Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

Tù nhân lương tâm không mặc áo tù nhân (Fx Đặng Xuân Diệu)

Anh Đặng Xuân Diệu trước tòa. --Tù nhân lương tâm không mặc áo tù nhân 2015-04-25
Không có tội
Một số những tù nhân lương tâm ở Việt Nam cương quyết không chịu mặc áo tù nhân như Luật sư Lê Quốc Quân, bà Bùi Thị Minh Hằng, anh Đặng Xuân Diệu… vì họ cho rằng mình không có tội. Hiện trại giam đối xứ với họ như thế nào?

“Giữa tháng 4 vừa rồi, gia đình vào thăm gặp bà thì trại không cho thăm gặp. Họ bảo yêu cầu bà mặc áo tù nhân của trại thì mới được gặp gia đình. Thế nhưng bà vẫn kiên quyết không chấp nhận điều đó. Họ có lập biên bản về việc này nhưng trong biên bản không thấy chữ ký của mẹ em mà chỉ thấy của 2 người làm chứng, là phạm nhân cùng phòng. Biên bản lập về việc mẹ em không chấp nhận mặc áo của trại giam nên không được gặp gia đình.”
Giữa tháng 4 vừa rồi, gia đình vào thăm gặp bà thì trại không cho thăm gặp. Họ bảo yêu cầu bà mặc áo tù nhân của trại thì mới được gặp gia đình. Thế nhưng bà vẫn kiên quyết không chấp nhận điều đó.
-Cô Quỳnh Anh
Vừa rồi là lời chia sẻ của cô Quỳnh Anh về lần thăm gặp mới nhất với mẹ của mình là bà Bùi Thị Minh Hằng đang thụ án 3 năm tù giam vì tội “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 Bộ luật Hình sự VN. Kể từ khi bị bắt đưa vào trại giam An Bình ở tỉnh Đồng Tháp hồi tháng 2 năm 2014, bà Bùi Hằng cương quyết chỉ mặc đồ của gia đình gửi vào mà không mặc áo phạm nhân. Sau khi chuyển về trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai vào tháng 2 năm nay, bà Bùi Hằng vẫn phản đối không mặc đồ của trại giam ở đây. Trại giam Gia Trung chỉ đồng ý với điều kiện họ phải đóng dấu “Tù nhân” trên quần áo cá nhân của bà Bùi Hằng thì mới cho mặc. Bà Bùi Hằng yêu cầu phải đóng dấu “Tù nhân Chính trị” chứ không chấp nhận đóng dấu “Tù Hình sự”. Trại giam không đồng ý với yêu cầu này. Trong chuyến thăm gặp đầu tiên của gia đình ở trại giam Gia Trung, bà Bùi Hằng thông báo cho cô Quỳnh Anh biết nhưng chuyến thăm gặp mới nhất trong tháng 4 thì cô Quỳnh Anh không được gặp mẹ của mình mà chỉ nhận được tờ biên bản ghi không cho gặp gỡ gia đình nữa.

Cấm thăm nuôi?

Anh Đặng Xuân Diệu trước khi bị bắt
Anh Đặng Xuân Diệu trước khi bị bắt
Về trường hợp của tù nhân Đặng Xuân Diệu thì nghiêm trọng hơn rất nhiều. Đặng Xuân Diệu là một trong 14 thanh niên Công giáo ở Vinh bị kết án tù 13 năm theo điều 88 Bộ luật Hình sự VN hồi năm 2011. Kể từ khi bị bắt cho đến nay, tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu không chịu mặc áo tù nhân và anh chưa bao giờ được gặp gia đình trong thời gian gần 4 năm thụ án. Ông Đặng Xuân Hà, anh trai của anh Đặng Xuân Diệu cho đài ACTD biết chỉ duy nhất một lần được thấy em trai mình trong trại giam từ khoảnng cách xa 20 mét:
“Lúc ấy vì lý do vào thời điểm Diệu đã 142 lần không ăn cơm nên sức khỏe xuống dốc, trong người mang thêm nhiều bệnh tật và được anh Trương Minh Tam cho biết sức khỏe của Diệu quá kiệt quệ. Khi đó gia đình và tất cả những người thân của Đặng Xuân Diệu đòi hỏi quản lý trại giam cho thấy được Diệu thì buộc lòng họ phải cho mình thấy. Họ cho nhìn thấy Diệu ở khoảng cách xa 20 mét chứ không cho gặp. Thấy được Diệu là họ lôi vào ngay.”
Biết tin em trai Đặng Xuân Diệu sức khỏe bị kiệt quệ do tuyệt thực ở trại giam Xuyên Mộc phản đối cách hành xử khắc khe của trại giam, ông Đặng Xuân Hà đến xin thăm gặp nhưng không được giải quyết. Ông Hà nhờ giám thị trại giam chuyển giúp tự điển và sách hát thánh ca đều bị từ chối. Trong số lần gọi điện thoại ít ỏi thăm gia đình của Đặng Xuân Diệu, lần mới nhất, anh Diệu cho biết không được mua đồ ăn ở căn-tin. Ông Đặng Xuân Hà kể lại:
Những người thân của Đặng Xuân Diệu đòi hỏi quản lý trại giam cho thấy được Diệu thì buộc lòng họ phải cho mình thấy. Họ cho nhìn thấy Diệu ở khoảng cách xa 20 mét chứ không cho gặp. Thấy được Diệu là họ lôi vào ngay.
-Ông Đặng Xuân Hà
“Lần mới nhất anh Diệu gọi về vào khỏang ngày tháng 12 tháng 4 vừa rồi. Diệu cho gia đình biết rằng hiện bây giờ trại giam có chỉ thị riêng với Đặng Xuân Diệu là không cho mua thức ăn ở căn-tin, tức là dù có tiền của gia đình ký gửi vào cũng không được mua thức ăn riêng. Tôi thấy đó là hình thức người ta cố tình giết Diệu một cách thầm lặng lâu dài. Từ trước tới giờ, tôi chưa thấy một trai giam nào không cho tù nhân mua thức ăn ở căn-tin mà thức ăn của trại không biết họ cho Đăng Xuân Diệu ăn thức ăn gì, dung lượng ăn ra sao, tôi không hề biết được.”
Ông Trương Minh Tam, một cựu tù từng bị giam sát buồng của Đặng Xuân Diệu, biết rõ tình trạng sức khỏe của anh Diệu nói với đài RFA:
“Theo Tam nghĩ sức khỏe của Diệu rất yếu. Mình nghĩ khoảng trên 40 kg, thể trạng một người đàn ông như thế thì thật sự rất nguy hiểm. Mình cũng kỳ vọng cậu ấy phải được trợ giúp nhân đạo, được đưa đi chữa bệnh để khắc phục tình trạng sức khỏe suy kiệt lâu dài. Theo như số liệu không chính thức Tam cộng dồn vào thì đến thời điểm này, Diệu đã bỏ bữa ăn, bao gồm cả tuyệt thực rồi ăn thất thểu lên khoảng tầm 15 tháng trong tổng số đi tù chưa đầy 4 năm.”
Riêng trường hợp của Luật sư Lê Quốc Quân, kể từ khi được chuyển từ Hỏa Lò đến trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam, gia đình cho biết Luật sư Lê Quốc Quân vẫn không mặc áo tù nhân nhưng trại giam An Điềm thực hiện đúng luật định cho thăm gặp cũng như được nhận Kinh thánh và sách vở.
Theo điều 39 trong Luật Thi hành Án Hình sự năm 2010 quy định “trại giam phải thông báo tình hình chấp hành án; phối hợp với gia đình phạm nhân, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục cải tạo phạm nhân”; thế nhưng, gia đình của các tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng và Đặng Xuân Diệu không biết phải làm thế nào để được phối hợp cùng trại giam thực hiện quy định theo điều 39 này.

