-Điều đáng nói là cơ quan chức năng quá thờ ơ trước sự tồn tại của những “chợ” kiểu này, nếu không muốn nói là cố tình tiếp tay thêm cho các địa bàn này hoạt động nhằm tư lợi cá nhân.
- Tư thương Trung Quốc ‘ăn ruột’, xã phường đổ vỏ (VNN).
- Phó chủ tịch xã Cấn Hữu cho biết: Gần hai năm cả làng đi bắt, thu gom ốc bươu vàng về bán cho tư thương Trung Quốc, người dân nơi đây kiếm được hơn chục tỷ đồng. Nhưng, chính quyền xã khốn khổ vì phải đi... đổ vỏ.
Làng triệu phú nhờ đi nhặt... ốc bươu vàng
Khi “cơn sốt” ốc bươu vàng đã qua, mà nguyên nhân chính là do... tư thương Trung Quốc không thu mua nữa, người dân xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Hà Nội trước đó đã tranh thủ "nhặt được" cả chục tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đắc Tụy, Phó chủ tịch xã Cấn Hữu khẳng định chắc nịch: “Rất nhiều người dân trong xã đã thành triệu phú, có tiền để xây nhà mới khang trang. Tất cả đều nhờ đi nhặt ốc bươu vàng về bán cho các cơ sở thu mua”.
Núi vỏ ốc bươu vàng tràn lan khắp những khu đất trống ở xã Cấn Hữu. |
Theo ông Tụy, trung bình mỗi hộ kiếm được cả trăm triệu là bình thường. Cả làng đi bắt ốc, người người đi bắt ốc. Khi ốc bươu vàng trong xã Cấn Hữu và các vùng lân cận đã hết, người dân còn chuyển địa bàn sang các vùng khác như Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình... để bắt hoặc thu mua ốc bươu vỏ, sau đó về... sơ chế theo yêu cầu của chủ thu mua.
Bắt đầu từ khoảng giữa năm 2012, có người đến đặt vấn đề thu mua ốc bươu vàng, một hộ dân trong xã đã đứng ra làm đại lý đầu mối.
Xã thuần nông, cả xã có hơn 2.000 nhân khẩu, hết mùa vụ, thanh niên, trai tráng trong làng đi làm công nhân cho các khu công nghiệp, còn lại ở nhà chỉ có người già, phụ nữ và trẻ em.
Công việc đi bắt ốc bươu vàng không đòi hỏi nhiều, chỉ cần một cái bao tải, một cái rổ và sự cần cù, chăm chỉ. Ốc bươu vàng tràn lan ở khắp các đồng ruộng, mương máng, nhặt không xuể.
“Có ngày, có hộ dân kiếm tiền triệu là chuyện thường” - ông Tụy nói.
Một thời gian dài, người dân phải chung sống với mùi xú uế từ ruột ốc còn sót lại trong vỏ. |
Thế nhưng, để bán được ốc cho đại lý thu gom cũng đòi hỏi nhiều công đoạn. Trung Quốc chỉ thu mua... ruột ốc, nên người dân muốn bán ốc phải thực hiện công đoạn đun nước sôi, luộc ốc, khêu ốc. Một kg ốc ruột tương đương 3-4kg ốc tươi, giá thành phẩm 20.000 đồng/kg, lúc đỉnh điểm lên tới gần 30.000 đồng/kg.
Thu nhập một ngày đi bắt ốc bằng cấy cả sào lúa trong vòng mấy tháng, nên nhiều hộ tập trung toàn bộ nhân lực để tranh thủ đi bắt ốc. “Nhà có sáu người, bốn người đi bắt, hai người ở nhà đun nước sôi chờ sẵn, ốc mang về được luộc lên, rồi tập trung khêu ốc. Chỉ cần vài giờ đồng hồ có thể nhặt được cả bao tải ốc nặng vài chục kg, nên kiếm tiền triệu một ngày là chuyện bình thường” - ông Nguyễn Văn Hùng, người dân Cấn Hữu, kể.
