Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

CAMSA: 40 tiếng để giải cứu cô gái Việt - Câu chuyện làng Lòi ...

-- Malaysia: Giải cứu 23 thiếu nữ Việt trong quán karaoke (TP).TPO- Cảnh sát Malaysia vừa đột kích vào một quán karaoke ở Thủ đô Kuala Lumpur và giải cứu 23 phụ nữ Việt Nam.
Những phụ nữ này được cho là nạn nhân của nạn buôn người. Khi đội cảnh sát gồm 20 người ập đến, có khoảng 40 khách hàng trong quán karaoke.
Đơn vị Chống buôn người Bukit Aman (ATIP) do Phó giám đốc công an Nor Omar Sappi đứng đầu, đã đột kích vào một quán karaoke 2 tấng nằm ở Menara PGRM, thuộc Cheras vào lúc 1h sáng thứ bảy, 23-2.

Ông cho biết, những phụ nữ này trong độ tuổi từ 19 đến 35 vào Malaysia bằng giấy phép du lịch nhưng hành động này vi phạm Luật Xuất nhập cảnh vì họ đã lạm dụng giấy phép để làm việc ở Malaysia.
“Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng những phụ nữ này là nạn nhân của của một tổ chức buôn bán người. Tổ chức này dụ dỗ phụ nữ tìm việc làm ở Malaysia nhưng lại đưa họ đến Klang Valley để mại dâm”, ông Sappi cho biết.
Phan Yến
Theo ThestarMalaysia: Giải cứu 23 phụ nữ Việt trong "động" karaoke(NLĐO) - Cảnh sát Malaysia đã đột kích một quán karaoke và giải cứu 23 phụ nữ Việt Nam được cho là nạn nhân của các đường dây buôn người. Vào lúc 1 giờ ngày 23-2, đội cảnh sát chống buôn người Bukit Aman đã đột kích trung tâm karaoke 2 tầng ở ...
Malaysia: Cảnh sát đột kích quán karaoke, giải cứu 23 phụ nữ ViệtDân Trí
Malaysia: Cứu 23 thiếu nữ Việt ở quán karaokeTin tức 24h- Tai nạn lao động, hai người Việt tại Hàn Quốc tử vong (TN).

CAMSA: Cuộc huy động liên quốc gia 

Đầu tháng 2, CAMSA đã huy động hệ thống liên lạc và phối hợp liên quốc gia để giải cứu một cô gái Việt quê ở Sóc Trăng bị lường gạt và bán vào đường dây mãi dâm ở một vùng thật xa xôi, hẻo lánh ở Mã Lai.
Kuching thuộc Đông Mã Lai Á

H.T. người Sóc Trăng, sanh trong gia đình nông dân, khá chật vật nhưng được cha mẹ cho lên Saigon học hết lớp 12, sửa soạn thi vào cao đẳng. H.T. đã kết hôn nhưng không được cha mẹ tác thành. Triệu Vĩnh Chính lân la làm quen H.T., khoe là anh ta có nhiều mối quen ở Mã Lai, sẽ giúp em qua làm việc trong  một quán bar đàng hoàng, lương cao. Không được chồng ưng thuận nhưng H.T. vẫn liều ra đi, mong kiếm tiền phụ cha mẹ nuôi đứa em trai ăn học. Ra đi ngày 20 tháng 1, tối đến Kuching, Malaysia. Sáng hôm sau H.T. được dẫn đến một nơi gần khách sạn Zotel, trên lầu 3 một căn nhà trong dãy phố đối diện khách sạn. Đến lúc nầy H.T. mới phát hiện là Triệu Vĩnh Chính đã bán em cho chủ chứa và nhận tiền ngay trước mặt em. Quá phn uất, em đã hô hoán lên là tại sao hứa đi làm bán bar mà bây giờ bán cho chủ chứa. Tên Triệu Vĩnh Chính khi ấy hiện rõ kẻ mặt người dạ thú, hắn thẳng tay tát em tới tấp rồi bỏ đi mất dạng.
Thông tin về Triệu Vĩnh Chinh: nhà ở số 255/1 Đường Hậu Giang Q 6 TPHCM, Viet Nam, tel: 01257193558
Ngay ngày hôm đó, em đã bị dọa nạt, đánh đập buộc phải bán dâm mỗi ngày, suốt từ 9 giờ tối mãi tới sáng. Em tìm cách điện thoại về cho chồng để tìm cách cứu em.
Sau đây là diễn tiến của cuộc giải cứu nhanh chóng và thành công này.

