cảm ơn Thomas đã mách bài
ALBUM HÌNH ẢNH NẠN NHÂN VIỆT CỘNG THẢM SÁT MẬU THÂN 1968:
- [ai yếu tim không nên xem ] tổng hợp hình ảnh
https://www.facebook.com/media/set/?s...
Bản tuyên bố của Chính Ủy Tiền Phương Quân khu 4 :(Tám Hà) Trần Văn Đắc và Sư đoàn trưởng sư đoàn 5: Năm Truyện https://www.facebook.com/photo.php?fb...
Điểm quan trọng nhất của hai cuộc chiến Mậu thân 1968 và Tháng 4 1975 là người dân miền Nam đã không hề "nổi dậy" để tiếp tay cho quân Cộng sản "giành lại chính quyền về tay nhân dân" như tuyên truyền của Hà Nội trước đây và những gì đã nói trong cuốn phim "Mậu Thân 1968" của "ĐẠO DỤ" Lê Phong Lan.
Bằng chứng rõ nhất là đã không hề có chuyện "đông đảo nhân dân" được "giải phóng khỏi ách kìm kẹp của Mỹ-Ngụy" như tuyên truyền ngụy tạo của miền Bắc và của tổ chức bù nhìn Mặt trận Giải phóng miền Nam do miền Bắc dựng lên để "miền Nam hóa" cuộc chiến xâm lăng của Trung cộng qua tay sai hồ chí minh và đảng CSVN.
ALBUM HÌNH ẢNH NẠN NHÂN VIỆT CỘNG THẢM SÁT MẬU THÂN 1968:
https://www.facebook.com/media/set/?s...
Để tưởng nhớ đến 7,600 đồng bào Huế đã bị Việt cộng sát hại
http://vietnamsaigon75.blogspot.com/2...
Để tưởng nhớ đến 7,600 đồng bào Huế đã bị Việt cộng sát hại
http://vietnamsaigon.multiply.com/pho...
http://vietnamsaigon.multiply.com/mus...
Thảm sát Huế Tết Mậu Thân (Hue massacre) là tên gọi một sự kiện trong Chiến tranh Việt Nam, khi tìm thấy một số lượng lớn các mồ chôn tập thể xác của những người dân Huế đã bị Việt cộng sát hại chôn sống . Ngay sau khi tấn công chiếm đóng Huế, bộ đội và "Mặt trận Giải phóng" đã tàn sát đồng bào Huế từ đêm giao thừa Mậu Thân 1968 và suốt gần một tháng chiếm đóng Huế. Sau đó chúng đã phải tháo chạy bởi sự phản công tái chiếm thành phố Huế của quân lực VNCH và Hoa kỳ .
Sau gần một năm tìm kiếm vô vọng những thân nhân đã bị Việt cộng bắt giữ.Nhờ qua lời khai của một Việt cộng hồi chánh, đã tiết lộ những mồ chôn tập thể bí mật mà Việt cộng đã tàn sát hàng ngàn đồng bào Huế mà chúng đã bắt giữ.
Mồ chôn xác những nạn nhân bị thảm sát được lần lượt được phát hiện, cùng với các chứng cứ khác là bằng chứng hành động tàn bạo ở quy mô lớn đã được Việt cộng thi hành ở Huế và vùng lân cận trong 4 tuần chiếm giữ Huế. Các vụ giết người,chôn sống này là Việt cộng có chủ tâm và là một phần của một cuộc trả thù, thanh trừng quy mô lớn với nhiều tầng lớp đồng bào Huế miền Nam Tự do.
*Mồ chôn tập thể thứ nhất tìm thấy ngay sau cuộc chiến:1,173 nạn nhân
Trong số những nạn nhân này có hai vị Linh Mục -- Cha Bữu Đồng và Cha Micael Bang, cùng với hai Sư Huynh Dòng Lasan.
*Mồ chôn tập thể thứ nhì, luôn cả mồ chôn Gò Cát, tháng 3-7, năm 1969: 809 nạn nhân
*Mồ chôn tập thể thứ ba, suối Đá Mài quận Nam Hòa, tháng 9, 1969: 428 nạn nhân
*Mồ chôn tập thể thứ tư, biễn muối ở Phú Thứ, tháng 11, 1969: 300 nạn nhân
Nguồn: Viện Nghiên Cứu Á Châu - Đại Học Texas
http://www.vietnam.ttu.edu/virtualarc...
Mặc dù đã trốn dưới mương, số phận nghiệt ngã đã không buông tha gia đình xấu số người miền Nam này. Gia đình người mẹ tương lai trẻ này đang chờ đợi 1 hài nhi ra đời thì đã bị bộ đội cộng sản Bắc Việt tàn sát cùng với cả làng của mình ở Thừa Thiên Huế. Ghi chú: Dù không thấy dây trói ở cận cảnh của cô gái nhưng dấu vết bị trói rất rõ ràng ở phần dưới của tấm hình, và bụng của cô ta đã bị rạch lòi ruột.
Việt cộng Khủng bố - Vietcong Terrorist
https://plus.google.com/u/0/photos/11...
https://www.facebook.com/media/set/?s...
Oan Hồn Trên Xứ Huế
http://ngothelinh.150m.com/OanHonTren...
TÀN SÁT TẾT MẬU THÂN TẠI HUẾ (1968) Sử gia Trần Gia Phụng
http://ghpgvntn-toiacphatgiaoanquang....
-Chuyên đề Mậu Thân - Bài 5
"Việc tàn sát hàng ngàn người mà Cộng sản gọi là có nợ máu với nhân dân tức là công chức và sĩ quan của chính quyền Sài Gòn hay những lãnh tụ Quốc dân đảng, Đại Việt... và những người chống đối khác, rõ ràng là nằm trong một chủ trương lớn của Cộng sản..." -Lê Văn Hảo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách Mạng Thành phố Huế vào thời điểm Mậu Thân 1968.
Trần Quốc Việt sưu tầm
__________________________________________________
Dân Làm Báo - Họ tiếp tục hát trên những xác người, chối bỏ tội ác, đổ thừa tội phạm, chà đạp lịch sử để tự vinh danh những kẻ sát nhân lẫn một chế độ sát nhân. Và vì thế những tang thương quá khứ đành phải lật lại vì sự thật của lịch sử:
- Vị Thẩm Phán Cuối Cùng: Lương TâmDân Làm Báo - Họ tiếp tục hát trên những xác người, chối bỏ tội ác, đổ thừa tội phạm, chà đạp lịch sử để tự vinh danh những kẻ sát nhân lẫn một chế độ sát nhân. Và vì thế những tang thương quá khứ đành phải lật lại vì sự thật của lịch sử:
- Gửi bà Lê Phong Lan và đồng bọn!
- Lê Phong Lan: láo xác chết, lừa người sống
- Chuyên đề Mậu Thân - Bài 1 - Cộng sản tự hào về thảm sát ở Huế
- Chuyên đề Mậu Thân - Bài 2 - Một vụ thảm sát bình thường vào đầu xuân 1968...
- Chuyên đề Mậu Thân - Bài 3 - Tất cả đều bị đập bể đầu
- Chuyên đề Mậu Thân - Bài 4 - Đã tìm thấy ngót 2.000 xác
- Chuyên đề Mậu Thân - Bài 5 - Phỏng vấn Giáo Sư Lê Văn Hảo
- Đồng bào Huế gửi “quà Xuân” cho nữ đạo diễn Lê Phong Lan
- Lê Phong Lan và bộ phim: “Chạy tội cho CSVN”
- Mậu Thân 1: Đòn đánh nhá của Tướng Giáp
- Mậu Thân 2: Độc thủ của Bác
- Mậu Thân 3: Công lao của Bác
- Mậu Thân 1968: Kẻ đồ tể & Nhân chứng sống (Cập nhật)
- Kỷ vật Mậu Thân
- Xác nào là em tôi, dưới hố hầm này!?
