Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Chúng ta bị công lí của chính mình đè bẹp

Lưu Hiểu Ba
Phạm Thị Hoài dịch
Tiểu luận sau đây của Lưu Hiểu Ba được in trên tờ Central Daily News ở Đài Loan ngày 5-6-1993, nhân 4 năm Sự kiện Thiên An Môn. Lời phê bình các khuyết điểm của giới trí thức phản kháng Trung Quốc và phong trào sinh viên năm 1989 xuất phát từ trải nghiệm trực tiếp của ông. Khi phong trào nổ ra, ông đã bỏ dở chương trình nghiên cứu và giảng dạy của mình tại một số trường đại học Hoa Kỳ, mua một tấm vé không khứ hồi bay về Bắc Kinh ngày 27-4-1989 để hỗ trợ các sinh viên của mình trên Quảng trường. Tại đây, ông hướng dẫn và tranh luận với các sinh viên về phương pháp và mục đích đấu tranh, tham gia những cuộc đàm phán giữa sinh viên và chính quyền, và tham gia tuyệt thực ở giai đoạn cuối từ ngày 2-6. Ông bị coi là một trong những kẻ “giật dây” của phong trào và bị kết án tù lần thứ nhất, đến đầu năm 1991. Song ngay cả với tiểu sử ấy, các ý kiến phê phán của ông vẫn gây sóng gió trong phong trào dân chủ Trung Quốc, nhất là với những gia đình nạn nhân của vụ thảm sát 4-6.

Giới thiệu tiểu luận này trong bản dịch tiếng Việt, tôi tin rằng nó sẽ là một tham khảo bổ ích cho phong trào dân chủ Việt Nam.
Người dịch
_______________
Giới trí thức phản kháng và các lãnh tụ sinh viên Trung Quốc, những người tự thấy mình là anh hùng và chiến sĩ dân chủ, đều chỉ biết đến dân chủ từ sách vở. Họ không có khái niệm gì về việc thực hành nền dân chủ đó. Họ không hề biết phải xây dựng nền dân chủ như một hệ thống chính trị và một tòa nhà pháp lí như thế nào và phải đưa những nội dung gì vào đó. Trước khi phong trào dân chủ năm 1989 nổ ra, nhà vật lí thiên văn, giáo sư Phương Lệ Chi, được coi là một Sakharov của Trung Quốc, đã bỏ qua cơ hội bảo vệ quyền con người theo đúng luật pháp. Ông được Tổng thống Bush mời gặp nhưng bị chính quyền cản trở. Và ông đã lặng lẽ chấp nhận, không một lời phản đối. Cả đến khi phong trào dân chủ bùng nổ, ông Lưu Tân Nhạn, nhà bất đồng chính kiến được coi là “lương tâm xã hội của Trung Hoa”, vẫn đề cao chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa xã hội. Vẫn giữ nguyên lòng trung thành từng mất rồi lại được khôi phục của mình. Còn phong trào hiện tại thì được lãnh đạo bởi những người thậm chí không hiểu cả những nguyên lí cơ bản của dân chủ. Như thế, làm sao mà thành công được? Tình trạng đó chỉ có thể sinh ra những than vãn hời hợt về hệ tư tưởng.
Khi cảm giác về nghĩa vụ gánh vác một sứ mệnh lịch sử bị đẩy lên thái quá, các sinh viên đã đánh mất khả năng tỉnh táo để tự nhận định và khả năng tự kiềm chế để đạt hiệu quả cao. Họ không biết rằng những đôi vai mảnh khảnh của họ không gánh nổi một định mệnh nặng trĩu như vậy. Họ không cưỡng được sự cám dỗ rằng mình có thể đem lại công lí và tưởng rằng cứ lấy sinh mạng ra trả giá thì chính quyền sẽ buộc phải nhượng bộ hơn – mà không hề nhận ra rằng điều đó rốt cuộc là vô nghĩa. Mạng người có gây nổi một ấn tượng nào với chính quyền không? Có đánh thức nổi đám đông đang ngủ vùi không? Cái chết có đem đổi lấy công lí được không? Chẳng lẽ chỉ những ai sẵn sàng hi sinh tính mạng mới có quyền bàn về công lí chăng? Người ta trách các sinh viên là chỉ đầy lòng dũng cảm và nhiệt huyết mà không đủ lí trí. Không có gì đáng ngạc nhiên, khi cô Sài Linh, lãnh tụ đứng đầu phong trào sinh viên, sau này thoát được ra nước ngoài tị nạn, phát biếu: “Trên Quảng trường Thiên An Môn khi đó, quan trọng nhất là đức hi sinh và lòng dũng cảm chứ không phải đầu óc và lí trí. Chúng tôi là những anh hùng của phong trào dân chủ 1989.”
