Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

Chùm ảnh những "hoa hậu rắn" đẹp nhất thế giới; Đại gia Việt "vung" tiền chơi Tết thế nào?

(Kienthuc.net.vn) – Rắn là loài ẩn chứa vẻ đẹp “chết người”, nhưng con người luôn có ham muốn chiêm ngưỡng và khám phá những bí ẩn của loài vật này.

Rắn ngũ sắc là loài rắn đẹp nhất trên thế giới. Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện loài rắn này sinh sống tại Wayanad, miền Nam Ấn Độ vào năm 1943, tuy nhiên, những thông tin về loài rắn này không nhiều, và trên thực tế chúng hiếm khi xuất hiện trong tự nhiên.

Rắn bạch tạng Nelsoni được xem là một loài rắn Vua ở Mexico, vì màu sắc trắng đỏ đặc biệt của nó. Một con rắn Nelsoni có thể dài hơn 1,1m, thường có từ 13 tới 18 vòng đỏ trên người.

Rắn san hô xanh là loài rắn cực độc, thường xuất hiện trong hầu hết các khu rừng nhiệt đới ở Nam Á, chủ yếu ở Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia và Borneo. Chúng thường ẩn mình dưới lớp lá rừng hay gỗ mục rất khéo léo để săn mồi vào ban đêm.

Trăn Cây Ngọc lục bảo nổi bật nhờ màu da xanh như ngọc lục bảo. Chúng không có độc, thường sinh sống trong các khu rừng rậm ở Nam Mỹ. Khi trưởng thành, một con trăn Cây Ngọc lục bảo có thể dài tới 1,8m và có hàm răng trước đặc biệt phát triển.

Rắn viền đỏ California là loại rắn “lòe loẹt” nhất ở Bắc Mỹ, toàn cơ thể chúng như những bức tranh sặc sỡ kết hợp 3 tông màu chính, gồm xanh thẫm, đỏ và trắng.

Rắn sữa Honduras thuộc họ Lampropeltis, tuy có màu sắc rất sặc sỡ, song nọc độc của loài rắn sữa này thực sự vô hại.

Trăn cầu vồng Brazil sinh sống chủ yếu tại lưu vực các con sông ở Trung và Nam Mỹ. Kích thước trung bình của loài trăn này nhỏ hơn rất nhiều so với những người anh em của mình, và chúng có thể sống tới trên 20 năm.

Nọc độc rắn san hô khoang cực kỳ nguy hiểm, tuy nhiên loài này rất hiếm khi tấn công người, chúng thường vùi mình dưới những đống lá khô, và thường có xu hướng “chạy trốn hơn là cắn” nếu bạn có vô tình dẫm phải chúng.

Rắn lam thuộc họ Coluber constrictor, một trong số các loài rắn nước. Tuy nhiên, đây là một trong những bức ảnh khá hiếm hoi về loài rắn này, bởi đa phần chúng ta thường thấy các loài rắn nước thường có màu xám chứ không phải màu xanh lam.

Trăn bạch tạng Miến Điện khác với các loài động vật có vú, màu da và lông vàng được tạo ra từ các sắc tố có nguồn gốc melanin, màu vàng trên da của các loài chim và bò sát được tạo nên từ các sắc tốc có nguồn gốc carotene. Loài trăn Myanmar là một trong những ví dụ điển hình của màu vàng carotene ở bò sát.

Rắn hồng có tên gọi khác là Liophidium, khi trưởng thành cơ thể có thể dài khoảng 40cm và thường ăn loài gặm nhấm nhỏ hay thằn lằn. Những đốm màu hồng trên lưng giúp loài rắn này trở nên nổi bật hơn, là một trong những loài rắn sặc sỡ nhất ở Madagascar.

Rắn Langaha còn gọi là rắn mũi dài, chúng hay bắt thằn lằn để làm bữa ăn chính. Rắn Langaha đặc biệt ở chỗ chúng có cái mũi dài, nhọn rất kỳ quái.

Rắn bạch tạng Texas không có nọc độc, và thức ăn của chúng là chuột và các loài động vật gặm nhấm nhỏ khác. Chúng có tên là “rắn bạch tạng” xong đơn giản là để chỉ màu trắng thuần khiết trên cơ thể, chứ không hề bị bạch tạng.