-Tình hình hiện nay của tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu
Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu hiện phải thụ án 13 năm tù giam tại Trại số 5 Yên Định, Thanh Hóa và thông tin từ một tù nhân vừa mãn án cho biết anh Đặng Xuân Diệu phải chịu sự đối xử vô cùng khắc nghiệt vì không chịu nhận tội.

Gia đình và nhiều người quan tâm đang lên tiếng cho trường hợp của tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu.

Một phút gặp mặt

Chừng 50 người gồm cả thân nhân và các thân hữu của tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu vào ngày 22 tháng 10 đã đến tại Trại 5 Yên Định, Thanh Hóa để thăm anh này. Chỉ có ba người thân được vào trại mà thôi và cuộc gặp được anh Đặng Xuân Hà, anh trai của Đặng Xuân Diệu kể lại như sau:
Sáng nay đi thăm Diệu nhưng chỉ được nhìn thấy Diệu thôi. Họ đưa ra rồi hai bên nhìn nhau rồi họ đưa vào thôi. Bản thân tôi, một người chú tên Tân và chị Hòe là chị ruột của Diệu được thấy Diệu mà thôi. Diệu đưa tay chào và người nhà òa lên khóc, và công an cản ra. Thấy có lẽ không được một phút. Họ lập văn bản là đã cho gặp người nhà và hai anh em thấy nhau, còn mọi thủ tục để gặp tại Trại giam thì cũng làm mọi thủ tục như thường tức vào trình chứng minh thư, sổ thăm gặp rồi người ta mới giải quyết cho. Chúng tôi cũng hỏi tin tức về Diệu thì họ nói những tin tức từ bên ngoài cung cấp là sai, còn việc ăn của Diệu họ nói do Diệu không chịu ăn thôi. Họ nói thế nhưng cụ thể như thế nào mà họ không cho mình gặp Diệu thì việc không cho ăn hay Diệu không ăn thì điều đó vẫn chưa xác định được. Gia đình tiếp tục làm đơn để anh em gặp nhay trao đổi cụ thể. Hiện chúng tôi đang trên đường về, chúng tôi sẽ làm đơn gửi cho  Ban Giám thị Trại 5 Thanh Hóa và những nơi khác nữa.”
Theo gia đình cho biết thì đây là lần thấy mặt anh Đặng Xuân Diệu đầu tiên kể từ khi anh này phải ra tòa và bị kết án 13 năm vào ngày 9 tháng giêng năm ngoái với tội danh bị buộc ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Và trước đó gia đình cũng chỉ được gặp mặt anh này một lần vào tháng 12 năm 2012 khi anh còn ở trại giam B4 của Bộ Công an tại Hà Nội, sau khi bị bắt vào ngày 30 tháng 7.
Thông tin về tình trạng biệt giam khắc nghiệt đối với tù nhân Đặng Xuân Diệu chỉ được bên ngoài biết đến sau khi một tù nhân bị giam ở một phòng áp vách mãn án là Trương Minh Tam ra ngoài cho biết.

Kêu cứu

Fx. Đặng Xuân Diệu như một thanh niên đầy nhiệt huyết, một người hoạt động vì lợi ích cộng đồng và dấn thân hy sinh cho những người cùng khổ.
Fx. Đặng Xuân Diệu như một thanh niên đầy nhiệt huyết, một người hoạt động vì lợi ích cộng đồng và dấn thân hy sinh cho những người cùng khổ.
Khi nhận được tin con phải chịu cảnh tù đày khắc nghiệp chỉ vì không chịu nhận tội, mẹ của tù nhân Đặng Xuân Diệu vào ngày 14 tháng 10 vừa qua viết đơn kêu cứu khẩn cấp gửi cho thủ tướng, chủ tịch nước, bộ trưởng Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan hữu quan. Thư nêu lên việc bắt giữ một cách bất minh người con yêu nước, hy sinh vì cộng đồng của bà. Đồng thời lời kêu cứu được đưa ra vì tình trạng an toàn sức khỏe và tính mạng hết sức nguy cấp theo như nhân chứng cho biết.
Mẹ của tù nhân Đặng Xuân Diệu yêu cầu được thăm gặp con của bà theo qui định của pháp luật mà những tù nhân khác được hưởng. Ngoài ra nếu sức khỏe con bà bị suy kiệt, nguy cấp phải được đưa đi chữa trị kịp thời.
Hội đồng Liên tôn Việt Nam cũng có Bản Lên tiếng cực lực phản đối nhà cầm quyền về chế độ nhà tù nhằm trừng phạt, trả thù các tù nhân lương tâm. Bên cạnh đó là những cách thức sử dụng để buộc tù nhân nhận tội.
Bản Lên tiếng cũng tố cáo cách thức bị cho là bao biện khi đổ lỗi cho cấp dưới ra tay đối với tù nhân. Bản Lên tiếng cũng cấp báo cho lương tri nhân loại về những trường hợp tù nhân lương tâm bị rơi vào những trường hợp vừa nêu.
Linh mục Phan Văn Lợi, một người cùng tham gia ký tên trong Bản Lên tiếng của Hội Đồng Liên tôn phát biểu về trường hợp tù nhân Đặng Xuân Diệu hiện nay:
“Trường hợp anh Đặng Xuân Diệu là một trường hợp đặc biệt: thứ nhất anh phải chịu một án tù bất công và nặng nề, anh là một trong hai người phải chịu án tù nặng nhất là 13 năm (trong số 14 thanh niên Công giáo và Tin Lành ở Vinh); khi vào trong nhà tù anh luôn tỏ thái độ bất khuất không bao giờ nhận tội; thứ hai là không cần kháng án, không cần phúc thẩm; thứ ba anh không mặc áo tù; thứ tư là luôn tranh đấu cho sự vô tội của mình và quyền lợi của các tù nhân. Và anh luôn dùng biện pháp tuyệt thực để bày tỏ ý kiến, lập trường của mình. Vì thế anh đã bị cán bộ trại giam hành hạ đủ điều ví dụ như không cho anh gặp thân nhân kể từ khi bị chuyển chính thức ra trại tù sau ngày bị xử án, hoặc không cho anh gửi thư từ và các đơn kiện gửi lên các cơ quan của Bộ Công an đều bị bỏ xó cả. Chính đó là trường hợp đặc biệt mà chúng tôi thấy cần phải lên tiếng để một lần nữa nói với thế giới rằng chế độ lao tù của cộng sản vừa bất công, vừa vô luật và khi đưa tù nhân vào trong tù, nhất là những tù nhân lương tâm thì hành họ bằng nhiều cách nhằm bắt buộc họ phải nhận tội hay để trả thù cho lòng yêu nước của họ.”

Hy vọng

Thông tin cho biết từ ngày 22 đến 26 tháng 10 này, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách dân chủ, nhân quyền và lao động, ông Tom Malinowski, đến thăm Việt Nam. Ngoài những cuộc làm việc với các quan chức Việt Nam, tin nói ông Tom Malinowski còn đến một số trại giam nơi có giam giữ những tù nhân lương tâm như Trần Minh Nhật, Trần Hữu Đức…
Đây là những người thuộc nhóm 14 thanh niên Công giáo - Tin Lành bị đưa ra xét xử trong hai ngày 8 và 9 tháng giêng năm ngoái với tội danh ‘âm mưu lật đổ chính quyền’.
Anh Chu Mạnh Sơn, một cựu tù nhân lương tâm, bày tỏ hy vọng ông Tom Malinowski sẽ có dịp đến Trại 5 Yên Định, Thanh Hóa để tiếp xúc và biết về trường hợp của tù nhân Đặng Xuân Diệu tại đó.
Trong những ngày này, dư luận trong và ngoài nước chú ý đến việc blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, người chủ xướng Câu lạc Bộ Nhà báo Tự do và công khai lên tiếng chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng sa và Trường Sa của Việt Nam, bị kết án 12 năm về cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ bị đưa ra khỏi nhà giam trục xuất sang Hoa Kỳ. Đây là một trường hợp được cho biết có sự can thiệp từ phía Mỹ và nhiều nhà đấu tranh cho rằng Hà Nội mang ông này ra đổi chác với Washington để có được những điều mà họ mong muốn như sự nới lỏng lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam và tư cách thành viên của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, TPP, do Hoa Kỳ đứng đầu.





