Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Trung Quốc tập trận phi pháp ở Hoàng Sa; Một chủ tàu cá bị lính Cambodia bắn chết trên biển

-Phía Campuchia sẽ khắc phục hậu qua> Một chủ tàu cá bị bắn chết trên biển

TP - Trao đổi với PV báo Tiền Phong tối 4-1 về vụ một chủ tàu đánh cá bị bắn chết trên vùng biển Phú Quốc, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang, Đại tá Huỳnh Thanh Văn, cho biết: Phía Campuchia đã cử một trung tướng Phó tư lệnh Hải quân Hoàng gia qua làm việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam và họ nói rằng “sự việc đáng tiếc, xảy ra ngoài ý muốn”.

Phía Campuchia sẽ khắc phục toàn bộ hậu quả, chịu chi phí an táng; đối tượng gây án sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hai bên cũng thống nhất tất cả lực lượng từ nay trở đi không dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn.

Theo lời kể của gia đình nạn nhân, vào khoảng 18 giờ ngày 1-1, khi ông Phạm Văn Hương (SN 1972) cùng 10 ngư phủ đang ăn cơm thì có hai người đi bo bo cao tốc từ phía Campuchia tới xin nước đá, cá, mực với thái độ hách dịch.

Hai bên cự cãi và một người phía Campuchia chĩa súng bắn thẳng vào ngực ông Hương. Ông Hương chết trước khi được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Phú Quốc cấp cứu.

Chiều tối 4-1, thi thể ông Hương được đưa về quê ở xã Cảnh Hoá (Quảng Trạch, Quảng Bình) để an táng.

Phía gia đình nạn nhân chưa đồng ý mức bồi thường 80 triệu đồng do phía Campuchia đưa ra, mà yêu cầu phải có trách nhiệm nuôi hai người con (8 tuổi và 4 tuổi) đến khi trưởng thành. Gia đình ông Hương hiện nợ ngân hàng hơn 1 tỷ đồng tiền đóng mới hai tàu đánh cá.

-Trung Quốc tập trận phi pháp ở Hoàng Sa..-(TNO) Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) mới đây đã ngang nhiên tổ chức cuộc tập trận sẵn sàng chiến đấu tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.
Trung Quốc tập trận phi php ở Hong Sa
Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp - Ảnh: AFP
Cuộc tập trận trên đảo Quang Hòa hôm 2.1 diễn ra cùng lúc với các cuộc tập trận ở Thẩm Dương và Tế Nam, với mục tiêu tăng cường năng lực và sự tỉnh táo chiến đấu của các binh sĩ, theo tờ PLA Daily.


Theo tờ báo, các binh sĩ thuộc hạm đội Nam Hải đang chiếm đóng phi pháp đảo Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã được đánh thức bằng chuông báo động không kích vang lên từ sân bay của hòn đảo vào lúc 4 giờ 30 phút. Họ nhanh chóng lên các tàu chiến sau đó một vài phút.
Tờ báo của quân đội Trung Quốc nói rằng do đảo Quang Hòa là một hòn đảo có vị trí chiến lược tại Hoàng Sa, nên quân đồn trú tại đây được huấn luyện để luôn cảnh giác trong mọi lúc, đặc biệt trong các ngày lễ hội.
Tờ PLA Daily dẫn lời các sĩ quan cho biết, họ đã triển khai thêm nhiều binh sĩ tuần tra tại đây.
Trong cùng ngày 2.1, các cuộc tập trận sẵn sàng chiến đấu, gồm phòng không, chống khủng bố, duyệt binh khẩn cấp và chiến đấu, đã diễn ra tại Thẩm Dương - thủ phủ tỉnh Liêu Ninh và Tế Nam - thủ phủ tỉnh Sơn Đông, theo tờ PLA Daily.
Ngoài ra, các cuộc tập trận cũng diễn ra tại thủ phủ Hàng Châu của tỉnh Chiết Giang vào ngày đầu năm mới.
Trong khi đó, tờ Thời báo Hoàn cầu dẫn nguồn tin từ hãng Tân Văn xã tiết lộ lực lượng lính thủy đánh bộ thuộc hạm đội Nam Hải của Trung Quốc vừa mới tiến hành cuộc tập trận tấn công đổ bộ tại căn cứ ở thành phố Trạm Giang thuộc tỉnh Quảng Đông, vào ngày 23.12.2012.
Tờ South China Morning Post dẫn lời ông Nghê Lạc Hùng, Chủ nhiệm khoa nghiên cứu chính sách quốc phòng thuộc Trường đại học Khoa học Chính trị và Luật Thượng Hải, nhận xét các cuộc tập trận nhằm cải thiện năng lực ứng phó với các cuộc tấn công quân sự bất ngờ, đặc biệt là từ phía quân đội Nhật, vốn nổi tiếng với các cuộc tập kích đột ngột hồi Thế chiến thứ hai.
“Toàn bộ các cuộc tập trận diễn ra tại các thành phố dọc biển Đông hoặc biển Hoa Đông, nơi các tranh chấp lãnh thổ trên biển với các nước láng giềng vẫn chưa được giải quyết. Trong số các đối thủ, Nhật là nước cần phải đề phòng nhiều nhất bởi họ nổi tiếng với cuộc tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng vào năm 1941”, ông Nghê nói.
Sơn Duân---Trung Quốc tập trận phi pháp ở Hoàng Sa..

>> Trung Quốc mở đường trái phép ở Hoàng Sa
>> Trung Quốc lại hoạt động trái phép ở Hoàng Sa, Trường Sa
>> Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng trái phép hạ tầng ở Hoàng Sa
>> Trung Quốc đẩy mạnh du lịch phi pháp ở Hoàng Sa
>> Trung Quốc làm lễ phi pháp ở Hoàng Sa
>> Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng trái phép ở Hoàng Sa

>> Trung Quốc tiếp tục xâm phạm chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa.-

Bộ sưu tập “bản đồ chủ quyền” của Việt kiều trẻTiền Phong Online
Bản đồ 1919 của TQ không có Hoàng Sa, Trường SaVietNamNet
Trung Quốc ngang nhiên tập trận ở Hoàng SaVNMedia-- Trung Quốc tập trận trái phép tại Hoàng Sa (Petrotimes).

Sóng lớn, nhiều tàu cá và ngư dân gặp nạn

Mưu đồ phi pháp nhắm vào ngư dân Việt Nam trên biển Đông

Ngày 5-12, quan chức tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) trắng trợn tuyên bố mục tiêu của việc Hải Nam cho phép bộ đội biên phòng “ngăn, kiểm tra, trục xuất” tàu nước ngoài trên biển Đông là nhắm vào ngư dân Việt Nam.