 

-Chùm ảnh những "hoa hậu rắn" đẹp nhất thế giới

Rắn đỏ rực VN khiến dân chơi ráo riết săn lùng

 

Vì màu sắc tuyệt đẹp và hoàn toàn vô hại với con người, loài rắn này đã bị săn lùng ráo riết để làm sinh vật cảnh.

>>> Vẻ đẹp chết người của những loài rắn kịch độc

Rắn sọc đốm đỏ (Oreocryptophis porphyraceus) là một loài rắn có ngoại  hình quyến rũ với toàn thân đỏ rực kèm theo hai sọc đen chạy dọc cơ thể.
Rắn sọc đốm đỏ (Oreocryptophis porphyraceus) là một loài rắn có ngoại 
hình quyến rũ với toàn thân đỏ rực kèm theo hai sọc đen chạy dọc cơ thể.

Loài rắn này được tìm thấy chủ yếu ở các vườn quốc gia phía Bắc Việt Nam.
Loài rắn này được tìm thấy chủ yếu ở các vườn quốc gia phía Bắc Việt Nam.

Đây là một loài rắn nhỏ nhắn, với chiều dài của cá thể trưởng thành khoảng 1m.
Đây là một loài rắn nhỏ nhắn, với chiều dài của cá thể trưởng thành khoảng 1m.

Môi trường sống ưa thích của chúng là các bìa rừng dọc theo sông suối thuộc vùng núi.
Môi trường sống ưa thích của chúng là các bìa rừng dọc theo sông suối thuộc vùng núi.

Thức ăn chủ yếu là các loài lưỡng cư và thú gặm nhấm nhỏ.
Thức ăn chủ yếu là các loài lưỡng cư và thú gặm nhấm nhỏ.

Rắn sọc đốm đỏ không có độc và tỏ ra rất hiền lành đối với con người.
Rắn sọc đốm đỏ không có độc và tỏ ra rất hiền lành đối với con người.

Vẻ đẹp và sự vô hại khiến chúng trở thành vật nuôi được nhiều người ưa thích.
Vẻ đẹp và sự vô hại khiến chúng trở thành vật nuôi được nhiều người ưa thích.

Điều này cũng làm chúng trở thành đối tượng bị săn bắt vô tội vạ trong thiên nhiên.
Điều này cũng làm chúng trở thành đối tượng bị săn bắt vô tội vạ trong thiên nhiên.

Rắn sọc đốm đỏ ngày càng hiếm gặp ở Việt Nam.
Rắn sọc đốm đỏ ngày càng hiếm gặp ở Việt Nam.

Chúng cần được bảo vệ để tránh rơi vào tình trạng nguy cấp như nhiều loài động vật khác.
Chúng cần được bảo vệ để tránh rơi vào tình trạng nguy cấp như nhiều loài động vật khác.

 

