Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG: CHIẾN TRƯỜNG MỚI CỦA MỸ?

-CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG: CHIẾN TRƯỜNG MỚI CỦA MỸ?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ Ba, ngày 19/2/2013

TTXVN (Óttaoa 8/2) 

Mạng tin “Nghiên cứu toàn cầu” ngày 28/1 đã đăng bài phân tích về việc Thái Bình Dương trở thành chiến trường mới của Lầu Năm Góc của chuyên gia Mỹ về các vấn đề an ninh Wayne Madsen là người chuyên bình luận về chính trị và an ninh quốc gia Mỹ tại nhiều cơ quan truyền thông lớn như Fox News, ABC, NBC, CBS,PBS, CNN, BBC, AI Jazeera, và MS­NBC với nội dung sau: 

Các nhà tham mưu Lầu Năm Góc và những “cò mồi” nhân loại học được trả tiền đang tăng tốc cho một trận chiến sắp tới của Lầu Năm Góc tại Thái Bình Dương. Họ sẽ đảm bảo các đảo quốc, nằm rải rác trong một vùng biển rộng lớn vẫn nằm trong tầm ảnh hưởng Anh-Mỹ và không trở thành một phần của cái “Hồ Trung Quốc”.

 Thái Bình Dương đã trở thành một địa điểm ưa thích của các nhà nhân loại học được Chính phủ Mỹ tài trợ từ sau luận án về người Xamoa năm 1928 của bà Margaret Mead, Luận án này đã đặt nền móng cho nghiên cứu nhân chủng học có liên quan đến tình báo về các dân tộc tại Thái Bình Dương của quân đội và các cơ quan tình báo Mỹ. Bà Mead sau đó đã trở thành một nhà nghiên cứu của RAND Corporation, một tổ chức có quan hệ với Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) và ủng hộ việc CIA tài trợ cho các cuộc điều tra và nghiên cứu nhân chủng học thông qua các khoản hỗ trợ nghiên cứu học thuật từ Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID). Các dự án của USAID/CIA với những cái tên như Phoenix, Prosyms, Sympatico và Camelot đã sử dụng các nhà nhân chủng học và khoa học xã hội để trinh sát các khu vực có người dân tộc thiểu số sinh sống ở miền Nam Việt Nam, Inđônêxia, Pakixtan, Côlômbia và Chilê nhằm quyết định cách thức lực lượng đặc nhiệm và các điệp viên Mỹ có thể sử dụng những người thiểu số này để thúc đẩy các mục tiêu quân sự của Mỹ. Các chiến dịch trong dự án Phoenix tại miền Nam Việt Nam và Prosyms tại Inđônêxia đã dẫn đến sự diệt chủng trên quy mô lớn.

Ngày nay, các chương trình nhằm vào người dân bộ lạc và bản địa của quân đội Mỹ đã được thực thi tại Ápganixtan, Irắc và đang hướng tới Thái Bình Dương để tăng tốc cho một cuộc chiến, mà theo các nhà tham mưu tại Lầu Năm Góc và Langley, là không tránh khỏi với Trung Quốc.

Quân đội Mỹ đang tìm cách thuê 15.000 acres (1 arce xấp xỉ 4.050m2) đất tại Xamoa thuộc Mỹ để thành lập một trung tâm huấn luyện lớn trong ít nhất là 5 năm hoặc lâu hơn. Quân đội Mỹ muốn căn cứ này được phép sử dụng đạn không sát thương trong huấn luyện ban ngày và ban đêm. Chắc chắn, Mỹ đang tìm cách xây dựng một môi trường nông thôn và làng nhiệt đới đe quân đội Mỹ và các “liên minh tự nguyện” tương lai thực hành chiến đấu chống một kẻ thù tại khu vực Thái Bình Dương. Kẻ thù đó là Trung Quốc.

Mỹ rõ ràng đang coi Thái Bình Dương là một chiến trường tương lai giữa Mỹ và các lực lượng đồng minh với Trung Quốc để giành quyền kiểm soát những tuyến đường thương mại quan trọng trong một vùng biển rộng lớn. Từ sau chiến dịch quân sự của Mỹ chống lại Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai đến nay, Thái Bình Dương mới được chứng kiến sự khuyếch trương sức mạnh quân sự lớn như vậy của Mỹ.

Việc chính quyền của Tổng thống Barack Obama quyết định chuyển các lực lượng quân đội của họ sang châu Á-Thái Bình Dương đã châm ngòi một phản ứng mạnh từ Trung Quốc, quốc gia tự coi mình là mục tiêu cuối cùng của sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Mỹ. Đại sứ Trung Quốc tại Ôxtrâylia Trần Dục Minh đã gọi việc triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ tại Darwin là một sự “sỉ nhục” và một chính sách ngăn chặn kiểu Chiến tranh Lạnh nhằm vào Trung Quốc.

Việc thiết lập một căn cứ huấn luyện quân sự Mỹ tại Xamoa thuộc Mỹ diễn ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ tham dự hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF), được tổ chức tại Rarotonga, quần đảo Cook vào ngày 31/8/2012. Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng Mỹ tới quần đảo Cook và nhấn mạnh quyết tâm của Mỹ duy trì sự kiểm soát chặt chẽ của họ đối với các đảo quốc nhỏ tại Thái Bình Dương, trong khi vẫn tăng cường các lực lượng quân sự trong khu vực.

Mỹ và hai đồng minh Thái Bình Dương là Ôxtrâylia và Niu Dilân đang tìm cách củng cố quyền bá chủ thực dân mới của họ với các quốc đảo  Thái Bình Dương, chỉ độc lập trên danh nghĩa. Các nhà nghiên cứu nhân chủng học của Lầu Năm Góc và CIA đang làm cho người dân các quốc đảo Thái Bình Dương chia rẽ. Việc bà Clinton tham gia hội nghị cấp cao PIF không chỉ nhằm duy trì thực trạng, mà còn thúc đẩy sự cạnh tranh giữa những người Polynesi, Micronesi và Melanesi giữa các đảo quốc này.

Mỹ, đang sở hữu các nước bán độc lập như Micronesia, Palau, quần đảo Marshall, cũng như hoàn toàn kiểm soát các lãnh thổ Mỹ là Guam và Bắc Marianas, có thể sử dụng ảnh hưởng của họ đối với những người Micronesi để khiến họ chống lại hai sắc tộc lớn còn lại. Mỹ, Ôxtrâylia và Niu Dilân có thể sử dụng những nhận thức về sự thù địch sắc tộc tại Thái Bình Dương để đảm bảo rằng Trung Quốc phải ở ngoài khu vực này.

Một phần của chiến lược này đang dựa trên hoạt động ngoại giao “tiền bạc” của Đài Loan nhằm duy trì các đại sứ quán và phái đoàn viện trợ của Đài Loan, chứ không phải của Trung Quốc tại các quốc đảo nhỏ này. Hiện Đài Loan đang có các đại sứ quán tại Tuvalu, Quần đảo Xôlômôn, quần đảo Mácsan, Palau, Nauru và Kiribati. Trong số các quốc đảo này, Nauru, Quần đảo Xôlômôn và Kiribati đã chuyển lại sang công nhận Đài Loan sau khi mở rộng quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Kiribati đã phải chịu sức ép lớn sau khi họ quyết định cho phép Trung Quốc xây dụng một trạm theo dõi tên lửa ở phía Nam Tarawa. Mỹ tin rằng Trạm theo dõi vũ trụ từ xa của Trung Quốc sẽ do thám hoạt động của nơi thử nghiệm phòng thủ tên lửa đạn đạo trên đảo san hô Kwajalein của Quần đảo Mácsan thuộc chương trình “Chiến tranh giữa các vì sao II”. Những người dân Mácsan trên đảo san hô này cũng đang phải chịu sự giám sát thường xuyên của lực lượng an ninh Mỹ được vũ trang mạnh.

Năm 2004, Vanuatu đã chuyển sự công nhận từ Đài Loan sang Trung Quốc sau khi Thủ tướng Vanuatu hồi đó là Serge Vohor đã có chuyến thăm bí mật tới Đài Loan và bị mất quyền lực trong một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Ông Vohor đã đấm đại sứ Trung Quốc sau chuyến thăm Đài Loan. Những sự cố như vậy tại các quốc đảo Thái Bình Dương đã làm nổi bật các cuộc bạo động giữa các chính đảng đối lập và các nhóm sắc tộc. Lầu Năm Góc sẽ sử dụng những mồi lửa chính trị-sắc tộc này như một vũ khí bí mật chống lại Trung Quốc.

