--Ông Huỳnh Uy Dũng: “Họ đã dồn tôi đến bước đường cùng“
Trước tuyên bố khu du lịch Đại Nam sẽ đóng cửa, PV Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ông Huỳnh Uy Dũng qua điện thoại, khi ông đang nghĩ dưỡng ở Australia, sau thời gian dài căng thẳng đấu tranh, khiếu nại, tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương.
Ngay sau khi báo Lao Động thông tin ông Huỳnh Uy Dũng – Tổng GĐ Cty cổ phần Đại Nam – tuyên bố sẽ đóng cửa Khu du lịch Đại Nam ở tỉnh Bình Dương (BD), rất nhiều bạn đọc đã thắc mắc, vì đâu mà ông chủ Khu du lịch Đại Nam lại có hành động phản kháng như vậy?
Xin ông cho biết đâu là lý do sâu xa buộc ông ra tuyên bố đóng cửa Khu du lịch Đại Nam?
-Ông Dũng “lò vôi” tố cáo chủ tịch Bình Dương: chưa đủ cơ sở (23/07)Xin ông cho biết đâu là lý do sâu xa buộc ông ra tuyên bố đóng cửa Khu du lịch Đại Nam?
- Chính quyền tỉnh BD đã dựa trên Kết luận số 1549/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ, kết luận về nội dung đơn tố cáo của tôi đối với ông Lê Thanh Cung – Chủ tịch UBND tỉnh BD – để ra các biện pháp xử lý DN của tôi suốt thời gian qua. Chưa nói đến nội dung kết luận dày đặc dấu hiệu bao che cho ông Cung, thì việc TTCP đứng ra công bố và kết luận vụ việc này đã sai phạm nghiêm trọng luật pháp. Theo Luật Tố cáo qui định tại khoản 7, điều 13: Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Tại khoản 1, điều 22 quy định: "Người giải quyết tố cáo (là Thủ tướng) tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo”. Và, ở điểm a, khoản 2, điều 23 quy định: “Tổng TTCP chỉ có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh và kiến nghị biện pháp xử lý để Thủ tướng ban hành văn bản kết luận nội dung tố cáo”. Để giải quyết đơn tố cáo, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 9329/VPCP-V.I nêu rõ Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Thanh tra Chính phủ phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất biện pháp giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo Thủ Tướng Chính phủ kết quả.
Tại khoản 1, điều 22 quy định: "Người giải quyết tố cáo (là Thủ tướng) tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo”. Và, ở điểm a, khoản 2, điều 23 quy định: “Tổng TTCP chỉ có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh và kiến nghị biện pháp xử lý để Thủ tướng ban hành văn bản kết luận nội dung tố cáo”. Để giải quyết đơn tố cáo, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 9329/VPCP-V.I nêu rõ Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Thanh tra Chính phủ phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất biện pháp giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo Thủ Tướng Chính phủ kết quả.
Với các căn cứ trên, Luật Tố cáo không qui định Tổng TTCP có quyền ban hành văn bản kết luận nội dung xác minh. Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng không giao quyền cho TTCP trực tiếp trả lời hoặc kết luận nội dung tố cáo. Nhưng ở đây, TTCP đã ban hành Kết luận số 1549/KL-TTCP và tự cho mình cái quyền kết luận nội dung tố cáo thay Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh BD xem xét trách nhiệm cá nhân, tổ chức vi phạm. Chính việc làm sai Luật Tố cáo này, dẫn đến ông Cung, UBND và cơ quan chức năng tỉnh BD đã liên tục dồn ép tôi và DN của tôi đến bước đường cùng trong suốt thời gian qua.
Tôi đã có đơn gửi Thủ tướng và Thủ tướng đã chỉ đạo Tổng TTCP phải xem xét, giải quyết lại Kết luận 1549 nêu trên. Tuy nhiên, bất chấp chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, họ đã không ngừng tấn công hòng “bức tử” Cty Đại Nam, với nhiều hành vi, qua 12 văn bản, trong 51 ngày, bình quân 4 ngày ra 1 văn bản yêu cầu Cty Đại Nam phải làm cái này, cung cấp cái kia...v.v…
Trả lời báo chí những ngày gần đây, một cán bộ của chính quyền tỉnh Bình Dương cho rằng, ông chỉ “dọa” vậy thôi, chứ không thể đóng cửa Khu du lịch Đại Nam, vì đóng cửa chỉ DN bị thiệt hại nặng, chứ chính quyền … không hề, cùng làm không thu được thuế. Ông có nhận định gì về ý kiến này?
- Tôi nói thật và sẽ làm thật, chứ không dọa dẫm gì. Bản tính con người tôi lâu nay, chưa bao giờ nói mà không làm. Tôi xin khẳng định một lần nữa, nếu chính quyền và cơ quan chức năng tỉnh BD không thay đổi thái độ, cách hành xử với DN của tôi; chắc chắn tôi sẽ tính đến phương án đóng cửa Khu du lịch Đại Nam và một số hoạt động khác của Cty Đại Nam.
Cụ thể đóng cửa Khu du lịch Đại Nam, ông sẽ làm gì? Liệu hệ lụy xảy ra từ việc đóng cửa này sẽ như thế nào, ông có tính trước được không?
- Khoảng 10 ngày nữa tôi sẽ về VN và sẽ bàn phương án đóng cửa Khu du lịch Đại Nam từ bây giờ cho đến hết năm 2014, để chờ kết luận cuối cùng từ các cơ quan chức năng và sự thay đổi thái độ của chính quyền tỉnh BD. Tòan bộ gần 2.000 cán bộ, CNLĐ Cty Đại Nam sẽ được nghỉ chờ việc và hưởng nguyên lương cho đến khi có sự giải quyết của cơ quan chức năng, thì trở lại làm việc bình thường. Riêng khu vực đền thờ Đại Nam trong Khu du lịch Đại Nam được mở cửa miễn phí từ lâu nay, vẫn mở cửa, hoạt động bình thường cho khách vào tham quan, chiêm bái…
Tôi cũng cho thành lập một tổ, chuẩn bị đủ tiền mặt để chi trả đầy đủ vốn và lãi suất suốt thời gian qua cho các nhà đầu tư trước đây được Cty huy động vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng khu đất ở, nhưng vì lý do Chủ tịch tỉnh BD không giải quyết, nên bị động đến hôm nay. Tôi sẽ không để bất kỳ đối tác, khách hàng nào phải thua thiệt vì sự cố ngoài ý muốn này của Cty Đại Nam. Trái lại, tôi vô cùng cảm ơn họ đã tin tưởng, đồng hành cùng Cty Đại Nam suốt thời gian qua, dù gặp bao nhiêu khó khăn, trắc trở...v.v…
Vào tháng 9.2014 vừa qua, ông đã công bố hiến tòan bộ lợi nhuận của Cty Đại Nam từ nay đến năm 2030, cho việc mổ tim miễn phí, thông qua Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM. Việc đóng cửa Khu du lịch Đại Nam có ảnh hưởng gì đến công tác từ thiện này hay không?
- Phải nói đến hôm nay, tôi đã vô cùng mỏi mệt trước những gì mà họ đã đối xử với tôi. Hơn 30 năm lăn lộn trên thương trường, những gì tôi có được hôm nay, tôi nguyện hiến dâng hết cho xã hội. Cụ thể là tài trợ miễn phí cho hàng ngàn trẻ em bị mắc bệnh tim bẩm sinh, không đủ điều kiện cứu chữa.
Thời gian qua, Cty Đại Nam đã cùng Bệnh việc Đại học Y dược TP HCM đã và đang thực hiện rất tốt công việc này. Mỗi tuần, chúng tôi lại mổ tim miễn phí cho 2 – 4 trẻ, giúp các em lấy lại được sự sống… Tuy nhiên, việc họ cố tình dồn ép, “bức tử” chúng tôi như mọi người thấy, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chương trình hỗ trợ mổ tim cho hàng ngàn trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh đang cần cứu chữa. Song, trong thời gian từ nay đến hết năm 2014, chúng tôi đã rót đủ tiền để mổ tim miễn phí cho các em, nên sẽ không ảnh hưởng gì.
Trước tình hình DN ông bị chính quyền tỉnh BD đối xử như vậy, ông có nhận xét gì, với tư cách là một doanh nhân thành danh, nổi tiếng trên thương trường nhiếu năm qua?
- Tình cảnh của tôi, có lẽ ít nhiều phản ánh được phần nào nỗi khổ của một DN trong thời buổi này. Chính phủ, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, giúp đỡ DN vượt qua các khó khăn. Luật pháp cũng quy định rất cụ thể những gì DN được làm và không được làm; chính quyền phải thực hành đúng quy định luật pháp, phải khách quan.v.v… Tuy nhiên, thực tế lâu này, hiện tượng “cái lệ” ở các địa phương luôn đè lên trên “cái luật”.
Vì vậy, mà có không ít DN như DN của tôi phải khốn đốn, bị “cái lệ” địa phương đè nặng suốt nhiều năm., không thể phát triển nổi. May mắn, DN của tôi có tiềm lực, không nợ nần, có thương hiệu; nên vẫn vượt qua mọi khó khăn. Khu đầt ở 61,4 ha đang tranh cãi, tôi bỏ tiền ra mua giùm cho tỉnh BD, theo lời mời của chính quyền và giúp tỉnh BD có tiền trả nợ Bộ Tài chính. Vậy mà 10 năm nay, chính quyền dùng đủ cách không cho tôi làm gì để lấy lại vốn. Giờ, còn giở trò “thu hồi sổ đỏ”?
Thử hỏi, nếu tôi vay mượn mua đất trên thì chỉ trả tiền lãi thôi, DN cũng đã phá sản từ lâu rồi. Sao lại đối xử với DN tệ như vậy? Chúng tôi bỏ tiền mua đất, phải kinh doanh mới phát triển và nộp thuế được chứ. Không ai bỏ hàng trăm tỷ đồng mua đất của chính quyền, để chính quyền làm khó, không cho kinh doanh gì hết, ngồi ngó đất bỏ hoang hóa… Hành xử đó khác nào “bức tử” DN?
Xin cảm ơn ông!
Một góc Khu du lịch Đại Nam. |
Trả lời báo chí những ngày gần đây, một cán bộ của chính quyền tỉnh Bình Dương cho rằng, ông chỉ “dọa” vậy thôi, chứ không thể đóng cửa Khu du lịch Đại Nam, vì đóng cửa chỉ DN bị thiệt hại nặng, chứ chính quyền … không hề, cùng làm không thu được thuế. Ông có nhận định gì về ý kiến này?
- Tôi nói thật và sẽ làm thật, chứ không dọa dẫm gì. Bản tính con người tôi lâu nay, chưa bao giờ nói mà không làm. Tôi xin khẳng định một lần nữa, nếu chính quyền và cơ quan chức năng tỉnh BD không thay đổi thái độ, cách hành xử với DN của tôi; chắc chắn tôi sẽ tính đến phương án đóng cửa Khu du lịch Đại Nam và một số hoạt động khác của Cty Đại Nam.
Cụ thể đóng cửa Khu du lịch Đại Nam, ông sẽ làm gì? Liệu hệ lụy xảy ra từ việc đóng cửa này sẽ như thế nào, ông có tính trước được không?
- Khoảng 10 ngày nữa tôi sẽ về VN và sẽ bàn phương án đóng cửa Khu du lịch Đại Nam từ bây giờ cho đến hết năm 2014, để chờ kết luận cuối cùng từ các cơ quan chức năng và sự thay đổi thái độ của chính quyền tỉnh BD. Tòan bộ gần 2.000 cán bộ, CNLĐ Cty Đại Nam sẽ được nghỉ chờ việc và hưởng nguyên lương cho đến khi có sự giải quyết của cơ quan chức năng, thì trở lại làm việc bình thường. Riêng khu vực đền thờ Đại Nam trong Khu du lịch Đại Nam được mở cửa miễn phí từ lâu nay, vẫn mở cửa, hoạt động bình thường cho khách vào tham quan, chiêm bái…
Tôi cũng cho thành lập một tổ, chuẩn bị đủ tiền mặt để chi trả đầy đủ vốn và lãi suất suốt thời gian qua cho các nhà đầu tư trước đây được Cty huy động vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng khu đất ở, nhưng vì lý do Chủ tịch tỉnh BD không giải quyết, nên bị động đến hôm nay. Tôi sẽ không để bất kỳ đối tác, khách hàng nào phải thua thiệt vì sự cố ngoài ý muốn này của Cty Đại Nam. Trái lại, tôi vô cùng cảm ơn họ đã tin tưởng, đồng hành cùng Cty Đại Nam suốt thời gian qua, dù gặp bao nhiêu khó khăn, trắc trở...v.v…
Vào tháng 9.2014 vừa qua, ông đã công bố hiến tòan bộ lợi nhuận của Cty Đại Nam từ nay đến năm 2030, cho việc mổ tim miễn phí, thông qua Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM. Việc đóng cửa Khu du lịch Đại Nam có ảnh hưởng gì đến công tác từ thiện này hay không?
- Phải nói đến hôm nay, tôi đã vô cùng mỏi mệt trước những gì mà họ đã đối xử với tôi. Hơn 30 năm lăn lộn trên thương trường, những gì tôi có được hôm nay, tôi nguyện hiến dâng hết cho xã hội. Cụ thể là tài trợ miễn phí cho hàng ngàn trẻ em bị mắc bệnh tim bẩm sinh, không đủ điều kiện cứu chữa.
Thời gian qua, Cty Đại Nam đã cùng Bệnh việc Đại học Y dược TP HCM đã và đang thực hiện rất tốt công việc này. Mỗi tuần, chúng tôi lại mổ tim miễn phí cho 2 – 4 trẻ, giúp các em lấy lại được sự sống… Tuy nhiên, việc họ cố tình dồn ép, “bức tử” chúng tôi như mọi người thấy, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chương trình hỗ trợ mổ tim cho hàng ngàn trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh đang cần cứu chữa. Song, trong thời gian từ nay đến hết năm 2014, chúng tôi đã rót đủ tiền để mổ tim miễn phí cho các em, nên sẽ không ảnh hưởng gì.
Trước tình hình DN ông bị chính quyền tỉnh BD đối xử như vậy, ông có nhận xét gì, với tư cách là một doanh nhân thành danh, nổi tiếng trên thương trường nhiếu năm qua?
- Tình cảnh của tôi, có lẽ ít nhiều phản ánh được phần nào nỗi khổ của một DN trong thời buổi này. Chính phủ, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, giúp đỡ DN vượt qua các khó khăn. Luật pháp cũng quy định rất cụ thể những gì DN được làm và không được làm; chính quyền phải thực hành đúng quy định luật pháp, phải khách quan.v.v… Tuy nhiên, thực tế lâu này, hiện tượng “cái lệ” ở các địa phương luôn đè lên trên “cái luật”.
Vì vậy, mà có không ít DN như DN của tôi phải khốn đốn, bị “cái lệ” địa phương đè nặng suốt nhiều năm., không thể phát triển nổi. May mắn, DN của tôi có tiềm lực, không nợ nần, có thương hiệu; nên vẫn vượt qua mọi khó khăn. Khu đầt ở 61,4 ha đang tranh cãi, tôi bỏ tiền ra mua giùm cho tỉnh BD, theo lời mời của chính quyền và giúp tỉnh BD có tiền trả nợ Bộ Tài chính. Vậy mà 10 năm nay, chính quyền dùng đủ cách không cho tôi làm gì để lấy lại vốn. Giờ, còn giở trò “thu hồi sổ đỏ”?
Thử hỏi, nếu tôi vay mượn mua đất trên thì chỉ trả tiền lãi thôi, DN cũng đã phá sản từ lâu rồi. Sao lại đối xử với DN tệ như vậy? Chúng tôi bỏ tiền mua đất, phải kinh doanh mới phát triển và nộp thuế được chứ. Không ai bỏ hàng trăm tỷ đồng mua đất của chính quyền, để chính quyền làm khó, không cho kinh doanh gì hết, ngồi ngó đất bỏ hoang hóa… Hành xử đó khác nào “bức tử” DN?
Xin cảm ơn ông!
23/07/2014 TTO - Đó là kết luận của Thanh tra Chính phủ công bố ngày 23-7 về tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ công ty cổ phần Đại Nam, chủ đầu tư KCN Sóng Thần 3 - đối với ông Lê Thanh Cung, chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương.
>> UBND tỉnh Bình Dương “phản pháo”
>> Báo cáo Thủ tướng vụ ông Huỳnh Uy Dũng “tố cáo”
>> Ông Huỳnh Uy Dũng “tố cáo” chủ tịch tỉnh Bình Dương
>> Báo cáo Thủ tướng vụ ông Huỳnh Uy Dũng “tố cáo”
>> Ông Huỳnh Uy Dũng “tố cáo” chủ tịch tỉnh Bình Dương
Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ thực hiện việc công bố kết luận là ông Ngô Văn Khánh - phó Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Lê Sỹ Bảy - Vụ trưởng Vụ I Thanh tra Chính phủ, kiêm tổ trưởng tổ xác minh vụ việc.
Theo ông Ngô Văn Khánh, từ đơn tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng (còn có biệt danh là Dũng “lò vôi”), Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Thanh tra Chính phủ lập tổ công tác để xác minh, có sự tham gia của Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và môi trường. Kết luận này của Thanh tra Chính phủ được công bố sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.
Ông Lê Sỹ Bảy - tổ trưởng tổ xác minh - đã đọc toàn bộ kết luận về nội dung tố cáo, theo các vấn đề trong đơn ông Huỳnh Uy Dũng nêu.
Theo đó, đối với tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng cho rằng ông Lê Thanh Cung đã phạm luật khi ký văn bản với nội dung “không cho phép chuyển nhượng khu đất ở trong KCN Sóng Thần 3 dưới bất cứ hình thức nào”; Thanh tra Chính phủ cho rằng qua xác minh cho thấy việc ông Lê Thanh Cung ký ban hành văn bản chỉ đạo nói trên là “đúng thẩm quyền, đúng ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương và đúng quy định pháp luật”.
Lý do theo Thanh tra Chính phủ vì lúc đó công ty Đại Nam đã thực hiện “thỏa thuận góp vốn đầu tư” với hơn 700 người, thu về hơn 400 tỷ đồng, thực chất là đã tự phân lô và chuyển nhượng đất nền không đúng quy định. “Như vậy, nội dung tố cáo này chưa đủ cơ sở” - kết luận của thanh tra Chính phủ viết.
Trong phần thông báo kết luận, Thanh tra Chính phủ cũng đã nêu lên một số sai phạm của một số sở, ngành của Bình Dương trong việc chậm giải quyết hồ sơ và không có văn bản trả lời doanh nghiệp về lý do chưa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 của khu công nghiệp Sóng Thần 3, cũng như phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu ở trong khu công nghiệp này.
Thanh tra Chính phủ kết luận trách nhiệm này thuộc về một số sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh Bình Dương và Chủ tịch, một phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương thời kỳ đó, không liên quan trực tiếp đến ông Lê Thanh Cung.
- Vụ ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo chủ tịch tỉnh Bình Dương:-Bài 4: Ai đã ký quyết định giao đất ở cho ông Dũng “lò vôi“?
Sau ba bài Motthegioi.vn đăng tải thông tin cụ thể hơn về vụ ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương liên quan dự án khu công nghiệp Sóng Thần 3, một số độc giả đã liên lạc với tòa soạn thắc mắc: ai đã ký quyết định cho phép Công ty cổ phần Đại Nam chuyển hơn 61 ha đất "khu ở" trong khu công nghiệp Sóng Thần 3 thành "đất ở" với thời hạn sử dụng lâu dài?
Kỳ này, Motthegioi.vn giới thiệu kỹ hơn về Quyết định số 2089/QĐ-UBND ngày 7.7.2008 đang được các độc giả đặc biệt quan tâm.
Quyết định số 2089 "cho phép thay đổi thời hạn sử dụng đất đối với Công ty cổ phần Đại Nam", ngoài căn cứ vào các quy định của pháp luật, còn xét đề nghị của giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại tờ trình số 413/TTr-STNMT ngày 20.6.2008. Quyết định này cho phép Công ty cổ phần Đại Nam đang sử dụng khu đất tại xã Phú Mỹ, thị xã Thủ Dầu Một, và xã Phú Chánh, xã Tân Vĩnh Hiệp, huyện Tân Uyên, Bình Dương, mục đích sử dụng "đất ở", thời hạn sử dụng đất ở là lâu dài.
Quyết định số 2089 không phải do chủ tịch tỉnh ký mà do Phó chủ tịch thường trực Trần Văn Lợi ký.
Trong Quyết định 2089 không nêu rõ khu đất nêu trên là lô đất nào. Nhưng tại báo cáo số 2021/BC-SXD ngày 4.9.2009 của Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương về kết quả kiểm tra tình hình thực hiện dự án khu công nghiệp Sóng Thần 3, có đoạn ghi rõ: diện tích khu ở 61,49 ha đã được UBND tỉnh cho thời hạn sử dụng lâu dài (theo Quyết định số 2089/QĐ-UBND ngày 7.7.2008 của UBND tỉnh).
Tiểu Ngọc
Trong đơn gửi Thủ tướng Chính phủ, ông Huỳnh Uy Dũng đã tố cáo ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ba nội dung: không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, không cho chuyển nhượng quyền sử dụng đất, không phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Sóng Thần 3.
Bài 1: Ai cho phép Đại Nam biến khu công nghiệp thành đất ở?
Bài 2: Đoàn kiểm tra kết luận Đại Nam “phân lô, góp vốn là đúng luật”
Trở lại thời điểm năm 2009, chỉ đến khi Tỉnh ủy Bình Dương trong một cuộc họp đã cho rằng việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất khu công nghiệp sang đất ở cho khu công nghiệp Sóng Thần 3 “có vấn đề”, dẫn đến chủ đầu tư kêu gọi góp vốn, phân lô cũng trái luật, lúc đó các cơ quan tham mưu (Sở Xây dựng và ban quản lý các khu công nghiệp) mới vội vàng... sửa sai.
