Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Chưa từng có: Ngân Hàng Thế Giới yêu cầu Việt Nam sớm ban hành Luật lập hội

-Nhóm Ngân hàng Thế giới loại bỏ Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Môi trường SFC Việt Nam
Thục Quyên ( SAVE VIETNAM´s NATURE)
WASHINGTON, 18/12/ 2015
Nhóm Ngân hàng Thế giới vừa ra thông cáo ngưng hợp tác và từ bỏ “Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Môi trường SFC Việt Nam cùng những chi nhánh của công ty này trong thời gian tối thiểu là 10 năm, cũng như từ chối hợp tác với Tổng Giám đốc Nguyễn Phương Quý và tất cả những nhóm do ông trực tiếp điều khiển, tối thiểu 11 năm.

Các quyết định trên của Hội đồng Chế tài Độc lập của Ngân hàng Thế giới được công bố, dựa trên những bằng chứng về hành vi lừa đảo và thông đồng của công ty SFC Việt Nam liên quan đến “Dự án Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị tại Việt Nam” và “Dự án đầu tư hạ tầng ưu tiên tại thành phố Đà Nẵng”.
Cuộc điều tra của Nhóm Ngân hàng Thế giới cho biết những hành vi sai trái của công ty “Cổ phần Đầu tư Phát triển Môi trường SFC Việt Nam” đã tái diễn rất nhiều lần với sự đồng lõa của người Tổng Giám đốc. Cụ thể hơn, những phần tử phạm pháp đã cung cấp tài liệu giả về kinh nghiệm cho một nhà thầu quốc tế trong khi hợp tác với công ty quốc tế này để chuẩn bị một đề xuất tài chính gian trá, hầu thắng một đối thủ quốc tế trong cuộc đấu thầu một hợp đồng lao động.
Phó chủ tịch về Liêm chính Leonard McCarthy của Ngân hàng Thế giới đã bình luận: “Bằng chứng về gian lận và tham nhũng trong bất kỳ dự án nào do Ngân hàng (Thế giới)  tài trợ, là một lời kêu gọi hành động để kiểm soát những người chịu trách nhiệm và là dịp để tìm phương cách đảm bảo vấn đề tham nhũng phải được giảm thiểu một cách hiệu quả. Trường hợp này thể hiện sự cam kết liên tục của chúng tôi là luôn hành động để giảm thiểu nguy cơ thiếu liêm chính.
Hình phạt thanh trừng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Môi trường SFC Việt Nam phù hợp với “Hiệp định hỗ tương bảo vệ quyết định thanh lọc”  ký kết giữa các Ngân hàng Phát triển Đa phương (nhóm Ngân hàng Thế giới) ngày 9/04/2010
Bản chính: PRESS RELEASE NO: 2016/232/INT
T.Q.
Tác giả gửi BVN-


-Chưa từng có: Ngân Hàng Thế Giới yêu cầu Việt Nam sớm ban hành Luật lập hội
-Saigon Broadcasting Television Network (SBTN)
Ngân Hàng Thế Giới vừa thực hiện một hành động chưa từng có: yêu cầu Chính phủ Việt Nam sớm ban hành Luật lập hội.
Bà Victoria Kwa Kwa - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam
Yêu cầu trên do bà Victoria Kwa Kwa - Giám Đốc Quốc Gia Ngân Hàng Thế Giới Tại Việt Nam - phát ra tại Diễn đàn Đối tác Phát triển tổ chức ngày 5/12/2015 ở Hà Nội về kế hoạch 5 năm tới của Chính phủ Việt Nam.

