Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

TTX Đài Loan: Bắc Kinh đã khống chế Scarborough; Nhật Bản xây dựng phương án đáp trả khi bị Trung Quốc đánh chiếm đảo

Nhớ là Đài Loan đã phản đối Luật Biển của Việt Nam và đang cùng TQ khai thác dầu . Bây giờ trở thành cái loa kích động !? Hôm nay lính Cambodia bắn chết ngư dân Việt Nam. 
(GDVN) - Bắc Kinh đã "khống chế chắc chắn bãi cạn Scarborough" và Manila sẽ không có cách nào thu lại được quyền kiểm soát bãi cạn này từ tay Trung Quốc.
Thông tấn xã Đài Loan CNA ngày 3/1 dẫn lời Chủ nhiệm Ủy ban nghiên cứu các vấn đề hòa bình, bạo lực và chủ nghĩa khủng bố Philippines Rommel Banlaoi cho biết, tranh chấp Trung Quốc - Philippines trên Biển Đông năm 2013 sẽ chuyển từ đánh bắt cá sang khai thác dầu khí.
Giáo sư Rommel Banlaoi trong một buổi trả lời phỏng vấn truyền hình
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền dành cho CNA, ông Rommel Banlaoi cho hay, kể từ khi xảy ra vụ đối đầu căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough hồi năm ngoái tới nay, Bắc Kinh đã "khống chế chắc chắn bãi cạn Scarborough" và Manila sẽ không có cách nào thu lại được quyền kiểm soát bãi cạn này từ tay Trung Quốc.
Ngày 8/4 năm ngoái hải quân Philippines phái chiến hạm ra khu vực bãi cạn Scarborough khi phát hiện có nhiều tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, tàu Hải giám Trung Quốc lập tức được điều động vào can thiệt, 2 bên giằng co trên biển suốt 2 tháng trời.
Lực lượng tàu Hải giám và Ngư chính Trung Quốc sau đó đã phong tỏa lối vào bên trong bãi cạn Scarborough vốn là ngư trường truyền thống của Philippines và phái 3 chiếc tàu công vụ thường xuyên tuần tra quanh khu vực này, từ đó đến nay ngư dân Philippines không thể quay trở lại đây đánh bắt.

Tàu Ngư chính 310 Trung Quốc hoạt động tại khu vực bãi cạn Scarborough
Rommel Banlaoi cho biết, việc tranh giành quyền đánh bắt cá tại khu vực Scarborough đã kết thúc, từ năm 2013 sẽ bắt đầu một "cuộc chiến dầu khí" giữa Trung Quốc và Philippines tại vùng biển này.
Manila vẫn tiếp tục nỗ lực theo đuổi chủ trương giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông bằng đàm phán hòa bình thông qua các cơ chế đa phương trong khi Bắc Kinh vẫn kiên quyết đòi đối thoại song phương. Rommel Banlaoi cho rằng Manila vẫn đàm phán trực tiếp với Trung Quốc trên cơ sở không bỏ nguyên tắc đàm phán đa phương.
Vị chuyên gia này cho rằng đây là cách thức tốt nhất để Philippines phá vỡ thế leo thang căng thẳng với Trung Quốc bởi nếu cả hai bên đều cương sẽ càng làm cho tình hình tồi tệ hơn, điều này Manila có thể tự rút ra từ những gì mà người Trung Quốc đã phản ứng với Nhật Bản trong vụ tranh chấp nhóm đảo Senkaku, theo Rommel Banlaoi.

Một mỏm đá nhô lên mặt nước tại bãi cạn Scarborough
Năm 2013 Bộ Ngoại giao Philippines cũng bày tỏ hy vọng quan hệ với Trung Quốc sẽ được cải thiẹn, Philippines cũng sẽ cử Đại sứ mới sang Trung Quốc và người được chỉ định là Thứ trưởng Ngoại giao Erlinda Basilio. Tuy nhiên một quan chức giấu tên của Philippines nói với CNA, do bà Erlinda Basilio là một trong những người hoạch định chính sách đối ngoại của Philippines nên Bắc Kinh tỏ ra không muốn chấp nhận, hai bên vẫn đang tiếp tục đàm phán về nhân sự. Hồng Thủy (Nguồn: CNA)

--TTX Đài Loan: Bắc Kinh đã khống chế Scarborough(GDVN) - ..

