáng kiến cải cách luật pháp và thể chế quan trọng.
Chỉ có 5,47% văn bản đúng tiến độ
Đây là một con số cực thấp so với quy định đặt ra và so với đòi hỏi thực tiễn. Bởi luật, nghị định hay các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ ra đời mà không có hướng dẫn thì các cơ quan điều hành ở dưới hoặc không có cơ sở thực hiện, hoặc không thực hiện, hoặc diễn giải theo các cách khác nhau, gây khó cho người dân và doanh nghiệp.
Bám sát mục tiêu của Dự án là hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng toàn diện và bền vững, Hội nghị được tổ chức nhằm trao đổi và xây dựng một tầm nhìn chiến lược chung cho Dự án, chia sẻ các bài học thực tiễn từ những sáng kiến cải cách luật pháp và thể chế gần đây, đồng thời xác định những cơ hội tốt nhất để Dự án có thể hỗ trợ các sáng kiến cải cách quan trọng.
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ rằng: “văn bản quy định chi tiết phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều khoản, điểm được quy định.” Nhưng thực tế thì sao?
Báo cáo của GIG cho biết, theo kết quả rà soát trong năm 2012, không có văn bản quy định chi tiết nào được ban hành có hiệu lực cùng thời điểm với luật, pháp lệnh, trong khi cần có 22 văn bản hướng dẫn phải ra đời. Năm 2013 chỉ có 6/194 văn bản có hiệu lực cùng thời điểm với luật, pháp lệnh (đạt 3,09%). Năm 2014 có 7/108 văn bản có hiệu lực cùng thời điểm (6,48%). Năm 2015 có 14/156 văn bản được ban hành kịp thời ( đạt 8,97%).
Con số lần đầu được công bố cho thấy vì sao ở nước ta, cho dù có luật hoặc luật có quy định nhưng không cụ thể, thiếu hướng dẫn thì cũng là những văn bản luật “treo”. Chính báo cáo này khẳng định thực trạng ban hành văn bản pháp luật kiểu này được gọi là luật “treo”, khó có thể đi vào cuộc sống, thậm chí còn làm “tắc nghẽn” dòng chảy thực thi pháp luật.
Báo cáo này dành toàn bộ nội dung làm luật và giám sát việc làm luật trong suốt 4 năm của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII (2011-2015) để rà soát. Đây cũng là thời điểm mà Quốc hội, Chính phủ ban hành các văn bản, nghị định về việc theo dõi tình hình thực thi pháp luật và kiểm soát thủ tục hành chính. Việc theo dõi thực thi được chuyển từ Văn phòng Chính phủ sang Bộ Tư pháp. Sở dĩ phải làm quyết liệt như vậy vì tình trạng nợ đọng văn bản ngày càng nhiều, dẫn đến luật không đi vào cuộc sống.
Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII phải xây dựng 156 dự án luật, pháp lệnh và thông qua 99 dự án luật, pháp lệnh. Trong đó, Chính phủ phải trình 89 luật, pháp lệnh (từ tháng 11-2011 đến tháng 10-2015). Kèm theo đó Chính phủ, bộ, các cơ quan ngang bộ cần xây dựng, ban hành 493 văn bản quy định chi tiết các loại (nghị định, quyết định của Thủ tướng, Thông tư…).
Nếu tính đến trung tuần tháng 11 này, Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ phải hoàn thành 407 văn bản, đồng thời tiếp tục xây dựng 86 văn bản khác. Nhưng đến nay Chính phủ còn nợ 86 văn bản. Trong số này có những văn bản sẽ phải có hiệu lực từ ngày 1-1-2016
Hiện nay, trong số 86 văn bản còn nợ, Chính phủ, các bộ đã hoàn tất được 3/86 văn bản (hai nghị định, một thông tư) quy định chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật bảo hiểm xã hội, Luật căn cước công dân đảm bảo có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật (ngày 1-1-2016). Còn 83/86 văn bản (31 nghị định, 04 quyết định, 46 thông tư, 02 thông tư liên tịch) vẫn đang được các bộ, cơ quan ngang bộ để đó.
Rà soát cho thấy 79 luật, pháp lệnh đã có hiệu lực đều không có đủ văn bản quy định chi tiết. Nhiều văn bản đã chậm tiến độ từ 16 đến 40 tháng.
Nhà nước thất thu, doanh nghiệp bó tay
Theo đánh giá trong báo cáo này, khoảng thời gian “trễ” từ khi luật, pháp lệnh có hiệu lực thi hành đến khi nghị định, thông tư được ban hành đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích của người dân và doanh nghiệp, cũng như hoạt động quản lý nhà nước. Chẳng hạn, việc chậm trễ ban hành Nghị định số 203/2013/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản quy định chi tiết và hướng dẫn Luật khoáng sản năm 2010 (chậm ban hành 28 tháng) đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của doanh nghiệp trong việc nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định của Luật khoáng sản.
Luật khoáng sản năm 2010 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2011. Trong đó có quy định: “kể từ ngày Luật này có hiệu lực, tổ chức, cá nhân đang thực hiện theo giấy phép khai thác được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với phần trữ lượng khoáng sản chưa khai thác.”
Việc chậm ban hành nghị định của Chính phủ đã làm cho quy định của Luật khoáng sản năm 2010 thành “quy định treo” trong khoảng thời gian từ ngày 1-7-2011 đến ngày 20-1-2014. Mặt khác, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản thì doanh nghiệp đã quyết toán năm, công bố lỗ - lãi, nộp các khoản thuế và đã phân chia lợi nhuận của các năm 2011, 2012 và 2013. Do đó, việc truy thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với phần trữ lượng khoáng sản chưa khai thác trước ngày 20-1-2014 là khó khả thi.
-
-LS Lê Công Định-
Dân Việt - Tình trạng nợ đọng văn bản hướng dẫn luật ngày càng có xu hướng giảm. Từ chỗ 1 năm nợ đến 150 nghị định, sau giảm xuống 100, nay còn khoảng 70 văn bản/năm.
ĐB Quốc hội Đinh Xuân Thảo.
“Nếu như có cơ quan xây dựng luật chuyên trách thuộc Quốc hội, hoặc thuộc Chính phủ để làm đầu mối thì họ không bị lệ thuộc vào một bộ nào cả. Hiện nay thì lĩnh vực của bộ nào thì bộ đó xây dựng và trình luật, rồi ra văn bản hướng dẫn khiến vấn đề phức tạp” - ĐBQH Đinh Xuân Thảo –Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp chia sẻ với phóng viên Dân Việt.
Thưa ông, thực trạng luật ra đời nhưng chậm đi vào cuộc sống đã được Quốc hội nói nhiều năm nay, nhưng tại sao đến nay tình trạng này vẫn chưa được giải quyết?
- Đánh giá trong vòng 5 trở lại đây tình trạng nợ đọng văn bản hướng dẫn luật ngày càng có xu hướng giảm. Từ chỗ 1 năm nợ đến 150 nghị định, sau giảm xuống 100, nay còn khoảng 70 văn bản/năm. Mặc dù có sự tiến bộ nhưng rõ ràng là vẫn còn nợ văn bản hướng dẫn thi hành luật. Nợ là bởi vì nội dung trong các luật cần có văn bản hướng dẫn quá nhiều, mặc dù quy định bây giờ không còn tràn lan như trước là một luật Chính phủ phải hướng dẫn thi hành, hiện đã chỉ rõ điều, khoản nào của luật cần phải hướng dẫn.
Như vậy lượng văn bản hướng dẫn đã xác định cụ thể. Trong số lượng văn bản được xác định nói chung là trách nhiệm của Chính phủ nhưng lại bị dồn vào một số bộ, ngành. Có bộ cả nhiệm kỳ chẳng có luật nào, hoặc chỉ 1 - 2 luật nhưng có bộ cứ mỗi kỳ họp Quốc hội lại có 2 -3 luật, như vậy mỗi năm có trên dưới 5 luật mà mỗi luật hướng dẫn khoảng 10 vấn đề thì số lượng cộng lại là lớn, áp lực giải quyết nặng nề.
Ông đánh giá thế nào về lực lượng soạn thảo văn bản hướng dẫn thi hành luật hiện nay?
- Lực lượng xây dựng văn bản trên các bộ chủ yếu dựa vào các vụ pháp chế, mặc dù Chính phủ đã có quan tâm để kiện toàn nâng cao năng lực cả về số lượng và chất lượng cho vụ pháp chế nhưng vẫn chưa đáp ứng. Tiếp đến vai trò lãnh đạo, ở mỗi bộ cần có đồng chí lãnh đạo cấp thứ trưởng để phụ trách chuyên mảng pháp chế thì hiện nay bộ có, có bộ chưa.