Việt Nam, 8 giờ sáng, Thứ Bảy 2/2/2013: Từ Mã Lai H.T. lén gọi về được cho chồng ở Việt Nam để báo động về tình trạng của mình và cầu cứu. Người chồng cho H.T. số điện thoại của một người quen biết về CAMSA. H.T. gọi cho người này để xin giải cứu cho cô.  
Virginia, 20:20 tối, Thứ Bảy 2/2/2013: BPSOS nhận được lời cầu cứu của H.T. từ Việt Nam chuyển sang.
Mã Lai, 02:00 sáng Chúa Nhật 3/2/2013: Tin thơ điện tử khẩn từ BPSOS đến CAMSA Mã Lai, chuyển lời cầu cứu của nạn nhân đang bị giam giữ và cưng bức tiếp khách mua dâm từ tối đến sáng mỗi ngày. Nạn nhân 22 tuổi. Địa chỉ nơi giam giữ rất mơ hồ, chỉ dựa vào những gì nạn nhân nghe thấy và quan sát được chung quanh nơi giam giữ: nhà số 93250 ở Kusin, Talawat, gần khách sạn Sor và gần phi trường, ở Mã lai. Số điện thoại 01126836097.
 07:00 sáng cùng ngày:
-  Toán CAMSA Mã Lai Xác định được địa chỉ khách sạn: Zotel Business and Leisure hotel, sublot 11967-11974, BLK 16, mã vùng 93350, quãng trường Brighton, Kuching, Sarawak, Malaysia. Đây là Đông Mã Lai, ráp ranh Borneo, cách 5 giờ bay từ văn phòng của CAMSA Mã Lai ở thủ đô Kuala Lumpur.
-          Xác định được là số điện thoại di động  01126836097 còn hoạt động. Một nhân viên người Việt của CAMSA, H. Nguyn, nhắn tin vào máy bằng tiếng Anh, giả dạng con gái một cụ già Việt nam muốn quan hệ với gái mãi dâm, nhấn mạnh là người Việt nam, lập lại tin nhắn nhiều lần, xen tiếng Việt nhiều hơn trong lời nhắn, nhận thấy có người bắt máy nhưng chỉ nghe một thoáng, không trả lời, rồi cúp máy.
11:00 sáng cùng ngày:
Luật sư Daniel Lo của CAMSA khẩn cấp báo Cảnh sát quốc gia đặc nhiệm chống buôn người Mã lai để liên lạc với cảnh sát địa phương ở Kuching.
18:00 chiều cùng ngày:
Một đội cảnh sát đặc nhiệm 4 nhân viên, gồm 1 nữ cảnh sát trực tiếp liên lạc với CAMSA, bí mật đến khu vực hiện trường.
Cuối cùng nạn nhân bắt máy và trả lời nhân viên CAMSA, H. Nguyn. H.T. cho biết muốn đựợc giải cứu và bật khóc nức nở. H. trấn an và khuyên em ra vẻ bình tĩnh, đừng để chủ chứa thấy sắc diện thay đổi mà nghi ngờ.
Qua điện thoại em  H.T. cho biết em bị nhốt trong một phòng riêng trên lầu 3 nằm trên một dãy phố bán thức ăn, đối diện khách sạn “Zô..”, em có thể đi xuống tầng đất và xin phép bước ra ngoài mua thức ăn. Cảnh sát bảo em đi xuống nhà nơi cảnh sát đang đợi. Em đi xuống, có người canh gác đi kèm. Cảnh sát chờ đợi và không thấy em.
Phần H.T., khi được gọi điện thoại , em cho H. biết là em đi xuống tầng đất, nhìn qua ngó lại mà không thấy cảnh sát mà người canh gác bắt đầu khó chịu nên em phải trở lên lầu và run sợ. Em lại mất bình tĩnh, khóc nấc lên. H. nhẹ nhàng nhắc em cố giữ vẻ bình thường.
Điện thoại bị gián đọan vì có người đến phòng em. Sau đó là gần 50 phút hồi hộp chờ đợi, không biết chuyện gì đã xảy ra cho em. Em đã phải tiếp khách mua dâm thêm một lần nữa, giọng em như lạc đi, “khẩn cầu” các cô các chú “cứu con”. H. bảo em ra đứng ch cửa sổ, quan sát và cho biết mọi thứ em có thể thấy được qua cửa sổ. Đội nhân viên CAMSA gồm H. tiếp tục trấn an và lập lại những gì em thấy qua cửa sổ cho một nhân viên khác. To án CAMSA c gng xác định vị trí của em trên bản đồ vệ tinh. Cuối cùnh vị trí của em được xác định, khoảng 4 cây số từ khách sạn Zotel Business and Leisure Hotel. Thông tin nầy nhanh chóng chuyền đến toán cảnh sát.
12:20 khuya Chủ nhật 3/2/2013
Chưa đầy 10 phút sau đó, em được giải cứu, lúc 12.20 khuya ngày Chủ Nhật bước sang ngày Thứ Hai, trong suốt thời gian giải cứu, nhóm CAMSA đã làm việc với em H.T. và cảnh sát qua điện thoại và qua khoảng cách hơn 400 cây số, từ bờ tây Mã lai đến đảo Borneo xa tít mù khơi.
H. nhận được điện thoại cảnh sát báo đã cứu em ra và được nghe tiếng em nức nở qua điện thoại: “con thoát được rồi, con thoát được rồi, cám ơn cám ơn, rồi con sẽ ra sao cô? Con sợ lắm, họ nói con mà trốn đi thì họ sẽ tìm đến cảnh sát bảo lãnh con ra rồi hại con cho đến chết. Chừng nào con gặp cô được vậy cô, con sợ lắm…”
Cô nữ cảnh sát Mã lai cho biết em đang run rẩy dù đang được trấn an và đang được cô ôm chặt vào vòng tay.
Thông tin từ từ được đưa cho em khi em khá bình tĩnh, rằng một nữ cảnh sát khác sẽ làm việc với em, sẽ bảo vệ em và không có ai còn có thể làm hại em nữa được, cô H. không thể đến bên em vì khoảng cách và vì tiến trình điều tra không cho phép, rằng em sẽ được ở kề bên cô cảnh sát mới tới khi cô đưa em lên máy bay về nhà tạm trú cho phụ nữ có bảo vệ chặt chẽ, rằng sáng hôm sau em sẽ được đưa ra tòa để được lệnh bảo vệ tạm thời.
H. chờ nữ cảnh sát điều tra đến bàn giao và điện thoại báo cho em H.T. một lần nữa về trình tự những gì sẽ xảy ra cho đến khi em được đưa lên máy bay về nhà tạm trú trong vùng Sapa, trên đảo Borneo.
Em đã cho tên , địa chỉ và số điên thoại kẻ buôn người, kèm theo thông tin khẩn là hắn ta đang manh tâm gạt gm ít nhất là 3 bạn gái khác từ Việt nam để bán vào các ổ mãi dâm như đã tng bán em.
Em H.T. cũng đã đủ sức để cho tên, số điện thoai về cha mẹ và chồng ở Viêt Nam.
2:40 sáng thứ hai 4th/2/2013
Cô cảnh sát điều tra đến nhận em H.T. và liên lạc vớI H. để trấn an em một lần nữa là em yên tâm nghỉ ngơi qua đêm bên cô cảnh sát để hôm sau ra toà và thứ tư bay qua nhà tạm trú.
Virginia, 10:00 sáng ngày 4/2/2012: BPSOS đề ra kế hoạch ngăn chặn kẻ buôn người trong âm mưu đưa thêm các cô gái Việt sang Mã Lai: CAMSA Mã Lai báo động cảnh sát kiểm soát và chặn bắt Triệu Vĩnh Chinh ở phi trường nếu ông ta đang trên đường đến Mã Lai; đồng thời BPSOS kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ yêu cầu chính quyền Việt Nam điều tra và truy tố ông ta nếu còn ở Việt Nam.
Tiếp tay với CAMSA và đóng góp tài chính
Quý vị có thể tiếp tay bằng cách:
  • cung cấp tin tức về các vụ buôn người để bóc lột sức lao động;
  • phổ biến tin tức về Liên Minh CAMSA đến giới truyền thông địa phương;
  • tham gia các buổi huấn luyện về phòng chống buôn người;
  • đưa hoạt động của Liên Minh CAMSA đến địa phương mình;
  • tham dự chương trình tình nguyện viên;
  • tổ chức gây quỹ;
  • đóng góp tài chánh.
Xin các cơ quan truyền thông Việt ngữ phổ biến thật rộng rãi thông tin này để tránh có thêm những thiếu nữ bị lường gạt trở thành nô lệ tình dục ở Mã Lai. Cũng xin giúp phổ biến đường dây nóng ở Mã Lai để giải cứu:  1-800-22-CAMSA (22672).
Bài liên quan:
Một Trường Hợp Điển Hình về Buôn Bán Tình Dục:http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2345
Nhiều Phụ Nữ Việt Nam Bị Đưa Sang Malaysia Làm Mại Dâm
Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng Anh, hiện gồm 4 tổ chức thành viên: BPSOS, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và Tenaganita (Mã Lai). Sau bốn năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho trên 60 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến trên 4 nghìn nạn nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia liên hệ.
Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:
BPSOS/CAMSA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 – USA

CAMSA: Cuộc huy động liên quốc gia

 -Vietnamese Women in One Village Redefine Parenthood NYT-Women of Loi became single mothers by choice.

Ms. Nhan with her grandson Thao, 2, in Loi. “I don’t know if I ever served as inspiration,” said one woman, who did not want to be identified to preserve her privacy and that of her son. “I just worked on my own decisions. I just wanted to be a mother. No one could change my mind.”

A young girl delivers a sack of rice on her bicycle in Loi. Only 4 of the original 17 women who founded the community are left. Three have died, some have gone to live with their children in other villages and others later married men who were widowers. Those who remain have upgraded their huts to real homes, with small gardens. Their children, now grown, send a portion of their small salaries to support their mothers. None of the women see themselves as pioneers, nor do they dwell on the impact of the choices they made.

Since then, the government, working with international organizations, has continued to push equal rights for women and to improve their health and education. Today, single mothers in the countryside still face hardship, discrimination and shame, but benefit from government initiatives that started with the older generation.

A view of the stream and farmland in the heart of Loi. In 1986, the government passed the Marriage and Family Law, which for the first time recognized single mothers and their children as legally legitimate. Though a variety of factors contributed to the law, it was a victory for the mothers in Loi, and for others like them. A husband and wife run a small goods and produce shop in Loi.
In the early 1990s, the village caught the eye of a Vietnamese reporter, and the story drew sympathy, and also attention to the fact that hundreds of women across Vietnam had made the same decision, independently.
An altar dedicated to Ho Chi Minh inside Nguyen Thi Nhan’s home in Loi.
Unlike previous generations of unwanted Vietnamese women who dutifully accepted the “so,” or destiny, of living a solitary life, a group of women in Loi decided to brave patriarchal mores and take motherhood into their own hands. They had endured the war, developed a new strength and were determined not to die alone. Children play along the main road running through the village.
An ancient cemetery in Loi includes the graves of several hundred veterans from the Vietnam War. The village was heavily bombed during the war.
At that time, Vietnamese women traditionally married at 15 or 16, and those still single at 20 would often be considered “qua lua,” or “past the marriageable age.” When single men who survived the war returned home, they often preferred younger brides, exacerbating the effects of a sex ratio already skewed by male mortality in the war. According to the Vietnam Population and Housing Census of 2009, after reunification in 1979 there were on average only about 88 men for every 100 women between 20 and 44. A view of the main road in Loi.
A picture of Nguyen Thi Nhan hangs in her home in Loi. The women’s story began during the American War, as it is called here, when many put the revolution before their families. As peace settled more than a decade later, it became clear that they had sacrificed their marriageable years to the war. One of the first women in Loi to ask for a child was Ms. Nhan, now 58. She had led a platoon of women during the war, and though she never saw battle, was awarded a medal for her exemplary leadership.
They had no plan to break barriers or cause trouble. But 30 years ago in Loi, a seemingly bucolic village in northwestern Vietnam, the fierce determination of one group of women to become mothers upended centuries-old gender rules and helped open the door for a nation to redefine parenthood. Today in Loi, farm women in conical straw hats wade quietly through rice paddies, while others play with their grandchildren near a small stream. Their husbands are nowhere to be found, not because they perished in the war, but because the women decided to have children without husbands. Nguyen Thi Nhan takes care of her grandson Thao, 2. -Vietnamese Women in One Village Redefine Parenthood

Loi Journal: In Vietnam, Some Chose to Be Single Mothers
NYT -The fierce determination of a group of women to become mothers upended centuries-old gender rules and may have helped open the door for Vietnam to redefine parenthood.