-Nhật Bản xây dựng phương án đáp trả khi bị Trung Quốc đánh chiếm đảo

(GDVN) - Chiến lược mới của Nhật Bản đưa ra các tình huống xấu nhất là khi bị Trung Quốc đánh chiếm phần đảo chủ quyền, đồng thời đề xuất các phương án đối phó.
Lực lượng WAiR thuộc Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản, giỏi tác chiến đổ bộ, trong năm 2012 đã nhiều lần tham gia diễn tập liên hợp với Lính thủy đánh bộ Mỹ.
Ngày 1/1/2013, tờ Sankei Shimbun Nhật Bản đăng bài viết “Chính quyền Abe bắt tay xây dựng ‘Chiến lược phòng vệ tổng hợp’ hợp nhất trên bộ-trên biển-trên không”.
Bài viết cho biết, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã bắt đầu bắt tay xây dựng “Chiến lược phòng vệ tổng hợp” phối hợp thống nhất giữa các lực lượng quân sự gồm Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, Lực lượng Phòng vệ Biển, Lực lượng Phòng vệ Trên không, nhằm ứng phó với tình hình mới có thể xuất hiện trong 10-20 năm tới. Mặc dù không loại trừ khả năng các nước như Nga và CHDCND Triều Tiên tiến hành tấn công Nhật Bản trong tương lai, nhưng chiến lược này chủ yếu nhằm vào Trung Quốc.
Xét thấy quần đảo Senkaku thuộc tỉnh Okinawa có khả năng bị tấn công, Bộ Quốc phòng Nhật Bản hy vọng có thể tăng cường chức năng cho lực lượng Lính thủy đánh bộ, đồng thời tiếp tục nâng cao khả năng cảnh giới và giám sát.
Thủ tướng Shinzo Abe đã quyết định phải sửa đổi “Đại cương kế hoạch phòng vệ”, công tác này sẽ bắt đầu triển khai toàn diện vào mùa hè năm nay (2013). Để đưa nội dung này vào đại cương mới, việc xây dựng Chiến lược phòng vệ tổng hợp sẽ kết thúc trước mùa hè.
Nhật Bản đưa ra tình huống: Đảo Senkaku có khả năng bị Trung Quốc tấn công trong tương lai
Trong việc đề phòng Trung Quốc, Nhật Bản đưa ra 3 tình huống: (1) Quần đảo Senkaku bị tấn công; (2) Quần đảo Senkaku và hai hòn đảo gồm Ishigaki, Miyako bị tấn công; (3) Ngoài những hòn đảo này, Đài Loan cũng bị tấn công.
Chiến lược phòng vệ tổng hợp sẽ dựa trên các động thái của ba nước, trong đó có Nga, trên cơ sở phân tích tình hình an ninh châu Á trong tương lai, đề xuất phương hướng tăng cường đồng minh Nhật-Mỹ và sức mạnh phòng vệ.
Về việc nhằm vào Trung Quốc, tác chiến đánh chiếm lại các hòn đảo nhỏ là điều quan trọng hàng đầu. Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ tính toán để Lực lượng Phòng vệ Mặt đất có khả năng như một lực lượng Lính thủy đánh bộ, số quân đạt quy mô như Lực lượng viễn chinh lính thủy đánh bộ 31 của quân Mỹ tại Okinawa (khoảng 2.200 quân).
Để tăng cường theo dõi, giám sát bình thường đối với biển Hoa Đông, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ xem xét nhập khẩu “trang bị tầng bình lưu” có thể giúp phi thuyền cỡ lớn hoạt động và máy bay do thám không người lái.
Tháng 9/2012, Trung Quốc tổ chức diễn tập quy mô lớn ở biển Hoa Đông (hình ảnh do dân mạng TQ chế)
Xét thấy sức mạnh của Hải quân, Không quân Trung Quốc không ngừng được tăng cường, Bộ Quốc phòng Nhật Bản còn chuẩn bị phát triển và nhập khẩu tàu ngầm kiểu mới và các loại máy bay thế hệ tiếp theo thay cho máy bay chiến đấu chủ lực F-15.
Ngày 2/1/2013, tờ “Bình Quả nhật báo” Đài Loan đăng bài viết “Sức mạnh quân sự của Trung Quốc tăng cường gây sức ép đối với Nhật Bản” dẫn nguồn tin từ tờ Sankei Shimbun Nhật Bản tiết lộ, “Chiến lược phòng vệ tổng hợp” do Bộ Quốc phòng Nhật Bản đưa ra cho rằng, Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan vào năm 2021, khi đó nếu ngăn chặn thành công sự can thiệp của Mỹ, Trung Quốc sẽ có thể vượt qua chuỗi đảo thứ hai, tiến tới chi phối Tây Thái Bình Dương.
Nhưng các học giả Đài Loan cho rằng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản chỉ là đưa ra tình huống xấu nhất, không có nghĩa là tương lai sẽ diễn ra như vậy, sức mạnh trên biển của Trung Quốc cũng không đủ để thách thức quân Mỹ.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, nếu đánh chiếm đảo Senkaku, Trung Quốc  sẽ sử dụng 2 tàu sân bay để răn đe, gây sức ép với Nhật Bản, đồng thời sử dụng lực lượng nhảy dù và xe chiến đấu đổ bộ tiến hành tác chiến đổ bộ.
Trung Quốc đã sở hữu tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh và có kế hoạch chế tạo một số tàu sân bay nội địa khác.
Quan chức Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cho rằng, đảo Senkaku, Ishigaki và Miyako đều thuộc cùng chiến khu, Trung Quốc sẽ sử dụng tàu khu trục lớp Lữ Châu, tàu hộ vệ lớp Giang Khải, máy bay chiến đấu J-20 phát động cuộc tấn công kiểu “gợn sóng”.
Đồng thời, sau khi dùng tên lửa phá hủy trạm radar của Lực lượng Phòng vệ Trên không, “chọc mù hai mắt” của mạng phòng thủ Nhật Bản, tiếp tục nhân lúc rối loạn sử dụng lực lượng đặc nhiệm chiếm lấy sân bay Miyako và sân bay Ishigaki.
Tình huống gây lo ngại nhất cho Bộ Quốc phòng Nhật Bản là khi Đảng CSTQ  tròn 100 năm thành lập vào năm 2021, thì Trung Quốc có thể tiến hành các biện pháp để thống nhất Đài Loan. Do Mỹ-Nhật có thể can thiệp, Trung Quốc trước hết sẽ áp chế đảo Ishigaki và Miyako – những nơi có sân bay.
Nhật Bản suy đoán, Trung Quốc sẽ đối phó với Đài Loan bằng cách phong tỏa trên biển và sử dụng tên lửa, đồng thời sử dụng lực lượng đặc nhiệm để tác chiến đổ bộ.
Tàu sân bay trực thăng lớp Hyuga của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, nếu Quân đội Trung Quốc ngăn chặn được sự can thiệp của quân Mỹ, con đường hàng hải từ eo biển Bashi đến eo biển Miyako sẽ rơi vào sự kiểm soát của Trung Quốc, “đê chắn sóng” ngăn chặn Trung Quốc ra vào Thái Bình Dương của quân Mỹ sẽ mất. Trung Quốc có thể xác lập bá quyền ở biển Hoa Đông và biển Đông, vượt qua chuỗi đảo thứ hai, dần dần có thể chi phối Tây Thái Bình Dương.
Giáo sư Vương Côn Nghĩa, Chủ tịch Hội nghiên cứu chiến lược Đài Loan cho rằng, Trung Quốc thực sự có thể xảy ra xung đột quy mô nhỏ với Nhật Bản ở đảo Senkaku. Nếu từ bỏ đảo Senkaku, sẽ tạo ra không gian tưởng tượng là Trung Quốc cũng “gián tiếp từ bỏ Đài Loan”, như vậy Quân đội Trung Quốc có thể có chiến tranh với Nhật Bản.
Mỹ-Nhật tăng cường khả năng tác chiến liên hợp. Trong hình là máy bay chiến đấu Mỹ-Nhật Bản diễn tập quân sự liên hợp ở Guam vào ngày 15/2/2010.
Việt Dũng


