-Cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn tiếp tục bị sách nhiễu, biệt giam
Tù nhân lương tâm Nguyễn Đặng Minh Mẫn, hiện đang phải thụ án tù tại phân trại 4, trại giam số 5 Yên Định Thanh Hóa, vừa qua phải chịu kỷ luật biệt giam vì phản đối Trại giam tra tấn những tù nhân chính trị bằng những chương trình truyền hình mà những tù nhân này cho là vô bổ, nhảm nhí...
Ông Nguyễn Văn Lợi, cha của đình tù nhân chính trị Nguyễn Đặng Minh Mẫn và một số thân hữu khác trong đó có cựu tù nhân Trương Minh Tam vào ngày hôm qua 24 tháng 4 đến Trại giam Số 5 Yên Định, Thanh Hóa để thăm cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn.
Ông Nguyễn Văn Lợi sau khi gặp con gái ra đã chia sẻ những thông tin từ Nguyễn Đặng Minh Mẫn cho những người cùng đi, trong đó có cựu tù nhân Trương Minh Tam. Anh này cùng từng bị giam ở Trại 5 Yên Định, Thanh Hóa và cho Đài Á Châu Tự do biết những thông tin nhận được từ ông Nguyễn Văn Lợi, cha tù nhân chính trị Nguyễn Đặng Minh Mẫn như sau:
Một phụ nữ mà mỗi ngày chỉ được cấp 2 cốc nước chừng 600 ml. Cô cho bố biết trong những ngày bị biệt giam cô rất yếu. Trước khi vào buồng giam cũng như sau khi ra đều bị lột hết áo quần, kể cả quần áo lót để kiểm tra.
-Ông Nguyễn Văn Lợi
“Vào ngày 13 tháng 4 2015, bố của tù nhân lương tâm Nguyễn Đặng Minh Mẫn đã đến Trại giam số 5 Yên Định, Thanh Hóa để thực hiện lịch thăm gặp cô ta vào tháng tư. Cùng ngày đó tôi cũng di chuyển đến trại giam này và nhận được thông tin là cô ta bị đưa vào buồng biệt giam, do đó không thực hiện được chuyến thăm gặp như định kỳ và họ có hẹn hết lệnh kỷ luật thì mới được thăm gặp. Do vậy đến ngày 24 tháng tư, tức hôm qua chúng tôi lại tiếp tục đến trại giam để thăm gặp cô ấy để biết thêm thông tin.
Bố của cô từ 8 giờ 30 thực hiện được cuộc gặp và đến khoảng 10 giờ ông ra thì cho tôi biết một số thông tin về cuộc gặp. Ông bố của Nguyễn Đặng Minh Mẫn chia sẻ sự lo ngại vì tình hình sức khỏe của con mình rất yếu do bị đưa vào buồng giam kỷ luật. Tất nhiên theo qui định cô ta không bị cùm chân theo Luật Thi hành án ban hành năm 2010 của Nhà nước Việt Nam. Nhưng đối với một phụ nữ mà mỗi ngày chỉ được cấp 2 cốc nước chừng 600 ml. Cô cho bố biết trong những ngày bị biệt giam cô rất yếu. Trước khi vào buồng giam cũng như sau khi ra đều bị lột hết áo quần, kể cả quần áo lót để kiểm tra.”
Xin được nhắc lại Nguyễn Đặng Minh Mẫn bị bắt hồi ngày 21 tháng 7 năm 2011. Cô, mẹ bà Đặng Ngọc Minh và em trai Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc bị đưa ra xét xử trong phiên xử kéo dài hai ngày 8 và 9 tháng 1 năm 2013 với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền theo điều 79 Bộ Luật hình sự Việt Nam’cùng với nhóm hơn chục thanh niên Công giáo khác ở Vinh.
Cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn bị tuyên án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế. Bà mẹ Đặng Ngọc Minh bị tuyên 3 năm tù và 2 năm quản chế. Bà Minh mãn án vào ngày 10 tháng 6 năm 2014. Người em trai Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc bị án treo.
************
-Trương Minh Tam
Tin từ Trại giam số 5- Thanh Hóa: Tù nhân chính trị Nguyễn Đặng Minh Mẫn bị ngược đãi, xúc phạm nhân phẩm:
Ngày 24/4/2015, Trương Minh Tam-thành viên Phong trào Con Đường Việt Nam đã đồng hành cùng ông Nguyễn Văn Lợi ,cha ruột của tù nhân Nguyễn Đặng Minh Mẫn tới Trại giam số 5- Thanh Hóa thăm tù nhân này.
Đây là lần thứ hai trong tháng tư năm 2015, ông Lợi phải nhọc công đi gần 2000km từ Vĩnh Long ra Thanh Hóa để thăm con gái. Lần thứ nhất, ông đi vào ngày 13/4/2015 nhưng không được gặp do Mẫn đã bị trại giam nhốt vào buồng kỉ luật khi cô lên tiếng phản đối việc cho tù nhân xem những chương trình ti vi hết sức nhảm nhí nhằm thực hiện cái gọi là "Cung cấp đầy đủ phương tiện nghe nhìn cho tù nhân"
Trong lần thăm gặp này, ông cho biết tình trạng của Mẫn hết sức tệ: Cô bị giam cầm trong buồng kỉ luật 10 ngày vào đúng thời kì đặc biệt của người phụ nữ vậy mà suốt 10 ngày đó cô không được tắm giặt, thay quần áo thậm chí ngay đển rửa mặt, đánh răng cũng không thể vì mỗi ngày cô chỉ được cung cấp có 600ml nước. Sức khỏe cô yếu đi rất nhiều. Ngoài ra cô còn bị giam quá lệnh tới hơn 3 giờ mà không nhận được câu trả lời thỏa đáng của trại giam. Trước và sau khi vào buồng kỉ luật, cô bị bắt lột hết quần áo, kể cả quần áo lót để cán bộ kiểm tra thân thể. Đây có thể nói là những việc làm hết sức bỉ ổi và vô nhân đạo của trại giam số 5, là điều không thể chấp nhận được.
Trong buổi thăm gặp này, Mẫn cũng thông tin cho biết, hiện nay, cô và chị Cấn Thị Thêu đều bị giam riêng một mình không được tiếp xúc với bất kì phạm nhân nào! Có thế nói, đó cũng là hình thức tra tấn tinh thần con người khi buộc một người phải sống cô đơn giữa thế gian. Phong trào Con Đường Việt Nam kịch liệt lên án hành vi hạ nhục và tra tấn vô nhân đạo đối với phụ nữ nói trên.
Trong một diễn biến khác, trong buổi sáng cùng ngày, Trương Minh Tam đã gửi đơn khiếu nại trại giam này sau nhiều lần hối thúc đòi đồ không thành công. Tới 15 giờ chiều, trại giam này đã thừa nhận sẽ trả lại một phần đồ đạc đã thu giữ bất hợp pháp nhiều ngày và kí vào phiếu tiếp nhận đơn khiếu nại để giải quyết.-
-Nữ ký giả nhiếp ảnh bị cầm tù đang tuyệt thực tại Việt Nam--Media Legal Defence Initiative (MLDI)
Nguyễn Đặng Minh Mẫn
Ngày 11 tháng 12, 2014
Nguyễn Đặng Minh Mẫn bị bắt giữ cách đây hơn ba năm vì chụp hình một cuộc biểu tình và bị kết án chín năm tù với tội danh lật đổ nhà nước. Vào ngày 28 tháng 11, cô bắt đầu tuyệt thực để phản đối sự ngược đãi trong tù.
Vào ngày 9 tháng Giêng năm 2013, tòa án nhân dân Nghệ An kết án Minh Mẫn cùng với 13 blogger và nhà hoạt động nhân quyền khác về tội danh âm mưu “lật đổ” nhà cầm quyền Việt Nam, mà giới thành thạo cho là “vụ án lật đổ lớn nhất trong những năm gần đây”.
Tuy học làm nghề thẩm mỹ, cô gái 26 tuổi này là người nhiệt huyết cổ võ cho công bằng xã hội và nhân quyền, thể hiện qua việc làm của một ký giả nhiếp ảnh. Thay vì bị trói buộc trong khuôn khổ truyền thông nhà nước, Minh Mẫn đăng tải hình ảnh của cô chụp trên mạng. Cô đến những nơi nào có bất ổn xã hội, có biểu tình công cộng để chụp hình và tạo chú ý cho các sự kiện này. Một trong những sự kiện đó là cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Tp.HCM vào ngày 5 tháng 6 năm 2011.
Minh Mẫn bị bắt giữ vào ngày 31 tháng 7 năm 2011 cùng với người mẹ và em trai. Nhà của gia đình bị công an lục soát và tịch thu máy ảnh của Minh Mẫn và vẫn chưa trả lại cho cô.
Gia đình bị xét xử
Vụ xử diễn ra tại tòa án nhân dân Nghệ An, nơi mà từ lâu có những quyết định không cần bằng và thiếu vắng thủ tục pháp lý. Mặc dầu có một số đông các bị cáo hầu tòa, phiên tòa diễn ra có hai ngày. Các bị cáo chỉ được có năm phút để trình bày với chánh án, và chỉ có thể trả lời “có” hay “không”. Nhiều ký giả độc lập và các quan sát viên quốc tế không được phép vào dự phiên xử. Phiên tòa kết án Minh Mẫn chín năm tù giam và ba tháng quản chế tại gia. Mẹ của cô bị kết án ba năm tù giam và nay đã mãn hạn tù. Em trai của cô bị ba năm tù treo.
Bản án nặng nề của Tòa Án Nhân Dân không chỉ tác động vào Minh Mẫn, mẹ và em trai của cô. Ba của cô đã nhiều lần bị ép buộc, bị áp lực phi pháp và bị theo dõi bởi nhà cầm quyền tiếp theo sau vụ bắt giữ cả gia đình của ông. Một nhân viên công an còn can ngăn ông không tìm luật sư bào chữa cho Minh Mẫn, và bị ra lệnh phải nói là vợ và con gái ông đã lên Sài Gòn làm việc nếu có ai hỏi về vụ bắt giữ.
Minh Mẫn bị kết án theo điều luật 79(a) của bộ luật Hình Sự vì là một “thành viên tích cực” tham gia “những hoạt động phi pháp nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và vì thế mà nhận lãnh hình phạt nặng nề hơn những bị cáo khác. Cô hiện thời đang thụ án tù chín năm tù tại Trại Số 5, Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Điều kiện ở đó khắc nghiệt, và cô bị buộc phải lao động cực nhọc. Vào ngày 16 tháng 11 vừa qua, Minh Mẫn và ba tù nhân lương tâm khác gần như bị biệt giam vì lý do không rõ ràng. Vào ngày 28 tháng 11 năm 2014, Minh Mẫn tuyệt thực để phản đối cách đối xử bất công; cô bị nhốt trong một buồn giam với ba lớp bê tông cùng với một tù nhân khác.
Sinh viên luật thay mặt người ký giả đệ đơn lên Liên Hiệp Quốc
Cuộc tuyệt thực và sức khoẻ bấp bênh của Minh Mẫn đã làm tăng sự cấp bách tình trạng của cô và gây chú ý của giới hoạt động quốc tế. Trong tuần rồi, một văn phòng luật sinh viên ở Zagreb, Croatia đã đệ đơn lên Ủy Ban Điều Tra Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc (UNWGAD) thay mặt cho người ký giả nhiếp ảnh bị giam cầm.
Được đào tạo về lãnh vực nhân quyền quốc tế bởi các giáo sư hàng đầu tại đại học Oxfordvà Zagreb, các sinh viên luật nghiên cứu, soạn thảo và đệ đơn thay mặt cho một số thân chủ. Ngoài Minh Mẫn ra, các đơn khác được thảo thay mặt cho blogger chính trị Việt NamĐiếu Cày, người được thả hồi 21 tháng 11 năm 2014 và một biên tập viên người Miến ĐiệnTin San. Tổ chức Bảo Vệ Luật Pháp cho Giới Truyền Thông (The Media Legal Defense Initiative – MLDI) cùng với Garden Court Chambers và đại học Zagreb lo việc giám sát luật pháp cho các sinh viên luật trong mọi khâu.
Mặc dầu có công nhận quyền tự do ngôn luận trong hiến pháp, Việt Nam thường xuyên nhận điểm xấu xếp hạng tự do báo chí. Thí dụ như Hiệp Hội Ký Giả Không Biên Giới (Reporters Without Borders) đã xếp có sáu quốc gia đứng dưới Việt Nam về tự do báo chí. Rất tiếc là trường hợp của cô Minh Mẫn lại là một thí dụ khác của việc nhà nước Việt Nam bóp nghẹt tự do ngôn luận và đối kháng bằng những cáo buộc ngụy tạo hay mơ hồ. Khi đệ đơn lên UNWGAD, văn phòng luật Zagreb hy vọng sẽ nâng cao nhận thức về tình trạng của Minh Mẫn và hy vọng sẽ đạt được kết quả tích cực như trong trường hợp của Điếu Cày.
Nani Jansen là Giám Đốc Luật Pháp của tổ chức Bảo Vệ Luật Pháp cho Giới Truyền Thông (Media Legal Defence Initiative - MLDI), một tổ chức hỗ trợ luật pháp toàn cầu nhằm giúp các ký giả, bloggers, các cơ quan truyền thông độc lập bảo vệ quyền hạn của họ qua việc cung cấp vừa hỗ trợ tài chính và hỗ trợ kiện tụng thực sự.
Jonathan McCully học luật tại Trinity College, Dublin (LL.B), và vừa tốt nghiệp London School of Economics and Political Science (LL.M). Ông đóng góp thường xuyên cho Inforrm’s Blog, và hiện thời đang làm việc tự nguyện cho MLDI.
*****
Posted 11 December 2014 21:53 GMT
Minh Man Dang Nguyen was arrested over three years ago for taking photographs at a protest and sentenced to nine years in prison on subversion charges. On 28 November, in protest of ill-treatment she has received while in detention, she began a hunger strike.
Minh Man’s case epitomises the current state of affairs in Vietnam, where authorities are systematically restricting freedom of expression by arbitrarily detaining journalists, bloggers and human rights activists.
On 9 January 2013, the People’s Court of Nghe An Province convicted Minh Man alongside 13 other bloggers and human rights activists of plotting to “overthrow” the Vietnamese government, in what experts say was the “largest subversion case to be brought in [recent] years.
”Although trained as a beautician, the 26-year-old is a passionate advocate for social justice and human rights, which she exercised through her work as a freelance photojournalist. Rather than attempting to work within Vietnam's rigid state-run media environment, Minh Man published her photographs online. She would often travel to places where there was civil unrest and public protest in order to take photographs and garner publicity for the events. One such event was the anti-China protests held in Ho Chi Minh City on 5 June 2011
Minh Man was arrested on 31 July 2011 alongside her mother and brother. Their family home was searched by police who confiscated Minh Man’s camera, which has not been returned to her since.
Family on trial
The trial took place at the People’s Court of Nghe An Province, which has a long history of imbalanced decision-making and lack of due process. Despite the fact that a large number of defendants were standing trial, the trial itself only lasted two days. Defendants were given only five minutes to address the judge, and could only respond to questions with a “yes” or “no” answer. Several independent journalists and international observers were denied access to the proceedings. The court handed down a sentence of nine years imprisonment and three months house arrest for Minh Man. Her mother was given a three-year prison sentence, which is now complete. Her brother endured a suspended sentence of three years.
