Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Cái nạn mừng tuổi

-Cái nạn mừng tuổi VƯƠNG-TRÍ-NHÀN             
  Câu chuyện mồng một đi chúc tết nhau
 dưới con mắt nhà văn Nguyễn Công Hoan
        Ngòi bút nhà văn này vốn nhạy cảm với những gì là phi tự nhiên, éo le, kỳ cục. Trong những sáng tác viết về tết, thói quen ấy vẫn được ông khai thác triệt để.
      Sở dĩ một thiên truyện nhưNgười ngựa và ngựa người để lại trong bạn đọc cái dư vị chua xót là do nó đã nêu lên một nghịch cảnh mà trong những khi bận rộn tết nhất, người ta ít để ý: ấy là giữa lúc thiên hạ náo nức vui tết với gia đình, có những kẻ vẫn phải lang thang kiếm sống.
      Và tình thế lại càng thê thảm hơn, khi xảy ra cảnh đò nát đụng nhau, tức là trong cơn tuyệt vọng, hai kẻ khốn khổ đó (ở đây là một phu xe ế hàng và một gái nhà thổ không bói ra khách) còn lừa lọc nhau, rút cục là người nọ làm khổ người kia, và đứng ngoài nhìn, chúng ta chỉ có cách cười ra nước mắt.
    Trong một truyện ngắn mang tên Năm mới tôi mừng ông (in trong một tập sách tết ở một nhà xuất bản tư nhân  1943) Nguyễn Công Hoan lại trình ra một cảnh trớ trêu khác. Lần này, ông lấy một chuyện chính ông đã trải để kể với bạn đọc.

Làm khổ nhau một cách vô ý thức
    Ấy là một lần, đúng mồng một tết, ông tới thăm nhà một đồng nghiệp dạy học tên là Định. Người này với ông không thật thân nên không mấy khi ông đến chơi.
    Mà ông lại không nhớ số nhà, chỉ ang áng quãng ấy quãng ấy.
    Vào cửa, ông được con sen trong nhà tưởng là khách quen nên mời ngay lên gác để gặp chủ và trong khi đang lên cầu thang, ông được chủ mời làm một chân tổ tôm.
   Nghe tiếng, đã hơi ngờ ngợ, đến lúc chủ nhà ngẩng mặt lên, mới biết đã vào nhầm nhà, đành xin lỗi quay ra.
   Lúc ông xuống thang còn nghe chủ nhà mắng đầy tớ:
   - Con ranh con, cửa cứ mở toang, ông Hoan đấy chứ, giá là kẻ gian thì có chết không?
    Đến nước này, tự nhiên tác giả cảm thấy bẽ bàng vô hạn: “Như bị một phát đạn nữa, tôi vội vàng trút trả miếng trầu và điếu thuốc lá, cút thẳng một mạch”. 
    Kể ra đây cũng là một tình thế trớ trêu, mà người ta ai cũng có thể gặp, nhất là những khi sơ ý.
    Có điều, đằng sau câu chuyện mua vui, cái dụng ý của Nguyễn Công Hoan trong thiên truyện này ở ở chỗ khác.   
    Mặc dù là một người ghét lý luận, lại càng ghét sự dông dài trong khi thuật truyện, song trước khi kể lại cái “kỷ niệm để đời” nói trên, Nguyễn Công Hoan vẫn để ra một đoạn dài gọi là trữ tình ngoài:
   Tối ba mươi tết năm ấy, tôi cố xong tất cả các công việc để đến hôm sau, chịu cái tai nạn nó làm mất cả ngày: nạn tiếp bạn đến mừng tuổi và nạn mừng tuổi bạn. 
  