- Nỗi đau Tết Mậu Thân chưa có phút nào nguôi!
- Phim Mậu Thân 1968 - một canh bạc bịp
- 45 năm sau Mậu Thân - Máu vẫn chưa khô trên thành phố Huế
- Mậu Thân trong tâm khảm một nhà thơ
- Nghệ thuật dối trá
- Những sự thật không thể chối bỏ (phần 14) - Ai làm cho Huế đau thương?
- Hãy nói trước ngày chết
- Mậu thân Huế - Câu chuyện của Nguyễn Thị Thái Hòa
-Huế - Thảm sát Mậu Thân 1968
DCVOnline
Đạo diễn Lê Phong Lan và Tết Mậu Thân 1968
“Có một động lực vô hình nào đó thôi thúc tôi đi tìm hiểu về chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Trong quá trình đi tìm tài liệu, đi tìm những nhân vật là chứng nhân lịch sử của cả hai chiến tuyến, tôi đã nhìn thấy những tấm ảnh tư liệu ghi lại hình ảnh chiến sỹ giải phóng của ta hy sinh như thế nào, đổ xương đổ máu ra sao… Tôi không tin những người lính ấy lại có thể tạo ra những cuộc thảm sát.”
“Lịch sử đã trải qua 45 năm, thời gian đã có đủ độ lùi để chúng ta nhìn nhận lại về chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Thời thế đã đổi thay. Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta nói chuyện với nhau thật thẳng thắn về tất cả những câu chuyện xảy ra từ 45 năm trước. Trong 10 năm ròng, tôi đã đi, đã tìm kiếm, đã gặp gỡ, phỏng vấn, để xây dựng nên 12 tập phim tài liệu về chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Tôi gặp gỡ cả những người lính ở hai chiến tuyến, tôi gặp gỡ hỏi chuyện cả những người chỉ huy ở cả hai chiến tuyến. Ở cấp chỉ huy, ở cấp lính, mỗi người đều có cái nhìn khác nhau về cuộc chiến. Suốt 10 năm tôi đi và đi, phỏng vấn và phỏng vấn… Và tôi nghĩ, 12 tập phim tài liệu xây cất trong 10 năm ròng của tôi sẽ giúp khán giả giải mã được sự thật còn gây tranh cãi của chiến dịch Mậu Thân năm 1968.”
“Tôi đã gặp những nhà báo Mỹ, những người lính bên kia chiến tuyến, họ đã nói, tất cả những thông tin về vụ thảm sát năm 1968 tại Huế chỉ là sự vu cáo của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổ lên đầu Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Để khỏa lấp cho sự thất bại nặng nề, phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã phát động những tin đồn nhảm gây nhiễu loạn như một cuộc chiến tranh tâm lý, và nó đã kéo dài trong một thời gian. Nhưng sự thật là sự thật. Chiến dịch Mậu Thân trải qua thời gian càng khẳng định là bản anh hùng ca vĩ đại của quân dân Việt Nam.”
Tôi chỉ có một câu hỏi, “Tại sao cha ông chúng ta, thế hệ những người trẻ như tôi, như bạn thời ấy lại có thể sẵn sàng hy sinh mạng sống, hy sinh gia đình của mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc? Vậy, độc lập, tự do là gì? Tại sao người ta có thể hy sinh ghê gớm đến thế vì độc lập, tự do. Nếu các bạn cũng như tôi, đã đọc, đã tìm hiểu, đã nhìn tận mắt những hình ảnh về chiến tranh Việt Nam, các bạn sẽ thấy đó là một huyền thoại. Lịch sử Việt Nam đã được viết bằng những huyền thoại”
[Nguồn: Hiền Hương, Dân trí, Thứ Sáu, 25/01/2013]
Don Oberdorfer, Tet!: The Turning Point in the Vietnam War, 1971
Vài hình ảnh về Thảm sát Mậu Thân ở Huế 1968 do CSVN chủ động Nguồn ảnh: Don Oberdorfer, Tet!: The Turning Point in the Vietnam War, 1971 |
Thiếu tướng Mike Downs và Đại Tá Charles A. Krohn nói về Thảm sát Tết Mậu Thân 1968 tại American Veterans Center's 2008 conference
Morale and mass graves, Tạp chí LIFE
Tạp Chí LIFE tháng 9, 1969 - Nguồn ảnh: LIFE |
Tin AP
Tin Thảm sát Mậu Thân tại Huế (26/9/1969) Nguồn ảnh: Modesto Bee |
Trần Giao Thủy, Tết Mậu Thân Bốn mươi năm sau (1968-2008)
Trong bài “Tet Offensive” đăng trên the Vietnam Experience, Boston Publishing Company, tác giả John Colvin – một nhà ngoại giao Anh, là Tổng lãnh sự tại Hà Nội trong những năm 1965-7, viết:
Cuối tháng 2, 1968 khi quân đội VNCH đã tái chiếm Huế, chính quyền miền Nam đã tìm thấy trên 1200 xác người bị giết và chôn tập thể và sau đó, ở những mồ chôn tập thể khác trong tỉnh. Tổng số xác tìm được khoảng 2500 nhưng con số thường dân mất tích lên đến 6000 người. Nhiều người bị giết hại là tín đồn Công giáo đang tị nạn trong nhà thờ, một số khác bị quân cộng sản Việt Nam bắt đi “cải tạo” nhưng trên đường di chuyển cũng bị giết hại vì quân VNCH và đồng minh đã đuổi theo quá sát.
[Nguồn: Tết Mậu Thân Bốn mươi năm sau (1968-2008). DCVOnline, 16-03-2008.]
REED IRVINE, Chairman, Accuracy in Media Washington, Sept. 2, 1987
[...]
Vụ những người Cộng sản thảm sát hàng ngàn thường dân trong thời gian 25 ngày họ chiếm đóng Huế vào tháng 2 năm 1968 cũng được xác minh. Đến giữa thập niên1970, có 2810 xác người đã được tìm thấy trong các ngôi mộ tập thể trong vùng lân cận của Huế, và 1.946 người vẫn còn mất tích.
Các nạn nhân được chôn cất bí mật trong các nấm mồ tập thể, hầu hết trong số đó đã được phát hiện. Nhưng việc thiếu thông tin về những gì đã xảy ra cho thấy rằng những người Cộng sản đã thành công trong việc giữ bí mật vụ thảm sát ở Huế. Việc khám phá ra các ngôi mộ đã được các phương tiện truyền thông của chúng ta quan tâm ở mức tối thiểu, và phải cho tới năm 1985 những khúc phim ảnh khai quật xác người [từ những ngôi mộ tập thể]mới được trình chiếu mạng lưới truyền hình của chúng ta.
[Nguồn: Hue Massacre of 1968 Goes Beyond Hearsay, Reed Irvine, Letter to the Editor, The New York Times, September 22, 1987.]
© DCVOnline
REED IRVINE, Chairman, Accuracy in Media Washington, Sept. 2, 1987
[...]
Vụ những người Cộng sản thảm sát hàng ngàn thường dân trong thời gian 25 ngày họ chiếm đóng Huế vào tháng 2 năm 1968 cũng được xác minh. Đến giữa thập niên1970, có 2810 xác người đã được tìm thấy trong các ngôi mộ tập thể trong vùng lân cận của Huế, và 1.946 người vẫn còn mất tích.
