Đúng là đỉnh cao trí tuệ :
Đội quân pháp chế Bộ CA soạn thảo, đội quân Bộ T Pháp thẩm định, đội quân Bộ Y tế có ý kiến, rồi đội quân cuốc hội, đội quân VPhòng CPhủ…cuối cùng mới đến Thủ tướng kí ban hành.
Trong hàng loạt đội quân (đã đội quân còn hàng loạt) trên, không một ai biết các nước sản xuất được loại siêu độc dược ghi cụ thể trong cái nghị định kia, hiện đều đã bỏ án tử hình và không một hãng dược có tiếng nào trên thế giới chịu kí hợp đồng bán chế phẩm để giết người, kể cả người đáng chết.
Hậu quả là giờ lục tục ngâm kíu tự sản tự tiêu...diệt.
Mình không biết từ đâu và từ bao giờ có cái từ hết sức khó lí giải là chết (cười) sặc gạch, có điều phải dùng đến cụm từ ấy may ra mới diễn đạt được những chuyện ngớ ngẩn đến hài hước (hoặc hài hước đến ngớ ngẩn) đang diễn ra ở bên nhà.
*** Thiên hạ thiếu thông tin hay chỉ có thông tin từ báo chí chính thống nên việc ông Thánh Ba ra Ba đình nhộn nhạo lên sất cả. 2 khóa đại hội Đảng gần đây, Thánh đều được Ban vời ra nhưng bị Liên đoàn xổ toẹt, không đủ quá bán ủng hộ. Nay để cân bằng quyền lực giữa Ítxờ và Étxờ, Thánh ra Thủ đô làm thay việc lẽ ra là của Hồ Cẩm Lú nếu Lú đủ oai quyền. Thánh có hiển linh hay không, đọc entry ku Phọt phẹt khắc hiểu chân tơ kẽ tóc.
Á thánh, trên thực tế được quyết định trước cả Thánh và đây là lớp nhân sự kế cận của khóa 2016. Chả hiểu thiên hạ có để ý đến chi tiết này không: Á thánh toàn người từ chính phủ sang.
Sặc gạch chưa!
*** Mình đi làm 3 năm ở Sở Văn thể du Sì gòn mà không thuộc hết nổi tên các phó giám sở này, đến độ một nường phó giám xuống họp với tòa soạn suýt bị chính mình đuổi ra ngoài.
Việc Nghệ an một lính cõng 3 xếp chả có gì là lạ. Nhan nhản tỉnh thành, cơ quan nhà nước có trường hợp ấy, thậm chí cõng nặng hơn. Không tin kiểm chứng thử ở phòng tổ chức sở trên.
Ấy thế, lại đang chuẩn bị ban hành văn bản kéo dài tuổi hưu cho quan chức. Và mình thành thật khuyên các bạn nhà báo đừng góp ý bình bàn chi cho mất công, vì việc ấy thật ra đã được quyết từ cuối năm ngoái rồi. Thiết thực chăng nên nhờ giáo sư Ngô Bảo Châu lập hộ cái phương trình, tính xem tới năm nào nhà nước mình hết dân toàn quan.
Sặc gạch chưa!
*** Quy trình ban hành một văn bản tầm chính phủ, nếu xét trên các quy định hiện hành, là cực kì chặt chẽ và…nhiêu khê.
Ví dụ như nghị định tiêm thuốc độc thay vì bắn tử tù.
Đội quân pháp chế Bộ CA soạn thảo, đội quân Bộ T Pháp thẩm định, đội quân Bộ Y tế có ý kiến, rồi đội quân cuốc hội, đội quân VPhòng CPhủ…cuối cùng mới đến Thủ tướng kí ban hành.
Trong hàng loạt đội quân (đã đội quân còn hàng loạt) trên, không một ai biết các nước sản xuất được loại siêu độc dược ghi cụ thể trong cái nghị định kia, hiện đều đã bỏ án tử hình và không một hãng dược có tiếng nào trên thế giới chịu kí hợp đồng bán chế phẩm để giết người, kể cả người đáng chết.
Hậu quả là giờ lục tục ngâm kíu tự sản tự tiêu...diệt.
Nếu chịu đọc các nghị định mới trên Công báo, không khó để thấy ngay lập tức những chi tiết sặc gạch tương tự.