Ngư dn, tu thuyền xa bờ ở đảo L Sơn (Quảng Ngi) vo HTX sẽ nhận nhiều sự hỗ trợ để vươn khơi. Ảnh: V.Hng
Ngư dân, tàu thuyền xa bờ ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) vào HTX sẽ nhận nhiều sự hỗ trợ để vươn khơi. Ảnh: V.Hùng.

Hôm qua, ông Ngô Sĩ Tồn, chủ nhiệm Văn phòng đối ngoại tỉnh Hải Nam kiêm viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải Nam Trung Quốc, đã trả lời phỏng vấn báo Wall Street Journal và Hãng tin Reuters về “quy định mới” mà tỉnh Hải Nam sẽ áp dụng để kiểm soát biển Đông.
Ông Ngô Sĩ Tồn cho biết quy định này sẽ chỉ áp dụng từ ngày 1-1-2013 trong phạm vi 12 hải lý tính từ các đảo mà Trung Quốc tuyên bố là “đường cơ sở”.
Năm 1996, Trung Quốc chính thức công bố “đường cơ sở” cho đường bờ biển nước này và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1974). “Đối với các đảo (trên biển Đông) mà đường cơ sở lãnh hải chưa được công bố, vấn đề trên không tồn tại” - ông Ngô Sĩ Tồn cho biết.
Quan chức tỉnh Hải Nam một lần nữa trắng trợn nhấn mạnh mục tiêu của quy định trên là nhắm vào ngư dân Việt Nam ra quần đảo Hoàng Sa đánh bắt hải sản. “Quy định này nhắm vào các nước láng giềng thường xâm nhập vùng biển quần đảo Paracel (tên quốc tế của quần đảo Hoàng Sa) - ông Ngô Sĩ Tồn ngang ngược tuyên bố - Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều tàu cá Việt Nam xâm nhập vùng biển Paracel. Trước đó chúng tôi chưa có cơ sở luật pháp để trừng phạt”.
Ông Ngô Sĩ Tồn tiết lộ quy định bất hợp pháp này là “sáng kiến” của địa phương, nhưng đã được Bắc Kinh bật đèn xanh. “Bắc Kinh không đưa ra các quy định này. Các cơ quan pháp luật địa phương triển khai sáng kiến đó - ông Ngô Sĩ Tồn cho biết - Tuy nhiên, nhà chức trách địa phương phải báo cáo và xin ý kiến cấp trên có thẩm quyền”.

"Nếu phía Trung Quốc sử dụng vũ lực, đó có thể bị xem là hành vi của bọn cướp biển và là hành vi gây chiến"
Giáo sư Carl Thayer

Trả lời phỏng vấn PV, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhận định sự kiện chính quyền Hải Nam ra quy định kiểm soát biển Đông bất hợp pháp và việc tàu Trung Quốc gây đứt cáp tàu Bình Minh 02 cho thấy các chính quyền địa phương Trung Quốc đang tiếp tục áp đặt chính sách đối ngoại thay cho chính quyền trung ương ở Bắc Kinh. “Các chính quyền địa phương Trung Quốc đang thực hiện các hành vi khiêu khích, gây hấn nhắm vào Việt Nam và Philippines dưới lá cờ chủ nghĩa dân tộc cực đoan”.
Theo giáo sư Thayer, nếu chính quyền Hải Nam áp dụng quy định này ở các vùng tranh chấp trên biển Đông, nguy cơ đụng độ, thậm chí là xung đột vũ trang, sẽ nổ ra. “Nếu phía Trung Quốc sử dụng vũ lực, đó có thể bị xem là hành vi của bọn cướp biển và là hành vi gây chiến” - giáo sư Thayer nhấn mạnh.

Báo cáo tại kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh Quảng Ngãi, ông Lê Quang Thích, phó chủ tịch UBND tỉnh, cho biết: trong năm 2012, tình hình an ninh trên biển diễn biến phức tạp, việc bắt giữ, xử phạt tàu cá của ngư dân tiếp tục diễn ra. Đã có 31 phương tiện và 307 lao động hành nghề trên biển bị bắt, xử lý. Trong năm, khoảng 80-90 tàu Trung Quốc hoạt động xâm phạm vùng biển của tỉnh nên công tác bảo vệ an ninh vùng biển được tăng cường.

“Việt Nam và Philippines đều tuyên bố sẽ đưa tàu tuần tra ra biển Đông để bảo vệ chủ quyền. Đó là một quyết định cẩn trọng và khôn ngoan - giáo sư Thayer bình luận - Đồng thời Hà Nội và Manila cũng cần vận động thêm cộng đồng quốc tế lên tiếng phản đối các hành động của Trung Quốc. Hiện Ấn Độ, Mỹ và Singapore đều đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc hoặc đòi Bắc Kinh giải thích rõ ràng. Đó là tín hiệu tốt”.
Trong khi đó, tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, thư ký chương trình “Minh triết làm chủ biển Đông” của Trung tâm Minh triết Việt, nhận định hàng loạt chuỗi sự kiện gần đây, từ hộ chiếu đường lưỡi bò, chính quyền Hải Nam ra quy định phi pháp đến vụ gây đứt cáp tàu Bình Minh 02... cho thấy chính sách khiêu khích ở biển Đông là quyết định từ cấp trung ương Trung Quốc, được cấp thẩm quyền cao nhất hoạch định và thực hiện.