Tuy nhiên, lúc phát hiện ra lỗ hổng khi ra văn bản cho phép Công ty cổ phần Đại Nam (chủ đầu tư khu công nghiệp Sóng Thần 3) chuyển mục đích sử dụng đất sai với quy định của pháp luật, đáng lẽ UBND tỉnh phải chấp nhận phương án thu hồi quyết định đã ban hành, bồi thường thiệt hại cho Công ty Đại Nam, nhưng nhà quản lý lại chọn phương án khác khi giải quyết hậu quả.
Ban đầu, Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương tham mưu cho UBND tỉnh nên điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất của khu đất hơn 32 hecta (đã đưa vào góp vốn) sang khu nhà ở thương mại, cho Công ty Đại Nam xây nhà ở hoặc giao đất đã phân lô cho người góp vốn.
Sau đó, nhiều sở ngành đã tư vấn cho Công ty Đại Nam làm thủ tục xin UBND tỉnh điều chỉnh khu công nghiệp Sóng Thần 3 theo phương án tách làm hai: khoảng 400 hecta làm khu công nghiệp, hơn 133 hecta (trong đó có 61 hecta đã giao chuyển mục đích sang đất ở lâu dài sai mục đích) làm khu dân cư đô thị.
Liệu chừng sự “phóng tay” ký lố thẩm quyền, cho chuyển đổi đất khu công nghiệp thành đất ở dài hạn của nhà quản lý chỉ xảy ra với Công ty Đại Nam, hay còn với nhà đầu tư nào khác?
Công ty Đại Nam nhanh chóng đồng ý, vì cách này cũng phù hợp với chủ trương của UBND tỉnh Bình Dương “giảm diện tích đất công nghiệp, tăng diện tích đất đô thị - dịch vụ” khi phấn đấu xây dựng đô thị loại 2.
Sau khi Công ty Đại Nam lập dự án xin tách khu công nghiệp Sóng Thần 3 thành hai dự án: khu dân cư đô thị (khoảng 133 hecta, trong đó có khu đất giao sai mục đích) và khu công nghiệp (khoảng 400 hecta), trong đó công ty Đại Nam trình luôn quy hoạch chi tiết 1/500 phần dự án dân cư đô thị.
UBND tỉnh cho rằng phải chờ Bộ Xây dựng phê duyệt trước. Lý do là nhiều chủ đầu tư các khu công nghiệp trong Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương đều có kiến nghị thay đổi cơ cấu sử dụng đất theo hướng tăng đất đô thị, dịch vụ, giảm đất công nghiệp. Khu liên hợp (do BECAMEX làm chủ đầu tư) do Bộ Xây dựng phê duyệt dự án, hiện tại BECAMEX đang sửa quy hoạch chi tiết khu liên hợp và trình Bộ Xây dựng. Khi nào bộ duyệt xong, UBND tỉnh sẽ căn cứ vào quy hoạch mới, duyệt quy hoạch chi tiết cho từng khu công nghiệp trong khu liên hợp.
Như vậy, việc giải quyết hậu quả cho Công ty Đại Nam chỉ dừng lại ở giới hạn đề xuất, phần phê duyệt điều chỉnh (để sửa sai) đã bị UBND tỉnh bỏ lửng đã 4 năm nay. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến ông Huỳnh Uy Dũng, chủ khu du lịch Đại Nam, phát đơn tố cáo.
Dư luận sẽ đặt dấu hỏi trong tương lai khi giải quyết tố cáo: các bên sẽ xử lý hậu quả thế nào đối với người đã lỡ góp vốn mua đất của Công ty Đại Nam? Hoặc những thiệt hại khác khi một quyết định hành chính sai được ban hành, như “treo” dự án của nhà đầu tư nhiều năm mà không có một trả lời hay giải quyết chính thức từ nhà quản lý, tính sai tiền sử dụng đất, vuột mất những cơ hội làm ăn của doanh nghiệp… sẽ giải quyết thế nào.
Chưa kể trách nhiệm hành chính của nhà quản lý hay người đã ban hành quyết định hành chính sai, gây hậu quả nghiêm trọng như vậy sẽ bị xử lý, chế tài ra sao, kể cả khi vị cán bộ đó đã về hưu.
Để đong đầy, tính đủ những thiệt hại vật chất, nhiều khả năng sau đơn tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng sẽ là một phiên tòa phân xử giữa ông Dũng và chính quyền tỉnh Bình Dương xem bên nào thắng - bên nào thua. Và liệu chừng sự “phóng tay” ký lố thẩm quyền, cho chuyển đổi đất khu công nghiệp thành đất ở dài hạn kiểu như trên của nhà quản lý chỉ xảy ra với Công ty Đại Nam, hay còn với nhà đầu tư nào khác?- Vụ ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo chủ tịch tỉnh Bình Dương: Bài 3: Ông Dũng “lò vôi” thắng thế chủ tịch tỉnh Bình Dương?(MTG). – Vụ ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương: Ngày càng nóng (SM).
Bài 2: Đoàn kiểm tra kết luận Đại Nam “phân lô, góp vốn là đúng luật”
Trở lại thời điểm năm 2009, chỉ đến khi Tỉnh ủy Bình Dương trong một cuộc họp đã cho rằng việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất khu công nghiệp sang đất ở cho khu công nghiệp Sóng Thần 3 “có vấn đề”, dẫn đến chủ đầu tư kêu gọi góp vốn, phân lô cũng trái luật, lúc đó các cơ quan tham mưu (Sở Xây dựng và ban quản lý các khu công nghiệp) mới vội vàng... sửa sai.
Tuy nhiên, lúc phát hiện ra lỗ hổng khi ra văn bản cho phép Công ty cổ phần Đại Nam (chủ đầu tư khu công nghiệp Sóng Thần 3) chuyển mục đích sử dụng đất sai với quy định của pháp luật, đáng lẽ UBND tỉnh phải chấp nhận phương án thu hồi quyết định đã ban hành, bồi thường thiệt hại cho Công ty Đại Nam, nhưng nhà quản lý lại chọn phương án khác khi giải quyết hậu quả.
Ban đầu, Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương tham mưu cho UBND tỉnh nên điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất của khu đất hơn 32 hecta (đã đưa vào góp vốn) sang khu nhà ở thương mại, cho Công ty Đại Nam xây nhà ở hoặc giao đất đã phân lô cho người góp vốn.
Sau đó, nhiều sở ngành đã tư vấn cho Công ty Đại Nam làm thủ tục xin UBND tỉnh điều chỉnh khu công nghiệp Sóng Thần 3 theo phương án tách làm hai: khoảng 400 hecta làm khu công nghiệp, hơn 133 hecta (trong đó có 61 hecta đã giao chuyển mục đích sang đất ở lâu dài sai mục đích) làm khu dân cư đô thị.
Liệu chừng sự “phóng tay” ký lố thẩm quyền, cho chuyển đổi đất khu công nghiệp thành đất ở dài hạn của nhà quản lý chỉ xảy ra với Công ty Đại Nam, hay còn với nhà đầu tư nào khác?
Công ty Đại Nam nhanh chóng đồng ý, vì cách này cũng phù hợp với chủ trương của UBND tỉnh Bình Dương “giảm diện tích đất công nghiệp, tăng diện tích đất đô thị - dịch vụ” khi phấn đấu xây dựng đô thị loại 2.
Sau khi Công ty Đại Nam lập dự án xin tách khu công nghiệp Sóng Thần 3 thành hai dự án: khu dân cư đô thị (khoảng 133 hecta, trong đó có khu đất giao sai mục đích) và khu công nghiệp (khoảng 400 hecta), trong đó công ty Đại Nam trình luôn quy hoạch chi tiết 1/500 phần dự án dân cư đô thị.
UBND tỉnh cho rằng phải chờ Bộ Xây dựng phê duyệt trước. Lý do là nhiều chủ đầu tư các khu công nghiệp trong Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương đều có kiến nghị thay đổi cơ cấu sử dụng đất theo hướng tăng đất đô thị, dịch vụ, giảm đất công nghiệp. Khu liên hợp (do BECAMEX làm chủ đầu tư) do Bộ Xây dựng phê duyệt dự án, hiện tại BECAMEX đang sửa quy hoạch chi tiết khu liên hợp và trình Bộ Xây dựng. Khi nào bộ duyệt xong, UBND tỉnh sẽ căn cứ vào quy hoạch mới, duyệt quy hoạch chi tiết cho từng khu công nghiệp trong khu liên hợp.
Như vậy, việc giải quyết hậu quả cho Công ty Đại Nam chỉ dừng lại ở giới hạn đề xuất, phần phê duyệt điều chỉnh (để sửa sai) đã bị UBND tỉnh bỏ lửng đã 4 năm nay. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến ông Huỳnh Uy Dũng, chủ khu du lịch Đại Nam, phát đơn tố cáo.
Dư luận sẽ đặt dấu hỏi trong tương lai khi giải quyết tố cáo: các bên sẽ xử lý hậu quả thế nào đối với người đã lỡ góp vốn mua đất của Công ty Đại Nam? Hoặc những thiệt hại khác khi một quyết định hành chính sai được ban hành, như “treo” dự án của nhà đầu tư nhiều năm mà không có một trả lời hay giải quyết chính thức từ nhà quản lý, tính sai tiền sử dụng đất, vuột mất những cơ hội làm ăn của doanh nghiệp… sẽ giải quyết thế nào.
Chưa kể trách nhiệm hành chính của nhà quản lý hay người đã ban hành quyết định hành chính sai, gây hậu quả nghiêm trọng như vậy sẽ bị xử lý, chế tài ra sao, kể cả khi vị cán bộ đó đã về hưu.
Để đong đầy, tính đủ những thiệt hại vật chất, nhiều khả năng sau đơn tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng sẽ là một phiên tòa phân xử giữa ông Dũng và chính quyền tỉnh Bình Dương xem bên nào thắng - bên nào thua. Và liệu chừng sự “phóng tay” ký lố thẩm quyền, cho chuyển đổi đất khu công nghiệp thành đất ở dài hạn kiểu như trên của nhà quản lý chỉ xảy ra với Công ty Đại Nam, hay còn với nhà đầu tư nào khác?- Vụ ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo chủ tịch tỉnh Bình Dương: Bài 3: Ông Dũng “lò vôi” thắng thế chủ tịch tỉnh Bình Dương?(MTG). – Vụ ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương: Ngày càng nóng (SM).
Vừa qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra làm rõ nội dung đơn tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng (chủ khu du lịch Đại Nam), đề xuất biện pháp giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trong tháng 12.2013.
Ở góc độ quản lý nhà nước, chiếu theo các quy định liên quan đến khu công nghiệp và đất đai, Bình Dương đã đi sớm trong việc đưa ra phương án chỗ ở cho công nhân trong các khu công nghiệp (Việt Nam – Singapore 2, Đại Đăng, Kim Huy, Đồng An 2…). Ít nhất từ những năm 2006, UBND tỉnh đã quy hoạch “khu ở” trong khu công nghiệp Sóng Thần 3 khi chưa có chính sách rõ ràng từ Chính phủ.
Trước đó, một nghị định năm 1999 ban hành “Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao” chỉ nêu ngắn gọn: trong khu công nghiệp “không có dân cư sinh sống” và gợi ý “phải tính đến các khu dân cư, lao động phục vụ khu công nghiệp”. Khu dân cư ở đây được hiểu là ở ngoài và bên cạnh khu công nghiệp.
Gần hai năm, sau ngày tỉnh Bình Dương ký văn bản cho phép trong khu công nghiệp Sóng Thần 3 có “khu ở”, Chính phủ mới có một nghị định mới quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế (thay nghị định năm 1999), trong đó mới đặt vấn đề có khu nhà ở cho công nhân.
Liền sau đó là các nghị quyết của Chính phủ, đề cập chi tiết vấn đề nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung. “Khu ở” hay “nhà ở công nhân” được hiểu là nhà cho công nhân hay người làm việc tại khu công nghiệp đó thuê, hết thời hạn thuê sẽ được mua và được cấp sổ đỏ.
Lúc này, mọi chuyện mở toang. Theo luật, nhà đầu tư như Công ty cổ phần Đại Nam sẽ là chủ đầu tư xây dựng hạ tầng khu nhà ở công nhân. Sau khi xong hạ tầng, Công ty Đại Nam được xây nhà ở hoặc chuyển giao đất bằng cách cho các nhà đầu tư khác thuê đất xây dựng nhà ở cho công nhân thuê.
UBND tỉnh khi duyệt quy hoạch khu nhà ở công nhân có thể cho phép chủ đầu tư sử dụng một phần quỹ đất này để xây dựng nhà ở thương mại, tạo nguồn bù đắp chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng khu nhà ở công nhân.
Nếu chỉ dừng ở giới hạn cho phép Công ty Đại Nam xây nhà cho công nhân thuê như phê duyệt dự án ban đầu, mọi việc đã không có gì tranh cãi. Nhưng ở đây, UBND tỉnh đã đi “lố”, vượt ra ngoài các quy định khi phóng tay giao “đất ở lâu dài” cho Công ty Đại Nam.
Chưa dừng lại, trong một lần kiểm tra dự án khu công nghiệp Sóng Thần 3 theo lệnh của UBND tỉnh (đoàn kiểm tra liên ngành gồm nhiều sở, ngành), đoàn kiểm tra vẫn kết luận “Công ty Đại Nam phân lô, góp vốn là đúng luật”. Mặc dù tại Điều 84 Nghị định 18/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai quy định: thời hạn sử dụng đất trong khu công nghiệp theo thời hạn của dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Chỉ đến khi Tỉnh ủy Bình Dương đặt vấn đề về tính hợp pháp của việc góp vốn, phân lô (bản chất là bán đất ở trong khu công nghiệp) tại dự án khu công nghiệp Sóng Thần 3, Sở Xây dựng và Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương mới "giật mình".
(Còn tiếp)
Thường Tín
Để độc giả tường tận hơn về vụ tố cáo này, Motthegioi.vn cung cấp thêm nhiều tình tiết hấp dẫn cốt lõi của vụ tố cáo này.
Theo hồ sơ vụ việc, mấu chốt vủa vụ ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo ông Lê Thanh Cung lên Thủ tướng Chính phủ bắt đầu từ một quyết định có dấu hiệu trái luật của UBND tỉnh vào năm 2008.
Từ một công văn bất thường của tỉnh
Ông Huỳnh Uy Dũng (còn được biết dưới cái tên Dũng “lò vôi”) là Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đại Nam. Sau khi trở thành chủ đầu tư khu công nghiệp Sóng Thần 3, Công ty Đại Nam đã lần lượt được tỉnh giao đất để đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng.
Theo quyết định thành lập và phê duyệt khu công nghiệp Sóng Thần 3 (rộng 533 hecta) do UBND tỉnh ban hành năm 2006, một phần đất trong khu công nghiệp (hơn 71 hecta) là đất hành chính – dịch vụ, kho bãi và khu ở. Trong đó, hơn 61/71 hecta này là khu ở. Thời hạn hoạt động của dự án bằng thời hạn giao đất: 50 năm.
Gần hai năm sau, vào ngày 7.7.2008, bất ngờ một phó chủ tịch UBND tỉnh ban hành một quyết định cho phép Công ty Đại Nam thay đổi thời hạn sử dụng phần đất khu ở thành “đất ở”, thời hạn giao đất là lâu dài.
Quyết định của tỉnh đã cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hơn 61 hecta, vốn là đất sản xuất kinh doanh - một bộ phận cấu thành trong khu công nghiệp Sóng Thần 3 - thành “đất ở”.
Khác với các quy định về thời hạn sử dụng đất trong khu công nghiệp (thường khoảng 50 năm), quyết định này đã cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hơn 61 hecta, vốn là đất sản xuất kinh doanh - một bộ phận cấu thành trong khu công nghiệp - thành “đất ở”. Nhà quản lý buộc nhà đầu tư phải nộp tiền sử dụng đất ở (cao gần gấp đôi so với đất giao làm khu công nghiệp) và đã chỉnh lý sổ đỏ cho Công ty Đại Nam. Chính từ quyết định này đã gây nên mọi rắc rối, tranh cãi giữa Công ty Đại Nam và UBND tỉnh Bình Dương: góp vốn hay phân lô bán nền, duyệt hay không duyệt quy hoạch chi tiết 1/500…
Cho chuyển mục đích sử dụng sai, "trói" quy hoạch chi tiết
Với góc độ là nhà đầu tư, sau khi đã làm đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước, được giao (có sổ đỏ đất ở) và xây dựng xong hạ tầng, chủ đầu tư có đủ quyền theo quy định của Luật Đất đai: chuyển nhượng, góp vốn, cho thuê…
Việc Công ty Đại Nam phân ra hơn 2.600 lô đất (khoảng 32 hecta) và chuyển nhượng cho nhân viên của mình trong khu công nghiệp Sóng Thần 3 bằng hình thức “góp vốn” tổng cộng hơn 400 tỉ đồng, sau khi xây dựng xong hạ tầng, chẳng có gì là sai luật.
Một bước nữa để biến những lô đất thành nhà cửa, công trình, Công ty Đại Nam phải lập (và thực tế công ty này đã làm) và được duyệt quy hoạch chi tiết 1/500.
Theo quy định pháp luật về xây dựng, trước khi muốn xây dựng công trình trên khu hành chính - dịch vụ, kho bãi và khu ở, Công ty Đại Nam phải lập quy hoạch chi tiết 1/500 và được UBND tỉnh phê duyệt.
Tuy nhiên, khi Công ty Đại Nam được thay đổi mục đích sử dụng khu đất này (từ đất sản xuất kinh doanh sang đất ở) vào năm 2008, UBND tỉnh không thể duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 cho Công ty Đại Nam. Bởi lẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất năm 2008 đã trái với quyết định thành lập và phê duyệt dự án khu công nghiệp Sóng Thần 3 mà tỉnh đã ký trước đó.
Nói cách khác, tỉnh Bình Dương không thể phê duyệt quy hoạch khi đất bị sử dụng sai mục đích từ đất công nghiệp sang đất ở.
(Còn tiếp)
Thường Tín
.- Buồn, sốc quanh vụ ông Huỳnh Uy Dũng kiện Chủ tịch Bình Dương (VNN).Dinh thự Chủ tịch Bình Dương to như cung điện?
- Sự thật dinh thự khủng và 100ha cao su của Chủ tịch Bình Dương (VNN).Mới đây trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ QH bàn về thực trạng lãng phí, có ĐB đã nói: “Trụ sở một số tỉnh thì mênh mông, trụ sở của đảng ủy nhiều tỉnh thì phản cảm, xây dựng lộng lẫy, xa hoa. Đây là nơi phục vụ dân chứ không phải là cung điện”. Đấy là chuyện tài sản công, nay quay lại ở tỉnh Bình Dương mới biết, “dinh thự” của Chủ tịch UBND Bình Dương Lê Thanh Cung xem ra cũng nguy nga, lộng lẫy và sang trọng như một cung điện…
Bình Dương chưa kể hết sự thật về ông Dũng lò vôi?
--Bị sỉ nhục, Dũng 'lò vôi' bật lại Chủ tịch Bình DươngChủ tịch Bình Dương tố Dũng 'lò vôi' không tài, lừa đảo
Theo thông tin bạn đọc cung cấp, nhóm PV đã đi tìm hiểu và thật sự bất ngờ trước khối tài sản của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, và những gì PV ghi nhận được ai ai ở đất Bình Dương ít nhiều cũng biết. Thật ra tài sản ấy từ đâu mà có?
Từ khu rừng cao su lên đến hơn 100 ha
Khi vừa đến thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, để ăn sáng, hỏi thăm rừng cao su của ông Chín Cung, ai cũng biết và họ tận tình chỉ đường cho chúng tôi tìm đến. Họ còn “lưu ý” rằng: “Trong khu vực rừng cao su đó, khi nào các anh thấy nơi nào có tường rào kẽm gai, toàn bộ rừng cao su có đến hàng trăm hecta nhưng đều được rào bằng rường rào kẽm gai hẳn hoi, đường dẫn vào rừng cao su tráng nhựa đẹp, đó là rừng cao su của ông Chín Cung”….
Theo sự chỉ dẫn của người dân, khoảng 20 phút sau, chúng tôi có mặt tại Ấp 8 (nay đổi tên thành Ấp Bến Sắn), thuộc xã Long Nguyên, huyện Bến Cát. Cũng thật không khó để nhận ra rừng cao su bạt ngàn của ông Chín Cung trên con đường tráng nhựa liền lặn và đẹp nhất ở xã Long Nguyên. Nhằm làm rõ rừng cao su được bao bọc bởi hàng rào kẽm gai kiên cố, vào vai một người khách đi lỡ đường, tôi tấp xe gắn máy vào căn nhà nằm trong khuôn viên rừng cao su của ông Chín Cung.
Tòa dinh thự nguy nga và bề thế của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung
Một người đàn ông luống tuổi, ở trần trùng trục, trên người nhễ nhại mồ hôi, bước ra hỏi chúng tôi kiếm ai. Chúng tôi giả vờ hỏi thăm rừng cao su của ông Chín Cung ở đâu, người đàn ông nhanh nhảu nói: “Ở đây, khoảng 100 hecta này là của ông Chín Cung. Cao su này được 6-7 tuổi, các chú hỏi mua cao su phải không?”. Chúng tôi phải trả lời khéo là nghe nói ông Chín Cung có rừng cao su đẹp, nên muốn đến tham quan. Người đàn ông cho biết tiếp: “Khỏi nói rồi, rừng cao su của ông Chín ở đây ai mà không biết ngon lành nhất vùng”. Chịu khó mất khoảng một giờ đồng hồ đảo quanh khu vực rừng cao su của ông Chín Cung, chúng tôi phải thừa nhận là rừng cao su của ông Chín thuộc hàng đắt giá nhất ở địa phương. Các con đường chính dẫn vào rừng cao su ông Chín Cung đều được xây dựng liền lạc, khi qua khỏi ranh giới rừng cao su của ông Chín Cung là đường sá bầy hầy, xuống cấp…
Theo giá cả mà chúng tôi hỏi thăm nhiều người dân ở xã Long Nguyên, mỗi hecta rừng cao su mặt tiền đường nhựa đẹp như rừng cao su của ông Chín Cung có giá 1,2 - 1,3 tỷ đồng. Từ diện tích rừng cao su trên dưới 100 hecta kể trên, ông Chín Cung đang có trong tay số tài sản “nhỏ nhoi” lên đến hàng trăm tỷ đồng. Một số tiền khổng lồ đối với người dân ở địa phương, cả nước nói chung.