Yêu cầu trên lại xếp hàng đầu trong bản khuyến nghị 7 điểm của Ngân hàng thế giới đối với Chính phủ Việt Nam.
“Cần thiết phải soạn thảo và thực hiện một bộ luật có hiệu lực mạnh về hội và hiệp hội. Chính điều đó sẽ giúp thực hiện chương trình nghị sự của Chính phủ” - bà Kwa Kwa “gợi ý”.
Thậm chí Thời báo Kinh tế Việt Nam - một tờ báo thường biểu lộ khuynh hướng “thân chính phủ” - cũng rút tít rất đồng cảm với khuyến nghị của Ngân hàng thế giới ‘Luật về Hội sẽ thổi luồng sinh khí mới vào xã hội’, nhưng lại bỏ ngỏ “Việt Nam sẽ có một Luật Về hội như thế nào, hiện vẫn là câu chuyện ở thì tương lai”.
Hầu như cùng thời điểm với Diễn đàn Đối tác Phát triển, Ngân hàng thế giới cũng đưa ra một quyết định đột ngột: dừng vốn vay ưu đãi cho Việt Nam.
Ngân hàng thế giới lại là một trong những chủ nợ lớn nhất của Chính phủ Việt Nam: chiếm gần 30% nợ vay song phương.
Những ngày cuối năm 2015, trong bầu không khí “chào mừng đại hội đảng 12” cùng cơn chấn động “ngân sách trung ương chỉ còn 45 ngàn tỷ đồng”, quyết định “dừng vốn vay ưu đãi cho Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới thực sự là một tin xấu xảy đến với giới lãnh đạo Hà Nội.
Có thể hiểu là vào lúc này, Ngân hàng thế giới đã quyết định nhảy vào cuộc chiến dân chủ nhân quyền cho người dân Việt Nam.
Đã quá đủ cho vài chục năm vay nợ nước ngoài, tham nhũng và chi xài vô tội vạ của chính phủ cùng chính quyền các địa phương Việt Nam, để lại núi nợ công lên đến ít nhất 98% GDP.
Thời điểm đáo hạn các khoản nợ đang đến gần, rất gần. Bây giờ không phải là lúc mơ mộng về những cái ghế sau đại hội đảng 12, mà nhiệm vụ khủng khiếp nhất của Chính phủ Việt Nam là trả nợ và dù muốn hay không, bắt buộc phải cải cách thể chế.
Cũng không còn cơ hội cho giới quan chức tham lam và trì độn chỉ muốn áp chế các quyền tự do cơ bản của người dân bằng cách trì hoãn các luật biểu tình và luật lập hội.
Còn muốn được giãn nợ hoặc xóa nợ như Myanmar và Cuba, chính quyền Việt Nam chỉ còn cách phải tự thân thay đổi, thậm chí thay đổi về bản chất.


– World Bank sẵn sàng giúp các ngân hàng Việt Nam nếu cần(VOA)
Ngân hàng Thế giới tuyên bố sẵn sàng cấp một khoản vay mới hỗ trợ cho việc tái cấp vốn các ngân hàng của Việt Nam nếu cần giữa lúc hệ thống ngân hàng trong nước đang chống chọi với các khoản nợ xấu gia tăng làm trì trệ tăng trưởng tín dụng.
Hãng tin tài chính Bloomberg ngày 23/1 trích phát biểu của Giám đốc World Bank tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, rằng ngoài những việc đang làm, Ngân hàng Thế giới sẵn sàng tìm các nguồn lực để hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này.
Bà Kwakwa cho biết dù chính phủ Việt Nam chưa đưa ra đề nghị, nhưng World Bank dự kiến Hà Nội có thể sẽ cần tới những sự hỗ trợ.