-Đoàn người kéo đến trại giam TNLT Đặng Xuân Diệu
-RadioCTM
Vào sáng ngày 22/10/2014 khoảng 20 anh chị em dân chủ từ Hà Nội và khoảng 30 thân nhân cũng như giáo dân từ Nghệ An đã cùng kéo đến Trại Giam số 5 đòi thăm Tù Nhân Lương Tâm Đặng Xuân Diệu. 


Đặc biệt trong phái đoàn có Linh mục Nguyễn Đình Thục vì các thanh niên Công Giáo đang bị giam giữ đều mong gặp các linh mục để được ban các nghi thức tôn giáo.

Dọc đường, công an áo xanh liên tục lượn quanh đoàn xe và nhìn những người đi thăm tù với ánh mắt hằn học.
Từ xa, công an đã giàn dựng đủ cách trên con đường duy nhất dẫn vào trại tù để chận xe lại, khi thì viện lý do đang "đổ đá tảng xuống giữa lòng đường", khi thì giả vờ cho xe tải chết máy chặn đường. 


Nhưng đoàn người vẫn kiên trì đi bộ đến trại giam số 5 

Một cuộc đối đầu căng thẳng đã diễn ra tại cổng trại. Cán bộ trại giam nhất quyết không cho phái đoàn, kể cả thân nhân, được gặp anh Diệu. Đặc biệt trong số này có cả 2 cán bộ ác ôn từng hành hạ anh Diệu và các Thanh Niên Công Giáo nhiều lần: Đinh Công Chiến đeo số 086144  là người tịch thu sách kinh thánh của anh Đậu Văn Dương và Mai Trọng Tuệ đeo số 080071. Gia đình yêu cầu xem biên bản của Diệu như luật pháp cho phép nhưng cán bộ không cho xem.

Toàn bộ phái đoàn tiếp tục đứng ngoài cổng trại để ủng hộ tinh thần gia đình. Nước uống đã được đem theo để sẵn sàng đứng chờ lâu dài. 

Sau một thời gian làm việc căng thẳng với sự tranh đấu quyết liệt của gia đình và đoàn người ủng hộ, cán bộ trại giam đã nhượng bộ để 3 người thân là anh Hà, chị Hoè, và chú Chân được vào nhìn mặt anh Diệu ở khoảng cách 10m chứ không được nói chuyện.

Khi gia đình anh Diệu hỏi lý do tại sao lại có luật lệ kỳ quái như thế, cán bộ trại trắng trợn trả lời vì anh Diệu từ chối gặp thân nhân. Trong khoảng thời gian này việc liên lạc với người nhà anh Diệu gặp khó khăn vì trại giam mở hệ thống phá sóng đã đặt sẵn đại đây.

Dù không được nói chuyện trực tiếp nhưng cuộc thăm tù lần này vẫn đạt thành quả lớn. Với chiến dịch gởi bưu thiếp đến thẳng trại tù từ khắp thế giới trong nhiều tuần qua và đoàn người kéo đến trại tù hôm nay, cán bộ trại giam biết rõ kể từ nay công luận người Việt trên cả nước và trên khắp thế giới đang theo dõi từng ngày sự an nguy của Tù Nhân Lương Tâm Đặng Xuân Diệu.



RadioCTM sẽ gởi đến quí thính giả, độc giả phần phỏng vấn các anh chị tham gia chuyến thăm tù hôm nay trong các tiết mục sắp tới của đài.

DienDanCTM-


Từ nhà tù, anh Đặng Xuân Diệu đã gởi ra bên ngoài một mảnh vải tẩm máu của Anh hoà loãng với nước và những lời trăng trối sau đây:
“ DÂN NƯỚC ĐẠI VIỆT, sự thật sẽ giải thoát chúng ta. Tôi khát khao sống trong một xã hội TỰ DO và CHÂN THẬT. Ở đó không chia giai cấp, mọi người đối xử với nhau bằng TÌNH THƯƠNG và TRÁCH NHIỆM. Nhưng vì điều đó mà bị bách hại, tôi bằng lòng đón nhận và sẵn sàng chịu chết vì nó!” (Huyết thư của Fx Đặng Xuân Diệu)




VRNs – Nghệ An

Mẹ của TNLT Đặng Xuân Diệu: con tôi hoàn toàn vô tội

Bà Nguyễn Thị Nga viết: “Theo những gì chúng tôi được các luật sư cho biết, con tôi hoàn toàn vô tội

Trước tình trạng tính mạng của con tôi đang bị đe dọa từng ngày, từng giờ. Tôi viết thư kêu cứu này tới quý vị với mong muốn rằng: Bằng lương tâm và tình người, với ý thức xây dựng một nhà nước pháp quyền, một xã hội tốt đẹp, tôi xin quý vị hãy cứu lấy con tôi
Tôi xin gửi lời kêu cứu khẩn cấp của tôi đến các cơ quan công quyền, các hãng truyền thông chân chính, các tổ chức xã hội dân sự cùng tất cả mọi người. Xin hãy cứu lấy con tôi: Đặng Xuân Diệu”.
 * 
ĐƠN KÊU CỨU KHẨN CẤP

Kính gửi: 
- Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng  Chính Phủ.
- Ông: Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước CHXHCNVN
- Ông: Trần Đại Quang Bộ trưởng Bộ Công An Việt Nam.
- Viện Trưởng Viện KSND Tối Cao
- Cục Quản lý Trại giam – Bộ Công An.
- Viện Trưởng Viện KSND Tỉnh Thanh Hóa.
- Các cơ quan hữu quan
Đồng kính gửi:
– Các cơ quan Ngoại giao, các tổ chức Quốc tế, các Tổ chức Xã hội – Dân sự, Chính trị.
- Các hãng truyền thông trong nước, quốc tế và mọi thành phần dân tộc Việt Nam.
Tôi là:  Nguyễn Thị Nga (69 tuổi).
Hiện sinh sống tại: Xóm 4 xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.

Thưa quý vị,
Tôi là Mẹ của Đặng Xuân Diệu, một Tù nhân lương tâm bị bắt bớ, kết án oan sai và đang bị giam giữ tại Trại 5, Yên Định, Thanh Hóa, Việt Nam.
Ngày 30 tháng 7 năm 2011, tại Sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Công an Việt Nam đã bắt cóc con trai tôi không có một lý do chính đáng. 2 năm sau  mới  đưa ra xét xử  tại tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An vào ngày 09/01/2013.  Tòa án đã  kết án con tôi 13 năm tù về tội trạng hết sức mơ hồ là  “Âm mưu lật đổ chính Quyền”.
Ngay tại Tòa, con tôi đã tố cáo việc bắt bớ, giam giữ,và bác bỏ mọi lời kết tội một cách áp đặt vô pháp luật. Luật sư biện hộ đã bác bỏ hoàn toàn Cáo trạng và kết tội của VKSND, Tòa Án Nhân dân Tỉnh Nghệ An. Dư luận hết sức phẫn nộ trước việc cố tình dùng Tòa án để trả thù một thanh niên yêu nước, hy sinh vì cộng đồng như con tôi.
Sau đó, con trai tôi không được xét xử phúc thẩm và bị biệt giam, không cho người nhà thăm gặp. Tới nay đã hơn 3 năm, 2 tháng 15 ngày.
Những thông tin chúng tôi nhận được cho biết: Con tôi đã bị phân biệt đối xử, tra tấn, đàn áp bằng bạo lực về thể chất và tinh thần hết sức nặng nề tại Trại Giam số 5, huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa. Nhiều lần con tôi đã phải dùng tới biện pháp mạo hiểm nhất là tuyệt thực để phản đối các hành động ấy nhưng thay vì được cải thiện thì các khung hình phạt lại gia tăng.
Tình trạng an toàn về sức khỏe, tính mạng của con tôi hiện nay hết sức nguy cấp
Chúng tôi có nhân chứng cho những lời nói trên đây.