Và đó chính là cơ sở vững chắc để mình tin rằng, nội nhật năm nay sẽ có nghị định quy định nhằm tiết kiệm cho ngân sách quốc gia, công chức đi ị xong cấm rửa tay bằng xà bông.
Thế mới chuẩn sặc gạch!
- Nông dân đi tù vì cãi cán bộ xã (TP). – Kinh vãi… 4: Xử kiểu này đã răn đe được chưa, khối anh sợ chứ?!? (PCTN).- Còn ung dung chán! (LĐ). - Đằng sau sự quan tâm (PT).
- Kéo dài tuổi nghỉ hưu: Không nên có luật riêng (PLTP).
- Bổ nhiệm sai, Chủ tịch huyện bị kỷ luật đảng (DV). - Kỷ luật đảng đối với Chủ tịch UBND H.Ea Kar, Đắk Lắk (TN). - Clip: Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra huyện ủy đánh bạc (GDVN).
- ‘Tiếp tục tấn công để tội phạm ở TP HCM phải khiếp sợ’ (VNE). - Cảnh sát cơ động Bộ CA chỉ rút khi TP.HCM yên bình (VNN). - Đất nước đã đang tang thương, bên bờ vực nội thuộc Tàu cộng (DĐCN).
- Đỗ Như Ly: Thư gửi toàn thể Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam (BoxitVN).
- Công khai thông tin để giám sát trong Đảng hiệu quả (TN).
- Bảo vệ Hiến pháp như bảo vệ Tổ quốc (PLTP).
- Cùng viết Hiến pháp (HP). “- Nguyễn Anh Tuấn: Nên viết hoa từ Nhân Dân trong Hiến pháp (VHNA). Đề nghị quan trọng!
- Trí thức Hà Nội mong được tạo điều kiện phản biện (VNN). - CÔNG KHAI ĐỘC ĐOÁN, CHUYÊN QUYỀN (Bùi Văn Bồng). - ‘Độc quyền khiến Đảng chủ quan’ (BBC).
- CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT NGƯỢC (Phi Vũ).- Nông dân Văn Giang khẳng định quyền làm chủ trên mảnh đất của mình (Cầu Nhật Tân). – Công an xô xát với nông dân Dương Nội (BBC). – Bước đường cùng (Phi Vũ).- Cướp ngày tại Quận 9, công an cướp đất thuê cho doanh nghiệp (TT&VH/ Xuân VN). – Đây bọn cường hào TP HCM (Xuân VN).
- 7 nội dung đổi mới cơ bản của Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) (VnMedia).
- “Bà con công giáo góp phần phát triển đất nước” (DT). - Hơn 50 giám mục, linh mục đòi bỏ điều 4 Hiến Pháp CSVN (Người Việt). – Tổ cha nó! Điều 4 tồn tại để làm gì, để tiếp tục duy trì cái bộ máy đảng vô dụng ăn hại à? (DĐCN). – Cạnh tranh để ngày càng trong sạch (VNN). - Hà Nội lập tổ chuyên trách lấy ý kiến góp ý Hiến pháp (Infonet) - Cùng viết Hiến pháp, của Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn, Nguyễn Anh Tuấn. - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Hội đồng Giám mục Việt Nam (CP). - “Bà con công giáo góp phần phát triển đất nước” (TTXVN).
- Thanh Hóa: Từng bước hợp thức hóa việc dùng “bùi nhùi” (VOV).
- Đắk Lắk kỷ luật đảng chủ tịch UBND huyện Ea Kar (TTXVN). – Lâm Đồng: Chính thức kết luận Chủ nhiệm UB Kiểm tra Huyện ủy đánh bạc (DT). - Khiển trách một chủ tịch huyện, cảnh cáo một hiệu trưởng cao đẳng (TN).
- Vĩnh Phúc: Bí thư Vĩnh Thịnh “xài” bằng “dỏm”? (PLVN).
- Hà Nội: UBND phường Nghĩa Tân làm ngơ trước sai phạm? (VOV).
- Ồn ào quanh chùa Dơi: Chính quyền và nhà đầu tư đều cam kết… miệng (DT).
- Hai nông dân đi tù vì… cãi nhau với cán bộ xã (DV).
- Không có chuyện nữ CSGT bị sàm sỡ (DT).