The harsh sentences of the People’s Court have not only had an effect on Minh Man, her mother and her brother. Minh Man’s father on several occasions has been subjected to coercion, undue pressure and surveillance by the Vietnamese authorities following the arrest of his family. A local police officer even went so far as to dissuade him from seeking legal support or representation for Minh Man, and was ordered to say that his wife and daughter had gone to work in Saigon if asked about the arrest.
Photojournalistic work by Minh Man
Minh Man was sentenced under Article 79(1) of the Criminal Code as an “active participant” in committing “criminal activities aimed at overthrowing the people’s administration” and therefore received a much higher penalty than many of her co-defendants. She currently continues to serve her nine year prison sentence in Camp No. 5, Yen Dinh, in Thanh Hoa Province. Conditions there are severe, and she is made to perform arduous physical labour. On 16 November, Minh Man and three other prisoners of conscience were placed in near-solitary confinement for unknown reasons. On 28 November 2014, Minh Man went on hunger strike in protest of this unfair treatment; she is being held in a cell with triple concrete walls together with one other prisoner.
Law students petition UN on photographer's behalf
Minh Man's hunger strike and precarious health situation have increased the urgency of her situation and drawn the attention of international advocates. Last week, a student law clinic in Zagreb, Croatia filed a petition to the UN Working Group on Arbitrary Detention (UNWGAD) on behalf of jailed photo journalist.
Trained in international human rights doctrine by leading professors from Oxfordand Zagreb Universities, the students researched, drafted and filed petitions on behalf of a number of clients. Apart from Minh Man, petitions were also being drafted on behalf of Vietnamese political blogger Dieu Cay, who was released on 21 October 2014, and Myanmar editor Tin San. The Media Legal Defence Initiative(MLDI), together with Garden Court Chambers and Zagreb University, provided clinical legal supervision to the students at every step of the process.
Despite the fact that Vietnam recognises freedom of expression as a constitutional right, it has consistently received negative press freedom ratings. Reporters Without Borders, for example, has placed only six countries below Vietnam in terms of press freedom. Unfortunately Minh Man’s case is yet another example of the Vietnamese authorities suppressing free speech and dissent by way of vaguely defined or fabricated offences. By filing a petition with the UNWGAD, the law clinic in Zagreb hopes to raise awareness of Minh Man’s position and hopefully achieve the positive outcome that has already been seen this year in the Dieu Cay case.
Nani Jansen is the Legal Director of the Media Legal Defence Initiative (MLDI), a global legal support organization that helps journalists, bloggers, and independent media outlets defend their rights by offering both financial assistance and substantive litigation support.
Jonathan McCully studied law at Trinity College, Dublin (LL.B), and is a recent graduate of the London School of Economics and Political Science (LL.M). He is a frequent contributor to Inforrm’s Blog, and is currently volunteering at the MLDI.
http://globalvoicesonline.org/2014/12/11/jailed-female-photo-journalist-on-hunger-strike-in-vietnam/
Tòa phúc thẩm giữ y án cho 5 bloggers
Bản dịch của Lê Anh Hùng
(Defend the Defenders)
RSF – 23.5.2013.
Ngày 23.5.2013, một toà án ở thành phố Vinh đã ra phán quyết về kháng cáo của 5 blogger – Hồ Đức Hoà, Paulus Lê Sơn, Nguyễn Văn Duyệt, Thái Văn Dung và Trần Minh Nhật – trước những án tù khắc nghiệt của họ, giữ nguyên mức án dành cho ba người và giảm án cho hai người còn lại.
Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới (RSF) phát biểu:“Ngay cả khi toà phúc thẩm giảm án đáng kể cho Paulus Lê Sơn, điều đó vẫn không thể chấp nhận được và nó phản ánh quyết tâm của chính quyền nhằm bịt miệng những người bất đồng chính kiến.”
“Những cáo buộc nhằm vào 5 blogger này đã và vẫn tiếp tục là một sự lừa dối trắng trợn. Không một ai trong số họ từng tìm cách lật đổ chế độ. Chúng tôi sẽ tiếp tục yêu cầu phóng thích họ.”
Mức án của Lê Sơn được giảm từ 13 năm tù xuống còn 4 năm, trong khi Nguyễn Văn Duyệt được giảm từ 4 năm xuống còn 3 năm rưỡi. Mức án dành cho 3 người còn lại (13 năm dành cho Hồ Đức Hoà, và 4 năm dành cho Thái Văn Dung và Trần Minh Nhật) không thay đổi. Toà cũng y án thời hạn quản chế dành cho họ từ 3 đến 5 năm.
Trong suốt quá trình xét xử, các bị cáo đều chỉ trích mức án khắc nghiệt dành cho họ và khẳng định họ chưa bao giờ có ý định lật đổ chính quyền.
Paulus Lê Sơn cực kỳ sốc trong phiên xét xử khi hay tin mẹ anh đã qua đời vài tháng trước. Trước đó, anh chưa được báo tin. Trong lời nói cuối của mình ngay trước khi toà ra phán quyết, anh đề nghị được tha thứ cho “lỗi lầm” của mình và yêu cầu một mức án nhẹ hơn để anh có thể về nhà và chăm sóc mộ phần của mẹ.
Cho đến lúc đó, anh là bị cáo duy nhất từ chối xin khoan hồng. Về phần mình, Thái Văn Dung phát biểu: “Nếu đất nước này có dân chủ, tôi sẽ được phiên toà phúc thẩm này tha bổng.”
Như tại phiên sơ thẩm, không khí của ngày xét xử hôm nay cũng rất căng thẳng. Ngày hôm qua, cảnh sát đã yêu cầu các chủ xe khách từ chối chuyên chở người thân của các bị cáo đến dự phiên phúc thẩm. Các công ty xe khách nhà nước cũng tạm ngưng hoạt động.
Sự căng thẳng xung quanh khu vực toà án tăng lên khi khoảng 2.000 cảnh sát bắt đầu trà trộn vào đám đông có mặt, ước chừng 500 người đang ủng hộ 5 blogger. Điện thoại di động không thể bắt sóng tại bất cứ điểm nào gần toà án.
Hai blogger là Bùi Thị Minh Hằng và Lã Việt Dũng bị bắt trước khi tiếp cận đến toà án. Trần Thuý Nga, một nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai đến ủng hộ năm blogger, cũng bị bắt giữ.
Một cảnh sát chịu trách nhiệm về an ninh đã đạp công dân mạng Từ Anh Tú vào ngực khi anh tiến đến toà án. Trên trang Facebook của mình, Tú nói anh không đau vì cú đạp mà đau vì thực tế là anh bị tấn công bởi những viên chức được cho là phục vụ nhân dân. Anh cũng chỉ trích lập trường thụ động của chính quyền trong vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc
Năm blogger bị cáo buộc là có mối liên hệ với Việt Tân, một đảng cổ suý dân chủ đóng ở Mỹ bị cấm hoạt động ở Việt Nam và bị chính quyền coi như một tổ chức “khủng bố”. Kháng cáo của 3 nhà hoạt động trẻ từng được xử với 5 bloggers này cũng được xem xét ngày hôm nay.
Ngày 16.5, một toà án ở Long An đã xử 2 blogger trẻ, Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên, với mức án 8 năm và 6 năm tù, ngoài ra mỗi người còn phải chịu thêm 3 năm quản chế.
Theo cáo trạng, họ bị cáo buộc duy trì liên lạc qua Facebook với một nhà bất đồng chính kiến người Việt đang sống ở nước ngoài, người đã khuyến khích họ gia nhập “Tuổi Trẻ Yêu Nước”, một tổ chức mà nhà cầm quyền gọi là “phản động”.
Nguồn: RSF
- Con ngáo ộp Việt Tân luôn bị đưa ra để kết tội ...?!!
-Vietnam, Release Activists!
– Vietnam, Release Activists! (Chuacuuthe). – Lễ Tất niên Xa quê: ký Bản lên tiếng trả tự do cho 14 thanh niên yêu nước (Chuacuuthe).VRNs (04.02.2013)
– Sài Gòn – Thánh lễ lúc 20g tối Chúa Nhật 03/02/2013 tại nhà thờ Kỳ Đồng cũng là thánh lễ Tất niên của đa số anh chị em xa quê, vì sau thánh lễ này, họ lên đường trở về quê đón Tết Quý Tỵ. Thánh lễ như thường lệ do cha Giuse Lê Quang Uy chủ tế và giảng lễ. Điều đặc biệt trong thánh lễ này là sự hiện diện của đại diện thân nhân của 14 anh chị em Công giáo và Tin lành mới bị kết án tù một cách bất công.
Chống "phản động": Hãy tôn trọng sự thật! (ND 21-1-13) Sau khi Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An kết thúc phiên tòa sơ thẩm công khai xét xử 14 bị cáo với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Ðiều 79 - Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, một số tổ chức quốc tế và cơ quan ngoại giao của một số nước, do không xem xét từ bản chất của vấn đề (?), do thiếu thiện chí với Việt Nam (?), đã không tôn trọng sự thật khi lên tiếng phê phán sự phán quyết công minh của phiên tòa.
Ngày 11/1/2013 – Phóng viên Không Biên giới kinh hoàng bởi sự buộc tội vô căn cứ của tòa án thành phố Vinh, phía bắc VN, dành cho tám blogger và những người bất đồng chính kiến online. Họ nằm trong số tổng cộng 14 nhà hoạt động Công giáo bị kết án phạt tù từ 3 đến 13 năm.
-Blogger bị tống vào ngục trong vụ án quy mô tại Việt Nam - có bao nhiêu cảnh sát? (AFP/Vietnam News Agency)
- Target: Vietnam Government
- Sponsored by: Brittany E.G.
14 activists were convicted and sentenced to jail terms ranging from 3 to 13 years, following up to five years of house arrest, by the People's Court of Nghe An province.
This is a part of a growing movement attacking government critics, including the well known blogger Le Quoc Quan, who was arrested in December. The fourteen activists were charged after attending a course put on by the Viet Tan organization, a banned organization that works for democracy, human rights, and political reform in Vietnam. They are banned because in the past they spearheaded a movement against the Vietnamese communist government.
All of the activists have been involved in the struggle for human rights and have advocated for other issues including the environment.
This sentencing was based off of vague security laws, specifically article 79 of the penal code, which forbids "overthrowing the government". Please tell the Vietnam government to remove these convictions and support activists!
– Vietnam, Release Activists! (Chuacuuthe). – Lễ Tất niên Xa quê: ký Bản lên tiếng trả tự do cho 14 thanh niên yêu nước (Chuacuuthe).VRNs (04.02.2013)
– Sài Gòn – Thánh lễ lúc 20g tối Chúa Nhật 03/02/2013 tại nhà thờ Kỳ Đồng cũng là thánh lễ Tất niên của đa số anh chị em xa quê, vì sau thánh lễ này, họ lên đường trở về quê đón Tết Quý Tỵ. Thánh lễ như thường lệ do cha Giuse Lê Quang Uy chủ tế và giảng lễ. Điều đặc biệt trong thánh lễ này là sự hiện diện của đại diện thân nhân của 14 anh chị em Công giáo và Tin lành mới bị kết án tù một cách bất công.
Đó là anh Hồ Văn Lực, em trai anh Hồ Đức Hòa, anh Trần Khắc Đạt, anh trai Trần Minh Nhật, Nguyễn Văn Quang, em trai Nguyễn Văn Oai, và Hồ Thị Tuyên, chị gái anh Hồ Văn Oanh. Họ đã đi khắp nơi xin chữ ký vào Bản lên tiếng yêu cầu trả tự do cho 14 thanh niên yêu nước. Đã có gần 100 người ký tên vào Bản lên tiếng này. Họ là các hòa thượng, hội trưởng, linh mục, mục sư, nhà hoạt động dân chủ và các thân nhân. Hơn 30 linh mục giáo phận Vinh đã ký tên với con dấu đỏ của giáo xứ và phát ngôn của các ngài trên giấy làm tăng thêm sức mạnh cho Bản lên tiếng này.
Cha Giuse Lê Quang Uy hướng dẫn cộng đoàn ký tên vào Bản lên tiếng, bên phải là anh Hồ Văn Lực
Các anh/chị Trần Khắc Đạt, Nguyễn Văn Quang và Hồ Thị Tuyên
Cũng trong mục đích ấy, 4 đại diện thân nhân đã nhờ cha Giuse Lê Quang Uy, được sự đồng ý của cha Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Vinh sơn Phạm Trung Thành, cha Chính xứ Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Giuse Hồ Đắc Tâm, mời gọi cộng đoàn tham gia ký tên vào Bản lên tiếng. Trước khi bước vào thánh lễ, cha Uy đã giới thiệu 4 đại diện nay với cộng đoàn và ngài đọc nội dung Bản lên tiếng cho tất cả cộng đoàn biết trước khi đặt bút ký. Việc ký tên sẽ diễn ra sau khi thánh lễ kết thúc và sẽ có 5 địa điểm ký tên xung quanh nhà thờ.
Trong bài giảng của Chúa Nhật tuần IV Thường niên năm C, cha Uy đã chia sẻ với cộng đoàn tình trạng tráo trở và thay đổi thái độ của con người đối với Chúa như diễn tiến trong bài Tin Mừng Lc 4,21-30. Chúa Giêsu đã rời khỏi cõi của Người và chọn thế gian tội lỗi này làm quê hương, như một “kẻ xa quê”, nhưng lại bị con người thời nay, bị chính những môn đệ của Người tiếp tục đẩy Người ra khỏi cuộc đời, thậm chí muốn giết Chúa… Những tràng pháo tay nổ ran sau khi cha Uy vừa kết thúc bài giảng.
Đông đảo giáo dân ký tên vào Bản lên tiếng
Bảng tin “hãy đến mà xem” đáp ứng nhu cầu thông tin của nhiều giáo dân lui tới Đền Đức Mẹ HCG nhiều năm nay
Những người tham dự thánh lễ đã nán lại để ký tên vào Bản lên tiếng. Số người ký tên lên đến hàng trăm. Những hình ảnh ghi lại được chỉ là con số nhỏ.
Bản lên tiếng này sẽ tiếp tục được chuyển đi các nơi khác trên cả nước. Mặc dù đã ký tên qua email nhưng sáng hôm nay nhiều người lại được các thân nhân gửi tận tay để lấy chữ ký, trong số này có Hòa thượng Thích Không Tánh tại Chùa Liên Trì. Cũng trong sáng nay, cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Chính xứ giáo xứ ĐMHCG và cha Giuse Đinh Hữu Thoại, chánh Văn phòng Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN đã tham gia ký tên yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản phải trả tự do vô điều kiện cho 14 người yêu nước này.
PV. VRNs
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2011, các đối tượng bị truy tố tại phiên tòa nói trên đã được tổ chức khủng bố "Việt tân" móc nối, đưa ra nước ngoài huấn luyện, sử dụng họ để thực hiện âm mưu lật đổ chính quyền bằng phương thức "diễn biến hòa bình", "bất bạo động". Ðược "Việt tân" cung cấp tiền bạc và phương tiện, trở về Việt Nam, các đối tượng này đã có nhiều hành vi phạm tội rất nghiêm trọng. Do đó, bản án Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An đã tuyên là đúng người, đúng tội, vừa phản ánh tính nghiêm khắc của pháp luật, vừa thể hiện thái độ khoan hồng đối với người tỏ ra hối cải, thành khẩn khai báo. Nhưng sau khi phiên tòa kết thúc, một số tổ chức quốc tế và cơ quan ngoại giao của một số nước đã lập tức lên tiếng phê phán Nhà nước Việt Nam. Thậm chí ngày 12-1, Washington Post còn đăng bài bình luận và suy diễn rất thiếu thiện chí từ sự kiện này. Ðáng chú ý là, để cáo buộc Nhà nước Việt Nam, các ý kiến phê phán đều viện dẫn từ Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (Tuyên ngôn), Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (Công ước), rồi bênh vực và bao che cho các bị cáo bằng cái gọi là "nhà hoạt động Công giáo", khẳng định "Việt tân" không phải là tổ chức khủng bố... Qua đó có thể khẳng định, việc Nhà nước Việt Nam thực thi pháp luật để giữ gìn trật tự, an ninh xã hội, bảo đảm sự ổn định của đất nước đã bị quy chiếu bằng các tiêu chí rất thiếu khách quan.