Từ trên bốn thập kỉ nay Trung Quốc không hề có kinh nghiệm gì với dân chủ. Hàng ngày chúng ta chỉ trải qua và chứng kiến những tranh giành và thủ đoạn tàn bạo của hệ thống chuyên chế. Khi tham gia một cuộc cách mạng, chẳng hạn như Cách mạng Văn hóa, chúng ta lập tức thấy mình là những nhà cách mạng vĩ đại nhất. Khi gia nhập phong trào dân chủ, chúng ta thấy mình dân chủ hơn người. Chúng ta tuyệt thực cho dân chủ. Chúng ta hi sinh cho dân chủ. Vì thế chúng ta đinh ninh rằng mọi hành động của mình đều bắt nguồn từ công lí cao nhất, rằng tiếng nói của mình là chân lí duy nhất, rằng mình sở hữu quyền lực tuyệt đối. Như thế, chân lí trở nên tuyệt đối, công lí trở nên tùy tiện và dẫn đến cưỡng bức, còn dân chủ thì trở thành một đặc quyền. Quảng trường Thiên An Môn đã biến thành một phòng thí nghiệm thử chân lí, thử độ cứng của bản lĩnh và độ sâu của ý thức về phẩm giá. Nó cũng đã biến thành nơi mà người ta vừa dấn thân cho công lí, vừa thực thi quyền lực. Không có mặt ở đó, không đến đó để bày tỏ con người mình, là chống lại dân chủ và chống lại công lí, là hèn nhát. Quảng trường Thiên An Môn đã biến thành hòn đá thử lửa. “Tôi đã có mặt ở đó”, “Tôi cũng từng đến đó”, những câu nói ấy đã được coi là chứng chỉ của ý thức dân chủ và lương tri xã hội.
Chúng ta làm cách mạng, chúng ta thực hành dân chủ, chúng ta không cần hợp tác, chúng ta tùy ý kết bè kéo cánh, chúng ta lập ra các tổ chức, chúng ta cử người lãnh đạo, chúng ta lập các hội công nhân và sinh viên tự quản, chúng ta tuyệt thực, chúng ta tổ chức các nhóm tranh luận, các nhóm trí thức, phóng viên, cảm tử quân, chí nguyện quân và hướng đạo sinh. Không ai chịu nghe ai, chẳng người nào chịu dưới trướng người nào.
Chúng ta làm cách mạng, chúng ta thực hành dân chủ, chúng ta căm thù Đảng Cộng sản tột độ và lên án Đảng bằng những bộ quần áo đẫm máu trên thân thể chúng ta. Chúng ta nghiến răng chửi kẻ khác, chúng ta thỏa sức bôi nhọ, chúng ta cho phép mình nói những điều như: chúng tao sẽ bắn vỡ sọ mày, chúng tao sẽ bỏ mày vào vạc chiên, chúng tao sẽ chôn sống mày. Chúng ta cho phép mình chửi rủa và thậm chí hành hung những kẻ không đi cùng chúng ta. Chúng ta cho phép mình thanh toán ân oán giang hồ cá nhân, nhân danh công lí.
Chúng ta làm cách mạng, chúng ta thực hành dân chủ, chúng ta ngang nhiên truyền bá những điều bịa đặt, chúng ta phao tin vịt giữa thanh thiên bạch nhật. Ai phản bác thì chúng ta khăng khăng rằng mình có quyền làm như thế hoặc tìm cách đánh lận rẻ tiền. Chúng ta cho phép mình phao lên rằng Đặng Tiểu Bình đã chết, Lý Bằng đã bỏ trốn, Dương Thượng Côn đã bị đánh đổ, Triệu Tử Dương đã được khôi phục danh dự, Vạn Lý đã thành lập một nội các mới ở Canada. Quảng trường Thiên An Môn, biểu tượng của phong trào dân chủ, biến thành một lò chế tin đồn, càng ngày càng tung ra nhiều điều dối trá. Một số người tham gia sự kiện ngày 4 tháng Sáu sau này thoát được ra nước ngoài thì đảo lộn tình tiết, thêu dệt tin đồn và dùng miệng mà phun ngập máu ra Quảng trường. Để có lợi cho bản thân, họ cố ý phóng đại tội ác và sự tàn bạo của Đảng Cộng sản. Báo chí quốc tế vì thế mà bị xỏ mũi.