Ít việc, lao động bỏ phố về quê sớm (T 1-2-13)
Nhiều chủ doanh nghiệp thành đạt chết đột ngột (VnMedia 1-2-13)
Central Coastline of Vietnam Draws Interest Overseas (NYT 31-1-13)
Thanh Niên
Tôi cho rằng bước đi đầu tiên là "dân chủ thật sự trong Đảng"! Tất cả Đảng viên phải thật sự có quyền ứng cử và tranh cử công khai các chức vụ trong Đảng nhằm tìm ra người thật sự có đức, có tài để lãnh đạo các cấp ủy đảng từ Trung Ương đến địa ...
Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng khối Sở - ngành và Bộ ...Đài Tiếng Nói TPHCM
Khắc phục khâu yếu trong công tác tổ chức, cán bộSài gòn Giải Phóng
Tâm tư của những cán bộ lão thành cách mạngKhanh Hoa
- Cơ quan quản lý kinh tế, thị trường, thuế … Đừng để có cũng như không (TN).
- Thị trường BĐS Hà Nội vỡ trận: Khởi động làn sóng bán phá giá (Sống mới).
- Ẩn số Phương Nam trong vụ Sacombank (VEF). - Tái cấu trúc Công ty Phương Nam: Ba ngân hàng góp vốn (TP). - “Heo đất” lo! (PLTP). - Nhiều DN lại nói không với cổ tức (ĐTCK).
- Vấn nạn chuyển giá – món nợ khó trả của ngành thuế (Sống mới). - Mạnh tay chống chuyển giá (TN). - Chống chuyển giá ở TPHCM gặp nhiều khó khăn (SGGP).
- Giá lúa gạo xuống đáy ngay trước Tết (RFA). - Mở cửa cho DN xuất khẩu gạo vào thị trường tập trung (PLTP).
- Phan Gi Nhìn khác về Trung Nguyên và Starbucks (BBC).
- Vụ ông già 73 tuổi có thai và câu chuyện về Coca Cola Việt Nam (GDVN). - Cụ ông 73 tuổi có thai 16 tuần là do lỗi đánh máy ! (TN).
- Haprosimex bán cả nhà máy có trả hết nợ? (TP).
- Nhiều ca sỹ, diễn viên thu nhập cao, nộp thuế thấp (TP).
- Đài Loan: Kinh tế đi xuống, Thủ tướng từ chức (RFI).
- Xuất khẩu Hàn Quốc gặp khó khăn vì đồng yen phá giá (RFI).
- Mỹ: Thất nghiệp tăng, nhưng chính phủ tin rằng kinh tế đang cải thiện (VOA).
-Nhạc sĩ Phạm Duy tài danh và 'điệp khúc' hổ thẹn
Giữa những ngày này, người hâm mộ nhạc Phạm Duy còn đang đắm mình vào những ca khúc nổi tiếng, tài hoa của ông, thì có một "điệp khúc" khác, cứ lặp đi lặp lại, thật đáng hổ thẹn.
Ngày 27/1 mới đây, một thông tin khiến xã hội, những người vốn ái mộ âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy chấn động: Ông đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 93, để trở về miền xa vắng...
Khóc cười theo vận nước nổi trôi...
Hàng trăm bài báo, bài viết trên trang mạng xã hội thương tiếc ông, người nhạc sĩ tài danh, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc VN, cùng với Văn Cao, Trịnh Công Sơn, những tài năng đỉnh cao, đặc sắc và... quyến rũ đặc biệt người hâm mộ.
Một người nghệ sĩ tràn đầy năng lượng sống và sáng tạo. Một đời sống có đủ hỉ, nộ, ái, ố, có đủ tham, sân, si. Nó đem đến cho ông cả sự thi vị, sự phiêu lưu, đem đến cho ông, người nghệ sĩ quá đa tình, phóng túng, cả thú vị lẫn phiền toái, cả sự nổi tiếng và không ít...tai tiếng.
Vậy nhưng có lẽ, ông đã không chịu đựng nổi cái chết của người con trai cả, ca sĩ Duy Quang, vừa mất chưa trọn 49 ngày. Nỗi đau trong con tim người cha- người nhạc sĩ già, đã vỡ... Dù đời ông từng trải qua biết bao kiếp nổi trôi, hạnh ngộ cùng ly biệt.