Ngư dân Việt Nam không chùn bước
* Ngư dân Trương Văn Đức (chủ tàu QNg 95850, thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi):
Đây là hành động quá đáng của Trung Quốc. Chuyến này tôi sẽ đi Hoàng Sa đánh bắt như thường lệ. Mọi thứ đã chuẩn bị sẵn, nhưng do nghe nói có bão xuất hiện trên biển Đông nên anh em chờ bão tan mới ra khơi, ra Hoàng Sa hành nghề vì đó là vùng biển của Tổ quốc.
* Bà Phạm Thị Huệ (vợ ngư dân Lê Tân, chủ tàu cá QNg 96372, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi):
Chồng tôi báo về cho biết tàu cá của ông đang đánh bắt thuận lợi trên biển. Tàu của gia đình thường xuyên đánh bắt tại hai ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Tuy nhiên, hiện nay đánh bắt ở Hoàng Sa gặp khó khăn vì bị phía Trung Quốc luôn gây cản trở, rượt đuổi nên các ngư dân rất bức xúc.
Họ cấm nhưng tàu cá ngư dân chúng tôi vẫn bám biển ở Hoàng Sa, Trường Sa. Vợ chồng tôi mong muốn nhất là Nhà nước làm sao bảo vệ, đảm bảo cho ngư dân đánh bắt ở hai ngư trường này được thuận lợi. Lúc nào chồng ra khơi là tôi lo lắm, nhiều đêm ngủ không được vì lo bị bắt bớ, giam cầm, thu tàu...
* Ngư dân Lưu Đình Dũng, (chủ tàu cá QNg 90235, thôn Định Tân, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi):
Ngư dân chúng tôi bất bình trước thông tin phía Trung Quốc tiếp tục đưa ra “những quy định kỳ quặc, phi lý”. Tàu cá của tôi thường xuyên đánh bắt tại ngư trường Trường Sa thì vẫn sẽ tiếp tục ra Trường Sa đánh bắt, chứ không vì những quy định vô lý kia mà không ra vùng biển nước mình hành nghề.
* Học giả Lý Lệnh Hoa:
“Đừng lôi đường chín đoạn ra nữa”
Trên trang blog.sina.com, học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa một lần nữa lên án bản đồ đường lưỡi bò phi pháp của chính quyền Trung Quốc. Ông kêu gọi Trung Quốc phải tuân theo tinh thần của Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) và đàm phán hòa bình để giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh hải trên biển Đông. “Trung Quốc không được đem đường chín đoạn ra mà nói chuyện với các nước. Hãy lấy sự thành thật mà nói với người ta” - học giả Lý Lệnh Hoa nhấn mạnh.
Ông khẳng định tấm hộ chiếu Trung Quốc mới in hình “đường chín đoạn” đã gây nhiều phiền phức không cần thiết cho công dân Trung Quốc khi ra nước ngoài. “Tất cả mọi người đều thừa biết đường chín đoạn là một đường không có thật và không tồn tại liên tục trong lịch sử. Trên thế giới, bất kỳ một đường biên giới lãnh thổ hay lãnh hải nào cũng là một đường có thực và được vẽ liên tục. Việc kiên trì đeo đuổi đường chín đoạn là lỗi thời”.
* Ông Nguyễn Đình Lộc (nguyên bộ trưởng Bộ Tư pháp):
Một sự lấn tới của Trung Quốc
Những động thái mới đây của chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) là có chủ ý. Họ muốn thể hiện rằng họ có chủ quyền, có quyền tài phán ở biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc là người đã ký Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), lại là thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, bản thân họ cũng có rất nhiều chuyên gia, đương nhiên họ hiểu (tính đúng sai trong hành động của họ). Nhưng không chỉ riêng việc này mà nhiều việc khác họ có thể làm bất chấp. Người bình thường cũng có thể thấy đó là việc không bình thường. Đôi khi chúng ta cũng không thể giải thích được tại sao họ làm thế.
Có thể họ muốn khuấy động bên ngoài để phát động tinh thần dân tộc của họ, vì thông tin họ đưa ra cho nhân dân họ rất sai lệch. Thời đại bây giờ khác trước rồi. Bây giờ đối xử với nhau trong quan hệ quốc tế phải theo những cách rất có văn hóa. Chúng ta có phương châm 16 chữ, 4 tốt với họ, tại sao họ làm thế? Phải chăng họ đang chơi trò hai mặt?
Có một cái khác là bây giờ họ trao quyền cho địa phương làm, trước đây là trung ương. Đó là một sự lấn tới của Trung Quốc.


Theo Tuổi Trẻ

-Một chủ tàu cá bị bắn chết trên biển TP - Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Quốc (Kiên Giang) chiều 2-1 xác nhận nạn nhân Phạm Văn Hương (SN 1972), ngụ tại phường Bình San, TX Hà Tiên đã chết trước khi nhập viện vào tối 1-1.

- Một chủ ghe bị bắn chết (TN).

Ngày 3.1, gia đình đã đưa thi thể nạn nhân Phạm Văn Hương (36 tuổi, ngụ P.Bình San, TX.Hà Tiên, Kiên Giang) về mai táng. Trước đó, gần 20 giờ ngày 1.1, Đồn biên phòng 754 Gành Dầu (H.Phú Quốc, Kiên Giang) tiếp nhận thi thể anh Hương do Đồn kinh 8000 Hòn Nầng (Vương quốc Campuchia) chở sang bàn giao.