Chúng ta làm cách mạng, chúng ta thực hành dân chủ, chúng ta chỉ cho riêng mình quyền tự do ngôn luận và cấm người khác được hưởng quyền ấy. Chúng ta cũng hành xử hệt như Mao Trạch Đông và không dung thứ một chính kiến nào khác. Hệt như đám tay sai của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chúng ta cũng kiểm duyệt những hình ảnh không hợp ý ta do phóng viên chụp được, chúng ta cũng tịch thu phim và đập nát máy ảnh. Để chính quyền hết cớ đàn áp, chúng ta đã nộp cho công an ba thanh niên Hồ Nam, là những người đã phun mầu lên chân dung Mao, để rồi họ bị kết án 15, 18 và 20 năm đọa đày trong ngục tối.
“Công lí của phong trào dân chủ” đã trở thành một hăm dọa, hễ ai có chính kiến khác là bị gây áp lực và đành câm miệng. Cuộc tuyệt thực đã phong các sinh viên lên hàng những vị thánh bất khả xâm phạm của cách mạng. Vì họ sẵn sàng hi sinh mạng sống, nên chẳng ai dám hé răng phê bình họ nữa. Vậy là các “anh hùng” thì tắt công tắc lí trí, những người còn lại thì lặng im.
Những điều vừa trình bày có thể giải thích, vì sao một công lí trên giấy thì được săn lùng cuồng nhiệt, còn công lí tỉnh táo của hiện thực thì bị gạt ra ngoài.
Nguồn: Dịch theo bản tiếng Đức trong Bei Ling, Der Freiheit geopfert, Riva, München 2011
Bản tiếng Việt © 2012 pro&contra Chúng ta bị công lí của chính mình đè bẹp (pro&contra).-- “Đừng tin là Trung Quốc trỗi dậy” (Infonet).Theo ông Lý Triệu Tinh – cựu Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, việc giới truyền thông Trung Quốc liên tục nhắc đến cụm từ “Trung Quốc trỗi dậy” là nguyên nhân khiến nước này bị nghi kỵ và bao vây trên khắp thế giới.
Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, đã từ vị trí “công xưởng của thế giới” thành thị trường thế giới. Đây là những sự thăng tiến không thể phủ nhận và đó cũng chính là lý do để nhiều người tin rằng “Trung Quốc đã trỗi dậy”. Tuy nhiên, phía sau sự trỗi dậy này là những khoảng tối, những hậu quả tiềm ẩn nguy hiểm chết người có khả năng phá vỡ mọi nỗ lực suốt nhiều thập kỷ qua của đất nước đông dân nhất thế giới này. Những khoảng tối ấy cũng phản ánh phần nào sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Sau hơn 3 thập kỷ phát triển kinh tế, Trung Quốc đã “giàu” lên nhưng thực tế là chỉ có một số ít người Trung Quốc trở nên giàu có còn đại bộ phận dân chúng vẫn sống trong cảnh nghèo khó và bế tắc.
Nhưng theo một tờ báo của Hong Kong, chính sự hài lòng, tự hào và khoe khoang quá sớm của đại đa số người dân và các lãnh đạo Trung Quốc về sự trỗi dậy này đã khiến nước này gặp vô vàn khó khăn “không cần thiết” mà điển hình nhất là một làn sóng nghi kỵ, tẩy chay và đề cao cảnh giác đối với Trung Quốc của rất nhiều quốc gia khác trên thế giới. Mặc dù các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc luôn khẳng định, “Trung Quốc trỗi dậy hòa bình” và không có ý định tranh bá với thế giới nhưng một phần trong các hành động của họ không đúng với các tuyên bố này đã khiến Trung Quốc rơi vào cảnh kẻ thù tứ phía cùng với chiến lược “bao vây Trung Quốc”  mà Mỹ đang âm thầm thực hiện.