-

Bằng kỹ thuật quấn uốn, cắt, ghép và chăm sóc đặc biệt, ông Đính đã tạo ra những hình tượng độc đáo như con nai, con voi, chim đại bàng sải cánh...
Mất 10 năm tìm tòi, nghệ nhân cây cảnh Nguyễn Viết Đính (TP Tuy Hòa, Phú Yên) đã lập được quy trình cơ bản tạo dáng bonsai tượng hình - loại nghệ thuật mới thử thách trí tưởng tượng và lòng kiên nhẫn của người chơi. Tại Hội hoa xuân năm nay, gian hàng bonsai tượng hình của ông không "đụng hàng" bất kỳ ai.
Nói về cây cảnh, bonsai có không ít tay sành chơi, song chơi bonsai mang tính đặc trưng hay một trường phái riêng thì rất hiếm. Ông Đính là người có lối chơi "bonsai tượng hình" cho cây cảnh mini và cảnh trung. 
Cây cảnh mà ông Đính chơi không lạ, cũng là những loài thường gặp như: sanh, cần thăng, bồ đề... nhưng lạ ở cách chơi. Ông không chơi theo những phong cách bonsai truyền thống hay chỉ đơn giản là chia chi, cắt cành, nuôi cho gốc rễ to, cành nhánh nhỏ... mà ông chọn cho mình một phong cách riêng. Từ cây phôi ban đầu, bằng kỹ thuật quấn uốn, cắt, ghép và chăm sóc đặc biệt, ông tạo ra những hình tượng độc đáo. Có khi đó là hình thù con nai, con voi, chim đại bàng sải cánh, có khi là hình thù con người, thiếu nữ, vận động viên trượt băng nghệ thuật...
Chia sẻ về đam mê của mình, ông cho biết muốn tạo một lối đi riêng trong cách chơi bonsai mà trước giờ chưa có. Kết quả của mọi sự sáng tạo đều bắt đầu từ thử nghiệm. Có không ít cây bị vứt đi sau nhiều năm chăm sóc. Điều mừng là ông tạo ra các tác phẩm bonsai tượng hình theo ý muốn. Sau hơn 10 năm bắt tay vào thử nghiệm thể loại bonsai tượng hình, hiện vườn nhà ông có khoảng 100 tác phẩm hoàn thiện hoặc đang hoàn thiện như: Con nai vàng, Rồng, Tê giác vàng, Bà Trưng ra trận, Trinh nữ hoàng cung, Trượt băng... từ rễ, thân, cành, nhánh cây sanh, cây cần thăng, bồ đề. Để có cây chơi Tết Quý Tỵ, hai năm trước ông chuẩn bị tác phẩm từ cây sanh 10 năm tuổi “Thanh xà, bạch xà”.

 

 Ông Đính bên những tác phẩm của mình.

 


Là kỹ sư nông nghiệp nên ông rất thành thạo kỹ thuật chăm sóc, cắt, ghép cây. Đây chính là lợi thế lớn đối với một nghệ nhân chơi bonsai. Với vốn kỹ thuật điêu luyện, ngoài kỹ thuật tạo hình, lão hóa, thu gọn dáng cây, ông còn lắp ghép cây cảnh vào đá núi, san hô, gốc cây khô... để tạo ra một tác phẩm hoàn thiện trong mắt người xem. "Qua đó, tôi gửi gắm vào tác phẩm tình yêu quê hương, thiên nhiên, con người vươn tới chân - thiện - mỹ...", ông Đính nói.
Ông còn vận dụng cơ chế sinh lý thực vật vào kỹ thuật quấn uốn, cắt tỉa, ghép (rễ, thân, cành) để tạo ra hình tượng cụ thể. Rồi phải luôn điều tiết các kỹ thuật trên cộng với chế độ bón phân hợp lý để khống chế cây sinh trưởng theo ý muốn. Để có một tác phẩm hoàn thiện, người chơi phải mất ít nhất 5 - 10 năm từ lúc cây phôi (cây ban đầu). 
Đứng trước gian hàng của ông Đính, nhiều nghệ nhân không ngớt lời khen ngợi. Trước đó, có người từ Hà Nội hay tin đã bay vào, tìm đến tận nhà ông mua một "tác phẩm" với giá 35 triệu đồng. Ông cho biết, sẽ bán thêm vài cây nữa "nếu gặp người có duyên chơi cây". Riêng "Con nai vàng” và “Rồng thiêng” ông cho là vô giá nên chỉ để thưởng thức và tiếp tục “nuôi” tham gia các hội thi.
Kết quả nghiên cứu phong cách “bonsai tượng hình” của nghệ nhân Nguyễn Viết Đính được Hội đồng khoa học ngành Khoa học - Công nghệ Phú Yên công nhận là giải pháp, sáng kiến mới. Ông Đào Tứ Xuyên, Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ Phú Yên nhận xét: "Đây là sáng kiến về nghệ thuật bonsai lần đầu được Hội đồng Khoa học - Công nghệ xem xét và công nhận là giải pháp, sáng kiến mới. Nếu được nhân rộng, giải pháp này không chỉ mang lại giá trị nghệ thuật mà giá trị kinh tế cũng rất lớn".