 Sự dối trá đã thành nếp
   Gọi việc đi mừng tuổi nhau hôm mùng một đầu năm là một cái nạn – đấy là chỗ bạo của nhà văn.
     Nguyễn Công Hoan dẫn giải:
     Còn gì khổ cho bằng phải tiếp những người hoặc đi đến nhà những người quanh năm chẳng gặp nhau lần nào, trừ tết nguyên đán.
    Chuyện đã chẳng có gì để nói, mà cứ phải cười gượng, nịnh nhau sằng, rồi mắt trước mắt sau chỉ muốn chuồn cho mau đến nhà khác để cũng làm cái công việc nhạt nhẽo ấy.
     Vẫn theo Nguyễn Công Hoan, còn gì dơ dáng cho bằng mình vừa ở nhà một ông bạn chẳng thân gì, đã không có chuyện để nói, mà độ nửa giờ sau, ông bạn ấy đã lại nghễu nghện đến nhà mình cũng chẳng để nói một chuyện gì hơn là để mình khỏi trách là xử quỵt.
    Cho nên, ngày mồng một tết, ở nhà nhưng nói dối là đi vắng, tức là đã làm một việc nghĩa rất to tát.
     Nhiều ông chỉ cần dò xem mình không có nhà lúc nào là đến tót ngay, để quẳng lại trên bàn tấm danh thiếp rồi đi cho mau, để lại quẳng vào cái nhà khác ấy tấm danh thiếp. Đến nhà người ta mừng tuổi mà được chủ đi vắng, nhiều người cho là một sự may.
    Vậy mà lối giao thiệp giả dối này lại rất cần cho những chỗ bè bạn sơ sơ. Vì quanh năm chẳng đến nhà nhau, hôm mồng một tết cũng chẳng đoái hoài đến nhau nốt, ấy là tình bằng hữu đi đứt.

Không chân thành sẽ làm hỏng nghi lễ
    Không chỉ các nhà nghiên cứu mà trước tiên, bản thân Nguyễn Công Hoan đã chú ý tới một nét tiểu sử nó quy định tính cách con người ông. Ấy là ông xuất thân từ một gia đình phong kiến có nền nếp, thứ phong kiến thanh đạm, biết giữ đạo trung dung, và thường có một chút bảo thủ trong cách nhìn nhận sự đời.
    Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh khái quát : “Nếu có quan hệ đối lập giữa nam và nữ thì ông đứng về phía nam. Giữa bố mẹ và con cái thì ông đứng về phía bố mẹ. Giữa vợ cả và vợ lẽ thì đứng về phía vợ cả”. 
    Thế thì giải thích làm sao cái trường hợp phá cách nói trên, nghĩa là thái độ ngán ngầm ra mặt của ông với một nghi lễ thiêng liêng và phổ biến trong ngày tết?
     Ở đây, chúng ta phải đối chiếu giữa nghi thức và cái cách người ta thường tiến hành nó để cùng nhận chân ra một sự thực:
  -- Nghi thức ra đời và tồn tại là để bảo đảm tính chất trang nghiêm của một buổi lễ.
  --Trong những quy định đôi khi rườm rà, cổ nhân cốt lưu ý con cháu rằng đây không phải là một chuyện thông thường mà là một dịp đặc biệt.
    Các nhà nghiên cứu về Nho giáo thường nói lễ là để bày tỏ cái thành ý, kính ý.   
  Trong cuốn sách viết về Khổng Tử mới in những năm  sau 1980, từ con mắt nhìn của con người hiện đại, Nguyễn Hiến Lê cũng nhấn mạnh “các nghi thức mà ngày nay chúng ta cho là phiền phức chính là có mục đích phát dương những tình cảm đôn hậu của ta”.