-http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Nhat-Ban-xay-dung-phuong-an-dap-tra-khi-bi-Trung-Quoc-danh-chiem-dao/265442.gd

-- Một chủ tàu cá bị bắn chết trên biển (TP).--Korean Court Sides With China in Arson Attack on Japanese War Shrine
A Chinese man who carried out an arson attack on a Japanese war shrine will not be deported from Korea to Japan, a South Korean court ruled on Thursday.
--South Korea says Japan must heal wounds of wartime excesses
SEOUL (Reuters) - South Korea's president-elect said on Friday that Japan needed to come to terms with its colonial history as tension between two Asian allies of the United States simmered over Japan's rule of Korea and an island dispute.

Việt Nam chế tạo robot do thám dưới nước
-Bản đồ 1919 của TQ không có Hoàng Sa, Trường Sa
Đông Á không hòa không chiến
2013-01-03

Năm mới dương lịch vừa sang. Một cái thở phào nhẹ nhõm cho biển Đông, nhất là Việt Nam, khi phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố rằng lực lượng hải giám Trung Quốc chỉ kiểm soát hải phận 12 hải lý quanh đảo Hải Nam như từ trước tới nay, không phải là lãnh hải lưỡi bò như đã làm cả thế giới lo ngại và phẫn nộ. Đó có phải một dấu hiệu lạc quan?