Trước hết, dẫu không muốn, cũng phải nhắc lại với tác giả của các ý kiến kể trên rằng, Tuyên ngôn "là chuẩn mực chung cho tất cả mọi người và các quốc gia phấn đấu đạt tới, nhằm mục đích cuối cùng là mỗi cá nhân, mỗi tổ chức xã hội, luôn luôn ghi nhớ Tuyên ngôn này, bằng giáo dục và giảng dạy, sẽ nỗ lực thúc đẩy sự tôn trọng đối với những quyền và các quyền tự do cơ bản này, thông qua các biện pháp tiến bộ quốc gia và quốc tế, bảo đảm sự thừa nhận và tuân thủ chung và hữu hiệu, cả trong các dân tộc của những quốc gia thành viên lẫn trong các dân tộc ở những lãnh thổ thuộc thẩm quyền của các quốc gia đó". Vì thế, Ðiều 29 Tuyên ngôn viết: "1. Mọi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng mà ở đó có thể thực hiện được sự phát triển tự do và đầy đủ nhân cách của bản thân. 2. Trong khi thực hiện các quyền và quyền tự do cho cá nhân mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền và quyền tự do của những người khác, đáp ứng những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ". Tương tự như vậy, điểm 1 Ðiều 1 Công ước nêu rõ: "Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa". Về tự do tôn giáo, điểm 3 Ðiều 18 Công ước chỉ rõ: quyền này "chỉ có thể bị giới hạn bởi những quy định của pháp luật và những giới hạn này là cần thiết cho việc bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng hoặc các quyền và tự do cơ bản của người khác". Về tự do ngôn luận, điểm 3 Ðiều 19 Công ước cho rằng: vì quyền này "có kèm những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt" nên "có thể dẫn tới một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được pháp luật quy định và cần thiết để: a. Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; b. Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng". Như vậy, khi viện dẫn Tuyên ngôn và Công ước để cáo buộc Nhà nước Việt Nam, người ta đã cố tình bỏ qua các quan niệm của Tuyên ngôn và Công ước về quyền tự quyết của các dân tộc khi "tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa"; cố tình bỏ qua ý nghĩa tối thượng của luật pháp ở mỗi quốc gia trong khi phải đáp ứng yêu cầu về đạo đức, trật tự công cộng, bảo vệ an ninh,... Thử hỏi, nếu cơ quan lập pháp và hành pháp ở nước Mỹ, nước Pháp cũng bỏ qua các các yêu cầu này thì điều gì sẽ xảy đến với đất nước họ?
Hướng tới một niềm tin tôn giáo nào đó là quyền của con người. Nhưng có một sự thật hiển nhiên là: trước khi trở thành tín đồ một tôn giáo, mỗi người đã là một công dân của xã hội. Bất kỳ ai cũng sinh sống, làm việc trong xã hội với tư cách công dân, tư cách tín đồ không thể thay thế tư cách công dân. Việc coi các đối tượng bị truy tố, xét xử tại Tòa án nhân dân Nghệ An vừa qua là "nhà hoạt động Công giáo" thực chất là sự lập lờ bao che người vi phạm pháp luật. Hành vi tuyên truyền phát triển lực lượng, kích động quần chúng gây rối làm mất ổn định, viết bài xuyên tạc quan điểm, đường lối chính sách của Ðảng và Nhà nước Việt Nam; lợi dụng chiêu bài đấu tranh chống tham nhũng, bảo vệ chủ quyền biển đảo để thực hiện mưu đồ chính trị theo chỉ đạo, giật dây, hỗ trợ từ nước ngoài,... hoàn toàn không liên quan đến tư cách tín đồ, không một giải thích thánh kinh nào có thể biện hộ cho hành vi của họ. Do đó, cần nhận chân bản chất của vấn đề là: Tòa án xét xử họ với tư cách công dân, không phải với tư cách tín đồ. Những ai đang sử dụng chiêu bài "tự do tôn giáo" để phê phán Việt Nam cũng nên lưu ý: những năm gần đây ở Việt Nam, trong khi Nhà nước luôn khẳng định và tạo điều kiện để thực hiện quyền tự do tôn giáo, trong khi phần lớn công dân theo tôn giáo đang cố gắng sống "tốt đời, đẹp đạo" thì một số người lại lợi dụng vấn đề tự do tôn giáo để phục vụ mưu toan chính trị. Trong khi Giáo hoàng Benedict XVI nói: "Ðừng chính trị hóa tôn giáo" và nhân Hội nghị toàn thể lần thứ X Liên hội đồng Giám mục châu Á (FABC) tại Xuân Lộc - Việt Nam mới đây, Hồng y Oswald Gracias - Tổng Thư ký FABC, đã khẳng định: "Giáo hội không muốn tham gia vào đời sống chính trị của quốc gia nào cả... Vai trò của chúng tôi là tâm linh, là mục vụ" và ông cho rằng: "Mọi việc đang tiến triển đối với Giáo hội Việt Nam" thì trước đó không lâu, Nguyễn Văn Khải - cựu phát ngôn viên của Dòng Chúa cứu thế tại Thái Hà (Hà Nội), đã trả lời phỏng vấn trên Người Việt Online: "Chúng tôi không đội trời chung với chế độ cộng sản"! Muốn biết rõ hơn về những người này, còn có thể tìm hiểu qua bài giảng đã được đưa lên internet của Linh mục Nguyễn Ngọc Tỉnh nhân lễ Thánh gia tổ chức tại Nhà thờ dòng Chúa cứu thế Sài Gòn ngày 31-12-2012. Lưu ý như vậy để nói rằng, trước khi phê phán, người ta cần tìm hiểu kỹ vấn đề, để có một cái nhìn khách quan.
Riêng tổ chức khủng bố "Việt tân", chỉ cần tóm tắt là ngay từ đầu, những kẻ thành lập "Việt tân" đã lấy hoạt động khủng bố, chống phá chế độ XHCN ở Việt Nam làm mục đích; mà các chiến dịch xâm nhập vũ trang Ðông tiến 1, Ðông tiến 2, Ðông tiến 3,... đã bị lực lượng an ninh Việt Nam kịp thời ngăn chặn là thí dụ cụ thể. Tuy nhiên, dù thất bại, tổ chức phản động lưu vong này vẫn không chịu từ bỏ âm mưu chống Ðảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam. Nếu một mặt "Việt tân" rêu rao hoạt động theo phương thức "diễn biến hòa bình", "bất bạo động", thì mặt khác, "Việt tân" vừa cố gắng mở rộng ảnh hưởng, sử dụng mọi thủ đoạn để "moi tiền" của người Việt ở nước ngoài, vừa tiếp tục ra sức chống phá Việt Nam không chỉ bằng dụ dỗ, lôi kéo, cung cấp tiền bạc, mà còn có kế hoạch gây nổ trong dịp lễ, Tết để khuếch trương thanh thế. Vì thế thử hỏi, nếu các hoạt động "Việt tân" đã tiến hành ở Việt Nam mà diễn ra trên đất Mỹ, thì liệu có thể bị truy tố theo Ðiều 2385 Chương 115 - Bộ luật Hình sự Mỹ, trong đó nghiêm cấm mọi hành vi "in ấn, xuất bản, biên tập, phát hành, truyền bá, buôn bán, phân phối hoặc trưng bày công khai bất kỳ tài liệu viết hoặc in nào có nội dung vận động, xúi giục, hoặc giảng giải về trách nhiệm, sự cần thiết, tham vọng, hoặc tính đúng đắn của hành vi lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Mỹ bằng vũ lực hoặc bạo lực" hay không?
Trong hoàn cảnh đất nước còn rất nhiều khó khăn, các thế lực thù địch hằng ngày, hằng giờ dùng đủ mưu mô, thủ đoạn để chống phá, nhưng Ðảng và Nhà nước Việt Nam vẫn hết sức nỗ lực tạo dựng cơ sở vật chất, tinh thần để mọi người dân đều có cơ hội và điều kiện được hưởng các giá trị nhân quyền. Ðó là những thành tựu cần ghi nhận trong bối cảnh trên thế giới đang có một tổ chức quốc tế và chính phủ thường chỉ hô hào nhân quyền như là một khẩu hiệu hơn là có hành động thực tiễn xã hội - con người cụ thể. Nhân quyền ở đâu khi có tới "khoảng 162.000 người, trong đó gần 80% là dân thường, đã thiệt mạng ở Iraq" kể từ khi Mỹ phát động cuộc chiến tranh Iraq năm 2003 đến khi các lực lượng Mỹ rút khỏi nước này (số liệu của Cơ quan thống kê thương vong ở Iraq - IBC, công bố ngày 2-1)? Nhân quyền ở đâu khi 28 người bị giết hại tại một trường học ở Connecticut - Mỹ, chỉ trong một vụ xả súng? Nhân quyền ở đâu khi một số nhà tù bí mật đã được xây dựng để làm nơi giam cầm và tra tấn con người?... Do vậy, trước khi phê phán Nhà nước Việt Nam trong vấn đề nhân quyền, các tổ chức, cơ quan ngoại giao và một số cá nhân cần có thái độ tôn trọng sự thật khách quan. Vì nếu không, họ sẽ không giúp gì vào quá trình ổn định phát triển của Việt Nam, mà trở thành tác nhân cản trở quá trình đó.
HOÀI ÂN
- Về vụ xét xử 14 thanh niên Công giáo, Tin lành: Suy diễn vô căn cứ(QĐND).
QĐND - Ngay sau vụ xét xử 14 bị cáo ở Nghệ An về tội “Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”, theo Điều 79, Bộ luật Hình sự, năm 1999, trên một số trang mạng và báo chí nước ngoài, một số người đã có những bình luận và phản ứng khác nhau. Họ biện minh rằng, những bị cáo “chẳng làm gì hơn là sử dụng các quyền tự do ngôn luận, báo chí đã được luật quốc tế về quyền con người và Hiến pháp quốc gia ghi nhận” và lớn tiếng cho rằng, Nhà nước ta là độc tài(!). Đáng chú ý là một số bài viết còn suy diễn thiếu căn cứ, móc nối vụ việc trên với những vấn đề trong quan hệ quốc tế giữa nước ta và các nước khác. Họ cho rằng, việc gần đây Việt Nam “liên tiếp trấn áp giới bất đồng chính kiến” có liên hệ đến quan hệ với Hoa Kỳ, đặt vấn đề “phải chăng đây là dấu hiệu chuyển hướng ngoại giao của Việt Nam?”; “đây là cuộc đấu tranh giữa hai phái bảo thủ và cấp tiến trong đảng, liên quan đến quan hệ quốc tế giữa Việt Nam với một số nước lớn”… (!)
Theo suy luận của họ, việc Nhà nước ta đưa ra xét xử các vụ án về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” là vì “Hoa Kỳ đứng đằng sau”; “Hoa Kỳ là “điểm hội tụ” của các thế lực thù địch bên ngoài… nhằm lật đổ thể chế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”… Rồi suy diễn: “Phe bảo thủ trong Đảng đang dùng các vụ xử nhà báo và blogger này để phá hoại mọi nỗ lực nhượng bộ với Hoa Kỳ của phe cấp tiến”…(!)
Vậy thực chất của vụ án xét xử 14 bị cáo ở Nghệ An về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, theo khoản 1 và khoản 2 - Điều 79 - Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam như thế nào? Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng cả về quy mô và tính chất hoạt động của các bị cáo. Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2011, các bị cáo đã được tổ chức “Việt Nam canh tân cách mạng đảng” (gọi tắt là Việt Tân) - một tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài kết nạp, đưa sang Thái Lan, Mỹ, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia... để huấn luyện. Họ đã nhận tiền, phương tiện của Việt Tân và được tổ chức phản động này giao nhiệm vụ về nước, lên kế hoạch hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân . Về nước họ đã phát triển lực lượng trên nhiều địa bàn; lợi dụng chiêu bài đấu tranh chống tham nhũng, bảo vệ chủ quyền biển đảo, họ đã viết bài đưa lên mạng xã hội xuyên tạc quan điểm, đường lối chính sách của Ðảng, Nhà nước…
Trước tòa với những chứng cứ “hai năm rõ mười” các đối tượng đều đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình, hứa sẽ cải tạo, sửa đổi để trở thành người tốt, có ích cho xã hội, không bao giờ tái phạm. Như vậy là tội trạng của các bị cáo đã rõ. Và việc đưa ra xét sử vụ án là đúng người, đúng tội nhằm bảo đảm an ninh quốc gia của đất nước, tuyệt nhiên không có liên quan đến chính sách đối ngoại của Đảng ta và càng không phải của “phe, nhóm” nào. Đây không phải là cá biệt, mà đã thành tiền lệ, hầu hết các vụ án liên quan đến tội xâm phạm an ninh quốc gia đều được các thế lực chống phá cách mạng nước ta cả trong và ngoài nước lợi dụng để tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật, bôi nhọ Đảng, Nhà nước, bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh; phá hoại quan hệ quốc tế, tiến tới tập hợp lực lượng, xây dựng căn cứ, trang bị vũ khí cho lực lượng chống đối trong nước nhằm từng bước đi đến lật đổ Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Việc người ta tung lên mạng những điều suy đoán, bình luận hỏa mù nói trên không nằm ngoài ý đồ chính trị thâm độc đó.
Trước hết, người ta xuyên tạc đường lối đối ngoại độc lập tự chủ của Đảng ta, phá hoại quan hệ quốc tế của Nhà nước ta, cho rằng những nỗ lực của Việt Nam trong thời gian qua chỉ là những thủ đoạn chính trị nhất thời, lúc thì ngả theo nước này, lúc thì theo nước khác...
Thứ hai, người ta gây ảo tưởng trong nhân dân rằng có thể dựa vào nước lớn này hoặc nước khác để bảo vệ Tổ quốc mà xao nhãng tinh thần độc lập dân tộc, ý chí tự lực tự cường và tinh thần sẵn sàng xả thân vì độc lập tự do của Tổ quốc, của quân và dân ta.
Ba là, nhân sự kiện xét xử các bị cáo tội hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân, họ bịa đặt, dựng chuyện để bôi nhọ hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, rằng sở dĩ các bị cáo bị đưa ra xét xử chẳng qua chỉ là để “điều chỉnh quan hệ quốc tế giữa các phe phái trong Đảng mà thôi”(!) Thiết nghĩ vẫn cần phải nhắc lại đường lối đối ngoại trước sau như một của Đảng ta đã được ghi trong Văn kiện Đại hội lần thứ XI: Việt Nam “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ hòa bình, hợp tác và phát triển… vì lợi ích quốc gia, dân tộc… là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”(1).
Việt Nam ngày nay tuy không quên quá khứ nhưng luôn luôn hướng tới tương lai, xây dựng và phát triển các quan hệ quốc tế với tất cả các nước, theo nguyên tắc “bình đẳng, cùng có lợi", trước hết vì lợi ích của dân tộc.