Phát biểu trên tờ Thái Dương (Hong Kong) số ra mới đây, ông Lý Triệu Tinh, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã cảnh báo: “Đừng có nhắc mãi cụm từ ‘Trung Quốc trỗi dậy’ bởi đó là nguyên nhân chính khiến Trung Quốc bị nghi kỵ và nguyền rủa trên thế giới”. Cũng theo phân tích của vị cựu ngoại trưởng này, Trung Quốc tuy là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới nhưng GDP bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 5.400 USD, đứng thứ 94 trên thế giới. “Như thế làm sao mà có thể nói là chúng ta đang trỗi dậy? Đừng tin điều đó nữa mà hãy thực tế hơn”, ông Lý đặt vấn đề.
Trên thực tế, sau hơn 3 thập kỷ mở cửa và phát triển kinh tế, Trung Quốc đã “giàu” lên một cách nhanh chóng nhưng thực tế là chỉ có một số ít người Trung Quốc trở nên giàu có mà thôi còn đại bộ phận dân chúng vẫn sống trong cảnh nghèo khó và bế tắc. Họ muốn đổ ra thành phố để tìm cách thoát nghèo nhưng họ chỉ làm cho tình hình xã hội ở các đô thị tồi tệ hơn còn tình trạng nghèo vẫn hoàn nghèo. 
Ông Lý Triệu Tinh dẫn chứng tiếp, người dân Trung Quốc có tuổi thọ bình quân là 74,8, mới chỉ đứng thứ 83 trên thế giới trong khi tỷ lệ học sinh vào đại học ở Trung Quốc là 26,2%, đứng thứ 40 trên thế giới và tồn tại song song với đó là một tỷ lệ người mù chữ cũng không phải là nhỏ.
“Với chất lượng sống như vậy, không thể nói là một Trung Quốc đang  trỗi dậy được”, ông Lý Triệu Tinh kết luận.
Luôn miệng nói không tranh bá nhưng Trung Quốc luôn hành xử ngược lại bằng những hành vi ngang ngược và thủ đoạn  thâm hiểm nhằm bắt nạt láng giềng.  
Có lẽ các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã bắt đầu cảm nhận được sự nguy hiểm tiềm tàng của tình trạng bị “bao vây tứ bề”, từ các nước láng giềng cho đến các thị trường quan trọng ở xa. Họ không thừa nhận những hành vi ngang ngược và thủ đoạn nhằm trục lợi của mình ở châu Á, châu Phi…mà cho rằng cụm từ “Trung Quốc trỗi dậy” mà quốc tế đang nói ẩn chứa cả sự tấn công không thiện ý. Mỹ đã lấy thuyết “mối đe dọa từ Trung Quốc” để đoàn kết các nước xung quanh. Phát biểu trên tờ Thái Dương, ông Lý Triệu Tinh cho rằng Mỹ đang sử dụng chiêu bài “giả nghèo, giả khổ” và lợi dụng tính tự mãn của người Trung Quốc để đưa ra những lời tán dương, chúc mừng sao rỗng qua đó tìm cách “ru ngủ” Trung Quốc trên những thành công ban đầu.
Theo vị cựu ngoại trưởng này, một Trung Quốc trỗi dậy, ngoài sức mạnh kinh tế còn cần phải nhấn mạnh hơn nữa tới sức mạnh mềm và hội nhập hơn nữa với trào lưu dân chủ trên thế giới. Đó là điều Trung Quốc chưa thể làm được.
Tại sao Trung Quốc không thể cải cách? Why Reform Eludes China (National Interest 17-1-13)
Trung Quốc bất ổn In China, Widening Discontent Among the Communist Party Faithful (NYT 19-1-13) China’s ‘Lamborghini’ Coefficient: Who’s Getting Richer and Who Poorer? (NYT 20-1-13)

Tổng bí thư: 'Dư luận băn khoăn tự phê bình như hòa cả làng'
VNExpress
"Dư luận vẫn còn không ít băn khoăn cho rằng bước kiểm điểm tự phê bình và phê bình vừa qua như 'hòa cả làng', chẳng biết bộ phận không nhỏ (tham nhũng, biến chất...) nằm ở đâu, thậm chí có tâm tư cho rằng 'không thành công' vì không kỷ luật được ai" ...