Sinh ra trong một gia đình con nhà "nòi", cụ thân sinh ông là Phạm Duy Tốn, nhà văn xã hội tiên phong của nền văn học mới đầu thế kỷ XX, tác giả truyện ngắn khá nổi tiếng Sống chết mặc bay. Anh trai ông là Phạm Duy Khiêm, cựu Đại sứ VNCH tại Pháp, cũng là nhà văn, tác giả những cuốnLégendes des terres sereines, Nam et Sylvie, De Hanoi à Lacourtine...(*)
Nhưng cái chất con nhà "nòi" đó, phải đến Phạm Duy, mới đạt tới độ tích tụ và thăng hoa tột đỉnh.
Số phận con người, dù bé nhỏ đến đâu, cũng mang một phần lịch sử (**) Nhạc sĩ Phạm Duy cũng vậy, dù khởi đầu, có lẽ ông chưa ý thức được hết. Khi dấn thân vào con đường ca nhạc, sáng tác bản nhạc đầu tay (phổ nhạc bài thơ Cô hái mơ của Nguyễn Bính), như một hứng khởi bản năng của một người tài trẻ tuổi.
Kiếp cầm ca rong ruổi nay đây mai đó ở một gánh hát, như một thứ định mệnh, cho ông mở tầm mắt về đất nước, nạp cho ông năng lượng sống, cảm thụ tràn đầy, mở mang hiểu biết. Cho ông gặp gỡ những tên tuổi nghệ sĩ lớn, đương thời. Đặc biệt là cho ông gặp gỡ Văn Cao, người bạn thân suốt cả một đời, dù lúc gần gũi, lúc cách xa bởi thời thế và sự chọn lựa, dẫn đến số phận trôi nổi rất khác nhau. Tri kỷ gặp tri kỷ, tri âm gặp tri âm.
Trong cả một cuộc đời gần trọn thế kỷ, có một "quãng tối"-một "quãng lặng" buồn nhất, kéo theo rất nhiều hệ lụy, hẳn khiến ông thao thức những đêm dài. Đó là những tháng năm theo kháng chiến, bồng bột, sôi nổi, đầy chất thị dân và nghệ sĩ, để rồi cuối cùng ông...lạc bước. Hay đó là sự chủ ý chọn lựa? Chỉ ông thấu hiểu mình nhất!
Ông đã phải "trả giá đắt" cho bước chân lạc nhịp, lạc điệu của mình. Dù âm nhạc của ông, là sự tinh tế, điệu nghệ của tâm thức dân ca, kết hợp tài tình, tài hoa với tân nhạc. Là tâm hồn thuần Việt hòa quyện với phong cách hiện đại, tây phương.
Nhạc sĩ Phạm Duy tài danh đã về miền xa vắng. Ảnh: Minh Thăng |
Thế nhưng, ngay cả khi lạc bước, để rồi cuộc đời ông, lúc thăng, lúc giáng, lúc trong, lúc trầm, như những thang âm ngũ cung của xứ sở, ai bảo tâm hồn ông, không luôn hướng về quê hương, không day dứt và thiết tha với nước Việt khổ đau và can trường? Dù xa quê, xa xứ, lúc sang Pháp học âm nhạc, lúc đưa cả gia đình sang Mỹ định cư- hành trình cuộc đời ông luôn chênh vênh, như giữa hai bờ xa cách. Hay đó cũng là sự cô đơn sâu thẳm trong thân phận...
Có lẽ vậy, mà vào chính những năm tháng bị coi là lạc bước, hai tác phẩm đỉnh cao Tình hoài hương, Tình ca ra đời. Hai tác phẩm nhưng đều chỉ nặng một chữ tình, đã làm khắc khoải biết bao con tim người Việt. Trong niềm nhớ, có niềm đau, trong xa cách, lại đầy gần gũi.
Quê hương tôi có con đê dài ngây ngất, lúc tan chợ chiều xa tắp, bóng nâu trên đường bước dồn, lửa bếp nồng, vòm tre non làn khói ấm hương thôn(Tình hoài hương).
Nhưng nhất là Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi, mẹ hiền ru những câu xa vời, à à ơi! tiếng ru muôn đời" (Tình ca).
Trước đó, là nhạc phẩm Gươm tráng sĩ, Chinh phụ ca, Thu chiến trường, Nhớ người ra đi, Tiếng hát sông Lô, Nương chiều...