NGỌC THƯ
(1) - Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội XI, NXBCTQG, HN, Tr 83, 84 - BÁO QĐND ” MƠI” CHỦ TỊCH HIỆP HỘI INTERNET HIẾN KẾ CÁCH LÙA MẠNG XÃ HỘI VÀO “CHUỒNG” QUẢN LÝ, NHƯNG… (Phạm Viết Đào).
-Tại Việt Nam, những tiếng nói bị chặn họng
Tháng 1 14, 2013
The Washington Post
Đinh Từ Thức dịch
Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế Á châu phát triển mau chóng, nhưng về mặt nhân quyền và tự do chính trị, nó vẫn còn là một nước áp bức lạc hậu. Vào ngày thứ Tư 09 tháng 1, một tòa án đã kết tội 14 nhà hoạt động dân chủ, nhiều người trong số họ là blogger, với những tội trạng vô cớ về lật đổ chính quyền. Mười ba người bị lãnh án tù từ 3 đến 13 năm, và một người được hưởng án treo. Nhưng bản án lớn hơn của phiên tòa là: Nhà cầm quyền Việt Nam có tội vì đã sợ hãi một cách phi lý quyền tự do phát biểu, đa nguyên và cuộc cách mạng số (digital revolution).
Mười bốn bị cáo, bị bắt giữ từ trên một năm trước, đã bị truy tố sau khi tham dự một lớp huấn luyện ở Bangkok do Việt Tân tổ chức. Đó là tổ chức đã lãnh đạo một cuộc kháng chiến chống lại nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vào thập niên 1980, nhưng trong những năm gần đây đã vận động cải tổ chính trị ôn hòa, dân chủ và nhân quyền. Việt Tân có trụ sở tại Hoa Kỳ, không được coi là hợp pháp ở Việt Nam. Liên hệ với Việt Tân có thể không phải là điều duy nhất khiến các blogger gặp rắc rối. Mười hai trong số những người bị truy tố là dân Công giáo, và theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), nhiều người trong số họ thuộc về hai nhà thờ của Dòng Chúa Cứu thế, được biết là những cơ sở vẫn hậu thuẫn mạnh mẽ cho các nhà bất đồng chính kiến, blogger, và những nhà hoạt động nhân quyền và tôn giáo khác. Dòng Chúa Cứu thế là một tổ chức truyền đạo của Công giáo, hoạt động toàn cầu.
Các nhà hoạt động và blogger đó đã làm gì? Họ đã tham dự vào việc xây dựng xã hội dân sự: khuyến khích phụ nữ không phá thai, giúp người nghèo, trợ lực người tàn tật, bảo vệ môi sinh và lên tiếng cho quyền lợi của giới lao động. Một số người còn tham dự vào những cuộc biểu tình ôn hòa để bày tỏ thái độ về cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan tới các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, điều mà nhà cầm quyền coi là cực kỳ nhạy cảm. Một số blogger cũng kêu gọi tự do phát biểu và lên tiếng về sự kiến tạo một chế độ chính trị đa đảng.
Trong một vụ khác, nhà cầm quyền Việt Nam đã truy tố một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng là luật sư Lê Quốc Quân, người vẫn thườngviết trên một blog về nhà nước pháp quyền và những vấn đề nhân quyền. Vào ngày 18 tháng 12 năm 2012, ông đã phổ biến một bài chất vấn sự đúng đắn của một điều khoản trong bản dự thảo sửa đổi hiến pháp quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Ông bị bắt hôm 27 tháng 12.
Tất cả họ đều là nạn nhân của một nước độc đảng thẳng tay loại trừ bất đồng chính kiến. Phiên tòa và việc kết tội các blogger là vụ đàn áp lớn nhất trong những năm gần đây nhưng không phải là lần đầu. Trong thập niên qua, theo báo cáo của Human Rights Watch, hàng trăm nhà hoạt động ôn hòa đã bị bỏ tù. Nhà cầm quyền kiểm soát chặt chẽ internet và truyền thông. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố trongthông điệp đầu năm rằng “chúng ta phải thường xuyên đối phó với những âm mưu thủ đoạn nhằm gây mất ổn định chính trị xã hội, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”. Đó là những lời lẽ hoang tưởng và thiếu tự tin.
Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ và Việt Nam đã xích lại gần nhau hơn về kinh tế và những liên hệ khác, nhưng nhân quyền vẫn còn là một vật cản. Hoa Kỳ đã lên án những vụ bắt giữ gần đây nhất là “hết sức đáng quan ngại” và “không nhất quán” với các ràng buộc quốc tế của Việt Nam. Nhưng cần phải làm hơn thế nữa để thuyết phục các nhà lãnh đạo Việt Nam thay đổi chính sách đàn áp của họ.
Nguồn: “In Việt Nam, muzzled voices“, The Washington Post, Sunday, January 12, 2013
Bản tiếng Việt © 2013 Đinh Từ Thức & pro&contra
- LS Nguyễn Văn Đài: Điều 4 Hiến pháp và quyền con người (BBC). - GÓP Ý KIẾN SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP ĐIỀU NÓI VỀ MẶT TRẬN TỔ QUỐC (Ngô Đức Thọ). – Những giá trị kinh điển của Hiến pháp 1946 vẫn là thách thức cần vươn tới (Sống mới). – Lấy ý kiến sửa Hiến pháp trong lực lượng công an (TTXVN). - PHAN CHU TRINH -Lãnh tụ phong trào Dân chủ Dân quyền Việt Nam (Ngô Đức Thọ). – Nguyễn Văn Thân:Mô hình dân chủ nào cho Việt Nam? [1] – Mô hình dân chủ nào cho Việt Nam? [2] (ĐCV). – Nguyễn Quang Duy – Không Tự Do – Không Đối Lập (Dân Luận).- P/V chuyên gia của Freedom House về Việt Nam (VOA). - Bất công ở Việt Nam (BBC). Ông Allen S. Weiner: “Chúng ta không nên ủng hộ những nỗ lực sai trái của Việt Nam nhằm trừng trị các hành động và tuyên ngôn đối lập bằng cách thưởng cho chính phủ của họ mối quan hệ kinh tế.” - Với đội ngũ « dư luận viên », Việt Nam hy vọng dập tắt tiếng nói phản kháng trên mạng (RFI). Phil Robertson, HRW:“những chính quyền đàn áp nhân quyền như Việt Nam lại lập các nhóm lính trên mạng để phổ biến quan điểm của chính phủ, thì quả là một điều mỉa mai”. - Ngô Bảo Châu: Giữ ký ức (Thích Học Toán). “Người Đức có lẽ hiểu rất rõ rằng thức ăn cho tâm hồn con người chính là sự thật. Những dân tộc quen nấu sự dối trá cho mình ăn, sẽ dần dần quen với sự bạc nhược, sự đớn hèn của chính mình. Thế nhưng người ta vẫn thích nấu sự dối trá cho mình ăn. Vì sự thật nhiều khi không có lợi, hoặc là cứng quá, không tốt cho lợi”. -Phóng viên Không Biên giới có thể chứng minh blogger bị kết án Paulus Lê Sơn vô tội Ngày 11/1/2013 – Phóng viên Không Biên giới kinh hoàng bởi sự buộc tội vô căn cứ của tòa án thành phố Vinh, phía bắc VN, dành cho tám blogger và những người bất đồng chính kiến online. Họ nằm trong số tổng cộng 14 nhà hoạt động Công giáo bị kết án phạt tù từ 3 đến 13 năm.
Tổ chức chủ trương tự do báo chí chúng tôi sẵn sàng chứng minh sự vô tội của blogger Paulus Lê Sơn, bị cáo buộc tham gia vào các hoạt động của đảng đối lập Việt Tân ở Bangkok vào năm 2011.
“Chúng tôi có bằng chứng cho thấy các nhà chức trách Việt Nam đã sử dụng sự giả trá để buộc tội các blogger chỉ trích họ”, thông cáo cho biết.
Paulus Lê Văn Sơn đã không hề tham gia vào khóa học của Việt Tân từ 25 đến 30/7/2011 với lý do đơn giản rằng anh đã tham dự một chương trình đào tạo của tổ chức Phóng viên Không Biên giới tại Bangkok. Đây là chương trình đào tạo cho các blogger của nhiều nước Đông Nam Á về quản lý mạng xã hội và danh tiếng online [e-reputation: độ tín nhiệm, sự tiếng tăm, quan điểm tư tưởng, tầm ảnh hưởng của cá nhân, công ty, tổ chức được tìm hiểu bằng công cụ tìm kiếm trên mạng - ND ].
Sự buộc tội này chỉ thể hiện bệnh hoang tưởng của các cơ quan có thẩm quyền, không chỉ theo dõi từng chuyển động của các công dân mà còn nuôi dưỡng thông tin sai lạc bởi mạng lưới tình báo”.
“Bảy blogger kia đã bị kết án vì những lý do sai lạc như nhau: không ai trong số họ làm việc nhằm lật đổ chính quyền. Thực tế, họ đang trả cái giá bị chính quyền săn đuổi bách hại, buộc họ im tiếng chỉ trích, nó luôn đè lên các blogger, đặc biệt là tín đồ Thiên Chúa giáo”.
Tổ chức này nói tiếp: “Chúng tôi cực lực phản đối bản án của Paulus Lê Sơn và 7 blogger khác và kêu gọi thả họ ngay tức khắc”.
Thẩm phán Trần Ngọc Sơn tuyên có tội sau một phiên tòa kéo dài hai ngày. Ba trong số 17 thanh niên Công giáo đã bị kết án vào tháng 5 năm ngoái với tội tuyên truyền chống nhà nước , số còn lại đã bị viện kiểm sát buộc tội duy trì mối quan hệ với Việt Tân, một nhóm lưu vong có trụ sở tại Hoa Kỳ, bị chính phủ Việt Nam xem như một tổ chức khủng bố.
Ba người bị khép vào khoản 1 Điều 79 của bộ luật hình sự, về hành vi tổ chức hoạt động lật đổ chính quyền, mà hình phạt từ 12 năm tới tử hình. Còn 11 người khác thì bị khoản 2 Điều 79 về hành vi tham gia hoạt động lật đổ chính quyền, mà các hình phạt từ 8 đến 15 năm tù giam. Paulus Lê Sơn (tên thật là Lê Văn Sơn) là một trong ba bị khép theo quy định tại khoản 1 Điều 79. Theo cáo trạng, anh là người duy nhất không thừa nhận cáo buộc sai phạm của mình.
Đại diện viện kiểm sát, người đề nghị án phạt, kêu gào một bản án tù từ 15 đến 16 năm cho Sơn và hai blogger khác cũng đối mặt với những tương tự từ 12 đến 13 năm là Đặng Xuân Diệu và Hồ Đức Hòa. Cuối cùng, cả ba đã bị kết án 13 năm tù giam, kèm theo 5 năm quản thúc tại gia.
Năm blogger khác (Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Duyệt, Nông Hùng Anh, Thái Văn Dung, Trần Minh Nhật) nhận hình phạt tù từ 3 đến 8 năm, thêm 2-5 năm quản thúc. Một bị can khác, Nguyễn Đăng Vĩnh Phúc, đã nhận bản án treo.
Bầu không khí rất căng thẳng xung quanh phiên tòa. Nhiều thành viên của các gia đình bị cáo, những người tham dự phiên xử, đã buộc phải rời khỏi sau khi họ hét lên rằng những người thân yêu của họ vô tội. Bên ngoài tòa án, hàng trăm nhân viên cảnh sát ngăn chặn bạn bè của bị cáo tiếp cận khu tòa án.
Từ vùng ven của thành phố Vinh, cảnh sát đã chặn xe ô tô chở các blogger đến tòa. Ẩu đả nổ ra, và nhân chứng cho biết nhiều phụ nữ, trong đó có bà Nguyễn Thị Hòa, mẹ của bị cáo Nguyễn Đình Cường, đã bị cảnh sát đánh đập. Bà Hòa bị ngất xỉu đã được đưa tới bệnh viện. Các blogger Người Buôn Gió (tên thật làBùi Thanh Hiếu), Nguyễn Lân Thắng và Trương Văn Dũng, đến phiên xử để đưa tin, đã bị đưa về trụ sở cảnh sát để thẩm vấn. Bùi Thanh Hiếu bị giam giữ luôn ba ngày. Việc bắt giữ các blogger như vậy trong các phiên tòa đang ngày càng phổ biến.
Không hơn hai tuần qua, đây là phiên xét xử thứ hai tại Việt Nam mà cư dân mạng đã bị kết án. Việt Nam nằm trong danh sách “kẻ thù của Internet” bởi Phóng viên Không Biên giới. Đây cũng là nhà tù lớn thứ ba trên thế giới dành cho các blogger và những người bất đồng chính kiến online, sau Trung Quốc và Iran.
Bản dịch @ Defend the Defenders
Việt Nam kết án 14 người tội lật đổ chính quyền DCVOnline – Tin AP
Một phiên tòa Việt Nam kết án 14 người hoạt động đòi hỏi và thúc đẩy dân chủ cho Việt Nam tội lật đổ chính quyền và kết án họ từ ba đến mười ba năm tù hôm thứ Tư ngày 9 tháng Một năm 2013, một phán quyết làm Hoa Kỳ lên tiếng chỉ trích ngay lập tức. Bản án tù dài hạn gợi ý rằng nhà cầm quyền cộng sản có ý định gia tăng sự trấn áp lên những ai công khai thách đố sự độc tài của nhà nước độc đảng. Trong những năm gần đây, Internet đã là một phương tiện cho những nhà bất đồng chính kiến, đánh động đến nhiều người trong thành phần lãnh đạo then chốt ở một thời điểm bất định kinh tế.
Những người bị cáo buộc gồm: Hồ Đức Hòa, thường trú tại huyện Quỳnh Lưu, Đặng Xuân Diệu, thường trú huyện Nghi Lộc, Nguyễn Văn Oai, ở Nghi Lộc, Nguyễn Văn Duyệt, Hồ Văn Oanh ở Quỳnh Lưu, Thái Văn Dung ở Diễn Châu, Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Xuân Anh, ở TP Vinh, Lê Văn Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Trần Minh Nhật, quê huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, trú tại tỉnh Lâm Đồng, Đặng Ngọc Minh, Đặng Ngọc Minh Mận, Đặng Vĩnh Phúc, quê tỉnh Trà Vinh, Nguyễn Hùng Anh, quê tỉnh Lạnh Sơn. Hầu hết, các bị cáo trong vụ án nhằm lật đổ chính quyền nhân dân này đều là người theo Thiên Chúa giáo. Những bị cáo này bị quy kết liên quan đến Việt Tân, một tổ chức người Việt Nam bất đồng chính kiến có trụ sở ở Hoa Kỳ. Nhà nước Việt Nam cho đây là một tổ chức khủng bố, tuy nhiên chính phủ Hoa Kỳ nói là họ không có bằng chứng cho thấy tổ chức Việt Tân chủ trương bạo động. Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An kết án ba bị cáo 13 năm tù qua phiên tòa kéo dài hai ngày, luật sư biện hộ Nguyễn Thị Huệ nói. Luật sư Huệ còn cho hay 11 người khác bị án tù từ ba đến tám năm. Những bị cáo này, bao gồm 12 tín đồ Thiên Chúa giáo, đã bị bắt vào cuối năm 2011. Một luật sư biện hộ khác, Trần Thu Nam nói là những người này bị kết tội tham dự những cuộc huấn luyện ở ngoại quốc do Việt Tân tổ chức về đấu tranh bất bạo động và tính an toàn khi sử dụng internet và máy điện toán. Một số trong những người này cũng đã từng phản đối việc Trung Quốc cho mình có chủ quyền ở vùng biển Nam Hải, là một vấn đề nhạy cảm đối với Việt Nam, vì cảm tính quốc gia về vấn đề này đụng chạm đến mối quan hệ mang tính ý thức hệ với Bắc Kinh.