Sự tích bến không chồng (Kỳ II)
Nhắc đến làng Lòi, ai ở Nghệ An cũng biết địa danh ấy. Đơn giản bởi lịch sử của ngôi làng, dù chỉ mới cách đây 30 năm nhưng giống hệt một câu chuyện cổ tích mà nghe xong người ta có thể cảm nhận được những dư vị mặn đắng, thông qua số phận hẩm hiu của 30 cô gái quá lứa, lỡ thì sau chiến tranh…Chuyện kể rằng, sau chiến tranh, 30 cô gái trong thôn, vì nhiều lý do khác nhau thành ra quá lứa lỡ thì, đã tập trung ra phía sau làng và lập nên ngôi làng có tên như bây giờ.
Sự tích bến không chồng (Kỳ II), Tin tức trong ngày, lang khong chong, phu nu, lang Loi, Nghe An, chong bo, qua lua nho thi
Chị Nhan, người khai sinh làng Lòi
Sự tích làng Lòi
Làng Lòi đã trở nên quá nổi tiếng ở Nghệ An, nhưng lịch sử hình thành cũng như làng Lòi bị "biến tướng" thế nào thì chưa hẳn ai cũng rõ! Sau cơn lũ hoành hành xứ Nghệ vào trung tuần tháng 10 vừa qua, tình cờ tôi được đặt chân đến ngôi làng "huyền thoại" này.
Làng Lòi là tên gọi khác của xóm 6, thôn Đội Cung, xã Viên Thành (Yên Thành - Nghệ An). Chuyện kể rằng, sau chiến tranh, 30 cô gái trong thôn, vì nhiều lý do khác nhau thành ra quá lứa lỡ thì, đã tập trung ra phía sau làng và lập nên ngôi làng có tên như bây giờ. Chị Nguyễn Thị Nhan (SN 1955), người được coi là "sáng lập" làng Lòi kể: "Ngày ấy, trở về sau chiến tranh, bị chồng bỏ đi theo người khác, tôi khóc cạn nước mắt. Nhưng nào có xong, lúc ấy, cái thai trong bụng lại cứ to dần, nên tôi quyết định ra cánh đồng hoang phía sau làng, khu đất này là của ông Lòi chết đi không có ai ở. Sau tôi còn có 29 người khác nữa cũng hoàn cảnh tương tự ra đây sinh sống. Chúng tôi dựng những túp lều tạm bợ và quần tụ bên nhau, làng Lòi cũng từ đó mà được người ta biết đến…".
Lúc bấy giờ, làng Lòi là chứng tích cho những mất mát sau chiến tranh. Chiến tranh đi qua, người thì quá lứa lỡ thì, người thì bị chồng ruồng bỏ… Mỗi người một nỗi niềm riêng của phụ nữ, nên đã quyết định "giã từ" gia đình, giã từ những chức vị xã hội đang đảm nhận, ra sau làng sống giữa chốn đồng hoang, nơi có những người cùng cảnh ngộ để hiểu và thông cảm cho nhau về những nỗi khốn khổ riêng của mình.
Sự tích bến không chồng (Kỳ II), Tin tức trong ngày, lang khong chong, phu nu, lang Loi, Nghe An, chong bo, qua lua nho thi
Đường làng chỉ có phụ nữ
Những đứa con làng Lòi
Làng Lòi đặc biệt, nên những đứa trẻ sinh ra ở mảnh đất này cũng rất đặc biệt. Chị Nguyễn Thị Nhan lấy chồng được ít lâu thì chồng vào làm việc ở tỉnh Lâm Đồng, rồi lấy vợ mới, và ở luôn trong đó. Nén nỗi đau vào trong, chị sinh con trong sự quan tâm, đùm bọc của những chị em cùng cảnh ngộ ở làng Lòi. "Con gái rồi cùng lấy chồng, tôi sợ mình phải cô đơn tuổi già, nên năm 1988, tôi đã "nhờ" một người đàn ông ở gần nhà "giúp" có thêm đứa con. Đứa bé trai ra đời, tôi mãn nguyện lắm. Tất nhiên, chỉ một lần duy nhất mà thôi, tôi một mình nuôi con mà không yêu cầu bất cứ ai chia sẻ gánh nặng…".
Không riêng chị Nhan mà gần như tất cả các chị em làng Lòi lúc bấy giờ, đều nghĩ cho phận già sau này của mình, nên cố kiếm một đứa con. Tất nhiên, điều này đi ngược với định kiến xã hội, nhưng các chị đành phải liều. Bởi sinh con là thiên chức của người phụ nữ. Hơn nữa, không có chồng thì ít ra họ cũng muốn có một đứa con để sớm tối có người chung vai, kề má. Những đứa con làng Lòi đều sinh ra trong hoàn cảnh đó, và tất nhiên đều có một điểm chung là thiếu bóng người cha khi chào đời…
Có thể bởi thiếu hụt tình cảm, mà những đứa trẻ này lớn lên, theo như lời kể của những người trong cuộc đều gặp nhiều bất hạnh. Chị Nhan bảo rằng, chạy mãi mới lo cho đứa con trai đi xuất khẩu lao động, nhưng sang làm việc ở Tây Á, chị cũng không biết được con mình sống chết thế nào, bởi thông tin lúc có lúc không, khiến chị ngày đêm thấp thỏm. Nhưng chị Nhan còn may, bởi có đứa con gái lấy chồng trong làng nên thỉnh thoảng còn sang tâm sự với chị. Hoàn cảnh của chị Hương còn đáng thương hơn nhiều. Chị bị tật nằm một chỗ, mọi việc trong gia đình do đứa con trai sinh năm 1987 tên là Hồng lo liệu hết. Nhưng bởi làm việc quá sức, năm 2004, Hồng bị chết khi đi bắt cua trên cánh đồng làng, nguyên nhân là do say nắng. Chị Hương hiện đang sống trong 2 gian nhà tình nghĩa do xã Vĩnh Thành làm cho, nhưng mọi việc sinh hoạt đều phải nhờ đến bà con chòm xóm…
Hoàn cảnh của chị Xuân cũng thật đáng thương. Chị có 3 người con thì một người chết vì bệnh ung thư, người nữa thì tàn tật. Hay như chị Tâm, có một đứa bỗng dưng mất tích. Theo tìm hiểu của phóng viên, thì gần như chẳng đứa trẻ nào ở làng Lòi được học hành đến nơi đến chốn. Lớn lên, đa phần phải bỏ học vì hoàn cảnh éo le của gia đình. Gần đây, làng có phong trào đi xuất khẩu lao động, chị em làng Lòi cũng phấn đấu cho con mình "xuất ngoại" để mong đổi đời. Ngoài chị Nhan, còn có chị Hữu, chị Bình, chị Khang… cũng có con đi xuất khẩu lao động, nhưng mộng đổi đời vẫn còn đang ở "thì tương lai”.
Nỗi lòng người trong cuộc
Nghe sự tích làng Lòi, nhiều người không khỏi rưng rưng, đó cũng chính là lý do mà nhiều vị lãnh đạo của Nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã đến với làng Lòi để bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ. Năm 2000, đồng chí Hà Thị Khiết, lúc bấy giờ là Chủ tịch Hội LHPNVN đã về làng Lòi và tặng tủ sách cho các chị em. Cũng từ đó, nhiều món quà đã đến với chị em làng Lòi, giúp họ tự tin hơn vào cuộc sống vốn cô đơn của mình.
Chị Nguyễn Thị Lưu cho biết: "Đoàn nào về cũng chỉ trao quà cho 30 chị em có công khai sinh làng Lòi, nên ngay cả chính quyền họ cũng không thích chuyện đó. Rồi chuyện gì đến sẽ phải đến. Năm 2008, một doanh nghiệp về thăm làng Lòi và tặng cho chị em 100 triệu, nhưng sau đó tuyệt nhiên, chị em làng Lòi không được nhận một xu. Khiếu nại nhiều cũng bằng thừa, xã đem phát đi đâu không ai hay…".
Về làng Lòi, nghe người ta bảo rằng, toàn xã hiện có 150 gia đình là phụ nữ đơn chiếc, tất nhiên làng Lòi chiếm nhiều nhất với 24 hộ. Con số ấy khiến không ít người sững sờ. Khi xưa, chị em làng Lòi ra khai hoang, và mong muốn tìm ai đó "xin" một đứa con để bớt cô đơn lúc tuổi già. Nhưng bởi con số phụ nữ không chồng ở Viên Thành tăng vọt, nên chị em làng Lòi lại bị mang tội là đã tạo tiền lệ cho một thói hư…
Có vẻ như, chính quyền và người dân xã Viên Thành đang muốn xóa đi làng Lòi, bởi khi trao đổi với phóng viên, chính chủ tịch UBND xã cũng tỏ ra không thực sự thoải mái khi chúng tôi nói về ngôi làng này. Cũng tiếc, vì câu chuyện "huyền thoại" về chị em làng Lòi đang dần mai một dần vì những quyền lợi vật chất bon chen, nhỏ nhoi... Nỗi buồn còn lại vẫn là của chị em làng Lòi ngày ấy, những người đã phải chịu quá nhiều buồn đau trong cuộc sống hôm qua và hôm nay.