Và sau này, là Ngày trở về, Người về, Tình nghèo, Thuyền viễn xứ, Viễn du..., nhất là hai trường ca gây tiếng vang: Con đường cái quan và Mẹ Việt Nam. Đặc biệt, là Minh họa Kiều, tác phẩm ông hoài thai nhiều nhất, sáng tác những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, như một cái kết có hậu cho hành trình sáng tạo không mệt mỏi của ông. Minh họa Kiều đã được biểu diễn tại Hà Nội, năm 2009. Và người viết bài cũng có cơ hội được thưởng thức, giữa khán phòng đông nghịt người hâm mộ, im phăng phắc.
Ông quả thực, đã khóc cười theo vận nước nổi trôi - bằng âm nhạc, bằng tài năng lớn của mình.
Hiếm có một nhạc sĩ Việt Nam nào, sở hữu cả một gia tài âm nhạc đồ sộ về số lượng- 1000 ca khúc, lại đa dạng về thể loại như ông: Từ Nhạc kháng chiến, đến Nhạc quê hương, Nhạc tình đôi lứa, Nhạc tâm tư. Từ Trường ca, đến Rong ca, Đạo ca, Thiền ca, Tâm ca, Tâm phẫn ca. Thậm chí cả...Tục ca, Vỉa hè ca, Tị nạn ca...
Một người hâm mộ, am hiểu và mê đắm nhạc ông đã phải viết, cần có cả một khoa nghiên cứu- Phạm Duy học. Điều đó quá đúng. Ông viết nhạc, nhưng lịch sử âm nhạc VN rồi đây sẽ phải viết kỹ lưỡng, đầy đủ về ông. Một tài danh âm nhạc hiếm có, với tất cả cái hay cái dở, cái trong cái đục, của một đời nghệ sĩ lớn, trong một thời đại nhiều giông bão, và cả lắm... nhiễu nhương, rất cần cái nhìn khách quan, khoa học và không định kiến.
Văn hóa, trong đó có âm nhạc không làm ra trực tiếp của cải vật chất cho xã hội, nhưng làm nên hồn cốt một dân tộc. Và nếu nhìn ở góc độ đó, ông- người nhạc sĩ tài danh và đặc sắc của nước Việt, thường chỉ tự nhận là kẻ hát rong của thế kỷ, đã góp phần không nhỏ, làm nên hồn cốt, tâm thức người Việt.
Và cho dù, có ấm nồng miền viễn xứ, thì nước Việt, cuối cùng vẫn là sự chọn lựa của người nhạc sĩ đa tài và đa tình. Những bản nhạc bất hủ của ông, từ lâu đã là sợi nhau nối ông với xứ sở ruột rà, nơi ông có bao yêu thương, cay đắng, có vinh quanh và cả bẽ bàng. Nhưng ông vẫn yêu và xin tạ lỗi. Tạ lỗi với xứ sở, và với những người đàn bà ông gặp trên đường đời...
Còn nhân dân, bao giờ cũng là vị giám khảo công bằng, công tâm với âm nhạc của ông.
Những ngày này, gia đình nghệ sĩ của ông, những người ái mộ ông, ái mộ âm nhạc Phạm Duy đau đớn, thương tiếc tiễn đưa ông. Nhưng biết đâu, ông lại mỉm cười. Vì như ông từng nói: Ca sĩ còn hát nhạc của tôi nghĩa là tôi còn sống. Và cũng vì nơi chín suối, ông được gặp người con trai cả Duy Quang, được gặp người vợ tào khang, yêu dấu và cũng từng bao đau khổ, vì ông?
Đó mới là sự hạnh ngộ vĩnh viễn của kiếp người?
"Điệp khúc" hổ thẹn
Cũng giữa những ngày này, người hâm mộ nhạc Phạm Duy còn đang đắm mình vào những ca khúc nổi tiếng, tài hoa của ông, thì có một "điệp khúc" khác, cứ lặp đi lặp lại, thật đáng hổ thẹn. Đó là "điệp khúc công chức 100 triệu".
Sau gần hai tháng quyết tâm truy tìm, lập đoàn kiểm tra xác minh vụ việc, Hà Nội vẫn không thể tìm ra kẻ...hưởng cái "lộc" này!
Nếu cứ theo lôgic thuần túy, người phát biểu gây sốc cho cả xã hội, là ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm UB Kiểm tra của Thành ủy phải chịu trách nhiệm về "phát ngôn ấn tượng" của mình, có vẻ như không có căn cứ. Thế nhưng lạ thay, xã hội không tin vào kết luận của Sở Nội vụ HN, mà lại tin vào phát biểu của ông Trần Trọng Dực.