Việt Nam loan báo có kế hoạch tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.Hãng đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings ước tính rằng chi phí tái cấp vốn cho các ngân hàng Việt Nam có thể chiếm từ 7% đến 20% tổng sản lượng quốc nội.
Nợ xấu gia tăng tác động đến tăng trưởng doanh nghiệp và nhu cầu nội địa và làm nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm qua giảm tới mức thấp nhất kể từ năm 1999.
Trong tuần, hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s Investors Service nói Việt Nam đang đối mặt trước nguy cơ của các hậu quả kinh tế tiêu cực từ một hệ thống ngân hàng không thể hỗ trợ tăng trưởng tín dụng, trừ phi Việt Nam có biện pháp xử lý tình trạng nợ xấu tăng cao.
Giám đốc World Bank tại Việt Nam cho biết bất kỳ khoản vay mới nào Ngân hàng Thế giới dành cho Việt Nam nếu có sẽ là thêm vào các kế hoạch cho vay hiện nay và sẽ không thấp hơn các khoản vay tiêu biểu mà World Bank thường cấp ở mức hàng trăm triệu đô la.
Theo bà Kwakwa, mức nợ xấu trong các ngân hàng Việt Nam sẽ được phản ánh rõ hơn khi chương trình Đánh giá Khu vực Tài chính hoàn tất trong nửa đầu năm nay. Đây là chương trình do Ngân hàng Thế giới phối hợp với Quỹ Tiền tệ Quốc tế thực hiện.– World Bank sẵn sàng giúp các ngân hàng Việt Nam nếu cần(VOA). - Công khai thông tin nợ công (TP).- Ngân hàng Thế giới ‘sẵn sàng cho VN vay’ (BBC).
- Lập Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi (TTXVN).
- Cuối năm, tiền đang ở nơi đâu? (VEF). - Nguyên thống đốc nói về chuyện bầu Kiên và tái cấu trúc ngân hàng (GDVN). - Sở hữu chéo làm méo mó tổ chức tín dụng (TP). - Lãi suất liên ngân hàng giảm ở hầu hết các kỳ hạn (TTXVN). – TP.HCM: Lợi nhuận ngân hàng giảm gần 96% (DV). - Thao túng ngân hàng khó kiểm soát (Vef). - Đang có những đợt cắt giảm nhân sự mạnh (ĐTCK). - Tài sản của các ngân hàng bất ngờ tăng mạnh (CafeF). - Cấm dùng tiền mặt: Phải cải cách ngân hàng trước (PLTP). - Cuối năm, tiền mặt đang “chảy” vào đâu? (VeF/GDVN).
- Ngân hàng Nhà nước dự tính độc quyền xuất nhập khẩu vàng (VnEconomy/ Gafin). - SJC thổi giá bán vàng miếng? (LĐ). - Giá trị vàng sẽ giảm nếu không có giá niêm yết (PLTP).
- Chính sách là điểm tựa “bẩy” thị trường bất động sản (TTXVN). - Tòa nhà 52 Lĩnh Nam chậm tiến độ, hàng trăm hộ dân đòi nhà (PLTP). - Chủ tịch UBGSTCQG: Bơm tiền cho thị trường BĐS phải hết sức thận trọng (CafeF). - Tranh chấp cả đời (LĐ).
- Giảm chứ không chỉ giãn thuế (TN). - Doanh nghiệp thép khỏe lên (ĐTCK).
- Phong trào tẩy chay Coca-Cola “đốt nóng” Google, Facebook (GDVN).
- Chỉ 3% doanh nghiệp báo cáo thưởng tết – Nơi có nơi không, chênh nhau quá lớn (SGGP).  - Chỉ 3% doanh nghiệp báo cáo thưởng tết (DV). - Cận Tết, vé máy bay vẫn… ế (DV).
- Nguyễn Thị Hậu: Thương hiệu Việt và giá trị văn hóa (SGTT).
- Một công ty có hai chủ tịch hội đồng quản trị, hai tổng giám đốc  (NLĐ). - Đại gia bí ẩn đất Ninh Bình đang soán ngôi Cường đô la?  (DT). - Sóng tăng thứ hai? (Vietstock). - Đại gia Việt ‘đau’ vì chứng khoán (KT/TP).
- Báo động tình trạng thất nghiệp gia tăng (VnMedia).
- Nhật Bản tìm cách kích thích tăng trưởng kinh tế (VOA).
- Diễn đàn kinh tế thế giới Davos khai mạc : Khủng hoảng toàn cầu vẫn là trọng tâm (RFI).

-Nguyên tổng giám đốc Agribank bị bắt (VnEx 23-1-13) Vì sao nguyên Tổng Giám đốc Agribank bị bắt? (PetroTimes23-1-13)- Tập đoàn tài chính lũng đoạn thị trường (NLĐ).  – Bí ẩn vụ bắt cựu tổng giám đốc Agribank (BBC).  - Vì sao nguyên Tổng Giám đốc Agribank bị bắt? (PetroTimes). – Nguyễn Thế Bình -Cánh hẩu của đồng chí X lại thoát? (VLB).
- Muốn chống tham nhũng, thanh tra phải quyết tâm (PLTP).
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói gì về “lỗ cao, lương khủng”? (GDVN). – Những con sâu cổ đeo cà vạt trên ti vi (Trương Duy Nhất). – Để “lọt” tham nhũng, sao thanh tra vẫn… vô can? (GDVN).
- Ngôn ngữ gỗ (TT). - Khởi tố, bắt tạm giam nguyên TGĐ Agribank (SGGP). - Vì sao nguyên tổng giám đốc Agribank bị bắt? (TT).
- 106 tấn quặng titan bốc hơi khỏi kho của quản lý thị trường (Sống mới). - Vụ “băm nát” trường đua Phú Thọ: Khắc phục sai phạm (NLĐ). - Xôn xao 4 dự án ngầm ở Nha Trang (NLĐ).
- Địa chỉ trách nhiệm của án treo (LĐ). - Để lọt tham nhũng không thể vô can (TP). - Trộm cắp nhiều, công an xin lỗi dân (PLTP).
- Làm rõ “đường dây mua bán bệnh án tâm thần” (TN). - Hải Phòng: Toà chưa xử mà như đã “tuyên án” (LĐ).
- Tàu biển bị “xẻ thịt” chui (PLTP). - Cơ quan công an vào cuộc điều tra ‘xẻ thịt’ tàu (TP).
- Giải thưởng – Làm sao cho danh giá (Sống mới).
Tư bản đỏ ở Việt Nam: Đại gia bí ẩn đất Ninh Bình đang soán ngôi Cường đô la? (KT 23-1-13) và.. "hạt giống đỏ" :  Con trai bí thư xã đánh dã man cụ già có gia cảnh khó khăn (NĐT 23-1-13)
--IMF: Sẽ không có chiến tranh tiền tệ 2013