Nhìn lại tình hình biển Đông năm 2012
2013-01-01Tình hình tại khu vực Biển Đông trong năm qua tiếp tục gia tăng căng thẳng vì những hành động của Trung Quốc.Đài Loan phản đối Luật Biển Việt Nam
Gỡ bài 'Mùa xuân Ả rập và Myanmar'
Châu Á đua nhau mua vũ khí Mỹ

‘Mỹ lập vành đai phong tỏa TQ trên biển’

Clinton discharged from hospital, doctors expect full recovery
WASHINGTON (Reuters) - Secretary of State Hillary Clinton was discharged from a New York hospital on Wednesday after being treated for a blood clot near her brain and her doctors expect her to make a full recovery, the State Department said.
-The U.S. Strategy On China – Analysis

-CHÂU Á ĐANG TRẢI QUA QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC ĐỊA CHÍNH TRỊ?
BA SÀM
-- Tổng thống Mỹ ký Luật Ngân sách quốc phòng 2013 (Tin mới). – Obama ký ban hành ngân sách quốc phòng 633 tỷ đô la (RFI).
- Những tấm lòng hướng tới Trường Sa (Tin tức). - Cháu ngoại nhà thơ Tế Hanh sưu tập “bản đồ chủ quyền” (Infonet).
- Dư luận phê phán chính sách biển ngang ngược của Trung Quốc (TQ).
- Trung Quốc tập trận phi pháp ở Hoàng Sa (TN). - TQ tập trận dọc Hoa Đông và Biển Đông (VNN). - TQ tập trận ở Hoàng Sa,Biển Đông là trọng tâm của ASEAN (PN Today).
- Brunei đặt Biển Đông lên hàng đầu chương trình nghị sự của ASEAN 2013 (Petrotimes).
- Nhật Bản mong muốn cải thiện quan hệ với Hàn Quốc (VOV).

-- Trung Quốc điều Tư lệnh QK Nội Mông về Bắc Kinh (Soha).- Mỹ chỉ trích chuyến thăm Triều Tiên của chủ tịch Google (VNE).
- CHỈ HUY QUÂN ĐỘI ROMANIA TIẾN HÀNH CUỘC CÁCH MẠNG LẬT ĐỔ CEAUSESCU 1989, ĐẠO DIỄN ĐIỆN ẢNH NICOLAESCU VỪA QUA ĐỜI (Phạm Viết Đào).
- Quan hệ liên Triều xuống mức thấp nhất trong năm 2012 (VOV). - Mỹ chỉ trích chuyến đi Triều Tiên của Chủ tịch Google (TN). - Triều Tiên cải cách kinh tế, cải thiện quan hệ với Hàn Quốc (Infonet). – Triều Tiên: Cấm du nhập văn hóa ngoại nhằm duy trì quyền lực tuyệt đối (Infonet).
- Myanmar với những cải cách dân chủ (TQ).-Beijing raps Myanmar as conflict spills into China
January 04, 2013 5:23 PM

BEIJING (AFP) - China has made a diplomatic complaint to Myanmar after three bombs landed on its territory during air attacks on ethnic minority rebels in Kachin state, just over their shared border, Beijing said on Friday.



Bài viết dưới đây tổng hợp các thành tố, tác nhân có tác động đến chính sách đối ngoại của các nhà nước nói chung theo tinh thần chủ nghĩa thực tiễn tân cổ điển (Neo classical realism). Đối với Việt Nam, các chính sách đưa ra có liên quan ở mức độ nào dưới cách nhìn này? Vai trò của các tầng lớp nhân dân là gì, trong cách nhìn của ngành học nghiên cứu các tác động của các nhân tố trong cộng đồng?

Đối với các hành vi và ứng xử giữa các nước trong đối ngoại, hòa bình hay chiến tranh, có các cách tiếp cận khác nhau như chủ nghĩa thực tiễn (realism), tự do (liberalism), kiến thiết (constructivism) và mác xít... Cách hành xử thực tiễn xem môi trường quốc tế là luôn bất trắc và nhà nước là thực thể chịu trách nhiệm chính còn trường phái tự do đề cao giá trị của trật tự, tự do, công bằng và khoan dung.

Chính sách ngoại giao khi mới hình thành khác với khi thực hiện. Ngoại giao khác nhau giữa các chế độ xã hội, hoặc dù trong cùng thể chế nhưng ngoại giao khác do dấu ấn cá nhân, do tình hình thực tế.Chủ nghĩa thực tiễn tân cổ điển chú trọng các tác động đến chính sách như tình hình quốc tế và các chủ thể tác động1 bên trong một nước, cùng cơ quan làm chính sách, khác với chủ nghĩa thực tiễn cổ điển (realism) lấy nhà nước làm trung tâm trong môi trường quốc tế bất trắc (anarchy).

1-    Lượng định các mối nguy:

Nhà nước sẽ ước tính các mối nguy đến với mình từ sự cạnh tranh giữa các nhà nước với nhau. Theo những nhà tân thực tiễn (neo realism), nhà nước thường nhấn mạnh tính chất vô chính phủ của trật tự thế giới để gia tăng tính chính đáng của nhà nước trên chính trường toàn cầu nhằm bảo đảm an ninh cộng đồng. Ở thế giới đơn cực, nước mạnh như Hoa Kỳ sẽ cung cấp hàng hóa công cộng nhằm làm dịu đi các cạnh tranh hay xung đột khu vực hoặc lập cơ chế bảo đảm an ninh, xây dựng lòng tin hay giải quyết tranh chấp2. Tuy nhiên, những cơ chế này tỏ ra không bao giờ đủ.