Khu rừng cao su rộng hơn 100 ha, trị giá gần 150 tỷ đồng của ông Chín Cung
Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ năm 1978 - 1982, ông Lê Thanh Cung là cán bộ thường trực Phòng Kế hoạch huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé cũ, Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn huyện Bến Cát. Từ năm 1982 - 1983 đảm nhiệm chức vụ Phó Trưởng Ban Thống kê - Kế hoạch - Lao động huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé. Giai đoạn năm 1983 - 1987 ông Lê Thanh Cung nhận chức vụ Huyện ủy viên, Ủy viên UBND huyện Bến Cát, Trưởng ban Kế hoạch huyện. Đến năm 1987 - 1991 là Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé.
Đến “dinh thự” trị giá hơn 20 tỷ đồng
Từ rừng cao su bạt ngàn của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, qua sự chỉ dẫn của người dân địa phương chúng tôi vào quán ăn ngay thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương dùng bữa cơm trưa. Cũng chẳng mấy khó khăn, chúng tôi được chiêm ngưỡng “dinh thự” của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung, tọa lạc tại đường ĐX81, phường Định Hòa, TP.Thủ Dầu Một. Nằm gọn trong khu đất rộng lớn mênh mông, “dinh thự” của ông Lê Thanh Cung ước tính gần 1000m2, cũng được nhiều người dân nơi đây đánh giá thuộc hàng sang trọng nhất nhì của tỉnh Bình Dương. “Dinh thự” được xây dựng theo phong cách hiện đại, với nhiều căn phòng tráng lệ, hướng ra mặt tiền đường, tương tự như nhiều căn nhà nhỏ bao quanh “dinh thự”. Ngay sân nhà có hàng trăm loại cây kiểng đắt tiền, có cặp kiểng quý, hàng rào phía trước có remote điều khiển từ xa. Cửa rào vừa bật mở là ba, bốn con chó dữ nhảy ra, sủa inh ỏi… Trong vai là người cần tìm mua cây kiểng quý, chúng tôi hỏi thăm ở đâu có kiểng bán, người giữ vườn nói: “Mấy anh tìm nhầm nhà rồi, đây là nhà của ông Chín Cung, Chủ tịch tỉnh, kiểng này của ổng có bạc tỷ, ai mà mua nổi…”.
Để góp phần làm rõ thêm khu vườn “cao su bạt ngàn” của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung, PV tìm đến nhà một cán bộ lãnh đạo của địa phương theo sự hướng dẫn của người dân ở xã Long Nguyên và được ông B.T, nguyên lãnh đạo UBND xã Long Nguyên cho biết: “Phần đất mà Chín Cung đang sử dụng trước đây có nguồn gốc từ lâm trường Long Nguyên, lâm trường có tổng diện tích là 320,7 hecta. Về sau lâm trường Long Nguyên giải thể, khi ấy Chín Cung đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Ban Thống kê - Kế hoạch - Lao động huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé cũ (nay là tỉnh Bình Dương). Không hiểu vì sao lúc ấy Chín Cung được “cấp” đến 130 hecta đất rừng cao su của lâm trường Long Nguyên thuộc Ấp 8 (nay là Ấp Bến Sắn), xã Long Nguyên. Những người khác, từ cán bộ văn phòng UBND đến Trưởng Ấp cũng được “cấp” 2-3 hecta. Riêng Chín Cung thì có đến 130 hecta đất rừng cao su…”.
(Theo báo Kinh doanh & Pháp luật)
-Bị sỉ nhục, Dũng 'lò vôi' bật lại Chủ tịch Bình Dương
- Vụ ông Huỳnh Uy Dũng gửi đơn tố cáo lên Thủ tướng Chính phủ: Ông Lê Thanh Cung – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương: “Cái đó ông Dũng nói bậy, tự bịa đặt, lừa đảo, cố ý làm trái đó” (LĐ). - Ông Huỳnh Uy Dũng: Hãy để cho cơ quan chức năng kiểm tra kết luận đúng – sai (LĐ).- Vụ ông chủ Đại Nam tố cáo chủ tịch Bình Dương: “Đổ lỗi cho tỉnh nhằm hợp thức hoá sai trái”? (SGTT).- Ông Dũng “lò vôi” có bịa đặt, lừa đảo? (DV). - Chủ tịch tỉnh bị kiện: Bận họp, không biết chuyện báo cáo Thủ tướng? (VTC).- Vụ ông Huỳnh Uy Dũng kiện Chủ tịch Tỉnh Bình Dương, hồi kết của liên minh Quyền-Tiền? (Việt Hoàng)
- Bình Dương báo cáo gì lên Thủ tướng vụ đại gia tố chủ tịch tỉnh? (Infonet).
--Vụ kiện Chủ tịch Bình Dương: “Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại”- Ông Huỳnh Uy Dũng: Tôi mong xóa được “lệ” xấu (DV). - Chủ tịch tỉnh Bình Dương: “Ông Dũng bịa đặt, lừa đảo” (DV).- Chủ tịch Bình Dương tố Dũng ‘lò vôi’ không tài, lừa đảo (VNN).
-Chủ tịch tỉnh Bình Dương bị tố cáo: 'Ông Dũng bịa đặt, lừa đảo' (VTC 29-10-13) -- Rowan Callick có một tiên đoán thú vị về sự dẻo dai của thể chế Trung Quốc: Chế độ này hiện tồn tại là dựa vào liên minh "cộng sinh" giữa Đảng và các đại gia. Nhưng bản chất của liên minh ấy không thể bền vững. Sớm muộn gì thì cũng xảy ra xung đột, tranh chấp giữa họ vì chia chác không đều. Ngày ấy sẽ là ngày tàn của chế độ.
- Chủ tịch tỉnh Bình Dương bị tố cáo: ‘Ông Dũng bịa đặt, lừa đảo’ (VTC). - Vụ ông chủ Đại Nam kiện chủ tịch tỉnh: Tổng Thanh tra Chính phủ chưa nhận đơn (Infonet). Ông Huỳnh Uy Dũng kể chuyện từng "gỡ rối" cho UBND tỉnh
- Vì sao ông Dũng “lò vôi” từ chối lời mời làm việc với UBND tỉnh Bình Dương? (PT).- Tỉnh mời đến ‘tháo gỡ vướng mắc’, ông Dũng ‘lò vôi’ từ chối thẳng (DV).- Người phát ngôn của Chính phủ: Thủ tướng đang xem xét việc ông Dũng “lò vôi” tố cáo Chủ tịch tỉnh Bình Dương (DV). - Vụ ông chủ Đại Nam “tố” Chủ tịch Bình Dương: Thủ tướng đang xem xét đơn tố cáo (Infonet).
Tư bản đỏ Việt Nam: Ông chủ Đại Nam sở hữu tiềm lực và mối quan hệ "khủng"? (infonet 26-10-13) Đại gia đều đặn đếm ngàn tỷ chảy vào két (VEF 26-10-13)
- 7 năm chưa phê duyệt quy hoạch KCN Sóng Thần 3: Có trách nhiệm từ tỉnh Bình Dương (DV).
- Vụ ông Dũng “lò vôi” tố cáo chủ tịch UBND tỉnh: Văn bản “lạ” của Sở Xây dựng (DV). - Ông chủ Đại Nam sở hữu tiềm lực và mối quan hệ “khủng”? (Infonet). - Ông Dũng kiện Chủ tịch Bình Dương: Người dân có quyền đòi lại tiền (GDVN).
- Vụ ông Huỳnh Uy Dũng “tố” UBND tỉnh Bình Dương: Xuất hiện một văn bản không bình thường (LĐ).
Tư bản đỏ Việt Nam: ‘Phù thủy’ ngân hàng (TN 28-10-13) Đại gia bấn loạn! (Petrotimes 27-10-13) -- Không hiểu vì lý do gì mà Petrotimes cực kỳ cay cú với gia đình ông Đặng Thành Tâm - Đại gia đều đặn đếm ngàn tỷ chảy vào két (VNN).
- Hối hận nhận sai, ông Đặng Thành Tâm nguyện ‘cày’ trả nợ (VNN). - Khi đại gia muốn uống thuốc sâu tự tử (LĐ).
Xuất hiện “doanh nghiệp ma” "chạy thị thực" cho người nước ngoài (infonet 28-10-13)
-THẢM ĐỎ CÓ GAI ?
“Phản pháo” đại gia Huỳnh Uy Dũng (NLĐ 24-10-13) -- UBND tỉnh Bình Dương: Ông Huỳnh Uy Dũng lấy đất xây nhà cho công nhân để phân lô, bán nền kiếm lợi (MTG 24-10-13) -- Những chuyện gây sốc của đại gia kiện chủ tịch Bình Dương (NĐT 24-10-13)
- Vụ ông Dũng “lò vôi” tố cáo chủ tịch tỉnh: Có chậm trễ, có thiếu sót (DV). - Vụ đại gia Đại Nam tố cáo Chủ tịch tỉnh Bình Dương: Tỉnh thừa nhận thiếu sót (Infonet). - UBND tỉnh ‘phản pháo’ vụ ‘đại gia’ tố chủ tịch tỉnh (TP). - “Tỉnh làm đúng luật” (SGTT).- Bình Dương lật bài, điểm sai phạm của ông Huỳnh Uy Dũng (VEF). - “Phản pháo” đại gia Huỳnh Uy Dũng (NLĐ). - Vụ Chủ tịch tỉnh Bình Dương bị “tố”: Cuộc “họp báo bất thường” tại trụ sở UBND tỉnh kết thúc trong bế tắc! (Tân Châu). - Những chuyện gây sốc của đại gia kiện chủ tịch Bình Dương (NĐT).- Bình Dương lên tiếng vụ đại gia ‘tố’ chủ tịch tỉnh (TN). - Những DN cùng đường dám lớn miệng kiện quan (VNN).
-Chủ tịch tỉnh Bình Dương lên tiếng về đơn tố cáo của ông chủ Đại Nam
.- Buồn, sốc quanh vụ ông Huỳnh Uy Dũng kiện Chủ tịch Bình Dương (VNN).Dinh thự Chủ tịch Bình Dương to như cung điện?
- Sự thật dinh thự khủng và 100ha cao su của Chủ tịch Bình Dương (VNN).Mới đây trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ QH bàn về thực trạng lãng phí, có ĐB đã nói: “Trụ sở một số tỉnh thì mênh mông, trụ sở của đảng ủy nhiều tỉnh thì phản cảm, xây dựng lộng lẫy, xa hoa. Đây là nơi phục vụ dân chứ không phải là cung điện”. Đấy là chuyện tài sản công, nay quay lại ở tỉnh Bình Dương mới biết, “dinh thự” của Chủ tịch UBND Bình Dương Lê Thanh Cung xem ra cũng nguy nga, lộng lẫy và sang trọng như một cung điện…
Bình Dương chưa kể hết sự thật về ông Dũng lò vôi?
--Bị sỉ nhục, Dũng 'lò vôi' bật lại Chủ tịch Bình DươngChủ tịch Bình Dương tố Dũng 'lò vôi' không tài, lừa đảo
Theo thông tin bạn đọc cung cấp, nhóm PV đã đi tìm hiểu và thật sự bất ngờ trước khối tài sản của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, và những gì PV ghi nhận được ai ai ở đất Bình Dương ít nhiều cũng biết. Thật ra tài sản ấy từ đâu mà có?
Từ khu rừng cao su lên đến hơn 100 ha
Khi vừa đến thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, để ăn sáng, hỏi thăm rừng cao su của ông Chín Cung, ai cũng biết và họ tận tình chỉ đường cho chúng tôi tìm đến. Họ còn “lưu ý” rằng: “Trong khu vực rừng cao su đó, khi nào các anh thấy nơi nào có tường rào kẽm gai, toàn bộ rừng cao su có đến hàng trăm hecta nhưng đều được rào bằng rường rào kẽm gai hẳn hoi, đường dẫn vào rừng cao su tráng nhựa đẹp, đó là rừng cao su của ông Chín Cung”….
Theo sự chỉ dẫn của người dân, khoảng 20 phút sau, chúng tôi có mặt tại Ấp 8 (nay đổi tên thành Ấp Bến Sắn), thuộc xã Long Nguyên, huyện Bến Cát. Cũng thật không khó để nhận ra rừng cao su bạt ngàn của ông Chín Cung trên con đường tráng nhựa liền lặn và đẹp nhất ở xã Long Nguyên. Nhằm làm rõ rừng cao su được bao bọc bởi hàng rào kẽm gai kiên cố, vào vai một người khách đi lỡ đường, tôi tấp xe gắn máy vào căn nhà nằm trong khuôn viên rừng cao su của ông Chín Cung.
Tòa dinh thự nguy nga và bề thế của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung
Một người đàn ông luống tuổi, ở trần trùng trục, trên người nhễ nhại mồ hôi, bước ra hỏi chúng tôi kiếm ai. Chúng tôi giả vờ hỏi thăm rừng cao su của ông Chín Cung ở đâu, người đàn ông nhanh nhảu nói: “Ở đây, khoảng 100 hecta này là của ông Chín Cung. Cao su này được 6-7 tuổi, các chú hỏi mua cao su phải không?”. Chúng tôi phải trả lời khéo là nghe nói ông Chín Cung có rừng cao su đẹp, nên muốn đến tham quan. Người đàn ông cho biết tiếp: “Khỏi nói rồi, rừng cao su của ông Chín ở đây ai mà không biết ngon lành nhất vùng”. Chịu khó mất khoảng một giờ đồng hồ đảo quanh khu vực rừng cao su của ông Chín Cung, chúng tôi phải thừa nhận là rừng cao su của ông Chín thuộc hàng đắt giá nhất ở địa phương. Các con đường chính dẫn vào rừng cao su ông Chín Cung đều được xây dựng liền lạc, khi qua khỏi ranh giới rừng cao su của ông Chín Cung là đường sá bầy hầy, xuống cấp…
Theo giá cả mà chúng tôi hỏi thăm nhiều người dân ở xã Long Nguyên, mỗi hecta rừng cao su mặt tiền đường nhựa đẹp như rừng cao su của ông Chín Cung có giá 1,2 - 1,3 tỷ đồng. Từ diện tích rừng cao su trên dưới 100 hecta kể trên, ông Chín Cung đang có trong tay số tài sản “nhỏ nhoi” lên đến hàng trăm tỷ đồng. Một số tiền khổng lồ đối với người dân ở địa phương, cả nước nói chung.
Khu rừng cao su rộng hơn 100 ha, trị giá gần 150 tỷ đồng của ông Chín Cung
Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ năm 1978 - 1982, ông Lê Thanh Cung là cán bộ thường trực Phòng Kế hoạch huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé cũ, Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn huyện Bến Cát. Từ năm 1982 - 1983 đảm nhiệm chức vụ Phó Trưởng Ban Thống kê - Kế hoạch - Lao động huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé. Giai đoạn năm 1983 - 1987 ông Lê Thanh Cung nhận chức vụ Huyện ủy viên, Ủy viên UBND huyện Bến Cát, Trưởng ban Kế hoạch huyện. Đến năm 1987 - 1991 là Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé.
Đến “dinh thự” trị giá hơn 20 tỷ đồng
Từ rừng cao su bạt ngàn của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, qua sự chỉ dẫn của người dân địa phương chúng tôi vào quán ăn ngay thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương dùng bữa cơm trưa. Cũng chẳng mấy khó khăn, chúng tôi được chiêm ngưỡng “dinh thự” của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung, tọa lạc tại đường ĐX81, phường Định Hòa, TP.Thủ Dầu Một. Nằm gọn trong khu đất rộng lớn mênh mông, “dinh thự” của ông Lê Thanh Cung ước tính gần 1000m2, cũng được nhiều người dân nơi đây đánh giá thuộc hàng sang trọng nhất nhì của tỉnh Bình Dương. “Dinh thự” được xây dựng theo phong cách hiện đại, với nhiều căn phòng tráng lệ, hướng ra mặt tiền đường, tương tự như nhiều căn nhà nhỏ bao quanh “dinh thự”. Ngay sân nhà có hàng trăm loại cây kiểng đắt tiền, có cặp kiểng quý, hàng rào phía trước có remote điều khiển từ xa. Cửa rào vừa bật mở là ba, bốn con chó dữ nhảy ra, sủa inh ỏi… Trong vai là người cần tìm mua cây kiểng quý, chúng tôi hỏi thăm ở đâu có kiểng bán, người giữ vườn nói: “Mấy anh tìm nhầm nhà rồi, đây là nhà của ông Chín Cung, Chủ tịch tỉnh, kiểng này của ổng có bạc tỷ, ai mà mua nổi…”.
Để góp phần làm rõ thêm khu vườn “cao su bạt ngàn” của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung, PV tìm đến nhà một cán bộ lãnh đạo của địa phương theo sự hướng dẫn của người dân ở xã Long Nguyên và được ông B.T, nguyên lãnh đạo UBND xã Long Nguyên cho biết: “Phần đất mà Chín Cung đang sử dụng trước đây có nguồn gốc từ lâm trường Long Nguyên, lâm trường có tổng diện tích là 320,7 hecta. Về sau lâm trường Long Nguyên giải thể, khi ấy Chín Cung đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Ban Thống kê - Kế hoạch - Lao động huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé cũ (nay là tỉnh Bình Dương). Không hiểu vì sao lúc ấy Chín Cung được “cấp” đến 130 hecta đất rừng cao su của lâm trường Long Nguyên thuộc Ấp 8 (nay là Ấp Bến Sắn), xã Long Nguyên. Những người khác, từ cán bộ văn phòng UBND đến Trưởng Ấp cũng được “cấp” 2-3 hecta. Riêng Chín Cung thì có đến 130 hecta đất rừng cao su…”.
(Theo báo Kinh doanh & Pháp luật)
-Bị sỉ nhục, Dũng 'lò vôi' bật lại Chủ tịch Bình Dương
Trong khi gửi đơn tố cáo ông Lê Thanh Cung – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương (BD) – lên Thủ tướng Chính phủ, vì ông Cung “ngâm” hồ sơ, kéo dài phê duyệt quy hoạch khu đất ở tại KCN Sóng Thần 3 suốt 7 năm; mới đây, ông Huỳnh Uy Dũng – Tổng GĐ Cty cổ phần Đại Nam – tiếp tục gửi đơn thứ 2, tố cáo ông Lê Thanh Cung, vì hành vi vu khống cá nhân ông Dũng...
Ngày 3.11, ông Dũng cho biết: Ngay trong ngày 4.11, đơn tố cáo “hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân” của ông Lê Thanh Cung – Chủ tịch UBND tỉnh BD – sẽ được luật sư của ông Dũng gửi lên Cơ quan ANĐT – Bộ Công an và Viện KSND Tối cao.
Sau sự vụ ông Dũng gửi đơn tố cáo ông Cung có hành vi “không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, không cho chuyển nhượng QSDĐ ở dự án KCN Sóng Thần 3”, ngày 29.10, trên báo điện tử VTC News có đăng bài phỏng vấn ông Cung, với tiêu đề “Ông Dũng bịa đặt, lừa đảo”. Những ngày sau đó, rất nhiều tờ báo khác đã liên tục đăng tải lại thông tin trên.
Trong đó, ông Cung đã khẳng định ông Huỳnh Uy Dũng “nói bậy và tự bịa đặt ra, cái đó là hình thức lừa đảo”. Đặc biệt, ông Cung còn cho rằng, “Ông Dũng sống được cũng nhờ “xương”, “máu” của tỉnh BD chứ. Nhờ Đảng bộ, chính quyền tỉnh BD, ông Dũng mới có tài sản như hiện nay, chứ ông Dũng tài ba gì, cũng từ đất đai BD thôi”; “cái đó là cố ý làm trái đó” v.v…
Căn cứ Điều 258 – Bộ luật Hình sự, ông Huỳnh Uy Dũng đã chính thức tố cáo ông Lê Thanh Cung, vì hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận vu khống và xâm phạm danh dự người khác. Ông Dũng nói: “Ông Cung biết rõ mình đang trả lời nhà báo, nhưng đã phát ngôn sai sự thật, xúc phạm, vu khống và kết tội tôi “nói bậy, bịa đặt, lừa đảo, cố ý làm trái”.
Trong thời gian chờ cơ quan thẩm quyền giải quyết tố cáo của tôi, người bị tố cáo phải chấp hành nghiêm túc Điều 10 – Luật Khiếu nại – Tố cáo, thì ông Lê Thanh Cung là phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh BD lại nhân danh “anh là người điều hành nhà nước”, vu khống xúc phạm danh dự cá nhân tôi”. Theo ông Dũng, hành vi vu khống của ông Cung trên báo chí đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của ông Dũng và DN của ông là Cty cổ phần Đại Nam.
“Một DN lớn như DN của tôi, kinh doanh 30 năm chưa bội tín với ai, chưa vi phạm pháp luật mà ông Chủ tịch tỉnh BD công bố trước công luận như vậy. Đó là cố tình bôi nhọ, sỉ nhục tôi, ông Cung phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Và, nếu tôi bị thiệt hại về kinh tế, tôi chứng minh được thì ông Cung phải bồi thường thiệt hại cho tôi” – ông Huỳnh Uy Dũng nói.
Được biết hôm nay (4.11), ông Huỳnh Uy Dũng đã chính thức chuyển đơn tố cáo, kèm băng ghi âm và các tài liệu liên quan đến các cơ quan luật pháp.
(Theo Lao động)
- Bình Dương báo cáo gì lên Thủ tướng vụ đại gia tố chủ tịch tỉnh? (Infonet).
--Vụ kiện Chủ tịch Bình Dương: “Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại”- Ông Huỳnh Uy Dũng: Tôi mong xóa được “lệ” xấu (DV). - Chủ tịch tỉnh Bình Dương: “Ông Dũng bịa đặt, lừa đảo” (DV).- Chủ tịch Bình Dương tố Dũng ‘lò vôi’ không tài, lừa đảo (VNN).