Vai trò tổ chức Đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ...Hà Nội Mới
Những quyết định "gây tranh cãi" làm thay đổi Đà Nẵng
(Kienthuc.net.vn) - Trong quá trình quản lý, phát triển đô thị thời gian gần đây, Đà Nẵng có hàng loạt những quyết định, chính sách “vượt rào”.
Vụ Đà Nẵng "thất thoát 3.400 tỷ" : ông Nguyễn Bá Thanh nói gì?
Những quyết định "xé rào" mang tên Võ Văn Kiê%3ḅt
Kiều bào và chuyện hàng chục tỷ USD chất xám lưu lạc (VN+ 18-1-13) -- Còn hàng chục ngàn tỷ chất xám đang bị lãng phí tại quê nhà sao không nói?
Tư bản đỏ ở Việt Nam: Ngỡ ngàng trước sự xa hoa của mộ bạc tỉ Việt Nam (KT 20-1-13)
- Ban hành Kế hoạch lấy ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (PLVN). – Nhân một phiên toà nói về sửa đổi Hiến Pháp (DLB). – LS nói về phiên tòa của ông Nguyễn Quốc Quân bị hoãn (RFA). - Huỳnh Ngọc Tuấn: Lãnh đạo hay đại diện? (ĐCV).
- Lưu Hà Sĩ Tâm: Phần tử cơ hội và kẻ cơ hội chính trị là ai và ở đâu? (BoxitVN).
- Trần Minh Khôi: Sự suy thoái chính trị và lối thoát của Đảng Cộng sản Việt Nam  – (Quê choa).
Huy Đức đã "hoà giải" dân tộc! Biểu tình chống sách và chống báo tại Người Việt (NV 19-1-13) -- Những người chống Cộng ở Mỹ và Công An trong nước đều đồng tình chống "Bên Thắng Cuộc"!  Huy Đức xứng đáng được "Nobel Hoà Bình"! Huy Đức bị phê bình trên báo Tuổi Trẻ: Không “hố sâu thực sự” (TT 19-1-13)- Sức khỏe lãnh đạo VN qua “Bên thắng cuộc” (Nguyễn Văn Tuấn).  - GS Châu nói về ‘dối trá’ và ‘đớn hèn’ (BBC). - Về cuốn sách Bên Thắng Cuộc: Biết một nửa còn hơn không (Nguyễn Thông). - Bùi Tín: Hai từ dùng nhiều, lại tù mù nhất: “cộng sản” và “chủ nghĩa xã hội” (VOA’s blog).
Hải Phòng khai trừ đảng phó giám đốc CA
'Nghị quyết 4 chủ yếu để răn đe'
Nhan nhản “quan” dùng bằng giả?
(Kienthuc.net.vn) - Không chỉ lãnh đạo xã, một số cán bộ, "quan" huyện, tỉnh cũng dùng bằng giả để giữ "chiếc ghế" giành được bằng cách nào đó. Thế nhưng, ngay cả sau khi bị lật tẩy, họ vẫn an toàn, thăng quan tiến chức.
Khởi tố giảng viên Trường ĐH Tây Nguyên vì xài…bằng giả
Trường phải nghỉ dạy cho quan xã… làm đám cưới!
- PHẠM XUÂN NGUYÊN: Ông Thanh, cô Lan, cô Dương (PLTP).
- Phó giám đốc Công an Hải Phòng chết vì “sờ dái ngựa” (Cầu Nhật Tân).
- Cảm xúc từ một lễ nhậm chức (Phước Béo). - Hàn Lệ Nhân: Cả Nước Xả Hơi đéo hết! (Thông Luận).