Xã khốn khổ đi... đổ vỏ
Công việc thu gom ốc bươu vàng ở xã Cấn Hữu rầm rộ được hơn một năm, đến khoảng tháng 9/2013 thì việc thu mua bên phía Trung Quốc dừng lại. Nhiều gia đình có tiền từ việc đi bắt ốc về bán kiếm được cả trăm triệu đã tiến hành tu sửa nhà cửa, mua sắm đồ dùng tiện nghi. Thế nhưng, Cấn Hữu thành... bãi rác thải chứa vỏ ốc bươu vàng lớn nhất cả nước.
Đỉnh điểm của trào lưu này rơi vào cuối năm 2012, đầu năm 2013. “Bắt chước” Cấn Hữu, các xã lân cận như Đồng Yên, Hòa Thạch... đồng loạt đi bắt ốc về bán. Nhưng, đau đầu nhất là nơi... đổ vỏ.
“Khi việc thu gom ốc rầm rộ, xã đã yêu cầu các hộ thu mua, các hộ dân đi bắt ốc... lên xã cam kết việc đảm bảo vệ sinh môi trường, đổ vỏ ốc đúng vị trí quy định. Thế nhưng, với cái 'đầu ra' này, chúng tôi đã rất đau đầu và khổ sở... ” - PCT xã Cấn Hữu ngao ngán kể lại.
Vỏ ốc vứt tràn lan ra cả nghĩa địa làng. |
Phương án được xã đề nghị lên huyện, đó là thuê công ty vệ sinh môi trường Xuân Mai hàng ngày cho xe ba chân về hót vỏ ốc đi đổ. Kinh phí để thuê, một phần trích từ ngân sách xã, một phần huyện hỗ trợ. Điểm thu mua ốc bươu vàng cũng được xã quy định ở xa khu vực đông dân cư. Một bãi rác chuyên dụng cũng được xã quy định để đổ vỏ ốc... , kết hợp với công tác tuyên truyền đến từng nhà dân... đổ vỏ ốc đúng nơi quy định.
“Nhưng mà không xuể. Anh bảo làm sao mà giám sát được từng nhà. Buổi sang đi bắt ốc, họ chở một vài bao tải đựng vỏ ốc sau xe, đến chỗ vắng người, họ vứt uỵch một cái, có trời mới biết... ”.
Bằng ấy thời gian Cấn Hữu là điểm đầu mối thu gom ốc bươu vàng lớn nhất miền Bắc cũng là ngần ấy thời gian người dân nơi đây sống trong mùi hôi thối do ruột ốc còn sót trong vỏ để lại. Vỏ ốc tràn ngập dọc rệ đường, ven đê, khu nghĩa địa, rồi trôi nổi xuống cả đồng ruộng.
"Nhiều người thành triệu phú, nhưng xã phải vất vả đi... đổ vỏ" - PCT xã Cấn Hữu thành thật. |
“Có hôm trời mưa to, nước dâng cao, tôi đi làm phải lội lóp ngóp, vỏ ốc bươu trôi nổi ngang ngực, khiếp lắm” - lãnh đạo xã Cấn Hữu thật thà.
Nhưng, cũng chẳng biết là may hay rủi, phía Trung Quốc dừng thu mua ốc nên Cấn Hữu được “nghỉ ngơi” vài tháng nay. Thế nhưng, hậu quả để lại, xã phải loay hoay tìm cách thu dọn núi vỏ ốc bươu vàng khổng lồ.
“Phải đến vài trăm chuyến xe ba chân vỏ ốc từ năm ngoái đến năm nay được dồn lại Cấn Hữu. Vài tuần trước, chúng tôi phải thuê cả xe xúc xuống xúc vỏ ốc đem đi đổ. Nhiều nhà có nhà mới để ở, đồng ruộng của Cấn Hữu cũng sạch bóng ốc bươu vàng, nhưng chúng tôi đúng là quá vất vả” - ông Tụy phân trần.
Kiên Trung
- Trường mầm non tiền tỷ bỏ hoang: UBND thành phố vào cuộc (Infonet).- Kinh hoàng ẩm thực học đường (PT).
- Giá đỗ, rau mầm, susu dài mượt nhờ chất ‘kích phọt’ (VNN). - Lại phát hiện urê trong chả cá ở chợ Tuy Hòa (PLTP).