Hoa Kỳ muốn có mối quan hệ gần gũi hơn với Việt Nam vì có mối quan tâm chung đối với Trung Quốc, nhưng sự vi phạm nhân quyền của Hà Nội là một chướng ngại. Hôm tháng Mười Hai, luật sư đấu tranh cho nhân quyền và cũng là nhà báo mạng ông Lê Quốc Quân bị bắt. Hơn cả chục người hoạt động cho dân chủ và nhân quyền cũng đã bị bắt và kết án tù dài hạn trong năm rồi. Tòa Đại sứ Hoa Kỳ nói phán quyết hôm thứ Tư là “một phần của sự vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.” “Chúng tôi kêu gọi nhà nước (Việt Nam) thả tự do cho những người này và những tù nhân lương tâm khác ngay lập tức,” tòa đại sứ nói qua bản thông cáo. Tổ chức Việt Tân nói phóng viên tự do ở tỉnh Nghệ An bị công an giữ ở khách sạn của họ khi phiên tòa đang xảy ra. “Những người này đã hoạt động không biết mệt mỏi và ngừng nghỉ cho công bằng xã hội, tích cực tham gia vào nền báo chí tự do cho mọi người dân và tham dự vào những cuộc biểu tình ôn hòa chống sự xâm lăng lãnh hải của Trung Quốc,” Việt Tân nói qua bản thông cáo. “Chế độ Hà Nội đã cho thấy một lần nữa là họ sợ một xã hội biết tôn trọng dân quyền.” © DCVOnline
Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An (TP Vinh): xử án Hồ Đức Hòa và 13 người khác với tội danh lật đổ chính quyền. Công an nhiều hơn bị cáo Nguồn ảnh: truyenhinhnghean.vn |
NHững người bị cáo buộc lật đổ chính quyền Nguồn ảnh: Báo Nghệ An |
Nguồn: (*) Vietnam Finds 14 Activists Guilty of Subversion. The Associated Press, 9 January 2013 (**) Xét xử sơ thẩm vụ án nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Dương Cầm - Hoàng Hiếu. Đào phát thanh, truyền hình Nghệ An. 8/1/2013.
Vietnam Jails More Bloggers theDiplomat.com - Quốc tế chỉ trích Việt Nam về các án tù đối với 14 thanh niên Công giáo (RFI). – Các Bản Án Của VN Đối Với 14 Người Thiên Chúa Giáo Bị Chỉ Trích – Báo La Croix của Pháp viết về đàn áp tôn giáo tại Việt Nam (TNCG). – ‘Vẫn trông chờ công lý’ (BBC). – Báo chí nhà nước lên án bị cáo tại Nghệ An(BBC). – Video: Việt Nam kết án tù 13 người Thiên chúa giáo với tội “lật đổ chính quyền” (NTV/ ĐHLV). - Blogger Người Buôn Gió bị CA bắt cóc mất tích (DLB). –GIÓ ƠI! GIỜ NÀY EM Ở ĐÂU? (Bùi Hằng). – Người Buôn Gió đã trở về (Nguyễn Tường Thụy). Dân phòng trước cửa khách sạn Thành An – TP Vinh (Ditimdongdoi). Blogger Người Buôn Gió, Nguyễn Lân Thắng và Trương Văn Dũng bị công an sách nhiễu. Gần 80 năm tù cho nhóm đối tượng hoạt động nhằm lật đổ chính ... Dân Trí (Dân trí) - Sau 2 ngày xét xử công khai, chiều ngày 9/1/2013, TAND tỉnh Nghệ An đã ra phán quyết cuối cùng đối với Hồ Đức Hòa cùng đồng bọn tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”. 79 năm tù là mức án dành cho 14 bị cáo trong vụ án này. Kết quả phiên xử các thanh niên Công giáo và Tin lànhĐài Á Châu Tự Do Đề nghị mức án các bị cáo trong vụ Hồ Đức HòaTuổi Trẻ Xét xử 14 đối tượng "âm mưu lật đổ chính quyền"Hà Nội Mới - Blogger Việt Nam tố cáo các viên chức chính quyền tấn công tình dục (Chuacuuthe). Dịch từ bài: Vietnamese blogger reports sexual assault by officials (CPJ).- Vụ Nguyễn Hoàng Vi: Ủy ban Bảo vệ ký giả lên tiếng về vụ xâm phạm blogger ở Việt Nam (VOA). -- Bắt LS Quân ‘làm tổn hại hình ảnh VN’ (BBC). – Bản dịch bức thư của Quỹ Quốc gia vì Dân chủ Mỹ (NED): Thư gửi thủ tướng Dũng về trường hợp LS Quân (ĐCV). Hà Nội lập nhóm 'chuyên gia bút chiến' Trưởng ban Tuyên giáo Hà Nội nói thành phố đã tổ chức đội ngũ 'chuyên gia bút chiến' trên internet cùng mạng lưới 900 'dư luận viên'.
Bangkok, ngày 09 tháng 1 năm 2013 – Ngày hôm nay ít nhất 5 blogger độc lập đã bị kết án tù nặng nề ở Việt Nam, theo báo cáo tin tức địa phương và quốc tế. Ủy ban bảo vệ ký giả lên án sự vụ này và kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam đảo ngược tội danh trong kháng cáo và thả các blogger.
Trong một phiên xử kéo dài hai ngày, một tòa án ở thành phố Vinh kết tội và tuyên án các blogger về tội tham gia “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, “phá hoại đoàn kết dân tộc” và tham gia “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam “, báo cáo tin tức cho biết. CPJ nghiên cứu thấy rằng các quốc gia độc tài dựa vào các tội danh an ninh quốc gia mơ hồ như vậy để biện minh cho việc trừng phạt các nhà báo. Các báo cáo cho biết hoạt động chính trị cũng bị kết tội và tuyên án bằng các tội danh đó. Tin cho hay tất cả các bị cáo nhận từ 3 đến 13 năm tù.
“Những bản án khắc nghiệt chứng minh sự mức độ quá đáng mà chính quyền Việt Nam sẵn sàng làm để đàn áp giới làm báo độc lập”, ông Shawn Crispin, CPJ đại diện của khu vực Đông Nam Á nói. “Chúng tôi kêu gọi các cơ quan có thẩm quyền hãy đảo ngược các phán quyết và thả tất cả các ký giả hiện đang bị cầm tù về tội danh liên quan đến an ninh quốc gia giả mạo này”.
Blogger Paulus Lê Văn Sơn, Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu, Nông Hùng Anh, và Nguyễn Văn Duyệt nằm trong số những người bị kết án, theo một thông cáo của Việt Tân. Các blogger đã bị bắt vào năm 2011 và bị tạm giam về tội mà chính quyền không công bố, liên quan đến Điều 79 của bộ luật hình sự, trong đó vạch ra các hình phạt đối với các hoạt động nhằm lật đổ chính phủ. Các blogger đã đóng góp thường xuyên cho bản tin Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, một ấn phẩm trực tuyến đưa tin các hoàn cảnh khó khăn của đồng bào thiểu số Công giáo bị bách hại trong nước, tranh chấp đất đai giữa chính phủ và cộng đồng cơ sở, và các vấn đề xã hội khác.
Các bài báo đưa tin rằng Sơn, Hòa và Diệu đã bị kết án 13 năm tù và 5 năm quản thúc tại gia, Duyệt đã bị kết án 6 năm tù giam và 4 năm quản thúc tại gia, và Anh đã bị kết án 5 năm tù giam và 3 năm quản thúc tại gia.
Điều tra dân số nhà tù 2012 của CPJ cho thấy Việt Nam đã tống ngục 14 phóng viên, khiến nước này đứng hàng thứ sáu trong các quốc gia cai ngục tồi tệ nhất đối với các nhà báo trên thế giới. Mười ba trong số 14 nhà báo bị giam cầm đã viết đăng tải chủ yếu trên các blog độc lập hoặc cho các ấn phẩm trực tuyến khác.
Thêm dữ liệu và phân tích về Việt Nam, hãy truy cập trang Việt Nam CPJ ở đây.
Bản dịch @ Defend the Defenders
- Kết quả phiên xử các thanh niên Công giáo và Tin lành (RFA). – Việt Nam kết án tù 13 người Thiên chúa giáo với tội “lật đổ chính quyền” (RFI). – Việt Nam kết án 14 người Công giáo, Tin Lành tội ‘lật đổ chính phủ’ (VOA). – Tường Thuật Phiên Tòa Xử 14 TNCG Chiều Ngày 09/01/2013 (1) – Tường Thuật Phiên Tòa Xử 14 TNCG Sáng Ngày 09/01/2013 (2) (TNCG). – NHỮNG PHIÊN TÒA KHỐN NẠN TRONG MỘT CHẾ ĐỘ QUÁ KHỐN NẠN (Quỳnh Trâm). – Viết cho các bạn “công an nhân dân” (DLB). – Các nhà hoạt động bị kết án trong đợt đàn áp bất đồng chính kiến: Activists Convicted in Vietnam Crackdown on Dissent (NYT). – Vietnam Finds 14 Activists Guilty of Subversion (ABC). – Vietnam convicts 14 activists of ‘anti-state plot’ (BBC). –Vietnam jails 13 activists in new crackdown (AFP). –Vietnam convicts 14 activists of “anti-state” crimes after two-day hearing (Global Post). - Hoa Kỳ chỉ trích VN về việc bỏ tù các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ: US criticises Vietnam for jailing pro-democracy activists (Guardian). – Tuyên bố về việc kết án 14 blogger Dòng Chúa Cứu Thế ở Tỉnh Nghệ An (ĐSQ Mỹ). - Quốc tế chỉ trích Việt Nam kết án tù các thanh niên Công giáo (RFA). – Tổ chức Ân xá Quốc tế mạnh mẽ lên án bản án vô căn cứ của nhà nước Việt Nam đối với các thanh niên Công Giáo (VietCatholic). – Việt Nam hãy phóng thích 13 nhà hoạt động bị bỏ tù vì những cáo buộc vô căn cứ, hãy ngưng việc đàn áp bất đồng chính kiến: Viet Nam: Release 13 activists jailed on baseless charges, stop crackdown on dissidents (Ân xá QT). - Xét xử 14 đối tượng “âm mưu lật đổ chính quyền” (TTXVN). – Xét xử vụ án hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (ND). - 14 bị cáo ở Nghệ An lãnh án tù nhiều năm (BBC). - Vụ xử 14 thanh niên Công giáo: ‘Phiên tòa chưa khách quan, bản án không thuyết phục’ (VOA). - Các bản án của VN đối với 14 người Thiên chúa giáo bị chỉ trích (VOA). - “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” theo khuôn khổ? (Phương Bích). - Phỏng vấn ông David Brown: Ngoại trưởng Mỹ tương lai và quan hệ Mỹ Việt (RFA). “ - Cộng đồng công giáo Việt Nam không ngừng bị sách nhiễu (RFI). – TGP Sài Gòn không tham dự hội nghị tuyên truyền giới thiệu nghị định 92 (CL&HB). - Việt Nam: Quốc gia cần theo dõi (Chicago Tribune/ TCPT). - DANH DỰ VÀ VẬN MỆNH (Bùi Hằng). Kết quả phiên xử các thanh niên Công giáo và Tin lành 2013-01-09
Phiên tòa xét xử các thanh niên Công giáo và Tin lành vừa kết thúc hôm nay với bản án tổng cộng hơn 80 năm tù giam, cao nhất 13 năm tù giam và thấp nhất là án treo.
