Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

Công lý thất bại trong việc giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam

-Asia Sentinel 06-02-2013
Tác giả/ hiệu đính: David Brown- Người dịch: Huỳnh Phan

Ở Việt Nam “vấn đề đất đai” có nhiều bộ mặt.
H3Đối với nông dân, vấn đề là quyền được canh tác trên mảnh đất của mình với niềm tin rằng đất đai sẽ không bị thu hồi, ngoại trừ đúng thủ tục và được đền bù với giá cả hợp lý. Đối với các nhà thầu công trình, vấn đề là nắm được quyền kiểm soát bất động sản để xây dựng nhà ở biệt thự, khu công nghiệp, đường cao tốc hay sân gôn.  Đối với nhà nước Việt Nam, đó là một vấn đề làm cản trở tòa án, làm hư hỏng quan chức, và làm chậm sự phát triển. Và đối với Đảng Cộng sản, không quản lý được vấn đề đất đai một cách công bằng và hiệu quả sẽ hủy hoại sự kiên nhẫn của công chúng đối với sự độc quyền [lãnh đạo] của họ.

Năm ngoái, một cuộc đối đầu giữa một gia đình nông dân nuôi cá tuyệt vọng với hàng trăm công an, tập trung sự chú ý trên cả nước. Đánh giá ý nghĩa của “sự kiện Tiên Lãng,” nhiều nhà bình luận coi sự bất lực — hay sự thất bại — của chính quyền trung ương trong việc ngăn chặn các quan chức địa phương thao túng chế độ sở hữu đất đai vì lợi lộc của họ, phá hoại nông dân, là “vấn đề sống còn của chế độ”.
Lúc đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thừa nhận có nhiều vấn đề cần chấn chỉnh trong Luật Đất đai. Được thông báo rằng Bộ Chính trị và Chính phủ quyết tâm sửa đổi luật pháp triệt để. Công việc soạn thảo đã được triển khai vào giữa năm 2012, nhưng sau một sự kiện xung đột ở vùng ngoại ô thủ đô đã tạo ra mối nghi ngờ về sự chân thành đối với quyết tâm đó của chế độ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nghiêm khắc phê phán Chính quyền Thành phố Hải Phòng hồi tháng 2 năm 2012 vì đã cho công an và lực lượng dân phòng cưỡng chế đầm cá của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng. Liệu ông Dũng có thất vọng hay không khi chính quyền tỉnh Hưng Yên triển khai 1.000 công an hôm 24 tháng 4 vừa qua, đuổi vài trăm nông dân cầm xẻng khỏi các thửa ruộng và vườn cây tại công trường “Ecopark,” một khu đất vườn phía đông nam Hà Nội? Có thể là không.
Kế hoạch tổng thể cho dự án 250 triệu đô la này ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên cho thấy một sự pha trộn hấp dẫn các biệt thự với các tòa nhà cao tầng trải rộng trên một khu đất 500 ha trồng nhiều cây xanh, kênh nước, gồm 20 ngàn căn hộ tổng cộng. Các nhà thầu xây dựng có thể đạt được “sự hòa hợp hoàn hảo giữa con người và thiên nhiên” như hứa hẹn trong tài liệu quảng cáo, vì đất giàu phù sa ở vùng này đã cho thu hoạch nông nghiệp cao, ít nhất cả ngàn năm.
“Giải toả đất” là thách thức cốt lõi của việc phát triển bất động sản ở Việt Nam. Đối với dự án Ecopark, 3.900 gia đình nông dân, cư dân của ba ngôi làng, phải được thuyết phục từ bỏ mảnh ruộng màu mỡ của họ và định cư ở nơi khác. Các nhà thầu dự án đề xuất với tỉnh Hưng Yên: giao đất cho chúng tôi và chúng tôi sẽ xây dựng một con đường dài 21 km. Chính quyền tỉnh đồng ý, nhưng gặp phải sự phản kháng của địa phương. Đến mùa xuân năm 2012, sự chậm trễ trong giải phóng mặt bằng đã làm dự án Ecopark chậm hơn hai năm so với kế hoạch. Và, mặc dù chỉ có 20% hộ gia đình đã không chấp nhận các khoản đền bù, những người phản kháng đã quyết tâm giữ vững lập trường của mình.