CIA, Tổ chức tình báo an ninh Ôxtrâylia (ASIO) và Cơ quan tình báo bí mật Niu Dilân (NZSIS) đang có những chương trình nhàm phá hoại các chính phủ ở Nam Thái Bình Dương đang có các quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhân chủng học đang đi xa hơn. Nhận thức được sự hận thù của người dân các đảo quốc Thái Bình Dương nghèo khổ đối với các doanh nhân người Hoa địa phương thành đạt, các nhà nhân chủng học bị mua chuộc đã khuấy động bạo lực, nhất là ở quần đảo Xôlômôn và Tônga để gạt bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Hiện có những kế hoạch dự phòng để kích động bạo lực chống lại những người Hoa tại Phigi, Vanuatu và Papua Niu Ghinê. Chiến dịch Prosyms tại Inđônêxia dựa vào sự hận thù lâu dài giữa những người Hồi giáo Inđônêxia và những người Hoa để gây ra cuộc bạo loạn chống lại người Hoa sau cuộc đảo chính năm 1965 do CIA dàn dựng chống lại Tổng thống Sukarno. Cuộc bạo loạn này đã khiến hơn 100.000 người Hoa thiệt mạng và cắt đứt quan hệ của chính phủ của Tổng thống Suharto do CIA dựng lên với Trung Quốc.

Rõ ràng là việc huấn luỵện quân sự Mỹ tại Xamoa sẽ được sử dụng để huấn luyện những binh lính đánh thuê gốc quốc đảo Thái Bình Dương. Nhiều người dân quốc đảo Thái Bình Dương như các công dân của quần đảo Mácsan, Xamoa và Guam đã tham gia quân đội Mỹ để huấn luyện thanh niên nghèo khổ từ Kiribati, Micronesia, Xamoa và Phigi. Lực lượng đánh thuê Phigi và Tônga, đã tham gia các chiến dịch quân sự của phương Tây tại Irắc, Ápganixtan và các khu vực khác, cũng có thể tham gia lực lượng huấn luyện của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ tại Xamoa. Nếu chính phủ quân sự của Phigi, hiện đang phải chịu các biện pháp trừng phạt ngoại giao của Ôxtrâylia và Niu Dilân, vẫn tiếp tục xích lại gần Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, thì những đối tượng đánh thuê Phigi này có thể tiên hành đảo chính nhân danh CIA, ASIO và NZSIS tại quê hương họ. Một nhóm nhỏ các nhà ngoại giao tại đại sứ quán Trung Quốc tại Nuku’alofa, Tônga chứng kiến sự tức giận của người dân Tônga sẽ nhanh chóng hướng sang cộng đồng doanh nhân người Hoa. Những kịch bản tắm máu như vậy đã được Lầu Năm Góc vạch ra cho Thái Bình Dương.

Mỹ sẽ tiếp tục giữ các quốc đảo Thái Bình Dương nằm trong tầm ảnh hưởng của họ đế ngăn chặn sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc. Ngày nay, những người dân quốc đảo Thái Bình Dương đang phải đối mặt với một “Bức tường Béclin” ảo, giữ cho họ chỉ ở bên trong khu vực, trong khi những người bên ngoài như người Trung Quốc và người Nga không thể thâm nhập. Phương pháp mà Oasinhtơn, Canbơrơ và Oenlinhtơn thực hiện là tạo ra độc quyền về hàng không, vận chuyển hàng hải và yêu cầu xin thị thực quá cảnh. Bất kỳ hãng hàng không nào nối chuyến đến các quốc đảo Thái Bình Dương qua Xamoa, Guam và Hawaii đều phải xin thị thực quá cảnh Mỹ.

Có một lý do khiến nhiều cuộc thương thuyết và thỏa thuận thành lập Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) lại cực kỳ bí mật. Mặc dù TPP là một khối thương mại chiến lược, nhưng cũng bao gồm khía cạnh hợp tác quân sự, dường như không khác với Khối cùng thịnh vượng Đại Đông Á mà Nhật Bản thành lập trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Mỹ không muốn bị coi là nước khởi đầu TPP, nhưng mong muốn thỏa thuận này sẽ thay thế Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), một liên minh quân sự hồi Chiến tranh Lạnh. Khi có nhiều nước tham gia hơn, khía cạnh quân sự của TPP đã trở nên rõ ràng hơn. Các nước tham gia thương thuyết TPP đều chuẩn bị để tham gia một khối quân sự chống Trung Quốc tại Thái Bình Dương, gồm Niu Dilân, Xinhgapo, Brunây, Chilê, Ôxtrâylia, Canada, Malaixia, Mêhicô, Việt Nam, Pêru và Mỹ. Trong khi đó Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Philippin, Côlômbia, Côxta Rica, Lào và Đài Loan đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia TPP. Sự phong tỏa phía Đông Trung Quôc đã trở nên rõ ràng. Mỹ đã có các liên minh quân sự với 6/10 thành viên TPP khác. Từ Darwin, Ôxtrâylia, Vịnh Subie, Philippin đến Vịnh Cam Ranh, Việt Nam, Mỹ đang vạch ra đường biên giới khu vực ảnh hưởng châu Á-Thái Bình Dirơng của họ, mà Trung Quốc được cảnh báo là không nên vượt qua.

Bà Clinton có thể đã tới Rarotonsa với nụ cười và cả những kế Hoạch tội lỗi của Mỹ cho khu vực Thái Bình Dương, sử dụng những người dân quốc đảo Thái Bình Dương làm bia đỡ đạn trong một cuộc chiến tranh khu vực sắp tới với Trung Quốc.

***

 

TTXVN (Niu Yoóc 13/2

Tạp chí “Wall Streeter” của Mỹ mới đây đăng viết của tác giả Michael T. Klare, giáo sư của Khoa Nghiên cứu Hòa bình và An ninh Thế giới thuộc Đại học Hampshire của Mỹ, trong đó cho biết một số nhà phân tích ở Oasinhtơn cho rằng cuộc tranh cãi cuối cùng với Iran về tham vọng hạt nhân sẽ là cuộc khủng hoảng lớn đầu tiên thách thức tân Bộ trưởng Quốc phòng của Mỹ. Do có ít dấu hiệu cho thấy các cuộc đàm phán giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran đạt được bước đột phá, nhiều nhà phân tích tin rằng hành động quân sự của Ixraen hoặc Mỹ có thể nằm trong chương trình nghị sự năm 2013.

Nhưng tiếp theo rắc rối của vấn đề hạt nhân Iran là các cuộc khủng hoảng tiềm tàng và nhiều khả năng sẽ xảy ra hơn so với tưởng tượng của hầu hết các nhà phân tích: đó là cuộc xung đột ở biển Hoa Đông và Biển Đông.

Quyết tâm khẳng định quyền kiểm soát các hòn đảo tranh chấp của Trung Quốc ở các vùng biển giàu năng hrợng trên biển Hoa Đông và Biển Đông vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ Nhật Bản, Philippin và Việt Nam, cùng với sự quyết đoán khu vực lớn hơn của Mỹ đang gây lo lắng không chỉ cho khu vực mà cả toàn cầu. Khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng Iran vẫn là điểm nhấn vì nguy cơ gây mất ổn định rõ ràng ở Trung Đông lớn hơn và cuộc khủng hoảng đó đe dọa sản xuất và vận chuyển dầu toàn cầu. Nhưng một cuộc khủng hoảng ở biển Hoa Đông hay Biển Đông sẽ tạo nên những hiếm họa lớn hơn do khả năng đối đầu quân sự Mỹ-Trung và mối đe dọa đối với sự ổn định kinh tế của châu Á. Mỹ bị ràng buộc bởi hiệp ước hỗ trợ Nhật Bản hoặc Philippin nếu hai nước này bị nước thứ 3 tấn công, do đó bất cứ cuộc xung đột nào xảy ra giữa lực lượng vũ trang Trung Quốc và Nhật Bản hoặc Philippin đều có thể dẫn đến sự can thiệp quân sự của Mỹ. Nhưng do phần lớn thương mại của thế giới tập trung ở châu Á, đồng thời nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản cũng gắn bó chặt chẽ với nhau theo nhiều cách, do đó xung đột xảy ra trên các tuyến đường biển đều có thể làm tê liệt thương mại quốc tế hoặc gây suy thoái toàn cầu. Khả năng một cuộc xung đột xảy ra ngày càng tăng trong những tháng gần đây do Trung Quốc và các nước láng giềng tiếp tục đưa ra các tuyên bố chủ quyền cứng rắn và tăng cường lực lượng quân sự ở các khu vực tranh chấp. Các tuyên bố tiếp tục chính sách “trở lại” hoặc “tái cân bằng” lực lượng ở Thái Bình Dương của Oasinhtơn càng làm tăng thái độ không khoan nhượng của Trung Quốc và tăng cảm giác về cuộc khủng hoảng trong khu vực. Các nhà lãnh đạo của tất cả các bên tiếp tục khẳng định các quyền bất khả xâm phạm của đất nước họ ở các hòn đảo tranh chấp và cam kết sử dụng mọi phương tiện cần thiết để chống lại sự xâm nhập của các bên tranh chấp. Đặc biệt Trung Quốc tăng cường tần suất và quy mô của các cuộc diễn tập hải quân ở các vùng biển tranh chấp với Nhật Bản, Việt Nam và Philippin, từ đó càng làm tăng thêm căng thẳng trong khu vực.