Một số tác phẩm độc đáo của nghệ nhân cây cảnh Nguyễn Viết Đính:

 

 Tác phẩm “Rồng thiêng” (cây si) - kiểng trung
 "Bà Trưng ra trận" (cây sanh) - kiểng trung
 "Thằn lằn sấm” ký đá (cây bồ đề) - kiểng mini
 “Rắn ngọc” (cây sứ) - kiểng mini
 “Kiêu hãnh” (cây sanh) - kiểng trung
 "Tê giác một sừng" uốn từ cây sanh
 "Cổ thụ" (cây Gừa) - kiểng mini 1,6 tấc
 “Con nai vàng” (cây Cần Thăng) - kiểng mini

 

Đại gia Việt "vung" tiền chơi Tết thế nào?

(Kienthuc.net.vn) - Để thể hiện đẳng cấp với túi tiền "siêu dày" của mình, đại gia Việt thường nghĩ cách "đốt" tiền độc đáo dịp năm mới.

Vung tiền săn lùng hàng độc
Tết là dịp mà các đại gia Việt càng có cơ hội thể hiện đẳng cấp của mình bằng việc săn lùng các món hàng độc lạ có giá trị siêu xa xỉ.
Một đại gia nổi tiếng ở TP Việt Trì, Phú Thọ với cái tên "Toàn đô la", đã mạnh tay chi 10,5 tỷ đồng để mua một cây sanh mà theo anh nó có tuổi thọ tới 200 năm, là sở hữu của một thượng thư triều Nguyễn. Cây sanh này được anh đặt trong vườn nhà và coi nó như hình ảnh một "thiên nhiên thu nhỏ" cũng như một triết lí nhân sinh quan.
Anh quan niệm, cây càng cổ thì càng có giá trị nên người chơi cây phải am hiểu và biết cách chăm nó không thì quả là phí.

 

 Gốc đào rừng mà anh Quang mua về chơi tết 

 


Anh Quang ở Tây Hồ (Hà Nội), Tổng giám đốc của một công ty bất động sản cũng cất công đặt mua từ một năm trước ở tận Sơn La một cây đào giá hơn 500 triệu đồng. Bộ ghế sofa mà anh Quang mới mua cũng được đặt riêng tại Ý. Tivi, máy giặt, điều hòa đều do vợ chồng anh cất công tìm mua từ Nhật, đồ sành sứ thì mua ở Trung Quốc...
Không đam mê cây cảnh như anh "Toàn đô la", anh Quang, anh Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc công ty H. ở Ba Đình (Hà Nội) lại thích thú sưu tập sim số lộc phát cực đẹp 0123456XXXX với giá gần nửa trăm triệu đồng. 
Ngoài thuận tiện là dãy số dễ nhớ, theo anh Nguyên, số sim này còn có ý nghĩa tinh thần, giúp cho công việc làm ăn phát đạt.
Không chỉ "tự thưởng" cho mình, anh Trọng Hoàng, Phó tổng giám đốc công ty chuyên kinh doanh phần mềm tại Hà Nội lại "săn" bằng được chiếc áo lông thú 50 triệu đồng tặng vợ diện Tết nếu trời lạnh.
Với anh Nguyễn Thành Nam, Giám đốc công ty I, trên đường Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội lại có thú tiêu tiền Tết cách khác. Anh thích ngày Tết trong không khí gia đình và bạn bè sẽ thưởng thức những món ăn do chính tay vợ anh nấu. Và trong bữa ăn đầm ấm ngày Tết không thể thiếu rượu. 
Anh cũng mạnh tay chi hơn 25 triệu đồng mua chai rượu Rémy Martin Louis XIII đem về thưởng thức với sự hân hoan vui sướng trong lòng. Chưa dừng lại ở đó, anh còn đặt hàng tận trong TP.HCM một chai rượu thượng hạng với giá 60 triệu đồng. 
Đối với những đại gia đam mê đá cảnh, thì việc bỏ ra hàng trăm triệu thậm chí hàng tỷ đồng để tìm được cho mình một bức tranh đá tuyệt đẹp không phải là chuyện hiếm thấy. Những người săn đá cảnh thường coi hành trình của mình là "cuộc tìm kiếm nhân duyên". Bởi khi được đem về, tuổi của viên đá có khi đã hàng triệu năm, lại qua sự bào mòn của dòng nước mới có hình dáng như khi được tìm thấy.

