-Bùng phát nạn đánh công an xã, tông CSGT
Chỉ trong thời gian ngắn, trên địa bàn Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM… xảy ra nhiều vụ chống người thi hành vụ từ công an xã, phường cho đến CSGT.
Cơ quan CSĐT Công an TP.Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Tiêu Mạnh Trường Thiên (29 tuổi, ngụ TP.HCM) để điều tra về hành vi “chống người thi hành công vụ”.
Ngày 10.12, Thiên vào một tiệm game trên đường 30 Tháng 4, P.11 (TP.Vũng Tàu) chơi. Do không có tiền nên chủ tiệm game không cho chơi thì Thiên ra ngoài cầm một cục đá vào đập phá màn hình vi tính. Nhận được thông tin, Công an P.11 đến yêu cầu về trụ sở làm việc. Thiên không chấp hành còn giằng co với lực lượng công an. Khi thấy bình xịt hơi của công an rơi xuống đất, Thiên cầm lên xịt vào lực lượng làm nhiệm vụ. Công an P.11 tiếp tục tăng cường lực lượng xuống hiện trường trấn áp và bắt giữ Thiên.
Trước đó, vào khuya ngày 8.12, Nguyễn Phước Đạt (29 tuổi, ngụ xã Đại Phước, H. Nhơn Trạch, Đồng Nai) đến nhà vợ cũ là chị Đ.T.H (ngụ cùng xã) để thăm con trai. Do quá khuya nên người vợ cũ bảo mai quay lại, lập tức Đạt liền la lớn, chửi bới, quậy phá.
Nhận được tin báo, công an viên Lê Hùng Hải cùng dân quân tự vệ xã Đại Phước đến làm việc thì Đạt chửi bới rồi xông vào đánh anh Hải ba cái ở mặt. Vào khoảng 21 giờ 30 ngày 6.12, đại úy Huỳnh Công Khanh (Công an P.Tân Mai, TP.Biên Hòa) cùng với hai bảo vệ dân phố đi tuần tra trên địa bàn tổ 9, KP1 (P.Tân Mai) thì phát hiện Trần Văn An (24 tuổi, ngụ P.Tân Mai) điều khiển xe gắn máy BS 60B8 - 303.46 chở Ngô Thanh Phong (23 tuổi, ngụ Bình Dương) trong giỏ có cục đá. Nghi ngờ các đối tượng này đi đánh nhau nên anh Khanh cùng lực lượng đuổi theo yêu cầu dừng phương tiện. An đã không chấp hành rồi dùng tay đấm vào mặt anh Khanh làm chảy máu mũi và mồm.
Tông ngã xe CSGT
Vào khoảng 11 giờ 30 phút ngày 1.12, Tổ tuần tra CSGT Q.9 (TP.HCM) làm nhiệm vụ trên được Nguyễn Xiển, thuộc P.Long Bình (Q.9), thì phát hiện xe đầu kéo BS 81C-057.70 lưu thông trên đường cấm tải 5 tấn hướng ra QL1, nên yêu cầu tài xế dừng phương tiện. Tuy nhiên tài xế đã không chấp hành mà tăng ga bỏ chạy về hướng Đồng Nai nên tổ tuần tra truy đuổi. Khi đến gần trạm thu phí cầu Đồng Nai (P.Long Bình Tân) tài xế điều khiển container rẽ phải vào cảng Đồng Nai.
Lúc này, trung úy Đoàn Quyết Thắng vượt lên, cho mô tô chặn đầu container tuy nhiên tài xế đã tông thẳng khiến xe đặc chủng ngã xuống đường, nhưng trung úy Thắng nhảy tránh kịp. Sau đó, tài xế bung cửa xe bỏ chạy thì bị lực lượng tổ tuần tra cùng người dân bắt lại giao cho Công an P.Long Bình Tân (TP.Biên Hòa).
Tại đây đối tượng được xác định là Nguyễn Tiến Long (39 tuổi, ngụ Gia Lai), kiểm tra nhanh lực lượng công an xác định Long dương tính với chất ma túy.
