Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

TS Nguyễn Nhã: "Nguy cơ Bắc thuộc ngày càng lớn"


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang - Ảnh tư liệu Tuổi Trẻ
- “Người dân lo lắng, bức xúc về tình hình biển Đông là đúng” (TT). Trả lời phỏng vấn Thông tấn xã Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết: "Người dân lo lắng, bức xúc về tình hình biển Đông là đúng. Đó là lòng yêu nước và tinh thần độc lập đã được trao chuyền qua bao thế hệ". Chủ tịch nước nói thêm: "Lợi ích của Việt Nam trên biển Đông được luật pháp quốc tế thừa nhận và bảo vệ theo Công ước Luật biển 1982".
- Thưa Chủ tịch nước, năm 2012 ngoại giao Việt Nam có hàng loạt sự kiện hợp tác song phương và đa phương sôi nổi. Kết quả của những hoạt động đó như thế nào?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Năm 2012, Việt Nam nhấn mạnh chủ trương mới và quan trọng trong đối ngoại: Việt Nam không chỉ hội nhập kinh tế mà còn hội nhập quốc tế một cách sâu rộng và toàn diện, cả về chính trị.
Mặc dù tình hình kinh tế đất nước trong năm qua còn nhiều khó khăn, tình hình quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng do chính sách đối ngoại đúng đắn, bạn bè quốc tế tiếp tục tin tưởng, ủng hộ sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước của Việt Nam. Vốn ODA cơ bản không giảm so với những năm trước, vốn FDI đăng ký mới thấp hơn nhưng phần vốn thực hiện vẫn xấp xỉ năm trước, góp phần duy trì phát triển trong điều kiện hết sức khó khăn, tiếp tục củng cố vai trò và vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế.
Lập trường của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo được bạn bè quốc tế chia sẻ, ủng hộ. Năm qua đã có hơn 30 đoàn khách gồm nguyên thủ, người đứng đầu nhà nước, chính phủ, các cơ quan lập pháp của các quốc gia đã đến thăm, làm việc với Việt Nam và đều kỳ vọng về sự hợp tác trước mắt và lâu dài với nước ta. Đó là những quan hệ hợp tác có lợi cả trên bình diện song phương và đa phương...
- Thưa Chủ tịch nước, các quốc gia Đông Nam Á giữ vị trí như thế nào trong chính sách đối ngoại của Việt Nam?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Việt Nam luôn xác định là thành viên tích cực và có trách nhiệm của ASEAN. Đảm nhiệm chủ tịch luân phiên ASEAN cũng như khi là thành viên bình thường, Việt Nam luôn có những việc làm, sáng kiến góp phần củng cố sự đoàn kết và thúc đẩy xây dựng cộng đồng ASEAN, được các thành viên ASEAN cùng các nước tán thành.
Những nước lớn trong quan hệ đối tác với ASEAN cũng rất coi trọng quan hệ với Việt Nam, quyết định nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam và qua Việt Nam để khẳng định quan hệ với khu vực Đông Nam Á.
Chúng ta quan hệ đa phương, chú ý phát triển quan hệ với các nước lớn, nhưng luôn đặc biệt coi trọng quan hệ với ASEAN. Đây là chủ trương nhất quán trong quan hệ với các nước láng giềng. Tôi muốn hỏi lại, bạn có coi trọng quan hệ với hàng xóm của mình không?
- Hiện nay chủ đề biển Đông đang được chú ý tại các diễn đàn trong nước và quốc tế. Quan điểm của Việt Nam về vấn đề này như thế nào, thưa Chủ tịch?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Biển Đông là chủ đề Việt Nam luôn quan tâm, ASEAN và nhiều nước trên thế giới có quan hệ lợi ích gắn với biển Đông cũng rất chú trọng. Việt Nam đã tuyên bố và khẳng định rất rõ ràng lập trường của mình: tranh chấp về chủ quyền ở biển Đông phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Luật biển 1982.
Giữa Trung Quốc và ASEAN đã ký thỏa thuận về DOC. Hai bên cũng đã thỏa thuận việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông COC, nâng những nguyên tắc đó lên cao hơn, có tính pháp lý ràng buộc. Tuy nhiên, chúng ta chủ trương tất cả những vấn đề đó phải được giải quyết hòa bình, hữu nghị, không dùng vũ lực, để biển Đông thực sự hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải.
Trung Quốc cũng tuyên bố như vậy với ASEAN. Trên thực tế, các vấn đề diễn ra về cơ bản là cũng theo các nguyên tắc và phương châm như trên. Tuy nhiên, vẫn có những va chạm nhất định trên biển Đông mà chúng ta đã chứng kiến trong năm qua.
Tôi một lần nữa nhấn mạnh giải quyết tháo gỡ vấn đề này phải tuân thủ nguyên tắc luật pháp quốc tế và thực hiện theo phương châm hòa bình, hữu nghị giữa các bên liên quan. Những nguyên tắc này không chỉ Trung Quốc và ASEAN công nhận, mà cộng đồng quốc tế, nhất là những nước quan tâm và có lợi ích ở biển Đông, cũng thừa nhận và ủng hộ. Việt Nam luôn khẳng định nguyên tắc này trên các diễn đàn, hội thảo...
- Thưa Chủ tịch nước, cũng tuyên bố chủ quyền với quần đảo Trường Sa, Philippines và Brunei có đồng tình với Việt Nam trong việc xử lý vấn đề biển Đông?

