Chuyển tiền về Việt Nam an toàn hơn với luật mới
WESTMINSTER (NV) -Liên bang sắp sửa ban hành luật chuyển tiền mới, Electronic Fund Transfers (Regulation E), nhằm tăng sự bảo vệ quyền lợi cho các khách hàng chuyển tiền cho người thân ở nước ngoài. Vì thế, nhiều người gốc Việt sống tại Mỹ, mỗi năm gửi tổng cộng hàng tỷ đô la về Việt Nam, nay sẽ an tâm hơn khi sử dụng các dịch vụ chuyển tiền.
Luật mới Hoa Kỳ tăng quyền lợi cho khách hàng chuyển tiền cho người thân ở nước ngoài. (Hình: Atta Kenare/Getty Images)
“Luật mới có tác dụng bảo vệ tốt hơn lợi ích của khách hàng,” Luật Sư Nguyễn Hoàng Dũng, luật sư đại diện của công ty chuyển tiền Tín Nghĩa, nói với phóng viên nhật báo Người Việt về ảnh hưởng của điều luật mới. Nhân viên của một số công ty chuyển tiền khác, như Western Union và Hoa Phát, cũng đưa ra những nhận xét tương tự.
Electronic Fund Transfers (Regulation E)
Theo CFPB, khách hàng sẽ được đảm bảo có đầy đủ thông tin về quy định chuyển tiền của công ty trước khi quyết định sử dụng dịch vụ, có quyền hủy bỏ dịch vụ và lấy lại tiền trong vòng 30 phút, và có 180 ngày để thông báo mọi trục trặc trong việc chuyển/nhận tiền để được công ty chuyển tiền bồi thường.
Luật chuyển tiền vốn dĩ rất phức tạp, liên bang và tiểu bang đều có các cơ quan chính phủ và các điều luật riêng để giám sát kiểm tra hoạt động này nhằm chống nạn rửa tiền, chống tài trợ khủng bố, cũng như bảo vệ an toàn tài chính cho khách hàng.
Theo đạo luật cấp liên bang liên quan đến vấn đề bảo vệ các khách hàng sử dụng dịch vụ tài chánh Dodd-Frank Act được Tổng Thống Barrack Obama thông qua năm 2010, một ủy ban bảo vệ người tiêu dùng các dịch vụ tài chánh (CFPB) được hình thành để giám sát việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
Cuối năm 2012, ủy ban này soạn thảo điều luật mới yêu cầu các công ty chuyển phát tiền ra nước ngoài phải công bố rõ ràng các quy định làm việc và các cam kết dịch vụ được truyền tới khách hàng đầy đủ trước và sau khi khách hàng sử dụng dịch vụ. Ðạo luật này không chỉ áp dụng đối với dịch vụ chuyển tiền, mà cả các dịch vụ tài chánh khác mà các công ty này cung cấp cho người dân.
Luật Sư Nguyễn Hoàng Dũng phân tích: “Luật mới có tác dụng bảo vệ tốt hơn lợi ích của khách hàng khi yêu cầu các công ty chuyển tiền thể hiện rõ ràng và đầy đủ hơn (trên các điều kiện/điều khoản dịch vụ...) các cam kết dịch vụ của mình trước và sau khi khách hàng gửi tiền. Các công ty chuyển tiền sẽ phải cung cấp kỹ lưỡng hơn các thông tin về dịch vụ của mình trên phiếu gởi tiền/receipt, bao gồm các cam kết về tỷ giá (exchange rate), thời hạn giao tiền (dự kiến tối đa), gia hạn thời gian xử lý khiếu nại của khách hàng. Luật cũng hướng dẫn khách hàng có thể gửi các phàn nàn của mình về cơ quan giải quyết khiếu nại của CFPB.”
Ðiều luật này tuy mới với liên bang, nhưng tại nhiều tiểu bang, trong đó có California, luật hiện hành vốn dĩ đã thỏa mãn yêu cầu của luật mới mà liên bang sắp ban hành.
Quyền lợi người gửi tiền được đảm bảo hơn
“Là con trong một gia đình người Nam Á, tôi nhớ cha mẹ thường gửi tiền về cho gia đình và bạn bè ở Ấn Ðộ. Mọi thứ chỉ căn cứ qua hóa đơn nên họ phải lo lắng chờ đợi cho đến khi biết chắc chắn người nhà nhận được tiền thì mới yên tâm,” ông Nick Rathod, phụ tá giám đốc điều hành ban quan hệ quốc tế liên chính phủ của CFPB, cho biết.