Còn vào chiều 6.12, lực lượng CSGT Công an H. Định Quán (Đồng Nai) đang tuần tra trên QL20 đoạn qua TT Định Quán, thì phát hiện Hồ Đình Phương (43 tuổi, ngụ Đồng Nai) điều khiển xe gắn máy BS 60B4 – 193.28 trong tình trạng có dấu hiệu sử dụng rượu bia nên đã yêu cầu dừng xe kiểm tra. Phương đã chống đối và dùng nón bảo hiểm đánh một chiến sĩ trong tổ tuần tra gây thương tích nhẹ
Theo phân tích của một lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an), trong thời gian gần đây tội phạm chống người thi hành công vụ gia tăng cả về số vụ và tính chất nghiêm trọng.
“Nguyên nhân có thể do tội phạm ngày càng manh động hơn, trong khi các hình thức xử lý chưa thực sự tương xứng với hành vi. Mặt khác, có lúc, có nơi, cán bộ chiến sĩ công an chưa thực sự chấp hành đúng quy trình, điều lệnh công tác…gây bức xúc cho đối tượng vi phạm”, vị này nhận định.
Điều 257 BLHS về tội chống người thi hành công vụ quy định: người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Nếu phạm tội có tổ chức; phạm tội nhiều lần; xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; gây hậu quả nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
TIN LIÊN QUAN
Gần 250 vụ tấn công cảnh sát giao thông
Nổ súng vây bắt tài xế xe khách tông trung tá công an
Đánh công an, vu vạ công an đánh dân, lãnh án 35 tháng tù
-Bị ngưng việc vì quay clip CSGT? 09/05/2015 14:35
Chỉ trong thời gian ngắn, trên địa bàn Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM… xảy ra nhiều vụ chống người thi hành vụ từ công an xã, phường cho đến CSGT.
Cơ quan CSĐT Công an TP.Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Tiêu Mạnh Trường Thiên (29 tuổi, ngụ TP.HCM) để điều tra về hành vi “chống người thi hành công vụ”.
Ngày 10.12, Thiên vào một tiệm game trên đường 30 Tháng 4, P.11 (TP.Vũng Tàu) chơi. Do không có tiền nên chủ tiệm game không cho chơi thì Thiên ra ngoài cầm một cục đá vào đập phá màn hình vi tính. Nhận được thông tin, Công an P.11 đến yêu cầu về trụ sở làm việc. Thiên không chấp hành còn giằng co với lực lượng công an. Khi thấy bình xịt hơi của công an rơi xuống đất, Thiên cầm lên xịt vào lực lượng làm nhiệm vụ. Công an P.11 tiếp tục tăng cường lực lượng xuống hiện trường trấn áp và bắt giữ Thiên.
Trước đó, vào khuya ngày 8.12, Nguyễn Phước Đạt (29 tuổi, ngụ xã Đại Phước, H. Nhơn Trạch, Đồng Nai) đến nhà vợ cũ là chị Đ.T.H (ngụ cùng xã) để thăm con trai. Do quá khuya nên người vợ cũ bảo mai quay lại, lập tức Đạt liền la lớn, chửi bới, quậy phá.
Nhận được tin báo, công an viên Lê Hùng Hải cùng dân quân tự vệ xã Đại Phước đến làm việc thì Đạt chửi bới rồi xông vào đánh anh Hải ba cái ở mặt. Vào khoảng 21 giờ 30 ngày 6.12, đại úy Huỳnh Công Khanh (Công an P.Tân Mai, TP.Biên Hòa) cùng với hai bảo vệ dân phố đi tuần tra trên địa bàn tổ 9, KP1 (P.Tân Mai) thì phát hiện Trần Văn An (24 tuổi, ngụ P.Tân Mai) điều khiển xe gắn máy BS 60B8 - 303.46 chở Ngô Thanh Phong (23 tuổi, ngụ Bình Dương) trong giỏ có cục đá. Nghi ngờ các đối tượng này đi đánh nhau nên anh Khanh cùng lực lượng đuổi theo yêu cầu dừng phương tiện. An đã không chấp hành rồi dùng tay đấm vào mặt anh Khanh làm chảy máu mũi và mồm.