Vài điều đã gây ra sự lo lắng cho những người phản kháng. Trước hết, họ bị ép giao đất với giá 138.000 đồng cho mỗi mét vuông, thấp hơn rất nhiều so với giá trị thật, dù là đất nông nghiệp màu mỡ sản xuất hay là địa điểm xây dựng biệt thự sang trọng.  Hơn nữa, vì không thấy có cơ hội nhận được nhận công việc tốt hoặc nhận đất canh tác ở gần nhà như đã được hứa hẹn, họ cảm thấy tương lai quá mù mịt. Một người đã nói với nhà báo: “xã chúng tôi có 8.000 người, một nửa thì quá già không làm việc được, chấp nhận đi, nhưng còn 4.000 người kia sẽ kiếm sống ra sao? Sau khi từ bỏ quyền sở hữu đất đai của mình, đã có quá nhiều người không có việc làm. Họ chỉ lẩn quẩn trong làng. Họ phải làm gì bây giờ?”
Các quan chức địa phương cũng rất tức giận. Ngày 2 tháng 5, nhiều tin tức về sự đối đầu này đã được đưa lên Facebook, bắt đầu thu hút sự chú ý của cả nước, một quan chức cấp cao của tỉnh giải thích rằng: “Vụ việc nầy có sự móc nối các phần tử chống đối trong và ngoài nước. Các thông tin được tường thuật tại chỗ, từng giờ để xuyên tạc, dàn dựng các video clip giả nhằm vu khống, bôi nhọ chính quyền”.  Cũng theo quan chức này, dự án khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang (Ecopark) có trình bày “thủ tục đúng pháp lý, cơ chế đền bù tốt, tạo đà phát triển cho tỉnh.  Song qua hơn tám năm, tỉnh vẫn chưa hoàn thành giao đất cho chủ đầu tư do người dân khiếu kiện liên tục, tập trung đông người, lôi kéo, kích động cản trở không hợp tác, gây tình hình phức tạp kéo dài…”
Có rất nhiều dự án giải toả đất nông nghiệp để sử dụng cho mục đích khác. Chúng âm ỉ qua nhiều năm và sôi sục lên khi các quan chức địa phương, sau khi đã thuyết phục hầu hết nông dân phải chấp nhận đền bù bắt buộc, chính quyền địa phương gửi công an tới.
Cuộc đàn áp tại dự án phát triển Ecopark có thể là một chuyện thường tình trừ ba điểm đặc biệt. Thứ nhất, mặc dù đại diện Nhà nước nắm quyền kiểm soát báo chí đã cảnh báo các phóng viên không được đụng tới chuyện này, nhưng lệnh ém miệng này vẫn không hiệu quả. Thứ hai, việc thu hồi đất đai của nông dân trên thực tế trông giống như sự can thiệp của chính phủ vào một vụ tranh chấp tư nhân giữa các nhà phát triển và người dân chứ không phải như lập luận của các quan chức cấp tỉnh là tước quyền sở hữu đất để phát triển cơ sở hạ tầng. Và thứ ba, các báo cáo (sau này được cho thấy là sai) sớm lan truyền trong thế giới blog cho rằng, Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Thủ tướng, là một người bảo trợ tài chính của dự án Ecopark.