   Lấy trắng trợn đê đối lại dối trá
  Tuy nhiên, là một sản phẩm của lịch sử, nghi thức cũng không tránh khỏi một tình trạng mà ngày nay, ta gọi là sự tha hoá, tức là hình thức không đi kèm với nội dung, và ở một số người trong một số trường hợp, sự cảm động thiêng liêng càng ít thì nghi thức càng trở nên cầu kỳ rắc rối.
    Nghi thức trong những ngày tết cũng không tránh khỏi sự biến dạng đó.
    Sự thực này không lọt khỏi con mắt quan sát tinh quái của Nguyễn Công Hoan. Trong ông không chỉ có con người trọng lễ giáo mà còn có con người thực sự cầu thị, chán ghét mọi chuyện phi tự nhiên, giả dối, cho nên ông đã lên tiếng.
    Mà khi đã nói, thì ông nói hơi trắng trợn, đến mức như là bất chấp tất cả.
    Về phần mình, với tư cách con người thế kỷ XXI, giờ đây đọc lại thiên truyện, chúng tôi cho rằng một mặt nghi thức rất cần, bao giờ cũng cần, mặt khác, những gì quá ư cầu kỳ mà lại vô bổ nên được xem xét lại.
     Và nhất là trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không nên tiến hành nghi thức một cách giả tạo.    
    Với lối nói có phần cực đoan của mình trong thiên truyện nói trên, Nguyễn Công Hoan còn kể là ông chia bạn bè ra làm bốn loại:
  +Hạng nhất là các bạn quen xoàng hoặc hay giận.
  + Hạng nhì là các bạn quen xoàng nhưng đại lượng. 
  +Hạng ba là các bạn thân vừa 
  +Hạng bét là các bạn thân.
   Và mỗi năm ngày mùng một tết ông cư xử như sau:
    ” Tôi chỉ cần đi chúc tết các bạn hạng nhất, còn từ hạng nhì trở đi, không tết năm nào tôi xử lại sòng phẳng”.
     Chúng tôi chép đoạn văn này ra đây, không phải để... khuyên bạn đọc làm theo, mà là để bạn đọc tham khảo và tìm ra cách đi chúc tết tốt nhất và phù hợp nhất với bản thân.


Trao con dao sắc cho trẻ VƯƠNG-TRÍ-NHÀN 


Chuyện lì xì ngày tết
 Nếu trong xã hội tiểu nông bước vào thời kỳ thoái hóa, sự mừng tuổi ngày xưa nhiều khi là một thứ ăn miếng trả miếng kèm theo giả dối thì ngày nay trong hoàn cảnh chủ nghĩa tư bản hoang dại đang hình thành việc mừng tuổi lại được sử dụng như  một công cụ để người ta chào hàng nhau mặc cả nhau. Và thật dã man là trẻ con cũng bị huy động vào mục đích vụ lợi này

    Nỗi khổ của những ngày Tết là chủ đề mà cánh già ngoài bãi sông Hồng chúng tôi mấy ngày qua hay bàn. Chủ đề sáng nay lái sang câu chuyện về việc người lớn lì xì, hay nói theo lối đồng bằng Bắc bộ, gọi là mừng tuổi bọn trẻ.
     Anh A mào đầu kể, mấy ngày tết đi chúc tết đã mệt nhoài, tối nào về cũng có một việc phải làm là quản tiền mừng tuổi mà đứa con trai anh đã nhận hôm ấy. Rồi ra, đây cũng là việc mà tết xong anh phải lo tổng kết và lên kế hoạch  đối phó với nó khá tỉ mỉ.
     -- Sao lại căng thẳng đến thế ?-- tôi hỏi lại.
     -- Trẻ con giờ khôn lắm, nó biết đấy là dịp trời cho, tiền kia là tiền của nó, mình không thể muối mặt đòi lại nó được. Sẽ được tùy nghi tùy tiện, muốn làm gì thì làm. Được phiêu lưu trong hư hỏng… Thật chẳng khác gì người ta -- không cần biết con mình còn vụng về thế nào -- đưa cho con mình con dao sắc, bố mẹ có gỡ mãi cũng không nổi.
     Chỉ còn có cách an ủi là nghĩ rằng trước đó mình cũng đã tham gia vào việc trao con dao sắc cho con người khác nghịch chơi. Trách ai được nữa.
      Anh B kể về một nỗi khó xử khác:
      -- Có lần đến một nhà quen, đôi bên mừng tuổi con cái. Tôi cứ theo thói quen đưa cái bao sắp sẵn hai mươi ngàn, nghĩ là lì xì trẻ lấy lệ. Nhưng về hỏi con mới biết hôm ấy con tôi được anh bạn lì xì một trăm ngàn. Tự nhiên cảm thấy như mắc một món nợ. Vợ tôi thì bảo thôi rút kinh nghiệm sang năm phải tìm hiểu trước, xem bạn bè mình năm vừa qua làm ăn thế nào sẽ lì xì cho con mình bao nhiêu để mà ra đòn tương tự, chứ không lại mang tiếng là bủn xỉn.
     Anh C tiếp tục trở lại khía cạnh tiền làm hư trẻ:
     -- Chưa nói chuyện tiêu vung cả lên sau, --  ngay lúc nhận tiền, ở đứa trẻ lập tức hình thành một thái độ. Hễ ai cho nhiều tiền thì đó là người tử tế đàng hoàng, ngược lại thì đó là người kém cỏi nếu không muốn nói là tồi tàn, bất lịch sự, không biết cách cư xử. Đồng tiền mừng tuổi trở thành yếu tố quyết định trong việc đánh giá con người của chúng, đã đáng sợ chưa? Phần lớn trẻ hiện nay cư xử như tôi vừa kể.  Nội cái việc cỏn con này, đã chứng tỏ chúng ta vụng về  và vô nguyên tắc vô trách nhiệm thế nào trong việc  đối xử với cái thế hệ tương lai mà lúc nào ta cũng lo lắng.