Chả lẽ, xã hội chúng ta đang sống ở thời thích nghe "tin đồn" hơn "tin tức"?
Có một phần như vậy, vì tâm lý con người vốn thích những chuyện hiếu kỳ, đồn thổi.
Tuy nhiên, nếu coi tham nhũng thực sự đang là vấn nạn, là quốc nạn, đến mức, vị quan chức đứng đầu Nhà nước phải chua xót thốt lên rằng, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đang viên suy thoái về đạo đức. Rằng, tham nhũng có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ. Thì câu chuyện "chạy công chức 100 triệu" chắc chắn có cơ sở của nó. Bởi người nói, cũng là một quan chức có trách nhiệm, và ông dám chính danh với phát ngôn của mình, trước màn hình, trước hàng triệu khán, thính giả.
Và lật lại nhiều vụ tham nhũng, thất thoát, như Vinakhủng chẳng hạn, người ta thấy có tới 11 lần thanh tra, kiểm tra các loại, mà có phát hiện đượcVinakhủng sai phạm gì đâu? Con voi còn chui qua được lỗ kim nữa là...
Có điều vụ việc chạy công chức 100 triệu này chua xót và đáng hổ thẹn ở chỗ, nó cho thấy "một đời sống không bình thường", một đời sống "đi đêm" tràn lan trong hệ thống guồng máy cán bộ, từ vị trí nhỏ nhất. Nó khiến cho người dân mất lòng tin. Đến mức, trước hiện tượng ai đó thăng quan tiến chức, người ta không chú ý đến năng lực, thực tài của họ, mà chỉ xầm xì, rằng cái ghế này mua hết bao nhiêu...bao nhiêu...
Cả xã hội bỗng dưng thành những nhà tài chính- kế toán bất đắc dĩ.
Nó chua xót và hổ thẹn đến mức, trả lời phỏng vấn báo chí mới đây, ông Dương Trung Quốc, Đại biểu QH cho rằng: Trong sâu xa, nhiều người đã đánh mất một phẩm chất rất lớn của con người nói chung và đặc biệt của những người gánh vác việc công là liêm sỉ. Với họ, nói dối, chối tội là việc rất đơn giản và có cảm giác như... cơm bữa.
Tham nhũng thực sự đang là vấn nạn. Ảnh minh họa |
Còn ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó CN Văn phòng QH có nói rất trúng cái "bệnh thành tích" cố hữu của người quản lý:
Sở dĩ có kết luận rất "hậu" kia là do cơ chế người đứng đầu chịu trách nhiệm. Nếu người đứng đầu mà càng khui ra nhiều tiêu cực thì càng phải chịu trách nhiệm, nên việc thanh tra, kiểm tra để phát hiện tiêu cực chẳng thể đạt hiệu quả cao.
Trả lời phỏng vẫn báo chí, bà Nguyễn Thị Khá, ĐBQH khóa 13 cho rằng,kết quả kiểm tra của Sở Nội vụ HN, đang thử thách lòng tin của nhân dân.
Không chỉ thế đâu, vì lòng tin của dân đã bị thử thách nhiều lần rồi. Mà nói cho cùng, vụ "chạy công chức 100 triệu" đang thách thức chính... cơ chế quản lý xã hội hiện nay!
Thế nên, ĐBQH Dương Trung Quốc có lý khi ông so sánh, đặt hệ thống công chức bên cạnh hệ thống quản lý của những tổ chức tư nhân:
Nếu có cạnh tranh hợp pháp, lành mạnh, các nhóm cạnh tranh sẽ giám sát chặt những người đương quyền, thậm chí tổ chức điều tra một cách hữu hiệu. Các vụ tham nhũng, lộng quyền bị phanh phui và đưa ra trước công luận, thậm chí trước tòa án.
...Đấy là cách giám sát, chống tham nhũng hữu hiệu nhất. Những cách khác cũng có thể có tác dụng, nhưng không có cạnh tranh hợp pháp và lành mạnh, báo giới không được thật sự tự do, thì việc hô hào chống tham nhũng, lạm quyền khó có kết quả thật sự.