Tông ngã xe CSGT
Vào khoảng 11 giờ 30 phút ngày 1.12, Tổ tuần tra CSGT Q.9 (TP.HCM) làm nhiệm vụ trên được Nguyễn Xiển, thuộc P.Long Bình (Q.9), thì phát hiện xe đầu kéo BS 81C-057.70 lưu thông trên đường cấm tải 5 tấn hướng ra QL1, nên yêu cầu tài xế dừng phương tiện. Tuy nhiên tài xế đã không chấp hành mà tăng ga bỏ chạy về hướng Đồng Nai nên tổ tuần tra truy đuổi. Khi đến gần trạm thu phí cầu Đồng Nai (P.Long Bình Tân) tài xế điều khiển container rẽ phải vào cảng Đồng Nai.
Lúc này, trung úy Đoàn Quyết Thắng vượt lên, cho mô tô chặn đầu container tuy nhiên tài xế đã tông thẳng khiến xe đặc chủng ngã xuống đường, nhưng trung úy Thắng nhảy tránh kịp. Sau đó, tài xế bung cửa xe bỏ chạy thì bị lực lượng tổ tuần tra cùng người dân bắt lại giao cho Công an P.Long Bình Tân (TP.Biên Hòa).
Tại đây đối tượng được xác định là Nguyễn Tiến Long (39 tuổi, ngụ Gia Lai), kiểm tra nhanh lực lượng công an xác định Long dương tính với chất ma túy.
Còn vào chiều 6.12, lực lượng CSGT Công an H. Định Quán (Đồng Nai) đang tuần tra trên QL20 đoạn qua TT Định Quán, thì phát hiện Hồ Đình Phương (43 tuổi, ngụ Đồng Nai) điều khiển xe gắn máy BS 60B4 – 193.28 trong tình trạng có dấu hiệu sử dụng rượu bia nên đã yêu cầu dừng xe kiểm tra. Phương đã chống đối và dùng nón bảo hiểm đánh một chiến sĩ trong tổ tuần tra gây thương tích nhẹ
Theo phân tích của một lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an), trong thời gian gần đây tội phạm chống người thi hành công vụ gia tăng cả về số vụ và tính chất nghiêm trọng.
“Nguyên nhân có thể do tội phạm ngày càng manh động hơn, trong khi các hình thức xử lý chưa thực sự tương xứng với hành vi. Mặt khác, có lúc, có nơi, cán bộ chiến sĩ công an chưa thực sự chấp hành đúng quy trình, điều lệnh công tác…gây bức xúc cho đối tượng vi phạm”, vị này nhận định.
Điều 257 BLHS về tội chống người thi hành công vụ quy định: người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Nếu phạm tội có tổ chức; phạm tội nhiều lần; xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; gây hậu quả nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
TIN LIÊN QUAN
Gần 250 vụ tấn công cảnh sát giao thông
Nổ súng vây bắt tài xế xe khách tông trung tá công an
Đánh công an, vu vạ công an đánh dân, lãnh án 35 tháng tù
-Bị ngưng việc vì quay clip CSGT? 09/05/2015 14:35
(NLĐO)- Quay clip CSGT rồi phát tán trên mạng, tài xế xe taxi bị công ty chủ quản đình chỉ công việc.
Thượng sĩ B.T. D bị tài xế phản ứng không mang bảng tên khi đi làm nhiệm vụ -Ảnh cắt từ clip
Thượng sĩ B.T. D bị tài xế phản ứng không mang bảng tên khi đi làm nhiệm vụ -Ảnh cắt từ clip
Trưa ngày 9-5, người điều hành hãng Suntaxi tại Kon Tum cho biết đã tạm đình chỉ công việc với hai tài xế của hãng này trong thời gian 2 tháng.
Trước đó, khoảng 7 giờ sáng ngày 24-4, anh N.X.T lái xe cho hãng Suntaxi Kon Tum đậu xe sai quy định tại khu vực vòng xoay Duy Tân-TP Kon Tumthì hai CSGT là đại úy B.H.T và thượng sĩ B.T.D tới yêu cầu kiểm tra giấy tờ xe nhưng anh N.X.T không đồng ý vì cho rằng có một chiếc xe Audi đậu sai quy định từ trước nhưng chỉ xe mình bị phạt, sau đó lấy điện thoại ra quay lại cảnh làm việc. "Khi tôi đang dùng điện thoại quay lại thì một CSGT hỏi tại sao lại quay. Rồi giật điện thoại của tôi đưa cho CSGT không mang bảng tên bỏ vào túi quần”, anh T. kể lại.