-Chủ tịch tỉnh Bình Dương bị tố cáo: 'Ông Dũng bịa đặt, lừa đảo' (VTC 29-10-13) -- Rowan Callick có một tiên đoán thú vị về sự dẻo dai của thể chế Trung Quốc: Chế độ này hiện tồn tại là dựa vào liên minh "cộng sinh" giữa Đảng và các đại gia. Nhưng bản chất của liên minh ấy không thể bền vững. Sớm muộn gì thì cũng xảy ra xung đột, tranh chấp giữa họ vì chia chác không đều. Ngày ấy sẽ là ngày tàn của chế độ.
(VTC News) - Chủ tịch tỉnh Bình Dương khẳng định, trong đơn tố cáo, ông Huỳnh Uy Dũng - chủ Khu du lịch Đại Nam đã "bịa đặt" chuyện ông đẩy trách nhiệm lên Bộ Xây dựng.
Vụ việc ông Huỳnh Uy Dũng - chủ khu du lịch Đại Nam (Bình Dương), tố cáo ông Lê Thanh Cung - chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, vẫn đang nóng dư luận, chưa có kết luận chính thức từ các cơ quan chức năng.
Theo đó, ông Dũng tố ông Cung làm sai quy định pháp luật, chưa công tâm, có hơi hướng cá nhân xen vào việc công trong khu đất dự định xây dựng thành khu nhà ở với diện tích 61,5ha (thuộc KCN Sóng Thần 3), gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng đến nhiều người.
"Không thể để cái "lệ" nằm trên cái luật đã tồn tại từ nhiều năm nay tại đất nước chúng ta nên tôi quyết định lên tiếng, không thể im lặng mãi. Không chỉ mình tôi mà còn hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp muốn nói nhưng không dám. Tôi làm việc này là chính tôi tự lấy dao đâm vào tim mình nhưng tôi vẫn chấp nhận" - ông Dũng bức xúc.
Đây được xem là vụ kiện cáo hy hữu, khi một cá nhân là chủ doanh nghiệp đi kiện một cá nhân là người đứng đầu một tỉnh. Theo nhiều người ví đây là "vụ con kiến đi kiện củ khoai", hay "châu chấu đá xe"...
Để rộng đường dư luận, phóng viên VTC News có cuộc phỏng vấn ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBDN tỉnh Bình Dương.
Ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương |
- Thưa ông, việc ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo ông lên Thủ tướng Chính phủ đang gây xôn xao dư luận. Ông có thể cho biết quan điểm của mình về vụ việc này?
Tôi phải chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ mới được trả lời. Tuy nhiên, tôi cũng nói rõ quan điểm của tôi, tôi là người điều hành Nhà nước, tôi phải làm đúng theo quy định pháp luật đối với việc hình thành và phát triển khu công nghiệp tập trung. Cái việc Dũng tố cáo tôi là chuyện của riêng doanh nghiệp.
Trong khu công nghiệp tập trung, theo Luật thì không được cho phép hình thành khu dân cư. Dưới Luật có hai Nghị định khẳng định việc này, đó là Nghị định 36 và Nghị định 29, do đó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương từ chối không cho thành lập khu dân cư trong khu công nghiệp Sóng Thần 3 là đúng pháp luật.
- Theo phản ánh, khi ông Dũng gửi thắc mắc, ý kiến lên tỉnh, không thấy trả lời là sao, thưa ông?
Do ông Dũng làm không đúng nên tôi có quyền từ chối. Dũng là chủ một doanh nghiệp bình thường lại đề nghị một vị chủ tịch tỉnh làm trái pháp luật thì làm sao tôi trả lời. Tôi chỉ đạo các ngành chức năng là không xem xét giải quyết đối với kiến nghị trái luật. Làm trái luật ở tù ai chịu.
Việc hình thành khu dân cư trong khu công nghiệp tập trung, Luật cấm không cho phép, có Bộ trưởng hay Thủ tướng cũng không duyệt được.
- Đơn tố cáo của ông Dũng có được ông giải quyết đúng theo Luật khiếu nại tố cáo?
Không có đơn nào đến tôi cả. Còn văn bản Dũng trình gì đó, theo nguyên tắc phải qua ngành tham mưu như Sở Xây dựng, Sở Xây dựng báo cáo đến UBND tỉnh, UBND tỉnh thấy nội dung đó là trái luật đề nghị Giám đốc Sở Xây dựng thu hồi và trả lời cho doanh nghiệp được biết. Vậy thôi, chứ trên 15.000 doanh nghiệp mà tôi phải mời từng doanh nghiệp đến trả lời sao cho hết được.
- Theo đơn tố Ông có "đẩy" vụ việc lên Bộ Xây dựng?
Không, tôi không có đẩy, tôi không đẩy cho ai cả, cái đó ông Dũng nói bậy và tự bịa đặt ra, cái đó là hình thức lừa đảo, cái đó là không được. Việc điều chỉnh từ khu công nghiệp tập trung 533ha của khu công nghiệp Sóng Thần 3 thành hai khu: KCN trên 300ha và khu dân cư trên 136ha, thẩm quyền cho phép là thuộc Thủ tướng chính phủ, chứ không phải Bộ Xây dựng.
Do đó, UBND tỉnh Bình Dương xem xét đề nghị này là không phù hợp với việc quy hoạch khu liên hợp của tỉnh và xét thấy không cần thiết phải điều chỉnh; ý thứ hai là Ban thường vụ Tỉnh ủy chưa có nghị quyết xem xét, có ý kiến cho tách khu dân cư từ khu công nghiệp để thành lập khu dân cư riêng hay không.
Do đó UBND tỉnh chưa có cơ sở để xem xét và đề nghị với Thủ tướng Chính phủ. Mình làm việc phải theo pháp luật, nghị quyết chứ đâu muốn làm gì thì làm. Ông Dũng đâu phải là Đảng viên nên đâu biết chuyện này.
- Nhưng ông Dũng trước đây từng là Đại biểu Quốc hội?
Đại biểu Quốc hội nhưng bị người ta gạt ra mất rồi, chỉ có hơn 1 nhiệm kỳ là người ta cho ra rồi, không còn nữa. Người ta thấy không đủ tiêu chuẩn nên không đưa ra ứng cử nữa thôi.
Ông Dũng không phải là Đảng viên, không làm Nhà nước ngày nào. Cái đó là cơ cấu người ngoài Đảng. Cái đó chuyện riêng mình không nói nhiều nhưng dù ai đi nữa mình vẫn làm đúng theo hiến pháp, pháp luật chứ đâu muốn đề nghị chuyện này chuyện kia đối với Nhà nước cho được.
- Nghe đâu có chuyện tỉnh ưu ái cho BECAMEX Bình Dương hơn các doanh nghiệp khác, xảy ra việc cạnh tranh không lành mạnh?
Không có. Cái này nói rõ hai việc. Thứ nhất, BECAMEX Bình Dương là một doanh nghiệp Nhà nước, làm theo nhiệm vụ chính trị mà Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương. BECAMEX Bình Dương thực thi một nhiệm vụ là xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp, đây là nhiệm vụ chính trị chứ không phải kinh doanh, và quy hoạch một khu riêng chứ không phải là một dự án chung.
Đó là một dự án khu nhà ở cho người có thu nhập thấp tách riêng và được Bộ trưởng Bộ Xây dựng đồng thuận; thứ nữa BECAMEX làm một khu tái định cư cho người dân trong vùng giải tỏa 665ha đất theo quyết định phê duyệt 522 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thẩm quyền UBND tỉnh Bình Dương không được làm trái luật.
Những gì tôi làm phải đúng luật, không vì sự quen biết, không cứ lợi ích riêng của doanh nghiệp hay cá nhân người nào đó mà làm trái với quy định của pháp luật gây hậu quả cho Nhà nước và cho nhân dân tỉnh Bình Dương.
- Ông Dũng cũng có công trạng, đầu tư nhiều cho tỉnh Bình Dương?
Ông Dũng sống được cũng nhờ “xương”, “máu” của tỉnh Bình Dương chứ. Nhờ Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương, ông Dũng mới có tài sản như hiện nay chứ ông Dũng tài ba gì, cũng từ đất đai Bình Dương thôi.
Ai cũng vậy, ai làm tốt, làm đúng pháp luật mình ủng hộ, còn không đúng thì anh không được quyền yêu cầu một chủ tịch tỉnh như tôi làm trái quy định pháp luật. Cái đó là cố ý làm trái đó.
- Xin cảm ơn ông!
- Chủ tịch tỉnh Bình Dương bị tố cáo: ‘Ông Dũng bịa đặt, lừa đảo’ (VTC). - Vụ ông chủ Đại Nam kiện chủ tịch tỉnh: Tổng Thanh tra Chính phủ chưa nhận đơn (Infonet). Ông Huỳnh Uy Dũng kể chuyện từng "gỡ rối" cho UBND tỉnh
Tư bản đỏ Việt Nam: Ông chủ Đại Nam sở hữu tiềm lực và mối quan hệ "khủng"? (infonet 26-10-13) Đại gia đều đặn đếm ngàn tỷ chảy vào két (VEF 26-10-13)
- 7 năm chưa phê duyệt quy hoạch KCN Sóng Thần 3: Có trách nhiệm từ tỉnh Bình Dương (DV).
- Vụ ông Dũng “lò vôi” tố cáo chủ tịch UBND tỉnh: Văn bản “lạ” của Sở Xây dựng (DV). - Ông chủ Đại Nam sở hữu tiềm lực và mối quan hệ “khủng”? (Infonet). - Ông Dũng kiện Chủ tịch Bình Dương: Người dân có quyền đòi lại tiền (GDVN).
- Vụ ông Huỳnh Uy Dũng “tố” UBND tỉnh Bình Dương: Xuất hiện một văn bản không bình thường (LĐ).
Tư bản đỏ Việt Nam: ‘Phù thủy’ ngân hàng (TN 28-10-13) Đại gia bấn loạn! (Petrotimes 27-10-13) -- Không hiểu vì lý do gì mà Petrotimes cực kỳ cay cú với gia đình ông Đặng Thành Tâm - Đại gia đều đặn đếm ngàn tỷ chảy vào két (VNN).
- Hối hận nhận sai, ông Đặng Thành Tâm nguyện ‘cày’ trả nợ (VNN). - Khi đại gia muốn uống thuốc sâu tự tử (LĐ).
Xuất hiện “doanh nghiệp ma” "chạy thị thực" cho người nước ngoài (infonet 28-10-13)
* MINH DIỆN
Theo báo Dân Việt, ngày 21-10-2013 Huỳnh Uy Dũng, đã gửi đơn đến Thủ tướng chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền, tố cáo ông Lê Thanh Cung , Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương về hành vi không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu chức năng thuộc cụm công nghiệp Sóng Thấn 3, nơi Huỳnh Uy Dũng đã bỏ ra 1.000 tỷ đồng mua từ năm 2004.
Một lần nữa, chỉ trong thời gian ngắn, vị đại gia cựu đại biểu Quốc hội đã "gặt hái" bởi triết lý sống nhân bản: "Lấy vật chất làm của, của sẽ rời xa ta / Lấy phúc đức làm của, của theo ta vạn đời”. Và chính những hành động của Huỳnh Uy Dũng lại gây xôn xao dư luận cũng do cái gốc động cơ sống chỉ vì của cải, lấy của cải làm ‘đòn xoay’ danh vọng...
>> UBND tỉnh Bình Dương phản pháo
Trước đó Huỳnh Uy Dũng (tên cũ của hắn là Huỳnh Phi Dũng) đã treo giải thưởng 100 tỷ đồng cho ai chứng minh được vợ mình là Nguyễn Phương Hằng thiếu nợ, sau đó ký văn bản trao toàn bộ tài sản cho đứa con trai đúng dịp thôi nôi (1 tuổi), rồi tuyên bố sẽ xây dựng 17 ngôi đền trên toàn quốc và viết tâm thư gửi khắp bốn phương ...
Một lần nữa, chỉ trong thời gian ngắn, vị đại gia cựu đại biểu Quốc hội đã "gặt hái" bởi triết lý sống nhân bản: "Lấy vật chất làm của, của sẽ rời xa ta / Lấy phúc đức làm của, của theo ta vạn đời”. Và chính những hành động của Huỳnh Uy Dũng lại gây xôn xao dư luận cũng do cái gốc động cơ sống chỉ vì của cải, lấy của cải làm ‘đòn xoay’ danh vọng...
>> UBND tỉnh Bình Dương phản pháo
Lần này xem ra vấn đề rất nghiêm trọng, bởi không chỉ là việc riêng của Huỳnh Uy Dũng, hoặc liên quan đến một vài người thấp cổ bé họng, mà là với ông Chủ tịch tỉnh và cơ quan quyền lực nhà nước. Ông Dũng lại chọn đúng lúc Quốc hội họp để tố cáo.
Tôi hơi băn khoăn tự hỏi báo Dân Việt có nhầm khi dùng từ “Tố cáo” ? Bởi vì, trong trường hợp UBND tỉnh Bình Dương chậm giải quyết việc phê duyệt quy hoạch chi tiết như ông Dũng đã nêu, thì từ ngữ ông nên dùng là “Khiếu nại”. Tố cáo mang một nội hàm khác, chỉ dùng khi có những hành vi như: Tham nhũng, ăn hối lộ, gây trọng tội, pam pháp rõ nts…Còn ở đây chỉ là việc hành chính
Phương ngôn có câu “Cháy nhà ra mà chuột!” Có lẽ đây sẽ là dịp để phát lộ thêm những khuất tất chăng? Qủa thật Huỳnh Phi Dũng trước kia, Huỳnh Uy Dũng bây giờ, con người mà nhà sử học Dương Trung Quốc gọi là một “Kỳ nhân” càng ngày càng nổi tiếng.
Huỳnh Phi Dũng sinh ra và lớn lên ở Bình Định, chưa tốt nghiệp trung học phổ thông thì đi nghĩa vụ quân sự tham gia chiến đấu ở Campuchia mấy năm, ra xuất ngũ, sinh sống ở Bình Dương. Huỳnh Phi Dũng kết hôn với chị Trần Thị Tuyết, lớn hơn mình 7 tuổi, là con gái của ông Ba Thu, một cán bộ cấp cao của tỉnh Sông Bé (lúc đó chưa tách tỉnh). Ông Ba Thu đã xin cho rể vào làm việc tại phòng tổ chức cán bộ Công an tỉnh , và cho chiếc xe HonDa cũ làm phương tiện đi lại, đó là tài sản duy nhất của vợ chồng Huỳnh Phi Dũng (với bà Tuyết) hơn ba chục năm trước.
Huỳnh Phi Dũng làm ở phòng tổ chức cán bộ không lâu thì chuyền sang phòng hậu cần, phụ trách việc nung vôi, nên mang biệt danh “Dũng lò vôi”., “Dũng vôi”.
Ngày ấy cơ sở sản xuất kinh doanh vôi của công an Bình Dương phát đạt, và người trực tiếp quản lý lò vôi trở nên nổi tiếng. Từ đó Huỳnh Phi Dũng đã được điều sang làm giám đốc công ty xuất nhập khẩu Thanh Lễ, tiền thân là công ty sơn mài Thành Lễ trước giải phóng.
Huỳnh Phi Dũng bắt đầu phất lên nhờ độc quyền kinh danh xăng dầu, nhưng để thành một đại gia thì nhờ đất. Chính nguồn tài nguyên vô cùng quý giá sở hữu toàn dân do nhà nước độc quyền quản lý này đã biến nhiều người thành tỷ phú. Huỳnh Phi Dũng không chỉ là tỷ phú mà là đại tỷ phú, vì có “tả phù hữu bật”... Người ta chẳng những ưu tiên cho Huỳnh Phi Dũng những khu đất vàng đất bạc trong quy hoạch, mà còn hợp thức hóa những “việc đã rồi” cho Huỳnh Phi Dũng. Trong bài này, tôi chỉ xin nhắc lại một vài ví dụ mà báo lề phải đã nêu:
Ở Bình Dương có khu vực Sóng Thần, huyện Thuận An là đất Quốc phòng, do Quân đoàn 4 trực tiếp quản lý. Tháng 3-1993, trong kết luận về quy hoạch , quản lý đất quốc phòng, Thủ tướng chính phủ đã nêu rõ : “Trong khi Thủ tướng Chính phủ chưa có quyết định thì Bộ quốc phòng và UBND địa phương nhất thiết không được tự ý cấp đất cho một tổ chức hay cá nhân nào sử dụng”.
Bất chấp kết luận đó , Huỳnh Phi Dũng đã lập dự án khu công nghiệp trong căn cứ Sóng Thần. Và tháng 7-1994, với cương vị giám đốc Công ty Thanh Lễ, Huỳnh Phi Dũng đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần Phi Long liên kết kinh doanh đầu tư cơ sở hạ tầng 160 héc ta , gọi là : “ Khu công nghiệp Sóng Thần 1” tỷ lệ chia lợi nhuận 50/50. Công ty Thanh lễ là doanh nghiệp nhà nước do Huỳnh Phi Dũng là giám đốc. Công ty Phi Long là doanh nghiệp tư nhân của gia Huỳnh Phi Dũng. Người ta nói Huỳnh Phi Dũng một tay ký đại diện nhà nước, một tay ký đại diện gia đình mình trong một bản hợp đồng có lẽ không sai.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương thừa biết sử dụng đất Quốc phòng như vậy là vi phạm pháp luật, cũng thừa biết Huỳnh Phi Dũng đang là cán bộ nhà nước mà chân trong chân ngoài như vậy là trái quy định. Nhưng chẳng những không ngăn chặn, mà ngay sau đó, tháng 8-1994, ông Hổ Minh Phương , chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã ký quyết định giao 160 hec-ta đất tại căn cứ Sóng Thần cho công ty Thanh Lễ để hợp thưc hóa cái dự án và bản hợp đồng liên kết của Huỳnh Phi Dũng đã làm trước đó .
Một năm sau, tháng 9-1994, Huỳnh Phi Dũng tiến thêm bước nữa, lập tờ trình UBND tỉnh, xin triển khai phương án sử dụng đất trong đó “ đề nghị chấp thuận thực hiện chuyển quyền sử dụng đất cho các cá nhân và doanh nghiệp”. Ông Hồ Minh Phương lại dễ dãi đặt bút ký đánh soẹt.
Có bửu bối trong tay, Huỳnh Phi Dũng đã phân lô 160 hec ta đất, ký 57 hợp đồng chuyển nhượng mặt bằng sản xuất công nghiệp, mà thực chất là chuyển quyền sử dụng đất cho 13 đơn vị cá nhân ( Chủ yếu Minh Phụng- Ep cô) thu 130 tỷ tương đương 118 triệu đô la, trong đó công ty Phi Long của gia đình Huỳnh Phi Dũng được gần 30 triệu đô la.
Xong dự án Sóng Thần 1 , đến Sóng Thần 2, cũng cách làm tương tự, với sự ưu ái đặc biệt của Chủ tịch tỉnh Hồ Minh Phương, người mà Huỳnh Phi Dũng gọi thân mật là “cậu út ” , công ty Phi Long của gia đình Huỳnh Phi Dũng đã được chia 177 tỷ đồng ( Nguồn báo Tuổi trẻ)
Ơ xã Tân Định , huyện Bến Cát , có khu đất cấp cho các hộ sản xuất nông nghiệp từ sau năm 1975. Hầu hết là dân nghèo , từng tham gia kháng chiến . Tháng 11-1994, UBND huyện Bến Cát làm tờ trình đề nghị UBND tỉnh chấp thuận quy hoạch xây dựng khu công nghiệp trên đất nông nghiệp xã Tân Định.
Cũng như ở Sóng Thần, đấy chỉ là động tác nhằm hợp thức hóa giúp Huỳnh Phi Dũng mà thôi. Thực tế, Huỳnh Phi Dũng đã hoàn thành thủ tục sang nhượng, và chuyển đổi mục dích sử dụng đất 44,19 hec-ta một cách êm thấm từ tháng 5 năm đó rồi.
Không biết vì cái gì mà chính quyền từ dưới lên trên nhiệt tình đến thế? Chỉ trong ngày 19-5-1994, chủ tịch xã Tân Định lúc đó là Châu Văn Diễn, đã bút phê hàng chục bộ hồ sơ sang nhượng đất cùng một nội dung: “ Chủ sử dụng hợp pháp, nhà nước cấp từ năm 1975, trực canh đến nay, thuận cho chuyển nhượng”. Và 9 hôm sau, ngày 28-5-1994, phó chủ tịch huyện Bế Cát lúc đó là Nguyễn Công Thanh đã ký 14 giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho 8 thành viên trong gia đình Huỳnh Phi Dũng.
Theo báo cáo cáo của Cục thuế tỉnh Bình Dương , cà hai lần chuyển mục đích sử dụng đất nêu trên số tiền mà các thành viên trng gia đình ông Dũng phải nộp và đã nộp vào ngân sách chỉ khoảng 318 triệu đồng. (Nguồn Báo Tiền Phong)
Ngày 20-11-2001, báo Tuổi Trẻ đã viết : “ Sự thật về những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quản lý , sử dụng đất ở Bình Dương liên quan đến ông Huỳnh Phi Dũng , nguyên Tổng giám đốc Công ty thương mại xuất nhập khẩu Thanh lễ đã được phơi bày trong báo cáo của Bộ công an.”
Tuy nhiên Huỳnh Phi Dũng vẫn là Chủ tịch hiệp hội xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương, vẫn là Đại biểu Quốc hội khóa X.
Huỳnh Phi Dũng trước kia Huỳnh Uy Dũng bây giờ là như thế. Uy thế số một ở Bình Dương , và là một nhân vật lừng lẫy cả nước. Chì cần nhìn tên tuổi những người tặng lẵng hoa bày trên bàn thờ Đại Nam đủ biết mối quan hệ của Huỳnh Phi Dũng sâu rộng cỡ nào?
Nhờ uy dũng như thế , Huỳnh Phi Dũng có khu công nghiệp riêng, và đã mua bán, sang nhượng hàng ngàn héc ta đất, làm các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất mau chóng, lập các dự án dễ như trở bàn tay. Có lẽ ùng vi thế, người ta nói: “Con đường làm giàu của Huỳnh Phi Dũng luôn được trải thảm đỏ!”.