Các chủ thể trong nước cũng thu hút quan tâm của nhà nước. Nhà nước phải làm cân bằng quyền lợi nhiều nhóm sắc tộc, tôn giáo, khu vực, nghề nghiệp như công, nông, thương mại, công chức, cảnh sát, quân đội… Đó là những nhóm có tiếng nói đối với quyền lợi từng nhóm và tổng thể. Harold Lasswell đúc kết mối quan tâm ở từng chủ thể thành câu hỏi và là nhan đề cho cuốn sách của ông: “Ai nhận gì, lúc nào, như thế nào?”. Những nhóm quan tâm sẽ tác động đến chính sách đối ngoại thông qua ước lượng các nguy cơ, quyền lợi. Họ bao gồm nhiều thành phần của cộng đồng và có ảnh hưởng tăng giảm cùng tình hình quốc tế cụ thể.3

Thông thường thì lãnh đạo nhà nước ở vị trí có tầm nhìn bao quát hơn công dân bình thường về an ninh quốc gia dài hạn4; và trên lý thuyết, chiến lược tổng thể về quân sự, tài chính, ngoại giao sẽ thỏa mãn mong muốn của cử tri, công dân, các FPE trong thời bình và trong thời chiến, phần nào.

Những FPE chủ thể hành động đánh giá các thách thức và cơ hội, từ đó có tác động đến nhà nước theo các cách của mình thông qua truyền thông, vận động, lá phiếu, biểu tình, quyết định đầu tư kinh doanh...

Từng lúc và từng mức độ, nhà nước phản ứng lại với các chủ thể hành động trong xã hội. Có khi các cơ quan hành chánh hành xử vì lợi ích cục bộ thay vì lợi ích quốc gia. Đó là khi có khả năng cao là nhà nước sẽ hoạt động vì sự tồn tại của thể chế thay vì của quốc gia. Động cơ của các nhóm từ lớn đến nhỏ gắn với quyền lợi cũng sẽ ảnh hưởng đến việc ra quyết định của các FPE5.

2-    Các tính toán chiến lược: 
Những tác giả như Mark R.Brawley, Stephen Walt nhấn mạnh tính toán chiến lược để có chính sách đối ngoại sẽ dựa trên lý thuyết cán cân sức mạnh và mối nguy. Các tính toán chiến lược bao gồm đưa ra thông điệp rõ ràng với cả đồng minh, đối phương và các FPE trong nước. Sự thiếu vắng một liên minh chống Đức rõ ràng của thế chiến thứ nhất và một liên minh khá muộn vào 1940 đã làm gia tăng sức công phá của Đức. Do những cuộc chỉnh lý và tái cấu trúc kinh tế của Stalin và các khủng hoảng nội các của Pháp giai đoạn này khiến Anh phải giữ thế thủ và gần như phải chiến đấu cô độc trong giai đoạn đầu của cuộc chiến.

Tính toán chiến lược bao hàm gia tăng sức mạnh nhờ vào liên kết đồng minh và chính sách đối ngoại tùy thuộc vào những liên kết này.

Yếu tố kinh tế đóng vai trò lớn nhưng không phải là duy nhất trong quan hệ đối ngoại, có nhiều trường hợp, sự thù địch lên đỉnh điểm dù thương mại giữa hai nước vẫn tăng đến cực cao. Chính quyền sẽ phải có những chiến lược để bảo đảm quyền lợi đối ngoại và thương mại. Trung Quốc phải ngồi lại với Nhật sau các làn sóng dân tộc chủ nghĩa gây thiệt hại cho các nhà đầu tư Nhật tại Trung Quốc vào tháng 9/2012. Chiến lược đối ngoại cũng bao gồm bảo đảm cân bằng lợi ích và nguyên tắc, sinh tồn và danh dự dân tộc.

3-    Bản sắc nhóm:

Các tập thể con người hình thành nên các nhóm một cách tự nhiên và kết nối với nhau thông qua các tập quán, thể chế, bản sắc chung. Các cá nhân tương tác với nhau để giữ bản sắc chung và tạo bản sắc riêng với các cộng đồng khác.