-Tâm sự khó nói ở ngôi làng không có đàn ông Chị Nguyễn Thị Nhan, người "khai sinh" ngôi làng Lòi nổi tiếng ở xứ Nghệ tâm sự rằng: "Chúng tôi rồi sẽ già và ai cũng muốn có cho mình một chỗ dựa lúc cuối đời. Thế là tự thân mỗi người, bằng cách này cách khác, đã đi xin, để kiếm cho mình một đứa con".
Ngày ấy, chuyện như vậy là đi ngược với định kiến xã hội, nhưng chẳng ai lên tiếng oán hờn chị em làng Lòi cả, bởi suy cho cùng, những con người với những cảnh đời bất hạnh và rất đặc biệt này cũng đáng được thông cảm. Nhất là khi, những chị em này là những nữ TNXP, dân quân tự vệ, bộ đội đã không tiếc sự hy sinh tuổi xuân của mình cho Tổ quốc.
Những mong muốn rất con người
Không ai còn nhớ chính xác ngày tháng thành lập ngôi làng này, nhưng đó là thời điểm của những ngày sau 30/4/1975. Chưa kịp hân hoan với niềm vui thống nhất nước nhà, chị em phụ nữ ở xã Viên Thành (Yên Thành - Nghệ An) đã phải lo cho số phận hẩm hiu của mình. Không cam chịu, 30 cô gái có cùng hoàn cảnh đã quyết định rời bỏ chức vị, rời bỏ gia đình ra khai hoang ở một vùng đất mới, và lập nên ngôi làng có tên như bây giờ. Họ sống quần tụ, sớm tối thắp lửa tắt đèn có nhau.
Và rồi, khi thời gian chẳng đợi tuổi, như nghĩ đến phận già cô đơn của mình, họ đã xin có cho mình mỗi người một đứa con để nương tựa khi ốm đau. Tất nhiên, lúc này, việc làm đó đi ngược với định kiến xã hội, nhưng âu đó cũng là điều dễ thông cảm, bởi phàm là con người, ai chẳng khát khao thiên chức được làm mẹ.
Chị Nguyễn Thị Nhan nhớ lại, thời điểm sau chiến tranh, chị Nhan tưởng rằng sẽ được cùng chồng đoàn tụ, cùng với đứa con gái sắp chào đời. Nhưng rồi 1 tháng, 2 tháng sau ngày hòa bình, chồng chị vẫn biệt vô âm tín. Hỏi qua đồng đội của chồng thì được biết, anh ấy đã định cư luôn ở tỉnh Lâm Đồng và có gia đình mới. Nén nỗi đau, chị sinh con trong nỗi cô đơn, tủi hờn. Biết không thể sống mãi với những gièm pha của thiên hạ, chị Nhan quyết định ôm con ra một bãi đất hoang, dựng nhà và tự sinh sống. Sau chị, còn có chị Tuyền, chị Hương, chị Tâm...Tổng cộng là 29 người nữa tiếp bước “khai sinh” lập nên ngôi làng Lòi.
Sau một vài năm, cuộc sống nơi ngôi làng Lòi bắt đầu hình thành, họ sinh sống và sản xuất, những người phụ nữ không ngại cày bừa, lao động nặng nhọc như những trụ cột trong bao gia đình khác. Nhưng khi gánh nặng về kinh tế đã ở lại phía sau lưng, sự cô đơn cũng được vơi dần khi có bóng dáng của những đứa trẻ.
Chị Nhan kể: Năm 1988, chị đã làm liều đề nghị "xin" đứa con, và được một người đàn ông cùng xã chấp nhận. Tất nhiên, chỉ một lần duy nhất mà thôi, chị một mình nỗ lực nuôi con mà không cần bất cứ ai phải san sẻ gánh nặng. Sau lần ấy, chị có thêm đứa con trai và thỏa ước nguyện từ bấy lâu. Không phải chị Nhan, mà hầu như chị em làng Lòi nào cũng vậy. Ngày ấy, hiểu cho thân phận éo le và khát khao rất con người của chị em làng Lòi, mà chẳng ai lên tiếng, hay xì xào bàn tán bất cứ chuyện gì.
Truân chuyên những mảnh đời
Làng lòi hiện nay đã có tên mới là thôn Đội Cung, xã Viên Thành (Yên Thành - Nghệ An). Dân cư đã tập trung đông đúc, những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát. Người dân ở đây cho biết, làng đang có phong trào đi Tây (xuất khẩu lao động). Tưởng rằng, với sự phát triển của xóm làng, chị em làng Lòi cũng may mắn hưởng lợi và giảm bớt đi phần nào nỗi lo cơm áo. Nhưng trong câu chuyện với chị Nhan và chị Lưu, chúng tôi lại phải nghe những điều hoàn toàn trái ngược.
Chị Nhan bảo, chị phải bán đất, chạy đôn chạy đáo khắp nơi mới kiếm được 120 triệu đồng cho đứa con trai đi xuất khẩu lao động. Nhưng sang làm việc ở Tây Á, chị cũng không biết được con mình sống chết thế nào, bởi thông tin lúc có lúc không, khiến chị ngày đêm thấp thỏm. Hoàn cảnh của chị Nguyễn Thị Hương còn đáng thương hơn nhiều. Chị bị tật nằm một chỗ từ gần chục năm nay, mọi việc trong gia đình do đứa con trai sinh năm 1987 tên là Hồng lo liệu hết. Nhưng bởi làm việc quá sức, năm 2004, Hồng bị chết khi đi bắt rạm trên cánh đồng làng, nguyên nhân sau này được xác định là do say nắng. Chị Hương hiện đang sống trong 2 gian nhà tình nghĩa do xã Viên Thành làm cho, nhưng mọi việc sinh hoạt đều phải nhờ đến bà con chòm xóm.
Hoàn cảnh của chị Xuân cũng thật đáng thương. Chị có 3 người con thì một người chết vì bệnh ung thư, người nữa thì tàn tật, cuộc sống cơ cực, chị Xuân phải bươn chải khắp nơi để lo cho những đứa con tội nghiệp của mình. Hay như chị Tâm, người chỉ có một đứa con duy nhất bỗng dưng mất tích, nay chưa rõ tung tích. Nhiều năm nay, chị Tâm sinh ra lẩn thẩn, suốt ngày gọi tên con.
Theo tìm hiểu của PV, thì gần như chẳng đứa trẻ nào ở làng Lòi học hành đến nơi đến chốn. Lớn lên, đa phần phải bỏ học vì hoàn cảnh oái oăm của gia đình. Gần đây, làng có phong trào đi xuất khẩu lao động, chị em làng Lòi cũng phấn đấu cho con mình xuất ngoại để mong đổi đời. Ngoài chị Nhan, còn có chị Hữu, chị Bình, chị Khang cũng có con đi xuất khẩu lao động, nhưng ở mấy gia đình này, chưa một gia đình nào sung túc nhờ có người đi Tây.
Dù sao đi nữa, như chị Nhan, chị Hương, chị Tâm còn đỡ, vì vẫn có những đứa con để cảm nhận và nếm trải vui buồn, hạnh phúc, bất hạnh. Còn tình cảnh như bà Bốn, bà Đạt đáng thương hơn nhiều khi phải sống cô đơn, không người nương tựa. Hai người phụ nữ này thuộc số 30 người khai sinh ra làng Lòi. Tâm nguyện kiếm một đứa con nương tựa lúc tuổi già, nhưng bởi nhiều lý do nên đã không được toại nguyện, thành ra phải cô đơn như thế.
Hiện tại, bà Bốn, bà Đạt đang sống trong ngôi nhà tình nghĩa do nhân dân đóng góp xây tặng. Nhưng có lẽ, đáng thương nhất vẫn là chị Lan. Đi bộ đội trở về, chị Lan không lập gia đình, cũng không thể có con, nên phải sống một mình. Tuổi đã cao lại bệnh tật, chị sợ cô đơn nên quay trở về sống với gia đình của người em. Tuy nhiên, do em trai cũng khó khăn, nên chị cũng không biết đường nào mà tính.
Mỗi nhà một cảnh, nhưng bao trùm lên tất cả là sự cô đơn và nỗi đau chỉ biết nén vào trong. Phụ nữ dù có nỗ lực, phi thường đến mấy cũng không thể thay thế hết được công việc và trách nhiệm của người đàn ông. Làng Lòi là cá biệt với rất nhiều nỗi truân chuyên của những con người khổ đau và rất cần sự quan tâm của toàn xã hội.
Chuyện buồn nhân thế
Chị Nhan kể: Sau khi thông tin xuất hiện trên truyền thông (khoảng năm 1990), chị em làng Lòi nhận được rất nhiều sự quan tâm chia sẻ của toàn xã hội. Chị em phấn khởi vui vẻ hẳn lên, khi vài ba tháng lại được một đoàn nào đó về động viên, và tặng cho những món quà ý nghĩa. Chị Nguyễn Thị Lưu cho biết: "Đoàn nào về cũng chỉ trao quà cho 30 chị em có công khai sinh làng Lòi (Trong khi, làng bây giờ có rất nhiều hộ mới, họ không thích điều này) và ngay cả chính quyền ở xã cũng có người không thích chuyện đó. Rồi chuyện gì đến sẽ phải đến. Năm 2008, một doanh nghiệp về thăm làng Lòi và tặng cho chị em 100 triệu đồng, nhưng sau đó tuyệt nhiên, chị em làng Lòi không được nhận một xu. Kiện cáo nhiều cũng bằng thừa, xã đem phát đi đâu không ai hay. Hiện nay, con số phụ nữ không chồng ở xã Viên Thành tăng vọt, nên chị em làng Lòi lại bị mang tội là dẫn đường cho một thói hư. Tất cả như mũi dùi chĩa vào chị em làng Lòi, không rõ vì những món quà tài trợ chỉ đến với chị em đầu tiên "khai sinh" làng, hay vì họ là "tội đồ" gây ra họa lớn cho làng xã. Thật buồn vì trong khi chị em làng Lòi đang khốn khổ vật lộn với cuộc sống, thì sự đố kỵ ở đâu đó xung quanh càng tăng thêm nỗi đau cho họ.
Kim Thoa-Tâm sự khó nói ở ngôi làng không có đàn ông