Các nạn nhân được chôn cất bí mật trong các nấm mồ tập thể, hầu hết trong số đó đã được phát hiện. Nhưng việc thiếu thông tin về những gì đã xảy ra cho thấy rằng những người Cộng sản đã thành công trong việc giữ bí mật vụ thảm sát ở Huế. Việc khám phá ra các ngôi mộ đã được các phương tiện truyền thông của chúng ta quan tâm ở mức tối thiểu, và phải cho tới năm 1985 những khúc phim ảnh khai quật xác người [từ những ngôi mộ tập thể]mới được trình chiếu mạng lưới truyền hình của chúng ta.
[Nguồn: Hue Massacre of 1968 Goes Beyond Hearsay, Reed Irvine, Letter to the Editor, The New York Times, September 22, 1987.]
© DCVOnline
- Mậu Thân 3: Công lao của Bác (NQ&TD).- Gửi bà Lê Phong Lan và đồng bọn! (DLB). Đồng bào Huế gửi “quà Xuân” cho nữ đạo diễn Lê Phong Lan– Lê Phong Lan: láo xác chết, lừa người sống (DLB). – Vị Thẩm Phán Cuối Cùng: Lương Tâm (DLB).- Đồng bào Huế gửi “quà Xuân” cho nữ đạo diễn: Lê Phong Lan (DLB). – Kỷ vật Mậu Thân (Người Việt/ DLB). - Chế Lan Viên: Ai? Tôi! (Làng Xitrum). “Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng/ Chỉ một đêm, còn sống có 30/ Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?/ Tôi!”. – Trịnh Hoài Giang Bài thơ của một người có tội (4phuong.net). – Truyện mi-ni thứ 30 (Thái Bá Tân). “Câu hỏi tiếp: Liêu có đáng phải hy sinh ghê gớm như thế để ‘giải phóng dân tộc’ không, mà rồi, giải phóng khỏi ai? Khỏi những đồng bào Việt Nam khác ở bên kia chiến tuyến?”.
ttngbt:
5 trong số 11 cô gái sông Hương ngày ấy còn sống đã có 4 lần gặp lại nhau trong các chương trình giao lưu các thế hệ phụ nữ tham gia kháng chiến.Thật tình, 45 năm với 4 lần gặp và hành động tri ân lần này là xây tượng đài nhưng cũng chỉ mới ở trên giấy .. ..
Những người đồng đội từng chung một chiến hào xưa thì nay mỗi người sinh sống một nơi. Chị Chế Thị Mừng và Nguyễn Thị Xê lấy chồng xa ở thành phố Hồ Chí Minh và Nam Định; còn lại các chị Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Hợi, và chị Hoàng Thị Nở đều ở tại Thừa Thiên-Huế.
Chị Nguyễn Thị Hoa sau giải phóng về tham gia làm công tác ở Ban quản lý chợ Đông Ba, chị Chế Thị Mừng làm y sĩ ở phòng khám khu vực 3, chị Hoàng Thị Nở làm Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Huế, nay tất cả đã ngoài 60 tuổi và đều nghỉ hưu.
****************
Hiện ở Huế chỉ còn ba chị. Chị Nguyễn Thị Hoa, nay đã tuổi cao sức yếu, và phải sống chung với những mảnh đạn trên cơ thể. Con trai út của chị 22 tuổi, nhiễm chất độc da cam, suốt ngày chỉ quanh quẩn trong nhà. Chị Chế Thị Mừng làm y sĩ ở phòng khám khu vực 3, thành phố Huế, nay đã nghỉ hưu. Chị Hoàng Thị Nở công tác tại Hội nông dân Thành phố Huế, và giữ cương vị Chủ tịch Hội 17 năm (từ 1987 đến 2004) cho đến ngày nghỉ hưu.
Năm 2011, UBND tỉnh có kế hoạch xây dựng tượng đài 11 cô gái sông Hương. Dự kiến công trình hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 45 năm Tết Mậu Thân nhưng đến nay, công trình này vẫn còn trên giấy.-http://vtv.vn/video-clip/131/Thoi-su-19h-15022013/video3319.vtv
-Xây dựng tượng đài 11 cô gái sông Hương
Tin tức Huế - UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đồng ý vị trí xây dựng tượng đài 11 cô gái sông Hương tại khu vực bồn hoa (thuộc khu quy hoạch Vỹ Dạ 7, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế) theo đề xuất của Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh tại Công văn số 342/UBND-XD; đồng thời lưu ý các cơ quan liên quan thực hiện các thủ tục xây dựng theo đúng quy định.
Chiến công của Tiểu đội 11 cô gái sông Hương trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968, trong đó có trận đánh đêm 11 sáng 12/2/1968, cả tiểu đội với các vũ khí được trang bị AK, K44, một số mìn và lựu đạn nhưng đã dàn trận khắp các địa điểm tại khách sạn Hương Giang, Đại học Sư phạm, chợ Cống, Xuân Phú để cầm cự và đánh lui cả một tiểu đoàn lính Mỹ có nhiều xe bọc thép, máy bay chiến đấu yểm trợ, diệt 70 lính và 4 xe tăng, thu nhiều vũ khí của địch để trang bị lại, phục vụ chiến đấu.
Nhiều chị em đã anh dũng hy sinh ngay trong trận chiến đấu đó, trong đó có tiểu đội trưởng Phạm Thị Liên và tiểu đội phó Đỗ Thị Cúc khi tuổi đời họ còn rất trẻ. Chiến công của tiểu đội 11 cô gái sông Hương đã được Bác Hồ gửi thư khen: "Dõng dạc tay cầm khẩu súng trường/Khôn ngoan dàn trận khắp trong phường/Bác khen các cháu dân quân gái/Đánh giặc Hoa Kỳ phải nát xương". Năm 2009, Tiểu đội du kích 11 cô gái sông Hương vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vì những chiến công xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Việc tỉnh Thừa Thiên - Huế xây dựng tượng đài 11 cô gái sông Hương nhằm tri ân những người có công với nước, đồng thời cũng là nơi để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Tỉnh đang triển khai cuộc thi thiết kế mẫu tượng đài, dự kiến công bố kết quả trong tuần đầu tháng 3 tới.
Nguồn: Quốc Việt - baotintuc.vn- - Netcodo -
-Sáng mãi các chiến công của 11 cô gái Sông Hương
Thời gian trôi qua, những gì thuộc về quá khứ có thể bị mờ dần hoặc lãng quên theo năm tháng, nhưng với dân tộc, quân đội Việt Nam và với những người trải qua những mùa chiến dịch, những trận chiến các liệt trên chiến trường chống Mỹ, thì cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là ký ức lịch sử không thể nào quên, nhất là đối với những người nữ du kích của Tiểu đội 11 cô gái sông Hương ngày ấy.
Thành phố Huế đã dựng bia tưởng niệm và ghi công 11 cô gái sông Hương tại phường Xuân Phú, nơi gắn với những chiến công của họ trong những ngày đánh Mỹ.
Nơi đây đã trở thành địa điểm sinh hoạt văn hoá, thắp lửa truyền thống cho đoàn viên thanh niên và các thế hệ cách mạng, nhất là trong những ngày Tết đến Xuân về.
Nói về chiến công của tiểu đội du kích 11 cô gái sông Hương ngày ấy, ông Hoàng Lanh, nguyên Bí thư thành ủy Huế lúc bấy giờ cho biết ban đầu, họ tập hợp nhau lại trong một tiểu đội xung phong làm nhiệm vụ tải thương, dẫn đường cho bộ đội tiến công vào giải phóng thành phố.
Về sau, chính họ đã anh dũng chiến đấu đẩy lùi một tiểu đoàn thủy quân lục chiến Mỹ được trang bị vũ khí hiện đại, có xe tăng, máy bay yểm trợ ngay giữa lòng thành phố Huế.