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Không chỉ Philippines, Brunei mà cả Malaysia, Indonesia và nhiều nước khác trong ASEAN, tuy không có lợi ích trực tiếp ở biển Đông, cũng ủng hộ những quan điểm đó. ASEAN lấy đồng thuận làm nguyên tắc hoạt động, nghĩa là tất cả các thành viên đều thống nhất trong vấn đề này. Đó là quan điểm, nguyên tắc chung của tất cả các thành viên ASEAN; là cơ sở quan trọng để Việt Nam cũng như cộng đồng ASEAN đi đến đàm phán với Trung Quốc hiện nay và tương lai.
- Chúng ta chủ trương giữ vững chủ quyền biển đảo bằng con đường ngoại giao hòa bình, nhưng tình hình biển đảo ở biển Đông thời gian qua khiến người dân chưa an tâm. Chủ tịch nước có thông điệp gì đối với người dân về vấn đề này?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Người dân lo lắng, bức xúc về tình hình biển Đông là đúng. Đó là lòng yêu nước và tinh thần độc lập đã được trao chuyền qua bao thế hệ. Đảng và Nhà nước ta chủ trương như thế nào cũng phải trên cơ sở lòng dân làm gốc. Lợi ích của Việt Nam trên biển Đông được luật pháp quốc tế thừa nhận và bảo vệ theo Công ước Luật biển 1982.
Chúng ta sẽ dựa vào luật pháp quốc tế, lấy đó làm cơ sở và sức mạnh để bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia của mình. Chúng ta đấu tranh mềm dẻo nhưng cũng đồng thời phải thường xuyên chủ động củng cố mặt trận quốc phòng an ninh, nâng cao cảnh giác trước mọi diễn biến ở khu vực, kiên quyết bảo vệ bằng được chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc mình.
- Việt Nam là một quốc gia tham gia đàm phán tương đối sớm Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương - TPP. Việt Nam đã tính đến những lợi ích về kinh tế và chính trị trong tương lai với TPP như thế nào, thưa Chủ tịch?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Trước khi chúng ta tham gia khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), nhiều người lo sợ Việt Nam sẽ bị thua thiệt. Thực tế đã không hẳn diễn ra như thế. Quan trọng là vì chúng ta đã chuẩn bị thực lực để giành thắng lợi trong hội nhập. Vừa chuẩn bị thực lực vừa hội nhập. Do đó kinh tế của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện trong một thời gian dài. Khi chúng ta tham gia WTO cũng vậy, ở quy mô toàn cầu, chúng ta lo ngại sức mạnh của những nền kinh tế lớn sẽ chèn ép kinh tế Việt Nam. Thế nhưng, sau khi vào WTO, kinh tế Việt Nam còn có điều kiện phát triển hơn...
Những suy giảm kinh tế thời gian gần đây không phải do WTO mà do những nguyên nhân chủ quan và sự yếu kém của chính chúng ta, đòi hỏi chúng ta phải tái cơ cấu nền kinh tế và điều chỉnh chính sách để kinh tế vĩ mô ổn định.
Muốn phát triển, chúng ta phải mở cửa với thế giới. Tham gia TPP là nằm trong chủ trương này. Điều quan trọng là chúng ta phải rút kinh nghiệm từ AFTA và WTO để làm tốt việc chuẩn bị. Nếu không, thắng lợi khó đạt được mà thất bại cũng khó tránh. Tôi cho rằng thắng lợi hay thất bại là do chính nội lực chủ quan của chúng ta. Mỗi doanh nghiệp, mỗi địa phương, mỗi bộ ngành và toàn quốc phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng trong quá trình hội nhập, tham gia TPP trong tương lai.
- Thưa Chủ tịch nước, vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng tín nhiệm gần đây bị tụt xuống so với những năm trước. Phải chăng Việt Nam chưa tận dụng, khai thác hết những lợi thế của mình trong quá trình hội nhập quốc tế?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Thông thường, để phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP thì phải đầu tư vốn. Có một tương quan tỉ lệ giữa vốn đầu tư và tốc độ tăng trưởng. Tỉ lệ này càng cao thì đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng vốn kém. Ở nước ta tỉ lệ đó có khi lên đến 5-6. Tức là chi phí của Việt Nam gấp rưỡi hoặc gấp đôi các nước có trình độ phát triển tương đương. Tình trạng đó tồn tại trong nhiều năm, dẫn đến một lượng vốn đưa vào đầu tư lớn nhưng hiệu quả thấp...
Đại hội XI của Đảng chủ trương phải đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng... cùng một loạt công việc để giải quyết những hạn chế đó nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững.
Chủ trương là như vậy nhưng để thực hiện đạt kết quả đòi hỏi nỗ lực cao của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, từng doanh nghiệp. Tôi hi vọng và kêu gọi những nỗ lực như thế phải được thực hiện mạnh mẽ trong thời gian tới.
- Thành công của các nước xung quanh Việt Nam dựa chủ yếu vào 3 lĩnh vực then chốt: cơ sở hạ tầng, tính cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp và tính hiệu quả của bộ máy nhà nước. Việt Nam sẽ có sự lựa chọn nào vì mục tiêu phát triển, thưa Chủ tịch?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Chúng ta đã xác định phải thực hiện tốt 3 yếu tố: phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hoàn thiện thể chế kinh tế. Vấn đề là phải tổ chức thực hiện sao cho tốt.