       Lúc nào đó, phải nghiên cứu lai lịch cái chuyện lì xì này, xưa thế nào và nay ra sao.
       Có một điều chắc nhiều phong tục VN bắt nguồn từ Trung quốc.
      Trong cuốn Cội nguồn văn hóa Trung Hoa, tôi đọc thấy người ta viết rằng “ sau bữa cơm đêm giao thừa, người bề trên mừng tuổi cho đám hậu sinh….Cũng có khi vào buổi sáng mồng một Tết, khi trẻ em đến chào hỏi người trên, thì cũng được mừng tuổi tặng tiền”... Có người dùng tiền mừng tuổi đặt trong bao đặt dưới gối con trẻ để xua đuổi tà ma…”.  
     Còn ở VN, ngay trong những câu chuyện kể về Tết ngày xưa, chuyện này cũng chỉ được nhắc qua loa.
     Việt Nam phong tục của  Phan Kế Bính giới hạn mừng tuổi trong phạm vi gia đình.  
      Nếp cũ làng xóm Việt Nam của Toan Ánh cho biết “ con cháu chúc tết các cụ xong, các cụ cũng chúc tết lại  […] Và các cụ cũng mở hàng lại cho con cháu một món tiền gọi là tiền mừng tuổi, người giàu mừng tuổi nhiều, người nghèo cũng mừng tuổi tượng trưng một vài đồng[ …] miễn sao để con cháu gặp được may mắn tốt đẹp “.
    Phong tuc làng xóm Việt Nam của Nhất Thanh—Vũ Văn Khiếu ghi: trong quan hệ với họ hàng bạn hữu, mừng tuổi cũng gọi là mở hàng, nhiều ít tùy cảnh, và ngầm nói rằng việc khách mừng tuổi cho con chủ nhà chỉ là việc tiện thì làm không thì thôi, không ai đánh giá nhau qua việc đó cả. 
    Đối chiếu lại như thế, thì thấy mừng tuổi với con người gọi là thời kinh tế thị trường hôm nay đã biến thành một tệ nạn.
    Sau chiến tranh, nhiều phương diện đời sống ở ta có thiên hướng trở lại với cái thời tiền hiện đại.
     Nhân danh tiếp nối truyền thống, người ta thả mình vào vòng tay của mê tín dị đoan, đằng sau đó không gì khác chính là nỗi lo lắng thường trực cho tương lai và liều lĩnh làm tất cả để mưu sinh.    
       Mối quan hệ giữa người với người không tìm được những chuẩn mực hợp lý.
      Để sang một bên việc mừng tuổi đối tượng làm ăn để ra giá, để mặc cả, để hối lộ, và mừng tuổi người lạ để khoe của ngạo đời, --  hãy nói mối quan hệ hàng ngày giữa những người công nhân viên chức lao động bình thường. Việc mừng tuổi tràn lan vô tội vạ hiện nay chính là một bằng chứng của việc con người không đủ sức kiểm soát nổi các hành động của chính mình. Ta tưởng ta làm việc tử tế với người khác. Hóa ra ta đẩy đối tượng của mình vào một tình thế hết sức khó xử. Ta muốn tỏ ra yêu thương con bạn nhưng làm thế là nối giáo cho giặc, đánh thức cái phần hư hỏng trong đứa trẻ. Làm một việc dễ dẫn đến hiệu quả tai hại – trong nhiều trường hợp phải gọi là một việc xấu -- mà lại cứ đinh ninh là làm việc tốt và vênh vang tự hào vì điều đó.