Riêng với chị Hoàng Thị Nở, một trong số các cô gái Sông Hương thì nhớ như in tất cả các cô gái sinh ra và lớn lên tại làng nón Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhưng đều lấy tên sông Hương làm tên chung.
Cuối năm 1967, họ tình nguyện tham gia đội nữ vũ trang bí mật gồm 11 người, với nhiệm vụ được giao là nắm tình hình hoạt động của bọn địch tại địa bàn các xã vùng ven như Thuỷ Thanh, Thuỷ An, đến Xuân Phú (thành phố Huế); tham gia chuyển thương binh ra ngoài, và bổ sung lực lượng chiến đấu khi cần thiết.
[Tổng tấn công Mậu Thân 1968: Đòn tấn công mở đầu]
Xuân Mậu Thân năm 1968, bộ đội bắt đầu đánh lớn ở thành phố Huế. Do thông thuộc địa bàn, 11 cô gái sông Hương được tổ chức thành một tiểu đội, ban ngày đi tổ chức xây dựng lực lượng nòng cốt, chiều tối đi gài đặt lựu đạn giết ác ôn và tổ chức đưa đón, dẫn đường cho các chiến sĩ vào chiến đấu giải phóng thành phố.
Riêng trận đánh đêm 11 sáng 12/2/1968 cả tiểu đội 11 cô gái sông Hương, với các vũ khí được trang bị AK, K44, một số mìn và lựu đạn nhưng đã dàn trận khắp các địa điểm tại khách sạn Hương Giang, Đại học sư phạm, chợ Cống, Xuân Phú để cầm cự và đánh lui cả một tiểu đoàn lính Mỹ có nhiều xe bọc thép và máy bay chiến đấu yểm trợ, diệt 70 lính và 4 xe tăng, thu nhiều vũ khí của địch để trang bị lại phục vụ cho chiến đấu.
[Quần chúng góp phần quan trọng trong chiến thắng]
Chị em háo hức đánh giặc quên ăn quên ngủ, lúc xông xáo với việc thả truyền đơn, đậy hầm bí mật nuôi giấu cán bộ, lúc liên lạc và vận động binh lính ngụy trở về với nhân dân. Bất chấp hiểm nguy, trong công sự, chị em còn đùa nhau lính Mỹ to xác càng dễ bắn, chị em mình phải nhanh chóng, quyết liệt để chúng không thể trốn thoát.
Xuân năm ấy se lạnh, Huế rét ngọt, mưa phùn lất phất. Chị em vừa chiến đấu, vừa ăn Tết ngay trên công sự khét lẹt mùi khói thuốc. Bánh Tết được các mẹ, các chị trong phố đem ra tiếp tế.
Nhiều chị em đã anh dũng hy sinh ngay trong trận chiến đấu đó, trong đó có tiểu đội trưởng Phạm Thị Liên và tiểu đội phó Đỗ Thị Cúc khi tuổi đời họ còn rất trẻ.
Chiến công của 11 cô gái sông Hương đã được Bác Hồ gửi thư khen:
"Dõng dạc tay cầm khẩu súng trường
Khôn ngoan dàn trận khắp trong phường
Bác khen các cháu dân quân gái
Đánh giặc Hoa Kỳ phải nát xương"
Năm 2009, tiểu đội du kích 11 cô gái sông Hương còn vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vì những chiến công xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Gặp lại chị Hoàng Thị Nở tại ngôi nhà số nhà 131/1 đường Bà Triệu, thành phố Huế bây giờ, chị cho biết sau giải phóng, trở về với đời thường, 5 trong số 11 cô gái sông Hương ngày ấy còn sống đã có 4 lần gặp lại nhau trong các chương trình giao lưu các thế hệ phụ nữ tham gia kháng chiến.
Những người đồng đội từng chung một chiến hào xưa thì nay mỗi người sinh sống một nơi. Chị Chế Thị Mừng và Nguyễn Thị Xê lấy chồng xa ở thành phố Hồ Chí Minh và Nam Định; còn lại các chị Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Hợi, và chị Hoàng Thị Nở đều ở tại Thừa Thiên-Huế.
Chị Nguyễn Thị Hoa sau giải phóng về tham gia làm công tác ở Ban quản lý chợ Đông Ba, chị Chế Thị Mừng làm y sĩ ở phòng khám khu vực 3, chị Hoàng Thị Nở làm Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Huế, nay tất cả đã ngoài 60 tuổi và đều nghỉ hưu.
Mỗi người mỗi hoàn cảnh và còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng các chị đã vượt lên tất cả, xứng danh người phụ nữ "anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang".../.
-Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968: Tiểu đội 11 cô gái sông Hương anh hùng
(CATP) Trong chiến dịch Mậu Thân 1968, Tiểu đội 11 cô gái sông Hương đã lập nên những chiến công vang dội. Các chị được Bác Hồ khen ngợi, được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, được nhân dân khắc ghi công ơn.
RA TRẬN LẬP CÔNG
Những ngày này, cả nước tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 40 năm ký Hiệp định Paris và 45 năm Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Huyền thoại về Tiểu đội du kích 11 cô gái sông Hương những ngày này được “sống lại” liên quan đến hai sự kiện trên. Mười một cô du kích ở xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế là những cô gái 18 - 20 tuổi đã anh dũng chiến đấu đẩy lùi một tiểu đoàn thủy quân lục chiến Mỹ. Để chuẩn bị cho Chiến dịch Mậu Thân 1968, tháng 6-1967, Thành ủy Huế thành lập tiểu đội này với nhiệm vụ chủ yếu là bám sát địa bàn, dẫn đường và tải thương khi bộ đội từ các vùng ven tấn công vào TP.Huế.
Tiểu đội nữ du kích sông Hương
Bà Hoàng Thị Nở, một trong số 11 nữ du kích kể lại: “Sau một ngày đêm chiến đấu, sáng mùng 1 Tết, quân ta chiếm giữ được các điểm trọng yếu trên toàn TP.Huế. Mỹ huy động thêm lực lượng để chiếm lại. Ngày 12-2-1968, chúng tôi được giao nhiệm vụ phối hợp với bộ đội chủ lực đánh chặn đợt phản công của địch từ sân bay Phú Bài đổ lên. Lính Mỹ to lớn, được trang bị vũ khí “tận răng” nhưng chị em không sợ vì chúng không nắm rõ địa hình, trong khi chúng tôi rất rành mọi ngóc ngách thành phố, được bộ đội chủ lực phối hợp và nhân dân che chở. Cứ thế, chị em nắm chặt súng, đem theo mìn, lựu đạn và quyết chiến đấu. Xe tăng địch đi đầu bị trúng mìn bốc cháy, lính Mỹ lúng túng thì chị em chớp thời cơ xả súng, ném lựu đạn vào”.
Các cô đã tiêu diệt hơn 100 lính Mỹ, 4 xe tăng và đẩy lùi một tiểu đoàn tinh nhuệ, có máy bay, xe tăng yểm trợ của Mỹ, góp phần cho quân ta làm chủ TP.Huế 26 ngày đêm của đợt tập kích đầu tiên trong chiến dịch Mậu Thân. Trong trận chiến đấu quyết tử với quân thù, bốn cô gái đã anh dũng hy sinh gồm: Đỗ Thị Hoa, Hoàng Thị Sau, Hoàng Thị Hết và Nguyễn Thị Diên.