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng bất chấp nới lỏng tiền tệ của các ngân hàng trung ương đến nay vẫn chưa có dấu hiệu của chiến tranh tiền tệ.' -Modest Growth Pickup in 2013, Projects IMF
IMF
Global growth will strengthen gradually in 2013, says the IMF in an update to its World Economic Outlook, as the constraints on economic activity start to ease this year. But the recovery is slow, and the report stresses that policies must address downside risks to bolster growth.
Giám đốc thống kê Hi Lạp vào tù vì thống kê dỏm! Greek Chief of Statistics Is Charged With Felony (WSJ 23-1-13)
Saying the Right Stuff
PAUL KRUGMAN
Inauguration speeches: second time's the charm.
-On Obama’s Second Inauguration – OpEd
-There Is No Hope For Change – OpEd
Obama's Second Inaugural Address, Translated
--- Thách thức nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama (TT).

- Cuộc di cư khổng lồ của dân Trung Quốc  (DNSG).
- Singapore: Tặng 5000 USD cho mỗi bé sơ sinh (Bangkok Post/ TP).
Cuộc Hý Trường
(Nguyễn Xuân Nghĩa)

Alan Greenspan - Vàng và tự do kinh tế


Phạm Nguyên Trường dịch

Lòng thù hận điên rồ đối với bản vị vàng là vấn đề liên kết tất cả những người quốc gia (dịch thoát ý từ statist – nghĩa là những người ủng hộ sự can thiệp của nhà nước – ND) thuộc mọi mầu sắc. Họ tưởng rằng mình hiểu – có thể còn hiểu rõ và tinh tế hơn nhiều người bảo vệ kiên cường chế độ laissez-faire nữa — rằng vàng và tự do kinh tế là không thể tách rời, rằng bản vị vàng là công cụ của laissez-faire và rằng cái nọ ngụ ý và đòi hỏi phải có cái kia.


Muốn hiểu nguồn gốc lòng hận thù của họ, trước hết cần phải hiểu vai trò đặc biệt của vàng trong xã hội tự do.
Tiền là mẫu số chung của tất cả các giao dịch kinh tế. Nó là loại hàng hóa đóng vai trò trung gian trong trao đổi, được tất cả những người tham gia trong nền kinh tế hàng hóa coi là phương tiện thanh toán cho món hàng hay dịch vụ của họ, và vì vậy mà được dùng làm tiêu chuẩn của giá thị trường và là của để dành, nghĩa là phương tiện tiết kiệm.

Sự tồn tại của loại hàng hóa đó là điều kiện tiên quyết của quá trình phân công lao động. Nếu con người không có loại hàng hóa có giá trị khách quan, được mọi người chấp nhận, thì họ sẽ buộc phải sử dụng cách trao đổi hàng đổi hàng thô sơ hay buộc phải sống trong những trang trại tự cấp tự túc và không được hưởng những ưu việt của chuyên môn hóa. Nếu con người không thể tiết kiệm được thì họ cũng không thể lập kế hoạch dài hạn hay trao đổi được với nhau.