 

 Tranh đá tiền tỉ

 


Những đại gia khác thì thích thú săn tiền có seri đẹp để lì xì Tết. đại gia thường tìm tiền Mỹ, tiền Anh và Euro các mệnh giá 2, 50 và 100 để đổi. Những con số họ "săn" nhiều nhất trong ngày Tết là con số liên quan đến Phúc - Lộc - Thọ. Đối tượng này chỉ lì xì bằng tiền Mỹ.

 

  Đây là những đồng đô la được coi là may mắn nên nhiều người "săn" tìm.

 


Có đại gia thì săn lùng bằng được những tài khoản ngân hàng độc để lì xì Tết. Các tài khoản ăn theo ngày tháng năm sinh, số điện thoại đến bộ tam, bộ tứ, ngũ, lục có giá vài triệu đến hàng chục triệu đồng. Những người giàu quan niệm, những món quà độc nhất vô nhị mang phong thủy này sẽ mang lại sự may mắn, thành công cho những ai sở hữu nó.
Chia sẻ về việc chuẩn bị cho Tết của những “đại gia”, anh Quang bộc bạch: “Trong một năm thì Tết âm lịch luôn được đề cao nhất và cũng là dịp để mọi người khoe, ganh đua với nhau. Bởi suy nghĩ và tình cảm của những người có tiền khác lắm, nó không chân tình, thành thật như những người bạn không có tiền. Nói là bạn nhưng thực chất là bạn ăn chơi, là ganh đua, bạn quan hệ làm ăn thôi, nên soi mói nhau từng tí. Nếu như anh không đáp ứng, không “chơi” cùng thì sẽ bị coi thường, loại bỏ và sẽ không thể “phát” trong công việc kinh doanh được.
Chi mạnh tay chọn nơi đón Tết "độc"

Những năm gần đây, các đại gia Việt thường chọn cách đặt tour du lịch nước ngoài đắt tiền đón Tết. Đầu năm nay, gia đình anh Nguyễn Đức Tuấn, ngụ tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7, chuyên kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản chọn tour Dubai - Abudhabi 6 ngày, giá trọn gói khoảng 50 triệu đồng/người, ở khách sạn 4 sao. Sau đó, anh Tuấn đăng ký tách đoàn 1 ngày để gia đình trải nghiệm tại khách sạn siêu sang 7 sao dát vàng Burj al-Arab với giá 3.500 USD/đêm.

Giống gia đình anh Tuấn, nhiều đại gia ở TP.HCM cũng lựa chọn du lịch nước ngoài vào dịp Tết. Nhà chị Giang, ngụ tại quận 1 TP.HCM, có công ty chuyên kinh doanh hàng mỹ nghệ cũng lên kế hoạch đi chơi Tết rất sành điệu. Gia đình chị gồm 5 người sẽ tham gia tour du lịch 5 nước Châu Âu (Pháp - Ý - Đức - Bỉ - Hà Lan) có giá khoảng 100 triệu/người cho 13 ngày. Người tham gia tour du lịch này sẽ được ở khách sạn 4 sao, tham quan các thành phố nổi tiếng thế giới như Paris-Roma-Amsterdam-Munich-Bruxelles. 

 

 Đại gia Việt đi du lịch nước ngoài, ở khách sạn dát vàng đón Tết.

 


Không du lịch nước ngoài, một số đại gia Hà thành gây chú ý với những kiểu đón Tết “độc”. Để thể hiện sự chơi ngông không ai bằng của mình, một đại gia hoạt động trong ngành bất động sản đã chọn ra 12 dân tộc ít người để làm Tết theo phong tục của họ. Tết của dân tộc Thu Lao, Hà Nhì và Xa Phó được ông chú ý hơn cả. Bởi cả 3 dân tộc này chủ yếu sống ở vùng núi xa xôi. Họ cũng rất coi trọng ngày Tết nên Tết được tổ chức rất linh đình với đầy đủ các tục lệ của cha ông truyền lại từ xưa. 