Ở những nơi có rồi chưa hẳn đã tập trung cho công việc này. Nói cao hơn nữa là trách nhiệm của Bộ trưởng. Trong quản lý nhà nước thì đúng ra phải đặt việc xây dựng chính sách từ việc trình luật cho đến tổ chức thực thi luật sau khi được Quốc hội thông qua, và xây dựng những văn bản hướng dẫn luật, nhưng có những Bộ trưởng chưa có sự quan tâm đúng mức, hoặc có những việc khác chi phối đi.
Việc chậm ban hành những văn bản hướng dẫn luật theo phải chăng còn bị chi phối bởi sự chồng chéo, thưa ông?
Tôi biết có những văn bản các Bộ trưởng không thống nhất, Thường trực Chính phủ (Thủ tướng, các Phó thủ tướng Chính phủ) phải ngồi lại bàn giải quyết.
- Việc hướng dẫn thi hành luật bằng một nghị định do bộ chủ quản trình thì cũng không phải ý chí của bộ đó, cần sự thống nhất. Tôi thấy khâu phức tạp nhất, mất nhiều thời gian nhất là tìm được sự đồng thuận giữa các bộ có liên quan, sửa một điều luật mà hướng dẫn thi hành thì liên quan đến nhiều bộ cái đó là khó. Có thể chỗ này có yếu tố lợi ích ngành, lợi ích nhóm. Tôi biết có những văn bản các Bộ trưởng không thống nhất, Thường trực Chính phủ (Thủ tướng, các Phó thủ tướng Chính phủ) phải ngồi lại bàn giải quyết.
Theo ông cần có giải pháp nào trước tình trạng nợ đọng văn bản hướng dẫn thi hành luật?
- Tôi cho rằng cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan, bộ ngành có liên quan khi xây dựng văn bản hướng thi hành luật. Cần phải có chế tài xử lý, hiện nay cơ quan làm nhanh làm tốt cũng chẳng được gì, làm chậm trễ cũng chẳng sao là điều bất cập. Cần tăng cường sự giám sát của các cơ quan của Quốc hội, bám sát với nhau.
Chẳng hạn sau khi Quốc hội thông qua luật, đến thời hạn nào đó giữa cơ quan của Quốc hội chủ trì thẩm tra luật với cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các cơ quan liên quan ngồi lại với nhau và phải có cam kết lấy thời điểm nào để ban hành văn hướng dẫn để luật đi vào cuộc sống.
Xin cảm ơn ông!
- Cần hạn chế tối đa việc giao Chính phủ quy định chi tiết các điều khoản thi hành Luật (Tầm nhìn).Chiều 2/11, thảo luận tại tổ về tình hình triển khai thi hành các luật, nghị quyết đã được Quốc hội khóa XIII thông qua, trong đó có việc ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành, nhiều đại biểu cho rằng cần hạn chế thấp nhất việc giao Chính phủ quy định chi tiết các điều khoản thi hành Luật.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, đánh giá những tác động của Luật đối với cuộc sống là một quá trình không đơn giản. Công tác hoạch định ban hành chính sách pháp luật đã khó, việc đưa luật vào cuộc sống còn khó hơn rất nhiều. Những kết quả, thành tựu trong công tác lập pháp, hoạch định chính sách đã được đề cập nhiều, nhưng hiệu quả ra sao, Luật đi vào cuộc sống thế nào thì vẫn chưa được đánh giá một cách đầy đủ.
Theo đại biểu, công tác đưa pháp luật vào cuộc sống vẫn là điểm yếu, pháp luật được thực thi chưa toàn diện, đầy đủ, chưa khách quan và còn chênh lệch, đặc biệt là pháp luật về quản lý kinh tế mà nguyên nhân bắt nguồn từ ý thức pháp luật, ý thức trách nhiệm của mỗi vị trí công vụ, sự tự giác của người dân và từ công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Phân tích kỹ hơn về các nguyên nhân, đại biểu cho rằng có 2 điểm mấu chốt, một là chế độ trách nhiệm không nghiêm minh, làm đúng hay không đúng, còn thiếu hay đầy đủ, tích cực chủ động hay không triển khai, thưởng phạt không phân minh nên làm cũng được, không làm cũng được, không rõ ràng. Thứ hai, còn nhiều khe hở cho lợi ích nhóm và cơ chế xin-cho, người thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống lại lợi dụng chính nó để mưu lợi cho mình, cố tình làm vấn đề phức tạp. Vì vậy, pháp luật đi vào cuộc sống bằng cách không đúng với nội dung của luật. Cũng theo đại biểu, không phải là vì thiếu pháp luật mà do những yếu kém trong thực thi pháp luật dẫn đến nhiều bất cập phát sinh trong đời sống thực tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, mặc dù có không ít nghị định, thông tư hướng dẫn.
Đồng quan điểm trên, các đại biểu Đỗ Kim Tuyến và Trịnh Thế Khiết (Hà Nội) khẳng định luật đi vào cuộc sống chưa sâu sắc do nguyên nhân công tác phổ biến giáo dục pháp luật chưa thực sự đi vào đối tượng cần tuyên truyền, còn hành chính, nhận thức của người dân còn hạn chế. Nhấn mạnh đã đến lúc Quốc hội và Chính phủ cần đánh giá nghiêm túc về thực thi, đưa pháp luật vào cuộc sống cũng như trách nhiệm của các cấp, các ngành về những vấn điều tiêu cực, không khách quan trong quá trình thực thi pháp luật, nghĩa vụ tuân thủ pháp luật của người dân. Các đại biểu Nguyễn Đình Quyền, Trịnh Thế Khiết kiến nghị phải đánh giá đầy đủ để thấy được những khiếm khuyết trong thực thi pháp luật.
Từ nhìn nhận về tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quá lớn, có những luật đã có hiệu lực thi hành cả năm trời nhưng vẫn thiếu đến 50% văn bản quy định chi tiết, các đại biểu cho rằng trách nhiệm chính thuộc về Chính phủ nhưng trước hết Quốc hội phải nghiêm túc nhìn nhận phần trách nhiệm của mình, lập pháp chưa tới nơi tới chốn.
Nguyên nhân của việc nợ đọng văn bản thi hành luật là do Quốc hội - vì luật không quy định hết, đừng đổ lỗi cho Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát, bản thân họ không phải là cơ quan lập pháp lại đi làm việc của cơ quan lập pháp – đại biểu Lê Thanh Vân (Hải Phòng) khẳng định. Đại biểu cho rằng chúng ta ủy quyền lập pháp quá nhiều, một đạo luật có 50 điều thì có đến 36 - 40 điều giao Chính phủ hướng dẫn. Còn đại biểu Nguyễn Đình Quyền nhận định luật được ban hành tốt hay xấu, cụ thể hay không cụ thể, đi vào cuộc sống được không, lỗi lớn là do Quốc hội.
Các đại biểu cho rằng các Uỷ ban của Quốc hội cũng có trách nhiệm xung quanh việc Luật có những điều quy định không khả thi. Chính từ việc giao xây dựng văn bản hướng dẫn qua nhiều cấp đã dẫn đến tình trạng nhiều văn bản đi rất xa với nguyên tắc của luật quy định. Nhiều đại biểu thẳng thắn nhìn nhận, còn thiếu một chiến lược lập pháp tổng thể, thiếu quy hoạch kế hoạch, công tác giám sát việc ban hành văn bản yếu, mới chỉ giám sát được tiến độ ban hành văn bản mà chưa giám sát hoạt động hay vụ việc cụ thể. Để hạn chế tồn tại, nhiều đại biểu đề nghị Luật cần quy định cụ thể hơn, hạn chế đến mức thấp nhất việc giao Chính phủ quy định và nếu có giao cũng chỉ nên dừng lại ở tầm Nghị định. Chính phủ đã được giao quyền lập quy không nên giao tiếp cho các bộ để các bộ tập trung "sứ mệnh" điều hành, tránh tình trạng các bộ vừa hoạch định chính sách, vừa thực thi chính sách, tập trung cho lợi ích nhóm.