- Choáng với thịt…. siêu rẻ! (LĐ).Thực phẩm bẩn, đặc biệt là các loại thịt lợn, thịt gà, nội tạng... thối nhập lậu đã nhiều lần bị báo chí phanh phui. Song điều đáng nói là ở Hà Nội hiện vẫn còn không ít những chợ cóc, chợ tạm bán loại thịt này một cách công khai và... siêu rẻ!
Chợ cóc Tân Xuân mọc lên ngay dưới gầm cầu Thăng Long, Hà Nội. Nói là chợ cho “oai”, thực ra chỉ là một bãi đất tụ tập các mối bán thực phẩm với đủ các loại: Thịt gà, thịt lợn, thịt bò, cá... và công khai họp chợ từ khoảng giữa trưa trở đi.
Tại đây, thịt lợn bán với giá rẻ bất ngờ: 60.000đ/kg thịt thăn, 40.000đ/kg thịt ba chỉ, chân giò.
Hàng đối diện bán thịt gà giá còn rẻ hơn: Chỉ 60.000đ/kg gà công nghiệp mổ sẵn. Nhìn cảm quan, thịt lợn vẫn chưa chuyển màu, thậm chí không khác gì thịt lợn bình thường.
Nhưng khi ngửi mùi thì mới thấy bốc mùi ôi, cũ.
Với thịt gà thì nhìn thê thảm hơn khi từng thớ thịt đã ngả màu xám xịt, da gà cũng sần sùi, làm “mồi” cho ruồi nhặng.
Các hàng cá sông, cá đồng thì đã bốc mùi tanh ươn và người bán vẫn mặc sức chèo kéo: 3.000đ, rồi 2.000đ cho mỗi lạng cá chìa (một loại cá sông).
Theo khảo sát, những loại thực phẩm này được gom về từ các chợ lớn ở gần đó như chợ Vé, chợ Xuân Đỉnh... do tầm trưa nhưng vẫn còn nhiều hàng nên tiểu thương tụ về chợ này bán chống ế.
Ngoài ra, theo một “bảo kê” tại chợ này, nhiều người bán vãng lai mang hàng từ ngoại thành vào bán, chủ yếu là thịt lợn, thịt gà công nghiệp mổ sẵn.
Hàng của những người này thậm chí còn có giá rẻ hơn so với mặt bằng giá chung tại đây.
Không chỉ tại chợ Tân Xuân, nhiều chợ ngoại thành quận Hà Đông, Hoàng Mai... cũng đều mọc lên những chợ cóc dạng này.
Hoặc xen kẽ những chợ cóc, chợ tạm gần các khu đô thị, chung cư, vẫn dễ dàng nhận ra những người bán các loại thịt với màu sắc lạ. Đối tượng chủ yếu là công nhân, người làm thuê, ở trọ gần đó mua vì giá rẻ.
Một tiểu thương bán tại chợ cóc dọc quốc lộ 70 (Q.Hà Đông, Hà Nội) hồn nhiên: “Bán chủ yếu cho công nhân, nếu không bán hết thì chiều nhập cho các quán cơm bụi!”.
Ngộ độc thực phẩm trong các khu nhà máy vẫn diễn ra thường xuyên, quán cơm bụi vẫn bán cho sinh viên đĩa cơm chỉ 15.000đ mỗi suất từ những loại thực phẩm này.
Điều đáng nói là cơ quan chức năng quá thờ ơ trước sự tồn tại của những “chợ” kiểu này, nếu không muốn nói là cố tình tiếp tay thêm cho các địa bàn này hoạt động nhằm tư lợi cá nhân.
Siết chặt an toàn vệ sinh thực phẩm - vì vậy - vẫn là câu chuyện thách thức muôn thuở của thủ đô!- Loạn thị trường thực phẩm chức năng
- Thanh tra ngành nghề y tư nhân ở Hà Nội: Cán bộ của Bộ Y tế ngang nhiên vi phạm (LĐ)
- Lại thêm sản phẩm thịt bò khô bị nghi là hàng rởm (Soha). - Sản xuất bim bim thịt bò từ nilon: Bất ngờ dừng sản xuất, phi tang xóa dấu vết? (ĐS&PL).- Bánh bao: Vỏ trắng hóa chất, nhân đồ ôi thiu (VNN).