Thưa quý vị,
Con trai tôi, Đặng Xuân Diệu là một thanh niên đầy nhiệt huyết và giàu lòng yêu nước, thương người. Là người mẹ, tôi biết rõ con tôi là một thanh niên dám hy sinh thân mình vì cộng đồng, vì mọi người và vì tình yêu quê hương, đất nước.
Theo những gì chúng tôi được các luật sư cho biết, con tôi hoàn toàn vô tội.
Trước tình trạng tính mạng của con tôi đang bị đe dọa từng ngày, từng giờ. Tôi viết thư kêu cứu này tới quý vị với mong muốn rằng: Bằng lương tâm và tình người, với ý thức xây dựng một nhà nước pháp quyền, một xã hội tốt đẹp, tôi xin quý vị hãy cứu lấy con tôi.
Tôi xin gửi lời kêu cứu khẩn cấp của tôi đến các cơ quan công quyền, các hãng truyền thông chân chính, các tổ chức xã hội dân sự cùng tất cả mọi người. Xin hãy cứu lấy con tôi: Đặng Xuân Diệu.
Gia đình tôi yêu cầu được thăm gặp con trai tôi như các tù nhân khác vẫn thường được hưởng theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp Bệnh tình nguy cấp, sức khỏe bị suy kiệt, cần được đưa về điều trị kịp thời.
Giờ phút này, tôi không biết nói gì hơn, gia đình tôi cầu mong quý vị, bằng mọi cách, xin hãy kịp thời cứu lấy con tôi.
Tôi và gia đình xin chân thành biết ơn.
Nghệ An, Ngày 14/10/2014
Ký tên
(đã ký)
Nguyễn Thị Nga.





----
Nhà hoạt động nhân quyền Đặng Xuân Diệu bị ngược đãi nghiêm trọng trong lao tù

Front Line Defenders
Hà Vũ chuyển dịch

15/10/2014

Vào ngày 7/10/2014, một người ở tù chung với tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu cho biết về tình trạng đối xử tồi tệ, vô nhân tính mà anh đã phải chịu từ tháng 4/2014. Thời gian này, anh đã bắt đầu tuyệt thực để đấu tranh cho quyền của tù nhân và sau đó bị biệt giam, không được quyền giao tiếp với bất kỳ ai.

Trước khi bị bắt vào tháng 7/2011, anh Đặng Xuân Diệu là một kỹ sư và là một lãnh đạo cộng đồng, người tạo cơ hội cho học sinh nghèo được đi học và hoạt động cứu trợ các nạn nhân bão lụt. Anh đồng thời cũng là một cộng tác viên của Truyền Thông Chúa Cứu Thế.

Vào ngày 9/1/2013, sau 2 năm bị tạm giam, anh Đặng Xuân Diệu bị kết án cùng với 14 nhà hoạt động xã hội khác bị gán tội “âm mưu lật đổ chính quyền” theo điều 79 Bộ luật hình sự. Anh bị kết án 15 năm tù giam, kèm theo 5 năm quản chế. Anh Đặng Xuân Diệu đã không có cơ hội kháng án và yêu cầu điều tra lại vụ án của anh.

Anh đã bị giam tại nhà giam số 4 - B1 trong thành phố Hà Nội và sau đó được chuyển về trại giam số 5 tại Thanh Hóa. Được biết, anh Đặng Xuân Diệu khẳng định mình vô tội và từ chối mặc bộ đồng phục tù nhân có ghi “tội phạm” trên áo. Anh cũng cho hay, thư kiến nghị anh gửi cho nhà cầm quyền đã không được trả lời.

Gia đình anh Đặng Xuân Diệu chỉ được cho phép vào thăm anh một lần duy nhất khi anh còn bị giam tại Hà Nội. Các bạn tù cho biết anh đã thường xuyên bị ngược đãi dưới nhiều hình thức. Phần ăn và nước uống hàng ngày của anh đều bị nhà tù cắt.

Được biết, anh Đặng Xuân Diệu bị hành hung và đánh đập bởi các quản ngục. Để phản đối việc này, vào tháng 4 năm 2014, anh đã bắt đầu một thời kỳ tuyệt thực dài. Từ đó, anh bị biệt giam và gia đình đã không hề được thăm gặp thêm một lần nào.

Do đó, phải tới ngày 7/10/2014, khi người bạn của anh và từng ở tù chung là anh Trương Minh Tam được tha tù, thông tin đầu tiên về anh mới được tiết lộ. Anh Trương Minh Tâm cho biết rằng anh Đặng Xuân Diệu đã bị đối xử như “súc vật” và như một “nô lệ” kể từ khi bị biệt giam.

Phòng giam rộng từ 6 – 8 m2 và tù nhân thỉnh thoảng bị xích 3 người làm một. Theo chứng kiến của anh Trương Minh Tâm, vào mùa hè, quản ngục cho thêm người vào phòng giam của anh Đặng Xuân Diệu nhằm khiến phòng giam chật chội, dẫn đến khó thở. Vào mùa đông, anh bị bỏ mặc trong phòng giam lạnh.

Theo thông tin nhận được, anh Đặng Xuân Diệu không được cung cấp giấy vệ sinh và phân bị để lại trong phòng giam của anh tới 10 ngày, tạo ra mùi hôi thối đến không thể thở được. Anh đã bị buộc phải sống, ăn, ngủ ngay bên cạnh phân của mình. Anh không được phép tắm và đánh răng, rửa mặt định kỳ.

Bạn ở tù chung cho biết, anh Đặng Xuân Diệu đã nhiều lần tuyệt thực nhằm phản đối các hình thức cai ngục mà anh và các tù nhân khác phải đối diện. Anh cho rằng những hình thức cai ngục này đã tước đoạt những quyền cơ bản nhất của con người. Mỗi lần như vậy, quản ngục thường đáp trả bằng cách đối xử tồi tệ hơn.

Anh Đặng Xuân Diệu đã thường xuyên bị làm nhục, bị đánh đập và bị đem bêu trước các tù nhân khác như một dạng “nửa người nửa quái vật”. Anh Trương Minh Tâm cho hay, vài ngày trước khi được tha, anh đã nghe Đặng Xuân Diệu la từ phòng giam bên cạnh: “Tôi muốn sống, tôi muốn ăn nhưng cổ họng đã bị bóp nghẹt. Hãy trả lại quyền được ăn cho tôi!”.

Front Line Defenders quan ngại về sức khỏe và sự an nguy của anh Đặng Xuân Diệu cũng như sự đối xử mà anh đã phải chịu đựng trong thời gian bị biệt giam.
Theo Front Line Defenders
Vietnam – Human rights defender Mr Dang Xuan Dieu severely mistreated in prison - 
On 7 October 2014, the former cell mate of imprisoned Vietnamese human rights defender Mr Dang Xuan Dieu reported the severe, inhuman treatment of Dang Xuan Dieu who has been held in isolation and unable to communicate with anyone outside of the prison since April 2014, when he began a long-term hunger strike in protest over prisoners' rights. 
Prior to his arrest in July 2011 Dang Xuan Dieu was an engineer and community leader, providing access to education for poor students and assistance to typhoon victims. He was a contributing journalist for Vietnam Redemptorist News. 