Bà Hoàng Thị Nở, một trong số 11 cô gái sông Hương
TRI ÂN CÁC NỮ ANH HÙNG
Sau chiến dịch Mậu Thân 1968, những cô gái còn lại tham gia Trung đội nữ vũ trang Võ Thị Sáu tiếp tục chiến đấu. Hai chiến sĩ đã hy sinh là Đỗ Thị Cúc (ngày 15-9-1969) và Phạm Thị Liên (ngày 24-4-1972). Sau ngày giải phóng, năm người còn lại tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ mới hoặc trở về với cuộc sống mưu sinh đời thường. Các chị ở xa nhau, công việc, hoàn cảnh gia đình khác nhau và đều mang thương tật do bom đạn, chất độc da cam... Các cô: Nguyễn Thị Hợi, Nguyễn Thị Hoa, Hoàng Thị Nở, Chế Thị Mừng và Nguyễn Thị Xê (Nga) vẫn liên lạc, gặp nhau thăm chiến trường xưa, chia sẻ, động viên nhau trong cuộc sống, giúp đỡ gia đình đồng đội đã hy sinh.
Bà Nguyễn Thị Bờ (89 tuổi, mẹ của anh hùng Phạm Thị Liên) rưng rưng nước mắt kể: “Khi có giặc đến thì ai cũng phải ra trận. Mới 14 tuổi, nó đã đi làm du kích xã. Cả nhà bị giặc bắt tra tấn vì con Liên đi làm cách mạng. Trong Tết Mậu Thân, nó cùng chị em chiến đấu và đã hy sinh, vẫn chưa ai kịp lấy chồng”.
Với chiến công hiển hách trong Tết Mậu Thân 1968, Tiểu đội du kích 11 cô gái sông Hương được Bác Hồ tặng bài thơ: “Dõng dạc tay cầm khẩu súng trường/Khôn ngoan dàn trận khắp phố phường/Bác khen các cháu dân quân gái/Đánh giặc Hoa Kỳ phải nát xương”. Đầu năm 1969, các du kích trên đường ra Bắc thăm Bác, khi đến huyện Lệ Thủy, Quảng Bình thì nghe tin Bác mất, ai cũng khóc thương, tiếc nuối. Năm 1998, bia tưởng niệm 11 cô gái sông Hương được xây dựng cạnh sân vận động Tự Do, địa điểm gắn với chiến công của họ năm xưa. Tiểu đội trưởng Phạm Thị Liên được đặt tên cho một tuyến đường ở phường Kim Long, TP.Huế, nơi chị chiến đấu và hy sinh. Ngày 2-9-2008, Tiểu đội du kích 11 cô gái sông Hương vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
Năm 2011, UBND tỉnh có kế hoạch xây dựng tượng đài 11 cô gái sông Hương. Dự kiến công trình hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 45 năm Tết Mậu Thân nhưng đến nay, công trình này vẫn còn trên giấy.
Dù tượng đài có được xây dựng hay không thì 11 cô gái sông Hương đã trở thành bức “tượng đài” vĩ đại trong nhân dân, là biểu tượng tinh thần kiên cường, bất khuất của người phụ nữ Việt Nam. Họ cũng như nhiều chiến sĩ, đồng bào ta đã hy sinh xương máu để dân tộc ta được hưởng độc lập, tự do, hạnh phúc như ngày hôm nay. Chúng ta luôn biết ơn và chung tay chăm lo cho công tác đền ơn đáp nghĩa các anh hùng liệt sĩ.
-40 năm Mậu Thân và 11 cô gái Sông Hương anh hùng lichsuvietnam.vn Đã 40 năm trôi qua, 11 cô gái Sông Hương, những người góp phần là nên Huế 25 ngày đêm trung dũng kiên cường, người còn người mất. Với những người còn sống, Mậu Thân là niềm tự hào và là kỷ niệm không thể nào quên.
Những kỷ niệm không quên!
Các cô gái trong đội du kích 11 cô gái sông Hương đọc thư khen của Bác Hồ. Ảnh: Tư liệu.
Xuân Mậu Thân – 1968, Bác Hồ đã tặng 11 cô gái sông Hương bài thơ:
Dõng dạc trong tay khẩu súng trường
Khôn ngoan dàn trận khắp trong phường
Bác khen các cháu dân quân gái
Đánh giặc Hoa Kỳ phải nát xương…
Danh tiếng của 11 cô gái sông Hương đựoc nhân dân cả nước và bạn bè năm châu ái mộ. 40 mươi năm đã trôi qua, các chị người còn, người mất. Họ được nhân dân thành Huế tôn vinh là tượng đài của lòng dũng cảm, của ý chí anh dũng kiên cường của đất Cố Đô.
Ngôi nhà nhỏ nằm khuất trong hẻm sâu đường Bà Triệu, người phụ nữ gầy, giản dị âm thầm sống. Ít ai biết được rằng người đàm bà ấy đã từng cầm súng dọc ngang chống lại mấy tiểu đoan lính Mỹ cùng xe tăng, thiết giáp.
chị Hoàng Thị Nở với những trang viết về 11 cô gái sông Hương. Ảnh: Kỳ Nhân. |
Chị Hoàng thị Nở, 1 trong 11 cô gái sông Hương cẩn trọng nhắc về một thời liệt oanh của mình và đồng đội. Chị bình dị kể về những ngày chiến đấu trong chiến dịch Mậu thân. Tất cả, với chị những kỷ niệm ấy như mới xảy ra ngày hôm qua, với chị kỷ niệm ấy không có khái niện về thưòi gian!
Ngày ấy 11 cô gái sông Hương là tiểu đội dân quân mang tên Thiên Thuỷ của xã Thuỷ Thanh, huyện Hương Thuỷ. Chiếm dịch Mậu Thân, tiểu đội của các chị được cấp trên giao nhiệm vụ dẫn đường đưa bộ đội vào tấn công các mục tiêu của địch phía bờ nam Tp Huế.
Để hoàn thành nhiệm vụ này, các chị đã điều nghiên cả tháng trời, thông tỏ đường đi lối về dẫn đến các mục tiêu.
Đêm 30 Tết, tiểu đội 11 cô gái Sông Hương chia làm 3 tổ dãn ba cánh quân vào thành phố. Tiếng súng tấn công, nổi dậy của quân và dân thanh Huế nổ vang trời. Mỹ Ngụy không kịp trở tay. Quan và dân Huế đã làm chủ thành phố.
Hân hoan cờ giải phóng tung bay trên khắp nẻo đường!
Địch phản công với lực lượng hùng hậu, xe tăng, thiết giáp từ Phú Bài đổ lên, máy bay rú nát bầu trời. Vừa làm nhiệm vụ dẫn đường, vừa tải thương, các chị trực tiếp cầm súng đánh giặc.
Không chiến hào, các chị dàn trận khắp phường, lợi dụng nhà dân để đánh địch. Ngày 12/2/1968, 5h30, 10 chiếc xe tăng cùng một tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến Mỹ ấm ầm tiếp vào thành phố. Các chị chia làm ba tổ chốt chặn tại Xuân Phú, chợ Cống và một tổ nghi binh. Tiểu đội dân quân Thiên Thuỷ cũng lực lượng bộ đội đã chiến đấu gần 20 ngày đêm giữa lòng thành phố.
Trong trận chiến không cân sức ấy, ngay ngày đầu tiên đánh trả sự phản công của địch, chị
11 cô gái sông Hương đã chiếu đấu với vũ khí thô sơ chống trả lính thuỷ đánh bộ Mỹ được trang bị đến tận răng. Ảnh: Tư liệu. |
Hoàng thị Sáu, chị Đỗ thị Hoa đã anh dũng hy sinh. 12 ngày sau tiểu đội dân quân Thiên Thuỷ lại mất đi 2 đồng đội thương yêu: chị Hoàng Thị Xuân và chị Nguyễn thị Diên.