Theo thông tin ban đầu, chiều 1.1, anh Hương là chủ ghe 93487-TS từ Hà Tiên đi đánh bắt tại vùng biển Phú Quốc, đến khoảng hơn 17 giờ ghe cách mũi Gành Dầu 4,5 hải lý trên vùng nước lịch sử, nhưng thuộc chủ quyền của Việt Nam thì gặp tàu của hải quân Kampot (Campuchia) đi tuần tra, trên tàu có 3 người.
Sau khi sang ghe anh Hương lấy một số vật dụng và xin cá không được và do bất đồng ngôn ngữ nên có xảy ra cãi nhau, anh Hương bị Đi Tà Quát thuộc lực lượng hải quân Kampot rút súng bắn chết tại chỗ; sau đó xác anh Hương được đưa về Đồn kinh 8000 Hòn Nầng; đến tối cùng ngày thì được giao cho lực lượng Biên phòng Kiên Giang.
Theo nguồn tin của PV Thanh Niên, trong ngày 2.1, chỉ huy hải quân Kampot đã đến H.Phú Quốc làm việc với Tiểu khu Biên phòng 55, bước đầu họ nhận trách nhiệm về việc gây ra cái chết đáng tiếc của anh Hương, do binh lính họ làm sai; đoàn cũng đến Bệnh viện Phú Quốc gặp gia đình nạn nhân xin bồi thường tổn thất.
  - ASEAN 2013 : Brunei đặt Biển Đông lên hàng đầu chương trình nghị sự (RFI). - Chủ tịch ASEAN: Chủ quyền Biển Đông là ưu tiên hàng đầu (ĐV).  - Biển Đông vẫn là trọng tâm của ASEAN năm 2013 (TN).
- Trung Quốc đưa tàu chiến mạnh nhất ra Biển Đông (TTXVN). -Philippines: Tàu chiến Trung Quốc đã đe dọa thường dân ở Trường Sa từ lâu (Sống Mới).   - Đối đầu Trung Quốc – Philippines sẽ quyết liệt hơn (VnMedia).
- 2013 : Thế trận từ biển Hoa Đông đến Biển Đông (RFI). “…tại Biển Đông, Việt Nam không có sức mạnh quân sự đương đầu với Trung Quốc… về chính sách, Việt nam xác quyết chủ quyền nhưng không có biện pháp bảo vệ chủ quyền…”
- Trung Quốc đưa tàu chiến mới và mạnh nhất ra Biển Đông (VOA).  – Tướng Trung Quốc, Ngô Quý Phú: ‘Mỹ lập vành đai phong tỏa TQ trên biển’ (BBC). – Đã đến lúc Bắc Kinh khoe khả năng chạy đua vũ khí (RFI). - Người Trung Quốc vẫn chưa nhận là cường quốc (Petrotimes).
- Đài Loan phản đối Luật Biển Việt Nam (BBC). – Đài Loan phản đối Luật Biển của Việt Nam (VOA).
- Nhật Bản lên kế hoạch bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư (TN). - Nhật Bản xây dựng phương án đáp trả khi bị Trung Quốc đánh chiếm đảo (GDVN). - Mỹ: Khó bảo vệ Thái Bình Dương nếu mất Senkaku(TVN).
- Hoa Kỳ bán thêm vũ khí nhờ chuyển hướng sang châu Á (RFI).
- Châu Á và “chiến lược hướng Đông” (ND).  – Vũ khí: ‘Chủ bài’ mới trong chiến tranh trên biển của Mỹ (BBC).
- Biển Đông vẫn là vấn đề ‘nóng’ của ASEAN trong 2013 (TP). – Brunei coi tranh chấp Biển Đông là ưu tiên hàng đầu(TTXVN). – Ngoại giao ASEAN sẽ trầm lắng? (SGTT). – Philippines phản đối TQ điều tàu tới Biển Đông (VNN).
- Báo Trung Quốc xếp loại những vũ khí đình đám năm 2012 (GDVN). – Trung Quốc âm thầm nâng tầm bay cho ‘siêu chiến đấu cơ’ (Infonet). – Soi sức mạnh khinh hạm hiện đại nhất TQ tới biển Đông (Kiến thức).
- Đông Á không hòa không chiến (RFA).  – ‘Ngại’ Trung Quốc, các nước châu Á ồ ạt mua vũ khí Mỹ (Infonet).
- Tân Thủ tướng Nhật Bản đẩy mạnh đối ngoại để đề phòng Trung Quốc (PL&XH).
- TTX Đài Loan: Bắc Kinh đã khống chế Scarborough (GDVN).
- Tặng quà Tết cho cán bộ chiến sĩ và nhân dân huyện Trường Sa(CATP). – Tiếng lòng đất liền gửi biển đảo thân thương (TT). – Tàu Trường Sa 20 cứu tàu cá bị nạn gần Cam Ranh (VOV).
- Phát hiện thêm atlas bản đồ 1919 và 1933 của Trung Hoa dân quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa (Infonet).
- Phát hiện nhiều sổ tay 2013 vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam (Infonet).- Quần đảo Hoàng Sa – những hiểu biết đầu thế kỷ XX: Một tư liệu quý hiếm về Hoàng Sa (TT). - Bộ sưu tập “bản đồ chủ quyền” của Trần Thắng (PNTP).
- Phát hiện 220 quyển sổ tay vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam (SGGP).
- HY SINH (Thiềm Thừ/ Mai Thanh Hải).  - Ngày hội Mùa xuân biển đảo 2012 (PLTP). - Đông đảo tuổi trẻ Thủ đô hướng về biên cương Tổ quốc. – Trao quà Tết cho cán bộ, chiến sỹ trên đảo Đá Lát (TTXVN).  -Đảo chìm Đá Lát đón nhận quà Tết từ đất liền (QĐND). - Chia sẻ hương Xuân với chiến sĩ hải đảo (NLĐ).  – Ngư dân vững chãi bám biển (ĐĐK).
--Tranh chấp Biển Đông sẽ nổi bật trong năm 2013
VNExpress
Biển Đông dự kiến sẽ lại là vấn đề nổi cộm tại các diễn đàn của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm 2013, khi Brunei tiếp quản chức chủ tịch luân phiên từ Campuchia. Ngày 3/1, quan chức ngoại giao Brunei xác nhận rằng, việc tìm giải ...
Biển Đông vẫn là trọng tâm của ASEAN năm 2013Thanh Niên
ASEAN 2013: Chủ tịch Brunei đặt Biển Đông lên ưu tiên hàng đầuDân Trí
Brunei và vấn đề Biển Đông trên ghế “nóng” Chủ tịch ASEAN. Sự ...XãLuận.com tin tức việt

- Đài Loan thay Tổng tham mưu trưởng làm gián điệp cho Trung Quốc (GDVN).
- Giới tranh đấu kêu gọi thăm vợ Lưu Hiểu Ba (Người Việt).
- Chế độ Trung Cộng Ra Sức Bí Mật Làm Chìm Xuồng Vụ án Pháp Luân Công (ĐKN).
- Tập Cận Bình vạch kế hoạch chống tham nhũng (VNN).  – CHND Trung Hoa: người nhận hối lộ hơn $1600 sẽ ra hầu tòa(NTDTV/ Kichbu). – Kinh tế gia Trung Quốc: Tham nhũng sẽ giết Chế độ, Nhưng Không Giết Trung Quốc (ĐKN). – Bắc Kinh: Ký giả báo Times không bị buộc phải rời Trung Quốc (VOA).
- Nhật Bản cam kết hỗ trợ Myanmar phát triển kinh tế (TTXVN). – Nhật Bản xác nhận ý định xóa nợ cho Miến Điện để thưởng công cải tổ (RFI).  – VN: Điện mừng kỷ niệm ngày độc lập của CHLB Myanmar (TTXVN).
- Mỹ: Triều Tiên chỉ nói thôi là chưa đủ! (NLĐ).  – Mỹ ra nghị quyết lên án Triều Tiên phóng tên lửa (TTXVN).   – Chủ tịch tập đoàn Mỹ Google dự định đi thăm Bắc Triều Tiên (RFI). – Tổng Giám đốc Google sắp đi thăm Bắc Triều Tiên (VOA). –Chủ tịch Google ‘sẽ thăm Bắc Hàn’ (BBC).
- Media: Vợ của Kim Long Un đã sinh con (VZ/ Newsland/ Kichbu).
- Cách mạng Nhung (pro&contra).   – Kêu gọi Vladimir Putin chuẩn bị kỷ niệm 100 năm thành lập Liên bang Xô Viết(Newsland/ Kichbu).