Ông Nguyễn Trọng Phú, phó giám đốc công ty chuyển tiền Hoa Phát, tương tự nói: “Quyền lợi khách hàng sẽ được bảo vệ nhiều hơn. Thật ra, từ trước đến nay, các tiểu bang đã có các luật tương tự... nhưng đây là lần đầu tiên có những điều luật ‘Bảo Vệ Quyền Lợi Khách Hàng’ từ cấp liên bang.”
“Trong khoảng thời gian phục vụ cho cộng đồng người di dân, tôi rất hãnh diện khi CFPB nay mang lại sự bảo vệ mới cho rất nhiều người tiêu dùng, trong đó có gia đình tôi,” ông Rathod cho biết.
Về phần các công ty chuyển tiền tại Little Saigon
Số tiền người Việt ở hải ngoại gởi về Việt Nam, hay còn gọi là kiều hối, trong năm 2012 có thể đạt tới $10 tỷ, tăng khoảng $1 tỷ so với năm 2011. Little Saigon, nơi có rất đông người gốc Việt sinh sống, chắc hẳn góp phần không nhỏ trong số tiền kiều hối trên. Từ các tiệm tại những góc đường lớn cho đến các quầy hàng trong chợ thực phẩm, chi nhánh văn phòng của các công ty chuyển tiền có thể nói là có mặt khắp nơi để phục vụ nhu cầu gửi tiền cho người thân của cộng đồng.
Ðiều luật mới của liên bang về chuyển tiền ra nước ngoài, hiện phải dời ngày hiệu lực lẽ ra vào ngày 7 Tháng Hai lại, chưa rõ đến khi nào, cũng chính vì yêu cầu của nhiều công ty chuyển tiền tại Hoa Kỳ, với lý do họ “cần thêm thời gian để chỉnh đổi cung cách làm việc,” theo thông cáo của CFPB.
Ngược lại, một số công ty chuyển tiền trong khu vực Little Saigon nói là luật mới “không ảnh hưởng bao nhiêu” đến hoạt động của công ty vì “các quy định hiện tại đã đảm bảo quyền lợi của khách hàng” theo đúng yêu cầu.
“Các quy định làm việc của công ty Tín Nghĩa đã được xây dựng rất chặt chẽ, kỹ lưỡng trong các phần thông tin và cam kết dịch vụ với khách hàng, do đó đối với công ty Tín Nghĩa hầu như không có thay đổi gì lớn vì các quy định hiện tại,” đại diện Tín Nghĩa, Luật Sư Nguyễn Hoàng Dũng cho biết.
Phó giám đốc công ty Hoa Phát phân tích: “Ðối với Hoa Phát, chúng tôi sẽ không có nhiều thay đổi. Chúng tôi vẫn luôn bảo vệ quyền lợi của thân chủ. Trong các đơn gửi tiền từ trước đến giờ, chúng tôi đã có thông tin về ‘Cancellation/Right to Refund’ và tại mỗi cơ sở chúng tôi cũng đã có các thông tin để các thân chủ có thể hiểu thêm về Luật Chuyển Tiền và Quyền Lợi của Khách Hàng.”
Một số công ty chuyển tiền khác như Le Gửi Tiền Lẹ hay Western Union cũng xác nhận sẽ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng theo đúng điều luật mới, nhưng không cung cấp chi tiết về quy định làm việc (policy) của công ty.
“Vấn đề chuyển tiền rất tế nhị và quan trọng. Quan trọng nhất không phải là các điều mới trong luật Dodd-Frank, mà là vấn đề phải chọn đúng công ty để đáp ứng nhu cầu chuyển tiền về cho thân nhân tại quê nhà,” ông Phú không quên nhắc nhở.
“Trong quá khứ, đã có các công ty không hợp thức, không license, mở ra một vài tháng rồi giựt tiền bà con. Cộng đồng chúng ta phải cẩn giác và lựa chọn nơi uy tín và có license chuyển tiền.”