Phương tiện trao đổi được mọi người trong nền kinh tế chấp nhận không phải là thứ được quyết định một cách tùy tiện. Thứ nhất, phương tiện trao đổi phải lâu bền. Trong xã hội nguyên thủy nghèo nàn, lúa mì có thể đủ bền để dùng làm phương tiện trao đổi, vì tất cả các thương vụ đều diễn ra trong hoặc ngay sau mùa thu hoạch, người ta chẳng có tí giá trị thặng dư nào để có thể giữ lại hết. Nhưng khi xã hội đã giàu lên, đã văn minh hơn thì việc lưu trữ những thứ có giá trị trở thành vấn đề quan trọng, phương tiện trao đổi phải là món hàng lâu bền hơn, thường là kim loại. Kim loại được mọi người chấp nhận vì nó thuần nhất và có thể chia nhỏ được: đơn vị nào cũng giống nhau, nó còn có thể pha trộn với kim loại khác và đúc thành những thỏi với trọng lượng tùy ý. Lấy thí dụ, đá quý vừa không đồng nhất, vừa không chia nhỏ ra được. Quan trọng hơn, món hàng được chọn làm phương tiện trao đổi phải là thứ xa xỉ phẩm. Ước muốn có những món hàng xa xỉ phẩm là vô cùng vô tận và vì vậy mà các món hàng xa xỉ phẩm bao giờ cũng khan hiếm và bao giờ cũng được chấp nhận. Lúc mì là món hàng xa xỉ phẩm trong những nền văn minh còn đói ăn, nhưng trong xã hội thịnh vượng thì không còn là xa xỉ phẩm nữa. Thuốc lá không thể được dùng như tiền, nhưng ở châu Âu sau Thế chiến II, nó đã có vai trò như thế vì được coi là xa xỉ phẩm. Thuật ngữ “xa xỉ phẩm” hàm ý của hiếm và mỗi đơn vị đều có giá trị cao. Mỗi đơn vị đều có giá trị cao nghĩa là món hàng đó dễ vận chuyển, thí dụ một ounce vàng có giá trị tương đương với 500 cân gang.

Trong những giai đoạn đầu của nền kinh tế tiền tệ đang phát triển, một vài phương tiện trao đổi có thể đã được sử dụng, vì nhiều loại hàng hóa có thể đáp ứng được những điều kiện đã nói bên trên. Nhưng một món hàng sẽ thay thế dần những món hàng khác vì được nhiều người chấp nhận hơn. Việc người ta thích giữ vật gì làm của để dành sẽ biến nó thành món hàng được nhiều người chấp nhận hơn, và đến lượt mình, điều này lại làm cho nó càng được nhiều người hơn nữa chấp nhận. Sự thay đổi càng gia tăng cho đến khi món hàng đó trở thành phương tiện trao đổi duy nhất. Việc sử dụng một phương tiện duy nhất có ưu việt cực kì lớn, lí do thì cũng như những lí do làm cho nền kinh tế tiền tệ ưu việt hơn nền kinh tế hàng đổi hàng: nó làm cho việc trao đổi khả thi trên quy mô lớn hơn rất nhiều.

Phụ thuộc vào bối cảnh và trình độ phát triển của nền kinh tế mà người ta chọn vàng, bạc, vỏ sò, gia súc hay là thuốc lá làm phương tiện trao đổi duy nhất. Trên thực tế, trong những giai đoạn khác nhau, tất cả những thứ đó đều đã từng được sử dụng làm phương tiện trao đổi. Thậm chí ngay trong thế kỉ hiện nay hai món hàng chính là vàng và bạc đều đã và đang được sử dụng làm phương tiện trao đổi trên bình diện quốc tế, và vàng càng ngày càng giữ thế thượng phong. Vàng, do dễ chế tác và thiết thực, lại cũng tương đối hiếm cho nên có ưu việt hơn hẳn tất cả những phương tiện trao đổi khác. Kể từ đầu Thế chiến I, vàng hầu như đã trở thành tiêu chuẩn trao đổi quốc tế duy nhất. Nếu tất cả các món hàng hóa và dịch vụ đều được thanh toán bằng vàng thì nhiều khoản thanh toán sẽ khó thực hiện và điều đó sẽ hạn chế khả năng phân công lao động và chuyên môn hóa. Vì vậy, sự mở rộng hợp lí của quá trình tạo dựng phương tiện trao đổi là sự phát triển hệ thống ngân hàng và những công cụ tín dụng (tiền giấy và tiền gửi), có tác dụng như là vật thay thế cho vàng và có thể chuyển đổi thành vàng. 

Hệ thống ngân hàng tự chủ dựa trên và có thể mở rộng hoạt động tín dụng và bằng cách đó tạo ra tiền giấy và tiền gửi, phù hợp với nhu cầu sản xuất của nền kinh tế. Những người có vàng được người ta khuyên – bằng cách trả tiền lời – gửi vàng vào ngân hàng (họ có thể được nhận hóa đơn). Vì ít khi tất cả những người gửi vàng đều muốn rút cùng một lúc tất cả số vàng của họ cho nên người chủ ngân hàng chỉ cần giữ một phần số vàng trong kho mà thôi. Điều đó tạo điều kiện cho ngân hàng cho vay số vàng nhiều hơn tài khoản bằng vàng của ông ta. Nhưng số tiền ông ta có thể cho vay cũng không phải là tùy tiện: ông ta phải đánh giá nó trong quan hệ với lượng dữ trữ và tình trạng đầu tư của chính mình.