Những nhóm khác biệt sẽ đưa ra các tác động khác nhau tương ứng tới chính sách đối ngoại. Bản sắc dân tộc cũng chịu các tương tác khác để hình thành chính sách đối ngoại của chính mình. Tam giác Mỹ-Trung- Đài cho thấy nét đặc biệt của bản sắc nhóm (dân tộc) và lợi ích các FPE (kinh tế, công kỹ nghệ) đan xen mà không trùng hợp. Những nước, lãnh thổ có cộng đồng Hoa kiều đông đảo như Singapore, Hồng Kông, Đài Loan vẫn có chính sách đối ngoại riêng biệt do tác động của các FPE khác văn hóa song chia sẻ cộng đồng cư trú.

Trung tá Mỹ gốc Việt Lê Bá Hùng6 và Phó Thủ tướng Đức gốc Việt là những trường hợp mang bản sắc nhóm tương đồng về quyền lợi cao hơn nhóm chủng tộc.

Bản sắc nhóm FPE thắng thế ở hội nghị Diên Hồng 1284 cho thấy tiếng nói của nhóm quyết định- bô lão nhân dân- đến chính sách đối ngoại quan trọng, vốn trước đó chưa thể định được ở hội nghị Bình Than 1282 (nhóm hội nghị vương hầu).

Tác giả J.Sterling Folker xét sâu đến nền tảng sinh-chính trị học (bio-political) của các nhóm khác biệt, đối kháng trong cùng một cộng đồng, kể cả chủ nghĩa bộ lạc (tribalism), trong việc đưa ra những ý kiến góp phần định hình chính sách của cộng đồng. Bản sắc nhóm, thông lệ xã hội và các tương tác xuyên nhóm sẽ đóng vai trò quan trọng trong các thông điệp góp ý cho chính sách.

Chủ nghĩa bộ lạc ở các nước châu Phi như Kenya, Nam Phi vẫn đóng vai quan trọng và các nước này đã cố điều hòa lợi ích bằng pháp luật: tạo điều kiện cho bộ lạc nhỏ nhất có tiếng nói trong chính sách (đối ngoại) của cộng đồng.

4-    Các nhóm cùng quyền lợi (interest group) trong nước


Tác giả Colin Dueck lấy bối cảnh Mỹ để mô tả các tầng quan hệ, cho thấy có các tác nhân như các triều tổng thống, các tác động quốc tế, các nhóm dân sự trong nước để lý giải các quyết định can thiệp quân sự- đối ngoại nối dài. Các nhà lãnh đạo Mỹ trong suốt cuộc chiến Đông Dương đưa ra quyết sách chiến tranh ở mức độ nào tùy vào tác động quốc tế, các cuộc biểu tình chống và ủng hộ chiến tranh trong và ngoài nước. Quyết sách đó cũng tùy vào sự mong muốn thông suốt trong thi hành chính sách và kỳ vọng các cuộc bầu cử, tái cử trong đảng và trong nước của họ7. Những nhóm tôn giáo, hành pháp, lập pháp, ý kiến cộng đồng (các viện thống kê mẫu), các nhóm cùng quyền lợi, giới truyền thông, nghiệp đoàn, các cartel võ khí, những nhà vận động môi trường… đã có tiếng nói riêng biệt đến đối sách của Mỹ giai đoạn này. Ở các nước phương Tây, các nhóm tam giác sắt (iron triangle hay military-industrial-complex,MIC) có tiếng nói nặng ký trong chính sách đối ngoại.8

Cũng trong cùng một đảng Cộng hòa của Mỹ vẫn chia làm hai phái Boeing và phái cô lập (Boeing camp và containment camp) chủ trương Mỹ cần can dự sâu hoặc chủ trương bao vây Trung Quốc. Ở đây, không dễ xác định quyền lợi ích của nhóm nào tác động đến chủ trương chung (về đường lối đối ngoại) .

Theo N.M. Ripman, nhà nước thường cư xử duy lý trên trường quốc tế, trừ các nhà nước đế quốc, quân phiệt có thói quen lấn át ngôn luận trong nước. Chủ nghĩa tân thực tiễn (neo realism) thì xác định nhà nước luôn chiếm vị trí thắng thế và rằng những ý kiến nội địa như từ giới lập pháp, từ quần chúng, các nhóm cùng quyền lợi hoặc truyền thông vẫn không đủ mạnh trong việc góp ý về chính sách đối ngoại.

Chủ nghĩa thực tiễn tân cổ điển lại cho rằng chính sự không ổn định của quyền lực quốc tế khiến các nhà nước vừa tìm kiếm an ninh bên ngoài, vừa mưu tìm sự an dân bên trong. Nói khác hơn, theo trường phái này các thu xếp chính trị nội địa có vai trò như những biến số (variables) để giới cầm trịch sắp đặt chính sách đối ngoại. Cũng có những trường hợp giới làm chính trị bị áp lực trong nước về thất cử, mất uy tín hay đảo chính có thể khởi động một cuộc chiến để dương cao ngọn cờ (rally-around-the-flag) nhằm vừa làm im tiếng vừa mời gọi những người đối lập dân tộc chủ nghĩa ủng hộ nhà nước nhân danh lợi ích quốc gia.9

Trong lịch sử Việt Nam, nhóm có cùng quyền lợi (thân hào, võ tướng) được mô tả ở Hịch Tướng Sĩ của Hưng Đạo Vương (1284) và nhà Trần đã lắng nghe cũng như tác động các nhóm FPE khác trong giới bình dân để có được sức mạnh kháng Nguyên trong hai lần 1285 và 1288. Với Bình Ngô Đại Cáo, các FPE rộng khắp hơn, góp hình ảnh nhiều hơn và gần với cách thức của hội nghị Diên Hồng hơn Bình Than.