On 9 January 2013, after two years of pre-trial detention, Dang Xuan Dieu was convicted together with fourteen other Vietnamese activists on trumped-up charges of “attempting to overthrow the government” under Article 79 of the country's Criminal Code. The human rights defender was sentenced to thirteen years imprisonment, followed by five years house arrest. Dang Xuan Dieu was unable to appeal the verdict against him and called for the re-investigation of his case. 
Dang Xuan Dieu was incarcerated in prison No. B4 in the city of Hanoi, but was later transferred to prison No. 5 in Thanh Hoa province. Reportedly, the human rights defender insisted that he was innocent and refused to wear the prison uniform bearing the word “criminal”. He also complained that his letters to the authorities remained unanswered. Dang Xuan Dieu's family members, who were allowed to visit him just once and only in Hanoi prison, and his former fellow inmates reported various abuses against him. The human rights defender's daily meal portion and drinking water allowance have been cut by the prison administration. Dang Xuan Dieu was reportedly assaulted and beaten by prison officials. Protesting against such abuses, in April 2014 the human rights defender went on a prolonged hunger strike. Since that time, Dang Xuan Dieu has been isolated from the outside world and his family are not allowed to visit him in prison.
 As a result of such isolation, the first detailed information about the mistreatment of Dang Xuan Dieu only emerged on 7 October 2014 when his friend and ex-cell mate Mr Truong Minh Tam was released from the same prison. As Truong Minh Tam stated, the human rights defender has been treated like an “animal” and a “slave” since being held in solitary confinement. Reportedly the cell was between 6-8 square meters wide, and prisoners were sometimes chained there in pairs. As the released inmate witnessed, during the summertime the prison administration put more prisoners into Dang Xuan Dieu's cell to overcrowd it, making it difficult to breathe, and during the winter the human rights defender was left alone in the cold. 
According to the information received, Dang Xuan Dieu was not provided with toilet paper, and faeces were often purposely left for up to ten days in his cell, creating an unhealthy and unbearable stench. Reportedly, the human rights defender was forced to live and sleep next to his excrement. He was not allowed to have regular showers or to brush his teeth. As Dang Xuan Dieu's ex-cell mate reported, the human rights defender went on hunger strike several times in protest at the conditions that he and other inmates faced, which he considered a deprivation of basic human rights. Every time the prison administration responded with more degrading treatment. The human rights defender was often humiliated, beaten and forced to pose for other prisoners as a “half-human, half-beast” figure, as his ex-cell mate described. According to him, a few days prior to his release he heard Dang Xuan Dieu in the cell next door screaming: “I want to live, I want to eat but my throat is strangled. Give me back my right to eat!” 
Front Line Defenders is concerned for the health and wellbeing of Dang Xuan Dieu and the treatment that he has been subject to in incommunicado detention. - See more at: http://www.frontlinedefenders.org/node/27514#sthash.VttE0AK5.MBe9GTK6.dpuf



Sự Thật Sẽ Giải Thoát Chúng Ta
Hương Giang

Hôm nay tôi bật khóc vì Trương Minh Tam bật khóc
Tôi bật khóc vì Đặng Xuân Diệu “đòi quyền ăn cơm”
Mẹ Việt Nam ơi! Từ bao giờ chúng con đã quay lưng
với anh em mình với nỗi đau của mẹ.


“Chúng hoàn thành đường băng rồi”
tiếng biển vọng về trong gió xé
Nước mắt mẹ trào cùng bùn đỏ Tây Nguyên
Hai mươi năm sau
mảnh đất này sẽ còn tên hay mất tên
Sao bài thơ tôi hôm nay
toàn những tên người đã chết
Đinh Đăng Định đã chết rồi, Huỳnh Anh Trí cũng chết
Liệu Đặng Xuân Diệu có còn sống được không !?

Nắm tay tôi đi em, đừng để mình chìm giữa mênh mông
Của cô đơn và bóng đêm hung bạo
Khóc cùng tôi đi em, trái tim nào không rướm máu
Khi nghe tiếng gào Đặng Xuân Diệu trong đêm.

Nhưng xin đừng nói với người mẹ già vẫn mòn mỏi chờ tin
Rằng người thanh niên khát sống đã không còn muốn sống
Đừng nói với mẹ rằng
tự do đã cúi đầu trước đám đông câm lặng
Dân tộc này
sẽ hoài chìm trong bóng đêm

Đây những giọt máu của Đặng Xuân Diệu còn đỏ nguyên
Nhưng sự thật bầm đen không còn lối thoát
Ai đã bán đứng Tây Nguyên?
Ai cắt lìa Bản Giốc?
Ai mặc đảo xa bờ?
Ai chia lìa Tục Lãm?
Ải Nam Quan buồn, gió giật từng cơn




Đây những giọt máu của Đặng Xuân Diệu còn đỏ nguyên
Gởi tặng quê hương này đớn đau bỏng cháy
Nắm tay tôi đi em, đất nước này sẽ thành cơn bão dậy
Chỉ sự thật mới giải thoát chúng ta …

Nắm tay tôi mình dựng lại mái nhà
Nơi bếp lửa mẹ nhen còn ấm
Nơi chàng Gióng vươn vai thành Phù Đổng
Nơi ta nhắm hướng tìm về sau bão tố phong ba.

Nhưng hôm nay - Nắng vẫn thơm mùi rạ trước hiên nhà
Tôi bật khóc vì Trương Minh Tam bật khóc
Vì Đặng Xuân Diệu “đòi quyền ăn cơm”
Có chạnh lòng xin em chớ quay lưng
Đừng để máu người tù khô trên nền ngục tối
Tựa vai tôi mình cùng nhau bước tới

Nắm tay tôi đi em
Mình đưa Đặng Xuân Diệu về nhà.


Tháng 10/2014


-Dân Biểu Úc Bernie Ripoll Gửi TT Nguyễn Tấn Dũng Đòi Thả Đặng Xuân Diệu 

- : DB ÚC BERNIE RIPOLL GỬI TT NTDŨNG ĐÒI THẢ ĐẶNG XUÂN DIỆU

Ngày 8 tháng 10, 2014

Kính gởi: Ông Nguyễn Tấn Dũng
Thủ Tướng Nước CHXHCN Việt Nam
01 Hoàng Hoa Thám
Hà Nội, Việt Nam

Thưa ông Thủ Tướng,

Tôi viết thư này đến ông về việc ông Đặng Xuân Diệu hiện đang bị cầm tù với tội cáo buộc là “có những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 của Bộ Luật Hình Sự.

Cũng như thân nhân và bằng hữu của ông Đặng Xuân Diệu, tôi quan tâm đến tình trạng sức khỏe và an nguy của ông ấy và tôi mong muốn có được hồ sơ bệnh lý từ lúc ông ấy bị cầm tù.

Tôi cũng kêu gọi ông thả Đặng Xuân Diệu với lý do nhân đạo cũng như tôn trọng các cam kết mà Việt Nam đã ký qua Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị.

Tôi mong nhận được hồi âm của ông.

Trân trọng,
DB. Bernie Ripoll
- See more at: http://thanhnienconggiao.blogspot.com/2014/10/dan-bieu-uc-bernie-ripoll-gui-tt-nguyen.html#more

Tiếng đập tường của Diệu-
Nguyễn Quốc Quân


141009001
Tôi khát khao sống trong một xã hội TỰ DO và CHÂN THẬT. Ở đó không chia giai cấp, mọi người đối xử với nhau bằng TÌNH THƯƠNG và TRÁCH NHIỆM. Nhưng vì điều đó mà bị bách hại, tôi bằng lòng đón nhận và sẵn sàng chịu chết vì nó!”