Khi ngân hàng cho vay tiền để đầu tư vào những hoạt động có hiệu quả và sinh lời thì khoản tiền vay được hoàn trả một cách nhanh chóng và tín dụng của ngân hàng tiếp tục phát triển. Nhưng khi các doanh nghiệp được ngân hàng cho vay không có lãi nhiều hoặc trả chậm thì các ngân hàng sẽ nhanh chóng nhận ra rằng các khoản cho vay của họ là lớn so với số vàng dự trữ và họ bắt đầu cắt giảm những khoản vay mới, bằng cách áp dụng lãi suất cao hơn. Điều đó sẽ dẫn đến việc hạn chế những khoản tài trợ cho các dự án mới và buộc những người đang nợ phải cải thiện hoạt động của họ sao cho có lời hơn, trước khi được vay những khoản mới để mở rộng hoạt động. Như vậy là, sử dụng chế độ bản vị vàng, hệ thống ngân hàng tự chủ chính là người bảo vệ cho sự ổn định và sự phát triển cân bằng của nền kinh tế. Khi vàng được đa số hay tất cả các quốc gia chấp nhận như là phương tiện trao đổi thì bản vị vàng trên bình diện quốc tế sẽ thúc đẩy việc phân công lao động trên bình diện toàn cầu và nền thương mại quốc tế rộng rãi nhất. Thậm chí ngay cả những đơn vị trao đổi (dollar, bảng Anh, franc Pháp…) khác nhau ở từng nước, nhưng khi tất cả đều được được xác định bằng vàng thì nền kinh tế của các nước khác nhau sẽ hoạt động như một tổng thể - đấy là nói khi không có những rào cản thương mại hay ngăn cản việc luân chuyển vốn. Tín dụng, lãi suất và giá cả trong tất cả các nước sẽ có xu hướng đi theo cùng một khuôn mẫu. Thí dụ, nếu các ngân hàng trong một nước nào đó mở rộng tín dụng một cách quá tùy tiện thì lãi suất trong nước đó sẽ giảm, làm cho những người gửi vàng ở đó chuyển vàng của họ sang những nước có lãi suất cao hơn. Điều đó lập tức làm cho dự trữ vàng trong nước “dễ vay tiền” giảm đi, buộc họ phải thắt chặt điều kiện cho vay và trở lại với lãi suất vay cao hơn.

Chưa bao giờ có hệ thống ngân hàng hoàn toàn tự chủ và bản vị vàng hoàn toàn nhất quán. Nhưng trước Thế chiến I, hệ thống ngân hàng ở Mĩ (và tại phần lớn các nước trên thế giới) đã dựa trên vàng và thậm chí đôi khi có bị các chính phủ can thiệp thì nghiệp vụ ngân hàng vẫn tự chủ hơn là bị kiểm soát. Theo chu kì, kết quả của việc tăng trưởng tín dụng quá nhanh, các ngân hàng cho vay sát với giới hạn dự trữ vàng của họ, lãi suất tăng lên nhanh chóng, những khoản tín dụng mới bị cắt và nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái đột ngột, nhưng chóng qua. (So với suy thoái giai đoạn 1929-1933 thì suy thoái thời trước Thế chiến I tương đối nhẹ nhàng). Chính dự trữ vàng có giới hạn đã ngăn chặn sự bành trướng một cách thái quá hoạt động kinh doanh, trước khi nó có thể biến thành thảm họa thời hậu Thế chiến I. Những giai đoạn điều chỉnh trong thời gian này đều ngắn và các nền kinh tế nhanh chóng thiết lập được nền tảng vững chắc để lại tiếp tục mở rộng hoạt động.