Gian khổ, hiểm nguy, hy sinh mất mát, nhưng 11 cô gái sông Hương vẫn kiên cường bám trận địa, xuất quỷ nhập thần đánh giặc. Giặc Mỹ thất điên bát đảo trước những đòn đánh thông minh và bất ngờ của các chị.
Theo lệnh của chỉ huy mặt trận, sau 25 ngày đêm làm chủ Huế, các lực lượng rút quân khỏi thành phố. Các chị rút quân về lại Thuỷ Thanh. 4 người đã nằm lại ở chiến trường thành phố.
Hỏi chị Hoàng thị Nở về những ngày sau chiến dịch, chị Hoa kể: “ Sau chiến dịch Mậu Thân tiểu đội của chị phát triển thành trung đội vũ trang Võ thị Sáu. Và hai chị trong 11 cô gái sông Hương ngày ấy đã hy sinh, trong đó người đội trưởng, người chị cả Phạm Thị Liên đã hy sinh tại Kim Long - Huế, ngày 24/4/1968."
Sau ngày giải phóng các chị mỗi người một vị trí công tác, mỗi người một phận. Chị Nở cười buồn: "Bây giờ lớn tuổi, vết thương hành hạ, rồi hoàn cảnh gia đình mỗi người mỗi khác, nên các chị ít khi được gặp nhau”.
Các chị: Hoa, Mừng, Hợi, Vân, Nở đều ở Huế, còn riêng chị Nguyễn thị Xê theo chồng về ở Ninh Bình ít liên lạc được.
Mong ước của các chị là có một ngày được hội ngộ, một ngày có điều kiện ra viếng lăng Bác lần cuối trong đời, vì tuổi đã lớn và bệnh tật nhiều.
Ký ức của người mẹ!
Mẹ Nguyễn thị Bờ kể về người con gai yêu của mình: Chị Phạm thị Liên - đội trưởng 11 cô gái sông Hương. Ảnh: Đăng Khoa. |
Làng Vân Thê (xã Thuỷ Thanh) nép mình bên một con sông nhỏ. Một làng quê yên bình như bao làng quê Việt Nam. Nơi đây, 40 năm trước là điểm xuất quân của đội du kích 11 cô gái sông Hương.
40 năm trôi qua, dấu tích chiến tranh không còn, ngôi làng thanh bình và đang ngày một đổi mới. Chiến tranh chỉ còn trong ký ức. Và chiến công của những người con gái của làng vẫn mãi là niềm tự hào của dân làng.
Trong căn nhà nhỏ, Mẹ Nguyễn thị Bờ móm mém nhai trầu, ngồi kể về con gái của Mẹ: chị Phạm Thị Liên - người đội trưởng 11 cô gái Sông Hương.
Mẹ kể: “ Hắn (chị Liên), hồi đó nhỏ thó, mới chừng 18, 19 tuổi. Mà Hắn gan lì lắm, theo cách mạng làm giao liên từ năm 13 tuổi. Sau bị lộ không hoạt động hợp pháp được, Hắn thoát ly vào du kích, làm đội trưởng đội du kích của mấy đứa con gái của làng”.
Phút thư giãn của 11 cô gái sông Hương sau chiến dịch Mậu thân. Ảnh: tư liệu. |
“Ở nhà, Hắn hiền khô chú ạ. Cứ sáng Hắn đi vớt rong, băm chuối cho heo. Một mình làm hết việc. tui đi lo cho mấy chú!”. Nhà Mẹ Bờ ngày ấy là cơ sở của Thành uỷ Huế, hàng ngày Mẹ Bờ vừa nuôi quân, vừa làm nhiệm vụ giao liên.
Theo lời Mẹ Bờ, ngày ấy cách đây vừa tròn 40 năm - tết Mậu Thân, chị Phạm Thị Liên đưa cả đội về nhà, chuẩn bị cho chiến dịch. 11 cô gái tuổi 17,18 ở nhà Mẹ gần một tháng, vừa làm nhiệm vụ giao liên, dẫn đường vừa nghiên cứu cách đánh giặc trong chiến dịch.
Giáp tết, việc chuẩn bị hoàn tất, ngày nổ súng tấn công nổi dậy sắp đến, hằng đêm mẹ ngồi nhìn 11 cô gái, 11 đứa con của mẹ, lòng quặn đau. Nếu giặc không xâm lược, nếu không có chiến tranh, giờ này tụi nhỏ chắc vui lắm, tụi nó đến tuổi cập kê!
Mẹ vuốt tóc từng người, thầm mong các con trở về nguyên vẹn, Mẹ sẽ nấu nước thơm gội đầu cho từng đứa.
Ngày nổ súng đã điểm 11 đứa con của mẹ ra đi. 25 ngày đêm anh dũng chiến đấu trong thành Huế, họ trở về, 4 người nằm lại nơi chiến trường. Mẹ khóc!
Mẹ Bờ kể rằng, năm 1972, mẹ bị địch bắt vì tội nuôi giấu cán bộ cách mạng. Trong tù, mẹ không biết con gái mẹ, chị Phạm thị Liên đã anh dũng hy sinh. Năm 1974, Mẹ ra tù mới biết, nuốt nứoc mắt khóc con vào lòng, mẹ giành tất cả cho cách mạng trong những ngày cuối cùng của cuộc kháng chiến.
Trong những ngày kháng chiến, 11 cô gái sông Hương có 6 người nằm xuống, nhưng họ sống mãi với thành Huế.
11 cô gái sông Hương mãi là một hình ảnh đẹp, là biểu tượng của những người con gái Huế: Trung hậu, đảm đang, trung dũng, kiên cường!
Kỳ Nhân Nguồn: vietnamnet.- http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/02/768059/
Kỷ niệm 45 năm tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968 - 2013)Chuyện về 11 cô gái sông Hương --Giao thừa năm nay, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta trên chiến trường Trị Thiên - Huế Xuân 1968 tròn 45 năm. Trong ký ức, những nữ anh hùng còn lại của Tiểu đội du kích 11 cô gái sông Hương năm xưa không bao giờ quên các trận đánh hào hùng mà bi tráng… 2 giờ 33 phút ngày 31-1-1968, tức mùng một Tết Âm lịch, giờ phút thiêng liêng đáng ghi nhớ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Ký ức không quên45 năm về trước, những cô gái trong Tiểu đội du kích 11 cô gái sông Hương tuổi mười tám đôi mươi ở xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế nung nấu lòng căm thù giặc, khi hàng ngày chứng kiến chúng tàn sát, bắt bớ, tra tấn tàn nhẫn người dân vô tội… Được các anh chị cán bộ cách mạng đưa vào tổ chức hoạt động, các cô gái nhận nhiệm vụ nắm tình hình hoạt động của địch. Họ hăng hái, quên ăn quên ngủ, xông xáo với công việc rải truyền đơn, đào hầm bí mật nuôi giấu cán bộ, liên lạc và vận động binh lính ngụy trở về với nhân dân.
Trong căn nhà cấp bốn ở đường Bà Triệu, TP Huế, chị Hoàng Thị Nở, một trong số 11 cô gái sông Hương cẩn trọng nhắc về một thời liệt oanh của mình và đồng đội. Chị kể: “Ngày ấy, 11 đứa con gái chúng mình lấy tên sông Hương đặt làm tên chung vì tất cả đều sinh ra và lớn lên tại làng nón Thủy Thanh. Trước ngày Bộ Chính trị quyết định mở cuộc “tổng công kích, tổng khởi nghĩa”, tụi mình được các đồng chí lãnh đạo Thành ủy Huế giao nhiệm vụ nắm tình hình tại các địa điểm đóng quân của địch tại TP Huế, chuẩn bị dẫn đường và tải thương khi bộ đội ta từ vùng ven đồng loạt tấn công vào thành phố. Triển khai nhiệm vụ, tụi mình vào vai con gái làng nón đưa sản phẩm làng nghề đi bán dạo khắp khu vực phía Nam thành phố để ghi nhận tình hình”.