- TS Vũ Cao Phan:  Việt – Trung: ‘Những điều không thể không nói’ (TVN).
-Làm cho nhân dân hai nước hiểu được, hiểu đúng mối quan hệ lịch sử này là một việc làm cần thiết, thậm chí rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Có thể khẳng định, quan hệ hai nước Việt Nam và Trung Quốc là một mối quan hệ đặc biệt. Nó đặc biệt ở sự gần gụi, tương đồng. Không chỉ tương đồng về chế độ chính trị, về phương thức tổ chức xã hội và phát triển kinh tế trong thời kỳ hiện đại mà trước hết ở sự gần gụi láng giềng, ở sự gần gụi văn hóa, lịch sử. Ít  nhất mối quan hệ này đã tồn tại từ khi lịch sử thành văn được ghi lại, hơn hai ngàn năm trước.
Một ví dụ là ngay từ thời Tần Thủy Hoàng đã lưu truyền câu truyện về tướng Lý Ông Trọng, một người to lớn dị thường và có tài thao lược của đất Giao Chỉ, làm đến chức Tư lệ hiệu úy của nước Tần, giúp Hoàng đế dẹp loạn miền Tây Vực khiến quân Hung nô còn khiếp oai ngay cả khi ông đã nằm xuống.
Làm cho nhân dân hai nước hiểu được, hiểu đúng mối quan hệ lịch sử này là một việc làm cần thiết, thậm chí rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, khi mà những sự tranh chấp về lợi ích lãnh thổ có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát và phủ mây đen lên mối quan hệ ấy.
Trong tinh thần đó, chúng tôi hoan nghênh loạt bài viết dưới mái chung: "Những điều không thể không nói ra" mà Tạp chí "Tri thức thế giới" của Trung Quốc đăng tải vào dịp này năm ngoái. Đó là các bài: "Lịch sử và sự thật: Diễn biến quan hệ Trung - Việt trước năm 1949" (Tôn Hồng Niên, Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu lịch sử biên cương, Viện KHXH Trung Quốc) -"Quan hệ Trung - Việt từ 1949 đến nay" ( Vu Hướng Đông, Giám đốc Học viện Chủ nghĩa Mác, Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Trịnh Châu) - "Những biến thiên trăm năm qua trong chiến lược ngoại giao với các nước lớn của Việt Nam" (Tôn Hồng Niên, Vương Thâm, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Trịnh Châu) - "Viện trợ Trung Quốc cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ" (Lục Đức An, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Trịnh Châu) và "Vấn đề biên giới trên đất liền và trên biển giữa Việt Nam với các nước láng giềng Đông Nam Á" (Trương Minh Lượng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Tế Nam).
Tất cả được đăng trong số 14, ra tháng 7 năm 2011. Như cách đặt vấn đề và như chúng tôi có thể hiểu, các tác giả muốn vẽ lên một bức tranh chân thực về những gì diễn ra trước hết trong quan hệ Việt - Trung, và sau nữa là trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng, qua đó góp phần điều chỉnh nhận thức của người này người khác, ở phía bên này hoặc bên kia.Ý định ấy là tốt và cần thiết. Lời lẽ trong các bài viết cũng tương đối vừa phải, trừ vài ngoại lệ.
Tuy nhiên, hoặc do quan điểm, nhận thức, hoặc do nguồn tư liệu dựa vào thiếu khách quan, nhiều nội dung trong loạt bài này đã không phản ánh sự thật, làm hỏng mục đích mà người viết có thể muốn đặt ra.
Vì một số lý do, trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chưa có ý định trao đổi toàn bộ và triệt để các vấn đề mà "Những điều không thể không nói ra" đã đề cập. Chúng ta còn có nhiều dịp và nhiều cách để cùng nhau tìm đến sự thật.
*   *
1.  Lịch sử thành văn của nước Việt - nghĩa là những điều được ghi lại trên giấy trắng mực đen - xuất hiện khá muộn, hàng ngàn năm sau công nguyên. Hai lý do chủ yếu: chữ viết xuất hiện muộn và cả một thiên niên kỷ mất độc lập được gọi là "thời kỳ Bắc thuộc" - một ngàn năm Bắc thuộc. Lịch sử Việt Nam trong những năm tháng này còn là một phần lịch sử Trung Hoa, điều dù muốn hay không cũng phải thừa nhận. Và dù muốn hay không cũng phải thừa nhận, với Việt Nam một ngàn năm ấy là một ngàn năm không bình yên, nói một cách khiêm tốn.
Liệu có cần thiết phải nhắc lại những chuyện " sát phu, hiếp phụ", "bỏ xác cho hổ đói lên rừng bắt chim chả, chặt ngà voi; chịu để giao long ăn thịt xuống biển mò ngọc trai, kiếm đồi mồi" cung phụng các quan cai trị? Rồi một ngàn năm độc lập, những cuộc xâm lược từ phương Bắc đã để lại những gì tưởng chỉ cần nhắc đến một câu của thi hào Nguyễn Trãi thế kỷ thứ XV, "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn / Vùi con đỏ dưới hầm tai họa", viết trong " Đại cáo bình Ngô".
Những cuộc xâm lược của Tống, Nguyên, Minh, Thanh trong kỷ nguyên độc lập của Việt Nam đều hết sức khốc liệt, đâu có phải quan hệ giữa hai nước trong thời kỳ này"trên tổng thể là hòa bình, hữu nghị". Tác giả của "Diễn biến quan hệ Việt - Trung trước năm 1949"chỉ thừa nhận một cuộc xâm lược đến từ phía Bắc, đó là cuộc xâm lược của nhà Nguyên trong thời kỳ này (và lịch sử chính thống của Trung Quốc cũng chỉ thừa nhận như vậy) còn thì "phần nhiều những cuộc xung đột và chiến tranh giữa hai nước là do giới phong kiến Việt Nam quấy nhiễu biên giới Trung Quốc gây ra".
Cần phải nói rõ những điều này. Một, chỉ một lần duy nhất nhà nước phong kiến Việt Nam có cuộc Bắc phạt và cũng chỉ với một mục đích duy nhất là phá cuộc chuẩn bị xâm lược Việt Nam của nhà Tống. Đó là vào ngay thời kỳ đầu sau Bắc thuộc, năm 1075, nhà Lý (Việt Nam) phát hiện nhà Tống (Trung Quốc) lập các tiền đồn tích trữ  binh lương ở Quảng Tây nhằm chuẩn bị tiến đánh "Giao Châu" (nước Việt) nên đã xuất quân, đánh xong lập tức rút ngay về phòng ngự mà vẫn không tránh khỏi cuộc tiến quân ồ ạt sau đó của nhà Tống.

"Hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới". Tác giả: Nhan Sáng/ Ảnh đoạt giải cuộc thi Khoảnh khắc vàng

Hai, có lẽ chỉ dựa vào chính sử do các triều đại phong kiến Trung Quốc để lại mà các tác giả của "Những điều không thể không nói ra" không thừa nhận có các cuộc xâm lược Việt Nam của Tống, Minh, Thanh. Bởi vì "chính sử" luôn tìm cách mô tả đấy là những cuộc hành binh khôi phục trật tự, lập lại ngôi vương chính danh được các triều đình phong kiến Trung Quốc thừa nhận (nhưng là những phế để, phế triều đã bị sóng triều lịch sử Việt Nam gom về bến rác).
Sự thực như thế nào? Lấy ví dụ cuộc tiến quân dưới danh nghĩa "phù Trần, diệt Hồ" của nhà Minh đầu thế kỷ XV. "Phù Trần diệt Hồ" ở chỗ nào khi diệt xong cha con Hồ Quý Ly rồi liền bắt các kỳ hào, bô lão ký vào một tờ biểu dâng lên rằng: "Nay họ Trần không còn ai nữa, vả đất An Nam vốn là Giao Châu ngày trước, xin được đặt lại quận huyện như cũ" (theo "Minh sử").
Nhưng có một thực tế là con cháu nhà Trần vẫn nổi lên ầm ầm chống lại quân Minh, lập nên một triều đại được lịch sử gọi là "kỷ Hậu Trần" thì người Minh lại gọi là "giặc" và phái binh đàn áp! Một thời kỳ "Bắc thuộc mới" kéo dài 20 năm với chính sách đồng hóa quyết liệt (tất cả sử sách nước Nam đều bị thu hết về Kim Lăng), với sưu cao thuế nặng, bắt phu khai mỏ vàng mỏ bạc rồi "chim chả, ngà voi" tận thu tận diệt khiến dân tình vô cùng khổ sở. Phải một cuộc kháng chiến gian khổ máu xương dằng dặc 10 năm của Lê Lợi - Nguyễn Trãi cuối cùng mới đưa được "cuộc phù Trần" về bên kia biên giới.
Làm sao có thể nói trong kỷ nguyên độc lập của Việt Nam ở thiên niên kỷ thứ hai, "giới thống trị Trung Quốc bấy giờ hoàn toàn không chủ động can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam" được? Và ngay trong thời kỳ được coi là giao kết hòa hiếu giữa hai nước trong quan hệ "tông phiên" thì các triều đình phong kiến Việt Nam vẫn luôn bị sách nhiễu, áp lực.
Chỉ riêng việc đòi hỏi cung phụng, cống nạp - nhất là những sản vật quý hiếm - cũng trở thành gánh nặng tài chính cho nước Việt, gánh nặng khổ ải cho thứ dân, không thể nói là "không đáng kể", "tổng giá trị (của các đồ cống nạp) luôn thấp hơn đồ "hồi tặng" (từ phía triều đình Trung Quốc)" được.
Năm 1950, khi đích thân tiếp và tiễn đoàn cố vấn quân sự của nước Trung Hoa nhân dân sang giúp Việt Nam kháng Pháp, Chủ tịch Mao Trạch Đông căn dặn:"Các đồng chí phải nói với nhân dân Việt Nam rằng tổ tiên chúng ta đã có lỗi với Việt Nam, chúng ta xin tạ tội và nguyện một lòng một dạ ra sức giúp Việt Nam đánh bại thực dân Pháp" (trích Hồi ký xuất bản bằng tiếng Hán của các Cố vấn Trương Quang Hoa, Vũ Hóa Thẩm, Đặng Kim Ba).
Thủ tướng Chu Ân Lai trong lần đầu tiên sang thăm Việt Nam năm 1955, việc đầu tiên mà ông làm là đến thắp hương Đền thờ Hai Bà Trưng, những nữ tướng Việt Nam kiệt xuất trong thế kỷ thứ nhất cầm quân nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán và đã anh dũng hy sinh. Thiết nghĩ không cần phải dẫn thêm những ý kiến phát biểu của các nhà lãnh đạo khác như Diệp Kiếm Anh, Vi Quốc Thanh... xung quanh vấn đề này.
Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định, mối quan hệ tổng thể giữa hai nước láng giềng Việt Nam và Trung Quốc suốt mấy ngàn năm lịch sử không phải là một bức tranh tối màu, nhất là quan hệ dân gian. Trong sự phát triển và trưởng thành của mình, người Việt, nước Việt đã tiếp thu và học tập được nhiều từ nền văn hóa - văn minh Trung Hoa. Đấy cũng là một trong nguyên nhân dẫn đến sự gần gụi, hiểu biết giữa nhân dân hai nước. Đấy cũng là thực tế hiển nhiên không thể phủ định. Không thể có chuyện giới nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lịch sử Việt Nam trong trăn trở tìm về nguồn cội lại bỏ qua những giá trị xác định để thay bằng những lập luận"khoác lác""hư cấu"? Càng không thể tưởng tượng ra rằng nó có mục đích "đưa vào nội dung giáo dục quốc dân" để làm băng hoại quan hệ hữu nghị giữa hai nước, hai dân tộc.
2.    Nửa sau của thế kỷ trước (thế kỷ XX), Việt Nam đã phải liên tục chiến đấu chống lại hai cuộc chiến tranh không cân sức: Kháng Pháp và kháng Mỹ. Cùng với nhân dân toàn thế giới, Trung Quốc đã có sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn, có hiệu quả về cả vật chất lẫn tinh thần cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Vào thời kỳ cao điểm, khi Mỹ trực tiếp đổ quân vào tham chiến - có lúc lên đến hơn nửa triệu - nhiều chính phủ và tổ chức nhân dân trên thế giới đã tuyên bố sẵn sàng gửi quân chí nguyện đến giúp đỡ Việt Nam, nếu được phía Việt Nam chấp nhận.