Đôi khi các bộ có động thái không bình thường, bộ là cơ quan quản lý nhà nước, tham mưu hoạch định chính sách, không can thiệp vào những vấn đề cụ thể nhưng hiện có xu hướng can thiệp vào những vấn đề cụ thể mà xem nhẹ việc tham mưu hoạch định chính sách – đại biểu Nguyễn Đình Quyền e ngại. Đại biểu kiến nghị phải thường xuyên kiểm tra ý thức thực hiện pháp luật, phát hiện sai phạm, răn đe, phòng ngừa, kiểm tra, rà soát xem có hay không vấn đề lợi ích nhóm trong các văn bản quy phạm pháp luật, các bộ, ngành phải tăng cường công tác tham mưu, thực hiện chính sách.
Đại biểu Lê Thanh Vân kiến nghị nghiên cứu đổi mới kỹ thuật lập pháp theo hướng các quy phạm pháp luật phải trọn vẹn, đổi mới tư duy về làm luật thể hiện qua diễn đạt ngôn ngữ, văn phong, nhất là tăng cường năng lực cho bộ máy của các cơ quan tư pháp, Quốc hội, Chính phủ. Bộ trưởng phải là người đề ra chủ trương, chính sách, chương trình hành động mỗi khóa thay vì lệ thuộc vào bộ máy tham mưu như hiện nay. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, phải làm khẩn trương, ráo riết, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu bộ, ngành, trưởng cơ quan soạn thảo, trách nhiệm thi hành công chức, công vụ sẽ xử lý được tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết và văn bản không bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Có ý kiến cho rằng, không nên thành tích trong hoạch định chính sách vì một quy định chưa "chín" sẽ tạo kẽ hở trong điều hành. Các cơ quan của Quốc hội cũng cần hết sức tránh thỏa hiệp, tránh chung chung và hạn chế tối đa việc giao Chính phủ, bộ ngành ban hành Nghị định, thông tư hướng dẫn./.
- Tháo gỡ vướng mắc cho luật sư tham gia tố tụng hành chính (Tầm nhìn).
- Buông lỏng là tự tước mạng sống chính mình (Infonet).- “Đừng quá dễ dãi trong xây dựng Luật, Nghị quyết” (VOH).- - Minh Nguyễn: “Về Sửa đổi Hiến pháp năm 1992″ (viet-studies).- Mâu thuẫn và đồng thuận (Jonathan London).- Lời hẹn Diên Hồng (TVN).- Phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật: Phải quy trách nhiệm cụ thể (PT).
- ‘Cậu Thủy’ và ‘ngoại cảm… kinh tế’ (VNN).
- Tìm cách xóa bất cập trong công chứng (PLVN).
- Thất thoát, lãng phí, tham ô: Quốc hội cũng liên đới trách nhiệm (TN). - “Đại biểu Quốc hội bấm nút cũng áy náy” (PLVN). - Bàn về “đả hổ đánh ruồi” (DV).
Tham nhũng trong hoạt động DN: Nạn nhân và thủ phạm (DDDN 2-11-13)
Hải quan đã cho Vinalines nhập khẩu trái phép ụ nổi 83M như thế nào? (GD 2-11-13)
Khảo sát của World Bank tại Việt Nam: Ngành thuế tham nhũng nhất (SM 1-11-13)
Báo Nhân Dân sỉ vả HRW: Những đòi hỏi phi lý và trịch thượng! (ND 31-10-13)
- Làm gì có tự do báo chí ở “xứ sở tự do”! (QĐND).
-- Nhà thờ khủng của chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bị ‘cưỡng chế’? (DLB).
Dân “biểu tình” lấp mương nhà máy sắn (NNVN 2-11-13)
- Dân “tự xử”: Lỗi do ai? (NLĐ). - Con hư tại mẹ. – Phỏng vấn Luật sư Trương Trọng Nghĩa: Đừng để dân cảm thấy bị bất công!
- Sách “Chúng tôi không hỏi họ từ đâu đến”: Một phần đã ở lại (Phan Ba).
- Dự án đường cao tốc: Không được phép lùi tiến độ (ĐĐK). - - Chấn chỉnh việc thu thập thông tin cá nhân (NLĐ).
-Cầu Rồng thành cầu Giun (DLB).
- Kiểm tra, giải quyết các vụ việc khiếu nại tố cáo phức tạp kéo dài (Tầm nhìn).- Cựu chiến binh kể chuyện đi xem xử facebooker Đinh Nhật Uy (2) (DCCT).- Lê Diễn Đức: Phiên toà Đinh Nhật Uy: Tuổi trẻ là hy vọng (Blog RFA).
- Nguyễn Lân Thắng muốn thay đổi xã hội VN bằng hoạt động ‘ngay trong nước’ (VOA). - VN lo âu việc giới hoạt động dân chủ ứng dụng hiệu quả mạng xã hội (VOA).
- Truyền thông về quyền con người: Cần chủ động, tích cực, gắn “xây” với “chống” (QĐND). - AFR Dân Nguyễn: Ai nuôi hacker? (Quê Choa).
- Dân oan khiếu kiện ở Ngô Thì Nhậm ban đêm (Lê Hiền Đức).- Trần Minh Khôi: Ý thức hệ dân tộc thống nhất Việt (DCVOnline). - Gia tài của mẹ (Nguyễn Hoa Lư).- ĐBQH bàn giải pháp hạn chế vi phạm giao thông (PT).
- CSGT trắng trợn làm luật người vi phạm (Soha).- KẾT THÚC PHIÊN TÒA 22/23 BỊ CÁO LÀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC: MỘT BỊ CÁO DUY NHẤT CÒN Ở TÙ! (Tân Châu).
- Nguyên nhân khiến PGĐ Sở bị côn đồ hành hung tại nhà (ĐV).
- ‘Kỳ án trộm dê’ ở Bình Thuận: Yêu cầu kiểm điểm lãnh đạo tòa án (TN).
- Quận Hoàng Mai thu hồi đất của gia đình chính sách thiếu căn cứ (DT).
- Hà Nội: Tố cáo chủ tịch UBND phường là tự sát (DLB).-
- Nhà riêng phó chánh án bị ném vỏ chai, hắt sơn dầu (TT).
- Dạy cho trẻ hình thành tư cách công dân (TT).
- Ba nguyên nhân khiến ngân sách gặp khó (PLTP)). - Hụt thu ngân sách 63.630 tỉ đồng do… “vung tay quá trán” (LĐ). - Mạnh dạn bán doanh nghiệp nhà nước (TN). - ĐBQH Trần Du Lịch: “Phải mạnh dạn thoái vốn ở từng tổng công ty” (GDVN). - ‘Phù thủy’ ngân hàng – Kỳ 7: Trò chơi nghiệp vụ (TN).
- Chủ tịch TKV “nói khó” cho ngành than trước Quốc hội (VnEco).
TP - Hàng chục nghìn văn bản được rà soát, thẩm định, qua đó, cơ quan chức năng đã phát hiện ra nhiều sai phạm nghiêm trọng: Ban hành thông tư trái luật, tự ý mở rộng thẩm quyền, hoặc các tiểu tiết đơn giản như sai về thể thức trình bày...
Ảnh minh họa.
Ngày 14/1, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị tổng kết năm 2015 liên quan đến hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Theo ông Hà Hùng Cường - Bộ trưởng Tư pháp, trong năm 2015, toàn ngành đã xem xét 76.453 văn bản. Trong đó, đã xử lý 12.453 văn bản với các lỗi như hết hiệu lực, trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Bộ trưởng Tư pháp, song song với hoạt động này, cơ quan chức năng đã công bố danh mục văn bản quy pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần, qua đó giúp cho hệ thống pháp luật được minh bạch, dễ tiếp cận, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước trong công tác theo dõi, áp dụng chính sách. Các cơ quan có thẩm quyền trên toàn quốc cũng đã thẩm định 9.529 văn bản. Hoạt động thẩm định được tập trung tới tính dự báo của các chính sách, đảm bảo tính khả thi trong việc ban hành văn bản để các quy định của pháp luật thực sự đi vào cuộc sống.
Ở hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản, các bộ, ngành, địa phương đã tiếp nhận, kiểm tra theo thẩm quyền hơn 42.000 văn bản, phát hiện hơn 1.000 văn bản có dấu hiệu trái nội dung, thẩm quyền. Đặc biệt, theo ghi nhận của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra), qua công tác kiểm tra theo chuyên đề (trọng tâm là các lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng), đã phát hiện nhiều văn bản trái pháp luật, hoặc tự ý mở rộng thẩm quyền.