"Không nên bỏ hoặc gộp Tết ta vào Tết tây"
- Giáo sư Lê Văn Lan: Bỏ Tết cổ truyền sao có lì xì (VTC).

- Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hoá văn học VN (Vương Trí Nhàn): - Lời dẫn (PBVH) - Tìm nghĩa khái niệm hiện đại - Quá trình du nhập của một thể tài - Những bước đột phá thường bị lãng quên - Nơi gặp gỡ của báo chí và văn học - Nguyễn Công Hoan và thể tiểu thuyết - Ngô Tất Tố và một cách thích ứng trước thời cuộc - Thạch Lam: Cốt cách một trí thức mới - Thạch Lam: Tìm vào nội tâm, tìm vào cảm giác - Nguyễn Tuân như một con người thời đại - Nguyễn Tuân: tên tuổi còn mãi với thể tuỳ bút - Vũ Trọng Phụng và một lớp người thành thị, một nền văn chương đô thị - Vũ Trọng Phụng: cái nhìn bảo thủ ở một ngòi bút ghi chép lịch sử - Lê Văn Trương, một kiểu tồn tại trong văn học - Những biến hoá của chất nghịch dị trong truyện ngắn Nam Cao - Một bước khai phá của Vũ Bằng trong việc xử lý ngôn ngữ văn xuôi - Dương Quảng Hàm và bước đầu hình thành của một nền học thuật - Khuôn mặt tinh thần của một trí thức: trường hợp Đinh Gia Trinh - Phụ lục : Chung quanh câu chuyện đổi mới nhận thức lịch sử (PBVH) .
- Nhà thơ Tô Nhuần tạ thếNhà thơ Duy Phi tạ thế (Trần Nhương).
- “Không thành nhà văn sẽ là nhà văn hóa” (LĐ). - Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam: Không dễ “tâm phục khẩu phục” (LĐ).

- Sôi động hàng vàng mã trước ngày ông Công, ông Táo (PLVN).
- Dân chưa hài lòng việc Sonadezi trả tiền (TT). - Công ty Sonadezi Long Thành: Thất tín với nông dân (LĐ).

- Kiểm tra VSATTP: Rầm rộ ra quân, nhưng nơi cần lại không đến! (PNTĐ). - Hà Nội thèm gà sạch, Yên Thế trúng đậm (VEF).- 95% mẫu gà thải loại nhập lậu nhiễm dư lượng kháng sinh độc hại (TN). - Bắt hàng nghìn lít mắm làm từ hóa chất (KP).

Khi nào người dân yên tâm về tình hình tội phạm Bộ Công an mới ...
Dân Trí
(Dân trí) - Đó là khẳng định của Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an. Thứ trưởng Bộ Công an làm việc với Công an TP.HCM. Chiều 1/2, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Qúy Ngọ đã có đợt kiểm tra công tác đảm bảo ...
Bộ CA sẽ rút quân chống cướp khi dân an tâmTin tức 24h
Kiểm tra an ninh trật tự dịp Tết tại TP Hồ Chí MinhVietnam Plus
Hợp tác có chiều sâuAn ninh thủ đô
-

(TNO) Đến khoảng 8 giờ 30 phút sáng nay 1.2, hàng chục người dân vẫn còn tập trung trước UBND xã Long Thành Trung, H.Hòa Thành (Tây Ninh) để vây chủ hụi Nguyễn Văn Thanh vì sợ ông này lại bỏ trốn lần nữa.