–
Liên lạc tác giả: vu.an@nguoi-viet.com
Tư bản đỏ ở Việt Nam: Đường đến 1 tỉ đô (NCĐT 25-2-13
Việt Nam trước thềm các mô thức thương mại mới (SGTT 25-2-13)
Phế tích Nhân Cơ? Tiềm năng khai thác du lịch từ các di sản địa chất (VN+ 25-2-13) - Lê Trung Thành: Viết tiếp về dự án Bauxite Tây Nguyên (BoxitVN). Bài 2: TỔ HỢP BAUXITE NHÂN CƠ – CÁI BÁNH VẼ XƯƠNG XẨU? - Tư liệu liên quan đến bản Kiến Nghị 2009 (6) – Thư ngỏ số 3. - Tư liệu liên quan đến bản Kiến Nghị 2009 (7) – Thư phản hồi của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. - Vinacomin vẫn sốt sắng đi xin ‘cơ chế’ cho bauxite(Sống mới). - Cần tính kỹ hiệu quả dự án bôxit (TT). - “Việc dừng dự án Nhân Cơ trong bối cảnh hiện nay là không thực tế” (GDVN).
– Vàng trang sức sẽ chính thức bị đánh thuế từ 1-3(PL&XH). – Chính thức đánh thuế vàng, đánh vào khoản tiết kiệm của dân (ĐV). – Thuế cố áp cho vàng chuẩn bị đi vào thực thi (Sống mới).
- Đình chỉ điều tra vụ trung úy cảnh sát dùng nhục hình (TN).
- Ai đứng sau vụ Agribank cho Lifepro Việt Nam vay hơn 3.000 tỷ đồng? – Kỳ cuối: Nghi vấn ‘thổi giá’ để vay được ngàn tỷ (TP). - “Bơm“ hàng trăm tỷ đồng vốn ưu đãi vào “dự án trên giấy“? (PLVN).
- Về Bình ruồi: Tướng ruồi bu (Phước Béo).
- Dự án mở rộng Quốc lộ 24: Quảng Ngãi: Bị bồi thường đất ở theo giá đất vườn (DV). - Phí đường bộ xe máy 60 -150 nghìn đồng/năm? (TP). - Rối với tỉ lệ đạm trong sữa (TT).
Thề không tham nhũng: Khai hội Minh thề không tham nhũng tại Hải Phòng (SM 24-2-13) --
-Kế hoạch tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam bị chỉ trích
Thủ tướng Việt Nam vừa phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế cho giai đoạn 2013-2020, với mục tiêu « nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh ». Nhưng theo hãng tin Reuters một số chuyên gia cho rằng kế hoạch này không có bước đột phá nào cả.
Các ngân hàng trung ương theo đuổi biện pháp nới lỏng tiền tệ
Các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đang ngày càng sa vào các biện pháp nới lỏng tiền tệ để vực dậy nền kinh tế.
- Kinh tế VN ‘chưa có dấu hiệu phục hồi’ (BBC).
- Ban Kinh tế Trung ương làm việc với Tập đoàn Dầu khí (VNE).
- Giá USD lao dốc sau động thái can thiệp của Ngân hàng Nhà nước (LĐ). - 12 ngân hàng lập tức thu phí ATM nội mạng (VnEco).
- Chờ vĩ mô “chạy” (ĐTCK). - Thị trường trái phiếu sẽ sôi động (TN). - Trục lợi chứng khoán bằng tin đồn (PT). - Giám sát những giao dịch chứng khoán bất thường (VnEco).
- Địa ốc vẫn lãi! (SGGP). - Chia nhỏ căn hộ cũng trở thành một… cuộc thi (DT).
-Thu hút FDI carbon thấp nhằm phát triển bền vững (Tin tức).
- ‘Nghi án’ chuyển giá để trốn thuế của các doanh nghiệp (NĐT).
- Vươn ra nước ngoài (TN).
- Đến giữa tháng 2 cả nước xuất siêu 1,4 tỉ USD (LĐ).
- ‘Đang bàn phương án điều chỉnh giá xăng dầu’ (VNE). - Xăng, tỉ giá có thể tạo “cơn sóng” lạm phát (PLTP). - Nhiều cây xăng bán nhỏ giọt (TN). - Cây xăng treo biển mất điện, xăng lẻ bán giá cao (LĐ). - Xăng dầu chịu sức ép tăng giá (DV). - Giá xăng dầu khó giữ (VnEco). - Cây xăng treo biển mất điện, xăng lẻ bán giá cao (LĐ).