Về hạ tầng, rõ là sau 25 năm đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu, nhưng muốn phát triển cao hơn trong giai đoạn tiếp theo, không thể chấp nhận hạ tầng như hiện nay. Đường bộ chẳng hạn. Nhất định phải có hệ thống xa lộ đúng nghĩa. Hệ thống cảng biển cũng vậy. Đặt cạnh những nước tiên tiến trong ASEAN, chi phí cho một đơn vị hàng hóa tại cảng của chúng ta trung bình cao gấp đôi họ. Như vậy thì làm sao cạnh tranh? Chính vì vậy, phải đẩy nhanh tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng. Chủ trương đã có và nói nhiều rồi. Bây giờ là phải triển khai việc này.
Cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp phải được quan tâm hơn nữa. Không phải vì mở cửa làm một số doanh nghiệp chúng ta cạnh tranh kém, mà do chính những yếu kém của chúng ta. Tại sao người ta mở cửa cho anh bán hàng, anh không làm được cho tốt? Để khi người ta cũng bán hàng như mình nhưng năng lực cạnh tranh tốt hơn, lại đổ cho sự "mở cửa" đó là không được. Yếu kém có phần quan trọng là do chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, điều này không chỉ là do các doanh nghiệp đâu mà còn do chính chúng tôi, những người điều hành, lãnh đạo đất nước, khi chưa tạo ra được môi trường kinh doanh, chưa đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao thuận lợi cho doanh nghiệp.
Về thể chế, chúng ta đang sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. Sau khi được Quốc hội thông qua cuối năm 2013 thì một loạt các văn bản pháp luật sẽ được sửa đổi, bổ sung để cụ thể hóa và thực hiện theo bản hiến pháp mới được ban hành. Trong đó, quan trọng là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Lượng công việc thực hiện rất lớn.
Chúng ta đừng quên đến năm 2015, tự do hóa thương mại không chỉ trong ASEAN mà còn là với cả Trung Quốc, một nền kinh tế khổng lồ, lớn thứ 2 thế giới hiện nay. Đến những năm 2017-2018 sẽ tự do thương mại hoàn toàn giữa Việt Nam và các thành viên của WTO. Lúc đó quan hệ doanh nghiệp các nước sẽ hoàn toàn sòng phẳng, theo những cam kết khi gia nhập WTO, chứ không thể "ngăn sông, cấm chợ" được nữa...
Nhân tố chủ quan bên trong cần được rà soát và nâng cao năng lực cạnh tranh một cách khẩn trương ở từng doanh nghiệp, địa phương, ngành và toàn bộ nền kinh tế. Kể cả lãnh đạo các cấp từ trung ương đến địa phương cũng phải soát xét lại "hành trang" của mình, đảm bảo cho công cuộc hội nhập có được hiệu quả cụ thể, có thể nhìn và sờ thấy được.
- Thưa Chủ tịch nước, những sản phẩm công nghiệp của chúng ta chưa đạt được tính cạnh tranh như mong muốn. Có phải chúng ta đang gặp vấn đề trong việc kiểm soát và phân phối nguồn lực không?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Kiểm soát và phân phối nguồn lực thì không chỉ quan tâm tới lĩnh vực công nghiệp mà kể cả nông nghiệp và dịch vụ. Làm sao để không bị thất thoát, lãng phí về vốn, về tài nguyên, về con người... Có những nơi đáng ra nguồn lực được phân phối thì sẽ phát huy tác dụng tốt hơn nhưng lại không có và ngược lại.
Chúng ta phải tính toán lại. Làm thế nào thực hiện đúng quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, để nguồn lực có thể chảy vào những nơi có hiệu quả cao nhất. Đó chính là trách nhiệm của Nhà nước trong việc quản lý, thực thi, xây dựng các cơ chế, chính sách, luật pháp để tạo ra môi trường kinh doanh, điều chỉnh các nguồn lực một cách hợp lý. Tôi đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề cải cách thủ tục hành chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí phải thực sự có hiệu quả, tạo điều kiện đảm bảo việc phân phối các nguồn lực một cách chính xác.
- Thời điểm hiện nay, GDP của Việt Nam không cao, nhưng dư luận quốc tế cho rằng Việt Nam đang đặt nền móng, chuẩn bị cho một giai đoạn, quá trình phát triển mới. Thưa Chủ tịch nước, nền kinh tế Việt Nam sẽ như thế nào trong vài năm tới, với những chính sách mà chúng ta đã và đang thực hiện?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Hiện nay, yếu kém của kinh tế Việt Nam biểu hiện rõ nhất là lạm phát cao, nhập siêu lớn... Chất lượng tăng trưởng những năm qua là tăng trưởng chiều rộng; trông chờ vào vốn chứ không phải dựa vào năng suất lao động hay công nghệ tiên tiến. Tình trạng này không thể để kéo dài, nên chúng ta phải điều chỉnh và cơ cấu lại, chuyển dần tăng trưởng theo chiều sâu, nâng cao chất lượng và năng suất lao động, sử dụng công nghệ tiên tiến...
Khi tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế, phải chấp nhận là GDP thấp nhưng cũng phải giữ khoảng 5%/năm. Thấp hơn nữa thì nguy hiểm, thất nghiệp sẽ cao, phấn đấu dần đưa tốc độ tăng trưởng lên 7-8%/năm và ổn định kinh tế vi mô. Làm được điều đó không chỉ cải thiện đời sống mà còn là ổn định chính trị, xã hội.
- Đồng thời cũng là một đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước đánh giá như thế nào về sự tin tưởng của nhân dân đối với chế độ?