Năn 2004, Huỳnh Phi Dũng bỏ ra 1.000 tỷ mua 535 héc ta đất đâu chỉ để giúp tỉnh Bình Dương trả nợ , mà tính toán thu về một món lợi khổng lồ. Với 535 héc ta đất trong khu công nghiệp Sóng Thần, mua 1.000 tỷ, vị chi 186.000 đồng một mét vuông là quá rẻ trong thời điểm đó. Theo ông Nguyễn Hữu Phước, phó tổng giám đốc công ty Đại Nam, năm 2008-2009, công ty này đã huy động vốn của công nhân với giá từ 1,03 triệu đến 1,6 triệu đồng một mét vuông, nghĩa gấp từ 5 đến 8 lần giá mua. Đó là ưu tiên công nhân nghèo, còn giá kinh doanh thì cao hơn nhiều, nghe đâu 200-300 đô la m2. Cứ trừ đi 50% diện tích cây xanh, đường xá, công trình công cộng theo quy định, cộng các khoản chi phí, thì lợi nhuận trong vụ mua bán đất này rất khủng. Bất cứ ai trong nghề kinh doanh bất động sản đều hiểu như thế.
Huỳnh Phi Dũng đinh ninh sẽ đầu xuôi đuôi lọt như những lần trước. Và như ông nói, chính quyền lúc đó cũng hứa như thế.
Nhưng “Từ khi ông Lê Thanh Cung về làm phó chủ tịch thường trực tỉnh Bình Dương kiêm Trưởng ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam –Singapore, thì Công ty cổ phần Đại Nam liên tục gặp khó khăn” .
Vậy là ông Lê Thanh Cung đã rấp gai lên con đường trải thảm đỏ của Huỳnh Phi Dũng. Tại sao lại như thế? Phải chăng ông Lê Thanh Cung đã nhận ra sai lầm của những người tiền nhiệm vì quá ưu ái Huỳnh Phi Dũng, ký quyết định cấp hơn 535 hec ta đất khu công nghiệp Sóng Thần 3 cho Công ty Đại Nam xây dựng kho bãi, trong đó có 61 héc ta nhà ở là vi phạm pháp luật, gây dư luận bất bình trong nhân dân ? Phải chăng vì nhóm lợi ích khác ? Hay, như một người thân của Huỳnh Phi Dũng nói với người viết bài này: “Chú Chín rắn quá anh Dũng không mua được!”
Rất nhiều câu hỏi và câu trà lời còn ở phía trước.
Hồi đầu năm tôi có viết bài báo “Ân oán còn lâu” kể lại những việc mắt thấy tai nghe, phê phán đạo đức , lối sóng của Huỳnh Uy Dũng, với mong muốn góp phần làm cho xã hội tránh tham lam, thực dụng lừa đảo, có lối sống chuẩn mực hơn. Sau khi bài báo đó đăng trên trang Blog buivabong, thì bà Hằng phát đơn kiện tôi là "vu khống"? Chỉ vậy thôi mà tôi được mời gặp và trả lời thẩm vẫn tại Cảnh sát điều tra Bộ Công an. Và cũng ngay sau đó, có kẻ đã đã mạo danh viết những bài báo bịa đặt bôi nhọ tôi trên một trang nguyentandung.org và vài trang cá nhân khác.
Bằng thái độ rất nghiêm túc, có trách nhiệm, tôi đã trình bày toàn bộ nhân chứng, bằng chứng trước cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an, để chứng mình không hề bịa đặt, vu khống nhằm xúc phạm ông bà Huỳnh Phi Dũng, cũng không mưu cầu danh lợi. Trước sự thật đó, cơ quan công an không gây cho tôi bất kỷ khó khăn nào. Sau đó bà Hằng gọi điện thoại cho tôi, hỏi: “Bây giờ anh muốn gì?”. Tôi trả lời bà Hằng như sau: “ Anh chỉ muốn Huỳnh Phi Dũng sống tốt hơn!”
Bài báo này tôi cũng chỉ muốn góp lời nói thật, để mọi người hiểu sự việc đã và đang xảy ra một cách công bằng. Tôi sẵn sàng trao đổi với bạn đọc trên tinh thần xây dựng.
M D
“Phản pháo” đại gia Huỳnh Uy Dũng (NLĐ 24-10-13) -- UBND tỉnh Bình Dương: Ông Huỳnh Uy Dũng lấy đất xây nhà cho công nhân để phân lô, bán nền kiếm lợi (MTG 24-10-13) -- Những chuyện gây sốc của đại gia kiện chủ tịch Bình Dương (NĐT 24-10-13)
- Vụ ông Dũng “lò vôi” tố cáo chủ tịch tỉnh: Có chậm trễ, có thiếu sót (DV). - Vụ đại gia Đại Nam tố cáo Chủ tịch tỉnh Bình Dương: Tỉnh thừa nhận thiếu sót (Infonet). - UBND tỉnh ‘phản pháo’ vụ ‘đại gia’ tố chủ tịch tỉnh (TP). - “Tỉnh làm đúng luật” (SGTT).- Bình Dương lật bài, điểm sai phạm của ông Huỳnh Uy Dũng (VEF). - “Phản pháo” đại gia Huỳnh Uy Dũng (NLĐ). - Vụ Chủ tịch tỉnh Bình Dương bị “tố”: Cuộc “họp báo bất thường” tại trụ sở UBND tỉnh kết thúc trong bế tắc! (Tân Châu). - Những chuyện gây sốc của đại gia kiện chủ tịch Bình Dương (NĐT).- Bình Dương lên tiếng vụ đại gia ‘tố’ chủ tịch tỉnh (TN). - Những DN cùng đường dám lớn miệng kiện quan (VNN).
-Chủ tịch tỉnh Bình Dương lên tiếng về đơn tố cáo của ông chủ Đại Nam
(GDVN) - Nói về việc bị ông Huỳnh Uy Dũng - chủ nhân Khu du lịch Đại Nam tố cáo lên Thủ tướng và Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung xác nhận: “Tôi cũng đã nhận được lá đơn này và nắm được những nội dung mà ông Dũng tố cáo tôi".
Diễn biến mới vụ ông chủ Đại Nam tố cáo Chủ tịch tỉnh Bình Dương
Đại gia Huỳnh Uy Dũng tố cáo Chủ tịch tỉnh Bình Dương
Ngày 21/10, ông chủ Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) khiến dư luận chú ý khi cho biết đã gửi đơn đến Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền tố cáo ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã “làm khó” doanh nghiệp của mình trong quá trình đầu tư khi không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu chức năng thuộc Khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần 3.
Vậy, thực hư câu chuyện này ra sao?
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương: “Đừng nghe một chiều…”
Trước việc nhà đầu tư gửi đơn kiện lên Thủ tướng và Thanh tra Chính Phủ, động thái từ phía lãnh đạo tỉnh Bình Dương những ngày qua được xem là khá “im hơi – lặng tiếng”. Tất cả các thông tin liên quan đến sự kiện này trên các phương tiện truyền thông đều xuất phát từ phía ông Huỳnh Uy Dũng.
PV Báo Giáo Dục Việt Nam cũng liên hệ với tất cả các đầu mối thông tin từ các cơ quan, ban ngành tại địa phương tỉnh Bình Dương về vấn đề này nhưng ở đâu, PV cũng nhận được cái lắc đầu và câu trả lời ngắn gọn: “Không nắm được sự việc…”.
Tuy nhiên, sáng nay (24/10), PV đã kết nối được với ông Lê Thanh Cung – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - cũng chính là người bị ông Huỳnh Uy Dũng đứng đơn tố cáo, nhưng ông Chủ tịch trao đổi rất kiệm lời và cung cấp thông tin rất dè dặt xoay quanh sự kiện này.
Trao đổi với PV về thông tin bị nhà đầu tư Khu công nghiệp Sóng Thần 3 tố cáo lên Thủ tướng và Thanh tra Chính phủ, ông Lê Thanh Cung xác nhận: “Tôi cũng đã nhận được lá đơn này và nắm được những nội dung mà ông Dũng “lò vôi” tố cáo tôi".
Tuy vậy, ông Chủ tịch tỉnh không trả lời câu hỏi của PV xoay quanh nội dung lá đơn tố cáo mà chỉ chia sẻ: “Đây là một sự việc này phức tạp, tôi đã chỉ đạo anh em rà soát lại và sẽ có câu trả lời rõ ràng với báo chí về vụ việc này…Hiện tại, tôi không muốn bình luận chi tiết về vụ việc trên bởi chính tôi là người đang bị doanh nghiệp khiếu kiện. Bây giờ nếu tôi nói thì sẽ thiếu khách quan...”.
Trong khi đó, trong một trả lời mới nhất với cơ quan báo chí, ông Mai Thế Trung – Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương cho biết: “Trong chuyện này, mọi người mới nghe có một chiều từ phía ông Huỳnh Uy Dũng mà thôi! Tôi sẽ làm việc và sẽ đề nghị Thanh tra cùng làm việc và sẽ có công bố chính thức kết luận. Trước mắt tôi chưa có ý kiến gì! Nhưng cái này (những nội dung mà ông Dũng tố cáo ông Lê Thanh Cung – PV), Thường vụ có chủ trương chứ không phải ai cũng tùy tiện được. Tại sao thông tin chỉ đưa là có quy hoạch? Còn việc tùy tiện phân lô bán nền và một loạt cái việc của chủ đầu tư khác của nhà đầu tư thì sao không ai đề cập?”.
Cụ thể, ông Dũng cho rằng: “Chủ đầu tư Becamex Bình Dương (doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tỉnh Bình Dương – PV) cũng phân lô bán nền rao bán nhan nhản, trên cùng một dự án trong Khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ - đầu tư Bình Dương (với tổng diện tích 4.200ha - PV), vậy tỉnh Bình Dương có biện pháp gì để ngăn chặn hay không, hay là tỉnh chỉ “quan tâm đặc biệt” đến dự án KCN Sóng Thần 3 của tôi?”.
Được biết, tháng 10/2009, sau khi đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tình hình thực hiện dự án KCN Sóng Thần 3, ông Lê Thanh Cung (khi đó là Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh - PV) đã ký một văn bản, trong đó có nội dung: “Trong quá trình lập và chờ cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 của khu hành chính - đất ở, không cho phép chuyển nhượng khu đất ở 61,5ha dưới bất cứ hình thức nào”.
Diễn biến mới vụ ông chủ Đại Nam tố cáo Chủ tịch tỉnh Bình Dương
Đại gia Huỳnh Uy Dũng tố cáo Chủ tịch tỉnh Bình Dương
Ngày 21/10, ông chủ Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) khiến dư luận chú ý khi cho biết đã gửi đơn đến Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền tố cáo ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã “làm khó” doanh nghiệp của mình trong quá trình đầu tư khi không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu chức năng thuộc Khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần 3.
Vậy, thực hư câu chuyện này ra sao?
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương: “Đừng nghe một chiều…”
Trước việc nhà đầu tư gửi đơn kiện lên Thủ tướng và Thanh tra Chính Phủ, động thái từ phía lãnh đạo tỉnh Bình Dương những ngày qua được xem là khá “im hơi – lặng tiếng”. Tất cả các thông tin liên quan đến sự kiện này trên các phương tiện truyền thông đều xuất phát từ phía ông Huỳnh Uy Dũng.
PV Báo Giáo Dục Việt Nam cũng liên hệ với tất cả các đầu mối thông tin từ các cơ quan, ban ngành tại địa phương tỉnh Bình Dương về vấn đề này nhưng ở đâu, PV cũng nhận được cái lắc đầu và câu trả lời ngắn gọn: “Không nắm được sự việc…”.
Tuy nhiên, sáng nay (24/10), PV đã kết nối được với ông Lê Thanh Cung – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - cũng chính là người bị ông Huỳnh Uy Dũng đứng đơn tố cáo, nhưng ông Chủ tịch trao đổi rất kiệm lời và cung cấp thông tin rất dè dặt xoay quanh sự kiện này.
Ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương: “Hiện tại, tôi không muốn bình luận chi tiết về vụ việc trên bởi chính tôi là người đang bị doanh nghiệp khiếu kiện. Bây giờ nếu tôi nói thì sẽ thiếu khách quan...”. |
Trao đổi với PV về thông tin bị nhà đầu tư Khu công nghiệp Sóng Thần 3 tố cáo lên Thủ tướng và Thanh tra Chính phủ, ông Lê Thanh Cung xác nhận: “Tôi cũng đã nhận được lá đơn này và nắm được những nội dung mà ông Dũng “lò vôi” tố cáo tôi".
Tuy vậy, ông Chủ tịch tỉnh không trả lời câu hỏi của PV xoay quanh nội dung lá đơn tố cáo mà chỉ chia sẻ: “Đây là một sự việc này phức tạp, tôi đã chỉ đạo anh em rà soát lại và sẽ có câu trả lời rõ ràng với báo chí về vụ việc này…Hiện tại, tôi không muốn bình luận chi tiết về vụ việc trên bởi chính tôi là người đang bị doanh nghiệp khiếu kiện. Bây giờ nếu tôi nói thì sẽ thiếu khách quan...”.
Liên quan đến chuyện ông Huỳnh Uy Dũng bất ngờ tuyên bố “dứt áo” khỏi Bình Dương sau nhiều năm gắn bó và xây dựng “cơ đồ”, ông Lê Thanh Cung cho biết: “Ông Dũng là doanh nghiệp lớn ở đây, ông ấy đã từng đầu tư ở Bình Dương vì thấy môi trường đầu tư thích hợp với điều kiện kinh doanh. Thời gian qua, tỉnh Bình Dương luôn chào đón cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư phát triển, đó cũng là sự phát triển chung của cả địa phương. Người ta quyết định ra đi là vì người ta không còn thấy được điều kiện phù hợp nữa, đó là quyền quyết định riêng của nhà đầu tư…”.
Ông Chủ tịch tỉnh Bình Dương cho biết thêm: “Tất cả những tài liệu trả lời cho nội dung tố cáo của ông Dũng, tỉnh cũng đã cung cấp cũng như báo cáo lên Thủ tướng và Bộ, ngành ngoài Trung ương. Trong thời gian sớm nhất, Trung ương sẽ vào cuộc làm rõ vụ việc này nhằm đưa ra kết luận cụ thể cuối cùng".
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương - Mai Thế Trung: "Trong chuyện này, mọi người mới nghe có một chiều từ phía ông Huỳnh Uy Dũng...". |
Trong khi đó, trong một trả lời mới nhất với cơ quan báo chí, ông Mai Thế Trung – Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương cho biết: “Trong chuyện này, mọi người mới nghe có một chiều từ phía ông Huỳnh Uy Dũng mà thôi! Tôi sẽ làm việc và sẽ đề nghị Thanh tra cùng làm việc và sẽ có công bố chính thức kết luận. Trước mắt tôi chưa có ý kiến gì! Nhưng cái này (những nội dung mà ông Dũng tố cáo ông Lê Thanh Cung – PV), Thường vụ có chủ trương chứ không phải ai cũng tùy tiện được. Tại sao thông tin chỉ đưa là có quy hoạch? Còn việc tùy tiện phân lô bán nền và một loạt cái việc của chủ đầu tư khác của nhà đầu tư thì sao không ai đề cập?”.
Ông Huỳnh Uy Dũng: “Tỉnh thiên vị nhà đầu tư…”
Những ngày qua, sau khi gây “bão” dư luận bằng quyết định tố cáo và khởi kiện ông Lê Thanh Cung – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, doanh nhân Huỳnh Uy Dũng còn cung cấp thêm thông tin cho nhiều cơ quan báo chí về việc, doanh nghiệp của ông đang bị lãnh đạo tỉnh Bình Dương chèn ép và thiên vị trong công tác đầu tư.
Khu đất 61,5ha trong KCN Sóng Thần 3 |
Cụ thể, ông Dũng cho rằng: “Chủ đầu tư Becamex Bình Dương (doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tỉnh Bình Dương – PV) cũng phân lô bán nền rao bán nhan nhản, trên cùng một dự án trong Khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ - đầu tư Bình Dương (với tổng diện tích 4.200ha - PV), vậy tỉnh Bình Dương có biện pháp gì để ngăn chặn hay không, hay là tỉnh chỉ “quan tâm đặc biệt” đến dự án KCN Sóng Thần 3 của tôi?”.
Theo đó, ông Dũng cung cấp thông tin về đất dự án tại các khu dân cư của Becamex được rao bán như sau: Khu dân cư Hòa Lợi (phường Phú Hòa - TP. Thủ Dầu Một) giá đất nền thấp nhất 3,6 triệu đồng/m2 cao nhất 12,3 triệu đồng/m2. Khu dân cư Chánh Phú Hòa (phường Phú Chánh - TP. Thủ Dầu Một) giá đất nền được rao bán thấp nhất 3,4 triệu đồng/m2, cao nhất 7,2 triệu đồng/m2 tùy theo vị trí. Khu đô thị Civilized City (thuộc KCN VSIP 2) được rao bán với giá thấp nhất 1,75 triệu đồng/m2, cao nhất 2,280 triệu đồng/m2, bán rộng rãi cho mọi đối tượng.
“Tất cả các khu đô thị này đều được rao bán là đất nền. Không biết tỉnh Bình Dương có yêu cầu ngăn chặn hay không?” – ông Dũng bức xúc.
Ông Dũng bộc bạch: “Sở Xây dựng Bình Dương đã có văn bản số 2021/BC-SXD ngày 4/9/2009, báo cáo UBND tỉnh Bình Dương kết quả kiểm tra tình hình thực hiện dự án KCN Sóng Thần 3. Theo đó, Sở Xây dựng báo cáo chủ đầu tư đã thực hiện xong các nghĩa vụ tài chính về đất đai, đã được UBND tỉnh quyết định giao đất. Trong đó có diện tích 61,5ha đã được UBND tỉnh cho thời hạn sử dụng lâu dài và Đoàn kiểm tra đã thống nhất việc thỏa thuận góp vốn của chủ đầu tư là phù hợp với quy định của pháp luật".
Doanh nhân Huỳnh Uy Dũng:“Chủ đầu tư Becamex Bình Dương cũng phân lô bán nền rao bán nhan nhản, trên cùng một dự án trong Khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ - đầu tư Bình Dương, vậy tỉnh Bình Dương có biện pháp gì để ngăn chặn hay không, hay là tỉnh chỉ “quan tâm đặc biệt” đến dự án KCN Sóng Thần 3 của tôi?” |
Được biết, tháng 10/2009, sau khi đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tình hình thực hiện dự án KCN Sóng Thần 3, ông Lê Thanh Cung (khi đó là Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh - PV) đã ký một văn bản, trong đó có nội dung: “Trong quá trình lập và chờ cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 của khu hành chính - đất ở, không cho phép chuyển nhượng khu đất ở 61,5ha dưới bất cứ hình thức nào”.
“Công ty Đại Nam đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng khu đất ở 61,5ha, đương nhiên được hưởng các quyền kèm theo giấy chứng nhận, trong đó có quyền chuyển nhượng”, ông Dũng khẳng định.
Ngoài ra, ông Dũng cũng cho rằng: “Trong văn bản nói trên, UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu Công ty Đại Nam phải xây dựng quy hoạch 1/500 khu đất hành chính - đất ở trước tháng 12/2009, nhưng khi chúng tôi trình lên từ tháng 10/2009 thì tới nay đã gần 4 năm, UBND tỉnh Bình Dương vẫn chưa thông qua và cũng không có phản hồi cho doanh nghiệp".
Theo tìm hiểu của PV, Quy hoạch chi tiết KCN Sóng Thần 3 được UBND tỉnh Bình Dương ban hành vào năm 2006. KCN này có 319,7ha dành cho xây dựng nhà máy xí nghiệp, 71,3ha dành dùng làm khu hành chính - dịch vụ - kho bãi và khu ở (rộng 61,5ha). Còn lại là đất xây dựng công trình kỹ thuật, đất để làm đường giao thông và trồng cây xanh.
Thời điểm năm 2004, để có tiền đầu tư KCN Sóng Thần 3, ông Dũng đã huy động hơn 400 tỉ đồng từ 700 cán bộ công nhân viên của Công ty cổ phần Đại Nam thông qua hình thức góp vốn và hứa sẽ nhận được phần đất tương ứng với vốn đóng góp trong “khu ở” 61,5ha của KCN Sóng Thần 3. Công ty Đại Nam đã chia một nửa trong số 61,5ha này thành 2.000 lô đất.
Trước đó, vào chiều ngày 21/10/2013 vừa qua, doanh nhân Huỳnh Uy Dũng – ông chủ của Khu du lịch tâm linh Đại Nam đã gửi đơn đến Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền tố cáo ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu chức năng thuộc Khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần 3 do ông làm chủ đầu tư.
Trong lá đơn tố cáo này của mình, ông Dũng “lò vôi” khẳng định rằng ông Lê Thanh Cung đã làm trái pháp luật khi không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu đất ở rộng khoảng 61,5ha trong KCN Sóng Thần 3, đồng thời ông Cung đã ký văn bản không cho chủ đầu tư chuyển nhượng quyền sử dụng đất khu đất ở này, và chần chừ không phê duyệt mà cũng không trả lời về việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết KCN Sóng Thần 3.
-Vụ ông Dũng “lò vôi” kiện Chủ tịch tỉnh Bình Dương: Cuộc họp “bất thường”(PetroTimes) – Ngày 24/10, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức cuộc họp “bất thường” xung quanh vụ việc ông Dũng “lò vôi” gửi đơn tố cáo cá nhân ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương lên Thủ tướng Chính phủ do không phê duyệt quy hoạch xây dựng 1/500 đối với dự án nhà ở công nhân tại Khu Công nghiệp Sóng Thần 3 trái với quy định đã gây thiệt hại cho công ty Đại Nam.
Vụ ông chủ Đại Nam tố cáo Chủ tịch tỉnh: Nghi ngờ động cơ?
"7 năm UBND tỉnh Bình Dương không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 cho thấy có dấu hiệu không minh bạch trong câu chuyện này. Thanh tra Chính phủ nên vào cuộc để làm sáng tỏ sự việc…".
>> Cha tỷ phú 1 tuổi lý giải việc chuyển thừa kế cho con trai
>> Quan niệm về tiền của ông Huỳnh Uy Dũng
>> Vì sao ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương?
>> Ông Dũng "lò vôi" tố cáo Chủ tịch Bình Dương: Cơ quan chức năng, người góp vốn nói gì?
>> Ông Dũng 'lò vôi' tố cáo Chủ tịch tỉnh: Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương nói gì?