Sáng cùng ngày, ông Phạm Văn Búp, Chủ tịch UBND xã Long Thành Trung cũng xác nhận có chuyện người dân kéo đến bên ngoài UBND xã “canh” chủ hụi từ tối qua 31.1.
Trước đó, vợ chồng ông Nguyễn Văn Thanh (55 tuổi) và bà Mang Thị Huôi (52 tuổi, cùng ngụ ấp Long Thành, xã Long Thành Trung), chủ hụi, bị hàng trăm người dân (người chơi hụi - PV) tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ và bỏ trốn khỏi địa phương từ ngày 21.11.2012.
Khi phát hiện vợ chồng ông Thanh không còn ở địa phương, biết là đường dây hụi bị vỡ, hàng trăm người dân đã làm đơn tố cáo lên Công an và TAND H.Hòa Thành (Tây Ninh) nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý.
Người dân vây chủ hụi ở UBND xã 2
Bà Nguyễn Thị Hoa (ngụ ấp Long Chí, xã Long Thành Trung) cầm xấp đơn của hơn 40 người là nạn nhân của vợ chồng Thanh - Huôi - 
Ảnh: Giang Phương
Theo những người này, tối 31.1, phát hiện ông Thanh trở về nhà riêng ở ấp Long Chí nên hàng trăm người đã ùn ùn kéo đến nhà đòi nợ.
Ông Thanh sau đó được công an xã Long Thành Trung đưa về trụ sở công an nên người dân cũng kéo đến “canh” bên phía ngoài UBND xã vì sợ ông này lại bỏ trốn.
“Chúng tôi chỉ muốn biết chắc rằng ông Thanh không được trốn khỏi địa phương lần nữa thôi, chúng tôi quá khổ sở rồi”, ông Nguyễn Văn Tước (58 tuổi, ngụ ấp Năm Trại, xã Trường Đông, H.Hòa Thành, Tây Ninh) bức xúc.
Đến khoảng 9 giờ sáng cùng ngày, khi công an đưa ông Thanh ra khỏi UBND xã thì người dân mới tự giải tán.
Theo Công an xã Long Thành Trung, trước đó, công an xã đã tiếp nhận và hướng dẫn cho hơn 50 người là nạn nhân trong vụ vỡ hụi của vợ chồng ông Thanh với số tiền lên đến hơn 2 tỉ đồng, gửi đơn lên công an cấp huyện thụ lý.
Theo tìm hiểu của Thanh Niên Online, trong đường dây hụi này, trung bình, mỗi người chơi hụi tố bị vợ chồng ông Thanh lừa đảo giật từ vài chục triệu đến gần 1 tỉ đồng.
Tin, ảnhGiang Phương



VTV lên tiếng vụ Táo Quân 2013-Trước luồng thông tin cho rằng ê kíp thực hiện Táo Quân 2013 bán vé thu lợi nhuận trong các buổi ghi hình vừa qua người phát ngôn Đài THVN - ông Nguyễn Hà Nam khẳng định với VietNamNet không có chuyện đó.


Hát nhép, Bùi Anh Tuấn đổ lỗi cho người quản lý
Đình chỉ phát hành đĩa Táo quân 2013
Tôi muốn kể chuyện này ngay đêm nay
Tiểu thuyết trần trụi về âm mưu và thủ đoạn
Cựu đệ nhất phu nhân Pháp ra album


Theo một nguồn tin riêng của VietNamNet, trước ba buổi ghi hình Táo Quân vào ngày 25, 26, 27/1, một công ty tổ chức biểu diễn có nhã ý muốn xin ê kíp thực hiện công diễn thêm một buổi nữa vào ngày 28/1 hoặc bớt một số vé cố định trong 3 buổi ghi hình trên để số tiền thu được từ việc bán vé sẽ được trả cho các nghệ sĩ biểu diễn và ê kíp thực hiện vì họ bỏ nhiều công sức ngày đêm tập luyện và biểu diễn trong vòng gần 2 tháng trời.

Tuy nhiên, ý kiến này đã không được lãnh đạo Đài phê duyệt. Và trước luồng thông tin có bán vé được một số tờ báo đặt nghi vấn mấy ngày qua theo khẳng định của ông Nguyễn Hà Nam - người phát ngôn Đài THVN sáng 1/2 với VietNamNet hoàn toàn không có chuyện đó.

Cũng liên quan đến sự việc Cục NTBD có công văn yêu cầu Đài THVN phải giải trình về việc Táo Quân 2013 ghi hình trong 3 ngày 25, 26, 27/1 nhưng không qua thẩm định và cấp phép, ông Nguyễn Hà Nam khẳng định với VietNamNet rằng đến chiều tối 31/1 phía Đài vẫn chưa nhận được công văn của Cục.