Đơn cử như Thông tư 02/2014 của Bộ Xây dựng, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 121/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Cục Kiểm tra khẳng định, văn bản này đã tự ý mở rộng thẩm quyền xử phạt so với nghị định, gây nhầm lẫn giữa các hành vi “vi phạm hành chính nhiều lần” với “tái phạm”, từ đó ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Tính chuyên nghiệp chưa cao
Lý giải về thực trạng ban hành văn bản còn nhiều “sạn”, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho rằng, đây là lỗi hỗn hợp, với nhiều yếu tố chủ quan, khách quan. Trước hết, ở cấp lãnh đạo, Bộ Tư pháp nhận định, vẫn còn tình trạng một số bộ, ngành chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, xử lý. Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ trong quá trình xây dựng, thẩm định, kiểm tra, xử lý văn bản chưa thực sự chặt chẽ, kịp thời.
Về lực lượng trực tiếp soạn thảo, Cục Kiểm tra nhận định, đội ngũ công chức làm công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát văn bản vẫn còn ít, tính chuyên nghiệp chưa cao. Hơn nữa, việc thành lập, củng cố và kiện toàn các tổ chức pháp chế ở một số bộ, cơ quan nhất là tại các địa phương còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Cũng theo ghi nhận của Bộ Tư pháp, trong nhiệm kỳ 2011-2015, nhất là từ khi triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, số lượng các luật, pháp lệnh do các bộ, cơ quan phải chủ trì xây dựng là rất lớn, đồng thời, số lượng văn bản quy định chi tiết phải xây dựng, ban hành nhiều. Chẳng hạn, riêng năm 2015, cần ban hành tới 230 văn bản (tăng 24 văn bản so với năm 2014). Nội dung của nhiều dự án, dự thảo văn bản quy định những vấn đề mới, phức tạp, trong khi đó thời gian để xây dựng, ban hành văn bản là tương đối ngắn và việc tuân thủ quy trình xây dựng, thẩm định văn bản còn chưa nghiêm, nhất là ở các địa phương.
Trước đó, trong lần báo cáo Thủ tướng về công tác xây dựng, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, lãnh đạo Bộ Tư pháp thẳng thắn cho rằng, trong kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật, còn tình trạng nể nang, dè dặt, né tránh, ngại va chạm, dĩ hoà vi quý, từ đó dẫn đến tình trạng xử lý không nghiêm, gây bức xúc trong xã hội.
Nợ đọng văn bản còn phổ biến
Ghi nhận của Bộ Tư pháp cho hay, tình trạng xin lùi, xin rút các dự án luật khỏi Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội chưa được khắc phục triệt để. Theo đó, hiện tượng nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh còn phổ biến. Đến cuối năm 2015, các cơ quan có thẩm quyền còn nợ 33 văn bản (tăng 15 văn bản so với năm 2014). Ngoài ra, số lượng văn bản bảo đảm có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật, pháp lệnh rất ít, gây ảnh hưởng không tốt đến công tác tổ chức triển khai thi hành luật, pháp lệnh, đến quyền, lợi ích của các cơ quan, tổ chức cá nhân. Chất lượng thẩm định văn bản tuy đã được cải thiện một bước, nhưng vẫn còn để lọt nội dung thiếu tính khả thi, chưa hợp lý. Việc kiểm tra văn bản ở một số Bộ, cơ quan, địa phương vẫn còn chậm và chưa thường xuyên, nhiều văn bản đã ban hành nhưng chưa được kiểm tra, phát hiện kịp thời sai sót.
Kiến nghị sửa đổi gần 400 thủ tục hành chínhBộ Tư pháp cho hay, trong năm 2015, đã tiến hành thẩm định 528 thủ tục hành chính tại 72 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, đã kiến nghị không quy định 114 thủ tục, sửa đổi 392 thủ tục hành chính không cần thiết, không hợp lý. Ngoài ra, cơ quan chuyên môn của Bộ Tư pháp cũng đã tham gia ý kiến hành chính tại 125 dự thảo, đề nghị không quy định 121 thủ tục, sửa đổi bổ sung 464 thủ tục.
Rà soát, kiểm tra hơn 2.200 văn bản trong năm 2015
Nợ đọng trên 100 văn bản pháp luật
-Luật hội để hạn chế hay thúc đẩy quyền công dân?
(TBKTSG Online) - “Các vị đại biểu Quốc hội cho rằng, các quy định trong dự án luật này còn nặng về quản lý nhà nước mà chưa phát huy, đề cao được quyền lập hội của công dân,” Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã tổng kết lại phiên thảo luận về một dự luật gây tranh cãi lâu nay – Luật về hội – được thảo luận chiều 26-11.
Ông Lưu đề nghị ban soạn thảo phải rà soát lại “thật kỹ” để giảm bớt các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận động lập hội, tham gia lập hội, quyền tham gia hội của công dân, của tổ chức.
Hạn chế quyền công dân
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (TP Hải Phòng) nói: “Tôi nhận thấy dự thảo luật vẫn mang nặng về tư tưởng quản lý nhà nước, thủ tục thành lập hội còn khó khăn kéo dài.”
Trích dẫn dự luật về việc đăng ký thành lập hội lại mất 60 ngày làm việc để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy đăng ký thành lập hội, ông Vinh cho là “quá dài”.
“Tôi đề nghị Ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu … đơn giản hóa trong quy trình thành lập hội, giảm bớt thủ tục hành chính đối với việc thành lập các tổ chức xã hội, như các nước trên thế giới đã làm,” ông đề nghị.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa, TPHCM, nói thêm: “Tôi đồng ý rằng việc xét đơn 60 ngày ở Điều 11 là quá lâu”.
Ông Nghĩa đề nghị bổ sung cho Điều 9 về hành vi cấm cản trở một ý là: "cấm cản trở hoặc gây khó khăn cho quyền lập hội dưới mọi hình thức."
Ông Nghĩa cho rằng, “phải chứng minh quyền sử dụng hợp pháp nơi đặt trụ sở” cũng là sự cản trở cho việc lập hội.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương băn khoăn về Khoản 3, Điều 4 quy định các trường hợp hạn chế quyền lập hội và tham gia hội đối với cán bộ công chức khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ công chức đó. “Quy định này nảy sinh một số vấn đề,” ông Cương khẳng định.
Ông cho rằng, theo quy định trên, cán bộ công chức hoàn toàn có thể lập cũng như tham gia hội với điều kiện được cơ quan quản lý mình cho phép. Điều đó cũng có nghĩa, công chức cũng có thể lập và tham gia một hoặc nhiều hội.
Tuy nhiên, ông đặt vấn đề: “Người có thẩm quyền quản lý đồng ý cho cán bộ công chức của mình lập hay tham gia hội trên cơ sở nào? theo quy định nào? hay thích thì cho mà không thích thì không cho? Rồi khi anh đã đồng ý cho người ta lập hội và tham gia hội thì cũng đồng nghĩa với việc là phải tạo điều kiện về mọi mặt nhất là thời gian để họ làm cho hội?”
Tiếp lời ông Cương, đại biểu Vũ Xuân Trường, Nam Định, bày tỏ băn khoăn ở Khoản 3, Điều 4 về các trường hợp bị hạn chế quyền tham gia hội. Công dân Việt Nam là cán bộ công chức nếu chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước, quản lý cán bộ công chức thì bị hạn chế quyền lập hội và quyền tham gia hội.
Ông Trường nói: “Quy định như trên là hạn chế quyền tự do tham gia hội của cán bộ công chức khi họ có nhu cầu chính đáng như tham gia vào hội luật gia của các cơ quan tư pháp, hội kiến trúc sư của các công chức ngành xây dựng, thậm chí những hội không thuộc điều này như công đoàn, thanh niên thì đấy vẫn là nhu cầu chính đáng, không thể hạn chế được.” Do đó, ông Trường đề nghị bỏ Khoản 3, Điều 4 như đã phân tích ở trên.
Đại biểu Đỗ Ngọc Niễn, Bình Thuận, bày tỏ lo ngại về việc dự luật quy định quá chi tiết về những vấn đề thuộc nội bộ của hội, như cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tài chính, chi tiêu của hội, quyền và nghĩa vụ của hội viên v.v..
“Tôi cảm giác đây là những quy định hành chính cho hoạt động cơ quan hành chính chứ không phải những quy định về hoạt động của hội với nguyên tắc tự nguyện, tự quản,” ông Niễn nói.
“Quy định chi tiết như vậy là can thiệp sâu vào thẩm quyền của hội, rất dễ đụng chạm tới quyền công dân và đây cũng là những điều rất dễ bị các đối tượng không thiện chí lợi dụng xuyên tạc,” ông nói, và đề nghị bỏ những quy định can thiệp vào nội bộ của hội.