Chiều 21.10, ông Huỳnh Uy Dũng - chủ Khu du lịch Đại Nam đã gửi đơn đến Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền tố cáo ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu chức năng thuộc Khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần 3.
Theo đó, từ ngày chủ đầu tư KCN Sóng Thần trình bản quy hoạch chi tiết 1/500 của KCN Sóng Thần 3 để các cơ quan thẩm quyền xem xét phê duyệt đến nay là quãng thời gian 7 năm nhưng UBND tỉnh Bình Dương vẫn không phê duyệt dù chủ đầu tư đã đáp ứng mọi yêu cầu mà các cơ quan chức năng đề ra.
>> Chuyện về ông Huỳnh Uy Dũng và Vụ tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương <<
Trước sự việc trên, TS.Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng: "Người ta (chủ đầu tư KCN Sóng Thần - PV) chờ lâu không giải quyết thì người ta bắt buộc phải kiện".
Ông Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT:
"Theo các quy định về quy hoạch xây dựng thì 7 năm chưa phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 là thời gian dài đến mức khó tin!".
Theo ông Liêm, tới vài năm không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 của KCN Sóng Thần 3, đây không phải là chuyện ký hay không ký, Nhà nước đã quy định rồi làm việc gì cũng có thời hạn, việc UBND tỉnh Bình Dương cứ "lặng thinh" không nói gì đến nguyên nhân không phê duyệt quy hoạch là sai lầm, khiến người ta có thể nghi ngờ động cơ.
"Tôi đoán chủ đầu tư không chịu "bôi trơn" cho đúng mức, đây là điều thông thường xảy ra ở nhiều dự án chứ không cứ chỉ là chuyện ở Bình Dương, chỉ có điều lâu nay chúng ta không chống thôi chứ chẳng ai cho không ai cái gì", ông Liêm nói.
Theo vị nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng này thì phía UBND tỉnh Bình Dương cần giải thích rõ cho công luận nguyên nhân vì sao 7 năm không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500? Bởi lẽ, chủ đầu tư và Sở Xây cũng đã nhiều lần có văn bản kiến nghị UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 cho chủ đầu tư KCN Sóng Thần 3.
Còn về việc UBND tỉnh Bình Dương "không cho phép chuyển nhượng khu đất ở trong khu công nghiệp dưới bất cứ hình thức nào" ông Liêm cho rằng, thực ra đây là UBND tỉnh Bình Dương đang "treo" quy hoạch chi tiết, vậy tại sao lại "treo" quy hoạch, cần làm rõ?
Khu đất KCN Sóng Thần 3 vẫn đang chờ quy hoạch chi tiết 1/500 suốt 7 năm nay. Ảnh: Dân Việt
"Chưa khẳng định nhưng nhận thấy có dấu hiệu không minh bạch trong câu chuyện này. Thanh tra Chính phủ nên vào cuộc để làm sáng tỏ sự việc", ông Liêm đề xuất.
Trao đổi về những vấn đề này, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Đặng Hùng Võ cho biết: Theo quy hoạch xây dựng, chủ đầu tư chỉ được thực hiện đầu tư sau khi quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt. Như vậy, việc UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu chủ đầu tư không được chuyển nhượng khi chưa được phê duyệt quy hoạch là đúng, nhưng UBND tỉnh sai ở chỗ để thời gian quá dài mà chưa phê duyệt quy hoạch 1/500, như thế những nhà đầu tư sẽ bị thiệt hại vì họ đã nộp tiền để có đất rồi mà vẫn chưa được thực hiện các hoạt động của mình.
"Theo các quy định về quy hoạch xây dựng thì 7 năm chưa phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 là thời gian dài đến mức khó tin!", ông Võ nói.
Theo ông Võ, phải xem lại chi tiết quy hoạch để xem trách nhiệm thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 thuộc về ai? Kể cả trường hợp thẩm quyền phê duyệt thuộc Bộ Xây dựng thì UBND tỉnh Bình Dương cũng vẫn phải có trách nhiệm đề nghị cơ quan có thẩm quyền phải phê duyệt sớm nhất để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chủ đầu tư trên địa bàn của mình.
Theo Infonet
Ông Lê Phú Cường, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Lê Phú Cường, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cho biết, công ty Đại Nam huy động góp vốn trong khi dự án chưa được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 là sai.
Việc UBND tỉnh Bình Dương chậm phê duyệt quy hoạch 1/500 kéo dài tới 7 năm là không đúng mà chỉ kéo dài hơn 3 năm. Ngay sau đó, trả lời câu hỏi của các phóng viên, ông Cường cho rằng, việc chậm phê duyệt quy hoạch 1/500 kéo dài đến 3 năm là “chậm” chứ không phải… sai. Đại diện của Sở Xây dựng chỉ thừa nhận có “thiếu sót” khi không báo cáo bằng văn bản cho chủ đầu tư.
Trước đó, trong biên bản cuộc họp ngày 25/8/2009, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên môi trường và các cơ quan chức năng đi kiểm tra tình hình thực hiện dự án đã khẳng định công ty Đại Nam thực hiện quyền góp vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất là đúng quy định của Luật Đất đai.
Đến ngày 4/9/2009, ông Trần Văn Dũng, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cũng kết luận: “UBND tỉnh cho phép ứng vốn trước từ khách hàng, huy động vốn từ các nguồn vốn khác”, “Đoàn kiểm tra thống nhất việc thỏa thuận góp vốn của chủ đầu tư là phù hợp với quy định pháp luật”.
Thế nhưng, khi ông Dũng thôi giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, ông Cường lại khẳng định: “Việc huy động góp vốn của công ty Đại Nam là sai”. Tại cuộc họp, ông Cường còn cho rằng, theo các quy định về Luật Xây dựng, quy hoạch, công ty Đại Nam thực hiện chưa đúng.
Vẫn tại cuộc họp “bất thường”, ông Cường khẳng định giấy phép tỉnh Bình Dương chỉ cho phép công ty Đại Nam thực hiện dự án “khu ở” trên diện tích 61,4 ha. Song, công ty Đại Nam đã làm sai quy hoạch và khi phân lô bán nền như khu nhà ở thương mại, nên tỉnh chưa phê duyệt 1/500.
Một góc Khu Công nghiệp Sóng Thần 3.
Trong một lập luận khác, một số phóng viên đưa ra dẫn chứng diện tích 61,4 ha đất dành cho dự án “khu ở” đã được UBND tỉnh Bình Dương cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho công ty Đại Nam với mục đích sử dụng là “đất ở” và thời hạn sử dụng lâu dài… có cơ sở pháp lý hay không? Ông Cường chỉ trả lời: “Căn cứ Luật kinh doanh nhà ở, Luật xây dựng…, nên xét thấy công ty Đại Nam … sai (?!).
Ông Võ Văn Lượng, Phó Văn phòng, đại diện UBND tỉnh Bình Dương vẫn cho rằng, công ty Đại Nam thực hiện sai quy hoạch và giấy phép ban đầu mà UBND tỉnh đã cấp. Lãnh đạo Sở Xây dựng đồng tình, Sở Xây dựng vẫn chưa hề nhận được hồ sơ xin được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500.
Do đó, việc công ty Đại Nam xin điều chỉnh quy hoạch khu dân cư đô thị 136,6 ha thuộc về thẩm quyền phê duyệt của Bộ Xây dựng và Chính phủ… Tuy nhiên, trong hồ sơ xin được phê duyệt, công ty Đại Nam đã từ bỏ mở rộng khu đô thị theo hướng “tăng đất Dịch vụ - Đô thị, giảm đất Khu Công nghiệp” cho phù hợp cảnh quan của thành phố Mới Bình Dương.
Công ty Đại Nam chỉ đề nghị UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 diện tích đất khu ở 61,4 ha như giấy phép kinh doanh đầu tư mà UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận từ năm 2006. Hồ sơ đã trình Sở Xây dựng dựa trê căn cứ biên nhận của Sở Xây dựng ngày 26/10/2009.
PetroTimes sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vụ kiện này.
Hưng Long
Vụ ông chủ Đại Nam tố cáo Chủ tịch tỉnh: Nghi ngờ động cơ?
"7 năm UBND tỉnh Bình Dương không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 cho thấy có dấu hiệu không minh bạch trong câu chuyện này. Thanh tra Chính phủ nên vào cuộc để làm sáng tỏ sự việc…".
>> Cha tỷ phú 1 tuổi lý giải việc chuyển thừa kế cho con trai
>> Quan niệm về tiền của ông Huỳnh Uy Dũng
>> Vì sao ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương?
>> Ông Dũng "lò vôi" tố cáo Chủ tịch Bình Dương: Cơ quan chức năng, người góp vốn nói gì?
>> Ông Dũng 'lò vôi' tố cáo Chủ tịch tỉnh: Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương nói gì?
Chiều 21.10, ông Huỳnh Uy Dũng - chủ Khu du lịch Đại Nam đã gửi đơn đến Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền tố cáo ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu chức năng thuộc Khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần 3.
Theo đó, từ ngày chủ đầu tư KCN Sóng Thần trình bản quy hoạch chi tiết 1/500 của KCN Sóng Thần 3 để các cơ quan thẩm quyền xem xét phê duyệt đến nay là quãng thời gian 7 năm nhưng UBND tỉnh Bình Dương vẫn không phê duyệt dù chủ đầu tư đã đáp ứng mọi yêu cầu mà các cơ quan chức năng đề ra.
>> Chuyện về ông Huỳnh Uy Dũng và Vụ tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương <<
Trước sự việc trên, TS.Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng: "Người ta (chủ đầu tư KCN Sóng Thần - PV) chờ lâu không giải quyết thì người ta bắt buộc phải kiện".
Ông Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT:
"Theo các quy định về quy hoạch xây dựng thì 7 năm chưa phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 là thời gian dài đến mức khó tin!".
Theo ông Liêm, tới vài năm không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 của KCN Sóng Thần 3, đây không phải là chuyện ký hay không ký, Nhà nước đã quy định rồi làm việc gì cũng có thời hạn, việc UBND tỉnh Bình Dương cứ "lặng thinh" không nói gì đến nguyên nhân không phê duyệt quy hoạch là sai lầm, khiến người ta có thể nghi ngờ động cơ.
"Tôi đoán chủ đầu tư không chịu "bôi trơn" cho đúng mức, đây là điều thông thường xảy ra ở nhiều dự án chứ không cứ chỉ là chuyện ở Bình Dương, chỉ có điều lâu nay chúng ta không chống thôi chứ chẳng ai cho không ai cái gì", ông Liêm nói.
Theo vị nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng này thì phía UBND tỉnh Bình Dương cần giải thích rõ cho công luận nguyên nhân vì sao 7 năm không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500? Bởi lẽ, chủ đầu tư và Sở Xây cũng đã nhiều lần có văn bản kiến nghị UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 cho chủ đầu tư KCN Sóng Thần 3.
Còn về việc UBND tỉnh Bình Dương "không cho phép chuyển nhượng khu đất ở trong khu công nghiệp dưới bất cứ hình thức nào" ông Liêm cho rằng, thực ra đây là UBND tỉnh Bình Dương đang "treo" quy hoạch chi tiết, vậy tại sao lại "treo" quy hoạch, cần làm rõ?
Khu đất KCN Sóng Thần 3 vẫn đang chờ quy hoạch chi tiết 1/500 suốt 7 năm nay. Ảnh: Dân Việt
"Chưa khẳng định nhưng nhận thấy có dấu hiệu không minh bạch trong câu chuyện này. Thanh tra Chính phủ nên vào cuộc để làm sáng tỏ sự việc", ông Liêm đề xuất.
Trao đổi về những vấn đề này, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Đặng Hùng Võ cho biết: Theo quy hoạch xây dựng, chủ đầu tư chỉ được thực hiện đầu tư sau khi quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt. Như vậy, việc UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu chủ đầu tư không được chuyển nhượng khi chưa được phê duyệt quy hoạch là đúng, nhưng UBND tỉnh sai ở chỗ để thời gian quá dài mà chưa phê duyệt quy hoạch 1/500, như thế những nhà đầu tư sẽ bị thiệt hại vì họ đã nộp tiền để có đất rồi mà vẫn chưa được thực hiện các hoạt động của mình.
"Theo các quy định về quy hoạch xây dựng thì 7 năm chưa phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 là thời gian dài đến mức khó tin!", ông Võ nói.
Theo ông Võ, phải xem lại chi tiết quy hoạch để xem trách nhiệm thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 thuộc về ai? Kể cả trường hợp thẩm quyền phê duyệt thuộc Bộ Xây dựng thì UBND tỉnh Bình Dương cũng vẫn phải có trách nhiệm đề nghị cơ quan có thẩm quyền phải phê duyệt sớm nhất để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chủ đầu tư trên địa bàn của mình.
Theo Infonet
Có hay không sự thiên vị ở Bình Dương? (24/10)
Vụ ông chủ Đại Nam tố cáo Chủ tịch tỉnh: Nghi ngờ động cơ? (24/10)
Ông Dũng 'lò vôi' tố cáo Chủ tịch tỉnh: Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương nói gì? (24/10)
Ông Dũng "lò vôi" tố cáo Chủ tịch Bình Dương: Cơ quan chức năng, người góp vốn nói gì? (23/10)
Vì sao ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương? (22/10)
Vì sao ông Huỳnh Uy Dũng “dứt áo” đi khỏi Bình Dương? (21/10)
Trao tài sản cho con trai 1 tuổi, tâm thư của ông chủ Đại Nam viết gì? (28/09)
Quan niệm về tiền của ông Huỳnh Uy Dũng (28/09)
Cha tỷ phú 1 tuổi lý giải việc chuyển thừa kế cho con trai (22/09)
Tiệc thôi nôi hoành tráng của tỷ phú 1 tuổi (21/09)
Xem tất cả
- Vụ “UBND tỉnh Bình Dương có phạm luật?”: Chủ đầu tư “tố” Chủ tịch tỉnh lên Thủ tướng (LĐ).
- Có hay không sự thiên vị ở Bình Dương? (DV).
- Vụ DN bị “ép duyên”, bất thường trong phương án trình Thủ tướng (Tầm nhìn).- Hé lộ nhiều tình tiết trong vụ đại gia đất Thủ tố chủ tịch tỉnh Bình Dương (TN). - UBND tỉnh Bình Dương: Ông Huỳnh Uy Dũng lấy đất xây nhà cho công nhân để phân lô, bán nền kiếm lợi (MTG).
-http://danviet.vn/thoi-su/vi-sao-ong-huynh-uy-dung-to-caochu-tich-ubnd-tinh-binh-duong/20131021102229807p1c24.htm
--http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/hang-tram-ty-dong-cua-nha-nuoc-vao-tay-mot-cong-ty-gia-dinh-2666687.html
--http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/bao-dong-ve-khu-cong-nghiep-chui-o-binh-duong-2662013.html
-http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/143647/dai-gia-dung--lo-voi--co-2-5-ty-usd-cho-con-.html
--http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/cactinhvathanhpho/tinhbinhduong/lanhdaotinhthanh?personProfileId=1367&govOrgId=1166
-MINH DIỆN "TRẢ LỜI LỤC VẤN"
NHỮNG ĐIỀU CẦN NÓI
SAU NHỮNG Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Tối hôm qua, Đại tá Bùi Văn Bồng gửi đến hộp thư điện tử của tôi một comment của bạn đọc ký Nặc danh và yêu cầu tôi trả lời bạn đọc. Liên quan đến bài “Ân oán còn lâu”, một số bạn đọc vẫn tỏ ra bênh che ông Dũng-bà Hằng (có thể chính họ hoặc là người thân, phe cánh của họ) đã comment không nêu rõ tên (Nặc danh) phê phán tôi gay gắt, có những lời bất nhã, xô bồ.
Đây cũng là mặt yếu và còn lạc hậu về văn hóa nạng thời @. Riêng ý kiến “quy chụp” tôi vào việc tôi “hỏi mượn tiền bà Hằng” (!?), mua đất, chuyện liên quan IMEXCO và “truy xét” cả chiếc xe “chính chủ” của gia đình tôi. Nay tôi xin công khai thẳng thắn trả lời rõ thêm như sau:
- Vừa qua nhiểu bạn đã góp ý cho tôi qua trang WEB Bùi Văn Bồng và các trang khác. Tôi đã đọc tất cả ý kiến bạn đọc với sự trân trọng .
Đây cũng là mặt yếu và còn lạc hậu về văn hóa nạng thời @. Riêng ý kiến “quy chụp” tôi vào việc tôi “hỏi mượn tiền bà Hằng” (!?), mua đất, chuyện liên quan IMEXCO và “truy xét” cả chiếc xe “chính chủ” của gia đình tôi. Nay tôi xin công khai thẳng thắn trả lời rõ thêm như sau:
- Vừa qua nhiểu bạn đã góp ý cho tôi qua trang WEB Bùi Văn Bồng và các trang khác. Tôi đã đọc tất cả ý kiến bạn đọc với sự trân trọng .
Trong những ý kiến đó có người nghi ngở, hoặc kết tội tôi một cách oan uổng, câu chữ thiếu lành mạnh và không xây dựng, vì vậy tôi xin phép nói cho rõ để tránh hiểu nhầm.
I- CHUYỆN GẠ BÁN ĐẤT MƯỢN TIỀN.
Tôi gặp bà Hằng một lần duy nhất tại Văn phòng Công ty Đại Nam như đã kể trong bài báo. Cuộc gặp đó có nhiểu người và có cả nhà báo Hồng Quang. Thử hỏi, trong trường hợp như vậy, tôi có điên khùng không mà hỏi mượn tiền, gạ bán đất cho một người chưa quen như bà Hằng?
Sau cuộc gặp đó, tôi đâu viết gì về ông Dũng, bà Hằng mà bảo tôi cay cú? Tôi chỉ viết sau khi mẹ, vợ, con, em ông Dũng lên nhà tôi , kể lại những việc làm của ông Dũng. Cách đây ba ngảy tôi còn gặp lại họ. Nếu bạn nào thấy cần “xác minh”, muốn gặp họ để cũng không khó. Chưa vừa lòng với MD cái gì thì cứ nói thẳng.Tôi đã công khai điện thoại, địa chỉ Email. Đừng vì động cơ gì đó mà comment gây nhiễu hoặc châm chọc. Đó cũng là nét văn hoa smangj thời @.
II- CHUYỆN LIÊN QUAN ĐẾN IMEXCO.
Vào khoàng năm 1996, ông Dương Kỳ Hiếu (Bảy Hiếu), Tổng giám đốc Công ty IMEXCO bán cho ông Trần Quang Vinh (Ba Vinh) một lô đát ở quốc lộ 51 Vũng Tàu. Bản hợp đồng mua bán trị gần 10 tỷ đồng, ông Ba Vinh mới thanh toán được khoảng 1 tỷ, nhưng không hiểu vì lý do gì, Bảy Hiếu (con cán bộ Trung ương Dương Kỳ Hiệp) làm văn bản xác nhận đã thanh toán hết, lại còn ký công văn chấp nhận cho Ba Vinh toàn quyền sang nhượng, hoặc thế chấp lô đất kể trên.
Ông Ba Vinh đã mang lô đất thế chấp vào ngân hàng VCSB, vay 2 tỷ đồng, và chia lô sang nhượng cho một số người, trong đó gia đình tôi đã mua 2 lô, và đã đặt cọc 10 cây vàng và 20.000 đô la.
Chưa kịp làm giấy tờ thì xảy ra vụ án TAMEXCO, ông Ba Vinh bị bắt. Ông Bảy Hiếu làm công văn gửi Tòa án nhân dân Vũng Tàu đề nghị phong tỏa lô đất ông Ba Vinh đang thế chấp ở VCSB, lý do ông Ba Vinh chưa thanh toán hết tiển.
Ông Bảy Hiếu thừa nhận việc làm sai trái của mình, chấp nhận thay Ba Vinh trả hết khoản tiền vốn và lãi ông Ba Vinh đã vay của VCSB, và trả lại số tiền gia đình tôi đặt cọc mua đất 700 triệu.
Tổng số tiền Bảy Hiếu phải bồi thường hơn 3 tỷ đồng. Bảy Hiếu phải lấy tiền cá nhân, không được lấy tiền nhà nước. Tôi với Bảy Hiếu quen thân, trước nguy Bảy Hiếu bị kỷ luật, tôi chẳng những không nhận số tiền bồi thường mà còn cho Bảy Hiếu mượn chiếc xe Merceder bán lấy tiền bồi thường. Anh Hải Long và chị Xuân Hồng cho Bảy Hiếu mượn căn nhà ở Vũng Tàu, bán lấy tiền đền nhà nước.
Ngày đó ông Hoàng Linh báo Tuổi Trẻ viết bài nói tôi chiếm đoạt của IMEXCO 700 triệu. Ông Hoàng Linh sau đó đã xin lỗi tôi trên báo, trước khi ông ấy bị bắt vì nhậm tiền của Năm Cam.
Bạn hãy đọc bài “Lần cuối cùng nghe một doanh nhân hát” để hiểu thêm. Nếu cần xin mời bạn gặp tôi, tôi sẽ cho bạn xem hồ sơ và đưa bạn gặp ông Bảy Hiếu, hiện vẫn đang làm giám đốc IMEXCO.
Còn ý đề cập đến xe ô tô. Tôi xin thưa, gia đình tôi có Công ty dệt kim và kinh doanh vải sợi, ô tô là phương tiện làm ăn của chúng tôi, chúng tôi mua bán đàng hoàng, không nhân hối lộ của ai cả.Tôi nghỉ làm báo lề phải 20 năm rồi, ngày đó hối lộ vài triệu đã rùm beng mà bạn nói tôi nhận hối lộ cái ô tô thì kinh quá!
Gần hai chục năm trước tôi đã từng gặp tai họa trong nghề báo, khi viết về nạn Video đen, về đất đai Vũng Tàu, về vụ tham ô ở ngân hàng Việt Hoa, về vụ án Lữ Anh Dồi, về việc phanh phui ông giám đốc công an biến xe công thành xe tư, đặc biệt là việc viết thư cho ông Đỗ Mười bênh Tăng Minh Phụng.
Nhưng trời có mắt, sự thật vẫn là sự thật!