- Ám ảnh kinh hoàng về ‘chợ đầu mối’ ốc bươu vàng (VNN).
- Giật mình ‘chợ tử thần’ ở Hà Nội (VNN).
- Hoảng hồn sữa có thuốc tránh thai, táo độc (VEF).
- Trung Quốc gia tăng ung thư phổi do ô nhiễm và hút thuốc (VOV).
--Coi chừng mắc bệnh ung thư, đường ruột vì chè Tết (Kienthuc.net.vn) - Vì lợi ích kinh tế, người sản xuất sẵn sàng cho các hợp chất như phân lân, bột đá, xi măng, bùn... vào chè để tăng lợi nhuận, bất chấp sựu nguy hiểm với sức khỏe người tiêu dùng.
Chè được phơi ngay tại lề đường có đảm bảo vệ sinh?
11 đối tượng cần tránh xa nước trà
Kỳ lạ: Trà làm từ... cafe cực tốt cho sức khoẻ
Ai cũng biết uống trà có lợi cho sức khỏe, thế nhưng hiện nay không ít loại trà bày bán trên thị trường, nhất là trà rẻ tiền được tẩm ướp hóa chất độc hại.
Tại những vùng nguyên liệu chè chủ lực, có những người sản xuất chè đưa những chất phụ gia cực độc vào sản phẩm.
Vô vàn chất độc hại được tẩm ướp vào chè
Hiện nay trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, đang liên tục đưa ra những lời cảnh báo về các loại đồ ăn, thức uống mất an toàn vệ sinh thực phẩm, gây nhiều loại bệnh khác nhau nhất là trong những ngày giáp Tết. Trong số đó, trà cũng không phải là ngoại lệ. Phần lớn hãng trà bày bán, đóng gói đều ghi chữ Hán, chỉ một số ít có ghi địa chỉ nhà sản xuất trong nước. Các sản phẩm này đều không ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng cũng như thành phần...
Theo báo Người lao động đưa tin, tại chợ hóa chất Kim Biên (Quận 5, TP - HCM), hầu như sạp nào cũng có các loại hóa chất hương lài, hương sen để tẩm trà. Chỉ cần hỏi mua hương lài, hương sen thì người bán nói ngay “để ướp trả hả?”. Ông H., chủ một sạp hóa chất tại chợ, khoe các mối ở tỉnh đặt hàng mỗi lần cả trăm kg, nhất là vào thời điểm cận Tết như hiện nay.
Ngoài những mối ở tỉnh, ông H. còn có hàng chục mối tại TP HCM mua về tẩm ướp trà. Hương lài, hương sen có giá bán trên 200.000 đồng một kg, còn hóa chất chống mốc chỉ 25.000 đồng. Để giữ mùi hương và màu trà, tại đây còn bán cả hóa chất giữ mùi hương, giữ màu.
“Không chỉ trong quá trình chế biến, trà mới bị tẩm ướp hóa chất mà cả những cánh đồng trà cũng bị “đầu độc”, một chuyên gia trong lĩnh vực hóa học cảnh báo.
Do trà là loại cây ưa thích của nhiều loại côn trùng, sâu rầy nên người trồng trà thường xuyên phun thuốc trừ sâu với nồng độ cao và mật độ dày. Theo các nhà chuyên môn, trà cũng bị phun thuốc trừ sâu thuộc loại cấm sử dụng và hóa chất giúp tăng trưởng để trà ra đọt nhanh, lá to. Khi thu hoạch, người trồng trà còn tẩm ướp thêm hóa chất chống mốc, chống nấm và côn trùng...
Ông Trần Hữu Thái, người có thâm niên trong ngành trà trên 20 năm, cho biết: "Để chế biến trà rẻ tiền cung cấp cho các quán cà phê cóc, quán ăn lề đường, người ta mua trà thô về rồi xịt hóa chất hương lài, hương sen với nồng độ khoảng 1%. Sau đó trùm trà bằng tấm bạt, ủ khoảng một tuần lễ". Còn tẩm ướp trà bằng hoa lài, hoa sen tự nhiên phải tuân thủ theo tỷ lệ 20% hoa, 80% trà và ủ trong phòng lạnh với nhiệt độ từ 18 - 22 độ C để các vi sinh trong trà lên men tự nhiên.