Đêm 11 rạng sáng 12-2-1968, Tiểu đội du kích 11 cô gái sông Hương được đồng chí Hoàng Lanh, lúc đó giữ chức Bí thư Thành ủy Huế, giao thêm nhiệm vụ phối hợp với bộ đội chủ lực đập tan đợt phản công của quân thù từ Phú Bài (thị xã Hương Thủy) đổ lên TP Huế theo quốc lộ 1A. Trước Tiểu đoàn thủy quân lục chiến Mỹ hùng mạnh, có xe tăng và máy bay yểm trợ, Tiểu đội du kích 11 cô gái sông Hương do chị Phạm Thị Liên chỉ huy sử dụng súng AK, K44, một số mìn và lựu đạn, tận dụng nhà dân dàn trận khắp các địa điểm tại khu vực phường Phú Hội và phường Xuân Phú để đánh địch.
Bốn cô gái sông Hương tham gia đánh trận ấy đã anh dũng hy sinh trước họng súng quân thù gồm chị Đỗ Thị Hoa, Hoàng Thị Sau, Hoàng Thị Hết, Nguyễn Thị Diên. Bom đạn kẻ thù đã nghiền nát xương, nát thịt đồng đội mình. Nhưng những cô gái sông Hương còn lại quyết tâm bám chiến hào đánh địch và diệt được 70 lính Mỹ, 4 xe tăng, thu giữ một khối lượng lớn phương tiện chiến tranh của địch, đẩy lùi và buộc tiểu đoàn tinh nhuệ của Mỹ phải rút khỏi TP Huế, tạo điều kiện cho quân ta làm chủ TP Huế trong 26 ngày đêm liên tục của đợt tập kích đầu tiên trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.
7 cô gái sông Hương còn lại sau Tổng tiến công Xuân Mậu Thân năm 1968. Ảnh: T.L. |
Bình dị một ước mong11 cô gái sông Hương mãi là hình ảnh đẹp, biểu tượng người con gái Huế: Trung hậu, đảm đang, trung dũng, kiên cường! Họ vinh dự được Bác Hồ tặng bài thơ khen ngợi: “Dõng dạc tay cầm khẩu súng trường/Khôn ngoan dàn trận khắp trong phường/Bác khen các cháu dân quân gái/Đánh giặc Hoa Kỳ phải nát xương”. Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã dựng bia tưởng niệm chiến công và sự hy sinh anh dũng của các cô gái sông Hương tại phường Xuân Phú - địa điểm gắn với chiến công của họ 45 năm về trước. Đặc biệt, ngày 9-2-2009, Tiểu đội du kích 11 cô gái sông Hương vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND vì những chiến công xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Sau chiến dịch Mậu Thân, Tiểu đội du kích 11 cô gái sông Hương phát triển thành trung đội vũ trang Võ Thị Sáu. Và 2 trong 7 cô gái sông Hương còn lại ngày ấy cũng đã hy sinh, trong đó đội trưởng, người chị cả Phạm Thị Liên hy sinh tại Kim Long - Huế, ngày 24-4-1968.
Hoàn thành nhiệm vụ cùng nhân dân cả nước thực hiện lời di chúc của Bác Hồ: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, sau ngày đất nước thống nhất, những người còn lại của Tiểu đội du kích 11 cô gái sông Hương mỗi người một vị trí công tác mới, mỗi người một phận. Chị Nở cười buồn: “Bây giờ lớn tuổi, vết thương hành hạ, rồi hoàn cảnh gia đình mỗi người mỗi khác, nên chúng tôi ít khi gặp nhau”. Tiểu đội du kích 11 cô gái sông Hương hiện giờ chỉ còn 5 người gồm: Hoàng Thị Nở, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Hợi, Chế Thị Mừng (đều sống ở Huế) và chị Nguyễn Thị Xê (sống tại Ninh Bình). Tất cả đều mong ước một ngày được hội ngộ, một ngày có điều kiện ra viếng lăng Bác lần cuối trong đời, vì tuổi đã lớn và nhiều bệnh tật.
| |
Tiệm phở Bình - lòng dân trong Xuân Mậu Thân
Giáp Tết 1988, tôi trở lại thăm tiệm phở Bình trên đường Lý Chính Thắng, quận 3, TPHCM, nơi đặt sở chỉ huy tiền phương của Khu Sài Gòn - Gia Định trong mùa xuân tiến công và nổi dậy 1968û.
Bác Ngô Toại, chủ tiệm phở, đã 76 tuổi, đầu tóc bạc phơ, nhưng bác vẫn khỏe, trí nhớ còn rất tốt. Nhắc lại Tết Mậu Thân, bác hồ hởi bộc bạch, trước tết khoảng một tháng, các anh Hai Trí, Ba Đen, Ba Khâm yêu cầu gia đình tôi chuẩn bị lương thực, thực phẩm cho khoảng 100 người ăn trong một tháng. Không dám hỏi kỹ các anh, vợ chồng tôi tiên đoán phía mình đang sửa soạn làm chuyện trọng đại. Mới nghĩ vậy, đã cảm thấy sướng quá trời. Sáng chiều vợ chồng tôi thay nhau đi vận động các cơ sở: “Năm nay mình ăn tết lớn, các ông các bà có gì đóng góp nấy…”. Cũng phấn khởi không kém chúng tôi, họ hưởng ứng rần rần. Đến bữa chiều đưa ông Táo về trời, thực phẩm đã chất đầy kho nhà tôi. Ông Tư Già ở chợ Đa Kao chở đến một cần xé hột gà. Bà Thái và mấy người nữa ở Gia Định chung nhau mang tới 20kg cá chép. Ông chủ tiệm vàng Xuân Thành góp 20.000 đồng. Còn nhiều thứ nữa như giò chả, bánh chưng, gà, thuốc lá… Anh Hai Trí, rồi anh Ba Đen đóng giả thực khách về kiểm tra, tỏ ý rất hài lòng. Rồi theo sự hướng dẫn của các anh, 46 cán bộ và giao liên từ các nơi lần lượt về nhà tôi. Tôi dành hẳn lầu hai cho các anh chị.
Mùng một Tết sắp trôi qua. Đêm đó, bỗng nhiều cán bộ khác đột ngột đến nhà tôi trong những bộ quần áo khá sang trọng. Đúng 23 giờ, một anh đứng lên, mãi sau này tôi mới biết đó là anh Ba Thắng, Chánh ủy khu. Anh dõng dạc nói: “Giờ hành động của cơ hội ngàn năm có một đã đến. Chúng ta hãy nhớ lại lời thề Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Trước khi xuất phát tiến công các mục tiêu đã được phân công, các đồng chí nghe tôi đọc lời hiệu triệu của Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng… Giây phút đó sao thiêng liêng quá. Mọi người cùng đứng nghiêm nghe người chỉ huy đọc từng lời rành rẽ, hùng hồn. Rồi anh chị em cùng vụt xuống đường, tấm băng đỏ đeo ở cánh tay, tỏa về nhiều hướng. Tôi nhìn theo bóng dáng các anh chị, trong người rạo rực quá chừng. Chúng tôi ngóng chờ, mãi cho đến mùng ba Tết nhưng không thấy ai trở về. Chính trong buổi sáng đó, bọn quân cảnh tiến hành bao vây rồi xông vào nhà bắt vợ chồng tôi, cháu Hải và chồng cháu là Bạch”.