Với tinh thần tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính và cũng xét tới các hệ lụy, Chính phủ Việt Nam không chủ trương nhận quân tình nguyện chiến đấu, đặc biệt là bộ binh, và đã bày tỏ sự cảm ơn chân thành của mình đến thiện chí năm châu. Những quân nhân nước ngoài có mặt ở phía Bắc Việt Nam lúc ấy bao gồm một số lượng hạn chế các cố vấn và chuyên gia quân sự Liên Xô trong các binh chủng kỹ thuật (tên lửa phòng không, không quân ...), một vài biên đội không quân của CHDCND Triều Tiên mà lãnh đạo nước này mong muốn được đưa sang để thực tập chiến đấu.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã nhiều lần bày tỏ thiện chí sẵn sàng gửi quân tình nguyện đến Việt Nam trong các tuyên bố công khai cũng như trong những lần gặp gỡ trực tiếp lãnh đạo Việt Nam. Kết quả là đã dẫn tới các ký kết giữa hai nước về việc đưa bộ đội hậu cần (công binh) của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vào giúp việc khắc phục giao thông bị phá hoại bởi cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ở Miền Bắc.
Trung Quốc cũng đề nghị đưa vào cả bộ đội pháo cao xạ để bảo vệ lực lượng công binh tác nghiệp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến lực lượng này. Người yêu cầu các nhà lãnh đạo Quân đội Việt Nam không đưa bộ đội Trung Quốc đến những vùng quá khó khăn ác liệt vì bạn chưa quen.
Thời kỳ đó, không quân Mỹ chia chiến trường Bắc Việt Nam thành ba vùng tác chiến: Vùng đánh phá tự do suốt ngày đêm từ Thanh Hóa trở vào vĩ tuyến 17, là vùng ác liệt nhất. Vùng thứ hai, vùng đánh phá có trọng điểm bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và các vị trí chiến lược phía nam đường số 5. Vùng thứ ba, đánh phá có chọn lọc, là các tuyến giao thông phía bắc đường số 5.
Chấp hành chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bộ đội Trung Quốc đã được bố trí tác nghiệp trong vùng từ phía bắc đường số 5 đến biên giới Việt - Trung. Các lực lượng chí nguyện Quân Giải phòng Trung Quốc đã chiến đấu, phục vụ chiến đấu dũng cảm, quên mình vì nghĩa lớn, đồng cam cộng khổ với nhân dân Việt Nam, không chỉ góp phần khắc phục đường sá bị phá hoại, giúp Việt Nam làm mới nhiều con đường, nhiều công trình mà còn tham gia chiến đấu, trực tiếp bắn rơi hơn 100 máy bay Mỹ. Tổng cộng đã có hơn 310.000 lượt bộ đội Trung Quốc có mặt trên chiến trường miền Bắc Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1968 (nói chung, 6 tháng thay quân một lần) trong đó hơn 1000 chiến sĩ hy sinh (hơn 4000, bao gồm cả các chiến sĩ bị thương).
Theo đề nghị của phía Trung Quốc, các liệt sĩ Trung Quốc đã được chôn cất tại trên 40 nghĩa trang ở Việt Nam và hiện nay vẫn được chính quyền và nhân dân các địa phương coi sóc, tu tạo.
3. Phía Trung Quốc từng xuất bản một cuốn sách công bố 7 lần xuất quân ra nước ngoài của Quân Giải phóng Nhân dân từ sau ngày thành lập nước CHND Trung Hoa, trong đó quá nửa là xuất quân sang Việt Nam. Điều đau lòng là, hầu hết những lần xuất quân đến Việt Nam ấy đều được mô tả là để "đánh trả", "trừng phạt" cái quốc gia mà Trung Quốc từng coi là anh em (đến bây giờ có lẽ vẫn là "anh em" vì lãnh đạo hai bên nói chung vẫn ôm hôn nhau theo kiểu "các nước anh em" thường làm).
Chúng tôi sẽ không đề cập đến ở đây bản chất các cuộc "đánh trả" và "trừng phạt" ấy - xin trở lại một dịp khác, nếu cần thiết - mà chỉ xin trao đổi những gì liên quan được nêu ra từ các bài viết trong "Những điều không thể không nói ra".
Thứ nhất, phải khẳng định rằng, trừ cuộc "tiến quân" trong giai đoạn 1965 -1968 nhằm chi viện nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà tôi vừa đề cập, tất cả các cuộc tiến quân khác (1974: đánh chiếm Hoàng Sa - Trung Quốc gọi là Tây Sa; 1979: Chiến tranh biên giới Việt - Trung; 1983 - 1984: đánh chiếm các điểm cao chiến lược ở tỉnh Hà Giang - Trung Quốc gọi là Lão Sơn (và xung quanh); 1988: đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa - Trung Quốc gọi là Nam Sa) đều do Trung Quốc âm thầm khởi binh rồi bất ngờ đánh úp, nhằm lúc đối phương chưa sẵn sàng chuẩn bị. Tất cả đều giống nhau, không ngoại lệ. Làm gì có cái gọi là "sự xâm lăng, khiêu khích từ phía Việt Nam"?Mưu kế chiến tranh từ thời Tôn Tử đã chẳng lạ gì phương sách mà sau này L.Hart và nhiều tác gia quân sự đông tây phải ngả mũ, "Nguyên cớ ư ? Ở ta!"
Thêm nữa, sau năm 1975, mặc dù giành được nguyện vọng ngàn đời là độc lập dân tộc, thống nhất non sông, Việt Nam hoàn toàn bị kiệt quệ bởi ba mươi năm chiến tranh (nền kinh tế Việt Nam bị tụt đến đáy trong thập niên 75 - 85 là một minh chứng). Lo ăn, lo mặc cho dân mình còn chưa xong lẽ nào Việt Nam còn muốn mang sức kiệt đi đánh nước người? Mà đó lại là quốc gia hùng mạnh Trung Quốc và còn hơn thế nữa, một đất nước đã có sự ủng hộ to lớn cho Việt Nam trong kháng chiến! Ơn vừa mới đó mà đã quên được ư? Trọng ơn là truyền thống của dân tộc này, không ai có thể bới ra được chứng cứ ngược lại!
Và do đó phải thừa nhận là Việt Nam đã bị bất ngờ khi cuộc chiến tranh tháng 2/1979 xảy ra. Có thể có xung đột cường độ thấp nhưng là cả một cuộc chiến tranh với sự tiến quân ồ ạt của hàng chục sư đoàn đối phương trên toàn tuyến biên giới là điều chưa được phía Việt Nam tiên liệu.