Nhưng cả việc chẩn đoán lẫn đơn thuốc đều sai: nếu suy thoái là do ngân hàng thiếu dự trữ - những người muốn can thiệp vào kinh tế khẳng định – thì tại sao lại không tìm cách cung cấp thêm dự trữ cho các ngân hàng để họ không bao giờ bị thiếu nữa! Nếu ngân hàng tiếp tục cho vay một cách không hạn chế - họ tuyên bố - thì sẽ không bao giờ còn có hiện tượng đình trệ trong kinh tế nữa. Và vì vậy mà hệ thống Ngân hàng dự trữ liên bang (Federal Reserve System) đã được thành lập vào năm 1913. Hệ thống này bao gồm 12 ngân hàng liên bang trong các khu vực, về danh nghĩa đây là các ngân hàng tư nhân, nhưng trên thực tế lại được nhà nước đỡ đầu, kiểm soát và ủng hộ. Các khoản tín dụng vượt mức do các ngân hàng này đưa ra trên thực thế là do quyền đánh thuế của chính phủ liên bang chống lưng (tuy bất hợp pháp). Về mặt kĩ thuật, chúng ta vẫn dựa vào bản vị vàng, các cá nhân được tự do sở hữu vàng, và vàng tiếp tục được sử dụng làm dự trữ của ngân hàng. Nhưng bây giờ, ngoài vàng, các khoản tín dụng vượt mức do các ngân hàng dự trữ liên bang đưa ra (dự trữ bằng tiền giấy) có thể dùng như là tiền tệ chính thức để trả cho người gửi.

Khi hoạt động kinh doanh ở Mĩ trải qua thời kì suy thoái nhẹ vào năm 1927, Ngân hàng dự trữ liên bang đã tạo ra khoản dự trữ tiền giấy lớn hơn với hi vọng là có thể chặn đứng từ trước bất kì sự thiếu hụt dự trữ ngân hàng nào. Nhưng, cố gắng của ngân hàng dự trữ liên bang trong việc trợ giúp Anh – nước này bị mất vàng vào tay chúng ta vì ngân hàng Anh quốc không chịu nâng lãi suất (không được ủng hộ về mặt chính trị) trong khi các lực lượng thị trường đòi hỏi như thế  – đã gây ra thảm họa lớn hơn. Các chính phủ liên quan lập luận như sau: Nếu ngân hàng dự trữ liên bang bơm thêm dự trữ tiền giấy vào các ngân hàng Mĩ thì lãi suất ở Mĩ sẽ giảm xuống ngang với lãi suất ở Anh, điều đó sẽ chặn đứng cơn chảy máu vàng của Anh và tránh được tình trạng bối rối về mặt chính trị vì phải tăng lãi suất. Ngân hàng dự trữ liên bang đã thành công, nó đã chặn đứng được nạn chảy máu vàng; nhưng trong quá trình đó nó đã suýt làm sụp đổ các nền kinh tế trên thế giới. Khoản tín dụng thừa mứa mà Ngân hàng dự trữ liên bang bơm vào nền kinh tế đã tràn vào thị trường chứng khoán, gây ra vụ bùng nổ đầu cơ không ai có thể tưởng tượng nổi. Các quan chức của ngân hàng cố gắng hút bớt dự trữ dư thừa và cuối cùng đã hãm phanh được vụ bùng nổ. Nhưng đã quá muộn: sự mất cân bằng mang tính đầu cơ đã lớn đến mức cố gắng đó đã tạo ra sự cắt giảm chi tiêu một cách đột ngột và hậu quả là làm mất sự tự tin của giới kinh doanh. Kết quả là nền kinh tế Mĩ sụp đổ. Nước Anh còn tệ hơn, và thay vì tiếp thu toàn bộ hậu quả của chính sách sai lầm trước đây thì nước này lại bãi bỏ hoàn toàn bản vị vàng vào năm 1931, xé nát những gì còn sót lại của niềm tin và làm cho hàng loạt ngân hàng trên thế giới bị phá sản. Các nền kinh tế trên thế giới rơi vào cuộc Đại khủng hoảng trong những năm 1930.

Nhớ lại thế hệ trước, những người quốc gia khẳng định rằng cần phải lên án bản vị vàng vì đã gây ra vụ sụp đổ tín dụng, dẫn đến cuộc Đại khủng hoảng. Nếu không có bản vị vàng thì việc Anh không thanh toán vàng trong năm 1931 đã không làm các ngân hàng trên toàn thế giới phá sản, họ khẳng định như thế. (Nực cười là từ năm 1913 chúng ta đã không dùng bản vị vàng mà dùng cái có thể gọi là “bản vị vàng hỗn hợp”; như vậy là vàng không đáng bị lên án). Nhưng chống đối việc sử dụng bản vị vàng dưới bất cứ hình thức nào – từ những người ủng hộ nhà nước phúc lợi với số lượng ngày càng gia tăng – được thúc đẩy bởi nhận thức tinh tế hơn nhiều: bản vị vàng không tương thích với mức thâm hụt ngân sách kinh niên (dấu hiệu của nhà nước phúc lợi). Tước bỏ những thuật ngữ khó hiểu có tính lí thuyết suông của họ thì nhà nước phúc lợi chính là cơ chế mà nhà nước dùng nhằm tịch thu tài sản của những người có năng suất cao trong xã hội để tài trợ cho những kế hoạch phúc lợi cực kì khác nhau. Cách tịch thu hiệu quả nhất là thuế. Nhưng những người ủng hộ nhà nước phúc lợi nhanh chóng nhận ra rằng nếu họ muốn giữ được quyền lực chính trị thì thuế phải có giới hạn và họ phải quay sang với những chương trình chi tiêu với thâm hụt lớn, nghĩa là vay tiền bằng cách tung ra trái phiếu chính phủ nhằm tài trợ cho những khoản trợ cấp trên quy mô lớn.