Sau khi anh T. bị lấy điện thoại, anh Đ.T.K cũng là tài xế hãng Suntaxi cũng lấy điện thoại ra quay. “Sau khi người dân la quá nên một CSGT không mang bảng tên lên xe của bạn tôi bỏ điện thoại trên ghế”, anh K. nói. Trong một clip chưa được tung lên mạng, anh K. đã ghi lại hình ảnh CSGT ngồi trong xe này.
Đại úy B.H.T, người bị cho là đã giật điện thoại của tài xế - Ảnh cắt từ clip
Lãnh đạo phòng CSGT, Công an tỉnh Kon Tum cho biết đã yêu cầu đại úy B.H.T và thượng sĩ B.T. D làm tường trình, báo cáo sự việc. Theo lãnh đạo này, ngày 24-4, khi phát hiện xe ô tô đậu đỗ sai quy định đã yêu cầu tài xế xuống xe kiểm tra giấy tờ nhưng tài xế không chấp hành mà ngồi trong xe gọi điện thoại. Khi vừa bước xuống xe đã cầm điện thoại quay cảnh làm việc. “Việc CSGT lấy điện thoại vẫn đang xác minh”, vị lãnh đạo này nói và cho biết nguyên tắc xử lý xong trường hợp này mới xử lý tới trường hợp khác. Trong trường hợp này phát hiện tài xế xe taxi trước nên xử lý trước, sau đó mới xử lý xe vi phạm gần đó. Việc thượng sĩ B.T.D khi đi làm nhiệm vụ không mang theo bảng tên là do mới về đây công tác. Thượng sĩ D. không làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát mà chỉ hỗ trợ trật tự, lòng lề đường.
Anh N.X.T cho biết sau khi làm việc đã nhận lỗi và chấp hành nghiêm chỉnh nộp phạt lỗi đậu đỗ không đúng nơi quy định. “Ngày 2-5, ông Vũ, điều hành của hãng gọi tôi lên rồi nói vì vụ việc đó nên Sở GTVT Kon Tum gây khó khăn với mình nên bắt buộc phải cho tôi và Đ.T.K nghỉ việc”, anh T nói.
Trao đổi qua điện thoại, điều hành hãng Suntaxi tại Kon Tum cho biết đã tạm thời đình chỉ công tác hai tài xế N.X.T và Đ.T.K. “Lý do vì sao là việc của công ty, công ty sẽ giải quyết với tài xế”.
Tài xế đồng loạt bãi công, xe buýt Thừa Thiên- Huế tê liệt Thanh Niên
(TNO) Hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe buýt tại Thừa Thiên Huế gần như bị ngưng trệ hoàn toàn vào sáng nay 7.5 do các tài xế bãi công.
Các tài xế và phụ xe buýt đình công tại Bến xe phía Nam TP.Huế trong sáng 7.5 - Ảnh: Bùi Ngọc Long
|
Vụ bãi công đã khiến hoạt động đi lại của hàng nghìn hành khách đi xe buýt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế bị trở ngại. Tại rất nhiều trạm chờ xe buýt trên địa bàn tỉnh có rất đông hành khách khổ sở chờ xe buýt nhưng chờ mãi vẫn không có xe.
Một tài xế xe buýt cho biết, mỗi ngày 1 xe buýt phục vụ vận chuyển khoảng hơn 200 lượt khách, với 32 đầu xe thì sẽ có hàng nghìn hành khách bị ảnh hưởng việc đi lại do vụ đình công. “Chúng tôi biết việc bãi công ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân nhưng nếu không làm thế thì không biết bao giờ quyền lợi của chúng tôi mới được công ty giải quyết”, tài xế này trình bày.
Đại diện cho các tài xế và phụ xe đình công cho biết, trước đây, khi còn thuộc quản lý của Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý bến xe Thừa Thiên- Huế, họ được hưởng lương cao và được bảo đảm đầy đủ các chế độ. Cách đây hơn 1 tháng, khi tỉnh Thừa Thiên- Huế chủ trương xã hội hóa xe buýt, Công ty Hoàng Đức trúng thầu. Từ đó, công ty này tiếp nhận 59 tài xế và phụ xe từ Công ty Quản lý bến xe Thừa Thiên- Huế, đồng thời tuyển mới thêm 10 tài xế và phụ xe khác để hoạt động.