-Làng không chồng bên sông HànNgôi làng mà tôi muốn nói đến mang tên “Khu liền kề phụ nữ nghèo bất hạnh” nằm bên bờ sông Hàn thơ mộng, thuộc phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
-Làng không chồng bên sông Cầu
-“Đổ vỏ” ở “Làng không chồng”

-Sự tích bến không chồng (Kỳ I)
Về xứ Nghệ, nghe người ta nói nhiều về những ngôi làng không chồng. Tò mò, chúng tôi quyết định tìm đến những địa chỉ "nổi tiếng" này để hiểu hơn những câu chuyện lịch sử, cũng như nghe tâm sự của những người trong cuộc…Ngày 3-4-1983, cả xã Diễn Hải (Diễn Châu - Nghệ An) chìm trong cơn lốc kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ, cướp đi mạng sống của gần 70 người đàn ông đang lênh đênh trên biển. Nhiều năm sau đó, và cho đến tận bây giờ, vào buổi chiều tà, người ta thường bắt gặp hình ảnh những người vợ mất chồng lặng lẽ ra bến, phóng xa mắt nhìn vào biển cả bao la…
Cơn lốc kinh hoàng
Trong những ngày bão lũ đang hoành hành ở miền Trung, rất tình cờ, chúng tôi có dịp được về lại xóm Trung Mỹ (Diễn Hải - Diễn Châu), nơi nổi tiếng với tên gọi "Làng Lốc", hay một địa danh khác mà người ta đã nghe rất nhiều, đó là "Bến không chồng".
Lần mò mãi, chúng tôi cũng tìm gặp được người đầu tiên sống sót sau cơn lốc kinh hoàng năm ấy, đó là ông Ngô Đức Thái, năm nay đã ngoài 60 tuổi. Gần 30 năm trôi qua, nhưng ký ức về cái ngày định mệnh ấy với ông Thái vẫn như mới hôm qua: "Đó là buổi sáng của ngày 3-4-1983, gần 100 chiếc thuyền tre của người dân nối đuôi nhau ra khơi đánh cá. Xa bờ được khoảng 2 dặm thì mây đen ùn ùn kéo tới, rồi gần như tức khắc, sóng nổi lên. Hàng trăm người nhao nhác, tán loạn cho thuyền ngược trở lại bờ. Nhưng, nào có kịp, cơn lốc kinh hoàng khiến sóng bật cao hàng chục mét đã cuốn phăng những chiếc thuyền tre mỏng manh của người dân.
Tiếng kêu thất thanh vang lên thưa dần. Ông Thái cũng chỉ biết đến vậy, sau đó tỉnh dậy thì thấy mình đang trên bãi biển, và xung quanh là hàng ngàn người đang nhốn nháo và khóc lóc thảm thiết. “Lúc ấy tôi hiểu rằng, làng sắp có đại tang". Được biết, sau khi cơn lốc qua đi, tất cả người dân trong làng được huy động ra khơi để cứu nạn, nhưng số người sống sót chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Sáng ngày 4-4-1983, xác người chết dạt khắp bãi biển, cảnh tang tóc bao phủ cả một vùng quê rộng lớn. Một đám tang tập thể dành cho 68 người được chính quyền nơi đây tổ chức ngay tại bãi biển, khiến sự tang thương, mất mát càng lớn hơn.
Khác với ông Thái còn có một cuộc sống bình yên sau "đại họa", ông Trần T., người cũng may mắn thoát chết, nhưng khi trở về bị mất trí nhớ, rồi hóa điên. Mái tóc bạc trắng, quần áo rách tơi tả, chiều nào ông cũng ra biển gào thét, rồi có khi tự mình tìm tre kết thuyền thả xuống biển. Người nhà ông T. cho biết, sau trận lốc năm ấy, ông được cứu sống ngoài biển, nhưng khi tỉnh dậy thì không còn nhớ gì. Hơn 20 năm qua, ông T. chỉ làm hai việc là đan thuyền và ra biển gào thét!
Ông Hoàng Văn H. một người cao niên ở xã Diễn Hải cho biết, sau cơn lốc kinh hoàng đó, nhiều tháng sau không một ai còn dám ra khơi, nhưng rồi bởi cái ăn, cái mặc, khi nỗi đau tang thương vơi đi, những chiếc thuyền tre vẫn cứ lặng lẽ hướng ra biển để tìm cái mưu sinh, dù trong lòng không nguôi sợ hãi. “Không có tai họa kinh hoàng như năm 1983, nhưng chẳng năm nào nơi đây không có người bị biển cuốn trôi ngoài khơi. Trung bình một năm cũng có 2-3 ngư dân bị chết trên biển vì lý do này, lý do nọ. Thành ra, đàn ông trong làng cứ thưa dần, thưa dần, đến mức, người ta quen gọi nơi đây là "làng không chồng"”, ông H. nói xong rồi thở dài…
Sự tích bến không chồng (Kỳ I), Tin tức trong ngày, bến không chồng, làng không chồng, vợ, phụ nữ, hòn vọng phu
Nỗi lòng người ở lại
Sau cơn lốc lịch sử đó, gia cảnh của những gia đình trong ngôi làng Lốc vốn đã nổi tiếng khó khăn, lại càng cơ cực hơn. Nhiều nhà mất đến 2-3 người, ít cũng 1 người, mà đa phần đều là trụ cột trong gia đình. Tang thương nhất có lẽ trường hợp của gia đình ông Nguyễn Mão. Ông mất đi 2 con trai là Nguyễn Ngọc Chữ và Nguyễn Ngọc Sử, ngoài ra còn có thêm con rể Lê Văn Xuân và cháu đích tôn Nguyễn Ngọc Hoàng. Ông Mão đau đớn kể lại: "Ngày ấy, cả 4 người ra khơi trên một chiếc thuyền. Sau chỉ một đêm thì người ta đưa vào nhà tôi 3 chiếc quan tài, một người nữa không tìm được xác. Tôi đau, còn vợ tôi thì ngất lên ngất xuống". Đau đớn không kém là gia đình ông Lê Doan, có 3 người con: Lê Đoan 31 tuổi, Lê Công 15 tuổi, Lê Hùng 13 tuổi hay nhà ông Nguyễn Văn Tuyền có hai người con duy nhất là Nguyễn Văn Hoàng, Nguyễn Văn Hoè đều chết trong đợt ấy… Đêm đêm bãi biển Hòn Câu vắng tanh, chỉ có tiếng sóng và gió biển đuổi nhau.