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Nhân dân Việt Nam đã tin tưởng, gắn bó với Đảng và chế độ hơn 80 năm qua, kể cả những lúc khó khăn nhất. Niềm tin đó đang bị thách thức và suy giảm do tệ tham nhũng, lãng phí, suy thoái đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Nhưng tôi tin nhân dân bao dung vẫn tin và kỳ vọng vào Đảng nếu Đảng kịp thời chỉnh đốn, sửa chữa những yếu kém, khuyết điểm trong bộ máy của mình. Tuy vậy, không được lạm dụng lòng tin của nhân dân. Mỗi một cán bộ, chức càng cao, quyền càng to thì trách nhiệm trước sự suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng càng lớn.
Khắc phục những khuyết điểm hiện nay còn là để khẳng định vai trò, trách nhiệm của Đảng với tương lai của đất nước và sự trường tồn của dân tộc như Đảng ta đã làm trong suốt gần một thế kỷ đã qua.
- Thưa Chủ tịch, năm qua tính cởi mở và dân chủ đã được thể hiện rất rõ trên các diễn đàn thảo luận về những vấn đề hệ trọng của đất nước. Chủ tịch nước đánh giá như thế nào về nhận định này?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Tôi thấy rất rõ hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước ngày càng được người dân quan tâm. Qua những cuộc tiếp xúc cử tri gần đây, tôi thấy người dân đánh giá cao hoạt động của Quốc hội. Với tư cách là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, Quốc hội đã ngày càng đáp ứng được nhiệm vụ và vai trò, nhất là việc thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
- Thưa Chủ tịch, Nghị quyết Trung ương 4 đã được ban hành gần 1 năm. Trong đó, nghị quyết đã khẳng định có một bộ phận không nhỏ đảng viên suy thoái, nhưng kết quả thực hiện nghị quyết vừa qua chưa cao. Xin Chủ tịch nước đánh giá về vấn đề này.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Chúng tôi được hỏi câu này nhiều lắm, có người khen, người chê. Vấn đề này xin khẳng định là phải kiên trì tiến hành, không lùi bước, không thể không làm nhưng không thể chỉ một lần, một sớm một chiều mà giải quyết ngay được.
Thực tế là vậy, không nên chán nản. Chúng ta phải nhận thức cho đúng, phải hết sức kiên trì, liên tục tiến hành công cuộc xây dựng Đảng. Quốc hội đã thông qua nghị quyết về lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm hằng năm. Đó chính là dân chủ hóa. Điều quan trọng là phải làm thực chất, phải có cơ chế kiểm tra chống lại hiện tượng “vận động,” “mua phiếu”. Trung ương Đảng cũng có chủ trương bỏ phiếu tín nhiệm tương tự và Mặt trận Tổ quốc cũng sẽ có cơ chế tham gia giám sát đội ngũ cán bộ.
- Thưa, Chủ tịch nước có thường xuyên nhận được thư từ của công dân?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Thư thì hằng ngày tôi nhận được rất nhiều, trên tất cả các lĩnh vực, từ những chuyện rất cụ thể của cuộc sống hằng ngày đến những công việc lớn lao của đất nước, tôi chú ý đến những bức thư chân thực, tâm huyết, xây dựng. Nhiều bức thư rất cảm động, hữu ích, thậm chí có tác dụng trực tiếp đến chính sách của Nhà nước và tôi không thể nói điều gì khác ngoài lòng cảm ơn chân thành.
- Sau hơn 1 năm ở cương vị là người đứng đầu Nhà nước, đã có những vụ việc nào về bức xúc của nhân dân để lại cho Chủ tịch băn khoăn, trăn trở nhiều nhất?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Tôi nghĩ rằng bức xúc thì nhiều, nhưng tựu trung lại mấy vấn đề lớn là làm thế nào trong năm mới chúng ta tập trung giải quyết những vấn đề về dân sinh và kinh tế cho tốt hơn.
Đến doanh nghiệp thì được nghe kiến nghị thiếu vốn, bất cập vướng mắc nhiều quá; gặp người lao động thì được phản ánh về thiếu việc làm, thu nhập thấp, tình trạng tiêu cực, tham nhũng...
Sắp tới, phải làm sao vừa giải quyết tốt hơn vấn đề dân sinh kinh tế, vừa phải giải quyết tốt hơn vấn đề quốc phòng an ninh đất nước, giữ vững chủ quyền quốc gia và triển khai toàn diện công tác đối ngoại theo đường lối Đại hội XI của Đảng.
Mình mong dân tin Đảng, nhưng vẫn còn nhiều người mất việc, không có việc làm, nghèo đói; tham nhũng, lãng phí không kiên quyết ngăn chặn có hiệu quả thì làm sao tin? Băn khoăn, trăn trở nhiều lắm!
- Thưa Chủ tịch nước, bước sang năm mới Chủ tịch có thông điệp gì gửi đến toàn thể nhân dân?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Chúng ta đã bước sang năm thứ 3 thực hiện kế hoạch 5 năm của Đại hội Đảng XI. Chúng ta đang quyết tâm thay đổi, tái cấu trúc nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô để phát triển ngày càng bền vững hơn, chất lượng hơn, hiệu quả hơn. Từ đó đảm bảo mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Trong 2 năm qua, kể cả năm 2013, chúng ta vẫn phải trải qua giai đoạn tái cơ cấu nền kinh tế, chấp nhận mức độ tăng trưởng thấp hơn giai đoạn trước; nhưng đồng thời phải thay đổi chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, chuẩn bị tiền đề cho những giai đoạn sau.
Vì thế, tôi mong rằng đồng chí, đồng bào cả nước hết sức nỗ lực phấn đấu trên mỗi cương vị khác nhau của mình để thực hiện tốt, thành công những mục tiêu mà chúng ta đã đề ra. Tôi tha thiết mong nhân dân ta ấm no, hạnh phúc, đất nước ta hòa bình, thịnh vượng...
Xin trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước!
‘Niềm tin với Đảng đang bị thách thức’ (VNE). – Đồng chí, đồng bào cả nước cùng nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu chung (GD&TĐ). – Biển Đông Coi Như Đã Mất Nếu Việt Cộng Còn Cầm Quyền(Việt thức).
- Ai cũng có thể dấn thân cho đất nước khi có họa xâm lăng, ai cũng có thể phản biện xã hội khi bị bức bối (VHNA).