Mấy tháng nay nghe bạn bè viết trở lại, không ngờ lại gặp sự cố tiếp, đầu tiên là ông Hoàng Quang Thuận, đến ông nghị Hoàng Hữu Phước và giờ Huỳnh Uy Dũng, toàn các vị lắm tiền cả. Tôi lại húc đầu vào đá rồi!
Thưa bạn đọc!
Tôi không tham vọng nổi danh, càng không lợi dụng ngòi bút để kiếm tiền. Những bài viết của tôi chỉ phản ánh những bức xúc của xã hội trước thực tại quá nhiều ngang trái, nhiều người muốn nói mà không nói được. Tôi cũng muốn kể lại những chuyện cũ bằng sự trải nghiệm của mình, muốn góp lời phản biện cùng mọi người.
Những bài báo tôi viết có chỗ hay, chỗ dở, chỗ đúng chỗ sai, nhưng tôi xin khẳng định đó là sự chân thành của bản thân tôi.
Cuộc sống đời thường của tôi cũng như văn chương , không hoàn hảo mà có tốt, có xấu, nhưng tôi sống chân thành, hết lòng với gia đình, họ hàng và bạn be, không nịnh hót bợ đỡ ai, không khuất phục trước tiền bạc, quyền hành. Tôi sẵn sàng chịu trách nhiêm về những việc làm của mình.
Có nhiều con đường đến với chân lý, nhưng chân lý không thể bẻ cong. Một lần nữa xin cảm ơn bạn bè gần xa!
Minh Diện DT: 0988578158
Nhabaominhdien @gmail.com
- THƯ NGỎ CỦA MINH DIỆN VỀ BÀI BÁO “ÂN OÁN CÒN LÂU” (Bùi Văn Bồng).
Kính gửi Bạn đọc gần xa!
Mấy ngày nay dư luận xôn xao về việc bà Nguyễn Phương Hằng, vợ ông Huỳnh Uy Dũng nói tôi hư cấu bài báo “Ân oán còn lâu”, nhằm bêu xấu vợ chồng bà.
Là tác giả của bài báo đó, tôi xin có vài lời như sau:
Chuyện về Huỳnh Phi Dũng trước kia và là Huỳnh Uy Dũng hiện nay nhiều báo đã viết, từ việc làm ăn đến các mối quan hệ, nhưng chưa hết đâu, có thể nói một cuốn tiểu thuyết vài trăm trang cũng không hết. Việc nhà văn Chu Lai đưa lên phim và báo Công an thành phố vừa nêu là ví dụ. Tôi cũng phần nào ngờ rằng hiện nay vợ chồng Dũng -Hằng đang rao bán Đại Nam, bài báo này tung ra vào thời điểm bất lợi cho họ (!?).
Tôi khẳng định rằng những chuyện tôi viết trong “Ân oán còn lâu” không phải hư cấu, các nội dung nêu, vẫn đề và dẫn liệu cũng không co gì mới. Lâu nay ngươi ta đã nói phát ngán tai cả rồi!
Việc bà Hằng, ông Thìn, và chị bà Hằng gặp tôi ở văn phòng công ty Đại Nam, có nhà báo Hồng Quang chứng kiến. Việc tôi nói với anh Sáu Bằng cũng là sự thật. Bữa ăn ở nhà hàng hôm đó bà Hằng kể chuyện cướp biển đâu chỉ một mình tôi nghe? Lễ mừng thọ đâu phải một mình tôi dự ? Bà Chín (mẹ đã mang nặng dẻ đau ra Dũng), chị Trần Thị Tuyết vợ cũ bị Dũng ruồng bỏ, cháu Huy con trai Dũng, cùng hai cô em gái của Dũng là Cúc, Mai, Vì mối quan hệ của gia đình tôi với bà Chín, cô Tuyết, các cháu lên nhà tôi đâu phải một lần ? Đâu chỉ một mình tôi tiếp? Việc tôi đưa bà Chín , chị Tuyết, chị Mai, đi Đồng Tháp gặp thầy Quốc Ánh , chùa Pháp Hoa gặp thầy Thích Như Niệm, là chuyện thật, tôi không bịa đặt, các vị sư và những người cùng đi còn đó. Không việc gì tôi phải mất công ngồi mà tưởng tượng! Bà Chín, chị Tuyết, cô Cúc, cô Mai ...tất cả còn đó. Những nhân chứng ấy sẽ chứng minh nếu cần, bởi không ai có thể phủ nhận được sự thật.
Điều tôi muốn nói thêm là, tôi không làm những việc đó vì tiền, vì danh, cũng chẳng thù oán cá nhân gì với Dũng-Hằng (Tuyền) mà chỉ vì thương cảm cho hoàn cảnh bà Chín, chị Tuyết bị đại gia ruột thịt đưa đẩy, chị Tuyết phát bệnh nặng. Nếu các bạn nhìn bà mẹ Dũng khóc và hình hài chị Tuyết đang bị bệnh nặng thì chắc chắn sẽ hành động như tôi.
Tôi sẽ không viết bài nói rõ thêm này, nếu như Huỳnh Phi Dũng không đăng báo treo giải thưởng 100 tỷ đề chứng minh chuyện vợ ông không nợ tiền, như một hình thức PR, khi người dân đang nghèo khổ. Hơn nữa, việc làm đó Dũng đã công khai nói rằng thời nay cóc sợ ai, nếu cần thì chơi luôn “nén bạc đâm toạc tờ giấy”.
Chuyện bà Hằng tố cáo, đẩy người chồng cũ vào tù cũng gây phản cảm, dù tôi không quen biết ông Thìn. Đã từng là vợ chồng đầu ấp má kề, có với nhau một đứa con, sao nỡ làm như thế? Có những người từng làm đơn bãi nại cho kẻ hại mình, vậy mà một người vợ đối xử với chồng như vậy sao ? Hết tình còn nghĩa chứ? Đứa con chung kia lớn lên sẽ nghĩ gì khi biết mẹ đẩy bố vào tù?
Có thể bà Hằng không theo đạo Phật, nhưng Huỳnh Uy Dũng là người ăn chay niệm Phật, xây hẳn một ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, đã làm hàng trăm bài thơ tâm linh, sao nỡ làm như vậy? Sao không hiểu: “ Dù xây bảy tháp phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người!?
Huỳnh Uy Dũng đâu chỉ là một người dân bình thường, mà đã từng là đại biểu Quốc Hội, hiện đang Tổng giám đốc một Công ty, một Trung tâm văn hóa thể thao. Lẽ ra Huỳnh Uy Dũng phải làm gương về đạo đức như chính ông đã dạy mọi người, trái lại việc làm của Huỳnh Phi Dũng khiến mẹ ông, các em ông và người thân của ông còn bất bình.
Điều cuối cùng tôi xin thưa với bạn đọc, là gần hai chục năm qua tôi không viết báo vì từng phải chịu nhiều điều oan trái bởi cái tính cương trực, thẳng thắn, không phải là “bốp” ngay, không nói nhiều! Cái khí chất miến Đông Nam bộ nó cũng hun đức thêm bản lĩnh ấy của tôi. Vừa qua bạn bè khuyến khích tôi cầm bút trở lại, tham gia tiếng nói để “xóa đói tự do tư tưởng, lành mạnh xã hội” thời bĩ này. Tôi không muốn moi móc đời tư của ai, nhưng nếu họ làm hại những người lương thiện yếu thế thì tôi lên tiếng.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn bạn đọc. Tôi thành thật xin lỗi và mong bạn đọc thông cảm, nếu có câu chữ nào vô tình, hoặc chi tiết nào chưa hoàn toàn chính xác trong các bài viết của mình.
MINH DIỆN
(ĐT: 0988578158; E.mail: nhabaominhdien@gmail.com )
-Vì sao vợ ông chủ Đại Nam tố cáo cựu nhà báo Minh Diện? -
(Dân Việt) - "Tất cả những gì ông Minh Diện đăng trên Blog Bùi Văn Bồng, rồi các Blog khác dẫn lại như Blog Tranhung09, Blog Quechoa… đều là dựng chuyện bịa đặt, vu khống vợ chồng tôi không có căn cứ"...
>> Chủ khu du lịch Đại Nam khởi kiện ông Minh Diện
>> Vợ ông chủ Đại Nam: Họ muốn loại tôi khỏi cuộc đời anh Dũng
>> Ông chủ Đại Nam thưởng 100 tỷ cho ai chứng minh vợ vay tiền
Xung quanh việc bà Nguyễn Phương Hằng - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Du lịch Đại Nam quyết định gửi đơn đến các cơ quan chức năng tố cáo ông Minh Diện vì cho rằng đã có hành vi vu khống, xúc phạm nhân phẩm và phá hoại đời sống riêng tư, hoạt động kinh tế tại Khu du lịch Đại Nam, phóng viên đã có cuộc trao đổi với bà Hằng.
Thưa bà, vừa qua dư luận xôn xao về việc bà tố cáo ông Minh Diện (nhà báo đã bị rút thẻ hành nghề) về hành vi vu khống bà trên trang mạng blog Bùi Văn Bồng nhằm mục đích phá hoại danh dự và uy tín của bà cùng việc kinh doanh Khu du lịch Đại Nam của vợ chồng bà, điều đó có đúng không? Và vì sao bà quyết định tố cáo ông Minh Diện?
- Tôi - Phương Hằng - đã bị thị phi tin đồn suốt nhiều năm qua, nhưng chỉ là những tin đồn thổi dân gian. Họ bày chuyện và thiết kế rất bài bản công phu để ám hại vợ chồng tôi trong việc kinh doanh cũng như hạnh phúc suốt nhiều năm qua. Tôi cũng không biết ai là tác giả của những tin đồn đó. Nhưng thật ra tôi đã phải trả giá không ít về những tin đồn đó thật cay đắng và oan nghiệt. Tôi đã phải vượt lên sự sỉ nhục oan nghiệt đó để hôm nay, mọi người mới có thể biết tôi đơn giản nhất là một Phương Hằng chứ không phải là một Kim Anh - vợ bé của ông Năm Cam như lời đồn. Còn hành vi của tôi thì họ cho tôi là một thứ gần như là cặn bã của xã hội. Tôi đã phải vượt qua những tin đồn đó như thế nào thì có lẽ trời biết, đất biết. Tất cả mọi người đều quay lưng với tôi vì họ cho rằng tin đồn ấy là có thật. Con người tôi là như thế. Thú thật, tôi đã có những ngày tháng đau đớn tột cùng và sống không bằng chết. Cho nên tôi đã phải tự an ủi mình và mỉm cười với tin đồn để còn tiếp tục sống.
Bà Phương Hằng cùng chồng là ông Huỳnh Uy Dũng. |
Lý do tôi khởi kiện là do ông Minh Diện quen biết và gặp tôi đúng hai lần tại Đại Nam. Lần đầu, chỉ là xã giao. Lần thứ hai tôi gặp lại ông ấy đi cùng vợ con, cả con dâu và cháu nội ông ấy. Cũng ông ấy đề nghị tôi mua một mảnh đất giùm ông ấy ở Củ Chi hay Tây Ninh gì đó. Lúc đó tôi đang kinh doanh bất động sản, nghe vị trí quá xa nên tôi đã từ chối. Biết tôi có mối quan hệ với anh Dũng – chồng tôi bây giờ - nên ông Minh Diện đã điện thoại hỏi mượn tôi 300 triệu đồng. Tôi có hỏi khi nào thì trả lại thì ông Minh Diện trả lời khi nào bán được mảnh đất đó thì sẽ trả, cô cứ cầm sổ đỏ. Tôi cảm thấy không yên tâm nên trả lời cho tôi suy nghĩ vài hôm. Vài ngày sau đó, tôi có nhắn tin từ chối. Và ngay lập tức tôi nhận được một cuộc điện thoại từ ông Minh Diện và ông ấy mắng xối xả vào mặt tôi qua điện thoại rằng “mày là con lừa đảo, tao có hồ sơ trong tay. Mày đã bị ở tù 2 lần vì tội lừa đảo, tao cấm mày đến Khu du lịch Đại Nam”. Nghe xong, tôi là người chủ động cúp máy và cảm thấy thật kinh khủng với một người tự xưng là nhà báo mà ăn nói vô văn hóa, tráo trở như vậy. Thời gian đã trôi đi 6 năm, tôi thật không ngờ chính ông Minh Diện lại công khai dựng chuyện tiếp tục nói xấu vợ chồng tôi trước công chúng bằng cách tung lên mạng Blog Bùi Văn Bồng, dựng chuyện một cách tàn nhẫn vô cớ y như những gì ông ấy đã trở mặt và nói với tôi trước đó. Tôi có nhiều lý do để khởi kiện. Tôi muốn lột trần sự thật trước công chúng vì 6 năm trước ông ấy đã vô cớ chửi tôi vì không đạt được mục đích cá nhân của ông ấy. Nhưng chỉ có một mình tôi nghe, không kịp có bằng chứng và chưa chắc mọi người đã tin tôi. Vì ông Minh Diện lúc đó là một nhà báo, có trình độ học vấn. Không ai có thể tin những gì tôi nói, nhưng sự thật vẫn là sự thật, đã là bản chất thì không có gì thay đổi.
Tôi được biết ông Minh Diện không chỉ công khai chửi tôi mà ông ấy còn chửi nhiều vị lãnh đạo khác (đăng trên Blog Bùi Văn Bồng, Tranhung09…) rồi công khai ký tên Minh Diện với những lời lẽ không thể chấp nhận được.
Tôi cũng tự hỏi rằng ông ấy thù ghét cá nhân tôi thì đã đành, còn với các vị lãnh đạo, ông Minh Diện đem ra bêu riếu như một trò hề thì vì sao? Nguyên nhân nào? Và con người này đang là một dấu hỏi trong tôi rất to lớn.
Các anh có biết những tin đồn đó tác hại và nguy hiểm như thế nào không? Đã là tin đồn thì toàn là tin xấu, nó gây hệ lụy đến cuộc sống bình yên đến người bị đồn thổi. Biết bao hậu quả khôn lường xảy ra. Nếu người trong cuộc, người bị đồn thổi không đủ bản lĩnh thì họ phải trả giá như thế nào trong khi tin đồn thì cứ đồn. Gần đây nhất, có những tin đồn làm thiệt hại cả nền kinh tế của đất nước. Tin đồn nó làm cho người trong cuộc mất hết niềm tin trong cuộc sống và thật là “buồn cười” khi chúng ta tự hại nhau để tạo ra trăm ngàn cơ hội cho những kẻ rắp tâm ác ý; sống bằng những trò cơ hội để hại dân, hại nước. Theo tôi nghĩ, đã đến lúc mọi người phải nhìn vào sự thật và hãy cẩn thận với những gì mình chỉ nghe mà chưa biết sự thật thì đừng vội kết luận và phát tán như kịch bản mà họ là diễn viên chính thì phải. Bởi ai là nạn nhân của những tin đồn thì sẽ thấu hiểu được. Cảm xúc bị tê liệt khi bị một ai đó giáng cho một tin đồn.
Xét về đạo đức thì không ai có quyền kết tội ai. Vì mọi hành vi, một cá nhân hay một tập thể nào đó họ vi phạm thì họ phải chịu trách nhiệm trước hết là với chính bản thân họ, với gia đình và xã hội. Pháp luật không dễ gì buông tha họ khi họ phạm tội. Đừng gieo rắc những điều tội lỗi lên đầu một ai đó khi bản thân mình đã có lần soi rọi lại mình chưa? Tôi chỉ muốn nói những gì bản thân tôi nghĩ bởi vì chính tôi là nạn nhân của những tin đồn oan nghiệt.
“Xét về đạo đức thì không ai có quyền kết tội ai. Vì mọi hành vi, một cá nhân hay một tập thể nào đó họ vi phạm thì họ phải chịu trách nhiệm trước hết là với chính bản thân”.
Bà Phương Hằng
Như bà nói, ông Minh Diện đã công khai vu khống, xúc phạm nhân phẩm vợ chồng bà như thế nào và phá hoại hoạt động kinh tế tại Khu du lịch Đại Nam như thế nào?
- Tất cả những gì ông Minh Diện đăng trên Blog Bùi Văn Bồng, rồi các Blog khác dẫn lại như Blog Tranhung09, Blog Quechoa… đều là dựng chuyện bịa đặt, vu khống vợ chồng tôi không có căn cứ. Ông Minh Diện không đủ tư cách để xâm phạm đời tư của người khác mà luật pháp đã bảo hộ. Tôi đã gửi đơn kiện đến các cơ quan pháp luật cao nhất của đất nước.
Bà mong muốn điều gì trong việc tố cáo ông Minh Diện?
- Trong cuộc sống có muôn vàn khó khăn, ai ai cũng phải làm việc và nỗ lực hết sức mình để sinh tồn. Cuộc sống cần lắm sự bình yên, cần lắm sự đồng cảm và sẻ chia nên tôi chỉ mong mọi người hãy cẩn thận với tin đồn. Nó là mầm mống của sự phá hoại nên pháp luật phải nghiêm minh để trừng trị thích đáng những kẻ gây xáo trộn sự bình yên của người khác. Và đặc biệt là phá hoại nền kinh tế của đất nước bằng những tin đồn.
Võ Đức Phúc (thực hiện)- Chủ khu du lịch Đại Nam khởi kiện ông Minh Diện (DV).
Dân Việt - Chiều 3.3, bà Nguyễn Phương Hằng, Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Đại Nam, cho biết chính thức kiện ông Minh Diện vì cố tình xâm phạm đời sống riêng tư và bịa đặt nhằm làm nhục người khác.
Ngoài ra, ông Minh Diện còn bị tố không có văn hóa và hủy hoại danh dự người khác không phải riêng với vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng - bà Nguyễn Phương Hằng mà kể cả một số cá nhân.
Bà Nguyễn Phương Hằng cho biết: “Ông Minh Diện đã lôi kéo một số người nhằm phá hoại khu du lịch Đại Nam đang hoạt động. Tôi tin luật pháp nghiêm minh sẽ trừng trị thích đáng những kẻ chuyên đi phá hoại cuộc sống bình yên của người khác”.
Vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng - bà Nguyễn Phương Hằng |
Được biết, ông Minh Diện đã có nhiều bài viết đăng trên blog B. liên quan đến một số cá nhân và gần đây ông Minh Diện có bài viết “Chuyện nhà ông Huỳnh Uy Dũng – Ân oán còn lâu”.
Theo vợ ông Huỳnh Uy Dũng, bài viết toàn là những chuyện bịa đặt, hư cấu nhằm bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm và vu khống, phá hoại hạnh phúc gia đình vợ chồng ông đồng thời phá hoại hoạt động sản xuất kinh doanh của Khu du lịch Đại Nam.
- Nhà báo MINH DIỆN bị kiện do đâu? (Lê Thiếu Nhơn). - Dấn thân vào nghề hiểm nguy (Nguyễn Vĩnh). - Tui mà là Huỳnh Uy Dũng đuổi hết đám lính không like ĐẠI NAM TÂM KINH (Trần Hùng). - Vì sao vợ ông chủ Đại Nam tố cáo cựu nhà báo Minh Diện? (DV).
Huỳnh Uy Dũng – Chủ khu du lịch Đại Nam: ÂN OÁN CÒN LÂU! (Bùi Văn Bồng). – Vợ ông Huỳnh Uy Dũng vạch mặt kẻ đứng sau tin “thưởng 100 tỉ đồng” của ông chủ Đại Nam (Lao Động). – Đại gia Dũng ‘lò vôi’ từ giã thương trường (TTVH). - Ông chủ Đại Nam chuyển hộ khẩu đến Sài Gòn (DV/ TP). – Thêm một ‘vết chém’ được phát hiện trên mặt anh y tá! (VLB).
ÂN OÁN CÒN LÂU! * MINH DIỆN
Thời gian vừa qua, Huỷnh Uy Dũng, trước là Huỳnh Phi Dũng, biệt danh “Dũng lò vôi”, từng là đại biểu Quốc hội khóa X (1996-2001), lại khuấy động dư luận trong và ngoài nước về chuyện đời tư của mình. Thói thường, “tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”, đằng này vợ chồng Huỳnh Uy Dũng lại phô ra. Vì háo danh, hay bị luật nhân quả nó hành như vậy?
Đầu tiên là chuyện lu loa mất hột xoàn kim cương, trị giá chục tỉ đồng. Nhưng khi bắt được thủ phạm, thì tài sản không đáng giá! Kế đó Dũng làm làm đơn gửi Bộ công an, rồi lên đài báo, tố cáo những kẻ đã tung tin đồn ác ý, làm cuộc sống gia đình ông điên đảo.
Ngày 17-1-2013, Huỳnh Uy Dũng rao trên báo Lao Động, treo thưởng 100 tỉ đồng cho bất kỳ ai có chứng cứ vợ ông vay nợ 2.000 tỉ đồng từ các ngân hàng và đối tượng bên ngoài.
Huỳnh Uy Dũng nói: “Họ đã vu khống, bôi nhọ tôi một cách hệ thống, bằng tờ rơi rải khắp Bình Dương, bằng tin trên mạng Internet, bằng truyền khẩu dân gian, làm hạnh phúc gia đình tôi bị điên đảo, tai tiếng suốt ba năm qua. Vợ chồng tôi phải rất thương yêu nhau và rất vững vàng mới trụ vững được”.
Cứ tưởng đây lại là một thế lực thủ địch, vì Huỳnh Uy Dũng từng làm đại biểu quốc hội với cái tên Huỳnh Phi Dũng, nên Bộ công an phải vào cuộc. Nào ngờ, chả có thế lực thù dịch nào, mà kẻ “vu khống bôi nhọ” ấy đã bị Nguyễn Phương Hằng, tức Nguyễn Thị Thanh Tuyền, biệt danh “Hằng Canada”, vợ Huỳnh Phi Dũng, vạch mặt chỉ tên, đó chính là chồng cũ của Nguyễn Phương Hằng.
Gần hai chục năm trước, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nói với tôi: “Đảng, chính quyền và nhân dân Bình Dương cảm ơn nhân dân Bình Định đã cống hiến cho Bình Dương một người con ưu tú....!”.
Người con “ưu tú” ấy, được nhà sử học Dương Trung Quốc gọi là “Kỳ nhân Huỳnh Phi Dũng”, mà tôi đã viết một bài báo dài đăng trên một số trang mạng.