Ngư dân lên bờ nhưng khổ nỗi đồng làng quanh năm ngập úng chua phèn, cây lúa gầy như cỏ may, không đủ sống nên chỉ một thời gian ngắn họ lại trở về với nghề biển dẫu biết là rất mong manh. Làng Lốc có trên 30 mái lá vắng bóng đàn ông. Nhưng họ vẫn kiên cường chống chọi với giông bão của cuộc đời để nuôi con khôn lớn trưởng thành. "Đó là nỗi đau của gần 30 người phụ nữ mất chồng, còn nỗi đau, nỗi vất vả nào hơn khi phải mất đi người đàn ông trụ cột trong gia đình. Những người đàn bà bất hạnh ấy phải vừa làm chồng làm cha để nuôi con lớn lên trong cảnh bần hàn, cuộc sống của họ còn mặn hơn cả muối", ông Thái thở dài.
 Men theo ngõ sâu hun hút, đến được nhà của chị Đậu Thị Hoa. Dù bể đời trầm luân, khổ ải, mái tóc pha sương nhưng gương mặt và đôi mắt của chị vẫn ngời niềm tin. Chồng chị là anh Nguyễn Văn Sử ra đi chưa đầy 30 tuổi, để lại 2 đứa con thơ, bản thân chị "bụng mang dạ chửa" và  nuôi mẹ già. Hồi ấy tuy đã 3 con nhưng gương mặt chị vẫn xinh xắn, nét thanh xuân vẫn căng tràn sức sống. Có nhiều đám đến dạm hỏi nhưng chị đều chối từ. Suốt bao nhiêu năm qua chị như thân cò, thân vạc, lặn lội nơi mom sông, cuối bãi kiếm sống để nuôi đàn con khôn lớn, hiếu nghĩa với mẹ chồng. Chiều nay tôi lại gặp một người đàn bà đang đứng bên bãi Hòn Câu, hướng cặp mắt buồn ra biển, đó là bà Chính, chồng là Nguyễn Tiến Điện, đảng viên, cấp bậc Thượng uý, trong dịp về phép thăm gia đình, thương vợ con, ông theo bạn ra khơi kiếm cá, không ngờ đó là ngày định mệnh. Gánh nặng cuộc đời với 5 đứa con thơ dại thường xuyên đau ốm đã đè nặng lên tấm thân còm cõi, nhưng bằng nghị lực phi thường bà Chính đã nuôi các con ăn học nên người, tất cả đã yên bề gia thất. Còn rất nhiều những tấm gương kiên cường khác nữa như chị Lựu, chị Luyến, chị Phú…
Mong trời yên biển lặng
Bãi biển Hòn Câu thuộc "làng Lốc" giờ không còn ảm đảm, u ám như xưa, người ta kinh doanh làm du lịch, san sát những hàng quán đặc sản, người tứ xứ nhộn nhịp. Tuy nhiên làng biển vẫn nghèo, tôi cùng với ông Thái ra bãi biển để đón ngư dân về. Gió heo may thổi mát lạnh, đoàn thuyền đang tiến gần, tiếng máy nổ giòn tan. Khi những chiếc thuyền được kéo vào bờ, tôi thật sự ngạc nhiên hoá ra không phải thuyền, mà nom như những cái bè nhỏ, phía sau đuôi gắn chiếc máy nổ. Anh Đạt, một ngư dân da như đồng hun đang lựa cá tâm sự: Trước đây đi thuyền nan không an toàn, nên ngư dân mới cải tiến thành bè mảng, loại này làm khá đơn giản, chỉ 6 cây tre giao lóng, ngâm bùn thật chắc rồi chẻ làm đôi nẹp xốp vào giữa thành cái bè phía sau gắn máy nổ đỡ phải chèo, lại chịu được sóng to, gió lớn. "Nhưng lốc biển thì không thể trụ nổi, khi gặp lốc ngư dân bầy tui chỉ có cách thả neo, kết cả trăm chiếc bè mảng lại với nhau để chống chọi, may mắn được thì sống sót." Cả xã Diễn Hải hiện có hàng trăm chiếc bè mảng, theo công suất chỉ khai thác gần bờ. Tuy nhiên vì miếng cơm manh áo các ngư dân vẫn cứ ra khơi xa 2-3 ngày mới về. Anh Đạt nói: “Dạo ni nguồn cá đang ngày càng cạn kiệt, ngày đỏ được 50.000đ, có khi đi cả ngày chỉ được 3-5 con cá nhỏ, bầy tui cứ làm liều ra khơi mới có cá lớn”. “Thế ra khơi thì khi gặp lốc có kịp chạy thoát nạn”? Tôi hỏi: Đạt buồn bã "Thì cứ chạy trốn lốc trên biển, may mắn thì sống, nghề bầy tui là "ăn cơm dương gian làm việc âm phủ mà"”.
Khoảng 8 năm trở lại đây "làng" Lốc lại "ghi danh" thêm 10 trường hợp tử nạn chủ yếu là do lốc biển cuốn. Cuối năm 1999, ông Chu Văn Khẩn và con trai Chu Ngọc Hùng 17 tuổi, cùng cháu Khuê 14 tuổi ra khơi đã không trở về. Năm 2003, anh Nguyễn Ngọc Thiện 37 tuổi, anh Nguyễn Văn Tài 29 tuổi  cũng gửi sinh mạng vĩnh viễn nơi biển cả.  Nghề bè mảng ngoài sự hiểm nguy của lốc biển, những ngư dân nơi đây còn đứng trước thảm cảnh "thuyền to máy lớn đi đêm đâm phải bè mảng". Ông Nguyễn Văn Hương người đã 2 lần thoát chết vẫn chưa hết hãi hùng: "Cách đây chừng 2 tháng đêm ấy tối mịt mùng bè mảng của tôi đang câu cá nghe một tiếng rầm, một chiếc vích lớn (thuyền) đâm trúng bè, tôi bị hất văng ra giữa biển khơi, may mà có bè khác đến cứu không thì toi mạng". Tang thương nhất vẫn là trường hợp của anh Nguyễn Khang 43 tuổi, vào 4g chiều ngày 15-8-2006, anh Khang và đứa cháu đi bè mảng, đến 3 giờ sáng ngày 16-8 đã bị một chiếc vích lớn đâm trúng, anh Khang và cháu Dũng bị hất văng. Cháu Dũng với sức trai trẻ đã bơi được khoảng 1km vào bờ, anh Khang không chống chọi được đã bị tử nạn. Chiều tắt nắng, tôi đến nhà anh Khang, bàn thờ vẫn nghi ngút khói hương, anh chết đi để lại 2 đứa con thơ. Chị Nguyễn Thị Đức vợ anh Khang vẫn ngồi đờ đẫn trước hiên nhà, nỗi đớn đau như hoá đá khiến chị trở nên câm lặng. Ông Trần Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Diễn Hải thở dài: "Chính quyền cũng đã xác định: Để tránh được những tai hoạ ập đến thì ngư dân phải cải thiện phương tiện đánh bắt nhưng dân biển nơi đây còn quá nghèo, thiếu vốn, hơn nữa  lại không có bến bãi neo đậu tàu thuyền".
Tôi rời làng Lốc với một nguyện ước, dù biết rằng, nó chẳng bao giờ thành hiện thực: Mong trời mãi yên và biển luôn tĩnh lặng…
(Còn tiếp)



Sự tích bến không chồng (Kỳ III)