Không giống như nhiều nguồn tin dự đoán trước đó cho rằng phiên tòa có thể kéo dài 3 ngày. Hôm nay, ngày thứ hai của phiên tòa cũng là ngày cuối cùng, khép lại phiên sơ thẩm cho cách thanh niên trên. Tổng cộng hơn 80 năm tù giam Trước khi bản án được tuyên, mưa càng nặng hạt và khu vực gần toà án càng vắng vẻ. Bản án được tuyên vào lúc 4 giờ, nhanh chóng sau khi buổi xử chiều bắt đầu. Kết quả: ba nhân vật nhận bản án cao nhất là Pet. Hồ Đức Hòa, F.X Đặng Xuân Diệu, Paulus Lê Văn Sơn: 13 năm tù giam và 5 năm quản chế. Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc là người duy nhất được hưởng án treo. Như vậy, bản án giảm đi so với mức án đề nghị hôm qua của HĐXX. Nói qua điện thoại với RFA, ông Đỗ Văn Phẩm, cậu của Lê Văn Sơn chia sẻ cảm xúc của mình khi Sơn là một trong ba nhân vật bị bản án nặng nhất: “Tôi chăm sóc cháu từ nhỏ, bây giờ cháu bị như vậy thì tôi thấy bất công quá vì cháu không vi phạm gì mà cũng không lôi kéo một ai. Tôi không biết tòa lấy bằng chứng buộc tội ở đâu ra”. Ông Phẩm cho biết gia đình còn chờ ý của Lê Sơn và sẽ có quyết định kháng cáo hay không. Riêng người thân anh Trần Minh Nhật thì cho biết gia đình đã quyết định không kháng cáo và cho biết họ tin tưởng vào Chúa, tin tưởng những việc anh Nhật làm. Anh Đạt, anh của anh Nhật nói khi rời phiên xử: Toàn cảnh phiên tòa xét xử các thanh niên công giáo- Ảnh: THNA/nghean24h“Gia đình tôi trên đường ra khỏi tòa thì nói rằng không biết bên trong Nhật nghĩ sao nhưng gia đình không cần kháng cáo và cứ nghĩ là hãy bỏ phí vài năm cuộc đời. Nếu lúc nãy được nói với Nhật thì tôi sẽ nói là gia đình, ba mẹ và tôi luôn tin tưởng việc làm của Nhật. Gia đình chấp nhận hết tất cả vì đó là ý Chuá. Tôi luôn nói rằng phải tin tưởng vào sự công minh của Chúa và mong sao có sự hòa bình. Còn hình phạt có nặng bao nhiêu đi nữa ngay cả chết hay chung thân vì tôi vẫn luôn nói với Nhật là đừng sợ roi đòn của xác thịt mà hãy sợ những gì làm mình chết về linh hồn”. Trần Minh Nhật là người duy nhất tự bào chữa cho mình. Anh nhận bản án 4 năm tù giam, 3 năm quản chế. Thái Văn Dung một trong những bị can trẻ nhất, từng bị cáo buộc là an ninh Việt Nam nhưng cũng bị phía Việt Nam cáo buộc tham gia khóa học do đảng Việt Tân tổ chức – nhận bản án 5 năm tù giam. Anh Hòa, anh ruột Thái Văn Dung cho biết hiện tại gia đình chưa có phản ứng cụ thể về bản án: “Cũng chưa biết được, còn chờ ý kiến luật sư và gia đình nữa”. Phiên tòa hôm nay cũng bắt đầu lúc khoảng 8g30 phút sáng. Thời tiết của Tp. Vinh sáng nay mưa rỉ rả, được nói lạnh hơn hôm qua. Đây cũng là một trong những lý do khiến số lượng người đến phiên tòa giảm đi so với con số khoảng 500 người ngày hôm qua. Ngoài ra, một số người bị thương trong đợt xô Hình ảnh các thanh niên công giáo được dán trên tường xung quanh khu vực toà án. Nuvuongconglyxát với công an, dân phòng chiều hôm qua không đến được phiên tòa. Người tham dự phiên tòa cho hay các bị can vẫn giữ lập trường vững vàng, các luật sư cũng hết mình bảo vệ thân chủ. Buổi sáng, các thanh niên trên được yêu cầu nói lời cuối cùng, anh Nguyễn Văn Duyệt nói rằng anh tin cậy nơi Chúa Kitô, rằng Chúa là tình yêu và sự thật. Còn Trần Minh Nhật đã cầu mong cho Việt Nam có được sự thật và công lý. Tất cả đều thể hiện một sự tin tưởng vững vàng vào Chúa. Paulus Lê Sơn, một trong những nhân vật bị đề nghị mức án cao nhất, dành lời cuối cùng để cảm ơn gia đình và thân hữu. Anh cũng xác định là mình không phạm tội và không quên nêu nguyện vọng được xử “đúng người, đúng tội” theo luật pháp. Ông Phẩm chia sẻ: “Nghẹn lời không nói được gì khi cháu nói như vậy. Tôi chỉ ứa nước mắt. Biết làm sao được”. Mẹ Paulus Lê Sơn đã qua đời hồi năm ngoái khi anh đang trong thời gian tạm giam. Anh không được về thăm mẹ lần cuối. Người thân cho biết Lê Sơn chưa biết tin mẹ mình qua đời. Tôi chăm sóc cháu từ nhỏ, bây giờ cháu bị như vậy thì tôi thấy bất công quá vì cháu không vi phạm gì mà cũng không lôi kéo một ai. Tôi không biết tòa lấy bằng chứng buộc tội ở đâu ra Ô. Đỗ Văn Phẩm Phiên tòa hôm nay căng thẳng hơn hôm qua, phần vì lực lượng an ninh kiểm soát chặt chẽ, phần vì những người tham dự lo lắng về bản án dành cho người thân của mình. Buổi sáng phần tranh trụng giữa luật sư và viện kiệm sát diễn ra sôi nổi. Các luật sư tỏ rõ bản lĩnh để bảo vệ thân chủ của Mặc dù trời mưa tầm tã, đầu của đường Nguyễn Thị Minh Khai đoạn cây xăng, cách tòa án khoảng 500m, công an vãn lập chốt ngay giữa đường. Nuvuongconglymình. Tuy nhiên kết quả không khả quan. Ông Phẩm kể tiếp: “Luật sư đưa ra hết các luận cứ bảo vệ nhưng toà đã không chấp nhận”. An ninh tăng cường tối đa Những người có mặt cho đài RFA biết tình hình an ninh được bố trí chặt chẽ hơn hôm qua với số lượng công an mặc thường phục và sắc phục cũng nhiều hơn so với ngày đầu tiên của phiên xử. Vấn đề quay phim, chụp ảnh cũng bị ngăn cản và kiểm soát gắt gao. Theo một nhân vật tại hiện trường cho biết, cứ có một nhóm khoảng 4-5 người là an ninh luôn theo dõi chặt chẽ. Đặc biệt, lúc hơn 10 giờ, sau khi vài bức ảnh chụp các dân phòng được đưa lên thì những người làm công tác an ninh càng tỏ ra siết chặt việc truyền hình ảnh ra ngoài. Hôm nay, các chốt vào Tp. Vinh cũng được canh gác nghiêm ngặt. Nếu hôm qua những người có mặt có thể đứng tại vị trí cách phòng xử 150 mét thì hôm nay trừ an ninh ra, không ai được phép hiện diện trong phạm vi 500 mét cách phòng xử. Các hàng quán trong phạm vi này cũng được yêu cầu phải đóng cửa. Việc này khiến việc cập nhật thông tin, hình ảnh không nhanh chóng và hiệu quả như ngày xử thứ nhất. Từ sáng sớm các đoàn người đã tiến về Tp. Vinh - nơi phiên xử diễn ra. Thân nhân và các giáo dân mang theo hình ảnh của 14 nhân vật bị xét xử để cầu nguyện cho họ. Như hôm qua, những đoàn người này cũng bị chặn trên đường đến phiên tòa. Nhiều người phải dùng đến xe máy hoặc đi bộ. Có đoàn phải đi bộ từ nơi cách phiên tòa hơn 10 km. 17 thanh niên bị đưa ra xét xử theo đạo Công giáo hoặc Tin lành, là những nhân vật tích cực trong các hoạt động xã hội và tôn giáo. Nhiều người trong số họ còn rất trẻ, ngoài 20 và là thành viên của Nhóm bảo vệ sự sống Gioan Phaolo II. Theo tin ban đầu, kết quả bản án chi tiết như sau: Paulus Lê Văn Sơn, Hồ Đức Hòa, Đăng Xuân Diệu: mỗi nguời 13 năm tù giam, 5 năm quản chế sau; Nguyễn Văn Duyệt 6 năm tù giam và 4 năm quản chế; Nguyễn Đặng Minh Mẫn 8 năm tù giam và 5 năm quản chế; Thái Văn Dung 5 năm tù giam, 3 năm quản chế; Nông Hùng Anh 5 năm tù giam, 3 năm quản chế; Nguyễn Đình Cương 4 năm tù giam, 3 năm quản chế; Trần Minh Nhật 4 năm tù giam, 3 năm quản chế; Nguyễn Xuân Anh 3 năm tù giam, 2 năm quản chế; Nguyễn Văn Oai 3 năm tù giam, 2 năm quản chế; Hồ Văn Oanh 3 năm tù giam, 2 năm quản chế; Đặng Ngọc Minh 3 năm tù giam, 2 năm quản chế; Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc án treo. Hiện đài RFA chưa có điều kiện tiếp xúc tất cả gia đình các bị can để tìm hiểu xem họ phản ứng như thế nào về bản án.
-
Việt Nam kết án tù 13 người Thiên chúa giáo với tội "lật đổ chính quyền"
– Việt Nam: Hãy trả tự do cho những nhà hoạt động bị kết tội – Vietnam: Release Convicted Activists (Human Rights Watch). “Drop Charges Against Blogger Le Quoc Quan”. “The 14 convicted are Dang Ngoc Minh, Dang Xuan Dieu, Ho Duc Hoa, Ho Van Oanh, Le Van Son, Nguyen Dang Minh Man, Nguyen Dang Vinh Phuc, Nguyen Dinh Cuong, Nguyen Van Duyet, Nguyen Van Oai, Nguyen Xuan Oanh, Nong Hung Anh, Thai Van Dung, and Tran Minh Nhat (for biographical information on each, see the appendix). They were arrested between August and December 2011 and held for more than a year before being put on trial.” - Đề nghị mức án các bị cáo trong vụ Hồ Đức Hòa. Tuổi trẻ - Tổ chức Ân xá Quốc tế yêu cầu VN phải trả tự do cho 13 nhà hoạt động bị phạt tù dựa trên những cáo buộc thiếu căn cứ, và chấm dứt hành động trấn áp những người bất đồng chính kiến – Viet Nam: Release 13 activists jailed on baseless charges, stop crackdown on dissidents (Amnesty International). - Xét xử các đối tượng phạm tội tuyên truyền chống Nhà nước (CAND). -Vietnam jails 13 activists in new crackdownJanuary 09, 2013 6:35 PM HANOI (AFP) - A Vietnamese court on Wednesday jailed 13 activists linked to a banned US-based opposition group for plotting to overthrow the communist state, a lawyer said, in the latest crackdown on dissent. --Activistss Convicted in Vietnam Crackdown on Dissent NYT -A Vietnamese court on Wednesday convicted 14 democracy activists of plotting to overthrow the government and sentenced them to jail terms ranging from 3 to 13 years. - Xét xử 14 bị cáo chống chính quyền (TT). – Tường thuật phiên toà xử các thanh niên Công giáo (RFA). - Nghệ An: Xét xử công khai vụ án hình sự “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (QĐND). - Xử vụ Hồ Đức Hòa cùng đồng phạm hoạt động lật đổ chính quyền (TT). - Xét xử kẻ rải truyền đơn chống nhà nước (VTC).
Cập nhật liên tục phiên tòa ngày 9/1/2013 VRNs (09.01.2013) - Vinh – 16:50: Tòa đã tuyên án. Bản án được tuyên như sau:
Tường thuật: Ngày thứ 2 của phiên tòa dành cho 14 thanh niên Kitô giáo yêu nước (NVCL). Ngày thứ 2 của phiên tòa dành cho 14 thanh niên Kitô giáo yêu nước (NVCL).- Xử 14 người Thiên chúa giáo ở Nghệ An (BBC). – Việt Nam : Xử sơ thẩm 14 người Công giáo và Tin Lành tại Nghệ An (RFI). – Việt Nam xét xử 14 người Công giáo và Tin Lành (VOA). – Việt Nam xét xử 14 thanh niên Công giáo và Tin Lành (RFA). – Phiên toà sơ thẩm xét xử các thanh niên Công giáo (RFA). – Phiên tòa xét xử 14 thanh niên Công giáo và Tin Lành ngày 08/01/2013 (Dân Luận). - Thông tin cập nhật về phiên tỏa xử 14 thanh niên Kitô giáo yêu nước tại Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An(NVCL). – Nóng – công an Vinh đàn áp giáo dân ! (Xuân VN). – Nhiều người bị ngăn cản tại phiên tòa xử 14 thanh niên Công giáo (RFA). - Thân nhân 14 thanh niên tường thuật diễn biến phiên tòa (Chuacuuthe). - Cập nhật lúc 22g: Tường thuật phiên tòa sơ thẩm xét xử 14 người yêu nước tại Vinh (Chuacuuthe).- - ĐÊM ĐÔNG NHỤC THÀNH (Hoàng Dũng). - 8-01-2013 PHIÊN TÒA BẠO LỰC – YÊU NƯỚC BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM LÀ CHỐNG “CHÍNH QUYỀN” – “CHÍNH QUYỀN” NÀO ??? (Trí Nhân Media). - Hình ảnh Tu viện kín Camêlô – 72 Nguyễn Thái Học đang bị phá dỡ (NVCL). -Xử công khai nhưng không cho người vào dự? -RFA, Bangkok- 2013-01-08 Phiên xử 14 nhà hoạt động tại Vinh kể từ ngày 8 tháng giêng được thông báo là một phiên xử công khai, nhưng hầu hết những người muốn tham dự đều không được đến gần tòa.
-Báo Nam Phương biểu tình vì bị đổi bài Chừng 100 nhà báo ở tuần báo Nam Phương tại Quảng Châu biểu tình phản đối ban tuyên giáo thay bài mừng năm mới. - Supporters Back Strike at Newspaper in China NYT -Hundreds of supporters gathered on Monday outside the headquarters of Southern Weekend, whose journalists had declared a strike over what they called overbearing censorship. --Trung Quốc : Hàng trăm người biểu tình phản đối kiểm duyệt báo chí
Paulus Lê Văn Sơn, Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu: 13 năm tù giam, 5 năm quản chế sau khi mãn hạn tù.
Nguyễn Đặng Minh Mẫn: 8 năm, 3 năm quản chế sau khi mãn hạn tù.
Nguyễn Văn Duyệt: 6 năm tù giam, 4 quản chế sau khi mãn hạn tù.
Thái Văn Dung: 5 năm tù giam, 3 năm quản chế.
Nông Hùng Anh: 5 năm tù giam, 3 năm quản chế.
Nguyễn Văn Oai: 3 năm tù giam, hai năm quản chế.
Nguyễn Xuân Anh: 3 năm tù giam, hai năm quản chế.
Nguyễn Đình Cương: 4 năm tù giam, 3 năm quản chế.
Trần Minh Nhật: 4 năm tù giam, ba năn quản chế.
Hồ Văn Oanh: 3 năm tù giam, hai năm quản chế.
Đặng Ngọc Minh: 3 năm tù giam, 2 quản chế.
Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc: án treo
Tổng cộng hơn 100 năm. Một bản án bất công, một bản án, liệu nhà cầm quyền còn tồn tại để canh tù không?
14g20: Có một người dân đi qua quảng trường tượng Hồ Chí minh và đứng lại chụp hình (cách tòa án nghệ an khoảng 1,5km) ngay lập tức, lực lượng dân phòng, công an và côn đồ xông tới bắt và lấy máy ảnh của người này.
Mặc dầu chính quyền đã huy động mọi lực lượng để đàn áp, bắt bớ thân nhân các Thanh Niên và những người dân đến tham dự phiên tòa “công khai” nhưng những việc đó không làm cho người dân nơi đây nhụt chí, họ tìm cách khác để thể hiện sự hiện diện của mình, bằng cách dán các hình ảnh, băng rôn, khẩu hiệu… khắp nơi trên khu vực Tp. Vinh.
- 14g02: Lúc này, thời tiết tại TP Vinh đang trở nên lạnh hơn cộng thêm vào đó là trời đã mưa nặng hạt.
Lực lượng công an và an ninh đã chốt chặt các vị trí. Những viên công an mặc thường phục và côn đồ cũng đã tập hợp thành từng nhóm.
Lực lượng công an và an ninh đã chốt chặt các vị trí. Những viên công an mặc thường phục và côn đồ cũng đã tập hợp thành từng nhóm.
- 13g40: Tòa án bắt đầu xét xử, không biết vì lí do gì mà họ đã phải đánh lừa mọi người tham dự phiên tòa là 15g mới bắt đầu phiên xử chiều nay? Mặt khác, anh Hồ Văn Lực là em trai của Hồ Đức Hòa đã có mặt theo giấy mời của tòa án và đã có mặt để tham dự phiên tòa ngày từ ngày hôm qua nhưng chiều nay, tòa án và công an nhất quyết không cho anh vào mà không nêu rõ lí do.
Đậy lại là một hành động ngang nhiên vi phạm pháp luật của tòa án Nghệ An và của công an. Thử hỏi, tòa án và công an là hai cơ quan thực thi pháp luật mà còn ngang nhiên dẫm đạp lên luật pháp thì đâu là chính nghĩa của một nhà cầm quyền?
Đậy lại là một hành động ngang nhiên vi phạm pháp luật của tòa án Nghệ An và của công an. Thử hỏi, tòa án và công an là hai cơ quan thực thi pháp luật mà còn ngang nhiên dẫm đạp lên luật pháp thì đâu là chính nghĩa của một nhà cầm quyền?
12g20: Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh viết: “Các bị cáo đã nói lời sau cùng, Paulus Lê Văn Sơn đã nói như sau: Xin cảm ơn gia đình, mẹ già đã chăm sóc nuôi nấng, xin lỗi mẹ vì những ngày mẹ yếu đau đã không chăm sóc được cho mẹ. (Paulus Lê Văn Sơn vẫn chưa biết mẹ đã mất khi anh bị bắt giam không được về nhìn mẹ lần cuối). Xin cảm ơn các cậu, các dì và anh em bạn bè đã chăm sóc mẹ khi ốm đau thay Sơn. Phần Sơn, tự xác định là mình không có bất cứ tội gì, nguyện vọng chỉ là yêu cầu xử đúng người, đúng tội căn cứ luật pháp.
Thái Quang Tâm: Lời cuối trước tòa của sinh viên Trần Minh Nhật “Con xin cảm ơn Cha Mẹ, gia đình, anh em và bạn bè đã đến tham dự phiên tòa đồng hành với con. Cầu mong xã hội Việt Nam sớm có được sự thật và công lý. Tôi chấp nhận tất cả những gì mà chế độ này đè nén, chấp nhận tất cả những hình phạt miễn sao công lý và sự thật được hiện diện tại đất nước Việt Nam này!”