Hay một nữ đại gia trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn ở Hà thành nổi tiếng với kiểu chơi ngông... đốt tiền theo phong bao lì xì. Theo đó, khách đến nhà, chỉ cần là chưa có gia đình thì chắc chắn sẽ nhận được tiền mừng tuổi của bà, số tiền tương ứng với số tuổi, bao nhiêu tuổi là bấy nhiêu triệu. Ngoài ra, khách còn được nhận thêm rất nhiều đồ hiệu mà bà đã mua sắm để làm quà kèm theo những vé máy bay du lịch ở những điểm nổi tiếng và được sống trong phòng dạng VIP của các khách sạn trong chuỗi khách sạn thuộc quyền quản lý của gia đình bà. 

 

 "Đốt" tiền trong phong bao lì xì là một trong những cách thể hiện đẳng cấp, chơi ngông của đại gia

 


Bà này cũng nổi tiếng với việc thể hiện sự chơi ngông của mình vào dịp Tết. Mỗi Tết là một kiểu chơi ngông. Có năm, bà và gia đình dùng tàu riêng, đón Tết trên biển. Có năm, bà dát vàng toàn bộ biệt thự để đón Tết. Năm con chuột, bà cho đúc hơn nghìn con chuột bằng vàng để tặng khách đến chúc Tết.
Trên thực tế, không phải đại gia nào cũng chơi ngông như vậy. Có những đại gia coi Tết là dịp để gặp gỡ và họp mặt gia đình. Họ không vung tiền để thể hiện mình, cũng không cần những thứ cao sang để thể hiện đẳng cấp. Có người chỉ cần về nhà những ngày Tết, được ăn những món do vợ nấu, được ngồi quây quần với anh em và trò chuyện, họ coi tình cảm gia đình là thứ quan trọng hơn nhiều so với việc cuống cuồng sắm Tết để thiên hạ biết họ là đại gia ở tầm nào. 
Tất nhiên, có tiền thì chơi sang và người giàu sẵn sàng tôn vinh bản thân và giá trị của họ.

Ngả mũ trước đại gia Việt mê... lợn
- Hoa quả miền Nam “đội” 300% giá trên đất Bắc (Sống mới). - Video: Quất ế 10.000 đồng/cây trước khi lên… xe rác (SOHA).  - Lào Cai: Hàng ngàn cành đào chợ hoa xuân thành củi đun (DT).

- Trịnh Kim Thuấn: Năm rắn chuyện rắn (Trần Nhương). – Năm Rắn – sao phải sợ bị cắn (Sống mới). -Những kỷ lục trong thế giới loài rắn
VietNamNet
Bạn có biết, con rắn lớn nhất trên thế giới có thể dài tới 11 mét hay trong số khoảng 2.000 loài rắn có mặt trên Trái đất ngày nay, chỉ có gần 400 loài sở hữu nọc độc đủ để giết chết người? To lớn nhất. Con rắn lớn nhất từng được ghi nhận trên thế giới là ...
Những khả năng kỳ lạ nhất của loài rắnVTC
Khám phá thế giới kỳ thú của loài rắnThanh Tra

- Chuyên gia động vật ‘sốc’ vì bài chê VN (BBC).
- Màu sắc và con số sinh vượng cho từng tuổi (Tin mới).
- TS Nguyễn Sĩ Dũng: Nhiều người Hà Nội mất thanh lịch 100%  (PN Today).
- Tìm lại “đứa con tinh thần” sau nhiều năm lưu lạc (Lương Kháu Lão).
- TỪ DƯƠNG HƯƠNG LY ĐẾN BÙI MINH QUỐC (Nguyễn Trọng Tạo).- Bộ trưởng Đinh La Thăng lì xì khách đi tàu đêm 30 Tết (ANTĐ).   - Quảng Ngãi: đinh tặc hoành hành đêm cuối năm (TT). - Tắc đường vì nhặt đinh trong đêm giao thừa (VNE).
- Bộ trưởng Y tế nói về phong bì, bôi trơn (TP). “Tết nhà tôi còn ở bãi rác kia kìa…” (DĐCN). – Dân Hà Nội đổ xô mua rượu ngoại ‘khẳng định đẳng cấp’ (VTC).- Chợ Tết: thịt mỡ – dưa hành – bánh chưng xanh (DT).  – Xếp hàng từ tờ mờ sáng mua thịt heo bình ổn giá (Soha). –Xếp hàng mua bánh chưng như thời bao cấp (Soha).