Theo giới chuyên môn, các mặt hàng trà giá rẻ bày bán trên thị trường có đến trên 90% được tẩm ướp hóa chất tổng hợp do có giá thành rẻ, giữ mùi lâu. Còn tẩm ướp bằng hương hoa tự nhiên, hoặc bằng phương pháp lên men tự nhiên sẽ đẩy giá thành cao gấp vài chục lần so với tẩm ướp bằng hóa chất, nhất là vào thời diểm trái mùa, giá hoa lài lên tới 90.000 đồng một kg nên ít người làm. Nếu uống phải trà có tẩm ướp từ hương liệu bằng hóa chất thì chẳng khác nào uống thuốc độc.
Không chỉ thị trường trà trong Nam bị đầu độc, ở miền Bắc hiện tượng trộn phân lân, NPK, bột đá, bùn, chất thải… vào chè đang diễn ra rất phổ biến ở huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), Văn Chấn (Yên Bái), Hàm Yên (Tuyên Quang), Định Hóa (Thái Nguyên)… đã từng bị cơ quan chức năng phanh phui.
Mới đây tháng 12/2012, cơ quan quản lý đã thu hồi 400.000 hộp trà Ô Long sau khi kết quả kiểm tra tại chỗ cho thấy dư lượng thuốc trừ sâu trong các sản phẩm này vượt giới hạn về an toàn thực phẩm ở Nhật.
Vô vàn những hóa chất độc hại tới sức khỏe được tẩm ướp vào trà.
Trước thực trạng như vây, người dân cần phải cảnh giác cao độ với những loại trà trong nước cũng như nhập khẩu, nhất là dịp gần Tết, lượng tiêu thụ trà tăng cao. Tuyệt đối không mua và sử dụng các loại trà không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng. Bởi nếu sử dụng những loại chè nhiễm hóa chất, không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ gây nên nhiều tác hại khi vào cơ thể.
Ung thư gan, bệnh đường ruột... vì chè bẩn
ThS.BS Trịnh Quốc Đạt, Trưởng khoa Hóa - Sinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Các chất như phân lân, bột đá, xi măng rất nguy hiểm cho người sử dụng khi uống. Tùy từng nồng độ pha chế các chất đó với chè là bao nhiêu thì tác động đến cơ thể khác nhau. Các chất đó khi đi vào cơ thể có thể gây bệnh đường ruột, ảnh hưởng đến thận và hệ thống tim mạch”.
Các chuyên gia trong lĩnh vực này hướng dẫn, hạn chế sử dụng trà có mùi thơm ngào ngạt, vì mùi càng thơm thì nồng độ tẩm ướp hóa chất càng cao, uống vào dễ dẫn đến sốc, mùi nồng lên mũi và có thể bị sặc. Đối với trà tẩm ướp hương tự nhiên, hoặc lên men tự nhiên sẽ có mùi thơm thoang thoảng, vị dịu dễ chịu.
Tiến sĩ Phạm Thành Quân, Phó trưởng Khoa Công nghệ Hóa học, Đại học Bách khoa TP HCM, cho biết: "Hóa chất hương lài có gốc từ penzylacetat, hương sen từ P- Dimethoxy penzin, đều là chất độc hại gốc hữu cơ. Chỉ cần ngửi những chất này cũng bị chóng mặt, xây xẩm; ngửi nhiều sẽ ngất xỉu do tác động đến hệ thần kinh.
Chất giữ mùi hay còn gọi là chất định hương có tên là Fixateur, đây là chất cực độc do nó không phân hủy nên tích tụ trong gan dẫn đến ung thư. Các chất giữ màu chống ôxy hóa, chất chống mốc đều là chất độc hại, nguy hiểm đối với sức khỏe". -Coi chừng mắc bệnh ung thư, đường ruột vì chè Tết
TIN LIÊN QUAN
Có nên uống trà pha lâu?