Nhìn bề ngoài, những tranh chấp đó dường như chỉ xoay quanh vấn đề nước nào sở hữu các bãi san hô và đảo nhỏ mà hiện một loạt các quốc gia tuyên bố chủ quyền. Tại biển Hoa Đông, quần đảo tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản được gọi là Điếu Ngư theo tiếng Trung Quốc và Senkaku theo tiếng Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản đang quản lý quần đảo, nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền. Trên Biển Đông, một số nhóm đảo đang bị tranh chấp, kể cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc gọi là Nam Sa và Tây Sa. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ các quần đảo ở Biển Đông, trong khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, Brunây, Malaixia và Philippin cũng tuyên bố chủ quyền một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Tất nhiên Vấn đề không chỉ dừng lại ở chủ quyền đối với một số hòn đảo không người. Theo dự kiến của các nhà khoa học, dưới đáy biển của các hòn đảo đó còn có trữ lượng lớn dầu lửa và khí đốt tự nhiên. Quyền sở hữu các quần đảo tự nhiên sẽ đong thời sở hữu các nguồn dự trữ tài nguyên – vấn đề mà tất cả các nước đều mong muốn. Cùng lúc đó các lực lượng dân tộc chủ nghĩa cũng nổi lên mạnh mẽ. Người Trung Quốc tin rằng tất cả các quần đảo này là một phần lãnh thổ quốc gia của họ và tuyên bố chủ quyền của các nước khác là sự tấn công trực tiếp vào quyền chủ quyền của Trung Quốc. Thực tế việc Nhật Bản – nước xâm lược tàn bạo và chiếm đóng của Trung Quốc trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai – tuyên bố chủ quyền một số hòn đảo chỉ tăng thêm sự chỉ trích mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và thái độ không khoan nhượng của Bắc Kinh về vấn đề này. Tương tự, người Nhật Bản, Việt Nam và Philippin cảm thấy bị đe dọa bởi sự giàu có và sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, nhưng không chịu khuất phục trong các tranh chấp đảo. Những tranh chấp đó gần đây đang leo thang. Ví dụ, tháng 5/2011, Việt Nam cho biết các tàu chiến Trung Quốc quấy rối và thậm chí cắt dây cáp khảo sát địa chấn của các tàu thăm dò dầu khí của công ty PetroVietnam ở Biển Đông. Tháng 4/2012, các tàu hải giám vũ trang của Trung Quôc bao vây các tàu của Philippin khi các tàu Philippin kiểm tra các tàu cá Trung Quốc bị nghi ngờ đánh cá trái phép ở đảo Hoàng Nham, một hòn đảo nhỏ ở Biển Đông mà hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Biển Hoa Đông cũng chứng kiến căng thẳng tương tự trong thời gian gần đây. Ví dụ tháng 9/2012, các nhà chức trách Nhật Bản bắt giữ 14 công dân Trung Quốc có ý định đổ bộ lên một hòn đảo thuộc quần đảo Điếu Ngư/Senkaku để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc, từ đó kích động các cuộc biểu tình chổng Nhật Bản trên cả nước Trung Quốc và một loạt hoạt động thể hiện sức mạnh hải quân của cả hai bên ở các vùng biển tranh chấp.

Ngoại giao khu vực cũng ngày càng trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây do các tranh chấp hàng hải và các cuộc đụng độ quân sự kèm theo. Tháng 7/2012, tại hội nghị hàng năm của Hiệp hội-các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), lần đầu tiên trong lịch sử 46 năm của tổ chức này các nhà lãnh đạo hiệp hội đã không thể ra được một thông cáo chung. Chính Campuchia, chủ tịch luân phiên và là đồng minh tin cậy của Trung Quốc, đã ngăn chặn sự đồng thuận và không ủng hộ một số từ ngữ trong “bộ quy tắc ứng xử” nhằm giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Hai tháng sau, khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton đến thăm Bắc Kinh nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán về các tranh chấp, báo chí Trung Quốc đồng loạt chỉ trích gay gắt bà và các quan chức Trung Quốc không nhượng bộ bất cứ đề nghị nào của bà Clinton. Cuối năm 2012 tình hình càng xấu hơn. Ngày 1/12, các quan chức ở tỉnh Hải Nam – nơi quản lý các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, công bố một chính sách mới: hiện nay các tàu chiến Trung Quốc sẽ được trao quyền ngăn chặn, tìm kiếm, hoặc đẩy lùi các tàu nước ngoải thâm nhập hoặc bị nghi ngờ tiến hành các hoạt động trái phép ở các vùng biển Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Động thái này trùng hợp với sự gia tăng quy mô và tần suất của việc triển khai hải quân Trung Quốc trong khu vực tranh chấp. Ngày 13/12, Nhật Bản điều động máy bay chiến đấu F-15 xua đuổi một máy bay hải giám của Trung Quốc hoạt động trong không phận gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Đáng lo ngại, ngày 8/1 bốn tàu trinh sát của Trung Quốc thâm nhập các vùng biển do Nhật Bản kiểm soát trong 13 giờ. Sau đó 2 ngày, máy bay chiến đấu của Nhật Bản lại cất cánh khi một máy bay trinh sát của Trung Quốc xâm nhập không phận quần đảo này. Sau đó các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đuổi theo. Rõ ràng Trung Quôc không có ý định lùi bước mà ngược lại, họ sẽ tăng cường triển khai không quân và hải quân trong khu vực biến tranh chấp đúng như Nhật Bản đang làm.

Hiện nay một số nhân tố dường như đang làm tăng nguy cơ đối đầu, trong đó có sự thay đổi lãnh đạo ở Trung Quốc, Nhật Bản và đánh giá lại địa chính trị của Chính phủ Mỹ.

Tại Trung Quốc, đội ngũ lãnh đạo mới đang chú trọng sức mạnh quân sự và hành động quyết đoán quốc gia. Sau khi trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, ông Tập cận Bình đã vài lần đến thăm các đơn vị quân đội nhằm thể hiện quyết tâm của Đảng và Chính quyền trong việc tăng cường khả năng và uy tín của lực lượng lục quân, không quân và hải quân Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc phải đóng vai trò mạnh mẽ và quyết đoán hơn trong khu vực và thế giới. Ví dụ trong bài phát biểu trước các binh sĩ ở thành phố Huệ Châu, ông nói về “giấc mơ” trẻ hóa đất nước như sau: “Giấc mơ này có thể là một giấc mơ của một quốc gia hùng mạnh và đó là giấc mơ về một quân đội mạnh”. Đáng chú ý, ông sử dụng chuyến đi này để đến thăm tàu khu trục Hải Khẩu mới được bán giao cho Hạm đội Nam Hải chịu trách nhiệm tuần tra các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

Tại Nhật Bản, ê kíp lãnh đạo mới cũng đang chú trọng sức mạnh quân sự và sự quyết đoán quốc gia. Ngày 16/12, ông Shinzo Abe trở lại cương vị Thủ tướng Nhật Bản. Trông những tuần đầu tiên trên cương vị Thủ tướng, ông Abe công bố các kế hoạch tăng chi tiêu quân sự và xem xét lời xin lỗi chính thức của một cựu quan chức chính phủ đối với các phụ nữ bị bắt làm nô lệ tình dục của quân đội Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Những động thái này chắc chắn đe làm hài lòng các nhân vật cánh hữu Nhật Bản, nhưng nhất định kích động tình cảm chống Nhật Bản ở Trung Quốc, Hàn Quốc, và các nước khác mà Nhật Bản chiếm đóng trước đây. Đáng lo ngại hơn, Thủ tướng Abe nhanh chóng đàm phán một thỏa thuận với Philippin nhằm hợp tác lớn hơn về “tăng cường an ninh hàng hải” ở Tây Thái Bình Dương, một động thái nhằm chống lại sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Chắc chắn thỏa thuận này sẽ gây phản úng gay gắt từ Trung Quốc và do Mỹ có các hiệp ước phòng thủ chung với cả hai nước, thỏa thuận cũng sẽ làm tăng nguy cơ can dự của Mỹ trong các cuộc đụng độ tương lai trên biển.