Tranh luận về quyền lập hội của người nước ngoài
Khoản 1, Điều 34 dự luật quy định người nước ngoài sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam được tham gia hội, và do Chính phủ quy định.
Đại biểu Huỳnh Văn Tính, Tiền Giang, đề nghị: “Dự luật này cần quy định rõ ràng và đưa thẳng vào luật, cũng không giao Chính phủ quy định vấn đề này.”
Ông Tính cho rằng, người nước ngoài sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam được tham gia hội của công dân Việt Nam thành lập là đáp ứng yêu cầu tâm tư nguyện vọng của các hội và tâm huyết của người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, nhất là hàng trăm ngàn người Nhật và Hàn Quốc làm việc rất lâu tại Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Tính đề nghị Ban soạn thảo cần có những quy định cụ thể về người nước ngoài tham gia hội Việt Nam phải đảm bảo hoạt động phi chính trị, phi tôn giáo và phi lợi nhuận, nhằm tránh việc lợi dụng vào hội Việt Nam để hoạt động trái pháp luật.
Đồng ý với ông Tính, đại biểu Huỳnh Văn Tiếp, TP Cần Thơ, cho rằng việc cho phép người có quốc tịch nước ngoài, hoặc không có quốc tịch nước ngoài đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam được tham gia vào hội trong một số trường hợp cụ thể nhằm đảm bảo việc triển khai thực hiện Công ước quyền con người mà Việt Nam đã tham gia.
Tuy nhiên, ông đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu có cho phép người nước ngoài được tham gia vào hội của công dân Việt Nam thành lập hay không? Hay chỉ tham gia vào hội của người nước ngoài được thành lập tại Việt Nam hoặc hội được thành lập ở nước ngoài và được cho phép hoạt động tại Việt Nam theo các nghị định của Chính phủ trước đây.
Mặc dù vậy, đây là điều mà đại biểu Tô Văn Tám, Kon Tum, phản đối. Ông Tám nói: “Vấn đề này tôi thấy chưa nên quy định trong luật. Nên giao cho Chính phủ quy định là phù hợp với thực tiễn nước ta đang trong quá trình hội nhập hiện nay. Như thế đảm bảo tính linh hoạt trong quá trình điều chỉnh vấn đề đối với người nước ngoài trong chương trình hội nhập.”
Loại trừ 6 tổ chức chính trị xã hội?
Đại biểu Trần Ngọc Vinh, TP Hải Phòng, nói ông tán thành với quan điểm của cơ quan soạn thảo, theo đó luật này không áp dụng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, và Hội Cựu chiến binh, vì đây là các tổ chức chính trị-xã hội có vị trí, vai trò đặc biệt.
Ông Vinh bảo lưu thêm: Điều 9 Hiến pháp năm 2013 đã xác định 6 tổ chức trên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đó chính là điểm khác biệt căn bản so với các hội khác.
Do đó, nếu xác định các tổ chức trên thuộc đối tượng điều chỉnh của luật này với tính chất xã hội tự quản như một số ý kiến là chưa phản ánh đúng bản chất và lịch sử phát triển của hệ thống chính trị nước ta.
Đồng thời, ông Vinh nói, nếu luật về lập hội bao gồm cả các tổ chức này thì nó mâu thuẫn với các luật, pháp lệnh khác, như Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Pháp lệnh Cựu chiến binh.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa băn khoăn về Điều 5, đối với các hội thành lập do nhu cầu của Đảng, Nhà nước, được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh tế hoạt động. Ông Nghĩa nhận xét, hiện nay, sáu tổ chức trên được Ngân sách Nhà nước bảo đảm để hoạt động.
Ông nói: “Như vậy, chúng ta lại cho quyền hội thành lập theo nhu cầu của Đảng, Nhà nước, được ngân sách bảo đảm kinh phí. Tôi băn khoăn chỗ này sẽ đẻ ra sự phân biệt đối xử giữa các hội.”
Ông Nghĩa giải thích, Điều 16 Hiến pháp quy định mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. “Chúng ta phải cân nhắc lại chỗ này,” ông tha thiết đề nghị.
“Cho lập hội sẽ có loại hội được bảo đảm toàn bộ kinh phí, một số loại hội phải tự túc hoàn toàn kinh phí, tôi băn khoăn chỗ đó,” ông nói.
Đại biểu Nguyễn Văn Phúc, Hà Tĩnh, đồng tình với đại biểu Nghĩa. Ông Phúc phân tích, Hiến pháp quy định sáu tổ chức chính trị, xã hội nhưng cũng không có nghĩa chỉ có sáu tổ chức chính trị, xã hội.
“Có thể trong tương lai Hội cựu thanh niên xung phong chẳng hạn, cũng cần nâng lên thành tổ chức chính trị-xã hội thì sao?” ông Nghĩa nói.
Theo đại biểu Tô Văn Tám, năm 2015, Nhà nước đã giao cho các hội đặc thù là 7.445 biên chế. Ông nói: “Dư luận đang cho việc công nhận như thế này là không công bằng giữa các hội.”
Đại biểu Đỗ Ngọc Niễn cho biết thêm, theo báo cáo của Chính phủ đến 12-2014 cả nước có 52.565 hội, trong đó có 483 hội hoạt động ở phạm vi cả nước, và 8.792 hội có tính chất đặc thù.
-Luật chủ yếu để “treo”
Thứ Năm, 26/11/2015, 18:10 (GMT+7) Lan Nhi
Quốc hội khóa XIII bấm nút thông qua nhiều luật, nhưng rất ít luật được hướng dẫn, có quy định để thực thi - Ảnh:TL
(TBKTSG Online) - Một báo cáo mới đây trong khuôn khổ Dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (GIG) cho thấy đáng lẽ 100% số văn bản quy định chi tiết phải ra đời và có hiệu lực cùng với thời điểm thực thi luật, pháp lệnh thì thực tế các cơ quan quản lý chỉ ban hành được 5,47% số văn bản theo quy định.
Báo cáo này nhằm hỗ trợ cho các chuyên gia độc lập và chuyên gia của Bộ Tư pháp hoàn tất báo cáo “Đánh giá thực trạng - tác động của việc ban hành văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh”. Mục tiêu của Dự án - được tổ chức USAID của Hoa Kỳ hỗ trợ - là nhằm giúp Chính phủ Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng toàn diện và bền vững qua việc hỗ trợ các sáng kiến cải cách luật pháp và thể chế quan trọng.
Chỉ có 5,47% văn bản đúng tiến độ
Đây là một con số cực thấp so với quy định đặt ra và so với đòi hỏi thực tiễn. Bởi luật, nghị định hay các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ ra đời mà không có hướng dẫn thì các cơ quan điều hành ở dưới hoặc không có cơ sở thực hiện, hoặc không thực hiện, hoặc diễn giải theo các cách khác nhau, gây khó cho người dân và doanh nghiệp.
Bám sát mục tiêu của Dự án là hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng toàn diện và bền vững, Hội nghị được tổ chức nhằm trao đổi và xây dựng một tầm nhìn chiến lược chung cho Dự án, chia sẻ các bài học thực tiễn từ những sáng kiến cải cách luật pháp và thể chế gần đây, đồng thời xác định những cơ hội tốt nhất để Dự án có thể hỗ trợ các sáng kiến cải cách quan trọng.
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ rằng: “văn bản quy định chi tiết phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều khoản, điểm được quy định.” Nhưng thực tế thì sao?
Báo cáo của GIG cho biết, theo kết quả rà soát trong năm 2012, không có văn bản quy định chi tiết nào được ban hành có hiệu lực cùng thời điểm với luật, pháp lệnh, trong khi cần có 22 văn bản hướng dẫn phải ra đời. Năm 2013 chỉ có 6/194 văn bản có hiệu lực cùng thời điểm với luật, pháp lệnh (đạt 3,09%). Năm 2014 có 7/108 văn bản có hiệu lực cùng thời điểm (6,48%). Năm 2015 có 14/156 văn bản được ban hành kịp thời ( đạt 8,97%).
Con số lần đầu được công bố cho thấy vì sao ở nước ta, cho dù có luật hoặc luật có quy định nhưng không cụ thể, thiếu hướng dẫn thì cũng là những văn bản luật “treo”. Chính báo cáo này khẳng định thực trạng ban hành văn bản pháp luật kiểu này được gọi là luật “treo”, khó có thể đi vào cuộc sống, thậm chí còn làm “tắc nghẽn” dòng chảy thực thi pháp luật.