Sự đổ vỡ trong việc điều khiển báo chí có thể phản ánh các căng thẳng bên trong chế độ sẽ sớm lôi kéo ông Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào một cuộc đấu tranh tệ hại úp úp mở mở trong việc tranh giành quyền lực. Hai ngày sau cuộc đối đầu, báo Nông Nghiệp đã đăng một bài báo dài về nỗi bất bình của nông dân Văn Giang.  Sau đó, tờ báo Pháp Luật TPHCM hăng hái bắt đầu một loạt bài bốn phần về vụ Văn Giang. Khi chính quyền trung ương không có phản ứng, các báo chính thống tranh nhau đăng các bài điều tra riêng của mình, tất cả có xu hướng đổ lỗi cho các cơ quan có thẩm quyền — như là một bản tuyên ngôn của một nhóm trí thức quy kết — “cho phép các nhóm lợi ích đặc biệt lợi dụng pháp luật để ăn cắp đất của dân với mức giá thấp”.
Năm tuần sau khi vụ việc xảy ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Bộ Công an xem xét tính hợp pháp của “những hành vi gây rối trật tự công cộng và đánh người trong việc tổ chức cưỡng chế ngày 24 tháng 4″. Tám tháng sau, điều tra vẫn đang tiến hành. Nhóm nông dân từ Văn Giang thỉnh thoảng mang biểu ngữ lên Hà Nội để phản đối ở những nơi công cộng. Được biết, việc bán các căn hộ $100.000 và biệt thự $300.000 tại Ecopark là khá phát đạt.
Và vụ việc Tiên Lãng cũng chưa hoàn tất.  Đầu tháng Giêng, đúng một năm sau khi gia đình ông Đoàn Văn Vươn sử dụng một quả mìn tự chế và súng hoa cải gây thương tích năm công an đến cưỡng chế trại nuôi cá 20 hecta của họ, Viện Kiểm sát thành phố Hải Phòng đã công bố rằng, ông Vươn cùng 3 anh em sẽ bị buộc tội âm mưu giết người thi hành công vụ. Ba người vợ của họ cũng sẽ phải đối mặt với các tội nhẹ hơn, chống lại các nhân viên đang thi hành công vụ. Đó là một sự quay ngược đáng ngạc nhiên về một vụ án mà Thủ tướng Dũng, vào tháng 3 trước đó, đã gọi là do “sai lầm” có tính hình sự của một số quan chức địa phương phạm phải và đã chỉ đạo nhà chức trách Hải Phòng lập thủ tục khởi tố các quan chức địa phương và xem xét các tình tiết giảm nhẹ trong vụ xét xử ông Vươn.
Các quan chức đã không thể thoát khỏi sự trừng phạt hoàn toàn. Bốn cán bộ cấp xã sẽ bị đưa ra toà xử vì “phá hoại tài sản công dân”, tức là san bằng nhà ông Vươn, trong khi Chủ tịch huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền phải đối mặt với tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Theo báo cáo, do không đủ chứng cứ để truy tố, bí thư huyện ủy Bùi Thế Nghĩa đã bị cách chức, lôi theo nhiều viên chức thấp hơn chịu cùng số phận.
Điều này có nghĩa là công lý không thiên vị chăng? Các bình luận viên Việt Nam không nghĩ như vậy, nhưng họ cũng không ngạc nhiên.
Cũng như với vụ đối đầu náo loạn ở Văn Giang, cách xử lý gần đây về sự cố Tiên Lãng làm nản lòng những người, cả trong lẫn ngoài Đảng, đang vận động cho cải cách cơ bản Luật Đất đai quốc gia.