(Huyết thư của Fx Đặng Xuân Diệu)


Có những người, mình chưa quen, chưa từng gặp mặt,… nhưng đôi khi chỉ một chi tiết nhỏ trong chuyện người ấy thôi cũng đủ “rung lắc” mình thật mạnh, rúng động cùng cực đến nỗi phải suy nghĩ miên man hết cả ngày ?! Miên man về cuộc sống oan nghiệt của người ấy. Miên man về cuộc đời. Miên man về nhiều người khác - những người có đức tin mạnh.

Câu chuyện bắt đầu từ một bạn kể cho nghe, sáng 7/10/2014, có hai ôtô khởi hành từ 3 giờ đêm để chở bà chị của TNLT Trương Minh Tam đến tận cổng trại giam số 5 Thanh Hóa, đón anh ấy vừa mãn hạn tù. Chị của anh Tam vào trong làm thủ tục đón người và các bạn dân chủ đợi bên ngoài. Mãi một lúc lâu, không biết quản giáo trại giam sợ điều gì, lén lút chở anh Tam ra ngõ sau và chạy thật nhanh. Ôtô các bạn dân chủ vội vã đuổi theo nhưng không kịp vì ôtô an ninh chở anh Tam cùng bà chị chạy rất lắt léo. Ôtô bên ta bị lạc.

Mãi sau liên lạc lại mới biết bên an ninh thả anh Tam ở bên đường, tận Tam Điệp tỉnh Ninh Bình cách trại giam mấy chục cây số. Thế là nhiều nhóm cùng lục tục đến nơi để theo đoàn chở gia đình anh Tam trở về nhà tại tỉnh Hà Nam. Có lẽ chỉ có ở nước ta, đi đón tù về nhà mới rắc rối như vậy !?

Tại nhà anh Trương Minh Tam, anh mừng vui có, nhưng chắc xúc động thì nhiều hơn. Anh kể về mình thì ít, nhưng kể về sự kiên cường và nỗi gian khổ của những tù nhân lương tâm khác thì nhiều. Kể về những cú đá trời giáng của quản giáo vào hai anh em Pháp Luân Công “xách búa định đập lăng Hồ Chí Minh” để thức tỉnh mọi người. Sau mỗi cú đá các anh quằn quại dưới đất lại đứng lên hô to trong trại giam “Đả đảo cộng sản!” Chúng đá mỏi chân, nhưng cuối cùng các anh cũng luôn là người kết thúc bằng lời hô bất khuất. Đặc biệt, kể rất nhiều về người tù công giáo Đặng Xuân Diệu bị kết án 13 năm tù. Diệu và anh ở sát buồng nhau, vẫn nói chuyện với nhau, nhưng chưa bao giờ thấy mặt. Nhiều câu chuyện về những đối xử tàn nhẫn mà Diệu phải chịu đựng với thái độ kiên cường, đã khiến gần 30 anh chị em ở Hà Nội vừa phẫn nộ vừa xúc động đến rơi lệ. Chính người bạn chỉ kể lại thôi mà cũng nghẹn ngào mãi mới trọn câu.

Riêng tôi bị xúc động mạnh bởi những tiếng đập tường. Những tiếng đập tường của Diệu như đang đấm mạnh thẳng vào ngực mình! Tôi hình dung hình ảnh một thanh niên, còng lưng, đang gục đầu xuống, với bàn tay nắm chặt, lặng lẽ đấm đều vào bức tường câm nín. Rồi miên man nghĩ về nhịp tim của những người nghe qua giọng thổn thức của anh Trương Minh Tam Tiếng đập tường cứ vang lên như thế mỗi ngày nghe có cái gì đó thật mòn mỏi

Tìm hiểu và suy nghĩ về Diệu, có thể thấy một số điều dường như rất trái ngược. Tùy theo góc nhìn, mỗi người sẽ thấy đó là Nghịch Lý hoặc Thống Nhất. Chẳng hạn như, tại sao một thành viên đầu đàn của nhóm Bảo Vệ Sự Sống lại sẵn sàng đón nhận cái Chết -- Phải chăng chọn lựa cái Chết, để cho nhiều người khác có cuộc sống đúng đắn hơn, ý nghĩa hơn !? Tại sao có thể tự quyết định tuyệt thực dài ngày, sẵn sàng chịu cùm để bảo vệ người tù khác, … lại “gào lên” giữa bốn bức tường “Tôi đói, tôi muốn ăn để sống ...” -- Phải chăng kiên tâm chọn lựa sự “Tồn Tại” một cách chính danh, để mang được công lý và sự thật ra ánh sáng !? Tại sao một giáo dân đức tin vững mạnh như vậy lại có thể cảm thấy cô đơn mòn mỏi đến nỗi phải đập tường gọi bạn hàng ngày để được trò chuyện -- Phải chăng đức tin về đấng thiêng liêng đã đủ mạnh, để đánh động lòng Thiện của mỗi con người, hãy gõ sẽ mở !?, v.v…

Ở trong tù, có ba tảng đá đè nặng nhất lên một TNLT bị giam dài ngày. Một là, nỗi lo lắng cho người thân yêu khi vắng mặt mình; Hai là, sự cô đơn cho thời gian vô tích sự dài đăng đẳng; cuối cùng mới là, cái ăn uống và môi trường sinh hoạt. Đặc biệt, nhà tù cộng sản được rèn luyện rất nhiều chiêu thức khai thác các áp suất này tối đa, bất kể luật pháp, để hạ gục ý chí người tù! Họ muốn giành lại chính nghĩa bằng những phương pháp và tâm địa phi nghĩa. Ý chí sắt đá của Diệu đang là một trong những nạn nhân trực tiếp của chính sách vô đạo và tàn nhẫn này.

Những tiếng đập tường, gõ tường, quan chiếu, thiền định, thể dục, tuyệt thực, hát, viết, … là một số cách ít ỏi của các tù nhân lương tâm để hoá giải phần nào cả ba áp suất nặng nề ấy. Dù là cách nào, cũng nhằm tạm thoát khỏi bốn bức tường và quên cái hoàn cảnh thực tế khắc nghiệt xung quanh. Chẳng hạn như cách gõ tường trong tù.

Đập tường lâu rất đau tay, thường thì đạp tường và chỉ sử dụng ban ngày nhằm thông báo cho bạn tù phòng bên một điều gì gấp rút như cán bộ tới, ngưng tay đi, … Còn “gõ tường” thường là cách trò chuyện với nhau vào ban đêm vắng lặng bằng một vật cứng nào đó như cái thìa ăn cơm, cái bo đựng cơm, hoặc chính bàn tay mình.
Câu chuyện có thể bắt đầu bằng ba tiếng “cạch cạch cạch” có nghĩa là “còn thức không”. Nếu bên kia gõ trả lời một tiếng nghĩa là “còn”; hay có thể dài hơn “cạchcạch cạch cạch cạch” nghĩa là “còn … muốn nói chuyện không”; hoặc một sự im lặng, có nghĩa là bạn tù đã ngủ hay không muốn trò chuyện lúc này. Để đáp ứng với sự im lặng, bạn có thể lập lại bước khởi đầu một lần nữa để biểu lộ sự thúc hối hoặc chuyển sang bức tường bên kia để gõ cho cuộc gợi chuyện với bạn khác, nếu bên đó may mắn cũng có giam người.
Điểm lý thú là, hầu hết đều không biết đến mã morse “tít tít … te te” thế thì nội dung trò chuyện của họ như thế nào? Họ hiểu nhau ra sao?! Xin thưa, họ hiểu hết dù tiếng “cạch cạch” ngắn dài bao nhiêu cũng được … bởi vì mỗi người đều có một tâm sự riêng, câu chuyện riêng, ước mơ riêng. Họ chỉ mượn tiếng gõ của người bên kia, mỗi người đang thực sự trò chuyện với vợ con mình, bố mẹ mình, người yêu mình, đồng đội mình, hoặc với chính mình, hay với những giá trị trân quí của riêng mình. Mỗi người trong cuộc sẽ tự gắn cho những dãy âm thanh cạch-cạch với những ý nghĩa rất riêng của mình. Và thế là trí tưởng tượng bay bổng. Trong mọi cuộc trò chuyện, cuộc trò chuyện chân thật với chính mình luôn luôn có giá trị nhất.
Trong lúc gõ tường trò chuyện, bạn sẽ cảm thấy gần gũi với người thân yêu hơn, bớt cô đơn và quên đói. Cuộc chuyện ấy thường có thể kéo dài hằng giờ và được kết thúc bằng một tiếng đập lòng bàn tay vào tường “bộp” của một bên nào đó. Tiếp theo là “bộp bộp bộp” nghĩa là “chúc ngủ ngon!”, và đêm ấy cả hai sẽ có một giấc ngủ an lành.