Báo cáo này dành toàn bộ nội dung làm luật và giám sát việc làm luật trong suốt 4 năm của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII (2011-2015) để rà soát. Đây cũng là thời điểm mà Quốc hội, Chính phủ ban hành các văn bản, nghị định về việc theo dõi tình hình thực thi pháp luật và kiểm soát thủ tục hành chính. Việc theo dõi thực thi được chuyển từ Văn phòng Chính phủ sang Bộ Tư pháp. Sở dĩ phải làm quyết liệt như vậy vì tình trạng nợ đọng văn bản ngày càng nhiều, dẫn đến luật không đi vào cuộc sống.
Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII phải xây dựng 156 dự án luật, pháp lệnh và thông qua 99 dự án luật, pháp lệnh. Trong đó, Chính phủ phải trình 89 luật, pháp lệnh (từ tháng 11-2011 đến tháng 10-2015). Kèm theo đó Chính phủ, bộ, các cơ quan ngang bộ cần xây dựng, ban hành 493 văn bản quy định chi tiết các loại (nghị định, quyết định của Thủ tướng, Thông tư…).
Nếu tính đến trung tuần tháng 11 này, Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ phải hoàn thành 407 văn bản, đồng thời tiếp tục xây dựng 86 văn bản khác. Nhưng đến nay Chính phủ còn nợ 86 văn bản. Trong số này có những văn bản sẽ phải có hiệu lực từ ngày 1-1-2016
Hiện nay, trong số 86 văn bản còn nợ, Chính phủ, các bộ đã hoàn tất được 3/86 văn bản (hai nghị định, một thông tư) quy định chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật bảo hiểm xã hội, Luật căn cước công dân đảm bảo có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật (ngày 1-1-2016). Còn 83/86 văn bản (31 nghị định, 04 quyết định, 46 thông tư, 02 thông tư liên tịch) vẫn đang được các bộ, cơ quan ngang bộ để đó.
Rà soát cho thấy 79 luật, pháp lệnh đã có hiệu lực đều không có đủ văn bản quy định chi tiết. Nhiều văn bản đã chậm tiến độ từ 16 đến 40 tháng.
Nhà nước thất thu, doanh nghiệp bó tay
Theo đánh giá trong báo cáo này, khoảng thời gian “trễ” từ khi luật, pháp lệnh có hiệu lực thi hành đến khi nghị định, thông tư được ban hành đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích của người dân và doanh nghiệp, cũng như hoạt động quản lý nhà nước. Chẳng hạn, việc chậm trễ ban hành Nghị định số 203/2013/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản quy định chi tiết và hướng dẫn Luật khoáng sản năm 2010 (chậm ban hành 28 tháng) đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của doanh nghiệp trong việc nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định của Luật khoáng sản.
Luật khoáng sản năm 2010 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2011. Trong đó có quy định: “kể từ ngày Luật này có hiệu lực, tổ chức, cá nhân đang thực hiện theo giấy phép khai thác được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với phần trữ lượng khoáng sản chưa khai thác.”
Việc chậm ban hành nghị định của Chính phủ đã làm cho quy định của Luật khoáng sản năm 2010 thành “quy định treo” trong khoảng thời gian từ ngày 1-7-2011 đến ngày 20-1-2014. Mặt khác, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản thì doanh nghiệp đã quyết toán năm, công bố lỗ - lãi, nộp các khoản thuế và đã phân chia lợi nhuận của các năm 2011, 2012 và 2013. Do đó, việc truy thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với phần trữ lượng khoáng sản chưa khai thác trước ngày 20-1-2014 là khó khả thi.
-
-LS Lê Công Định-
Thượng tôn luật pháp (Rule of Law)
Trong một nhà nước pháp trị, nơi mà nhà cầm quyền cai trị xã hội bằng luật pháp, tinh thần thượng tôn luật pháp là lẽ đương nhiên. Thượng tôn luật pháp được thể hiện ở chỗ cả bộ máy công quyền lẫn công dân cùng “quy ước” với nhau chỉ tuân thủ và áp dụng các đạo luật và văn kiện lập pháp tương đương khác do quốc hội hay nghị viện ban hành một cách minh bạch.
Tất nhiên, khi hành xử quyền hành pháp, chính phủ và các cơ quan trực thuộc có thể soạn thảo những văn kiện lập quy để những viên chức trong bộ máy công quyền dễ dàng thực hiện công việc thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. Người dân lẽ ra không cần biết đến những văn kiện lập quy này, đặc biệt những loại có đóng dấu “mật”, vì họ chỉ phải tuân thủ những gì do chính cơ quan mà họ trực tiếp bầu nên soạn thảo và ban hành.
Nếu thực hiện nguyên tắc thượng tôn luật pháp thì khó có thể chấp nhận việc một văn kiện lập pháp, như Bộ Luật dân sự hay Luật đất đai chẳng hạn, tuy đã được ngành lập pháp ban hành nhưng còn phải chờ sự hướng dẫn thi hành của những văn kiện lập quy như nghị định và thông tư của ngành hành pháp. Đó là chưa kể đến một thực tế vẫn diễn ra thường xuyên là các cơ quan công quyền, đặc biệt Chính phủ và các Bộ, khi ban hành văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn thi hành một đạo luật đã tự ý áp đặt cách giải thích luật của mình hoặc đặt ra các thủ tục mà luật không minh định nhằm hạn chế hoặc tước bỏ quyền lợi của người dân vốn đã được đạo luật ấy công nhận.
Trong một nhà nước pháp trị, cơ quan lập pháp và các thành viên của nó phải chủ động soạn thảo dự án luật, chứ không chỉ thụ động ngồi chờ các Bộ trình sẵn để tranh luận và biểu quyết. Chính những đại biểu dân cử sẽ chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia trong lĩnh vực đối tượng của đạo luật. Thực thi quyền soạn thảo luật như vậy cũng sẽ giúp giảm thiểu tình trạng “nghị gật” trên diễn đàn quốc hội.
Thượng tôn luật pháp còn đòi hỏi mọi văn kiện lập pháp và lập quy đều phải tuân thủ hiến pháp. Công dân được quyền thách thức tính hợp hiến của luật và các văn bản dưới luật bằng việc khởi kiện trước tòa bảo hiến. Tòa bảo hiến - dù được tổ chức như một định chế riêng biệt hay là một bộ phận của tòa án tối cao - sẽ đảm đương công việc bảo vệ hiến pháp và có thể đưa ra phán quyết hủy bỏ các đạo luật, nghị định, thông tư hoặc quyết định vi hiến.
Tình trạng thông tư và nghị định của ngành hành pháp mâu thuẫn với các đạo luật của cơ quan lập pháp như hiện nay chắc chắc cũng không thể tồn tại nếu có tòa bảo hiến. Quốc hội khi đó sẽ nghiêm túc hơn khi soạn thảo luật, cơ quan công quyền sẽ cẩn thận hơn khi điều hành quốc gia. Không ai có thể tiếp tục tại vị để đùa với dân khi mà hôm nay ban hành quyết định này, ngày mai lại sửa đổi, thậm chí hủy bỏ chính quyết định đó!
-Cái tựa đã bị đổi thành "Một năm đã từng... nợ đến 150 nghị định" ? Tại sao lại phải sợ cơ quan độc lập xây dựng luật, một cơ quan lập pháp độc lập???- “Cần có cơ quan độc lập để xây dựng luật” (DV). đường dẫn vẫn để nguyên: http://danviet.vn/thoi-su/can-co-co-quan-doc-lap-de-xay-dung-luat/20131103044457799p1c24.htm
Dân Việt - Tình trạng nợ đọng văn bản hướng dẫn luật ngày càng có xu hướng giảm. Từ chỗ 1 năm nợ đến 150 nghị định, sau giảm xuống 100, nay còn khoảng 70 văn bản/năm.
ĐB Quốc hội Đinh Xuân Thảo.
“Nếu như có cơ quan xây dựng luật chuyên trách thuộc Quốc hội, hoặc thuộc Chính phủ để làm đầu mối thì họ không bị lệ thuộc vào một bộ nào cả. Hiện nay thì lĩnh vực của bộ nào thì bộ đó xây dựng và trình luật, rồi ra văn bản hướng dẫn khiến vấn đề phức tạp” - ĐBQH Đinh Xuân Thảo –Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp chia sẻ với phóng viên Dân Việt.