Tại Mỹ, các quan chức cấp cao đang tranh luận việc thực hiện chính sách trở lại châu Á-Thái Bình Dương được Tổng thống Obama tuyên bố trong một bài phát biểu trước Quốc hội Ôxtrâylia cách-đây gần một năm. Obama cam kết triển khai thêm lực lượng Mỹ trong khu vực. Mặc dù ông không bao giờ tuyên bố phươmg pháp tiếp cận của mình nhằm ngăn chặn sự

phát triển của Trung Quốc, nhưng một số nhà quan sát cho rằng chính sách “ngăn chặn” đã trở lại Thái Bình Dương. Thực tế quân đội Mỹ đã thực hiện những biện pháp đầu tiên theo xu hướng này bằng cách tuyên bố: năm 2017, tất cả 3 loại máy bay tàng hình của không quân Mỹ (F-22, F-35 và B- 2), sẽ được triển khai tại các căn cứ tương đối gần Trung Quốc và năm 2020, 60% lực lượng hải quân Mỹ sẽ triển khai ở Thái Bình Dương (cao hơn so 50% hiện nay). Nhưng cuộc khủng hoảng ngân sách của Mỹ khiến nhiều nhà phân tích đặt câu hỏi liệu Lầu Năm Góc có khả năng thật sự thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quân sự của chiến lược trở lại châu Á không. Một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), theo chỉ thị của Quốc hội Mỹ, được công bố mùa Hè năm ngoái, kết luận rằng Bộ Quốc phòng Mỹ “không đề cập rõ ràng chiến lược và kế hoạch về sức mạnh lực lượng của họ ở châu Á-Thái Bình Dương và cũng không liên kết chiến lược với các nguồn để phản ánh các thực tiễn ngân sách hiện nay”. Ngược lại, chiến lược đã thúc đẩy các nhân vật diều hâu trong quân đội thúc ép chính quyền chi tiêu nhiều hơn cho các lực lượng Thái Bình Dương và đóng vai trò mạnh mẽ hơn trong việc chống thái độ “bắt nạt” của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Như cựu Bộ trưởng Hải quân và cũng là cựu Thượng nghị sĩ James Webb cho biết, các nước đồng minh châu Á của Mỹ đang chờ đợi xem Mỹ có làm sống lại vai trò cần thiết và là nhân tố thực sự bảo đảm sự ổn định ở khu vực Đông Á không, hay liệu khu vực này một lần nữa sẽ bị thống trị bởi tình trạng gây chiến và đe dọa của Trung Quốc không. Mặc dù Chính phủ Mỹ phản ứng trước những lời chế nhạo đó bằng cách tái khẳng định cam kết tăng cường lượng ở Thái Bình Dương, nhưng điều này không ngăn nổi các đề nghị Oasinhtơn cần có quan điểm cứng rắn hơn. Ông Obama bị dư luận chỉ trích vì không mang lại sự ủng hộ đầy đủ cho Ixraen trong cuộc chiến chống Iran về các loại vũ khí hạt nhân và chắc chắn ông sẽ đối mặt với áp lực lớn hơn để hỗ trợ các đồng minh của Mỹ ở châu Á – nơi họ đang bị quân đội Trung Quốc đe dọa.

Kết hợp 3 tiến triển trên, chúng ta có thể tạo nên một thùng thuốc súng và ít nhất nó sẽ gây nguy hiểm cho nền kinh tế toàn cầu như cuộc đối đầu của Mỹ với Iran. Hiện nay khi căng thẳng ngày càng gia tăng, tình huống xấu nhất có thể xảy ra là: một cuộc nổ súng bất ngờ và gây thiệt hại về người hay nếu một tàu chiến hoặc một máy bay bị bắn cháy, thì ngay lập

tức thùng thuốc súng sẽ bùng nổ. Rõ ràng sự cố như vậy có thể xảy ra bất cứ lúc nào ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Bởi vì báo chí Nhật Bản cho biết các quan chức chính phủ sẵn sàng cho phép các phi công lái máy bay chiến đấu bắn cảnh báo máy bay Trung Quốc xâm nhập không phận quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Trong khi đó một vị tướng Trung Quốc tuyên bố hành động như vậy sẽ bị coi là bắt đầu một “cuộc chiến thực sự”. Nhưng nếu các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ áp dụng các biện pháp hợp lý để xoa dịu các tuyên bố hiếu chiến và dân tộc chủ nghĩa cực đoan và bắt đầu đàm phán với nhau để tìm kiếm giải pháp cho các tranh chấp, thì cuộc khủng hoảng đó có thể được ngăn chặn. Trái lại, các tranh chấp nhỏ đó ở Thái Bình Dương sẽ tiến triển vưọt ra khỏi tầm kiếm soát, lúc đó không chỉ những nước trực tiếp can dự mà toàn bộ hành tinh sẽ chứng kiến nỗi buồn và sự hoảng sợ trước thất bại của tất cả các nước liên quan.

***

 

Trung tâm Nghiên cứu Các vấn đề Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ đăng bài của tiến sĩ Michael J. Green, Phó Chủ tịch phụ trách Các vấn đề châu Á và Chủ tịch Các vấn đề Nhật Bản của CSIS, cho biết khi dự báo tình hình năm 2013, các chuyên gia an ninh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương thường quan tâm nhất vấn đề liệu Tổng thống Obama có tiếp tục thúc đẩy “Chính sách trở lại” hay “Tái cân bằng” châu Á trong lúc Chính phủ Mỹ đang đối mặt với nhiều trở ngại như: vách đá tài chính, ngân sách quốc phòng không chắc chắn và sự ra đi của các các quan chức liên quan chặt chẽ với “Chính sách trở lại” châu Á thư Ngoại trưởng Hillary Clinton và Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell.

Nhưng trước khi đánh giá triển vọng của Chính sách trớ lại châu Á, chúng ta cần tìm hiểu bản chất của chính sách đó. về lý thuyết, tất cả các khái niệm chiến lược quan trọng mới thường nhắc đến mục đích hoặc các lợi ích quốc gia, phương tiện và biện pháp được sử dụng để giải quyết các thách thức mới đối với lợi ích quốc gia. Chính sách trở lại châu Á ra đời không phải từ tiến trình hoạch địch chính sách thận trọng mà là kết quả của việc hoạch định kế hoạch và tình hình nổi lên liên quan đến thông điệp chính trị nội bộ, chiến lược quân sự và những phát triển bất ngờ ở châu Á. Các yếu tố đó bao gồm:

1. Châu Á là khu vực quan trọng cho các lợi ích quốc gia của Mỹ. Sự công nhận này được phản ánh qua các cuộc thăm dò ý kiến dư luận công chúng và các học giả mấy năm qua. Như nhà sử học kinh tế người Xcốtlen Angus Maddison nhận định, châu Á đang trở thành trung tâm kinh tế của thế giới sau thời gian gián đoạn 200 năm bắt đầu bằng cuộc cách mạng công nghiệp và sự sụp đổ của đế chế nhà Thanh ở Trung Quốc. Người Mỹ hiểu điều này. Do đó trong các cuộc thăm dò gần đây của Hội đồng Chicago về Các vấn đề Toàn cầu, họ bắt đầu xác định châu Á là khu vực quan trọng nhất trên thế giới đối với Mỹ. Lớn lên ở Hawaii và Inđônêxia, Tổng thống Obama cũng nhận thức rõ điều đó.

2. Bức thông điệp chính trị. Như nhà báo Bob Woodward của tờ “Bưu điện Oasinhtơn” cho biết, các quan chức cấp cao của Nhà Trắng đang tìm kiếm lý lẽ để thúc đẩy Mỹ rút quân khỏi Ápganixtan – cuộc xung đột mà ứng cử viên Obama xác định là “cuộc chiến tranh có lợi” để nâng cao uy tín an ninh quốc gia của ông nhưng trái lại ông Obama lại chỉ trích việc tăng thêm lực lượng tại Irắc. Đường hướng Chiến lược tháng 1/2012 của Lầu Năm Góc cho rằng quân đội Mỹ phải chú trọng hơn ở khu vực Đông Á sau một thập kỷ tác chiến ở Tây Nam Á. Đây là một ưu tiên phù hợp với các nhiệm vụ tương lai, nhưng cũng là bình phong chính trị thích hợp để cắt giảm hơn nữa ngân sách quốc phòng. Nhưng có rất ít kế hoạch chiến lược đối với châu Á của Mỹ đi sâu vấn đề “tái cân bằng”. Và chiến lược tái cân bằng chỉ ra đời sau khi Lầu Năm Góc tuyên bố. Vì vậy, chính sách “Trở lại” vẫn là một công cụ và phương pháp nhằm thực hiện chiến lược.

3. Một phản ứng trước sự quyết đoán của Trung Quốc. Nói chung, chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ là sự kết hợp giữa việc tiếp tục can dự vào Trung Quốc của các đời tổng thống trước đây kể từ khi Nixon đến Bắc Kinh năm 1972 với tiếp tục chiến lược cân bằng sức mạnh của các đời tổng thống từ khi ông Clinton làm sống lại liên minh Mỹ – Nhật năm 1996. Các nhà chiến lược cấp cao của Chính quyền Obama hiểu rõ điều này và mời Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên đến thăm Nhà Trắng. Sau đó Chính quyền Obama tìm cách cam kết chiến lược hơn nữa và tăng cường mối quan hệ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Hành động can dự này bao gồm một tuyển bố chung nhân chuyến thăm Bắc Kinh tháng 11/2009 của Tổng thống Obama, trong đó hai