Uống trà nóng có bị ung thư?
Tăng tuổi thọ nhờ uống trà xanh
Những sai lầm về uống trà
-- Khốn đốn vì buôn nấm với người Tàu (ANTĐ).
Thực phẩm Hà Nội ’an toàn tuyệt đối’ trước Tết?--Chùm ảnh: "Dị - độc" đặc sản Việt làm từ... chất thải
- Phát hiện 3 mẫu măng khô hàm lượng lưu huỳnh cao (SGGP). - Không có vỏ lạp xưởng bằng nylon (PLTP). - Bệnh viện tặng nhân viên quà tết… hết đát (TN).- Bắt xe tải chở 385 kg gà thối (TN). - Hà Nội: 3 mẫu măng khô hàm lượng lưu huỳnh cao (DV).- Làm gì để hạn chế thực phẩm ‘bẩn’? (PT).- Giật mình công nghệ pha chế gia vị với hóa chất và… dòi (SKĐS).
- 90 công nhân ngất xỉu hàng loạt (TN).- Hành khách tố nhà xe ép đóng thêm tiền (TN).
- TPHCM: Cháy lớn thiêu rụi 4 căn nhà (NLĐ). - Cúng ông Táo gây cháy 8 căn nhà (VNE). - TPHCM: Xe tải bốc cháy, “thiêu” quán nhậu! (NLĐ).- Cảnh giác với nạn giả sư tặng bánh xin tiền (CAND).
- Điệp khúc năm cũ (TN). - Vạ vật trên tàu về quê đón Tết (TP). - Trắng đêm ở phố lá dong Sài Gòn (PT).
- Trắng đêm tìm kiếm hài cốt liệt sĩ (DV).- Mang tết đến với trẻ mồ côi (PLTP).- Rộ mùa giải hạn, cầu duyên (TP).- Lên biên giới nghe chuyện cười (TP)
- Tin mới vụ cướp tiệm vàng chấn động vùng biên (TP).- Nữ sinh lớp 8 chết chưa rõ nguyên nhân (TN).
- Thanh Hóa: Đào rừng khổng lồ giá 60 triệu đồng (NLĐ). - Mai cổ thụ quý hiếm giá 650 triệu đồng (TN). - Hoa, cây cảnh: Có loại giá bán đến 1,5 tỉ đồng (NLĐ). - Thương lắm những cành đào rừng!(KT).- Gia đình Hà Nội nấu cỗ, thả cá tiễn Táo quân (VNE). - Nhà nhà thả cá chép ‘tiễn ông Táo về trời’ (PT). - Tiễn ông Táo, thi nhau ‘ném rác’ xuống sông, hồ (VNN). - Ông Táo về trời, nilon… ở lại(PT). - Hà Nội đầy rác sau lễ tiễn ông Táo (TN). - Sinh viên xông xáo vớt rác giúp cá Táo quân “rẽ sóng” về trời (DT). - Tết ông Công, ông Táo: Chuyện tiền tỷ… hóa tro (TTXVN).- Ông Táo về Trời, túi ni lông ở lại (GD&TĐ). – Đua nhau thả rác tiễn Táo quân (VNE).
Dắt súng lục và 1 tỷ đồng đi chơi ông Táo (VnMedia)- Phát hiện hai nam thanh niên điều khiển xe ô tô có biểu hiện nghi vấn, tổ công tác đã dừng xe để kiểm tra hành chính thì phát hiện trong cốp xe có súng ngắn cùng hơn 1 tỷ đồng (khoảng 50 nghìn đô la).
Vác súng K59 vận chuyển ngoại tệ giữa Thủ đôVTC
Vừa ra tù đã mang súng K59... dạo phốThanh Niên
Mang súng K59 và gần 50.000 USD đi chơiHà Nội Mới
-Mr Đàm quay tung hứng chuyện yêu fan
- Kỹ sư Tạch mổ xẻ “CSGT dùng bùi nhùi tóm quái xế” (KT).- Kỹ năng đối phó cướp giật (TN). – Cụ ông 85 tuổi đánh gục 3 tên cướp trong đêm (VNE). - Một cựu giáo viên mất tích bí ẩn (TN). - Bị uống nhầm rượu, bé một tuần tuổi nhập viện (NLĐ).- Những câu chuyện bí ẩn về dinh thự Vương ở Sà Phìn (DT). - Gia đình “trời hành” đổi đời (NLĐ).- ‘Khu đèn đỏ’ đâu đơn giản chỉ ‘ăn bánh trả tiền’ (TVN).- Chuyện lạ và “quái” bốn phương (NLĐ).