- 11g35: Mọi người đang chia sẻ với nhau về diễn biến trong tòa. Được biết, tất cả đều hiên ngang, mặc dầu đang bị đưa ra các mức án rất nặng nề.
- 11g20: Phiên tòa tạm dừng, 13g30 sẽ tiếp tục…
Trong phiên tòa, lúc 11h05: Trước mặt chủ tọa, thẩm phán, thân nhân và đông đảo các viên an ninh, công an có mặt trong phiên tòa, khi được nói lên suy nghĩ của mình, anh Nguyễn Văn Duyệt đã dõng dạc nói lớn: Chỉ có Chúa Kitô là niềm Cậy trông, là Tình yêu và là Sự thật. Xin gửi đến tất cả mọi người lời cầu chúc bình an!
- 10g47: Người dân càng lúc càng đông. Theo quan sát của chúng tôi, hiện các lực lượng công an đủ thành phần đang chia thành từng tốp khoảng 20 người, họ bắt đầu đến những nơi có người dân hiện diện. Phải chăng đây là dấu hiêu của cảnh sắp đàn áp, bắt bớ vô cớ?
- 10g25: Hình ảnh rất quen thuộc: những kẻ được thuê đến để đàn áp những người tham dự phiên tòa công khai đang chia nhau tiền công. Có lẽ đây là dấu hiệu cho phiên tòa sắp kết thúc ngày hôm nay. Không như mọi người dự đoán sẽ kéo dài trong 3 ngày.
Có cả sổ tay chấm công đàn áp nữa
- 10g20: Dù lực lượng công an, dân phòng, côn đồ nhiều gấp cả chục lần nhưng không vì thế mà tinh thần bà con ở ngoài phiên tòa sợ hãi. Họ vẫn cầm trong tay những khẩu hiệu, hình ảnh của 14 thanh niên đang bị xét xử bên trong tòa án.
- 10g03: Vì trời quá lạnh nên bà con đã quây quần bên nhau để tự sưởi ấm giữa tiết trời mưa lạnh để hướng về những người con của mình đang bị xét xử bất công. Nhưng điều này cũng làm cho lực lượng dân phòng, công an, côn đồ lo sợ. Vì thế, họ vẫn bám xung quanh mọi người.
- 9g03: Phiên tòa công khai nhưng không được phát thanh, bên ngoài mọi người đang phải nghe chương trình phát thanh được mở cực lơn về “sinh đẻ có kế hoạch”.
Khung cảnh vắng tanh khác thường của phố khu phố được mệnh danh là “Trung tâm” mua sắm Vinh
- 8g52: Vì phiên xử không được phát thanh ra ngoài và khu vực xung quanh tòa án không thể có một ai tiếp cận được nên diễn biến bên trong phòng xử vẫn không được cập nhật.
Lưu ý: tại phiên tòa ngày hôm qua, phía anh ninh điều tra bộ công an VN và tòa án đã dựng chứng cớ giả để tìm cách kết tội blogger Lê Sơn. Vì thế, khi bị Lê Sơn và luật sư biện hộ của anh chất vấn và yêu cầu trưng ra bằng chứng thì chủ tọa và thẩm phán phiên tòa đã bối rối và rồi tìm cách lờ đi.
Lưu ý: tại phiên tòa ngày hôm qua, phía anh ninh điều tra bộ công an VN và tòa án đã dựng chứng cớ giả để tìm cách kết tội blogger Lê Sơn. Vì thế, khi bị Lê Sơn và luật sư biện hộ của anh chất vấn và yêu cầu trưng ra bằng chứng thì chủ tọa và thẩm phán phiên tòa đã bối rối và rồi tìm cách lờ đi.
- 8g20: Vì đã bị CSGT chặn bắt không cho xe chở vào Tp Vinh nên hôm nay, đoàn thân nhân của sinh viên Trần Minh Nhật đã tổ chức đi xe máy về Vinh với quãng đường gần 100km từ giáo xứ Ngọc Long, quê hương của Nhật. Họ đi dưới trời mưa phùn và rét mướt. Hiện tại họ đã có mặt tại khu vực gần Tòa án, đoàn có khoảng hơn 30 người.
Cách xa Tòa án khoảng 500m, tất cả các quán hàng đều phải đóng cửa theo lệnh miệng của công an, kể cả những người bán xôi, bánh mì.
- 8g00: Hiện tại, đã có hơn 100 người dân và thân nhân của các TNCG & TL có mặt tại khu vực Tòa án. Không biết chính quyền định thực hiện việc gì mà hôm nay lực lượng dân phòng, công an, côn đồ được huy động nhiều hơn cả hôm qua. Theo ghi nhận của một bạn trẻ sau khi đã đi một vòng đến các con đường dẫn vào Tp. Vinh, bạn này cho biết, công an vẫn được huy động đông đảo để canh gác ở các lối vào Tp. Từ cầu Bưu Điện ở Hưng Lộc, đường 3-2, cầu Bến Thủy, Quốc lộ 1A, đường từ Nam Đàn xuống… đều được công an túc trực rất kỹ.
Gần như tất cả mọi người dân đi ngang qua khu vực đoạn Tam Giác Quỉ đều bị sự kiểm tra nghiêm ngặt của lực lượng cảnh sát giao thông. Đây là hình ảnh công an lập chốt ngay giữa đường để ngăn mọi sự đi lại ở lối dẫn vào đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Đoạn cây xăng, cách tòa án khoảng 500m, công an vẫn lập chốt ngay giữa đường, đoạn đầu của đường Nguyễn Thị Minh Khai
Khu vực vòng xuyến, đoạn giao nhau giữa đường NTMK, Hồng Bàng, Lê Hồng Phong
- 7g56: Đoàn giáo dân của giáo xứ Yên Hòa đã đến Tp. Vinh sau khi vượt qua những sự ngăn chặn vô lý của công an.
- 4g sáng nay: Đoàn giáo dân giáo xứ Yên Hòa đã xuất phát nhưng bị công an chặn lại tại Nam Đàn, quê hương ông Hồ Chí Minh, từ chỗ bị chặn cho đến Tòa án khoảng 18km. Công an được huy động để không cho bà con đón xe buýt dọc đường. Công an Nam Đàn xuất sắc trong việc phát huy cái cao đẹp, cái văn minh, cái đạo đức của “đảng ta”.
Xin được nói rõ thêm: Vì đã có mặt chứng kiến cảnh bà con đến tham bị tước đoạt các quyền cơ bản, đặc biệt là sự đàn áp của công an, côn đồ tại khu vực phiên tòa ngày hôm qua, do vậy, Linh mục. Jos Phạm Ngọc Quang đã mời toàn bộ bà con giáo xứ Yên Hòa, nơi có 4 Thanh Niên bị đem ra xét xử trong vụ án về giáo xứ mình ăn tối và nghỉ ngơi để họ có điều kiện đến tham dự ngày xét xử thứ hai.
Xin được nói rõ thêm: Vì đã có mặt chứng kiến cảnh bà con đến tham bị tước đoạt các quyền cơ bản, đặc biệt là sự đàn áp của công an, côn đồ tại khu vực phiên tòa ngày hôm qua, do vậy, Linh mục. Jos Phạm Ngọc Quang đã mời toàn bộ bà con giáo xứ Yên Hòa, nơi có 4 Thanh Niên bị đem ra xét xử trong vụ án về giáo xứ mình ăn tối và nghỉ ngơi để họ có điều kiện đến tham dự ngày xét xử thứ hai.
Bằng chiêu thức “lấy thịt đè người” và dựa vào sức mạnh vai u thịt bắp, dùi cui, súng đạn của công an, cứ hễ thấy có người đứng gần khu vực tòa án là có ngay 4 hoặc 5 công an, dân phòng và côn đồ vây quanh ngay lập tức. Mục đích của họ vừa để trấn áp tinh thần người dân đến tham dự phiên tòa vừa đề phòng người dân chụp lại những cảnh đàn áp của công an. Đó là bộ mặt của những “chiến sĩ” mà hôm qua báo Tuổi Trẻ đã gọi.
PV. VRNs
anhbasam: Tin thứ Tư, 09-01-2013 12h10′:– Anh của Thái Văn Dung: Trong tòa, người dân thì ít, công an thì nhiều. Veston của Paulus Lê Sơn bị thu ngoài cổng tòa (Chuacuuthe).
10h47’: Tin từ TNCG: “Người dân càng lúc càng đông. Theo quan sát của chúng tôi, hiện các lực lượng công an đủ thành phần đang chia thành từng tốp khoảng 20 người, họ bắt đầu đến những nơi có người dân hiện diện. Phải chăng đây là dấu hiêu của cảnh sắp đàn áp, bắt bớ vô cớ?“.
10h25′: Tin từ TNCG: “Hình ảnh rất quen thuộc: những kẻ được thuê đến để đàn áp đang chia nhau tiền công. Có lẽ đây là dấu hiệu cho phiên tòa sắp kết thúc ngày hôm nay. Không như mọi người dự đoán sẽ kéo dài trong 3 ngày“.
Nuvuongcongly Hàng rào và công an dầy đặc xung quanh toà
Công an khắp nơi
Linh mục Nguyễn Đình Thục thuộc giáo phận Vinh là một trong những người bị ngăn cản như thế. Ông cho biết lại sự việc hồi sáng ngày 8 tháng giêng qua cuộc nói chuyện với biên tập viên Gia Minh như sau: LM Nguyễn Đình Thục: Khi từ nhà đến gần khu vực tòa án, tôi cùng hai giáo dân rẽ vào ngã gần tòa án thì bên an ninh, công an chặn lại không vào được. Tôi nhờ một người ở Vinh chỉ cho một hẻm nhỏ để đi vào. Nhưng khi đến thì có nhiều an ninh, công an mặc sắc phục và thường phục chặn tại đó. Tôi xin họ không cho vào và tôi mang máy ảnh ra chụp. Họ đến đòi lấy máy ảnh, tôi không cho thì họ bắt tôi. Họ bắt đưa tôi đi được một đoạn thì tôi nói các anh không có quyền bắt tôi bởi vì ở đây không có biển nào cấm quay phim chụp ảnh cả. Cãi nhau một lúc thì họ thả tôi ra. Tôi đi ra được một lúc thì nghĩ sao không để họ bắt để xem họ làm thế nào. Và tôi quay trở lại thì người bắt tôi không còn đứng ở đó nữa. Thế rồi tôi cùng hai giáo dân đi lại trạm xăng. Bà con giáo dân qui tụ ở đó rất là đông. Tôi cùng cha Minh giáo xứ Yên Hòa nơi có mấy em bị bắt và xử trong đợt này, cùng mấy thầy đại chủng sinh đi đến. Bà con rất mừng vui khi thấy các linh mục, tu sĩ đến dự phiên tòa.Khi đến thì có nhiều an ninh, công an mặc sắc phục và thường phục chặn tại đó. Tôi xin họ không cho vào và tôi mang máy ảnh ra chụp. Họ đến đòi lấy máy ảnh, tôi không cho thì họ bắt tôi. LM Nguyễn Đình ThụcGia Minh: Khi linh mục đến đó thì số người dân tại địa điểm cây xăng đó bao nhiêu người? LM Nguyễn Đình Thục: Tôi không quen chuyện phỏng đoán; nên khi đang đứng ở đó và có đài nào gọi phỏng vấn, tôi có hỏi mấy người đứng bên cạnh là số lượng giáo dân tham gia phiên tòa này bao nhiêu người. Có mấy em bảo số lượng tham gia hai ngàn hay hơn gì đó; tôi cũng trả lời đài đó là chừng hai ngàn hay hơn gì đó. Nhưng tôi thấy rằng số lượng giáo dân, những người đi tham dự phiên tòa ở bên ngoài không đông bằng số lượng công an và an ninh. Họ đông và làm việc rất chặt chẽ; tức không cho ai dùng máy ảnh hay máy quay phim để ghi lại hình ảnh nơi đó. Sau đó một lúc, bà con tập trung đến cầu nguyện, hát Kinh Hòa Bình. Lực lượng an ninh và công an rất đông họ đến xô cố phá vỡ đám đông đó. Giáo dân sợ công an bắt tôi nên họ quây lại để bảo vệ công an khỏi bắt tôi. Nhưng tôi nghĩ họ không bắt tôi mà chỉ muốn phá vỡ đám đông đang cầu nguyện và đang hát. Không biết vì sao họ lại sợ như vậy. Được một lúc họ không đến phá đám đông đó nữa, thì tôi đi ra bên ngoài. Lúc đó có một số các cha ở đó: cha Quang, cha Nam, cha Minh và nghe công an nói sáng nay có cha Hương, thư ký của đức giám mục. Bà con còn nói có một số cha khác như cha Lang…Chúng tôi ngồi với bà con tập trung tại đó cho đến trưa thì chúng tôi đi ăn trưa tại một nơi khác. Gia Minh: Linh mục thấy thông báo của tòa là xử công khai nhưng hành xử của công an, an ninh, dân phòng ra sao? LM Nguyễn Đình Thục: Cũng như những lần trước họ bảo rằng tòa xử công khai nhưng họ không muốn cho bà con đến tham dự phiên tòa. Số lượng được vào dự phiên tòa rất ít. Còn số lượng ở bên ngoài đến để theo dõi thì họ ngăn không cho đến gần cửa tòa án.Còn phiên tòa ở bên trong xét xử thế nào thì không có loa bắt ra ngoài để mọi người được nghe diễn biến của phiên tòa.
Không được đến gần toà, không được chụp ảnh
Gia Minh: Linh mục nhận định, đánh giá ra sao về cáo trạng mà Viện Kiểm sát Nhân dân đưa ra truy tố những người bị xét xử? LM Nguyễn Đình Thục: Trong bữa cơm hôm nay, tôi may mắn gặp một công chức Công giáo. Anh này là bạn tôi. Tối hôm qua anh rất may được cùng các luật sư được nhìn thấy các thanh niên bị bắt, và anh này nói chuyện với luật sư và luật sư cho biết những thanh niên đó không chấp nhận tội danh mà phía chính quyền đưa ra. Họ tìm mọi cách để nói rằng việc bắt người của chính quyền là sai trái. Họ không bao giờ chấp nhận như anh Diệu, anh Hòa, Paul Lê Sơn… Dĩ nhiên tôi cũng như những ai biết suy nghĩ, biết ít nhiều về vụ việc này đều nhìn nhận như vậy. Những tội danh đưa ra là điều áp đặt. Gia Minh: Cám ơn Linh mục những chia sẽ về việc tham dự phiên tòa và cáo trạng. -Xử công khai nhưng không cho người vào dự? -- Nghệ An: Xét xử công khai vụ án hình sự “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (QĐND). QĐND Online - Ngày 8-1, tại Thành phố Vinh, Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An tiến hành xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự đối với 14 bị cáo phạm tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo khoản 1 và khoản 2, Điều 79, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo bản cáo trạng đọc tại phiên tòa, trong khoảng thời gian từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2011, các bị cáo đã được tổ chức “Việt Nam canh tân cách mạng đảng” (gọi tắt là Việt Tân) – tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài, móc nối sang Thái Lan, Hoa Kỳ, Phi-lip-pin, Cam-pu-chia... để huấn luyện và lên kế hoạch hành động, nhằm lật đổ chính quyền nhân dân bằng phương thức “diễn biến hòa bình” thông qua phương pháp “bất bạo động”.
Các đối tượng bị truy tố trong vụ án này đã được tổ chức Việt Tân kết nạp, đặt bí danh; giao nhiệm vụ, giao tiền và phương tiện để về nước hoạt động.