Khi có khác biệt, Trương Định và nghĩa quân chọn chính sách khác hẳn với triều đình vốn có quyền lợi nhóm khác với chọn lựa của nhân dân.

Ngoài ra, các tác nhân phi-nhà nước (non-state actor) và xuyên quốc gia (TNA) như các tập đoàn, công ty, các tổ chức phi chính phủ, các liên minh phòng vệ, Interpol, và thậm chí các nhóm cướp biển, các nhóm buôn ma túy, rửa tiền… cũng cần tính đến trong đối ngoại.10

Đôi lúc, chính quyền hoặc những nhóm thế lực như truyền thông, tài chính với năng lực tập hợp của mình có thể “vặn xả” các valve để hướng nhiệt lượng chủ nghĩa dân tộc sao cho phù hợp quyền lợi của họ bằng cái giá của những FPE khác- như giới kinh doanh và các quan hệ hợp tác của họ.

5-    Huy động và trích dùng nguồn lực
Quyền trích dùng nguồn lực cho đối ngoại bao gồm xây dựng nhà nước, dự phòng chiến tranh cũng có những khác biệt tại các xã hội-nhà nước khác nhau. Xã hội nhà Thanh, Trung Quốc và xã hội Minh Trị, Nhật Bản đã đối phó khác biệt với chủ nghĩa đế quốc phương Tây. Các nước châu Âu dù có chế độ chính trị khá tương đồng cũng ứng phó khác nhau khi điều động quân đội và thi hành chính sách đối ngoại, ví dụ ở giai đoạn Cách mạng Pháp và các cuộc chiến Napoleon.

Người Nhật năm 2011 gởi ngân hàng với lãi suất 0%, người Việt Nam với “Tuần lễ vàng” 1946 có thể xem là những ví dụ của việc trích dùng nguồn lực thành công.

Các tác giả neoclassical realism phủ nhận nhà nước yếu sẽ có khuynh hướng độc tài và tập trung các nguồn lực trong nước hơn và nhà nước mạnh sẽ áp dụng các chế độ cởi mở và phân quyền hơn. Janice Thomson ghi nhận các lý do lịch sử của xung khắc giữa nhà nước và xã hội nói chung. Xã hội thường cưỡng lại nỗ lực của nhà nước trong trích dụng nguồn lực, trong độc quyền về hành chánh và luật pháp. Những căng thẳng này được thu xếp để có cuộc sống chung và các thể chế xã hội sẽ thay đổi khi có những chuyển biến để phù hợp việc trích dùng nguồn lực của các FPE.

Sẽ không có một “dây truyền động” hoàn hảo kết nối quyền lực được phân chia đó với chính sách ngoại giao của các nhà nước. Các nhà làm chính sách sẽ đưa ra các chọn lựa hành động theo cảm nhận và tính toán về môi trường trong ngoài, về quyền lực của mình và ý định của các nhà nước khác trong môi trường quốc tế rộng lớn. Dựa trên các tính toán đó, chính sách đối ngoại của các nhà nước vẫn sẽ không dễ đoán định và tùy từng trường hợp mà các mức sức mạnh khác nhau sẽ được thực thi. Ngay cả khi giới chính trị lượng định đúng nhu cầu sử dụng sức mạnh, họ cũng không hẳn tận dụng được hết những nguồn lực vật chất của xã hội họ đang nắm giữ.11

Có một sự mặc cả tự nhiên giữa nhà nước và các nhóm xã hội trong nước trong việc huy động nguồn lực và chuyển đổi chúng từ trạng thái kinh tế thời bình sang võ khí thời chiến và ngược lại để phục vụ chính sách đối ngoại. Tương quan này bao hàm cả ở các quốc gia có nhu cầu an ninh cao (nước nhỏ) và các nước có nhu cầu gây ảnh hưởng (nước lớn) đến mức bá quyền (hegemony).

Các nước có hình thức ý thức hệ đặc biệt như Đức Quốc xã, sau là Ý, Nhật trong thế chiến 2 đã có khả năng huy động nhanh chóng và hiệu quả cho giai đoạn đầu của chiến tranh.