Cuốn sách nhỏ về một người vĩ đại
Tặng nhà cho con trai Công tử Bạc LiêuThanh Niên
(TNO) Ngày 3.2, ông Trần Trinh Đức (66 tuổi, con trai của ông Trần Trinh Huy - người được mệnh danh là Công tử Bạc Liêu) được UBND tỉnh Bạc Liêu trao tặng một căn nhà trị giá gần 400 triệu đồng. >> Truyện tranh Công tử Bạc Liêu. Căn nhà được xây ....- Con trai Công tử Bạc Liêu được cấp nhà (LĐ).
Con trai Công tử Bạc Liêu được cấp nhà 300 triệuTiền Phong Online
--Trò Việt không thể chiếm đa số tại trường quốc tế (VNN 1-2-13)
Kinh nghiệm công bố của các nghiên cứu viên trong nước (VnEx 1-2-13)
- Đại học Harvard rúng động vì bê bối gian lận thi cử lịch sử (DT). - ĐH Harvard đình chỉ học tập 60 sinh viên (TN).- Màn giăng bẫy mới của tạp chí khoa học “rởm” (ĐV).- Nói gì để xin được visa đi Mỹ? (NLĐ). - Du học tại chỗ có chất lượng không? (NLĐ). - Tâm thần vì …du học (TP).
- Vượt “ngưỡng văn hóa” (PLTP).- Thầy: Các em quan tâm điều gì? Trò: Không gì cả! (GDVN).
- Bỏ quên vị thế người thầy (TN/GDVN).
- “Kẻ thù của báo mạng Việt Nam không phải tôi” (TP).- Ngàn người rơi lệ tiễn đưa nhạc sĩ Phạm Duy (VNN). – Nhật ký mở lại (mở lần thứ 28): PHẠM DUY, NGƯỜI NGHỆ SỸ SƯỚNG NHẤT TRÊN ĐỜI (Tô Hải). – “NỬA HỒN THƯƠNG ĐAU” VÀ BI KỊCH CỦA MỘT GIA ĐÌNH (TNM).Trần Văn Khê kể nhờ Phạm Duy thoát chết
- Tiễn biệt nhạc sĩ Phạm Duy về nơi an nghỉ cuối cùng (TT). - Sáng nay, nhạc sĩ Phạm Duy “theo tiếng hát qua đời” (NLĐ). - Trắng đêm thương nhớ Phạm Duy (KT).
- Người nghệ sỹ lưu giữ hồn âm nhạc dân tộc Việt (TTXVN).- Táo quân 2013: Hé lộ những đoạn nhạy cảm bị cắt (TP). - Không có chuyện ngừng phát sóng “Táo quân 2013” (LĐ).- Các cuộc ‘hạnh ngộ’ của Phạm Duy (BBC). – Hàng nghìn người thương tiếc tiễn đưa nhạc sĩ Phạm Duy (RFI). – Phạm Duy trong hành trang cuộc đời tôi (TVN). – Ta sẽ thoát linh hồn giữa nẻo xa … (Anh Vũ). - SÀI GÒN ĐƯA TIỄN MỘT NGƯỜI YÊU NƯỚC VỀ VỚI ĐẤT MẸ (NCTG). - PHẠM DUY, ĐÓA HOA LÒNG THÊNH THANG.