Trong chế độ bản vị vàng, những khoản tín dụng mà nền kinh tế có thể chu cấp được xác định bởi số lượng tài sản hữu hình của nền kinh tế, vì mọi phương tiện tín dụng cuối cùng đều phải dựa trên một tài sản hữu hình nào đó. Nhưng trái phiếu chính phủ thì không dựa vào tài sản hữu hình nào hết, đấy chỉ là lời hứa của chính phủ là sẽ trả bằng những khoản thuế thu được trong tương lai mà thôi, và không được thị trường tài chính hấp thu một cách dễ dàng. Số lượng lớn trái phiếu chính phủ chỉ có thể được bán ra cho công chúng với điều kiện là lãi suất càng ngày càng gia tăng. Vì vậy mà, với chế độ bản vị vàng, những khoản chi tiêu thâm hụt của chính phủ sẽ cực kì bị hạn chế. Việc từ bỏ bản vị vàng đã tạo điều kiện cho những người ủng hộ nhà nước phúc lợi sử dụng hệ thống ngân hàng như là phương tiện gia tăng tín dụng một cách vô giới hạn. Họ tạo ra những khoản dự trữ bằng tiền giấy dưới dạng các trái phiếu của chính phủ - và thông qua một loạt bước đi phức tạp – các ngân hàng sẽ chấp nhận như thể đấy là tài sản hữu hình và xử lí chúng như những khoản tiền gửi thực, nghĩa là tương đương với những khoản gửi bằng vàng trước đây. Người giữ trái phiếu chính phủ hay những khoản tiền gửi vào ngân hàng - do dự trữ tiền giấy tạo ra – tin rằng mình có quyền đòi tài sản có thực. Không ai có thể điều khiển được luật cung cầu. Khi cung tiền tăng lên một cách tương đối so với cung tài sản hữu hình trong nền kinh tế thì giá chắc chắn sẽ tăng. Như vậy là, những khoản thu nhập do những người có năng suất cao trong xã hội tiết kiệm được sẽ bị mất giá. Khi sổ sách kế toán của nền kinh tế cuối cùng được làm cho cân đối thì người ta mới phát hiện ra rằng sự mất giá đó chính là số hàng hóa mà chính phủ đã mua cho mục tiêu phúc lợi hay những mục tiêu khác, bằng số tiền thu được từ trái phiếu chính phủ, được tài trợ bằng những khoản mở rộng tín dụng của các ngân hàng.

Không dùng bản vị vàng thì không có cách nào có thể bảo vệ được những khoản tiết kiệm khỏi bị lạm phát cướp bóc. Không thể giữ được giá trị. Nếu có thì chính phủ cũng làm cho nó trở thành bất hợp pháp, như họ đã làm với vàng. Thí dụ, nếu mọi người đều quyết định chuyển tất cả các khoản tiền gửi của họ trong ngân hàng thành bạc, đồng hay bất kì món hàng hóa nào khác và sau đó không chấp nhận séc khi mua bán nữa thì các khoản tiền gửi trong ngân hàng sẽ mất sức mua và những khoản tín dụng do chính phủ tạo ra trong ngân hàng sẽ không còn giá trị mua hàng nữa. Chính sách tài chính của chính phủ phúc lợi đòi hỏi rằng những người có tài sản không thể nào bảo vệ được mình.

Đấy chính là bí mật đáng khinh của những lời chỉ trích bản vị vàng của những người ủng hộ nhà nước phúc lợi. Thâm hụt ngân sách đơn giản chỉ là cách cướp bóc tài sản mà thôi. Vàng là vật cản, chống lại quá trình quỷ quyệt đó. Nó là người bảo vệ cho quyền sở hữu tài sản. Hiểu được điều đó là hiểu được lòng thù hận bản vị vàng của những người quốc gia.















Nguồn: http://constitution.org/mon/greenspan_gold.htm-








Tổng số lượt xem trang