Xã Quỳnh Nghĩa (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) dường như năm nào cũng bị những trận lốc lớn. Trong những cơn cuồng phong ấy, đại dương đã cướp đi mạng sống của nhiều trai làng. Những người phụ nữ ở vùng ven bãi ngang này giờ trở thành goá phụ. Những chuyến tàu “tử thần”
Những ngư dân ở vùng bãi ngang xã Quỳnh Nghĩa từ lâu đã quá thấm thía với vị mặn đắng của đại dương khi chỉ trong thời gian ngắn, phải ngấn lệ tiễn đưa hàng chục thanh niên trai tráng “về với biển”. Bà Hồ Thị Hiến, vợ anh Hồ Văn Thắm, xóm 5 ra khơi bị mất tích cách đây 2 năm, chịu nỗi đau mất mát ở xã miền biển này.
Lau vội nước mắt, bà Hiến nhớ lại chuyến đi định mệnh ấy của chồng và 6 thuyền viên khác trên tàu NA93584TS ngày 15-10-2008. Người đàn bà thân hình tiều tụy, mái tóc điểm sương giờ thêm bạc. Giọng bà trầm xuống: Hầu như năm nào ở cái xã này, người dân cũng phải gạt nước mắt tiễn đưa những người xấu số nằm lại biển khơi. Nhưng đại họa đau thương nhất là ngày 10-3 và ngày 15-10-2008, giờ đây chính là ngày giỗ chung của cả làng ven biển này. Sáng 15-10 sau khi chuẩn bị lưới, lương thực, hàng chục chiếc thuyền đánh cá băng băng lướt sóng ra khơi. Trời xanh, biển lặng ai cũng hi vọng sẽ được nhiều cá, tôm, mực... Đoàn thuyền ra khơi được gần 30 hải lý, bỗng chốc mây đen kéo đến vần vũ, sấm chớp nhì nhoằng, gió rít lên rùng rợn, chưa kịp trở tay thì những cột gió như những chiếc vòi rồng khổng lồ ập đến kèm theo mưa lớn điên cuồng như hàng ngàn con trâu bị chọc tiết đang lao từ trên núi cao về. Hàng chục chiếc tàu thuyền nghe tin áp thấp nhiệt đới đổ bộ nên nhanh chóng tiến vào bờ lánh nạn.
Riêng chiếc tàu ông Thắm và 6 thuyền viên khác do chưa kịp di chuyển đến nơi an toàn nên bị sóng đánh vỗ mặt, hất lên không trung xô lật úp. Trận cuồng phong giữa biển khơi đi qua, đã cướp đi mạng sống của 7 trai tráng làng biển khoẻ mạnh. Mấy hôm sau, tin tức số nạn nhân tử nạn vẫn bặt vô âm tín, tất cả mọi hy vọng đều rơi vào tĩnh lặng. Hung tin về 7 thuyền viên được khẳng định khi người dân Quảng Bình phát hiện 3 thi thể không còn nhận ra hình dạng, trôi dạt vào bờ. Bầu trời quê biển Quỳnh Nghĩa xám xịt, những đám mây đen u ám, vần vũ che phủ lên vùng biển. Cảng Lạch Quèn chất chứa đầy không khí tang thương, người thân các nạn nhân chưa tìm thấy xác vẫn không tin nổi vào sự thật và vẫn ghì chặt, ngồi bó gối bên nhau, trong những tiếng khóc vỡ oà, ai oán.
Sự tích bến không chồng (Kỳ III), Tin tức trong ngày, lang khong chong, phu nu, ngu dan, Nghe An, goa phu, tin tuc
Những cảnh đời goá phụ kéo dài
Bà Hiến bảo cuộc đời của mình và những đứa con dù biết là đau thương khi đánh cược phận mình nơi biển cả nhưng vẫn phải chấp nhận. Hơn ai hết bà thấu hiểu nỗi đau lớn lao từ biển cả. Trong trận cuồng phong ấy có 2 trường hợp là ông Tô Duy Ứng (SN 1961) thôn 5 là bố vợ, và Phạm Hữu Hoàn (SN 1981) (xóm Nghĩa Phú) là con rể cùng tử nạn. Anh Hoàn mất đi để lại người vợ trẻ là chị Tô Thị Ngọc vừa tròn 24 tuổi, chất lên vai người vợ không ruộng nương, không nghề nghiệp này một gánh nặng khó khăn, đó là một con trai đầu 3 tuổi và đứa thứ 2 gần 1 tuổi sớm mang bệnh u não vừa mổ tại Bệnh viện Nhi Hà Nội, chưa kịp bập bẹ tiếng cha đã phải vội về chịu tang.
Men theo ngõ sâu hun hút, chúng tôi đến được nhà của chị Ngọc. Trong căn nhà lụp xụp, có 2 người đàn bà đã sớm phải chịu “cảnh lạnh lùng” khi nỗi đau liên tục ập đến. Đầu năm bố Hoàn là Phạm Mạnh Tràng mất vì bệnh não, cuối năm Hoàn cũng “cuốn theo chiều gió” để lại vợ và mẹ sống trong cảnh mẹ goá con côi.
Thêm một bến không chồng
Chưa bao giờ ở xã Quỳnh Nghĩa, danh sách các ngư dân “lưu danh” trong lòng biển cả lại nhiều đến vậy. Chỉ tính từ đầu năm 2008 đến thời điểm này đã có gần 20 nạn nhân xấu số. Cuối tháng 2-2008, người dân làng chài đã gạt lệ tiễn đưa 8 người con trên chuyến tàu Xông Pha mang số hiệu TS-9317NA, chủ tàu là ông Tô Duy Cảnh, trú tại xóm 3, xã Quỳnh Nghĩa. Tàu ra khơi vào hôm 25-2 và kể từ 2 giờ sáng ngày 27-2, sau khi đến tọa độ 19 độ vĩ Bắc - 106,54 độ kinh Đông thì mất liên lạc hoàn toàn. Theo một số ngư dân của tàu khác xuất phát cùng ngày cho biết, khoảng thời gian và tọa độ đó xuất hiện một trận lốc khá lớn và đã nhấn chìm chiếc tàu nói trên. Cũng mới đây thôi, chiều 20-11,  thuyền viên Hồ Văn Toán (45 tuổi, trú xã Quỳnh Nghĩa) đi đánh cá, leo lên nóc tàu gia cố lại nóc đã bị rơi xuống biển, không tìm thấy thi thể. Ông Toán là thuyền viên đánh cá trên tàu của ông Hồ Thuyết (trú tại xã Quỳnh Nghĩa).
Đêm đêm bãi biển xã Quỳnh Nghĩa vắng tanh, chỉ có tiếng sóng và gió biển đuổi nhau. Bỏ nghề cũng không dễ gì sống được. Nhiều ngư dân chỉ một thời gian ngắn bỏ nghề, có người lại trở lại vì... đói, dẫu biết là trở lại cũng rất mong manh. Nhiều người đàn ông ra đi đã phó thác cả cuộc đời cho biển. Người dân Nghệ An đã từng biết đến một vùng quê gắn với tên gọi đầy nghiệt ngã: Làng không chồng ở xóm Trung Mỹ (xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu); giờ lại xuất hiện thêm một bến không chồng mới ở xã Quỳnh Nghĩa. Người đàn bà bất hạnh ấy phải vừa làm chồng, làm cha, thay người đàn ông để nuôi con lớn lên trong cảnh bần hàn, cuộc sống của họ còn mặn hơn cả muối.
Xã Quỳnh Nghĩa có nhiều lợi thế, về điều kiện tự nhiên, đây là trung tâm giao thương của vùng kinh tế năng động bãi ngang, gần tỉnh lộ 37B nối trung tâm huyện với vùng bãi ngang, nối đường vành đai đi Hoàng Mai và các tỉnh phía Bắc (hiện huyện Quỳnh Lưu đã quy hoạch nơi đây là thị tứ). Mấy năm lại đây, xã Quỳnh Nghĩa đã nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vừa phát triển các ngành nghề, đồng thời đầu tư chiều sâu cho phát triển nghề biển. Nhiều gia đình mạnh dạn vay ngân hàng trên 100 triệu đồng để hùn vốn đóng tàu, mua sắm trang thiết bị đánh cá hiện đại. Toàn xã hiện có 125 chiếc tàu mũi đứng, phấn đấu từ nay đến 2010 có từ 135-150 tàu đánh bắt xa bờ. Ông Hồ Đình Xích - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Nghĩa đưa ra con số khích lệ: Xã Quỳnh Nghĩa có gần 1000 lao động gắn với nghề đi biển. Toàn xã có 135 tàu thuyền các loại. Mừng là thế nhưng lo cũng nhiều. Hầu hết gia đình các ngư dân gặp nạn thuộc hộ nghèo.
Con tàu mà họ đi trị giá hơn 1 tỷ đồng, do tất cả chung lưng vay ngân hàng mỗi người đôi trăm triệu để mua. Giờ cả tàu và người đều gặp nạn, người thân của họ đang đối mặt với khoản nợ lãi lớn. Hiện, ở xã Quỳnh Nghĩa, tổng số nợ của các chủ thuyền gần 40 tỉ đồng. Trong số đó có một số trường hợp không đủ khả năng thanh toán. Sau mấy vụ thuyền ngư dân gặp nạn, xã cũng đã hỗ trợ, trang bị đầy đủ phao cứu sinh cho tất cả các thuyền, nhưng “chắc gì họ đã mặc”, ý thức của ngư dân vẫn còn chủ quan lắm. Vừa rồi, UBND tỉnh cấp cho xã máy “Liên lạc tầm xa” trong bán kính khoảng 10 hải lý, thấm gì đâu khi ngư dân toàn ra khơi đến 50 hải lý. Ông Chủ tịch UBND xã vừa nói, nét mặt nhìn tội nghiệp: “Cấp máy liên lạc nhưng hiện tại UBND tỉnh chưa cho tần số nên máy vẫn phải “đắp chiếu”.