Toàn cảnh phiên tòa |
Các bị cáo tại phiên tòa |
Trong số 14 bị cáo bị truy tố, đưa ra xét xử trong phiên tòa, có 7 bị cáo trú tại Nghệ An (Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Xuân Anh, Thái Văn Dung, Nguyễn Đình Cương); 3 bị cáo trú tại tỉnh Trà Vinh (Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc); các bị cáo còn lại trú ở các tỉnh, thành phố: Lâm Đồng (Trần Minh Nhật), Hà Nội (Lê Văn Sơn), TP Hồ Chí Minh (Hồ Văn Oanh) và Lạng Sơn (Nông Hùng Anh).
Có 3 bị cáo là sinh viên, gồm: Nông Hùng Anh, Trường Đại học Hà Nội; Hồ Văn Oanh, Chuyên ngành Đồ họa, Trường Cao đẳng Bách Việt, TP Hồ Chí Minh; Trần Minh Nhật, hệ cao đẳng thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học TP Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, có 3 bị cáo cùng ở trong một gia đình cũng bị truy tố trong vụ án này là: Đặng Ngọc Minh, sinh năm 1957 cùng con gái Nguyễn Đặng Minh Mẫn, sinh năm 1985; con trai Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc sinh 1980.
Tham gia phiên tòa có 8 luật sư bào chữa cho các bị cáo. Nhiều phóng viên báo chí và cùng đông đảo nhân dân và nhân chứng tham dự phiên tòa.
Ngày 9-1, phiên tòa tiếp tục tiến hành.
Tin, ảnh: TRẦN HOÀI
- Xử vụ Hồ Đức Hòa cùng đồng phạm hoạt động lật đổ chính quyền (TT). TTO - Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Công an Nghệ An tham gia bảo vệ phiên tòa.
Sáng 8-1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An xét xử sơ thẩm vụ án hình sự "Hồ Đức Hòa cùng đồng phạm hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân".
Vụ án gồm 14 bị cáo do Hồ Đức Hòa cầm đầu gồm: Nông Hùng Anh (Lạng Sơn), Lê Văn Sơn (Thanh Hóa), Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc (ba bị cáo này là ba mẹ con, quê Trà Vinh), Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Duyệt, Hồ Văn Oanh, Thái Văn Dung, Nguyễn Đình Lương, Nguyễn Xuân Anh, Trần Minh Nhật (cùng ngụ ở Nghệ An).
Trong 14 bị cáo có ba sinh viên đang học tại các trường đại học, ba giám đốc các công ty xây dựng, thương mại và TNHH.
Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Công an Nghệ An tham gia bảo vệ phiên tòa.
Theo bản cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An, đường dây tội phạm này được tổ chức Việt Tân huấn luyện tại Thái Lan, Campuchia, Philippines và Mỹ từ năm 2010.
Sau huấn luyện, tổ chức Tân Việt đã cấp kinh phí, phương tiện cho nhóm này hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Đầu năm 2012 những người này lần lượt bị công an các tỉnh truy bắt.
Theo cơ quan Công an Nghệ An, nhóm này gồm 17 người. Hiện ba người bỏ trốn đang bị cơ quan công an truy nã. -Việt Nam xét xử 14 thanh niên Công giáo và Tin Lành Việt Nam sắp đưa những thanh niên Công giáo ra xét xử 12 tổ chức NGO kêu gọi VN trả tự do cho các thanh niên Công giáo 12 tổ chức kiến nghị thả 17 thanh niên công giáo -NED gửi thư cho TT Nguyễn Tấn Dũng về vụ công an bắt giam LS Lê Quốc Quân 2013-01-07
Nhân việc ông Carl Gershman, Giám đốc Quỹ Quốc gia Tài trợ Dân chủ của Hoa Kỳ - NED, viết thư gửi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng về trường hợp công an bắt giam LS Lê Quốc Quân, Đài ACTD có phỏng vấn ông về sự can thiệp này. - Trần Khải Thanh Thủy: Vài mẩu chuyện về Lê Quốc Quân (ĐCV). - Hưởng ứng lời kêu gọi của TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Thái Hà cầu nguyện cho Công lý – Sự thật và các nạn nhân(J.B. Nguyễn Hữu Vinh). – Gần 2,600 Người Đã Ký Tên Đợt Ủng Hộ Thỉnh Nguyện Thư Xin Lên Tiếng Bảo Vệ 14 Thanh Niên Công Giáo và Tin Lành Bị cs Việt Nam Mang Ra Xử Ngày 8 Tháng 1 Năm 2013 (TNCG). - Lời kêu gọi của gia đình các thanh niên Kitô hữu sắp bị xét xử. - Giáo Xứ Nghi Lộc Thắp Nến Cầu Nguyện Cho Anh Thái Văn Dung Và Các Thanh Niên Bị Bắt. – Tin Nóng: Công An Ngăn Chặn Việc Tham Dự Phiên Tòa của Thân Nhân Các TNCG. - Giáo dân Thái Hà ký tên kêu gọi thực thi quyền con người tại Việt Nam (NVCL). - Thông báo (số 3): Về việc Sở Y tế Hà Nội tiếp tục phá dỡ Tu viện kín Camêlô – 72 phố Nguyễn Thái Học (TGP HN). Tin thứ Ba, 08-01-2013
20h40′: Độc giả N.D. nhắn trong comment “TIN KHẨN: Có người báo. Đã gọi điện đến khách sạn Thành An (0383.588.366 – nơi Lân Thắng, NB Gió và Trương Dũng bị bắt sáng nay) được lễ tân xác nhận là chưa thấy 3 anh về KS. Lúc sáng bị bắt đi, có mang hết đồ đi rồi. Như vậy, tin các anh được thả và đang bị câu lưu tại KS và phải tắt máy ĐT là tin giả nhằm che giấu việc các anh hiện đang bị giam giữ trái phép. Đề nghị cộng đồng mạng lên tiếng…“. Theo tin từ DLB đưa lúc 15h: Tin cho biết, hiện có 3 người đến theo dõi phiên tòa đã bị công an bắt giữ là Blogger Người Buôn Gió (Bùi Thanh Hiếu), Nguyễn Lân Thắng, Trương Văn Dũng. Hiện cả 3 người đang bị giam giữ tại trụ sở CA Thành phố Vinh.
16h10′: Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn cô Phương, em gái thanh niên yêu nước Nguyễn Đình Cương:
15h30′: Tin từ Thành phố Vinh cho biết, nhân dân đến dự tòa đã bị đàn áp đổ máu.
14h: Thông tin từ Thành phố Vinh cho biết: Hiện nay những người sau đây đi vào Thành phố Vinh nghỉ tại khách sạn đang bị bắt giữ vào Công an Thành phố Vinh gồm: Người Buôn Gió, Nguyễn Lân Thắng, Trương Văn Dũng. Công an đang lập biên bản ghi lời khai của những người này. Trả lời vào biên bản của Công an Thành phố Vinh, ông Trương Văn Dũng nói: “Tôi xác định các anh bắt tôi vào đây là trái pháp luật, ghi vào đi”.
Ngoài ra, sáng nay Lã Việt Dũng bị bắt vào đồn vô cớ, bị truy hỏi về việc chụp ảnh, anh trả lời: “Ở đây không có biển cấm quay phim, chụp ảnh nên không thể bắt tôi khi chụp ảnh ở đây”. Thật bất ngờ, câu trả lời hết sức “cùn” mang đặc tính riêng Công an Thành phố Vinh và công an Việt Nam là: “Ở đây có biển ghi khu vực cấm, tức là cấm tất cả”. Tất nhiên là Lã Việt Dũng đã không chấp nhận và sau khi đuối lý họ đã phải thả anh ra.
12h15′: 1 CTV từ Thành phố Vinh gửi tin: “Sáng nay đã có 11 nạn nhân bị thẩm vấn tại Tòa, sau các thủ tục ban đầu, Tòa đã đọc cáo trạng cho từng người. Các nạn nhân đã bị thẩm vấn từng người một, tất cả đều khẳng định rõ ràng những việc mình làm là vô tội, với tinh thần yêu nước, chống Trung Quốc xâm lược và vì cộng đồng dân tộc, đất nước này. Với tinh thần và những việc làm yêu nước đó, họ hoàn toàn không có tội.
Còn Tòa và Viện Kiểm sát muốn kết tội họ theo lệnh Đảng Cộng sản, thì những kẻ kết tội phải chịu trách nhiệm trước dân tộc. Tin cũng cho biết, các nạn nhân ra tòa đều mặc quần áo bình thường, thái độ tươi tỉnh, phấn khởi vì được làm chứng cho Sự thật – Công lý – Hòa bình và được nói lên tiếng nói của lòng dân, của mỗi người dân Việt Nam trước cái gọi là Tòa án của bạo quyền, của ma quỷ.
Thông tin còn cho biết thêm, tất cả người nhà, thân nhân hiếm hoi được vào Tòa hôm nay đều bị thu giữ máy điện thoại và đều bị hạn chế. Những thứ đã tiếp tế cho các nạn nhân thời gian gần đây ở các trại giam, các nạn nhân không nhận được. Đây là hành động vô nhân đạo của nhà cầm quyền Việt Nam đối với các nạn nhân trong thời gian qua. Paulus Lê Văn Sơn, người được gia đình gửi quần áo vét cũng không nhân được trước khi ra tòa.” - Thông tin tổng hợp về phiên tòa xử 14 thanh niên Kitô giáo yêu nước tại Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An (NVCL).
11h55’- Video: CA, dân phòng dày đặc bên ngoài phiên xử 14 người yêu nước tại Nghệ An (DLB).
10h18′: Đã có các cha Quang đang tới cùng với cha Thục và Cha minh. Cha Thượng Nam cũng đã đến đồng hành với hai cha và mọi người.
Ảnh: Facebook Hư Vô
10h15′: Hiện đã có thêm cha FX Đinh Văn Minh cùng đồng hành với mọi người, dân phòng, công an và côn đồ đang gây sự với hai linh mục là cha JB Nguyễn Đình Thục và cha FX Đinh Văn Minh.
10h10′: SOS: Bà Nguyễn Thị Hóa, mẹ của anh Nguyễn Đình Cương đã bị công an hành hung, phải đến bệnh viện phành phố. Anh Nguyễn Đình Cương là 1 trong 14 người ra tòa sáng nay.
10h05′: Hiện tình hình ở số 119 Minh Khai vẫn rất căng thẳng. Lực lượng công an đòi kéo cha Thục đi, không cho cha cầu nguyện cùng giáo dân. Bà con giáo dân đang hết sức bảo vệ Cha.
9h:45: 1 CTV cho biết, tại số nhà 119 MK Cha JB Nguyễn Đình Thục cùng giáo dân cầm tay nhau hát kinh hòa bình. Đang trong lúc Cha Thục cùng giáo dân cầu nguyện thì lực lượng công an đã đến đàn áp – không cho Cha cùng giáo dân cầu nguyện.
9h30′: Em Trần Hoài Tô, em gái của anh Trần Hữu Đức, người thanh niên công giáo vừa bị kết án 3 năm tù vì tội yêu nước, vừa bị công an mặc thường phục đòi bắt đi. Tin từ DLB: TP Vinh bị phong tỏa, CA dày đặc bên ngoài khu vực tòa án. 9h15′: Lúc này có khoảng hơn 200 người dân tập trung tại đầu đường Nguyễn Thị Minh Khai, cách khu vực tòa án 200m. Hiện tinh thần của tất cả mọi người rất mạnh mẽ. Theo ghi nhận, linh mục Nguyễn Đình Thục cũng có mặt trong đoàn người trước cổng tòa án.
9h25’: Tường thuật phiên tòa sơ thẩm xét xử 14 người yêu nước tại Vinh – Cập nhật tin: Thân nhân các thanh niên Công giáo Vinh bị công an chặn trên đường tham dự phiên tòa (Chuacuuthe).
9h05’: Tin từ blogger Trần An: Hiện nay tất cả mọi người đang nắm tay nhau để cầu nguyện.
8h55’: Đoàn Đà Lạt đã bị tách ra thánh hai nhóm, một nhóm 8 người đang đứng tại 54 Nguyễn Thị Minh Khai, còn nhóm kia thì mất liên lạc. Cha JB Nguyễn Đình Thục Cũng đã có mặt cùng với mọi người tại đầu đường Nguyễn Thị Minh Khai.
8h40’: 1 CTV nhắn tin: “Đoàn Đà Lạt bị một lực lương hùng hậu có cả công an và quân đội, gần một trăm tên chặn ngay tại đầu đường Nguyễn Thị Minh Khai. Hiện tại có hơn một trăm người tham dự đã vào đc phía trong của bọn chúng, nhưng nó lại không cho ra nữa, còn lại tất cả bị chặn trước cây xăng và khu vực tam giác quỷ“.
Tin từ blogger Người Buôn Gió: “Có 20 dân phòng, công an, an ninh rồi. Giờ đổ thêm một xe 20 người nữa bao vây khách sạn. Ba thằng mình nguy hiểm vậy sao?“ Cùng thời điểm, có khoảng 30 giáo dân đã tập hợp gần hàng rào. Một chiếc xe chở 20 công an dân phòng vừa chạy ra khỏi khuôn viên tòa án, có thể đàn áp bà con chỗ khác.
6h30′: Blogger Trần An: “6H – Hiện nay đoàn đã bị các CSGT bắt xuống xe và đoàn đã chọn phương án đi bộ để đến tham dự phiên tòa, đoàn người tham dự bộ hành chỉ còn cách tòa án 10km. Tại ngã ba Quán Bánh có chừng 40 cảnh sát các loại đang làm nhiệm vụ, tất cả ngõ vào TP Vinh đều bị công an phong tỏa“.
.
6h15′: Công an Vinh trấn áp các nhà nghỉ khách sạn trong đêm (Chuacuuthe). “Theo một số nguồn tin từ Vinh cho biết: Hiện nay các cán bộ an ninh cấp cao đang đổ về thành phố Vinh. Đã có các xe chuyên dụng để trấn áp đám đông tập kết về khu vực báo Công an Nghệ An, khu vực tượng đài Hồ Chí Minh…”. – Tường thuật thân nhân của các TNCG trên đường tới dự phiên tòa (Tạo vật hèn mọn).
2h30’: Blogger Bùi Hằng: “Kính thông báo đến toàn thể bà con, lúc 1h 54 phút, 27 công an đang bao vây nơi nghỉ của một số anh chị em vào Vinh xem phiên tòa xử các thanh niên công giáo. Nhóm đang bị bao vây tại nơi nghỉ 158 Nguyễn Thái Học – Thành Phố Vinh- Nghệ An gồm Nguyễn Lân Thắng, Người Buôn Gió… Mới nhận thông tin trên. Bà con anh chị em ở Vinh xem hỗ trợ…”
Nóng: 2h – Blogger Người Buôn Gió, Nguyễn Lân Thắng và Trương Văn Dũng bị công an kiểm tra (NBG). NBG: “Lễ tân con gái gọi mở cửa có việc, mình nhất quyết ko mở vì lý do sợ bị vu hiếp dâm. Có tiếng gọi xưng là công an kiểm tra, mở cửa 5 cảnh sát, hai trung tá an ninh và ba người trung niên thường phục xông vào. Một trong ba người này nói là chỉ huy đòi kiểm tra hành lý, mình hỏi kiểm tra phải có chuyên đề, pháp lệnh, luật tố tụng. Họ đòi đưa về trụ sở mình bảo thế là bắt ngưới bất hợp pháp. Giờ họ đứng canh cửa cầm dùi cui cho mình không ra, thế là giam giữ người bất hợp pháp“.
—-