-TS Nguyễn Nhã: "Nguy cơ Bắc thuộc ngày càng lớn" Vào dịp đầu năm 2013, tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về Biển Đông tại Việt Nam, đã cho phổ biến một bài viết của ông đề ra "Kế sách cứu nước-xây dựng nội lực đất nước hùng cường" gởi cho các lãnh đạo Việt Nam, cũng như cho thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã đề ra kế sách này trong bối cảnh mà đối với ông, nguy cơ Việt Nam trở thành thuộc quốc ngày càng lớn, bởi vì họa xâm lược từ phương Bắc không chỉ có ở Biển Đông, mà còn ở các lĩnh vực kinh tế, văn hóa...


Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Nhã về những phương cách để đối phó với họa Bắc triều :
Tiến sĩ Nguyễn Nhã
20/01/2013
Kế sách cứu nước – xây dựng nội lực đất nước hùng cường thế kỷ XXI của Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã gửi quý lãnh đạo đất nước cùng thanh niên Việt Nam ở trong và ngoài nước

Tôi vốn là nhà sử học nghiên cứu lịch sử Việt Nam với cách nhìn ngàn năm trước hướng về ngàn năm sau, nhận thấy rằng hiện nay không còn là nguy cơ xâm lược mà thật sự đã xảy ra xâm lược lãnh thổ ở Biển Đông và xâm lược phá nát kinh tế văn hóa xã hội Việt một cách thâm sâu chưa từng có.