Thưa ông, thực trạng luật ra đời nhưng chậm đi vào cuộc sống đã được Quốc hội nói nhiều năm nay, nhưng tại sao đến nay tình trạng này vẫn chưa được giải quyết?
- Đánh giá trong vòng 5 trở lại đây tình trạng nợ đọng văn bản hướng dẫn luật ngày càng có xu hướng giảm. Từ chỗ 1 năm nợ đến 150 nghị định, sau giảm xuống 100, nay còn khoảng 70 văn bản/năm. Mặc dù có sự tiến bộ nhưng rõ ràng là vẫn còn nợ văn bản hướng dẫn thi hành luật. Nợ là bởi vì nội dung trong các luật cần có văn bản hướng dẫn quá nhiều, mặc dù quy định bây giờ không còn tràn lan như trước là một luật Chính phủ phải hướng dẫn thi hành, hiện đã chỉ rõ điều, khoản nào của luật cần phải hướng dẫn.
Như vậy lượng văn bản hướng dẫn đã xác định cụ thể. Trong số lượng văn bản được xác định nói chung là trách nhiệm của Chính phủ nhưng lại bị dồn vào một số bộ, ngành. Có bộ cả nhiệm kỳ chẳng có luật nào, hoặc chỉ 1 - 2 luật nhưng có bộ cứ mỗi kỳ họp Quốc hội lại có 2 -3 luật, như vậy mỗi năm có trên dưới 5 luật mà mỗi luật hướng dẫn khoảng 10 vấn đề thì số lượng cộng lại là lớn, áp lực giải quyết nặng nề.
Ông đánh giá thế nào về lực lượng soạn thảo văn bản hướng dẫn thi hành luật hiện nay?
- Lực lượng xây dựng văn bản trên các bộ chủ yếu dựa vào các vụ pháp chế, mặc dù Chính phủ đã có quan tâm để kiện toàn nâng cao năng lực cả về số lượng và chất lượng cho vụ pháp chế nhưng vẫn chưa đáp ứng. Tiếp đến vai trò lãnh đạo, ở mỗi bộ cần có đồng chí lãnh đạo cấp thứ trưởng để phụ trách chuyên mảng pháp chế thì hiện nay bộ có, có bộ chưa.
Ở những nơi có rồi chưa hẳn đã tập trung cho công việc này. Nói cao hơn nữa là trách nhiệm của Bộ trưởng. Trong quản lý nhà nước thì đúng ra phải đặt việc xây dựng chính sách từ việc trình luật cho đến tổ chức thực thi luật sau khi được Quốc hội thông qua, và xây dựng những văn bản hướng dẫn luật, nhưng có những Bộ trưởng chưa có sự quan tâm đúng mức, hoặc có những việc khác chi phối đi.
Việc chậm ban hành những văn bản hướng dẫn luật theo phải chăng còn bị chi phối bởi sự chồng chéo, thưa ông?
Tôi biết có những văn bản các Bộ trưởng không thống nhất, Thường trực Chính phủ (Thủ tướng, các Phó thủ tướng Chính phủ) phải ngồi lại bàn giải quyết.
- Việc hướng dẫn thi hành luật bằng một nghị định do bộ chủ quản trình thì cũng không phải ý chí của bộ đó, cần sự thống nhất. Tôi thấy khâu phức tạp nhất, mất nhiều thời gian nhất là tìm được sự đồng thuận giữa các bộ có liên quan, sửa một điều luật mà hướng dẫn thi hành thì liên quan đến nhiều bộ cái đó là khó. Có thể chỗ này có yếu tố lợi ích ngành, lợi ích nhóm. Tôi biết có những văn bản các Bộ trưởng không thống nhất, Thường trực Chính phủ (Thủ tướng, các Phó thủ tướng Chính phủ) phải ngồi lại bàn giải quyết.
Theo ông cần có giải pháp nào trước tình trạng nợ đọng văn bản hướng dẫn thi hành luật?
- Tôi cho rằng cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan, bộ ngành có liên quan khi xây dựng văn bản hướng thi hành luật. Cần phải có chế tài xử lý, hiện nay cơ quan làm nhanh làm tốt cũng chẳng được gì, làm chậm trễ cũng chẳng sao là điều bất cập. Cần tăng cường sự giám sát của các cơ quan của Quốc hội, bám sát với nhau.
Chẳng hạn sau khi Quốc hội thông qua luật, đến thời hạn nào đó giữa cơ quan của Quốc hội chủ trì thẩm tra luật với cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các cơ quan liên quan ngồi lại với nhau và phải có cam kết lấy thời điểm nào để ban hành văn hướng dẫn để luật đi vào cuộc sống.
Xin cảm ơn ông!
- Cần hạn chế tối đa việc giao Chính phủ quy định chi tiết các điều khoản thi hành Luật (Tầm nhìn).Chiều 2/11, thảo luận tại tổ về tình hình triển khai thi hành các luật, nghị quyết đã được Quốc hội khóa XIII thông qua, trong đó có việc ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành, nhiều đại biểu cho rằng cần hạn chế thấp nhất việc giao Chính phủ quy định chi tiết các điều khoản thi hành Luật.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, đánh giá những tác động của Luật đối với cuộc sống là một quá trình không đơn giản. Công tác hoạch định ban hành chính sách pháp luật đã khó, việc đưa luật vào cuộc sống còn khó hơn rất nhiều. Những kết quả, thành tựu trong công tác lập pháp, hoạch định chính sách đã được đề cập nhiều, nhưng hiệu quả ra sao, Luật đi vào cuộc sống thế nào thì vẫn chưa được đánh giá một cách đầy đủ.
Theo đại biểu, công tác đưa pháp luật vào cuộc sống vẫn là điểm yếu, pháp luật được thực thi chưa toàn diện, đầy đủ, chưa khách quan và còn chênh lệch, đặc biệt là pháp luật về quản lý kinh tế mà nguyên nhân bắt nguồn từ ý thức pháp luật, ý thức trách nhiệm của mỗi vị trí công vụ, sự tự giác của người dân và từ công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Phân tích kỹ hơn về các nguyên nhân, đại biểu cho rằng có 2 điểm mấu chốt, một là chế độ trách nhiệm không nghiêm minh, làm đúng hay không đúng, còn thiếu hay đầy đủ, tích cực chủ động hay không triển khai, thưởng phạt không phân minh nên làm cũng được, không làm cũng được, không rõ ràng. Thứ hai, còn nhiều khe hở cho lợi ích nhóm và cơ chế xin-cho, người thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống lại lợi dụng chính nó để mưu lợi cho mình, cố tình làm vấn đề phức tạp. Vì vậy, pháp luật đi vào cuộc sống bằng cách không đúng với nội dung của luật. Cũng theo đại biểu, không phải là vì thiếu pháp luật mà do những yếu kém trong thực thi pháp luật dẫn đến nhiều bất cập phát sinh trong đời sống thực tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, mặc dù có không ít nghị định, thông tư hướng dẫn.
Đồng quan điểm trên, các đại biểu Đỗ Kim Tuyến và Trịnh Thế Khiết (Hà Nội) khẳng định luật đi vào cuộc sống chưa sâu sắc do nguyên nhân công tác phổ biến giáo dục pháp luật chưa thực sự đi vào đối tượng cần tuyên truyền, còn hành chính, nhận thức của người dân còn hạn chế. Nhấn mạnh đã đến lúc Quốc hội và Chính phủ cần đánh giá nghiêm túc về thực thi, đưa pháp luật vào cuộc sống cũng như trách nhiệm của các cấp, các ngành về những vấn điều tiêu cực, không khách quan trong quá trình thực thi pháp luật, nghĩa vụ tuân thủ pháp luật của người dân. Các đại biểu Nguyễn Đình Quyền, Trịnh Thế Khiết kiến nghị phải đánh giá đầy đủ để thấy được những khiếm khuyết trong thực thi pháp luật.
Từ nhìn nhận về tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quá lớn, có những luật đã có hiệu lực thi hành cả năm trời nhưng vẫn thiếu đến 50% văn bản quy định chi tiết, các đại biểu cho rằng trách nhiệm chính thuộc về Chính phủ nhưng trước hết Quốc hội phải nghiêm túc nhìn nhận phần trách nhiệm của mình, lập pháp chưa tới nơi tới chốn.