Tuy nhiên, từ ngày làm việc cho Công ty Hoàng Đức đến nay, người lao động vẫn chưa được ký hợp đồng, chưa được đóng các khoản bảo hiểm. Trong khi đó, mức thu nhập của người lao động hàng tháng thấp hơn nhiều so với nơi làm việc cũ.
“Tại nơi làm việc cũ, thu nhập mỗi tháng của tài xế như tôi hơn 6 triệu đồng nhưng khi chuyển qua Công ty Hoàng Đức thu nhập của tôi chỉ còn hơn 4 triệu đồng, trong khi tôi phải làm việc từ 5 giờ 30 phút đến 19 giờ mỗi ngày. Mặt khác, do chưa được ký hợp đồng và đóng bảo hiểm nên khi ốm đau chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn”, người tài xế này bức xúc.
Sau khi vụ bãi công xảy ra, đại diện Công ty Hoàng Đức và Sở GTVT tỉnh Thừa Thiên- Huế có mặt để thuyết phục được các tài xế, phụ xe tiếp tục chạy xe. Tuy nhiên, đến gần 10 giờ cùng ngày, hàng chục xe buýt của công ty Hoàng Đức vẫn đậu tại bến xe do tài xế chưa chịu làm việc vì họ cho rằng lãnh đạo doanh nghiệp coi thường quyền lợi người lao động và có thái độ thách thức khi các tài xế và phụ xe bãi công.
Ông Hoàng Đức Hoài, Giám đốc Công ty Hoàng Đức cho biết, các tài xế và phụ xe chưa được ký hợp đồng và hưởng các chế độ theo quy định là do họ mới chỉ vào làm việc 1 tháng. Khi hoạt động ổn định, người lao động của công ty sẽ được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định.
Giải thích của ông Hoài không được các tài xế và phụ xe bãi công chấp nhận vì họ cho rằng DN đã cố tình “lạm dụng” sức lao động của họ mà không chịu thực hiện nghĩa vụ ký hợp đồng theo quy định của pháp luật.
“Chúng tôi là lao động được chuyển tiếp chứ không phải mới vào làm, nên phải được ký hợp đồng và đảm ảo các quyền lợi khác theo quy định. Họ nói khi nào ổn định mới ký, xe vẫn chạy hàng ngày sao lại nói hoạt động chưa ổn định. Không có hợp đồng rồi ít bữa họ tuyển người khác vào thì chúng tôi mất việc à”, một tài xế bức xúc.
Bùi Ngọc Long
...
Hàng loạt tài xế xe buýt đình công
Bắt đầu đình công...
Hàng loạt tài xế xe buýt đình công
Bắt đầu đình công...
VnExpress Sáng 22/4, hơn 50 lái, phụ xe tuyến 41 bỏ xe buýt trong bãi, tụ tập ở bến Giáp Bát (Hà Nội) đình công, khiến hàng trăm khách đi tuyến buýt trên đứng chờ tại các bến mà không hiểu sao không có xe chạy.
>Xe buýt diễu hành 'rùa' giữa Hà Nội/Tài xế xe buýt giải thích việc diễu hành 'rùa'
>Xe buýt diễu hành 'rùa' giữa Hà Nội/Tài xế xe buýt giải thích việc diễu hành 'rùa'
8h30 sáng, sau khi chạy một lượt từ Giáp Bát đến Nghi Tàm trở về, hơn 50 lái phụ xe buýt tuyến buýt 41 ngồi chật kín trong khu vực nhà xe trước cổng bến xe Giáp Bát.
Lái xe Lê Ngọc Chính cho biết, lý do đình công là để phản đối những quy định của công ty xe buýt Bắc Hà. Những năm trước, hầu hết lái, phụ xe tuyến 41 (Giáp Bát - Nghi Tàm) đều được ký hợp đồng 3-4 năm, nhưng đầu năm 2009, lãnh đạo công ty thay đổi hợp đồng theo hình thức một năm.