Nguồn: Asia Sentinel
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

-Công lý thất bại trong việc giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam




-Từ đất mà ra -Trường hợp 1: Doanh nghiệp A. viết một dự án rất thống thiết, xin địa phương cấp đất để xây nhà máy, hứa hẹn đem lại nhiều công ăn việc làm cho địa phương. Sau khi được cấp đất, doanh nghiệp này bèn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, dùng phần lớn diện tích để “phân lô bán nền”. Người dân trước đó bị giải tỏa nhường đất để xây nhà máy nay khiếu kiện liên miên vì không chịu nổi sự bất công mất đất cho người khác làm giàu.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp B. được cấp một mảnh đất với tổng giá trị 80 tỷ đồng. Ngay sau đó một thời gian doanh nghiệp này sang nhượng mảnh đất này cho một doanh nghiệp khác, có dây mơ rễ má với nhau, với giá được kê khống lên thành gần 600 tỷ đồng. Mảnh đất được dùng để thế chấp, vay tiền ở ngân hàng đến 300 tỷ đồng. Dù đất đóng băng, hai doanh nghiệp này vẫn đã hưởng những khoản lời khổng lồ còn ngân hàng ôm một cục nợ xấu.
Trường hợp 3: Công ty địa ốc C. lập dự án bất động sản, chi phí ban đầu bỏ ra chừng 100 tỷ đồng nhưng nhờ cơn sốt đất đai mấy năm trước định giá dự án đến 500 tỷ đồng. Bản thân dự án được thế chấp để vay vốn ngân hàng được đâu 300 tỷ đồng. Công ty này thu hồi ngay 100 tỷ đồng chi phí ban đầu, bỏ túi thêm 100 tỷ đồng tiền xem là lãi, còn 100 tỷ đồng đang xây dựng dở dang. Nay thị trường suy sụp, công ty bỏ mặc dự án cho ngân hàng; ngân hàng không thu hồi được nợ, cũng không dám xem nó là xấu vì như thế phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều. Họ cứ tìm cách đảo nợ, nuôi dự án chờ bất động sản được cứu.
Đây chỉ là một vài ví dụ minh họa cho muôn vàn bi hài kịch mà nền kinh tế và người dân đang gánh chịu, tất cả cũng vì đất mà ra. Mặc dù những trường hợp này được công khai trên báo chí trong thời gian gần đây, thiết tưởng nó là loại chuyện ai cũng biết từ lâu. Vì sao không ai can thiệp?
Với địa phương, tiền sử dụng đất thu từ những dự án trên địa bàn là nguồn thu ngân sách béo bở, dễ kiếm, dễ thu, chiếm một tỷ trọng lớn trong ngân sách, không ai dại gì bỏ qua. Có dự án, có ký giấy tờ tức là có xin-cho, một mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng được khích lệ phát triển ở khắp mọi nơi.
Với ngân hàng, những năm chạy đua tăng trưởng tín dụng, nhất là những năm kích cầu bù lãi suất, họ không dại gì không cho vay nhất là khi cứ tưởng nắm chắc thế chấp là đất đai đang lên giá từng ngày là nắm đằng chuôi. Không loại trừ tín dụng ngân hàng còn đổ vào các công ty địa ốc sân sau của một số cổ đông lớn bất kể thiệt hại trong tương lai cho ngân hàng. Cuộc đua này làm nảy sinh tình trạng sở hữu chéo giờ vẫn còn là mớ bòng bong.
Với doanh nghiệp, một khi mức lợi nhuận từ hoạt động truyền thống không bao nhiêu, lại nóng ruột vì đồng nghiệp lao vào địa ốc đang thắng lớn, rất dễ bị cám dỗ đổ vốn vào địa ốc. Đây là một canh bạc đang làm nhiều doanh nghiệp thua trắng khi đồng tiền lãi ít ỏi của hoạt động chính phải gánh chi phí tài chính nặng nề từ những dự án địa ốc dang dở.
Chừng đó thực tế cũng đủ để mọi người phải thức tỉnh để ít nhất lần sửa Luật Đất đai sắp tới phải cân nhắc những điều khoản nhằm hạn chế tình trạng lợi dụng đất để thao túng nhiều hoạt động kinh tế.