Đưa chúng tôi về Tổng nha cảnh sát, chúng nhốt riêng tôi vào cát-xô, cởi hết quần áo của tôi ra và tra tấn hết sức dã man. Chúng trói tôi vào ghế dài và đổ nước vào miệng, xịt dầu lên tóc rồi đốt, dùng gậy hèo đánh chân tay sưng tấy. Nhiều lần tôi chết giấc. Nhưng dù còn tỉnh hay mê, tôi một mực không khai báo, không hề nhận là cơ sở, kinh tài của Việt cộng. Bao lần tôi tự nhủ: “Dù chết không phản lại dân tộc, phản lại cách mạng”. Tôi bị đưa đến trại biệt giam rồi bị đày ra Côn Đảo, nếm đủ đòn thù, đủ loại cực hình.
Đến Hiệp định Paris năm 1973, khi địch trao trả ở Lộc Ninh, tôi chỉ còn thân tàn ma dại, đi đứng không vững nữa. Nhưng tôi rất tự hào vì đã giữ được niềm chung thủy sắt son của một người dân đối với cách mạng, không khuất phục kẻ thù. Còn vợ tôi, một tháng sau khi bị bắt thì được địch phóng thích. Nhưng bà ấy phải ra ở ngoài lề đường vì căn nhà của chúng tôi bị niêm phong. Một mình nuôi 5 đứa con nhỏ, hàng ngày bà ấy bán bánh cuốn ở ngã tư đường phố và vẫn luôn hướng về đàng mình. Ba đứa con trai đến kỳ khôn lớn, bà ấy lần lượt cho đi bộ đội. Nhắc đến người bạn đời vừa khuất chưa lâu, bác Ngô Toại lại bùi ngùi cảm động. Nhưng niềm vui vẫn đọng lại trên khuôn mặt bác. Qua bác, tôi hiểu hơn về người dân Sài Gòn. Rồi tôi nhìn một lượt những khách hàng đang có mặt trong tiệm phở Bình, hình như họ cũng đang vui, rất vui, vì biết rằng căn nhà số 7 đường Lý Chính Thắng này (Yên Đổ cũ) từng ghi dấu một sự kiện quan trọng giữa Tết Mậu Thân xưa.
…Thêm một phần tư thế kỷ nữa trôi qua. Bác Ngô Toại đã trở thành người thiên cổ. Nhưng câu chuyện bác giãi bày ngày đó, tôi vẫn khắc sâu. Và nhân kỷ niệm 45 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968 - 2013), những dòng chữ này của tôi như nén tâm nhang tưởng nhớ bác cũng như mọi “người Mậu Thân” kính yêu khác.
Trương Nguyên Tuệ
Xây dựng tượng đài 11 cô gái sông Hương
-Tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, UBND tỉnh này đã có công văn đồng ý vị trí xây dựng tượng đài 11 cô gái sông Hương tại khu vực bồn hoa (ký hiệu khu H, thuộc khu quy hoạch Vỹ Dạ 7, phường Vỹ Dạ, TP.Huế) theo đề xuất của Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh. UBND tỉnh cũng đã lưu ý Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện các thủ tục xây dựng tượng đài 11 cô gái sông Hương tại vị trí nêu trên theo đúng quy định.--Phong tặng danh hiệu anh hùng cho 11 cô gái sông Hương
-(Dân trí Thứ Ba, 28/04/2009) - Sáng nay 28/4, tỉnh TT-Huế đã long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tiểu đội 11 cô gái sông Hương” do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phong tặng.
Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tiểu đội 11 cô gái sông Hương.
Tại buổi lễ, thay mặt Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã gắn huy hiệu anh hùng lên lá cờ truyền thống anh hùng lực lượng vũ trang tiểu đội 11 cô gái sông Hương, ghi nhận và biểu dương công lao của các chị trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, góp phần làm vẻ vang lịch sử dân tộc. Chủ tịch nước nhắc nhở: Bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng với các chị, chúng ta cần học tập và noi theo tấm gương của các chị. Chúng ta phải chăm sóc gia đình những chị đã hy sinh, chăm sóc những chị còn sống. Chúng ta phải góp sức xây dựng và bảo vệ đất nước, xây dựng XHCN, đó là sự đền đáp đối với những người đã hy sinh và là lời nhắc nhở của 11 cô gái sông Hương…
Ngày ấy, 11 cô gái sông Hương nguyên là tiểu đội dân quân xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, tỉnh TT-Huế. Trong chiến dịch Mậu Thân (1968), tiểu đội của các chị được giao nhiệm vụ dẫn đường đưa bộ đội vào tấn công các mục tiêu của địch phía bờ nam thành phố Huế.
Đêm 30 Tết, tiểu đội 11 cô gái Sông Hương chia làm ba tổ dẫn ba cánh quân vào thành phố đánh úp chiếm thành phố khiến địch không kịp trở tay. Sau đó, địch phản công với lực lượng hùng hậu với sự hỗ trợ của máy bay, xe tăng, thiết giáp từ Phú Bài đổ lên. Vừa làm nhiệm vụ dẫn đường, vừa tải thương, các chị trực tiếp cầm súng đánh giặc.
Không chiến hào, các chị dàn trận khắp phường, lợi dụng nhà dân để đánh địch. Ngày 12/2/1968, 5 giờ 30 phút, 10 chiếc xe tăng cùng một tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến Mỹ ấm ầm tiếp vào thành phố. Các chị chia làm ba tổ chốt chặn tại Xuân Phú, chợ Cống và một tổ nghi binh. Tiểu đội dân quân Thiên Thuỷ cùng lực lượng bộ đội đã chiến đấu gần 20 ngày đêm giữa lòng thành phố. Trong trận đánh này, bốn chị trong tiểu đội đã anh dũng hy sinh, trong đó có tiểu đội trưởng Phạm Thị Liên và tiểu đội phó Đỗ Thị Cúc, khi tuổi đời họ còn rất trẻ.
Với chiến công hiển hách ấy, Tiểu đội du kích 11 cô gái sông Hương thuộc LLVT TP. Huế đã vinh dự được Bác Hồ tặng bài thơ khen ngợi :
“Dõng dạc tay cầm khẩu súng trường
Khôn ngoan dàn trận khắp trong phường
Bác khen các cháu dân quân gái
Đánh giặc Huê Kỳ phải nát xương”
Hiện ở Huế chỉ còn ba chị. Chị Nguyễn Thị Hoa, nay đã tuổi cao sức yếu, và phải sống chung với những mảnh đạn trên cơ thể. Con trai út của chị 22 tuổi, nhiễm chất độc da cam, suốt ngày chỉ quanh quẩn trong nhà. Chị Chế Thị Mừng làm y sĩ ở phòng khám khu vực 3, thành phố Huế, nay đã nghỉ hưu. Chị Hoàng Thị Nở công tác tại Hội nông dân Thành phố Huế, và giữ cương vị Chủ tịch Hội 17 năm (từ 1987 đến 2004) cho đến ngày nghỉ hưu.
Huế đã đi vào huyền thoại, với những chiến công hiển hách trong chiến dịch Mậu Thân 1968. Chiến công của 11 cô gái sông Hương góp phần cùng với quân và dân ta làm chủ thành phố Huế trong 25 ngày đêm. Để tuyên dương, ghi nhận công lao cống hiến của tập thể 11 cô gái sông Hương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thành phố Huế cũng đã dựng bia tưởng niệm và ghi công tại phường Xuân Phú, nơi gắn với những chiến công của họ trong những ngày đánh Mỹ, trở thành địa điểm sinh hoạt văn hoá, thắp lửa truyền thống đối với đoàn viên thanh niên và các thế hệ cách mạng. -Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968