ông Obama và Hồ cẩm Đào nhất trí tôn trọng “các lợi ích cốt lõi” của hai nước, kể cả vấn đề Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương đối với Trung Quốc và vai trò của Mỹ như một cường quốc Thái Bình Dương, Tuyên bố chung đó không có lợi cho Mỹ, đặc biệt khi Bắc Kinh lên tiếng chỉ trích và yêu cầu Oasinhtơn hành động đúng tinh thần của Tuyên bố, chẳng hạn đòi Obama hoãn chuyến thăm của Đạtlai Lạtma đến Nhà Trắng. Mặc dù rõ ràng Chính phủ Mỹ không có ý định như vậy, nhưng tuyên bố đã tạo cơ hội cho một Trung Quốc đang trỗi dậy. Bắc Kinh đã có tranh chấp với các nước Nhật Bản, Việt Nam và Philippin về tuyên bố lãnh hải và không gây sức ép lên Bình Nhưỡng sau khi Bắc Triều Tiên phát động các cuộc tấn công chết người chống Hàn Quốc. Rõ ràng Bắc Kinh không muốn hoặc không thể đưa ra các nỗ lực bảo đảm chiến lược. Do các nước đồng minh và đối tác khu vực yêu cầu Mỹ có quan điểm tích cực hơn, Chính quyền Obama đã chú trọng cân bằng sức mạnh trong cách tiếp cận khu vực. Tháng 1/2011 khi ông Hồ Câm Đào đến Mỹ, tuyên bố chung mà ông ta đưa ra với Obama không nhắc đến “các lợi ích cốt lòi”, một thiếu sót có chủ định của các quan chức đàm phán của Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng. Sau đó Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chính thức sử dụng từ “Trở lại” châu Á trong bài báo đăng trên tạp chí Chính sách Đối ngoại tháng 11/2011. Quy mô quân sự của chính sách “Trở lại” hoặc “Tái cân bằng” được nhắc đến thường xuyên ở Nhà Trắng. Đường hướng Chiến lược tháng 1/2012 của Bộ Quôc phòng Mỹ khẳng định các mối đe dọa của quân đội Trung Quốc và đề cập đến khả năng chống thâm nhập của quân đội Trung Quốc trong một câu tương tự với Iran. Tháng 4/2012, Mỹ và Nhật Bản nhất trí bố trí các đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ từ Okinawa đến Guam và miền Bắc Ôxtrâylia. Tổng thống Obama trực tiếp công bố Đường hướng Chiến lược và triển khai lực lượng đến Darwin và gây ấn tượng đặc biệt đối với các đơn vị quân đội này trong chính sách Trở lại châu Á. Chính sách Trở lại châu Á tạo ra sự nghi ngờ trong khu vực về vấn đề phải chăng mục tiêu can dự của Mỹ là nhằm kiềm chế Trung Quốc.

4. Tăng cường sức mạnh của Mỹ. Thực tế, Mỹ bắt đầu tăng cường sức mạnh ở Thái Bình Dương cách đây hơn một thập kỷ nhằm giảm bớt sức ép đối với các căn cứ Mỹ trên đảo Okinawa và đối phó với những thách thức cường độ thấp ngày càng tăng ở Đông Nam Á cũng như thách thức chống tiếp cận và chống xâm nhập khu vực (A2AD) đang phát triển ở Đông Bắc Á. Rõ ràng sự tăng cường sức mạnh của Mỹ không phải vấn đề mới, nhưng nó trở nên cấp bách và tương tự Chính sách Trở lại khu vực. Nói một cách chính xác, bởi vì bối cảnh chiến lược lớn hơn của Chính sách Trở lại không được đưa ra rõ ràng, Quốc hội Mỹ đã ngăn chặn các đề nghị tăng chi phí để tăng cường các lực lượng. Trong bối cảnh đó, CSIS được giao nhiệm vụ hoàn thành một đánh giá độc lập về chiến lược sức mạnh của lực lượng Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2012. Báo cáo của CSIS cho rằng toàn bộ chiến lược của chính quyền là đúng, nhưng yêu cầu Nhà Trắng tìm các địa điểm để giải thích bối cảnh chiến lược lớn hơn cho Chính sách Trở lại phù hợp hơn trước Quốc hội Mỹ và các nước khu Vực.

5. Sự can dự lớn hơn ở Đông Nam Á. Ngay từ khi ê kíp Obama lãnh đạo Nhà Trang, Ngoại trưởng Clinton đã tích cực tham gia nền ngoại giao đa phương của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó đặc biệt chú trọng tham gia Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF). Các Thứ trưởng Ngoại giao trước đó, đặc biệt Thứ trưởng Bob Zoellick, cũng thể hiện nhiệt tình tương tự đối với khu vực, nhưng bà Clinton là ngoại trưởng đầu tiên luôn quan tâm đến Đông Nam Á. Cùng lúc đó, Tổng thống Obama hoàn toàn chấp nhận cơ cơ tổ chức khu vực và tập trung vào ASEAN. Châu Á có nhiều tổ chức khu Vực đa phương, từ diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), đến diễn đàn ba bên nhỏ hơn gồm Mỹ, Nhật Bản và Ôxtrâylia. Các nước thành viên ASEAN đang thúc đẩy “vai trò trung tâm của ASEAN” trong tiến trình này và Tổng thống Obama ủng hộ bằng cách tham gia và sau đó tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) liên tục 2 năm liền. Động thái này khiến các nước hy vọng APEC sẽ tiếp tục là một tổ chức xuyên Thái Bình Dương mạnh mẽ trong khu vực, nhưng cam kết của Tổng thống với EAS có thề là cam kết mạnh mẽ và lâu dài nhất của Chính sách Trở lại châu Á. Điều đó có nghĩa trong tương lai mỗi năm các tổng thống Mỹ có thể đến khu vực hai lần (một lần đến dự diễn đàn APEC và một lần tham dự EAS). Một số nhà chỉ trích cho rằng tất cả những gì Chính phủ Mỹ đã thực hiện là chính sách trở lại Đông Nam Á, nhưng thực tế tăng cường can dự Đông Nam Á là phát triển toàn bộ chiến lược của Mỹ và nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của ASEAN như một đối tác thương mại quan trọng của Mỹ và cũng là một mục tiêu tranh giành ảnh hưởng chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc.

Vậy liệu chính sách Trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục trong năm 2013? Chắc chắn người Mỹ sẽ tiếp tục chứng kiến châu Á là khu vực quan trọng nhất cho các lợi ích của Mỹ, nhưng các cuộc thăm dò dư luận cũng cho thấy người Mỹ xác định Trung Đông là khu vực nguy hiểm nhất cho lợi ích của họ. Năm 2013 có thể là năm tập trung vào chương trình hạt nhân của Iran, chưa kể khả năng chấm dứt chế độ Xyri. Tân Ngoại trưởng John Kerry sẽ yêu cầu Mỹ tiếp tục quan tâm đến châu Á. Chính quyền cũng gặp một số khó khăn trong việc quản lý căng thẳng giữa sự can dự vào Trung Quốc của Mỹ và duy trì sự cân bằng sức mạnh có lợi trong khu vực. Các nước đồng minh của Mỹ như Nhật Bản và Philippin đang sợ rằng trong nhiệm kỳ hai Chính quyền Obama có thể trở lại xu hướng chú trọng các cam kết chứ không ngăn chặn Bắc Kinh, bởi vì điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hai nước đồng minh. Can dự vào ASEAN là một thành công quan trọng của Chính quyền Obama, nhưng tổ chức khu vực này có thể trở nên khó khăn hơn trong những năm tới do cuộc xung đột sắc tộc mới ở Mianma, quá trình chuyển đổi lãnh đạo tại Inđônêxia và các vấn đề chính trị nội bộ của Malaixia và các nước khác. Một đại diện thương mại mạnh của Mỹ để thúc đẩy Quan hệ đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương chắc chắn sẽ giúp Chính sách trở lại châu Á phát triển vững chắc, đặc biệt với ASEAN. Cuối cùng, tất cả dư luận sẽ chú ý đến ngân sách quốc phòng của Mỹ trong năm 2013. Sự cắt giảm chi tiêu quốc phòng thận trọng của Mỹ để cho phép nâng cao khả năng và sức mạnh của lực lượng hải quân và không quân ở Thái Bình Dương là vấn đề cần thiết. Không chú trọng và quản lý tốt các vấn đề ngân sách sẽ đẩy quân đội Mỹ vào tình trạng hỗn loạn, từ đó phá hủy hình ảnh về khả năng chiến lược của Mỹ trong khu vực. Nhưng nếu Tổng thống Obama tiếp tục cam kết và quyết định tham dự hội nghị thượng đỉnh khu vực mỗi năm hai lần, chắc chắn ảnh hưởng của quyết định đó đối với thương mại và quốc phòng sẽ khiến ông Obama và êkíp mới của ông ta thường xuyên quan tâm và thúc đẩy Chính sách Trở lại châu Á-Thái Bình Dương trong năm 2013 và những năm tiếp theo./.

Obama 2.0 Confronts Asia
theDiplomat.com

President Obama was broadly successful in the Asia-Pacific during his first term. He’ll have to work harder the second time around.

President Barack Obama begins his second term with a new national security team in the making. Although at this time only John Kerry has been confirmed, its seem likely that most, if not all of his key nominees (former Senator Chuck Hagel, John Brennan and Jack Lew) will secure Senate confirmation in the coming weeks.

Obama has clearly resolved to make Asia his priority region on the foreign-policy front. He has spent more time in East Asia than in any other foreign region. Most Asian leaders have welcomed Obama’s reelection, though the political transitions in China, Japan and South Korea increase uncertainties over how long such views will prevail.