Song đây lại là thời cơ có một không hai của người Việt chúng ta, xin soạn thảo kế sách cứu nước và xây dựng nội lực đất nước hùng cường thế kỷ XXI, gửi tới quý lãnh đạo nhà nước, quý lãnh đạo chính trị, các doanh nhân cũng như toàn dân. Tôi ước mong tất cả người Việt chúng ta trong và ngoài nước phải bừng tỉnh, cần có tâm và có tầm, nhất là các bạn thanh niên hãy cương quyết xóa đi những gì xấu xí của người Việt, quyết bỏ qua một bên và hàn gắn những đau thương của thế kỷ XX với “một triệu người vui và một triệu người buồn”. Chúng ta vượt lên chính mình, nỗ lực không ngừng nghỉ xây dựng một nước Việt Nam hùng cường của thế kỷ XXI, sánh vai với các cường quốc năm châu bốn biển, quyết không còn là quốc gia bị lệ thuộc, nạn nhân của thời cuộc quốc tế, bị xử ép làm nhục và bị tụt hậu nữa!

Kế sách này phải là kế sách của toàn dân trước hết là của thanh niên đi tiên phong trong quá trình đại hòa dân tộc, mỗi người một kế hoạch nhỏ đầy sáng tạo xây dựng nội lực đất nước hùng cường. Nhà nước là yếu tố quan trọng song nhất định từ bỏ mọi bao cấp kể cả bao cấp yêu nước.

Kế sách cứu nước này phải kế thừa sự khôn ngoan của cha ông hàng ngàn năm nay từ tuyên ngôn độc lập “Nam quốc sơn hà Nam đế cư / Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” của Lý Thường Kiệt, “Văn hiến Bắc Nam mỗi nước mỗi khác” của Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, lòng nhân ái của Lý Thánh Tôn[g], Trần Nhân Tôn[g]…

Kế sách cứu nước này phải là kế sách đấu tranh ngoại giao hòa bình đa phương hóa, đa dạng hóa, sử dụng sức mạnh tổng hợp thời đại toàn cầu.

Kế sách cứu nước này phải là chiến lược chứ không phải chỉ là sách lược giai đoạn, đoàn kết dân tộc, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, huy động lòng yêu nước toàn dân trong xây dựng nội lực đất nước hùng cường. Các công ty đều lấy mục tiêu góp phần phát triển đất nước, những gì hại cho quyền lợi đất nước quyết không làm…
Kế sách cứu nước này phải là kế sách trở về nguồn, giữ gìn bản sắc Việt, tạo lòng tự hào dân tộc, tự lập tự cường trong lịch sử đấu tranh cũng như trong xây dựng – xây dựng quốc đạo nhân chủ, thờ Quốc tổ, thờ anh hùng dân tộc.

Những triết lý sống Việt là mẫu số chung của tất cả người Việt Nam không phân biệt chính kiến tôn giáo, địa phương, tạo động lực yêu nước chân chính phát triển đất nước hùng cường. Như người Nhật đã lấy ngày 31 tháng 12 hàng năm tất cả già trẻ lớn bé đến đền thờ Thần đạo thì người Việt chúng ta cũng lấy ngày 10 tháng Ba âm lịch tất cả đều đến đền thờ Quốc tổ, các đình, đền, miếu có biểu tượng Quốc tổ và anh hùng dân tộc để chiêm bái tỏ lòng đoàn kết dân tộc, quyết tâm trở về cội nguồn xây dựng đất nước hùng cường.

Kế sách cứu nước này phải là kế hoạch tạo niềm tin, cách mạng văn hóa xã hội, không được dối trá, nói dối, cùng xây dựng xã hội lành mạnh tử tế, pháp trị.

Kế sách cứu nước phải thật sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đẩy mạnh phong trào thế giới du với hàng trăm ngàn, hàng triệu du học sinh, kể cả các thầy giáo đi học hỏi thu tóm những tinh hoa hiện đại của thế giới về xây dựng đất nước hùng cường, phải làm cuộc cách mạng văn hóa giáo dục xây dựng đất nước hiện đại hùng cường. Phải tạo động lực yêu nước trong đấu tranh và xây dựng, lấy mối nhục tụt hậu và bị cường quốc láng giềng xử ép, làm nhục làm động cơ hành động xây dựng đất nước.

Kế sách cứu nước này phải là chiến lược phát triển kinh tế biển, tạo cú hích cất cánh kinh tế Việt Nam như xây dựng cảng sâu nhất thế giới như cảng Vân Phong với đường cao tốc xuyên quốc gia không qua đèo nào, đoàn kết với các nước ASEAN để các nước ASEAN như Lào, Miến Điện, Campuchia, Thái Lan sử dụng.
Kế sách cứu nước ngoài chiến lược lâu dài trên, phải ưu tiên trước tiên tập trung chiến lược đối phó xâm lược ở Biển Đông với ngoại giao khôn ngoan hòa bình đa phương, đa dạng, tích cực phòng vệ vững chắc các hải đảo, quốc phòng toàn dân, mỗi ngư dân là một dân binh.