Chủ nghĩa thực tiễn tích cực (offensive realism) cho rằng thế giới ngày nay là nơi các đại cường gia tăng sức mạnh và gây ảnh hưởng khu vực (seek regional hegemony) nhằm giữ an ninh. Song tình hình không có đại cường tại nhiều khu vực trên thế giới đầu thế kỷ 20 cũng đã từng kéo dài rất lâu.

6-    Kết luận

Theo chủ nghĩa thực tiễn tân cổ điển, chính sách đối ngoại của một quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều chủ thể hành động khác nhau trong môi trường quốc tế thay đổi. Chính sách đối ngoại lành mạnh và hiệu quả sẽ phải phù hợp với lợi ích của nhiều thành phần, dựa vào đóng góp ý kiến của toàn xã hội không giới hạn nhóm. Nhóm tuyển cử và người đại diện vẫn tuân theo ý kiến cộng đồng ở nhiều mức độ. Ở những quyết sách quan trọng, nếu bỏ qua các FPE, chủ thể nội địa, công việc đối ngoại sẽ khó phát huy hiệu năng. Nhà nước duy trì để bảo vệ các thiết chế, dân sinh quốc gia, các tộc thiểu số trong mối quan hệ với các đối tượng khác trên trường quốc tế.
Những thành viên khác của một cộng đồng xã hội như lập pháp, các nhóm cùng quyền lợi, giới truyền thông, các nhà môi trường, các tôn giáo, các nhóm dân sự, các sắc dân thiểu số và những tiếng nói khác biệt có nghĩa vụ góp tiếng nói để có một chính sách đối ngoại phù hợp nhất cho cộng đồng.

Từ cái nhìn tổng quát về các FPE riêng biệt, người làm đối ngoại Việt Nam cần hướng đến lợi ích xã hội, và quyết định phù hợp để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập cho Việt Nam.

Công việc đối ngoại của Việt Nam về vấn đề biển Đông liên quan người Việt Nam ở nhiều giới, không thể đóng khung trong một vài FPE nào. Chính sách đối ngoại Việt Nam là công việc có tác động đến nhiều giai tầng… liên quan các quyết định về sinh hoạt, học tập, kinh doanh của không chỉ người dân Việt trong và ngoài nước, của nhà đầu tư và người nước ngoài sống ở Việt Nam. Các tác nhân FPE dù lớn hay nhỏ đều góp tiếng nói, góp sức trong việc hình thành chính sách đối ngoại của đất nước Việt Nam. Cách tiếp cận của chủ nghĩa thực tiễn tân cổ điển trước nay là trên nhiều giới, nhiều ngành nghề đa dạng của một cộng đồng, có thể để chiêm nghiệm phần nào cho tính rộng khắp của công việc đối ngoại, trong đó đối ngoại (ngoại giao) nhân dân là một bộ phận.

---

1 Các tác nhân mang nhiều tên gọi ở các mức khác nhau như FPE-foreign policy executive, FPA-foreign policy actor, actor, executive…

2 William Curti Wohlforth,”The stability of a unipolar world,” International Security 24, No 1 (1999), trang 5-41; Benjamin Miller, States, Nations and the Great Powers: The Source of Regional War and Peace (Cambridge: Cambridge University Press, 2007)

3 Foreign policy executive-FPE

Thomas Christensen, Useful Adversaries, trang 18

5 On the effect of small group dynamics on foreign policy, Jeffrey W.Taliaferro, Balancing risks: Great Power intervention in the periphery (Icatha, NY: Cornell University Press, 2004); Steven E.Lobell, “The international Realm, Framing Effects, and security strategies: Britain in Peace and War,”International Interactions 32,no. 1(2006), trang 27-48)

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/11/091109_lebahung_interview.shtml

7 Steven E. Lobell, Norrin M.Ripsman, Jeffrey W. Taliaferro, Neo Classical Realism, the state, and foreign policy (Cambridge 2009); Colin Dueck, Neo Classical Realism and the national interest, trang 157

8 David Sanger,”Interview,” Frontline special: dangerous straits, exploring the US-China relations and the long simmering issue of Taiwan. First aired Oct 2001, available at: www.pbs.org/wgbh/pages/frontline/shows/china/interviews/sanger.html

9 Levy, “The diversionary theory of war”; Alastair Smith, “Diversionary foreign Policy in democratic Systems,”International study Quarterly 40, no. 1(1996), trang 133-53

10 Michael K.Connors, Remy Davidson và Jorn Dosch, The new global politics of the Asia Pacific, Routledge, 2012, trang 225

11 J.W. Taliaferro, Neoclassical realism and resource extraction; Steven E. Lobell, Norrin M. Ripman, J.W. Taliaferro Neoclassical Realism, the state and foreign policy, trang 213 

Tổng số lượt xem trang