Liên lạc với đạo diễn Đỗ Thanh Hải sáng 1/2 cũng nhận được cùng chung câu trả lời là phía Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC) cũng chưa nhận được bất cứ một công văn nào của Cục NTBD về việc yêu cầu giải trình chương trình Táo Quân 2013 như báo chí đã đưa.

"Chúng tôi chưa nhận được công văn nên bây giờ chưa thể có câu trả lời cụ thể với báo chí được. Khi nào Đài THVN nhận được sẽ chuyển cho VFC xử lý sự việc vì đây là đơn vị tổ chức và sản xuất chương trình Táo Quân 2013" - ông Nguyễn Hà Nam cho biết. Còn phía Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết công văn này đã được gửi đi từ ngày 30/1. Như vậy, theo như thông tin các bên cung cấp, đã 2 ngày nhưng một công văn được chuyển trong nội thành Hà Nội vẫn chưa tới được nơi cần đến

Thông tin mới phía Cục NTBD tạm dừng cấp phép phát hành đối với băng đĩa ghi hình Táo Quân 2013 liệu có ảnh hưởng gì tới việc quảng cáo của Đài THVN?, về vấn đề này, ông Nguyễn Hà Nam khẳng định: Chương trình phát sóng Táo Quân 2013 đêm 30 Tết là thuộc thẩm quyền của Đài THVN.

Còn việc phát hành đĩa Táo Quân 2013 thì khi nào được cấp phép mới phát hành. Theo đó việc quảng cáo cũng khác nhau. Cũng theo ông Hà Nam, việc ghi hình các chương trình Táo Quân thường kéo dài nhiều tiếng đồng hồ nhưng khi chương trình phát sóng thì nội dung thường được biên tập, cắt gọt đi khá nhiều.- VTV lên tiếng vụ Táo Quân 2013


- VTV lên tiếng vụ Táo Quân 2013 (VNN). - “Gặp nhau cuối năm 2013”: Nóng rực chuyện xã hội, lướt êm scandal văn hóa (PNTĐ). - “Bắc Đẩu” Công Lý ngạc nhiên trước thông tin Táo quân bị giải trình (DT). - Táo quân 2013 ‘lệch chuẩn’, trái thuần phong mỹ tục? (TP). - Tranh luận trái chiều xung quanh ‘Táo quân 2013’ (VNE). - Trung Quốc phạt kênh phát thanh vì quảng cáo dung tục (NLĐ).
- Kết luận của HĐNT sẽ là căn cứ để xử lý sai phạm trong nghệ thuật biểu diễn (TQ).- Tổng Giám đốc VTV phải kiểm soát Táo quân đêm 30 Tết (DV). - Cá chép đỏ trước giờ tiễn Táo quân (VNE).


Táo quân bị 'tuýt còi': VTV coi thường luật pháp?
VTC
(VTC News) - Theo Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, đơn vị tổ chức Táo quân đã tự ý diễn 3 đêm liền dù không được Cục này duyệt hay cấp phép. Việc làm này là hoàn toàn trái luật. » Phản cảm, Táo Quân 2013 bị 'tuýt còi' · » Clip: Táo quân 2013 bon ...
“Táo quân 2013” sẽ không được phép biểu diễn?Lao động
Chương trình Táo quân vẫn chưa được cấp phépThanh Niên
Tạm dừng cấp phép, đĩa Táo quân 2013 vẫn được bán từ 6/2?Đài Tiếng Nói Việt Nam

-- “Táo quân 2013” phải giải trình (HNM). - Phản cảm, Táo Quân 2013 bị ‘tuýt còi’ (VTC). - Táo quân 2013 nhiều từ ‘nóng’, Cục Nghệ thuật Biểu diễn ‘tuýt còi’ (DV).

Dừng Táo quân 2013: Hệ quả của truyền thông bán đĩa
(ĐVO) - Chương trình được rất nhiều người mong đợi vào mỗi dịp cuối năm, thế nhưng năm nay sau những nỗ lực truyền thông dày đặc, chương trình Táo quân đã bị dừng lưu hành đĩa vì phản cảm khi nói về chuyện phản cảm.


- Đêm diễn “Táo quân 2013″ có giấy phép? (TTVH).

Tổng số lượt xem trang