Phải như Trung Quốc từ trung ương có hẳn một viện nghiên cứu rất lớn về Biển Đông và nhiều cơ quan trực thuộc trung ương khác từ Viện Khoa học đến Bộ Tư lệnh Hải quân, cơ quan tình báo, tất cả thường xuyên tiến hành nghiên cứu, biên soạn tài liệu, tổ chức hội thảo... về chủ quyền biển đảo. Rồi đến các địa phương cấp tỉnh, mỗi tỉnh ven biển đều có nhiều cơ quan nghiên cứu về biển đảo cũng như đến các trường đại học, đều tham gia nghiên cứu, quảng bá chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông.

Với xâm lăng kinh tế, văn hóa xã hội thì quyết bảo vệ bản sắc Việt, xã hội lành mạnh, chống văn hóa, giáo dục nô dịch ngoại lai, xây dựng nền kinh tế tự lập tự cường, không lệ thuộc, đặc biệt cấp tốc bài trừ các hàng Trung Quốc và cách nuôi trồng Trung Quốc độc hại như rau củ quả, thực phẩm, các gia vị, phẩm màu, các đồ chơi cùng nhiều hàng hóa khác rất độc hại đang đe dọa đến sự sống còn của mỗi người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam!

Hát nói Chúc mừng năm mới 2013

Hãn Nguyên Nguyễn Nhã

Mừng chúc hai ngàn mười ba năm mới
Thế gian này tiến tới bình an
Chẳng còn xử ép nước Nam
Chẳng còn chịu nhục chẳng còn chịu thiệt
Tham lam quá mưu gian chiếm biển
Hung dữ ôi ý định bá quyền!
Việt Nam ơi ta quyết tiến lên
Giữ bản sắc giữ hồn thiêng Đất Việt
Giáo dục quốc sách hàng đầu đào tạo nhiều tuấn kiệt
Đưa Việt Nam thành cường quốc biển tương lai
Thanh niên rường cột ngày mai
1/1/2013

-TS Nguyễn Nhã: "Nguy cơ Bắc thuộc ngày càng lớn"
-Báo Việt Nam vinh danh người lính Cộng hòa bảo vệ Hoàng Sa--Hàng ngàn người xem bằng chứng chủ quyền Hoàng Sa


--Chủ tịch nước: Biển Đông là vấn đề Việt Nam luôn quan tâm
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Nhân dịp năm mới 2013, trên cương vị người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời phỏng vấn TTXVN. PV: Thưa Chủ tịch nước, năm 2012, ngoại giao Việt Nam có hàng loạt sự kiện hợp tác song phương và đa phương sôi nổi. Kết quả

China Criticizes Clinton’s Remarks About Dispute With Japan Over Islands
NYT
China accused Secretary of State Hillary Rodham Clinton of presenting a distorted picture about its dispute with Japan, and it expressed “resolute opposition” to her position.
Japan’s Navy: Sailing Towards the Future theDiplomat.com----Nhật Bản và ván cờ chiến lược mới
Từ chuyến công du của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, câu hỏi đặt ra là: Vì sao Tokyo lúc này lại cần Đông Nam Á đến như vậy? Và quan hệ Nhật-Việt sẽ tận dụng cơ hội bứt phá này như thế nào?
-Khó khăn của các dự án khai thác dầu khí nước ngoài
Hành trình tầu ngầm Kilo về Việt Nam

-Con đường tầu ngầm Kilo về Việt Nam

Đường về Việt Nam của tàu ngầm Kilo
- Phỏng vấn Chủ tịch nước: Biển Đông là vấn đề VN luôn quan tâm (TTXVN). - Báo Việt Nam vinh danh người lính Cộng hòa bảo vệ Hoàng Sa (RFI). - Cái cúi đầu của chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa (FB Nam Đặng Văn). - Phỏng vấn TS Nguyễn Nhã: “Nguy cơ Bắc thuộc ngày càng lớn” (RFI).- Triển lãm bằng chứng chủ quyền Hoàng Sa với quy mô lớn (NLĐ). - Huyện đảo Hoàng Sa triển lãm tư liệu về Hoàng Sa (TN). - Triển lãm tư liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa (LĐ). - Chứng lý mạnh mẽ về chủ quyền của Việt Nam (TP). - Khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa – Triển lãm các tư liệu mới (SGGP). - Những người lính lênh đênh trên Biển Đông (TP). - Tiếp sức ngư dân vươn khơi bám biển (TN).


- Việt-Trung kỷ niệm quan hệ ngoại giao (BBC). Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức chiêu đãi nhân kỷ niệm 63 năm thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc, Điện mừng kỷ niệm 63 năm ngoại giao Việt-Trung, Kỷ niệm 63 năm lập quan hệ ngoại giao Việt-Trung, DN Việt-Trung tham gia Hội chợ quốc tế Tà Lùng.- VÌ SAO MAO TRẠCH ĐÔNG LẠI ĐỊNH LÃNH HẢI LÀ 12 HẢI LÝ?