"Đây là hình thức “né” nâng bậc lương cho chúng tôi, vì nếu theo hợp đồng lao động cũ, những người làm đủ thời hạn 3 năm sẽ được nâng bậc", anh Chính cho biết.
Lãnh đạo Công ty xe buýt Bắc Hà họp với công nhân ngay tại trong xe. Ảnh: Xuân Tùng |
Theo anh Chính, công ty còn đưa ra nhiều quy định để phạt công nhân. Mỗi lần sót vé, phụ xe sẽ bị phạt 150.000 đồng, mới đây mức phạt được nâng lên 900.000 đồng. Ngoài ra, nếu không chốt lệnh bị phạt 100.000 đồng, xe bẩn phạt 350.000 đồng...
"Lương lái xe chỉ còn 3 triệu đồng một tháng, phụ xe 1-1,2 triệu đồng. Nếu một tháng không may chúng tôi quên vé một lần thì coi như hết lương", một phụ xe lên tiếng.
Đến đầu giờ chiều, lãnh đạo Công ty xe buýt Bắc Hà đã điều một xe buýt xuống bến xe Giáp Bát, nơi các công nhân này đang đình công mời lên xe và đóng cửa họp kín. Phía dưới bến, hàng chục khách đi xe buýt ngơ ngác chờ xe mà không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Đứng chờ xe buýt tại bến xe, 5 học sinh từ Trường THCS Thường Tín (huyện Thường Tín, Hà Nội) lên thăm Văn Miếu ngỡ các tài xế đang họp giao ban. Sau khi chờ đợi hàng tiếng không thấy mở cửa đón khách, được một số xe ôm xe biết, tài xế và phụ xe đang đình công, cả 5 cuống cuồng đi tìm tuyến buýt khác để thay thế.
"Chúng em không hay đi xe buýt lắm, nghe nói muốn đến Văn Miếu phải bắt xe 41. Vào bến đợi từ đầu giờ chiều, nhưng bây giờ đã 3h30 vẫn không thấy chạy. Không biết giữa họ có khúc mắc gì nhưng như thế này thì không công bằng với hành khách", một nữ sinh tên Hoa nói.
Anh Nguyễn Thành Nam, hành nghề xe ôm tại bến xe Giáp Bát cho biết, suốt từ sáng khi các tài xế đình công, hàng chục học sinh sinh viên vào bến chờ đợi không được phải bỏ đi tìm xe khác.
Khách đi xe nghe ngóng tình hình. Ảnh: Xuân Tùng |
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Văn Hùng, phụ trách điều hành Công ty xe buýt Bắc Hà cho biết, nguyên nhân dẫn đến việc lái xe tụ tập đình công là do một số lái phụ xe vi phạm quy chế của công ty bị xử phạt nên đã tụ tập và đứng ra đe dọa các tài xế đang chạy, buộc họ đình công. Công ty đã báo cáo việc này với công an thành phố và yêu cầu giúp đỡ.
Với những thắc mắc của lái phụ xe buýt đưa ra, ông Hùng cho biết, thời gian ký hợp đồng trước đây đã quá lâu. Đầu năm 2009, khi thực hiện mức lương mới công ty rà soát theo nhu cầu và ký lại hợp đồng lại với công nhân nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi của người lao động, hoàn toàn không có chuyện "né" việc nâng lương.
Ông Hùng cho biết, những công nhân làm việc đủ 3 năm đều được nâng lương, đóng bảo hiểm xã hội và hưởng các chế độ khác theo nội quy của công ty. Còn việc nâng mức xử phạt là do yêu cầu của phòng Quản lý giao thông đô thị thành phố.
"Việc này cũng nhằm thiết lập kỷ cương và nâng cao chất lượng phục vụ hành khách được tốt hơn. Chiều nay sau khi lãnh đạo công ty xuống làm việc các lái, phụ xe đã đồng ý làm việc trở lại. Hy vọng sáng mai tuyến buýt sẽ trở lại hoạt động bình thường", ông Hùng nói.
Công ty xe buýt Bắc Hà hiện có 12 xe chạy tuyến Giáp Bát - Nghi Tàm, với 52 lái, phụ xe, mỗi ngày chạy 192 lượt.