Trước tiên, không ít thì nhiều, cố tình hay ngẫu nhiên, chính những bên tham gia, gồm doanh nghiệp, ngân hàng và chính quyền địa phương đã thay nhau đẩy giá đất lên cao, tạo ra bong bóng bất động sản. Cứ tưởng giá cao giúp thu được nhiều thuế, tăng lợi nhuận nhưng thật ra rốt cuộc giá cao gây thiệt hại cho tất cả. Chi phí làm ăn ở Việt Nam ngày càng lớn một phần do giá đất tăng vọt trong nhiều năm trước, không nhà đầu tư nghiêm túc nào chịu nổi.
Chuyện đó cũng chưa quan trọng bằng số phận của những người dân có đất bị thu hồi, đang chịu phần thiệt thòi nhiều nhất, đang cầm đơn đi khiếu kiện khắp nơi. Đây là nơi chất chứa mọi sự bất công của một thị trường méo mó, nhân danh phát triển để hưởng lợi trên lưng người dân. Áp lực xã hội, sự đổ vỡ về văn hóa, niềm tin đang là vấn đề gay gắt nhưng thường bị bỏ qua.
Phải sửa luật sao cho việc thu hồi đất của người dân là chuyện “vạn bất đắc dĩ” và không được dùng hai chữ “thu hồi”. Nếu có trưng mua đất của dân thì phải thương lượng với họ một cách sòng phẳng, quyền lợi của người có đất bị trưng mua phải được bảo vệ một cách chặt chẽ. Luật Đất đai 2003 quy định bốn trường hợp cụ thể Nhà nước “thu hồi” đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế gồm: “Đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ” nhưng thực tế chính quyền địa phương nhiều lúc cứ mạnh tay thu hồi đất của dân chỉ để trao cho một doanh nghiệp nào đó. Hạn chế quyền thu hồi đất của chính quyền cơ sở để luật pháp khỏi bị lợi dụng là một bước khởi đầu cần thiết.
Cao hơn hết, nếu đất có chủ thật sự, tức người dân được trao quyền sở hữu mảnh đất họ đang sử dụng lâu dài và hợp pháp, phần lớn các câu chuyện lợi dụng đất nói trên đã không thể xảy ra. Ngược lại, lúc người dân được làm chủ thật sự mảnh đất của họ, đất sẽ sản sinh sự giàu có cho xã hội tương tự câu chuyện khoán 10 năm xưa. Chúng ta đã không thừa nhận “chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” cho nền kinh tế thì tại sao không áp dụng tinh thần này cho người nông dân vì đất chính là tư liệu sản xuất chủ yếu của họ. Hiến pháp đang được sửa đổi, bổ sung. Tại sao không nhân cơ hội này sửa điều 57 để không nói đất đai “là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” nữa mà thừa nhận nhiều hình thức sở hữu đất đai, gồm cả sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước.-Từ đất mà ra -

- Người dân Dương Nội “Thà hy sinh chứ không chịu mất đất” (RFA). “- Vụ Tiên Lãng: Viện KSND TP. Hải Phòng bỏ lọt tội phạm? (Infonet).
- Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A về kinh tế VN: ‘Sai lầm vì học mót’ (BBC). – Khu vực Nhà nước, “khối u ung thư” của một nền kinh tế kiệt quệ (RFI). - Kinh tế nhà nước ‘chiều quá, sinh hư’ (BBC).
- Những con chuột (Đào Tuấn). - Quỹ Nhà nước trăm tỷ: Bí ẩn chi tiêu (TP).
- Thất thoát trăm tỷ, giám đốc quỹ tín dụng bị bắt (DV). - Cán bộ nhận hối lộ, tiếp tay cho lâm tặc (DV).- FDI: Năm mới, hy vọng mới! (VEN).
- Xử lý nợ xấu được mong đợi nhất năm nay (TQ). – Hết thời làm đẹp (TP). – Ngân hàng dè chừng với chỉ tiêu lợi nhuận (ĐT).