- Hứa Kỳ Lượng: Trung Quốc sẵn sàng cho “chiến tranh bảo vệ chủ quyền” (GDVN). - Trung Quốc luyện tác chiến cho trực thăng vũ trang (LĐ). - Trung Quốc đưa trực thăng, huấn luyện chiến đấu (PLTP). - Trung Quốc có thể chế tạo tàu sân bay ở Hồ Lô Đảo? (GDVN). – Trung Quốc: 1,5 tỷ USD mua 36 máy bay Tu-22M3 (TTXVN). - Ảnh độc: 4 tàu Hải giám tuần tra đều đặn biển Đông.. - Vũ khí siêu tối tân Trung Quốc chỉ để ‘làm cảnh’? (Infonet/Zing).
- Nhật Bản cần Đông Nam Á (SGGP). - Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ hợp tác với Mỹ tích cực và chủ động hơn (GDVN). - 5 lý do mới đẩy Trung-Nhật gần miệng hố chiến tranh (VNN).
- Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton: “Đừng chạm đến Senkaku trong tay Nhật”! (LĐ). - Senkaku/Điếu Ngư :Trung Quốc phản đối Mỹ ủng hộ Nhật (RFI). - Tình hình biển Đông, Hoa Đông vẫn nóng (TN). - Yomiuri: Nội các Nhật Bản đoàn kết chặt chẽ đối phó với Trung Quốc (GDVN). - Thủ tướng Nhật Bản xem lại cương lĩnh quốc phòng(TTXVN). - Nhật Bản xem lại cương lĩnh phòng vệ (PT). - Lộ kế hoạch Nhật Bản đánh chìm tàu sân bay Trung Quốc (PT).
- Tổng Bí thư thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Italy (TTXVN).


- Khai giảng lớp tiếng Việt cho phóng viên Thái Lan (TTXVN).- Những người hùng thầm lặng giữa biển khơi (ĐĐK). – “Gia đình nhà giàn” vui Tết sớm (QĐND/PT).
- Chính sử triều Nguyễn ghi chép về Hoàng Sa (DNSG). - Triển lãm các tư liệu, bản đồ khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam (VEN). - Cận cảnh: Tư liệu mới khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (TTXVN/TTVH). – Hoàng Sa, 39 năm chờ đợi(TT). – Tập đánh giáp lá cà bảo vệ Trường Sa (ĐV).
- Những làn sóng mới trên biển Đông (TVN).
- Quân đội Trung Quốc để lộ “tử huyệt”? (VnMedia).
- TQ tiếp tục đưa tàu hải giám vào lãnh hải tranh chấp (TTXVN). – Báo Sankei Shimbun (Nhật Bản): Mỹ – Nhật sẵn sàng đánh chìm tàu sân bay Trung Quốc (GDVN). – Trung Quốc hết cửa đòi Senkaku (PN Today). – Trung Quốc ‘bất bình’ với Mỹ vì đảo tranh chấp(VNE). – Mỹ lo sợ chiến tranh Trung-Nhật bùng phát? (PT). – Nhật, Mỹ dọa đánh chìm tàu sân bay Trung Quốc (TP). – Trung Quốc “phản ứng quyết liệt” bà Clinton về Senkaku/Điếu Ngư (TT). – 3 tàu hải giám Trung Quốc lại vào vùng biển Senkaku/Điếu Ngư(TT). – Trung Quốc điều 3 tàu Hải giám ra Senkaku thách thức bà Hillary (GDVN).
- Chỉ huy Hạm đội 7 xin lỗi Philippines vì tàu quét mìn mắc cạn (GDVN).







- Trường Sa lung linh giữa trùng khơi (VOV). - Những người lính giữ biển đặc biệt tại Trường Sa (TTXVN). - Sức sống mãnh liệt trên đảo Sinh Tồn (VOH). - “Gia đình nhà giàn” vui Tết sớm (QĐND). - Triển lãm lớn về chủ quyền Việt Nam với Hoàng Sa (TTXVN). - Triển lãm tư liệu mới về quần đảo Hoàng Sa (VTV). - Đà Nẵng: Triển lãm tư liệu về chủ quyền đối với Hoàng Sa (VOV). - Những bức ảnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam (Tin tức). - Hàng ngàn người xem bằng chứng chủ quyền Hoàng Sa (TT). - “Tiếp sức ngư dân vươn khơi bám biển” (VOV). - Xuân về trên đảo Cồn Cỏ (QĐND).
- TQ đến gần Vịnh Bắc Bộ, xây trái phép ở Hoàng Sa (PN Today).


Mỹ ủng hộ Nhật, cảnh báo Trung Quốc về Senkaku

Thế trận liên minh Nhật Bản
-Trung Quốc phản đối Hoa Kỳ ủng hộ Nhật Bản bảo vệ Senkaku


Máy bay F-15J của Nhật có thể thọc sâu 1000km vào Giang Tô, Chiết Giang

ANTĐ - Vừa qua, Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đã đăng tải bài phân tích của ông Doãn Trác, Chủ nhiệm Ủy ban chuyên gia thông tin hóa...

Tổng số lượt xem trang