Nguyên nhân của việc nợ đọng văn bản thi hành luật là do Quốc hội - vì luật không quy định hết, đừng đổ lỗi cho Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát, bản thân họ không phải là cơ quan lập pháp lại đi làm việc của cơ quan lập pháp – đại biểu Lê Thanh Vân (Hải Phòng) khẳng định. Đại biểu cho rằng chúng ta ủy quyền lập pháp quá nhiều, một đạo luật có 50 điều thì có đến 36 - 40 điều giao Chính phủ hướng dẫn. Còn đại biểu Nguyễn Đình Quyền nhận định luật được ban hành tốt hay xấu, cụ thể hay không cụ thể, đi vào cuộc sống được không, lỗi lớn là do Quốc hội.
Các đại biểu cho rằng các Uỷ ban của Quốc hội cũng có trách nhiệm xung quanh việc Luật có những điều quy định không khả thi. Chính từ việc giao xây dựng văn bản hướng dẫn qua nhiều cấp đã dẫn đến tình trạng nhiều văn bản đi rất xa với nguyên tắc của luật quy định. Nhiều đại biểu thẳng thắn nhìn nhận, còn thiếu một chiến lược lập pháp tổng thể, thiếu quy hoạch kế hoạch, công tác giám sát việc ban hành văn bản yếu, mới chỉ giám sát được tiến độ ban hành văn bản mà chưa giám sát hoạt động hay vụ việc cụ thể. Để hạn chế tồn tại, nhiều đại biểu đề nghị Luật cần quy định cụ thể hơn, hạn chế đến mức thấp nhất việc giao Chính phủ quy định và nếu có giao cũng chỉ nên dừng lại ở tầm Nghị định. Chính phủ đã được giao quyền lập quy không nên giao tiếp cho các bộ để các bộ tập trung "sứ mệnh" điều hành, tránh tình trạng các bộ vừa hoạch định chính sách, vừa thực thi chính sách, tập trung cho lợi ích nhóm.
Đôi khi các bộ có động thái không bình thường, bộ là cơ quan quản lý nhà nước, tham mưu hoạch định chính sách, không can thiệp vào những vấn đề cụ thể nhưng hiện có xu hướng can thiệp vào những vấn đề cụ thể mà xem nhẹ việc tham mưu hoạch định chính sách – đại biểu Nguyễn Đình Quyền e ngại. Đại biểu kiến nghị phải thường xuyên kiểm tra ý thức thực hiện pháp luật, phát hiện sai phạm, răn đe, phòng ngừa, kiểm tra, rà soát xem có hay không vấn đề lợi ích nhóm trong các văn bản quy phạm pháp luật, các bộ, ngành phải tăng cường công tác tham mưu, thực hiện chính sách.
Đại biểu Lê Thanh Vân kiến nghị nghiên cứu đổi mới kỹ thuật lập pháp theo hướng các quy phạm pháp luật phải trọn vẹn, đổi mới tư duy về làm luật thể hiện qua diễn đạt ngôn ngữ, văn phong, nhất là tăng cường năng lực cho bộ máy của các cơ quan tư pháp, Quốc hội, Chính phủ. Bộ trưởng phải là người đề ra chủ trương, chính sách, chương trình hành động mỗi khóa thay vì lệ thuộc vào bộ máy tham mưu như hiện nay. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, phải làm khẩn trương, ráo riết, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu bộ, ngành, trưởng cơ quan soạn thảo, trách nhiệm thi hành công chức, công vụ sẽ xử lý được tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết và văn bản không bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Có ý kiến cho rằng, không nên thành tích trong hoạch định chính sách vì một quy định chưa "chín" sẽ tạo kẽ hở trong điều hành. Các cơ quan của Quốc hội cũng cần hết sức tránh thỏa hiệp, tránh chung chung và hạn chế tối đa việc giao Chính phủ, bộ ngành ban hành Nghị định, thông tư hướng dẫn./.
- Tháo gỡ vướng mắc cho luật sư tham gia tố tụng hành chính (Tầm nhìn).
- Buông lỏng là tự tước mạng sống chính mình (Infonet).- “Đừng quá dễ dãi trong xây dựng Luật, Nghị quyết” (VOH).- - Minh Nguyễn: “Về Sửa đổi Hiến pháp năm 1992″ (viet-studies).- Mâu thuẫn và đồng thuận (Jonathan London).- Lời hẹn Diên Hồng (TVN).- Phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật: Phải quy trách nhiệm cụ thể (PT).
- ‘Cậu Thủy’ và ‘ngoại cảm… kinh tế’ (VNN).
- Tìm cách xóa bất cập trong công chứng (PLVN).
- Thất thoát, lãng phí, tham ô: Quốc hội cũng liên đới trách nhiệm (TN). - “Đại biểu Quốc hội bấm nút cũng áy náy” (PLVN). - Bàn về “đả hổ đánh ruồi” (DV).
Tham nhũng trong hoạt động DN: Nạn nhân và thủ phạm (DDDN 2-11-13)
Hải quan đã cho Vinalines nhập khẩu trái phép ụ nổi 83M như thế nào? (GD 2-11-13)
Khảo sát của World Bank tại Việt Nam: Ngành thuế tham nhũng nhất (SM 1-11-13)
Báo Nhân Dân sỉ vả HRW: Những đòi hỏi phi lý và trịch thượng! (ND 31-10-13)
- Làm gì có tự do báo chí ở “xứ sở tự do”! (QĐND).
-- Nhà thờ khủng của chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bị ‘cưỡng chế’? (DLB).
Dân “biểu tình” lấp mương nhà máy sắn (NNVN 2-11-13)
- Dân “tự xử”: Lỗi do ai? (NLĐ). - Con hư tại mẹ. – Phỏng vấn Luật sư Trương Trọng Nghĩa: Đừng để dân cảm thấy bị bất công!
- Sách “Chúng tôi không hỏi họ từ đâu đến”: Một phần đã ở lại (Phan Ba).
- Dự án đường cao tốc: Không được phép lùi tiến độ (ĐĐK). - - Chấn chỉnh việc thu thập thông tin cá nhân (NLĐ).
-Cầu Rồng thành cầu Giun (DLB).
- Kiểm tra, giải quyết các vụ việc khiếu nại tố cáo phức tạp kéo dài (Tầm nhìn).- Cựu chiến binh kể chuyện đi xem xử facebooker Đinh Nhật Uy (2) (DCCT).- Lê Diễn Đức: Phiên toà Đinh Nhật Uy: Tuổi trẻ là hy vọng (Blog RFA).
- Nguyễn Lân Thắng muốn thay đổi xã hội VN bằng hoạt động ‘ngay trong nước’ (VOA). - VN lo âu việc giới hoạt động dân chủ ứng dụng hiệu quả mạng xã hội (VOA).
- Truyền thông về quyền con người: Cần chủ động, tích cực, gắn “xây” với “chống” (QĐND). - AFR Dân Nguyễn: Ai nuôi hacker? (Quê Choa).
- Dân oan khiếu kiện ở Ngô Thì Nhậm ban đêm (Lê Hiền Đức).- Trần Minh Khôi: Ý thức hệ dân tộc thống nhất Việt (DCVOnline). - Gia tài của mẹ (Nguyễn Hoa Lư).- ĐBQH bàn giải pháp hạn chế vi phạm giao thông (PT).
- CSGT trắng trợn làm luật người vi phạm (Soha).- KẾT THÚC PHIÊN TÒA 22/23 BỊ CÁO LÀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC: MỘT BỊ CÁO DUY NHẤT CÒN Ở TÙ! (Tân Châu).
- Nguyên nhân khiến PGĐ Sở bị côn đồ hành hung tại nhà (ĐV).
- ‘Kỳ án trộm dê’ ở Bình Thuận: Yêu cầu kiểm điểm lãnh đạo tòa án (TN).
- Quận Hoàng Mai thu hồi đất của gia đình chính sách thiếu căn cứ (DT).
- Hà Nội: Tố cáo chủ tịch UBND phường là tự sát (DLB).-
- Nhà riêng phó chánh án bị ném vỏ chai, hắt sơn dầu (TT).
- Dạy cho trẻ hình thành tư cách công dân (TT).
- Ba nguyên nhân khiến ngân sách gặp khó (PLTP)). - Hụt thu ngân sách 63.630 tỉ đồng do… “vung tay quá trán” (LĐ). - Mạnh dạn bán doanh nghiệp nhà nước (TN). - ĐBQH Trần Du Lịch: “Phải mạnh dạn thoái vốn ở từng tổng công ty” (GDVN). - ‘Phù thủy’ ngân hàng – Kỳ 7: Trò chơi nghiệp vụ (TN).
- Chủ tịch TKV “nói khó” cho ngành than trước Quốc hội (VnEco).