- 2013: Khó khăn hơn, lạm phát trỗi dậy? (Infonet). – Giảm chỉ tiêu kinh doanh, tăng chỉ tiêu đầu tư? (LĐ). – Dự báo kinh tế 2013 còn nhiều rủi ro (DV).
- Eximbank và Sacombank: Sẽ tiến tới thành lập tập đoàn tài chính (PLTP). – ‘Hôn nhân’ Sacombank và Eximbank: Ai được lợi?(TP).  – “Sau thương vụ Eximbank-Sacombank, 10 NH khác cũng nên sáp nhập” (GDVN). – Nếu điều hành ngân hàng sai lầm, sẽ trả giá đắt (TT).
- Phải đảm bảo máy ATM vận hành thông suốt dịp Tết (TP). – Trục trặc cũng hay (NNVN).
- Lo lắng cho thị trường vàng! (PT).
- Năm 2015, Việt Nam chỉ còn 1 sở giao dịch chứng khoán? (GDVN).
- Sản phẩm một số ngành công nghiệp tồn kho tăng (Hải quan). – Kỳ vọng mới cho doanh nghiệp cũ? (DĐDN). – “Vượt vũ môn”(ĐĐK).
- Trung Nguyên muốn coi Asean là “nhà” và chinh phục Mỹ (DNSG). - Cà phê có thể đem về 20 tỷ USD/năm (NNVN). – Đối thủ của Starbucks vào Việt Nam (Vietstock).
- “Nếu kinh doanh ở Việt Nam chỉ có lỗ, giải thể đi Coca Cola ơi” (GDVN).
- Thương hiệu Việt và những quyết định lịch sử (PT).
- Thực trạng Cảng biển Việt Nam – Bài 2: Vai trò điều tiết, quản lý của nhà nước (SGGP).
- Ngành dệt may phấn đấu giữ mức tăng trưởng 15% (TTXVN).
- Thận trọng khi bán hàng sang Trung Quốc (TN).
- Chi chục tỷ đồng đưa cò về phố (TP). – Đại gia gốm sứ Minh Long giàu nhờ ’4 không, 4 có’ (TP).
- Doanh nghiệp sốt sắng, người dân thờ ơ (GD&TĐ). – Hàng “độc” bán chạy (TT).- - Hy vọng Kinh tế có dấu hiệu triển vọng vào nửa sau của năm (TTXVN). - Hai “điểm nghẽn” vẫn chưa thông! (ĐTCK). - Bắt đầu cộng hưởng! (Vietstock).
- Mờ ảo tiến độ tái cơ cấu nền kinh tế (VnEco).
- Trách nhiệm kìm lạm phát không chỉ của NHNN (PLTP). - Không dễ kiềm chế lạm phát dưới 6% (TN).   - Lạm phát có thể lên 10% (NLĐ). - Phình nợ xấu, ngân hàng giảm lãi (TP).
- Bầm dập Sacombank: Hết thâu tóm bị sáp nhập (VEF).  – Công bố tình hình quản trị tại 2 ngân hàng sắp sáp nhập (NLĐ). - Lãi suất liên ngân hàng giảm hầu hết các kỳ hạn (TTXVN/ Gafin). - Doanh số liên ngân hàng tăng hơn 14% (Gafin). - Tăng trưởng tín dụng năm 2013: Nhìn từ bức tranh năm 2012 (TBNH/ Gafin). - ‘Ngân hàng còn rầy rà, người dân còn tiêu tiền mặt’ (VNE).  - Xót ruột phí rút tiền kiều hối (TN).
- Không thể để người dân gánh sự yếu kém của ngân hàng (ĐV).
- Xây dựng Luật Quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào DN (TTXVN). - Xác định lại chủ sở hữu DN nhà nước (PLTP).
- Lệ phí văn minh và cuộc giải cứu ông bụt (PN Today).
- Ngư dân thành thị đói vốn (PLTP).
- Hợp nhất sở giao dịch chứng khoán: Những phác họa ban đầu (VnEco).