Chợt nhớ tới nhà văn Phạm Duy Tốn, thân phụ nhạc sĩ Phạm Duy, tác giả cuốn truyện nổi tiếng Sống chết mặc bay. Từ cuốn truyện này, cụm từ Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi đã trở thành một...thành ngữ, đi vào đời sống dân gian.
Gần một thế kỷ đã qua, nhưng câu chuyện quá khứ thời phong kiến, lại đang là câu chuyện nóng hổi của thời hiện đại.
Khiến cho người Việt lại tiếp tục khóc cười theo vận nước nổi trôi...
Kỳ Duyên
-------
Tham khảo:
(*) http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_Duy
(**) http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/moi-hay-vat-doi-sao-doi
http://laodong.com.vn/Lao-dong-cuoi-tuan/Khong-co-chuyen-chay-cong-chuc-100-trieu/100494.bld
http://dantri.com.vn/xa-hoi/ong-duong-trung-quoc-voi-ho-noi-doi-choi-toi-nhu-com-bua-689641.htm
Áo dài trên phố Sài Gòn nửa thế kỷ trước-Phóng viên ảnh của tạp chí Mỹ ghi lại được những hình ảnh đẹp của phụ nữ Việt Nam với tà áo dài thướt tha trên đường phố Sài Gòn những năm 1960.> Ảnh gây chấn động về cuộc chiến ở Việt Nam
Phóng viên của tạp chí LIFE chụp bộ ảnh phụ nữ Việt và tà áo dài trên đường phố Sài Gòn năm 1961. |
Áo dài và nón lá gắn liền với phụ nữ Việt Nam trong những hoạt động thường ngày của cuộc sống. |
Áo dài là loại trang phục truyền thống của Việt Nam, dành cho cả nam lẫn nữ. Thời hiện đại, áo dài thường dùng cho phụ nữ và nhắc đến phụ nữ Việt Nam thì không thể không nhắc đến áo dài. |
Chiếc áo dài được thiết kế ôm khít từng đường cong của thân hình người phụ nữ, tạo nên tính thẩm mỹ mà vẫn rất kín đáo. |
Cô gái xinh đẹp trong chiếc áo dài cổ cao truyền thống. |
Chất liệu may áo dài thường nhẹ, được ưa chuộng nhất là lụa tơ tằm. Màu sắc thì phong phú, từ đơn sắc đến rực rỡ hoa văn. |
Các cô gái chụp ảnh trong vườn hoa với trang phục đẹp mắt. |
Tà áo dài của các cô gái nhẹ bay trong gió. |
Hình ảnh phụ nữ Việt Nam với chiếc áo dài truyền thống đã được nhiều nhà nghệ sĩ ghi lại, nổi bật nhất là trong nhạc và thơ. |
Hình ảnh quen thuộc một thời trên đường phố Sài Gòn. |
Ngoài kiểu áo dài truyền thống như trong ảnh, thời kỳ này cũng bắt đầu thịnh hành kiểu áo dài cách tân với cổ thuyền, được cho là phù hợp với khí hậu nóng bức của miền nam. |
Các thiếu nữ Sài Gòn dạo bước trên phố, những ngày cách đây hơn 50 năm. |
Vũ Hà (Ảnh: LIFE)
Sài Gòn thật là bình yên của những năm tháng xa xưa.
Sài gòn đẹp lắm sài gòn ơi... nay còn đâu
Sài Gòn cách đây nửa thế kỷ mà sao nhìn thấy văn minh , lịch sự , sạch sẽ nhỉ ko hổ danh là con rồng , còn bây giờ ....!!!
Bao giờ cho đến ngày xưa.
Nhìn cảnh Sài Gòn xưa có khi đẹp hơn bây giờ đuờng phố vỉa hè tươm tất sạch đẹp hơn bây giờ....! Con ngưòi thì có khi văn hoá,văn minh hơn hiện tại....!
quá đẹp ! Sài gòn Hòn Ngọc Viễn Đông !
Thật tuyệt . Phụ nữ thời kì này sao đẹp thế.
Đẹp quá!
Đẹp!
thật đẹp quá!
Thể hiện sự văn minh và qui củ cách đây 50 năm. Đây là điều khác biệt lôi kéo thế giới. Phải chăng chúng ta đang tụt hậu so với 50 năm trước?
Đẹp và thanh bình quá! Bây giờ biết tìm đâu ra chốn bình yên thanh lịch như vậy nhỉ.