Nỗi ám ảnh mang tên "làng góa chồng"
Số phận hẩm hiu ở xóm không chồng

-

Người phụ nữ bị trai làng hãm hiếp suốt 20 năm

Tiin.vn - Suốt thời gian dài bị đám trai làng lợi dụng, hãm hiếp, chị T. đã trở nên điên loạn.
Người phụ nữ bất hạnh này là Nguyễn Thị T. (SN 1968) ở xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An). Vốn là một cô gái xinh đẹp nhưng sau khi mồ côi bố mẹ, gặp nhiều trắc trở tình duyên, chị sống độc thân.
Người phụ nữ bị trai làng hãm hiếp suốt 20 năm
Chị Tần sợ hãi khi tiếp xúc với đàn ông
Chị T. đã 7 lần sinh thì có đến 5 lần đem bán con để lấy tiền để sống và lại tiếp tục… đẻ con. Còn bà Trương Thị Xuân (hàng xóm chị T.) cho hay, đêm đến vẫn nghe tiếng chị xua đuổi mấy gã đàn ông nhưng không ai dám đến can thiệp.
Điều đáng nói, sự việc xảy ra trong một thời gian dài nhưng chính quyền địa phương tỏ ra bàng quan, thờ ơ, thiếu trách nhiệm. Trả lời về việc này, bà Nguyễn Thị Hường, Phó phòng Phòng chống tệ nạn xã hội huyện Anh Sơn cho biết: "Trách nhiệm của chúng tôi chỉ là giải quyết những trường hợp phụ nữ hoặc trẻ em bị bán được trả về địa phương mà thôi. Ở trường hợp này, chúng tôi không có chức năng giải quyết".
Còn một cán bộ của Phòng Trẻ em LĐ - TB - XH tỉnh Nghệ An tỏ ra ngạc nhiên: "Vụ việc này, chúng tôi chưa nghe bao giờ. Nếu có thông tin thì chắc chắn những phòng ban có liên quan của sở đã chỉ đạo làm rõ rồi".
Làng xóm và người thân của chị T. đều khẳng định, trong 5 đứa con sau của chị đều bị trai làng hãm hiếp mà có thai.
Trong khi đó, ông Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch UBND xã Lạng Sơn lại cho rằng, cả 7 đứa con của chị T. đều có chung một bố tên là T.(!?).
Chiều 24/2, chị gái của chị T. cho biết, mấy ngày gần đây, nhóm trung niên tại địa phương vẫn lần mò đến nhà chị T. để quan hệ với chị.
- Đổi đời nhờ xuất khẩu lao động (TT).
- Phá 2 đường dây bán 60 phụ nữ sang Trung Quốc (TN). - Gặp lại người phụ nữ từng bị chồng “tra tấn” dã man ở Vĩnh Phúc (GDVN). - Thất nghiệp tại Pháp : một người tự thiêu vì tuyệt vọng (RFI).
- Bà lang Mường nổi tiếng chữa vô sinh, hiếm muộn (DV).
- Những độc chiêu “buôn thần bán thánh”: Kỳ 1: Nước lã hóa đen và ‘phép thần’ của thầy Quýt (PT).

 
Nhân phẩm, một cách tiếp cận văn hóa từ lịch sử (VHNA 14-2-13) -- P/v Bùi Văn Nam Sơn
Tiến sĩ 'nội' với thành tích khoa học 'ngoại' (VNN 14-2-13)
Nữ nhà văn Tây 'sợ' Tết Việt (TP 14-2-13)
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Văn hoá đánh thức nhân cách một dân tộc (TTVH 14-2-13)
-Is Consumption Distorted by Income Inequality?

-Nghi án cao nhân phong thủy 'yểm' ngôi cổ lăng




Mất iPhone hoang báo mất tiền tỉ, bị phạt 750.000 đồng
(NLĐO)- Mất 2 chiếc điện thoại iPhone 3 và 5 song lại hoang báo với công an là mất tài sản trị giá tiền tỉ, chị Vũ Hoàng Điệp (SN 1980 ở Hà Nội) đã bị phạt hành chính 750.000 đồng về hành vi khai báo gian dối.

- Những hình ảnh phát ớn tại lễ Khai Ấn đền Trần (Phair Zios). - Những hình ảnh phản cảm tại lễ khai ấn đền Trần (TP). – “Điểm cộng” cho lễ hội khai Ấn đền Trần (ĐĐK). - Lá ấn hay khao khát quan lộc (TTVH). – Mùa lễ hội đầu xuân: Vẫn còn nhiều “sạn” (ĐĐK). - Văn hóa giành giật (TP). – Thẩm mỹ giấm ớt (LĐ). – Đưa lễ hội vào quy củ (SGGP).- Khai ấn đền Trần vẫn là lễ của quan (TN). - Lễ khai ấn đền Trần: chờ chực ấn, càn quét lộc (TT). - Khai ấn đền Trần Nam Định 2013: Lại giẫm đạp tranh ấn, cướp lộc (DV). - Giẫm đạp, buôn bán ấn giữa đền Trần (TP). - Sự mê muội lên cơn(DV). - Bát nháo ở miếu Bà Chúa Xứ núi Sam (DV). - Đi lễ chùa Bà: Ngất xỉu vì khói hương, kẹt xe (PLTP). - Vẫn một mùa lễ hội bất an (SGTT). - Các điểm lễ ùn ứ ngày rằm tháng giêng (LĐ). - Cần phổ cập lại tri thức tín ngưỡng (DV).

- Trả lễ hội truyền thống cho người dân (PLTP).


- Miễn phí dịch vụ để khuyến khích người dân hỏa táng (DT).


- Cảnh báo bốn thuốc cổ truyền Trung Quốc chứa thuỷ ngân và chì (SGTT).- Lo độc chất trong quần áo Trung Quốc (DT)

- Không nên mua và sử dụng ô mai “Tàu” (PL&XH).



.Tỏi Lý Sơn bị đầu nậu người Trung Quốc đánh tráo
Nguoi Viet Online-Huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi với diện tích chưa đầy 28 km vuông, nếu cộng thêm Ðảo Nhỏ, diện tích của Lý Sơn xấp xỉ 33 km vuông, trong đó, Ðảo Lớn có dân số áp đảo so với Ðảo Nhỏ, 27 ngàn dân so với 500 dân ở Ðảo Nhỏ.
- Đổi thay Lèn Cờ (TT). Phó Thủ tướng - Giáo sư - Tiến sĩ - Tiến sĩ: Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhận bằng Tiến sĩ danh dự (DT 24-2-13) -- Thái Lan chơi xỏ! (Hẳn là theo đề nghị của trang web thai-studies, thường ganh tị với viet-studies)

Vì sao ảnh đồng tính của Maika đoạt giải World Press Photo?
--Nghề công tác xã hội ở Việt Nam: Số lượng và chất lượng (PetroTimes 24-2-13)

Trên 3.000 cử nhân thất nghiệp đi về đâu? (DT 24-2-13) -- Sang Thái Lan chăng?
Giảm 50% học phí để thu hút thí sinh học tiếng Nga (DT 24-2-13) -- Còn ai không tin ở cơ chế thị trường?
PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái: Sắc màu “người” và “hoa” (TTVH 24-2-13)

Hết hồn với hotgirl chửi tục (NĐT 24-2-13) -- Trung Quốc mà biết dân ta dễ "hết hồn" như thế thì khi đánh ta, chúng sẽ cho một tốp hotgirl chửi tục đi đầu.
- Có nên chấp nhận “Luật hôn nhân bình đẳng” ở Việt Nam? (PT).
- Rối rắm của nhà nông làm “hàng độc” (SGTT).- Người Cor ấm cái bụng nhờ… cây đót (SGTT).

Cả làng vây đánh nhóm đòi nợ thuê hung hãn (TNO) Ngày 25.2, thông tin từ Công an H.Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) cho biết cơ quan này đang tiến hành điều tra vụ ẩu đả tập thể tại xã Vĩnh Tân, H.Vĩnh Lộc, vào trưa 24.2, khiến 8 người trọng thương, 2 xe taxi bị thiêu rụi. Được biết, vào thời điểm trên có một ...
Thanh Hóa: Ẩu đả nghiêm trọng, 2 xe taxi bị đốt cháyĐài Tiếng Nói Việt Nam
Dân làng vây đánh nhóm đòi nợ thuê, đốt hai taxi. Pháp Luật Hình SựXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
5 côn đồ bị dân đánh trọng thươngTin tức 24h

Đình chỉ điều tra trung úy công an dùng nhục hình
(NLĐO) – Ngày 25-2, theo nguồn tin riêng của Báo Người Lao Động, VKSND Tối cao vừa ra quyết định đình chỉ vụ án dùng nhục hình và đình chỉ điều tra đối với bị can Nguyễn Xuân Cảnh, nguyên trung úy Đội CSĐT tội phạm về TTXH Công an huyện Tuy Phước - Bình Định.
- Hoảng nhìn học trò trưng diện quá lố (DT).- - Lột truồng và vết thương không phai (ĐV).
- Sữa dê Danlait 300 nghìn/hộp không phải là sữa ! (VnMedia). - Giám đốc Mạnh Cầm lần đầu lên tiếng về sữa Danlait (TTXVN).
- Bắc Kinh khó thoái thác trách nhiệm bảo vệ môi trường (TQ). - Truyền thông Trung Quốc kêu gọi ngăn chặn ô nhiễm (TN).

Tổng số lượt xem trang