- ‘Đại gia’ nhà đất xoay xở tự cứu mình (PT).
- Các hãng bay Việt lao đao (TP).
- Hỗ trợ lao động bị nợ lương: Loay hoay và bế tắc (LĐ).
- Nhà nhập khẩu Mỹ phản bác vụ kiện chống trợ cấp tôm (PLTP).
- Hàng trăm nghìn tấn đường tồn kho: Doanh nghiệp lỡ nhịp vì… chờ (LĐ).
- Tàu hoang nghìn tấn được bảo hiểm hàng chục tỷ đồng (VNE).
- Mở lối vào thị trường 10 triệu dân (DV).
- Hàng nhái áp sát thủ đô (TN). - Bánh mứt Tết: Hàng dỏm ngập chợ (NLĐ).
- Bộ Xây dựng đính chính số liệu doanh nghiệp BĐS có lãi (Sống mới).
- Bất động sản Mỹ – Việt: Đồng pha, không đồng cảm (Sống mới).
- Kinh tế Mỹ bị co cụm trong 3 tháng cuối năm 2012 (VOA).
- Apple và Google bị xóa tên khỏi danh sách 20 công ty đáng tin cậy nhất (Sống mới).
- Kinh tế Mỹ mất đà tăng trưởng trong năm mới  (Infonet).  – Kinh tế Mỹ bất ngờ sụt giảm trong quý tư (BBC).
- Điện thoại thông minh mới của BlackBerry ra mắt công chúng (VOA).
- Ban Nội chính Trung ương Chính thức hoạt động từ ngày 1-2 (PLTP). –  Bộ Tài chính: Tăng cường lãnh đạo của Đảng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí (Hải quan).
- Tuyển công chức trong giáo dục còn rất nhiều bất cập (NĐT). – Công chức “cắp ô”: Khó xử lý công chức con ông cháu cha (DT). –Hướng tới nền hành chính phục vụ: Sao vẫn quá khó! (ĐĐK). – Chấm dứt việc cán bộ tư pháp – hộ tịch kiêm nhiệm (PLTP). – Tại sao người Việt thông minh mà nhân tài lác đác? (KT).- Lạm phát quan (Nguyễn Thông). --Trưởng công an xã cam kết… bớt uống rượu, thôi càn rỡ(TT).- Tội làm hư dân (Vương Trí Nhàn). - Sao lắm quan thế? (NLĐ).
-Đóng cửa UBND để cán bộ đi ăn giỗ (Sống mới). - Nghệ An: 3 “sếp” chỉ đạo… 1 nhân viên (DT). - Lạm phát “quan” (TN). - May thiệt (PLTP). - Khi “đầy tớ” lười biếng (PLTP). - “Tôi tin chạy công chức 100 triệu là có thật, thậm chí còn nhiều hơn” (GDVN).
- Chính phủ thảo luận về 7 dự án luật, pháp lệnh (TN).- TP.HCM: Loay hoay tìm cách giữ người tài (KP).
- Quan chức Quốc hội bàn chuyện ưu tiên con gái (LĐ).  - Hỗ trợ tiền mặt cho sinh con gái: gây mất công bằng? (KT).
- Phó thủ tướng đề nghị Hà Nội nghiên cứu sáng kiến “bùi nhùi” (TN).
- Vĩnh Long: UBND nghỉ làm việc sớm đi ăn giỗ! (NLĐ).
-  Cần Thơ: Đập chết đàn gà: ‘Khó trả lời đúng hay sai!’ (VNN).
- Lãnh đạo Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng tự đề xuất hình thức kỷ luật (SGGP).
- Nữ cảnh sát giao thông bị sàm sỡ (LĐ).
- Giám đốc bưu điện nhắn hàng trăm tin chửi bới, đe dọa (KT).
- TP Biên Hòa: Công an xã Phước Tân bị tố đánh người (CCB).

Tổng số lượt xem trang