During its first term, the Obama administration managed to make progress in resolving some important issues and exploiting valuable opportunities regarding both traditional U.S. allies (such as Japan and South Korea) and emerging partners (ASEAN). In other cases, as with Russia and India, the results have been mixed. But during the next four years the administration faces major challenges in Afghanistan, Iran, North Korea, and above all China—for which no easy solutions are available.

The Pentagon has been able to expand defense cooperation with Southeast Asia, especially Singapore (preparations are currently underway for the basing of U.S. Navy Littoral Combat Ships at Changi Pier), Indonesia (new arms sales and joint training and education opportunities), and Vietnam (expanding engagement to encompass port visits, joint exercises, and defense dialogues).

Another core element of the Asia Pivot is bolstering local militaries’ capacities to deal with lower-level threats. For example, the Obama administration wants to enhance the air and naval capabilities of friendly maritime states so that they can help protect international waterways from pirates and other threats to freedom of the seas, allowing the U.S. Navy to focus on higher-end threats. To further this goal, the United States is selling 24 F-16C/Ds to Indonesia and coastal ships to the Philippines. Similarly, the United States is helping countries build stronger ground forces to suppress local terrorists and insurgents. Border security programs also extend to encompass the potential movement of nuclear and other dangerous materials to global markets. All these capabilities promote the security of the international air and maritime commons, which serve as the foundation of the global economy.

The Obama administration launched a sustained and largely successful diplomatic campaign to reenergize U.S. relations with ASEAN leaders, who complained that they were being neglected under the previous administration. Obama’s decision to accede to ASEAN’s Treaty of Amity and Cooperation was received very positively by ASEAN leaders, who also benefited from regular meetings with their U.S. counterparts. They also welcomed the administration’s successful outreach effort regarding Myanmar.     

Economic ties between ASEAN and the United States made major progress when, in November 2012, Obama hosted talks on the Trans-Pacific Partnership (TPP) initiative at meetings of the East Asia Summit and ASEAN in Cambodia. They set October 2013 as the date when they would like to reach an agreement creating a comprehensive regional trade agreement.

Given the complex technical, economic, and divisive political issues this endeavor would entail, the October 2013 timetable for signing a TPP agreement appears overly optimistic. But the rival Beijing-backed projects must also overcome major differences among their proposed members in terms of their resources, competitive advantages, and stages of development. A more serious problem is that, though the TPP initiative has come to symbolize renewed U.S. economic leadership in East Asia, its economic impact will remain modest unless Canada, Japan, Mexico, South Korea and other strong economies besides the United States join it.

Furthermore, ASEAN remains a relatively weak institution. Unless a strong country occupies the annually rotating chairmanship, the association will not be able to accomplish much. This problem was particularly evident last year under the Cambodian chairmanship, which was marked by ineffectual leadership and Beijing-tilting policies that prevented the association from adopting a strong stand on maritime sovereignty issues. For now, if the United States wants to promote any major initiatives in the region, it must do so primarily through its bilateral alliances and partnerships, or through less formal multilateral coalitions of the willing, rather than through ASEAN.

Fortunately, after years of strain, relations with formal U.S. military allies in the Pacific have improved during the Obama administration’s first term. President Obama and Prime Minister Julia Gillard renewed the U.S.-Australian alliance in November 2011, when they announced an agreement to place 250 U.S. Marines in Darwin, marking the first stage of a rotation plan that will see as many as 2,500 U.S. Marines rotate through northern Australia as well as other augmentations to the U.S. military presence in Australia.

By the end of the first Obama administration, the bilateral security relationship with Japan had rebounded from earlier tensions over local opposition to the Futenma Marine Air Station in Okinawa, and the new Japanese government’s desire to pursue a more balanced policy between Washington and Beijing. The United States has also stood in solid opposition to North Korea’s missile launches and China’s maritime assertiveness.

The Obama administration’s strong support for the Republic of Korea (ROK) in the face of the 2010 provocations of the Democratic People's Republic of Korea (DPRK)–the sinking of the South Korean warship Cheonan and its shelling of Yeonpyeong Island—made the United States popular in South Korea, particularly compared to China, which refused to condemn Pyongyang for its actions. Meanwhile, outgoing ROK President Lee Myung-bak has stood behind the U.S. demand that the DPRK end its nuclear weapons and ballistic missile development programs.

The Philippines has welcomed the Obama administration’s strong interest in Southeast Asia and ASEAN, of which the Philippines is a leading member. The administration has strengthened the U.S.-Philippine security alliance by enhancing security and stability in the South China Sea (West Philippine Sea), modernizing the Armed Forces of the Philippines, supporting the peace process in Muslim areas of Mindanao, and promoting broad-based economic growth and democratic development in the Philippines.

Finally, on November 15, 2012, U.S. Defense Secretary Panetta signed a joint vision statement with Thailand’s Defense Minister, renewing the Thai-U.S. military alliance. Panetta emphasized the U.S. willingness to help develop and modernize Thailand’s military.  

Although these are welcome developments in U.S. bilateral relations with ASEAN nations, a persistent concern remains that a major event will impart a systematic shock to America’s partnerships with these regional players, driving these relations downward toward their historical mean. With relations so good, on average they will tend to worsen without continued efforts to keep ties strong.

A war in Korea might inflict such a blow. North Korea has now detonated three nuclear explosive devices already and is striving to make small nuclear warheads that can be launched on the DPRK’s improving ballistic missiles. Although the DPRK presently lacks missiles capable of reaching North America, it already possesses many missiles that can attack targets in Japan, including the U.S. forces based there. Thanks to its continued testing of long-range rockets, experts calculate that the DPRK could have an intercontinental ballistic with sufficient range to hit targets in North America within five years or less.

The Obama administration achieved remarkable success in securing international sanctions against North Korea for its proliferation activities, but recent UN reports indicate that the sanctions are not being applied effectively, with some Chinese nongovernmental entities working to circumvent them. Most importantly, the United States has made no progress in eliminating North Korea’s nuclear arsenal or engaging with the DPRK.

The Obama administration has been willing to negotiate nuclear and other issues directly with the DPRK, within the Six-Party framework, but since Pyongyang has continued its intransigence, most recently by launching a long-range missile in December and now threatening a third nuclear weapons test, the United States and its allies have shunned the DPRK diplomatically and punished it with additional unilateral and multilateral sanctions.

Under its policy of “strategic patience,” the Obama administration has demanded that the DPRK give some concrete indication that it will make major nuclear concessions. But this policy of patiently waiting for verifiable changes in DPRK policies entails several risks. First, it provides North Koreans with additional breathing room to refine their nuclear and missile programs. Second, the DPRK might launch even more ballistic missiles or detonate additional nuclear devices to confirm and support this development process, or may do so simply out of frustration over being ignored. Finally, the strategy of waiting for the DPRK to introduce major reforms risks allowing a minor incident to escalate if the ROK’s implements its post-2010 proactive deterrence policy of retaliating swiftly and vigorously to any DPRK provocation.

Whether Park Geun-Hye, the new ROK president, will remain as firmly supportive of U.S. nonproliferation goals as President Lee remains uncertain given her desire to distance herself from her predecessor as well as initiate an outreach effort toward Pyongyang’s new leadership, which has shown a willingness to experiment with new domestic if not foreign policies. 

Iran looks to remain another enduring nonproliferation problem for the new Obama administration. The United States and its allies have found themselves in a challenging position regarding Iran’s nuclear program. Economic sanctions have thus far failed to induce Tehran to renounce plans to enrich large quantities of uranium, potentially suitable for manufacturing nuclear weapons (at a higher level of enrichment). Yet, the United States and other Asian leaders recognize that using military force in an attempt to destroy Iran’s nuclear program could easily fail and possibly backfire.

The lack of good options has generally kept trans-pacific differences regarding how to respond to Iran’s nuclear activities limited. Asian governments, including China and Russia, have generally adhered to some variant of a “two-track” policy that balances diplomacy with sanctions. Of course, as President Obama pointed out earlier, despite U.S. and other international efforts to negotiate a compromise, “It may be that their ideological commitment to nuclear weapons is such that they’re not making a simple cost-benefit analysis on this issue.” 

The nature of the Iranian political system amplifies this problem. The intra-elite splits that have intensified since the disputed 2009 presidential election have complicated reconciliation efforts between Washington and Tehran. An unfortunate dynamic has arisen. Whenever Iranian negotiators have seemed to support a compromise deal regarding their nuclear policies or other activities, reformers as well as nationalists have attacked them for selling out Iran’s interests. An enduring U.S.-Iran reconciliation remains improbable until new political leaders emerge in Iran who enjoy genuine popular support and are capable of envisaging a genuine improvement in relations with the United States. 

The Obama administration is striving to stabilize Afghanistan by the time it withdraws most U.S. combat troops, but whether it can realize such an achievement remains uncertain. At their meetings in Washington last month, Presidents Obama and Karzai agreed to accelerate the U.S. military withdrawal timetable. Obama justified the decision by citing the declared success of the U.S. military surge in Afghanistan in defeating al-Qaeda, weakening the Taliban, and building up the Afghan security forces. Obama later announced in his State of the Union address that 34,000 U.S. troops would be withdrawn over the next year, ahead of all combat troops being out of Afghanistan by the end of 2014.