Trở lại chuyện anh Diệu, chắc chắn tiếng đập tường thống thiết của anh không đơn thuần là cuộc trò chuyện trong mơ với người mẹ già hơn bảy mươi tuổi đang mong chờ con hằng ngày. Với tôi, đó là một thông điệp 51 chữ bằng máu. Cho tất cả những bậc mẹ cha. Cho toàn thể đồng đội của anh, cho chúng ta, và cho mọi người Việt trong cũng như ngoài nước.

Tôi khát khao sống trong một xã hội TỰ DO và CHÂN THẬT. Ở đó không chia giai cấp, mọi người đối xử với nhau bằng TÌNH THƯƠNG và TRÁCH NHIỆM. Nhưng vì điều đó mà bị bách hại, tôi bằng lòng đón nhận và sẵn sàng chịu chết vì nó!”
Tiếng đập tường của kỹ sư trẻ tuổi kiên cường và nhân hậu Đặng Xuân Diệu đã làm rúng động trái tim của nhiều người. Chắc hẳn anh cũng ước mong tiếng đập tường ấy sẽ vang xa hơn, sâu hơn, vào thăm thẳm của mọi tấm lòng. Tiếng đập tường mòn mỏi và kiên trì ấy cũng mong rằng sẽ xuyên thủng được những bức tường ngăn cách giữa mỗi chúng ta với cái Đẹp - cái Đúng - cái Tốt… và cả cái Sợ nữa.
Bạn và tôi cùng lắng nghe tiếng đập ấy dội vào ngực mình.
Và cùng đáp lại với anh Diệu bằng một hành động cụ thể, dù là nhỏ nhoi và dễ dàng nhất của riêng mình.
Nguyễn Quốc Quân

***************

-Đặng Xuân Diệu: Hãy trả cho tôi quyền ăn cơm
VRNs (09.10.2014) – Sài Gòn - “Khi tôi được thả tự do, niềm vui trong lòng tôi không được trọn vẹn, bởi vì tôi cảm thấy có cái gì đấy chua xót, đau đớn quá. Tôi được trở về với sự tự do nhưng còn một người bạn tù đã gọi tôi bằng anh, gọi tôi bằng tất cả niềm thống thiết [thể hiện khát khao] được sống, nhưng hình như anh ấy đã không còn có thể được sống tiếp làm một con người nữa…” Tù nhân lương tâm Trương Minh Tam -một biểu tình viên- vừa mãn hạn tù vào sáng ngày 08.10.2014, sau 12 tháng bị giam cầm tại trại giam số 5 Thanh Hóa, bộc bạch nỗi trăn trở.