- Ngày Tết, lưu ý các món ăn kị nhau nguy hiểm (VTC).
- Quốc lộ dài nhất Tây Nguyên “đau khổ” oằn mình cận tết (Soha).- Tết đã khác xưa! (TBKTSG).  - Trả nợ cuối năm (NLĐ).  - Mâm cỗ tất niên – sản phẩm văn hóa Việt đặc sắc (VOV).   - Ẩm thực Việt Nam đâu chỉ có phở và chả giò!(TBKTSG).
- Dự cảm xuân của văn nghệ sĩ “bám trụ” miền Trung (DV).- Xóm “sống chung với tử thần” ngóng chờ năm mới (TTXVN).  - Cuối năm, rưng rưng bên giường bệnh (NLĐ).  - Người Việt từ nước ngoài đổ về quê ăn Tết (VNE).
- Bị ‘chém’ 30.000 đồng gửi xe máy xem đường hoa Sài Gòn (VNE).  - Đi chơi tết ở TPHCM nên gửi xe ở các điểm do TNXP giữ (TBKTSG). - 2 triệu đồng một chỗ xem pháo hoa đêm Giao thừa (VNE).  - “Săn” quà quê… biếu sếp (KT).  - Chợ quê trong những giờ phút cuối cùng của năm cũ (Infonet).
- “Tôi chỉ mong trời yên, đất lành để ổn định sống” (LĐ).
- Bị văng ra ngoài xe, một hành khách tử vong (TN).  - Ba vụ, ba người không kịp đón tết vì cơn bốc đồng (TT).
- Cháy gần kho xăng, nhiều người hoảng loạn (TN).  - Bà hỏa “viếng” vựa phế liệu ngày cuối năm (NLĐ).   - Hoảng loạn vì cháy lớn ở “đồng cỏ” KTX Đại học GTVT (KT).
- Ông lão biến đê, đường làng thành “vườn“ hoa đón Tết (PLVN) - Khi sinh viên và cave… “chung nhà trọ” (Soha).- “Quốc lủi” lủi luật ào ào cung cấp cho Tết (KT).

- Đặc sản vùng miền hút khách dịp Tết (PT).
- No đủ nhờ… phật thủ: Hàng “độc” chơi tết không lo ế(DV).

- Nữ sinh bị ‘xử’ hội đồng đến mất trí nhớ (NĐT).
- Cô giáo nhỏ – người con hiếu Sakena (TT). – Du học sinh giữ nét tết cổ truyền (TN).
- Chợ đồ cổ “độc nhất vô nhị” ở Hà Thành (Infonet).
- Phố ông đồ vắng khách (SGTT).
- Bữa cơm tất niên (NLĐ).  - Nhạc sĩ Miên Đức Thắng: “Không đâu bằng tết quê nhà” (TN).  - Tác giả “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa” đi… bán dưa (TN).
- ‘Chợ sách lậu 10 phút’ ngay giữa giảng đường đại học (PT).
- Nhà khoa học “chân đất” mang… tâm hồn nghệ sỹ (VEN).
- Thu “chân không” (NLĐ).
- Bốn chàng trai ‘vàng’ của giáo dục Việt Nam năm 2012 (Infonet/zing).
- Thưởng Tết giáo viên: Nói mãi… vẫn khổ! (PT).
- Phiên cuối năm của chợ quê nhất Hà Nội (VNN).  - Chợ nổi Cái Răng ngày cuối năm (VOV).  - Chợ hoa bên sông Tiền (PNTP).  - Xếp hàng mua bánh chưng như thời bao cấp (VNE).
- Hàng ngàn bệnh nhân đón Tết trong bệnh viện (VNN).  - ‘Ăn Tết’ ở hành lang bệnh viện đêm cuối năm (VNE).  - Bé gái sơ sinh đơn độc trong bệnh viện ngày Tết (DT).  - Tết sớm ở vùng cả năm mặt đất rung chuyển (VTC).  - Tết ở xóm vạn đò cuối cùng trên sông Hương (PNTP).
- Chủ cây xăng chửi cảnh sát, giải vây xe dù (TN).  - Xe dù ‘né’ thanh tra, hoạt động bát nháo trên QL1A (VNN).  - Những con số đáng buồn về giao thông cận Tết (VnMedia).
- Cụ bà 60 năm làm áo tơi cọ (KT).
- Những vụ án chấn động năm 2012 (NLĐ).
- Một người dân giao nộp con voọc quý hiếm (TN).
- “Choáng” với cây khế trăm tuổi giá 350 triệu đồng (VLO/DT).  - Ngỡ ngàng vẻ đẹp của cây duối ngàn tuổi (VTC).
- Ở đâu đắt đỏ nhất thế giới? (DT). - Hà Nội sẽ ban hành mức trần thu tiền dạy thêm (GD&TĐ).