Obama also discussed the nature of the post-2014 Afghan-U.S. military cooperation, but the two governments provided few details regarding how they planned to implement the Strategic Partnership that they signed last year in Kabul. Nor did the Afghan-U.S. discussions resolve uncertainties concerning how Afghanistan would ensure the holding of free and fair presidential elections in 2014, or achieve progress in the peace negotiations with the Afghan Taliban and their foreign sponsors in Pakistan. 

In this regard, Pakistan might see, for the first time in its history, an elected civilian government transfer power to another team of elected civilians. Unfortunately, this spring’s national elections could bring to power politicians less supportive to U.S. interests than the current leaders, who have struggled to sustain minimum cooperation with the U.S. war on terror, especially the use of drone strikes, in the face of their citizens’growing hostility towards the United States. Whoever wins this year’s ballot will find it hard to rein in the elements within the Pakistani intelligence services that support the Islamist terrorists in Afghanistan and India. And the temptation will always exist in Islamabad to seek to squeeze Washington by suspending the Pentagon’s use of the ground supply lines through Pakistani territory that convey goods to the NATO troops in Afghanistan.

The administration’s Russian Reset actually helped NATO survive the year-long ban that Islamabad imposed for most of 2011, as the Pentagon was able to transport defense supplies through Russia and its Central Asian allies using the Northern Distribution Network that has been constructed during the Obama administration. Despite this promising improvement, Russian-U.S. relations remain strained over U.S. ballistic missile defense plans, while Washington has been unable to secure all the help it wants from Moscow regarding Iran.  The Russian government’s image among Americans has been deteriorating sharply since Putin’s return to the presidency, with the Pussy Riot scandal, ban on Americans adopting Russian orphans, and government crackdown on civil liberties. Russia’s weakening economy has decreased its global influence, including in Washington. On the other hand, Moscow was angered by the U.S. Congress passing, and President Obama signing, a new law that prohibits Russian officials thought to be involved in the death of Sergei Magnitsky from traveling to the U.S. or accessing its banking system. The Russian parliament responded by passing a self-defeating measure limiting Americans’ ability to adopt Russian orphans.

Although the Russian government has been working on its own Asian Pivot, the Obama administration continues to treat Russia as an afterthought in most of its regional initiatives. Russia might be tempted to align closer to China to address common concerns about U.S. military policies and to get Washington’s attention. Russia and China recently announced that they would cooperate to counter U.S. missile defenses, which they see as aimed at negating their nuclear deterrent and global influence. They are also expanding their energy trade.

The main unresolved issue affecting the Obama administration’s Asian pivot, however, is how China will fit into the new framework. U.S. officials are divided regarding whether Beijing represents a potential partner or problem. The administration has yet to find a robust balance between deterring and engaging Beijing, as well as between assuring its allies and friends that the United States would neither abandon them to China’s growing might nor entrap them in an unwanted confrontation with Beijing. 

The Obama administration has tried to avoid confronting China directly by emphasizing general principles—freedom of the sea, peaceful settlement of territorial disputes, etc.—rather than pursuing policies designed explicitly to counter China. Nonetheless, PRC policy makers accuse the United States of stirring up trouble in their backyard. They complain about U.S. arms sales to Taiwan, U.S. missile defense deployments in Asia, and U.S. diplomatic interventions in Beijing’s maritime territorial disputes with Japan, the Philippines, and other countries.  Outside the PRC, Asian leaders have generally welcomed the renewed U.S. security presence and its increasing role in the region, but they have also taken pains to avoid being seen as siding with Washington against Beijing. 

The Obama administration’s economic vision for East Asia, embodied in the TPP, also competes with that of China, which is actively lobbying countries to enter rival free-trade agreements that do not include the United States. For its part, the Obama administration has not formally excluded China from joining the TPP, but Beijing would need to revalue its currency, end subsidies to state-owned companies, better protect foreign intellectual property, and take other steps that China has either long resisted or proved unwilling to implement.

But perhaps the most serious challenge for the Obama administration’s Asian policy lies at home. The United States faces a tight fiscal environment that will constrain the resources Washington needs to implement its Asian pivot.

Even more than further increases in the Pentagon’s budget the United States needs to “rebalance the rebalance”—in other words, to augment the non-military elements of the pivot by increasing the resources available to the U.S. civilian national security agencies.

The current public preoccupation with military rebalancing—asking how many U.S. ships and planes will be in the Pacific—has given some Asians the misleading impression that the Pivot is essentially a grand redeployment of the U.S. military to contain China. Greater emphasis on the role of U.S. civilian agencies in the Pivot will help dispel this misperception and make it easier to gain support from cautious Asian leaders seeking a greater U.S. role in their region but not at the risk of antagonizing Beijing.

 

--EU-US Free Trade Agreement: End of the Asian Century? theDiplomat.com

Did February 12 mark the end of the “Asian Century”, barely a decade after it began?

Delivering his State of the Union Address, U.S. President Barack Obama declared his key goals for trade policy in his second term as leader of the world’s biggest economy.

“To boost American exports, support American jobs, and level the playing field in the growing markets of Asia, we intend to complete negotiations on a Trans-Pacific Partnership(TPP),” Obama said in the address. “And tonight, I am announcing that we will launch talks on a comprehensive Transatlantic Trade and Investment Partnership with the European Union – because trade that is free and fair across the Atlantic supports millions of good-paying American jobs.”

The Obama administration previously set the goal of completing negotiations on the 11-member TPP by October, ahead of rival free trade agreements (FTAs) planned in Asia such as the “Regional Comprehensive Economic Partnership” encompassing 16 nations or the mooted trilateral FTA between regional powers China, Japan and South Korea.

The TPP would represent around 26 percent of global gross domestic product, presenting a sizeable bloc that critics contend would act to curb China’s increasing economic influence.

But an FTA between the United States and the European Union (EU) would present an even bigger rival to Asia, accounting for more than 40 percent of global GDP and about 50 percent of inward and outward foreign direct investment stock. Both sides are already the other’s biggest trading partner.

While the EU’s well-publicized financial crises of 2012 have made it a seemingly unlikely partner, the potential economic gains are too big for even the most parochial politicians to ignore.

According to economists, harmonized standards and zero tariffs could boost GDP on both sides of the pond by up to 2 percent and create 2 million new jobs – a tantalizing prospect for a number of eurozone nations with high unemployment rates.

Within days of Obama’s re-election, European leaders including German Chancellor Angela Merkel and British Prime Minister David Cameron reportedly urged the US president to push for a trade pact.

Talks between the United States and EU are expected to start in June, following a long history of failed attempts between the two traditional allies.

Writing in PublicServiceEurope.com, European lawmaker Catherine Bearder described an FTA with the United States as the “real prize”.

“Until now, the two founding fathers of the WTO have spent the years since its inception in 1994 bickering like children on issues such as subsidies for Boeing and Airbus, imported bananas and beef hormones…Out of the ashes of Doha, this squabbling seems to have been set aside and there is now real momentum heading towards the launch of free trade negotiations," she wrote in June 2012.

Ultimately, Obama’s push for a transatlantic FTA could be vital to the outcome, which may prove critical for both sides as they struggle to emerge from their respective economic downturns.

‘Cold politics’ gets colder

Meanwhile, in Tokyo on Wednesday, officials from China and South Korea joined their Japanese counterparts for working-level talks on their own proposed trilateral FTA. The three powers are eyeing South Korea as the site of their first round of formal negotiations to be held in late March or early April.

However, while “cold politics, hot economics” has long been the mantra for the relationship between Asia’s three biggest economies, recent clashes over the sovereignty of various island chains should prove challenging for trade diplomacy.

“I'm not very optimistic about the prospects of a Japan-China-Korea FTA given the chilly political relations of those countries lately. FTAs are political and those countries need to listen to domestic public opinion,” Devin Stewart, Senior Fellow at the Carnegie Council, told The Diplomat.

Stewart was more optimistic on agreements being reached between the traditional Northern Hemisphere allies from both the transatlantic and Asia-Pacific regions.

“Both the EU transatlantic agreement and the TPP come from thinking about how to set and promote liberal values through economic activity. Both would serve to set high standards for economic integration as well as encourage non-entrants to adopt higher standards,” he said.

He continued, “In that sense, they are aimed in part to balance against China's influence and its state capitalism. These initiatives may serve as a peaceful strategy to promote liberal values…as long as they do not spark something like another Cold War.”

Through his State of the Union Address, Obama may have dealt a powerful blow to Asia’s ambitions. Apparently, the Old World is not yet ready to surrender to the power of the new.


Is World Witnessing Decline Of The West? – OpEd


Nhật Bản sắp thực hiện nới lỏng tiền tệ "chưa từng có"
BOJ "sẽ theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ" thông qua các biện pháp như duy trì chính sách lãi suất 0% và mua các tài sản tài chính.

Philippines says it's on 'right track' over China challenge February 20, 2013 6:09 PM
MANILA (AFP) - The Philippines said Wednesday it was on "the right track" in seeking to have a United Nations tribunal strike down China's claims to most of the South China Sea, after the Chinese government rejected the process.-Chinese Plan to Use Drone Highlights Military Advances

NYT China considered using a drone strike to kill a Myanmar drug lord wanted in the murders of 13 Chinese sailors, but decided instead to capture him alive, according to reports.