Cứ tưởng tài thế, lắm mưu nhiều kế thế, lắm ô dù thế, nhiều kẻ bợ đỡ thế và nhiểu tiền bạc, danh giá thế, thì hạnh phúc hơn thiên đàng, không ngờ cuộc sống lại quắt quay, điên đảo, đến nỗi phài công khai trên đài báo, làm trò cười cho thiên hạ, và sẵn sàng đánh đổi lấy sự bình an bằng 100 tỷ đồng?
Thỉ ra luật nhân quả bây giờ hiển hiện nhãn tiền, không phải “cha ăn mặn con khát nước!”.
Công an, báo chí, và tiền! Huỳnh Uy Dũng đã sử dụng một lúc ba thứ vũ khí mạnh nhất để trừ khử kẻ thù, bảo vệ hạnh phúc gia đình!
Cái hạnh phúc gia đính Huỳnh Uy Dũng đã được xây dựng như thế nào? Bài viết này tôi không đề cập đến việc làm ăn của Huỳnh Uy Dũng, chỉ nói về mối quan hệ vợ chồng của nhân vật này. Tôi hoàn toàn không muốn soi mói đời tư của ai, nhưng Huỳnh Uy Dũng đã tự khơi lên, hơn nữa, ông đã từng là một chính khách, do đó tôi nghĩ mình có quyền nói lên một sự thật.
Buổi sáng hôm ấy, tôi và nhà báo Hồng Quang, đài truyền hình Việt Nam, đang ngồi tán dóc ở văn phòng công ty Đại Nam, thì chiếc xe Lexus năm chỗ màu đen trờ tới. Bước ra khỏi xe là một người đàn ông và hai phụ nữ. Họ vào phòng, vui vẻ chào chúng tôi, người phụ nữ trẻ nhất giới thiệu:
- Thưa mấy anh, em là Hằng, mọi người quen gọi Hằng Canada vì em là Việt kiều Canada . Còn đây là chị gái em, và anh trai em!
Hằng khoảng bốn chục tuổi, mặt bầu, trang điểm kỹ, miệng nhỏ, mắt to, nhìn dạn dĩ sắc sảo. Cô khoe bộ ngực nở căng khêu gợi. Người phụ nữ được giới thiệu là chị gái cao, gầy, ăn mặc giản dị, tương phản với cái dáng thấp đậm trang điểm lộng lẫy của Hằng. Người đàn ông, được giới thiệu là anh trai, khoảng ngoài bốn mươi, cao to, ngăm đen, khuôn mặt lạnh tỏ ra thiếu tự nhiên.
Nhà báo Hồng Quang nắm bàn tay nhỏ nhắn của Hằng:
- Có lẽ hoa hậu còn phải gọi em bằng chị đó nghe!
Hằng Canada cười tươi rói:
- Em đẹp lắm phải không anh?
Trong khi ông anh, bà chị ngồi khép nép ở góc bàn, thì HằngCanada tự tay rót nước mời mọi người, nói chuyện rất tự nhiên như đã từng quen biết. Cô ngả vai, nghiêng đầu bên Huỳnh Phi Dũng rất thân mật.
Huỳnh Phi Dũng cho chúng tôi biết, Hằng sang Canada từ năm 16 tuổi, lấy chồng người Trung Quốc, đã có đứa con trai. Chồng Hằng chết trong một tai nạn, để lại tài sản trị giá 18 triệu đô la Mỹ. Mẹ chồng Hằng là một người Hoa, muốn Hằng lấy người em chồng, nhưng Hằng không chấp nhận. Một đêm Hằng đang ngủ, người em chồng với sự đồng lõa của bố mẹ, xông vào phòng cưỡng bức chị dâu. Hằng chống cự, và kêu cảnh sát tới can thiệp.
Sau sự việc đó, Hằng thanh lý hết tài sản, gom 18 triệu đô la, đưa con về Việt Nam thành lập công ty, kinh doanh bất động sản, trồng cao su, và mở siêu thị thời trang. Hiện nay Hằng có mấy trăm hec-ta cao su ở Bình Phước muốn bán cho Huỳnh Phi Dũng, đồng thời muốn thuê đất trong khuôn viên Đại Nam xây sốp thời trang cao cấp.
Câu chuyện hấp dẫn như tiểu thuyết làm mọi người trong phòng gật gù tán thưởng. Tôi cảm thấy nghi nghi khi nhìn cảnh đầu mày cuối mắt giữa Huỳnh Phi Dũng với Hằng Canada . Lúc đi tham quan , tôi nói nhỏ với Hồng Quang:
- Dũng tiêu rồi!
Hồng Quang cười tinh quái:
- Nó cứ áp vú vào vai thằng Dũng!
Tôi hỏi Sáu Bằng, thượng tá, trước làm việc ở cơ quan an ninh công an Bình Dương, là ân nhân của Huỳnh Phi Dũng, khi nghỉ hưu, được Dũng thuê làm bảo vệ nội bộ:
- Anh có thấy không bình thường trong việc mua bàn cao su này không?
Sáu Bằng chép miệng :
- Không! Có cao su thật. Tôi đến tận nơi rồi!
- Chuyện khác cơ! Mối quan hệ tình cảm ấy?
Ông Sáu Bằng suy nghĩ một lát rồi nói:
- Tôi nghi con nhỏ này muốn chài chú Dũng!
Tôi nói:
- Anh cứu thằng Dũng, tan cửa nát nhà đấy!
Sáu Bằng gặp Hằng Canada nói thẳng: “Cô không nên phá sự nghiệp của chú Dũng”.
Không hiều Hằng mách Huỳnh phi Dũng thế nào, Dũng mắng Sáu Bằng te tua, đe đuổi việc. Gặp tôi, mặt Dũng đỏ gay: “Sáu Bằng nói năng tầm bậy, xúc phạm con nhỏ, làm nó khóc hết nước mắt! Tôi sẽ cho cha ấy nghỉ việc!”.
Vợ chồng Dũng - Hằng |
Một bữa cơm thân mật được tổ chức ở nhả hàng Vườn Xoài, có vợ chồng Huỳnh Phi Dũng, anh chị em Hằng. Ông Hoàng Sơn, Chủ tịch tỉnh Bình Dương, đang ngồi ở bàn tiệc bên cạnh cũng sang chung vui.
Hằng huyên thuyên kể chuyện tiếu lâm về bọn cướp biển. Không ngờ một phụ nữ trẻ, đẹp lại kể một câu chuyện dung tục đến thế giữa những người mới quen, đặc biệt có mặt ông Chủ tịch tỉnh? Tôi lái câu chuyện sang mối quan hệ gia đình, bạn bè. Hình như hiểu ý tôi, Huỳnh Phi Dũng đứng dậy nói: “Có mặt anh Minh Diện và anh Hoàng Sơn đây, em thề, cuộc đời thằng Huỳnh Phi Dũng, mà giàu bỏ bạn, sang bỏ vợ thì sẽ bị trời tru đất diệt!”.
Tiệc gần tàn, Hằng tặng Trần Thị Tuyết, vợ Dũng, chiếc nhẫn hột xoàn. Hằng nói:
- Chiếc nhẫn này em mua bên Canada 40.000 đô la Mỹ, em tặng chị làm kỷ niệm!
Trần Thị Tuyết từ chối, Huỳnh Phi Dũng nói:
- Thì em cứ nhận! Rồi tặng lại cô ấy thứ khác!
Trần Thị Tuyết nhận chiếc nhẫn, nhìn qua rồi bỏ vào xách tay, nét mặt không vui cũng không buồn, chỉ thoáng băn khoăn. Là người sành sỏi trong kinh doanh, Trần Thị Tuyết hiểu đây là một món nợ, sẽ phải trả giá đắt hơn, nhưng lúc đó vẫn chưa biết phải đổi bằng hạnh phúc gia đình!
Chưa ở đâu, và bao giờ, có một lễ mừng thọ hoành tráng như lễ mừng thọ mẹ của Huỳnh Phi Dũng.
Trên quảng trường Đại Nam Văn Hiến, dưới ánh sáng của dàn đèn cao áp, một ngàn bàn tiệc mặn, tiệc chay với 10.000 thực khách. Tôi nhìn thấy Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng phu nhân, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải và nhiều cán bộ cấp cao trung ương và địa phương tới dự.
Bà Chín, mẹ Huỳnh Phi Dũng mặc gấm đỏ, ngổi kiệu hồng, bồng bềnh trong cờ lọng, hoa đăng rực rỡ như giữa chốn thiên đình. Từng đôi vợ chồng dâu, rể lần lượt lên chúc thọ mẹ, tặng những món quà giá trị bằng cả cơ nghiệp người thường.
Huỳnh Phi Dũng sánh vai vợ là Trần Thị Tuyết, quỳ lạy mẹ, dâng tặng vật cùng hiện kim 1 tỷ đồng.
Một tỷ đồng, với đa phần người dân Việt Nam là rất lớn, bằng mức thu nhập 500 tháng của một cô thợ may làm việc 10 giờ một ngày để được trả lương 2.000.000 đồng một tháng. Đối với Huỳnh Phi Dũng, đó không bằng một hạt cát, so với núi tiền được đắp bằng hàng trăm héc ta đất khu Sóng Thần I, Sóng Thần II, biến thành khu công nghiêp cho Minh Phụng, Epco và các doanh nghiệp thuê, hàng trăm héc ta đất khu trung tâm đô thị mới chia lô bán nền, hơn 460 héc ta khu Đại Nam. Đất không phải là sản phẩm của Huỳnh Phi Dũng làm ra. Đó là mồ hôi, nước mắt và xương máu cùa người dân Bình Dương khai khẩn, gìn giữ, là phương tiện để bà con kiếm miếng cơm manh áo tự ngàn đời.
Huỳnh Phi Dũng, từ một kẻ không một tấc đất cắm dùi, trở thành chủ của bạt ngàn đồng xôi ruộng mật, xây núi non, thành quách đền đài trên xương cốt cùa dân lành, mà ba hoa miệng lưỡi, tung tẩy khoe khoang đến hợm hĩnh lố lăng.
Đêm ấy, Huỳnh Phi Dũng đọc những bài thơ mình sáng tác, rồi các nghệ sỹ ca ngâm. Lời thơ sáo rỗng vút lên như ganh đua với hòn non bộ uy nghi, cầu kỳ cao chót vót: “Trên đời này nếu có lời nào đẹp nhất, là lời mẹ của con! Có tình yêu nào sâu đậm nhất là tình yêu con dành cho mẹ!”.
Một cơn gió bỗng nổi lên, làm đổ chiếc lọng vàng và mấy chiếc dù, trong đó có chiếc dù của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Tôi tự hỏi, do lòng hiếu thảo của Huỳnh Phi Dũng đã thấu tới trời, hay cái tình yêu Dũng vừa thể hiện chỉ là thứ đồ giả, như hòn non bộ chót vót kia, nên trời nổi phong ba?
Không lâu sau bữa tiệc sinh nhật ấy, tôi nhận đước câu trả lời.
Điều mà tôi dự đoán đã xảy ra!
Đầu tiên cháu Huỳnh Phi Long, con trai đầu lòng của Dũng lên gặp tôi, khóc và nói: “Ba đặt chúng con lên ngai vàng, rồi đạp xuống bùn đen!”.
Hai anh em Long du học ở Mỹ, Huỳnh Phi Dũng gọi về, giao những chức vụ quan trọng trong công ty Đại Nam . Buổi lễ lên ngôi “Tổng giám đốc” của Huỳnh Phi Long, tôi cũng được mời dự, trang trọng lắm. Không ngở lại là một thứ bánh vẽ.
Mấy ngày sau bà Chín, mẹ Dũng và Trần Thị Tuyết, vợ Dũng lên nhà tôi, kể những chuyên không thể tin đã xảy ra .
Huỳnh Phi Dũng tuyên bố ly hôn với Trần Thị Tuyết, để kết hôn với Nguyễn Phương Hằng. Bà Chín và các anh chị em, cũng như họ hàng, bạn bè kiên quyết phản đổi, Dũng tuyên bố từ bỏ tất. Không khí thù địch bao trùm lên một gia đình được coi danh giá nền nếp nhất Bình Dương.
Vợ Dũng kể: “Ông ấy vác búa về ngôi nhà 81 Yersin, đuổi đánh mẹ con tôi, rồi đập phá của kính, tủ, bàn bể nát, gãy vụn, rèn cừa tang hoang. Trong khi mẹ con tôi khóc thì ông Dũng gọi điện thoại khoe con Hằng là đã dạy cho “bọn chó” bài học đích đáng!”.
Tôi đã được nghe Dũng nói nhiều lời về đạo đức, về cách đối nhân xử thế, và Dũng thường ăn chay. Ngày bố Dũng bị bệnh nặng, Dũng lập đàn tế trời, xin mình giảm thọ mười năm, để bố sống thêm ít tuồi. Dũng cũng từng nói với chúng tôi: “Tuyết là người vợ tuyệt vời, đã cùng tôi tạo nên sự nghiệp!”. Bây giờ phũ phàng như vậy sao?
Chị Tuyết kể cho tôi nghe câu chuyện cười ra nước mắt, về chiếc nhẫn hột xoàn Hằng Canada tặng chi hôm dư tiệc.
Chị nói: “Tôi đã đưa cho nó 40.000 đô la, coi như nó mua giúp chiếc nhẫn hột soàn. Mấy ngày sau, tôi mang chiếc nhẫn lên một tiệm mua bán hột xoàn kim cương nổi tiếng mà tôi quen ở Sài Gòn để kiểm tra. Người chủ tiệm vừa cầm chiếc nhẫn, đã nói ngay: “Chiếc nhẫn này mới mua ở tiệm tôi!”. Tôi cãi: “ Bà nhầm rồi, chiếc nhẫn này mua ở Canada !”. Bà chủ nói: “Ca-na-ma thì có ấy!”. Bà ta lấy chứng từ gốc ra đối chiếu. Đó chính là chiếc nhẫn Nguyễn Thị Thanh Tuyền mua tại đây, giá 10.500 đô la. Bà chủ tiệm giải thích: “ Nếu không bị tỉ vết, chiếc nhẫn này trị giá 40.000 đô la!”.
Trần Thị Tuyết đã săm soi chiếc nhẫn khi được tặng, và hình như đã nghi đồ giả, nhưng chị lại không hề nghi Hằng rắp tâm cướp chồng mình. Một thời gian dài, Trần Thị Tuyết để mặc Huỳnh Phi Dũng làm ăn với Hằng Canada, bỏ qua rất nhiều lời cảnh báo của bạn bè , người thân. Bây giờ thì đã quá muộn !
Tôi nhìn gương mặt xám xanh, đôi mắt thất thần của người phụ nữ bất hạnh, vừa thương hại vừa trách chị. Phải chăng vừng hào quang tỏa ra từ 18 triệu đô la hư hư, thực thực đã làm lóa mắt người phụ nữ nhiều tham vọng làm giàu này?
Hơn hai chục năm trước, Trần Thị Tuyết kết hôn với Huỳnh Phi Dũng. Tuyết là con gái ông Ba Thu, Giám đốc Sở Nông nghiệp, người rất có uy tín ở tỉnh Sông Bé lúc bấy giờ. Tuyết hơn Dũng 6 tuổi, nhan sắc trung bình, được học hành tử tế. Lúc đó Dũng chỉ là một anh lính xuất ngũ, trình độ văn hóa chưa hết phổ thông trung học, bơ vơ xứ người, vai ba lô, chân dép râu.
Toản bộ chi phí đám cưới vợ chồng Dũng, gia đình ông Ba Thu lo. Sau đám cưới, ông Ba Thu xin cho con rề vào làm nhân viên Phòng tổ chức Sở công an, sau đó Huỳnh Phi Dũng phải chuyển sang phòng hậu cần, vì vướng vào một vụ tuyển nhân sự.
Chị Tuyết nói: “Tài sản duy nhất cùa hai vợ chồng lúc đó là chiếc xe Honda đam trị giá ba cây vàng, tiền mừng đám cưới ba má tôi cho!”.
Quá trình Huỳnh Phi Dũng làm giàu tôi đã viết trong bài báo trước, chỉ xin nhắc lại là, trong suốt những năm tháng ấy, đôi vợ chồng này tỏ ra tâm đầu ý hợp, sống hạnh phúc, mẫu mực trong các mối quan hệ với mọi người trong gia đình, họ hàng và xã hội. Huỳnh Phi Dũng có hai con trai và con gái út. Chiếc điện thoại di động nào Huỳnh Phi Dũng cũng cài hệ thống báo cuộc gọi đến bằng hình ảnh cô con gái út, gương mặt dễ thương, giọng nói nhõng nhẽo: “ Ba ơi có điện thoại!”.
Huỳnh Phi Dũng đã hóa thân thành một vai diễn trong vở kịch đời, từ khi yêu Trần Thị Tuyết và suốt ngần ấy năm, hay cái ung nhọt mới bùng phát ? Điều đó chỉ Huỳnh Phi Dũng biết.
Bà Chín và chị Tuyết nói với tôi là Huỳnh Phi Dũng bị bùa ngải, và nhờ tôi giúp. Tôi đưa bà Chín và chị Tuyết xuống Đồng Tháp, gặp Hòa thượng Quốc Ánh, rồi về quận Phú Nhuận, gặp vị trụ trì chùa Pháp Hoa, Hòa thượng Thích Như Niệm nổi tiếng. Cả hai vị cao tăng đều chỉ có một lời khuyên: “Cái phúc cái họa đều do con người tạo ra, nhân nào quả ấy, không tránh được, hãy tự vấn, chăm làm việc thiện và chăm đọc Chúc Đại bi may hóa giải được phần nào!”.
Căn bệnh ung thư cùa chị Trần Thị Tuyết mỗi ngày một nặng thêm vì sự quậy phá của Huỳnh Phi Dũng. Ông Ba Thu nói với tôi: “Cháu coi, chú gả con gái cho nó, lo cho nó như vậy, bây giờ chú chín chục tuổi, nó cứ réo tên chửi!”.
Để chấm dứt bi kịch đó, Chị Tuyết đã chấp nhân ly hôn sau mấy lần không đồng ý.
Trần Thị Tuyết kể cho tôi nghe diễn biến phiên tòa đầy kịch tính .
Hôm ấy Trần Thị Tuyết và ba đứa con yêu cầu tài sản chia làm ba phần, Huỳnh Phi Dũng một phần, Trần Thị Tuyết một phần, ba người con một phần, trước khi chia nhờ một cơ quan kiểm toán độc lập, xác định rõ tài sản, công nợ. Huỳnh Phi Dũng đề nghị tòa không can thiệp việc phân chia tài sản, mà để hai bên tự giải quyết.
Trần Thị Tuyết nói: “ Ông Dũng quỳ xuống chắp tay lạy tôi và ba đứa con, xin cho ông ấy chia tài sản, để ông ấy trả nợ. Ba đứa con tôi nói với tôi, thôi má, làm theo ba đi!”.
Huỳnh Phi Dũng chia cho vợ khu nhà xưởng khu lò vôi cũ, cho mỗi đứa con 5 hec ta cao su, còn lại phần mình. Thật mỉa mai khi ông ta thường nói: “Tham của cải, của cải bỏ ta mà đi, ví nghĩa nhân trường tồn mãi mãi!”.
Huỳnh Phi Dũng đổi tên thành Huỳnh Uy Dũng.
Nguyễn Thị Thanh Tuyền đổi tên thành Nguyễn Phương Hằng.
Họ tưởng thay tên đổi họ là có thể đoạn tuyệt được quá khứ chăng?
Đám cưới của Huỳnh Uy Dũng, Nguyễn Phương Hằng tổ chức linh đình, sau khi Nguyễn Phương Hằng ra tòa ly dị chồng. Người chồng ấy, không ai khác, chính là người cùng ngồi trên chiếc xe Luxsus năm chỗ màu đen, tôi và nhà báo Hồng Quang đã gặp ở văn phòng công ty Đại Nam, mà Hằng Canada giới thiệu là “anh trai”. Đó là Trần Văn Thìn, quê Bến Tre, chồng chính thứ 2 của Nguyễn Phương Hằng, đã có với nhau một con gái, khi ly hôn mới 4 tuổi.
Tại sao Trần Văn Thìn lại đóng giả anh trai cùng vợ xuất hiện ở công ty Đại Nam ? Tại sao một người chồng lại có thể ngồi nhìn vợ mình ngả ngớn với một người đàn ông khác? Phải chăng đó là một mưu toan đã được sắp đặt, thực thi kế mỹ nhân? Câu hỏi đó xin dành cho Trần Văn Thìn người đang là thủ phạm trong vụ án “vu khống bôi nhọ” đại gia Huỳnh Uy Dũng.
Điều mà mọi người đã biết, là Nguyễn Phương Hằng cướp chồng của Trần Thị Tuyết, Huỳnh Uy Dũng cướp vợ của Trần Văn Thìn, tạo nên ân oán. Mối ân oán này còn lâu mới giải được!
Huỳnh Uy Dũng và Nguyễn Phương Hằng có một đứa con trai hai tuổi, mọi người gọi đứa bé là “Thiếu gia”, Huỳnh Uy Dũng không đồng ý, bắt gọi là “Cậu”. Huỳnh Uy Dũng muốn con mình lớn lên đi tu!
Huỳnh Uy Dũng đã xây chùa, giờ lại muốn con mình đi tu! Để tạo phúc cứu rỗi cho bá tánh hay giải bớt oán cừu?
Kinh Phật dạy: “Không đâu không hiện thân. Mười phương trong các cõi!”.
Đừng đánh lừa người đời và thần linh, con người mình hiện ra giữa trời đất không gì che giấu được.
M.D -ÂN OÁN CÒN LÂU!Huỳnh Uy Dũng – Chủ khu du lịch Đại Nam: ÂN OÁN CÒN LÂU! (Bùi Văn Bồng). – Vợ ông Huỳnh Uy Dũng vạch mặt kẻ đứng sau tin “thưởng 100 tỉ đồng” của ông chủ Đại Nam (Lao Động). – Đại gia Dũng ‘lò vôi’ từ giã thương trường (TTVH). - Ông chủ Đại Nam chuyển hộ khẩu đến Sài Gòn (DV/ TP). – Thêm một ‘vết chém’ được phát hiện trên mặt anh y tá! (VLB).