- “Thưởng Tết” giáo viên bằng… gói bột ngọt (DT). - Trường mầm non thưởng Tết bằng… nải chuối cau (TP/ Zing).  
- Giáo viên tố quyền hiệu trưởng bị đe dọa (DV).
- Quảng Nam: Trao học bổng cho sinh viên, học sinh nghèo (DV).- Người Hà Nội ra đường luộc bánh Chưng (GD&TĐ). – Tình hàng xóm bên nồi bánh chưng tập thể (DT).- Quán ăn ở Việt Nam: Những hình ảnh giết thịt khỉ rùng rợn (Der Spiegel/ Dân Luận). – Giáo sư Mỹ bị đòi đuổi việc vì chê VN (BBC).
- Cầy hương gốc Việt về quê trước Tết (BBC).
- Kẹt tiền, tờ báo hàng đầu của Mỹ tính bán trụ sở (DT).
- Những phận nghèo “nhặt Tết” ở bãi rác (DT).
- Người phụ nữ nhận việc “cả làng không ai dám làm” (DT).
- Ăn tết Hồ Sự Chà ở cột mốc số 0 (NNVN).
- Muôn nẻo quà tết sang Tây (DT). – Tết của người Việt ở Vitré (Pháp) (VOV).
- Bến xe Miền Đông ‘nghẹt thở’ ngày giáp Tết (TP).

Ngày xưa, Sài Gòn có phố máy tính… (SGTT 8-2-13)
Muôn nẻo quà tết sang Tây (VNN 8-2-13)Cà phê ngon xuống già, cà phê dở lên ngôi: Coffee Demand Shifts Down-Market (WSJ 8-2-13) -- Có nói đến Starbucks ở Việt Nam

-'Chợ sách lậu 10 phút' ngay giữa giảng đường đại học (PetroTimes 8-2-13)
Nhớ Sài Gòn, nhớ… càphê (SGTT 8-2-13)
Thăm lại ngôi nhà cổ của “Người tình” (TBKTSG 6-2-13)
Nhà văn Chu Lai: Viết, nỗi cơ cực dịu dàng (CAND 8-2-13) -- Hồng Thanh Quang p/v
Nữ sinh Việt sống 4 châu lục, một ngày dùng 5 thứ tiếng (VTC 8-2-13) -- Trời đất!
Viết về sex thì rất khó! The awkward art of writing about sex (TNR 8-2-13)
Ngô Tự Lập: Danh hiệu anh hùng lao động cho chiếc xe gắn máy (viet-studies 7-2-13)

Không ép học sinh học kỹ năng sống (PetroTimes 7-2-13) -- Bởi lẽ kỹ năng sống phải gồm thanh liêm, yêu chuộng dân chủ, tự do, chống độc tài?
Dừng chân ở Lao Động (LD9 7-2-13)
Bài trí bàn thờ Tổ tiên ngày Tết thế nào cho đúng? (KT 7-2-13)
Những cô dâu Việt về quê (TT 6-2-13)
'Thư pháp Việt' hay bôi nhọ chữ Việt? (PetroTimes 7-2-13)

Tổng số lượt xem trang