US And China Accuse Each Other Of Cyber Warfare
---TQ lên án báo cáo của Mỹ về tin tặc BBC Tiếng Việt

Trung Quốc bác bỏ báo cáo của hãng an ninh mạng tại Hoa Kỳ liên kết các vụ tấn công vào mục tiêu tại Mỹ được thực hiện tại Thượng Hải. Trong một thông cáo, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói báo cáo này thiếu "bằng chứng kỹ thuật" khi đưa ra các địa chỉ ...
Mỹ sẵn sàng đáp trả chiến tranh mạng từ phía Trung QuốcĐài Tiếng Nói Việt Nam
Quân đội Trung Quốc bị cáo buộc tấn công mạngTuổi Trẻ
Mỹ lên kế hoạch phòng vệ hacker Trung QuốcSài gòn Giải Phóng

U.S. seeks to tackle trade secret theft by China, others
WASHINGTON (Reuters) - Faced with what experts say is growing theft of U.S. trade secrets by China and other nations, the White House on Wednesday vowed to protect American businesses and economic security more aggressively and consider tougher laws at home.
US moves to fight corporate cybercrime
(Financial Times)-The White House says it will use a mixture of diplomatic tools and trade arrangements to put pressure on countries it believes are launching cyberattacks on American business

 

- Phản ứng với đèn lồng Trung Quốc có chữ Tam Sa: Đừng coi đó là chuyện nhỏ (VH).'Đánh Việt Nam, Đặng Tiểu Bình sai lầm' -

- Đặng Tiểu Bình sai lầm khi đánh Việt Nam năm 1979 ? (Trương Nhân Tuấn). - Cuộc chiến biên giới Việt – Trung nhìn từ phía bên kia (VOA). - NHỮNG TRẬN HUYẾT CHIẾN BẢO VỆ PHÁO ĐÀI ĐỒNG ĐĂNG LẠNG SƠN THÁNG 2/1979 (Phần đầu) (Phạm Viết Đào). -Cuộc chiến 1979 đã xóa địa danh lịch sử Pắc Bó ? (Trương Nhân Tuấn).

'Thắng Mỹ rồi khổ vì muốn giống Mỹ'
- THE PENTAGON PAPERS Lịch sử những quyết định của Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam – Kỳ 27 (Sống Magazine). - Trung Quốc điều một đội tàu hải giám tới Biển Đông (TTXVN).- Thách thức an ninh năm 2013 (China Daily/ Gốc sân).
- Khi TQ coi dầu Biển Đông là tài sản quốc gia (VNN). - Nhà báo TQ kêu gọi hòa hảo với láng giềng (KP).
- Tống Văn Công: BẮC KINH ĐỔI MÀU VĂN HÓA (FB Việt Thắng/ LTDA). - Bành trướng và Bá quyền là bản chất của Đại hán! (VLB). –Truyền thuyết Hồng Bàng và khát vọng độc lập tự cường của người Việt Nam (TTXVA).
- Philippines kiên quyết theo đuổi vụ kiện đường “lưỡi bò” đến cùng (Sống mới). – Philippines quyết theo đuổi vụ kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông (VOA). – Manila sẽ tiếp tục vụ kiện “đường lưỡi bò” dù Bắc Kinh không đồng ý (RFI). - Philippines tiếp tục kiện Trung Quốc dù đơn phương (TP). - Philippines vẫn kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế (PLTP). - Philippines quyết kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế (VNE). -Philippines có vẻ tự tin trong vụ kiện Trung Quốc (TN). - Mặc Trung Quốc từ chối ra tòa, Philippines vẫn kiên quyết kiện (PT). - Trung Quốc trước vụ khiếu kiện của Philippines: Thế yếu của kẻ mạnh(TQ). – Bác bỏ đề nghị của Philippines đưa tranh chấp đảo ra tòa án quốc tế:Trung Quốc muốn “ngồi riêng” nhằm áp đảo các nước nhỏ (LĐ). - Philippines thu hồi các quả địa cầu của Trung Quốc(VnMedia).
- TTg Shinzo Abe: Hiếu chiến là đặc điểm “thâm căn cố đế” của Trung Quốc (GDVN). - Đài Loan không bắt tay Trung Quốc ở vụ Điếu Ngư (TTXVN). - Đài Loan đòi Nhật bồi thường vì ‘làm hỏng tàu’ (VNE). - Đài Loan có kế hoạch rút quân khỏi hai hòn đảo nhỏ sát Trung Quốc (RFI).
- Mỹ: Cơ chế trọng tài quốc tế không mâu thuẫn với đàm phán Biển Đông (GDVN).
- Bóng ma chạy đua hải quân ở châu Á (VNE). - Rồng Trung Quốc có “thét ra được lửa”? (TVN). - Trung Quốc – Gốc rễ gây tranh giành nguồn nước ở châu Á (KT). - Trung Quốc định dùng “dao mổ trâu giết gà” (KT).
- Cuộc tập trận Hổ Mang Vàng: Thủy quân lục chiến Mỹ uống huyết rắn (BBC).
- 2 người thiệt mạng trong vụ tự thiêu mới nhất của người Tây Tạng (VOA). - Những khó khăn như thế nào chờ đợi Trung Quốc trong năm 2013? (NTDTV/ Kichbu).
- Apple bị tin tặc tấn công (VOA).  – TQ giữ nhà báo BBC ‘điều tra tin tặc’ (BBC).- TQ lên án báo cáo của Mỹ về tin tặc (BBC). – Trung Quốc bác bỏ cáo buộc về tin tặc (VOA).  – Quân đội Trung Quốc bác bỏ báo cáo của Mỹ về tin tặc (VOA).  – Mỹ sẽ sớm trừng phạt Trung Quốc vì hậu thuẫn cho tin tặc (Sống mới). - Căng thẳng Mỹ – Trung về gián điệp mạng (TN). - Trung Quốc bác bỏ cáo buộc tấn công mạng (PLTP). - An ninh mạng Mỹ đã bắt đúng thủ phạm? (LĐ).
- Nguy cơ phổ biến hạt nhân từ Bắc Triều Tiên (RFI). - Nam Triều Tiên bác bỏ đe dọa ‘hủy diệt’ của miền Bắc (VOA).  - Quan hệ Hàn Quốc – Triều Tiên căng thẳng tột độ (VnMedia). - Triều Tiên tung video ‘nhấn’ Obama ‘chìm’ trong biển lửa (Sống mới).  – Từ ca sĩ vô danh trở thành vợ tên độc tài Kim Yong-un (Asahi Shimbun/ Việt quốc). - HRW kêu gọi Lào lên tiếng về về vụ nhà hoạt động bị mất tích (VOA).
- Chuyện bầu Giáo Hoàng: Kỳ 1 – Người chứng kiến (TP). - Bê bối ấu dâm che phủ cuộc bầu chọn Giáo hoàng (TTXVN). - Ðức Giáo Hoàng có thể triệu tập hội nghị Hồng y sớm (VOA).
- Người phụ nữ được Karl Marx ngưỡng mộ (BBC/ Gốc sân).
- Dớp cũ (TN).

- Trung Quốc cố gắng hoàn thiện ‘thủ tục pháp lý’ độc chiếm Biển Đông (PT).  - Biển Đông dậy sóng vì cuộc chiến pháp lý (VnMedia).   - Âm mưu “quả cầu lưỡi bò” của Trung Quốc thất bại (VnMedia).  - Đối thoại Shangri-la: Vẫn nóng vấn đề Biển Đông (CAND).
- Philippines ‘đi đúng hướng’ trong vụ kiện Trung Quốc (TTXVN).  - Philippines tuyên bố quyết kiện dù Trung Quốc từ chối ra toà (DT).  - Philippines quyết đưa “đường lưỡi bò” ra tòa án quốc tế (TN).
- Nhật đòi quần đảo tranh chấp thành di sản, TQ nổi đóa (VNN).  - Nhật muốn tránh đụng độ bất ngờ với Trung Quốc (TTXVN).
- Đài Loan đòi Nhật Bản đền bù sau vụ đấu vòi rồng (DT).  - Đài Loan khẳng định không muốn bắt tay với Trung Quốc ngoài Biển Đông (GDVN).- Sét đánh nhà thờ ở Vatican: Không phải điềm báo! (DT).
- Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên tiếng về cáo buộc tin tặc (TN).  - Mỹ sẵn sàng đáp trả chiến tranh mạng từ phía Trung Quốc (VOV).  - Quân đội Trung Quốc bắt tạm giam phóng viên BBC vì chụp trộm ổ hacker (GDVN).
- Đi tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên (TQ).  - Sau thử hạt nhân, Triều Tiên đã có sẵn các bước đi kế tiếp (VOV).  - Phương Tây nghi Iran đứng sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên (VOV).  - Nhật Bản sẽ triển khai thêm ra-đa đối phó Triều Tiên (TN).

 

Tổng số lượt xem trang