- Ngư dân Đà Nẵng trúng đậm ruốc (DV).
- Khuyến cáo nông dân không trồng khoai mì bán lá (TN). - Người trồng lúa ngày càng nghèo đi? (ANTĐ).
- Bất thường xe siêu sang “hồi hương” – Kỳ 2: Công an vào cuộc điều tra (TN).
- Thương hiệu doanh nghiệp và cái ‘mác’ Vina (TVN). - Vingroup chấm dứt cung cấp dịch vụ cho khu căn hộ tại Vincom Bà Triệu (DT/ Sống mới).
- Sếp già lo chuyển giao quyền lực cho con (VNN).
- Đường đến 1 tỉ đô (NCĐT).
- Nguy cơ xe hỏng do bão ở Mỹ lọt ra thị trường (Sống mới).
- Trung Quốc thâu tóm BĐS Anh (VNN).
- Myanmar thời kỳ đầu mở cửa (TVN).
- Pháp chuẩn bị tăng hàng loạt thuế (RFI).
- Những lò đào tạo tỷ phú lừng danh nhất thế giới (VNE).
- Công ty Ikea cũng bị dính vụ ‘thịt ngựa’ (VOA).Dân TQ Vào Lào Kinh Doanh Nuôi Cá Lậu, Bị Bố Ráp (02/24/2013)
- Tại sao khủng hoảng euro chưa dứt? (ĐTCK). Mô hình tăng trưởng Trung Quốc: A brief history of the Chinese growth model (China Financial Markets 21-2-13) -- Bái rất có ích của Michael Pettis
- Vì sao sếp ngân hàng liên tiếp dính tin đồn lao lý? (Zing).- Đầu tư ra nước ngoài: Nhìn lại và đi tới (TC).
- Khó khăn vây bủa dầu khí Việt Nam (PVN) (Alan Phan).
- Ù cái đã (NNVN).
- Tăng tuổi hưu – nói dễ, làm không dễ (ĐĐK).
– Khẳng định vai trò của kinh tế nhà nước (ANTĐ).
- Khai tử vàng nhỏ lẻ, vàng nhẫn! (ĐĐK).
- Chứng khoán tuần này nhảy “hoang mang style”? (VnMedia).
-– “Vỡ mộng” vì dự án Đại Thanh “mở hàng” căn hộ không sổ đỏ (Infonet).
- DN trả lương chậm bị phạt 50 triệu đồng (CAND/TP).
- Thị trường hàng không: Ngày càng khó cho tư nhân (DT). – Giám đốc VietJetAir hy vọng Air Mekong sớm bay trở lại (GDVN).
- Xuất khẩu dệt may sáng trở lại (SGGP).
- Xuất khẩu cá tra vào Mỹ gặp trở ngại (VnEco).
- Thu mua tạm trữ lúa, gạo: Thực tế cần nhiều, chỉ tiêu quá ít! (NNVN).
- Khoai lang xuất khẩu “sốt” giá (TN).Kinh tế Trung Quốc nhìn từ các chỉ số phi chính thức
Các số liệu chính phủ Trung Quốc công bố gần đây cho thấy nền kinh tế này trên đà hồi phục. Tuy nhiên, vẫn còn hoài nghi về các con số này
Project Syndicate -The US is facing another round of cuts in federal spending, this time threatening to trim at least 0.5 percentage points from GDP growth and to precipitate a loss of at least one million jobs. Automatic across-the-board spending cuts, or the “sequester” as it is commonly called, are the gravest current threat to America's recovery.Transatlantic Trade-Offs
Project Syndicate -Many observers have high hopes for the Transatlantic Trade and Investment Partnership, which the US and the EU announced last week. But the High-Level Working Group on Jobs and Growth, which was tasked with identifying the policies and measures that should define the negotiations, has rightly recommended a conservative approach.
On The Brink Of A Canada-EU Trade Deal: A Recap
Anticipating the Collapse of the Dollar
Panic-driven Austerity in the Eurozone and Its Implications
EU: Deeper Recession ForecastThe Press Misunderstanding MoneyETFs and ETNs are Different, and You Better Know How