- Lá thư ngỏ thứ ba phản ứng Giải thưởng Hội Nhà văn 2012 (DV). – Hai nhà văn từ chối bằng khen (TT). – Vì sao 2 tác giả cùng từ chối bằng khen của Hội nhà văn? (TTVH). – Nữ văn sĩ ‘chê’ bằng khen: Ban giám khảo hãy phản biện lại tôi đi! (TP). – Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến: Đừng nên trao bằng khen theo kiểu “vớt vát” (TP).- HÀNG TRĂM CƠ QUAN THÔNG TẤN BÁO CHÍ BỊ “ĂN QUẢ SIÊU LỪA ĐẦU NĂM” CỦA HỘI ĐỒNG CHUNG KHẢO GIẢI THƯỞNG 2012 VÀ CƠ QUAN NGÔN LUẬN HỘI NHÀ VĂN VN (Văn chương +). - Y Ban, Phạm Ngọc Cảnh Nam từ chối bằng khen của Hội Nhà văn VN (TN). - Liên tiếp bị từ chối (NLĐ).  - Nhà văn Y Ban từ chối Giải thưởng Hội nhà văn 2012.  - THÊM MỘT NHÀ VĂN TỪ CHỐI GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN (Nguyễn Trọng Tạo).  – GIẢI THƯỞNG HNV NĂM 2012 -Phút nói thật (Trần Kỳ Trung). – Nhà văn và giải thưởng (RFA). -  PHẢI CÓ NHỮNG BIỆN PHÁP “MẠNH” VỚI NHỮNG NGƯỜI KHOÁC ÁO NHÀ VĂN NHƯNG LẠI BÀNG QUAN VỚI VĂN HỌC  (CAND/ VC+).
Nhà văn và giải thưởng (RFA 19-1-13) -- P/v Y BanNữ văn sĩ 'chê' bằng khen: Ban giám khảo hãy phản biện lại tôi đi! (TP 20-1-13)
Để giải thưởng văn chương bớt tai tiếng (VnEx 20-1-13) -- Ý kiến nhà thơ Bùi Kim Anh -- Hai nhà văn từ chối giải thưởng, Hội nói gì?  (VNN 20-1-13) Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến: Đừng nên trao bằng khen theo kiểu “vớt vát” (TP 20-1-13)
Một Nguyên Ngọc thanh xuân trong bút ký Tây Nguyên (TTVH 20-1-13)
TS Giáp Văn Dương: Sáng tạo đúng nghĩa là sáng tạo có trách nhiệm (TN 21-1-13)
Chuyện tào lao: Lý do nào khiến chân dài Việt "chạy trốn" đại gia? (KT 20-1-13) -- Ừ, lý do nào?
TẢN VĂN MỚI CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ: Hang động (19-1-13)
2 tác giả cùng từ chối bằng khen của Hội nhà văn (VnEx 19-1-13) -- Báo trong nước vẫn chưa nói gì về vụ bà Kim Chi.
Hụt hẫng trong 'văn hóa chào'? (VNN 19-1-13)
Không mời lãnh đạo cấp trên đến lễ hội (SGGP 19-1-13) -- Thế thì lãnh đạo đâu có việc gì để làm?
Nguyễn Đình Thi, bay qua mùa xuân (PGBH 19-1-13) -- Bài Đỗ Lai Thuý
Nỗi lo sợ đã trở thành sự thật: Xây dựng đề án tổ chức thi hát về đề tài kháng chiến và Bác Hồ (ND 19-1-13) -- Tôi vô cùng run sợ khi thấy tít bài này, linh tính báo có chuyện chẳng lành, bấm vào thì quả y chang: "Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa chỉ đạo..."

- MỘT CUỐN SÁCH GÂY ẤN TƯỢNG MẠNH (Lê Anh Hùng).--- Giải thưởng Hội Nhà văn 2012 bị từ chối – Sẽ tổ chức họp báo công khai thông tin? (SGGP). Tốt!  - Nhà văn Y Ban: Một trăm cái lý không bằng một tí cái tình (LĐ). - Khi văn học làm dư luận xôn xao (LĐ). - Từ Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2012 – Nhìn lại đời sống văn học Nam bộ (SGGP).
- PHẢI CÓ NHỮNG BIỆN PHÁP ” MẠNH ” VỚI NHỮNG NHÀ VĂN VIẾT RA NHỮNG CUỐN SÁCH KHÔNG AI TÌM ĐỌC, KHÔNG AI MUỐN ĐỌC ?! (Phạm Viết Đào/ CAND). - Để giải thưởng văn chương bớt tai tiếng (VNE).  - Cứ đến trao giải là Hội nhà văn VN lại…”lộ mặt” (KT).  - Nhà văn Y Ban: Tôi chỉ cần sự thanh thản khi đối diện với lương tâm (DV).
- Sách & Người: Một Nguyên Ngọc thanh xuân trong bút ký Tây Nguyên (TTVH).
- Đổi thay ở Miến Điện và nông nghiệp (RFA).-

Tổng số lượt xem trang