Thứ hai, cần phải nói rõ một điều: Việt Nam chưa bao giờ tuyên bố Trường Sa và Hoàng Sa (Nam Sa và Tây Sa) là của một quốc gia nào khác ngoài Việt Nam. Và càng không có việc Việt Nam đã "hoàn toàn thay đổi lập trường"về vấn đề này. Câu chuyện như sau: Năm 1958, sau khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền về lãnh hải 12 hải lý, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi thư cho Thủ tướng Chu Ân Lai bày tỏ sự ủng hộ tuyên bố ấy, chỉ đơn giản như vậy. Sự ủng hộ đó là thiện chí nếu tính tới cuộc xung đột giữa nước Trung Hoa nhân dân với Đài Loan trong vùng Kim Môn, Mã Tổ lúc bấy giờ. Còn trong năm 1974, khi xảy ra sự việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa (Tây Sa), chính các bên đang quản lý thực tế vùng biển này là Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối.
Thứ ba. Bắt đầu từ sự xâm lược của thực dân Pháp thế kỷ XIX lập nên xứ Đông Dương thuộc Pháp rồi tiếp đến là cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra giữa thế kỷ XX mà mà vận mệnh của ba nước Đông Dương gắn chặt với nhau: chung một kẻ thù, chung một mục đích giải phóng và độc lập dân tộc. Trong cuộc đấu tranh chung, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của nhân dân Lào, nhân dân Campuchia anh em và Việt Nam cũng hết lòng vì đất nước và nhân dân bạn. Làm theo lời dạy đầy ý nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Giúp bạn là giúp mình", hàng chục vạn chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam đã không tiếc xương máu chiến đấu quên mình trên đất nước Lào và đất nước Campuchia, không nhằm một mục đích tiểu bá, đại bá hay Liên bang Đông Dương nào hết.
Một khi chiến tranh kết thúc, tình hình yên ổn trở lại và được nhân dân bạn cho phép, tất cả các lực lượng này đã rút hết về nước, bao gồm cả những liệt sĩ đã nằm xuống trên đất Lào, Campuchia cũng được quy tập về đất mẹ Việt Nam (con số được quy tập đến nay đã là gần 50.000 liệt sĩ). Việt Nam, Lào, Campuchia ngày nay lại cùng đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển đất nước mình, với tư cách là những quốc gia độc lập, có chế độ chính trị riêng biệt, điều mà cả thế giới đều thấy rõ.
Đáng ngạc nhiên là trong bài "Vấn đề biên giới trên bộ và trên biển giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á", tác giả gợi lại vấn đề không có thực là"lãnh thổ K.K.K" và "một phần đất đai Campuchia bị mất vào tay Việt Nam". Với mục đích gì vậy? Tác giả có biết rằng trong tháng 8 năm 2012 vừa qua chính đại diện của nước CHND Trung Hoa tại Liên Hợp quốc đã bỏ phiếu bác bỏ yêu cầu được có tiếng nói tại tổ chức quốc tế này của cái gọi là "phong trào K.K.K"? Sự trung thực cộng sản - nếu có thể gọi như vậy - là ở chỗ nào?
Thứ tư. Có những sự thực ít người biết đến, nhưng chẳng lẽ những người chủ trì một tạp chí có tên tuổi trong ngành như "Thế giới tri thức" lại ở trong trường hợp như vậy? Tôi muốn đề cập câu chuyện về điểm cao khống chế 1509 mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn. Trong bài "Quan hệ Việt - Trung từ năm 1949 đến nay", tác giả đã mô tả những trận đánh đẫm máu, ác liệt để giành khu vực này vào năm 1984 như là cuộc chiến đấu vinh quang chống lại sự xâm lược của quân đội Việt Nam.
Hơn nữa, chúng tôi còn được biết, nơi đây nay đang trở thành một điểm du lịch của phía Trung Quốc với những trưng bày và thuyết minh bất chấp chân lý, bất chấp mọi sự nhẫn nhịn, trên thực tế phá hoại quan hệ Việt-Trung mà các bạn bày tỏ muốn vun đắp. Liệu có cần phải đánh thức "sự thật lịch sử"?
Cuối cùng, về câu chuyện hoang đường "Việt Nam bắt nạt Trung Quốc", "Việt Nam luôn áp dụng phương châm đối đầu trực diện với Trung Quốc, một bước không lùi", để thay lời kết luận, tôi xin kể hai chuyện nhỏ : Tháng 1/1979, khi quân đội Việt Nam mở chiến dịch phản công đánh trả cuộc xâm lấn toàn diện của chế độ Pôn Pốt với một tốc độ tiến quân mà các hãng thông tin trên thế giới mô tả là nhanh như điện sẹt, các mũi tiến công và vu hồi đã sẵn sàng khép chặt biên giới Campuchia - Thái Lan trong "tích tắc", thì lập tức nhận được lệnh buông lỏng, nhờ đó mà bộ sậu lãnh đạo Khơme đỏ chạy thoát. Nhưng mục đích đã đạt được: Không để một ai trong số hàng ngàn chuyên gia cố vấn quân sự và dân sự "người nước ngoài" bị kẹt lại hoặc bị bắt giữ.
Câu chuyện thứ hai là tháng 2 năm ấy (1979), bị bất ngờ bởi cuộc tấn công của Quân đội Trung Quốc, các lực lượng phòng ngự Việt Nam tạm thời bị đẩy lui khỏi tuyến biên giới. Nhưng ngay sau cuộc phòng ngự, bộ đội Việt Nam đã tổ chức phản công và một chiến dịch - chiến lược tiến công quy mô với lực lượng mạnh cả xung lực lẫn hỏa lực nhằm vào đối phương đang tập trung ở một thành phố biên giới đã được triển khai. Mọi sự đã sẵn sàng và đây chắc chắn là một đòn giáng trả mạnh mẽ, gây thương vong nặng nề. Chỉ ít giờ trước thời điểm nổ súng, chiến dịch được hủy bỏ khi phía Trung Quốc tuyên bố bắt đầu cuộc triệt thoái.
Thẳng thắn và mà nhìn nhận, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bản chất là một mối quan hệ tích cực và cần phải như vậy. Xin được đề cập đến vào một dịp khác. Bài viết này của tôi không có mục đích tranh luận, ngay cả về phương diện học thuật. Nó đơn giản chỉ là "những điều không thể không nói ra", không thể không làm rõ vậy thôi.
TS Vũ Cao Phan
----
Chú thích: Những chữ để nghiêng trong bài này là trích từ "Những điều không thể không nói ra" hoặc từ các cuốn sách xuất bản ở Trung Quốc (TG).

Tổng số lượt xem trang