- Lưu Văn Vịnh – Từ Ma Âm tới Diệu âm- VănCao-PhạmDuy-TrịnhCôngSơn (DĐTK).- Ði viếng nhạc sĩ Phạm Duy (Người Việt). - Hình ảnh Phạm Duy ở Việt Nam (BBC). - Trần Văn Khê kể nhờ Phạm Duy thoát chết. Phạm Duy: con người và âm nhạcTài năng và sự 'ham chơi' của nhạc sỹ Phạm Duy qua lời nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân. -Nhạc Việt xa và nhớ
Vietnam's Rock 'n' Roll War (BBC tiếng Anh)
- Nếu sửa chữa, chương trình Táo quân 2013 sẽ được phát sóng (PLTP). - Thư của Táo (TP).
- Theo dấu những kẻ chăn người (TN). - Rắc rối vụ án chứng khoán (TN). - Cắm biển báo để… cấm lâm tặc (TN). - Ôm hôn có thể bị phạt 75 triệu đồng (NLĐ). - “Giả nai” lấy chồng ngoại bị trục xuất về nước (NLĐ). - Phá khối đá hàng trăm tấn, đe dọa người đi đường (NLĐ). - Nở rộ dạy đánh bạc bịp – Kỳ 2: “Thần bài” tung chiêu (TN).- Đường không phải để đi… (PT).
- ‘Đề xuất lập phố đền đỏ’ ở TP HCM: ‘Quy hoạch’ để quản lý (PT).- Quảng Ninh và câu chuyện đi tìm cán bộ (VOV).- Tàu tết bao giờ hết lo? (GD&TĐ).
- Cái đẹp mà chúng ta cần theo đuổi (TT).- Thưởng Tết cho “người có công”: Xin đừng nghĩ 393 tỷ đồng là lớn (SGGP)... - Nơi ấy, cần lắm một tượng đài… (LĐ).
-Hacker, coi chừng lộ diện
Chủ Nhật, 20/01/2013 15:02
(Kienthuc.net.vn) - Các nhà nghiên cứu đã tạo ra công cụ phân tích cách viết trực tuyến trên mạng, giúp xác định danh tính người viết, 1 vũ khí chống tin tặc hiệu quả. Populism, Republican Style PAUL KRUGMAN -A unique definition.
- WHO cảnh báo tình trạng lơ là đối phó với ung thư (TTXVN).- Đá đấu (DLB). - - Lan man chuyện ngày Quốc khánh (ĐCV).- Sử gia Dương Trung Quốc: Cuốn sách nhỏ về một người vĩ đại (TT). - Bùi Tín: Thời cơ không thể để mất (VOA’s blog). -- Điều chỉnh quy mô dự án lọc dầu Vũng Rô (TN).- Hà Nội kêu gọi công chức nói không với thịt rừng (TT).
- Cán bộ bị tố đòi “chung cổ phần” (TN).
- Phải khép dần sự bức xúc của bà con (PLTP).
- Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện uỷ Xin từ chức vì… đánh bạc (LĐ).
- Một thiếu úy tông xe làm chết bốn người (PLTP). – Xe của thiếu úy Đào Vũ Lâm, thuộc Cục kỹ thuật quân khu 9, Tiền Giang: Ô tô tông chết 4 người (NLĐ).
- Trung úy công an “Làm tiền” cả người chở thuê (TN). - CẢNH SÁT GIAO THÔNG (NCTG).- Thấy gì trong tận cùng hang ổ phá rừng (LĐ 2-2-13)- Bạn tôi viết (7): “Thuở trời đất nổi cơn gió bụi….” (Anh Vũ).
Đi tìm nét đẹp văn hóa ứng xử (DNSG 26-1-13) -- Có ý kiến của Bùi Văn Nam Sơn, Huỳnh Như Phương, Đỗ Hồng Ngọc...
Vô lý quy định trẻ dưới 5 tuổi không được học chương trình nước ngoài (DDT 2-2-13) -- Bộ GD-ĐT của ông Luận bị lây bệnh của Bộ GT-VT của ông ĐL Thăng.
Tập trung triển khai chương trình, đề án quốc gia về KH&CN (ĐV 1-2-13)
Cựu Hiệu trưởng mua trinh kể về Tết trong tù (VNN 2-2-13)
Myanmar 'mở cửa' văn học (TTVH 2-2-13) -- Trời đất ơi! Tại sao họ hơn mình quá thế này?
-Và có lúc chúng ta nghĩ khác nhau...