Người bạn tù mà TNLT Trương Minh Tam nhắc đến chính là TNLT Đặng Xuận Diệu, một trong những Thanh Niên Công Giáo sống ở Nghệ An, bị kết án 13 năm tù giam với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 BLHS.
141009001
TNLT Trương Minh Tam cho biết, buồng giam của ông sát vách với buồng giam của TNLT Đặng Xuân Diệu và cán bộ trại giam đã đối xử bất công, hà khắc với anh Diệu. TNLT Trương Minh Tam kể lại:
“Buồng giam của tôi sát với buồng giam của Diệu, nên chúng tôi có cơ hội trao đổi với nhau những câu chuyện về thân phận của một con người, bị hàm oan và phải đi tù. Điều tôi khâm phục nhất nơi người anh em của tôi về ý chí kiên cường, đấu tranh vì quyền lợi cho các tù nhân khác. Tôi xin dẫn chứng, khi cậu ấy vào buồng giam kỷ luật thì những người tù ở đây không được đánh răng, rửa mặt, đi vệ sinh không có giấy vệ sinh để lau chùi, toàn bộ chất thải của họ để bên cạnh sát họ và sống chung với nó suốt mười ngày [sau 10 ngày mới được mang đi đổ !?]. Họ hít thở trong một bầu không khí ô nhiễm. Diện tích buồng giam khoảng tầm từ 6 – 8 m2, có cùm chân, để cùm chân của hai phạm nhân lại với nhau. Họ không được đọc báo, không được xem tivi, không được thăm gặp gia đình. Hằng ngày, cán bộ trại giam đưa thức ăn vào, nước uống không có nước sạch mà phải sử dụng nước rất là bẩn thỉu để uống. Khi biết điều này, cậu Diệu đã tuyệt thực 10 ngày trong buồng kỷ luật với những điều khiện khắc khổ như vậy. Sau khi cậu Diệu không bị cùm chân nữa, cậu ấy làm đơn yêu cầu trại giam bỏ ngay những biện pháp đối xử với con người không bằng một con vật. Sau đó, trại giam đã chấp nhận với ý kiến đề xuất của cậu Diệu và cũng nới lỏng cho anh em tù một số vấn đề như mỗi ngày anh em được đánh răng và rửa mặt, vào mùa hè khi nóng quá có thể lấy cái khăn mặt lau qua người và làm như vậy hai lần trong một ngày.
Nhưng từ đó cho đến nay, điều kiện trong phòng giam đặc biệt đó vẫn hết sức tồi tệ và hà khắc, anh em vẫn phải sống chung với chất thải của họ trong vòng 10 ngày [sau đó mới được mang đi đổ !?], họ không được tắm giặt… Không khí hôi hám và ẩm thấp. Phần lớn mọi người đều bị nấm.
Vào mùa hè, cán bộ cho thêm người vào ở với cậu Diệu để tạo thêm không khí nghột ngạt, khó thở. Vào mùa đông giá lạnh thì họ cho cậu ấy ở một mình, không có một người bạn nào ở bênh cạnh. Có những lúc thần kinh của cậu ấy rất là căng thẳng, cũng như đời sống tâm lý của cậu ấy rất cô đơn và mong manh.
Ngoài ra, cán bộ còn giam cậu ấy chung với một tù nhân – đã được cán bộ bật đèn xanh để hành hạ cậu ấy bằng những việc như phải hầu hạ tù nhân này, bắt cậu Diệu ngồi làm mẫu để vẽ những bức tranh khôi hài trong bộ dạng nửa người, nửa thú. Sau đó, cán bộ còn khen người tù này có năng khiếu vẽ… Về điều này, thật là tồi tệ, vì không ai có quyền bình phẩm về người khác, coi người khác như một con thú. Chính vì thế cậu Diệu lại tiếp tục tuyệt thực cho đến nay khoảng 7 tháng trời rồi, cậu Diệu bỏ tất cả các bữa cơm trưa và chỉ ăn duy nhất bữa cơm chiều hằng ngày.
Tôi khẳng định, cậu Diệu đang ở trong một tình trạng hết sức tồi tệ và trầm trọng. Những ngày gần đây trước khi tôi ra về, thì tôi cứ nghe cậu Diệu la hét rằng: ‘Tôi muốn sống’, ‘Tôi muốn ăn cơm nhưng tôi bị bóp cổ… thì làm sao mà tôi ăn được!’, ‘Hãy trả cho tôi cái quyền được ăn cơm’. Đó là tiếng kêu gào thống thiết tận đáy lòng của con người và tôi nghĩ cậu ấy đã mếm trải những nỗi tận cùng của nỗi đớn đau ấy.
Trước khi tôi về thì cậu ấy có nhờ tôi một điều, hãy đến nhà cậu ấy và quỳ lạy mẹ cậu ấy, bởi vì cậu ấy không biết một ngày nào đó mẹ cậu ấy sẽ ra đi, trong khi cậu ấy vẫn ở trong tù để thụ án 13 năm”.
TNLT Trương Minh Tam nhận xét, dù sống trong cảnh tù đày bị tước đoạt tất cả quyền làm người, thua cả một con xúc vật nhưng TNLT Đặng Xuân Diệu luôn đặt niềm tin mãnh liệt vào Thiên Chúa, nên anh Diệu có thể vượt qua được sự giam cầm khắc nghiệt ấy:
“Tôi cảm thấy rằng, dù cậu ấy có rơi vào sự tuyệt vọng, hay rơi vào trạng thái cô đơn đến đường cùng nhưng tôi vẫn thấy nơi cậu ấy nghị lực kiên cường để sống và chiến đấu với những điều xấu xa đê tiện nhất. Trong cuộc sống, cậu ấy đã có một niềm tin mãnh liệt vào Thiên Chúa, cậu tin vào tình người nơi những con người mà Chúa đã ban đến cho cậu ấy. Mỗi một buổi sáng, cậu ấy dậy vào lúc 4 giờ sáng để đọc kinh cho tới 8 giờ sáng, kế tiếp cậu ấy ngồi thiền cho đến trưa để cậu ấy giữ cho cơ thể được ổn định nhất có thể. Đấy là một điều tuyệt vời về đời sống tinh thần mà cậu ấy đã làm”.
Thế nhưng, TNLT Trương Minh Tam vẫn lo lắng và đặt câu hỏi: “Tôi không thể biết là cậu ấy có thể chịu đựng được bao lâu nữa, nên khi tôi được về nhà tôi thấy niềm vui của tôi không được trọn vẹn một chút nào cả và tôi cứ mang nỗi buồn day dứt. Liệu chúng ta là một con người có lương tâm, có niềm tin và yêu mến Tự do, Hòa bình thì chúng ta có thể làm gì đó cho một con người kiên cường đấu tranh vì một sự tự do hay không?”.
“Tôi nguyện với Chúa và tôi hứa với Chúa rằng, tôi sẽ cùng với mọi người và cộng đoàn Công Giáo sẽ phải làm một cái gì đó cho Đặng Xuân Diệu. Và, tôi sẽ thực hiện trong nay mai, nên tôi mong mọi người hãy cùng đồng hành với tôi để thực hiện điều này.” TNLT Trương Minh Tam ước mong.
Liên quan đến vụ án của TNLT Trương Minh Tam thì ông quả quyết rằng vụ án của ông là một sự bịa đặt do nhà cầm quyền viết kịch bản, và họ nợ ông 365 ngày đã giam giữ ông: “Tôi khẳng định bản án của tôi hoàn toàn là bịa đặt, dựng chuyện để bắt tôi. Cho đến giờ phút này, tôi khẳng định, tôi không có tội. Nhà cầm quyền đã nợ tôi 365 ngày.
Vụ án của tôi sai phạm nghiêm trọng Luật tố tụng hình sự. Nhà cầm quyền khởi tố tôi về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác”, nhưng mỗi lần đi cung thì họ không điều tra về cái tội họ đã quy kết tôi, mà họ lại khai thác tôi về quan điểm chính trị, những xu hướng của những con người hoạt động đòi lại quyền lợi cho người dân, cho tự do dân chủ xã hội. Họ còn dụ dỗ ngon ngọt với tôi là, tôi nên nhận tôi có những sai phạm về nhận thức vì thế đã có những bài viết đăng trên trang mạng không phù hợp với suy nghĩ của chính quyền… thì họ sẽ châm chước cho tôi cái tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác” – nếu có, sẽ tuyên án nhẹ cho tôi, để được trở về với gia đình. Nhưng tôi không lạ gì với trò bẩn thỉu của những con người ‘lòng mang dạ sói’, vì thế tôi đã khước từ, bởi vì nếu tôi có tội thì cơ quan điều tra phải chứng minh tôi có tội.
Trong phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm của tôi, họ nói là công khai nhưng có công khai đâu, khi tất cả anh em bạn bè quan tâm đến vụ án của tôi đã không được vào trong phòng xử án. Tại phiên tòa toàn là các gương mặt đã ngăn cản chúng tôi trong các đợt biểu tình.
Tôi luôn tuyên bố, tôi bị họ tuyên án một cách hàm hồ là 12 tháng tù giam, vì một mục tiêu nào đó và đây không phải là một bản án chính danh, tâm phục khẩu phục cho người đã bị tuyên án.
Có một điều hết sức khôi hài để chứng minh vụ án của tôi chưa bao giờ chính danh, đó là họ đã kết án tôi nhưng không trao trả bản án cho tôi. Không những thế, trong thời gian tôi chấp hành án tại trại giam số 5, thì họ đã tịch thu tất cả các giấy tờ mà cơ quan tố tụng, cơ quan xét xử đã cung cấp cho tôi. Cho đến nay, họ cũng không trao trả lại cho tôi những tài liệu đó, nên tôi đang hồ nghi rằng, họ không muốn tôi có bất cứ tài liệu nào trong tay, để tôi không còn có cơ hội chứng minh tôi là người vô tội nữa”.
TNLT Trương Minh Tam nhận định: “Những người TNLT như tôi bị kết án những bản án hết sức vô lý, có người gọi cái án này là ‘đánh dưới thắt lưng quần’ nhằm kết tội những người dân VN vô tội – có trái tim hướng về tự do, đòi hỏi nhân quyền là những quyền chính đáng của con người.”
Sau cùng, TNLT Trương Minh Tam gửi lời cám ơn: “tôi phải cảm ơn mọi người đã truyền lửa cho tôi trong suốt một năm qua, điều đó đã giúp cho tôi sự vững vàng đi qua được những thử thách khó khăn, tồi tệ nhất, bỉ ổi nhất mà chính con người dành cho con người.”
TNLT Trương Minh Tam -một biểu tình viên sống ở Hà Nội- bị kết án 12 tháng tù giam với tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nhưng ông đã phản đối cáo buộc này.


Nhà Tù Cộng Sản Việt Nam Và Tù Nhân Lương Tâm Đặng Xuân Diệu
JB Nguyễn Hữu Vinh: Chúng tôi tiếp xúc và phỏng vấn Trương Minh Tam, một tù nhân lương tâm vừa mới ra tù vì được khoác cho chiếc áo: Cưỡng đoạt tài sản công dân - Thực chất, đây là đòn thù để trả thù những hoạt động của anh khi đã nhiều lần đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược và có nhiều ý kiến về chế độ cộng sản hiện nay. Và anh đã được CSVN "tặng thưởng" cho một năm tù về tội "Cưỡng đoạt tài sản". 

Những thông tin anh cho chúng tôi biết về chế độ nhà tù Cộng sản và nhất là tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu đang bị tra tấn ở trong đó, là những thông tin đáng lo ngại. Chúng tôi đưa buổi phỏng vấn đề mọi người hiều và chung tay hành động vì một người yêu nước, dấn thân cho xã hội là Fx. Đặng Xuân Diệu tại trại giam số 5 Bộ Công an ở Tỉnh Thanh Hóa.






-Nguồn: Blog RFA

Tổng số lượt xem trang

5177927