Cách đây gần 3 năm tôi có viết một entry về Iceland (time flies!) kể về câu chuyện nước Iceland nhỏ bé bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đã dám "quịt nợ" 2 nước lớn là Anh và Hà lan. Một năm sau đó (đầu năm 2011) người dân Iceland lại đi bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý lần 2 có chấp nhận trả tiền bailout cho Anh và Hà lan hay không. Một lần nữa họ lại nói không với 59% số phiếu bất chấp quốc hội Anh trước đó đã sử dụng luật chống khủng bố để phong tỏa tài sản của Iceland và vô số lời đe dọa của giới banker quốc tế rằng Iceland sẽ bị cắt khỏi thị trường vốn quốc tế nếu không trả nợ. Cuối cùng Anh và Hà lan đã kiện Iceland ra một tòa án của EU nhưng tòa vừa tuyên bố Iceland thắng, nước này không phải trả tiền bailout cho Anh và Hà lan. Để biết chi tiết hơn về vụ tranh chấp này các bạn có thể đọc lại entry tôi viết trước đây và/hoặc nghe podcast này của NPR. Ở đây tôi chỉ muốn nêu ra 2 bài học liên quan đến vụ kiện tụng này.
Thứ nhất, việc mỗi người dân Iceland, không kể già trẻ lớn bé giàu nghèo, không phải trả $6000 cho Anh và Hà lan vì tội lỗi của một số banker giàu có, có thể nói là thắng lợi của người dân và democracy. Khi chính phủ và quốc hội Iceland đã chấp nhận trả tiền cho Anh và Hà lan, người dân kéo đến biểu tình trước dinh tổng thống yêu cầu ông này phủ quyết. Tổng thống của Iceland chỉ là một chức vụ hình thức, hoàn toàn không có thực quyền. Chưa bao giờ trong lịch sử tổng thống sử dụng quyền phủ quyết, đến mức có lúc Iceland đã cân nhắc bỏ quyền này của tổng thống khỏi hiến pháp. Nhưng trước sức ép biểu tình của người dân và 1/4 cử tri Iceland đã ký thỉnh nguyện thư yêu cầu tổng thống phủ quyết, ông đã bắt chấp thông lệ đứng lên chống lại quyết định của cả chính phủ lẫn quốc hội. Đó chính là cơ sở để chính phủ Iceland phải tổ chức 2 cuộc referendum cho vấn đề này và người dân đã lên tiếng dứt khoát: không trả!
Thứ hai, ba năm trước chính tôi cũng rất bi quan cho tương lai kinh tế của Iceland sau lần referendum đầu tiên, nhưng tôi đã lầm. Trái với nhiều cảnh báo của giới kinh tế tài chính, Iceland không bị thị trường vốn quốc tế bỏ rơi. Nền kinh tế Iceland sau khi gần như vỡ nợ đã phục hồi mạnh mẽ. Paul Krugman đã không dưới một lần viện dẫn Iceland như là hình mẫu phục hồi mà đáng ra châu Âu phải noi theo. Điều này không hẳn khẳng định lời của một nhà kinh tế được NPR trích dẫn: "Financial market doesn't have memory", nó có nhưng nó còn forward looking mạnh hơn. Nói nôm na là dù quá khứ anh có xấu xa tồi tệ, nếu anh thực sự cải tổ nền kinh tế và thực thi những chính sách đúng đắn, tương lai tốt đẹp mới là điều thị trường quan tâm. Ví dụ của Malaysia sau khủng hoảng tài chính 1997-1999 cũng chứng mình điều này.
Ngày xuân nhắc lại câu chuyện cũ nhưng có hậu này để thấy rằng VN sẽ có một tương lai rất sáng lạn nếu nền kinh tế được thay máu triệt để, đất nước được giao những người thực sự có tài lèo lái. Nhưng dù tài giỏi đến đâu, những người đứng đầu phải lắng nghe tiếng nói, nguyện vọng của dân. Phải có những lãnh đạo dám đứng lên chống lại cơ chế hiện hữu như tổng thống Iceland đã làm. Những quyết sách của đất nước phải công khai với dân (như người dân Iceland đã được biết thỏa thuận trả tiền bailout cho nước ngoài, chứ không phải như vụ Elliott Advisors người dân VN chẳng biết gì). Những điều tưởng như rất tự nhiên đó mà người dân Iceland và nhiều nước khác đang được hưởng thụ chính là rào cản cho sự phát triển của VN.
- Một năm vượt sóng của Thống đốc ngân hàng (VNE/ Vietstock).
Sao ruồi? Thống đốc Ngân hàng: Tôi là ngôi sao cô đơn! (TP 10-2-13) -- Nhiều báo đăng bài này nhưng Tiền Phong có cái tít hay nhất!
“Tan giấc mơ đại gia” dưới góc nhìn một doanh nhân (TP 10-2-13) -- Bài TS Lương Hoài Nam
Kinh tế Việt Nam trong tay Vương Đình Huệ & Nguyễn Văn Bình? Cần phối hợp đồng bộ chính sách tài khóa và tiền tệ (VN+ 10-2-13)- Thống đốc chia sẻ chuyện tìm thành công trong thử thách (PLVN). - Sẽ có thêm tổ chức tín dụng tự nguyện sáp nhập (Đầu tư).
- Vinatex phải thoái hết vốn tại các ngân hàng (VnEco).
- 3 điều cần “giảm” của doanh nghiệp trong năm 2013 (CafeF).
- ‘Thị trường vàng sẽ bớt sóng gió trong năm 2013′ (VNE).
- Tổng hợp sự kiện kinh tế vĩ mô nổi bật tuần qua (CafeF).
- Kinh doanh không nghỉ phút giao mùa (TBKTSG).
- TS Lương Hoài Nam, cựu Tổng giám đốc Hãng bay giá rẻ Jetstar: “Tan giấc mơ đại gia” dưới góc nhìn một doanh nhân (TP).
- Khi thương hiệu Việt “châu chấu đá voi”: Lựa chọn cách riêng để thành công (Đầu tư). - Ông chủ tốt đẹp (NLĐ). - Quyền lực của sự giản dị (TN).
- VAMA đề nghị đồng loạt giảm phí ô tô (VnMedia).
"Tụng ca" của Hà Đăng: Niềm tin (TVN 10-2-13) -- "tôi vẫn nghiệm ra rằng chỉ có giữ trọn niềm tin vào Đảng, hành động theo Đảng thì mới tự mình đứng vững được. "
Có cái gì đó hơi "bất ổn" về nhân vật này: Bộ trưởng Đinh La Thăng ra ga mừng tuổi (PN Today 10-2-13) Chí Trung nói với Bộ trưởng Thăng: "Cái gì sai vẫn giễu!" (LĐ 10-2-13)
- Chứng khoán sẽ đi lên sau Tết (VNE).
- Đã qua thời “vàng bỏ ống cũng có lãi”? (VOV).- Kịch bản nào cho bất động sản 2013? (VOV).
- Chính thức có hướng dẫn giảm, giãn thuế (TBKTSG/ Vietstock).
- Tiến sĩ Alan Phan: Sĩ diện là vấn đề lớn nhất của các đại gia Việt (GDVN).
- Doanh nghiệp phải biết “lột xác” để phát triển (VOV).
- Chợ Lớn rong chơi (NLĐ).
- Thị trường giờ chót: Hàng tươi sống bán chạy (NLĐ).
- Buôn bán Tết sôi nổi tại Little Saigon (RFA).
- Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2017 (VNN).- Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nói về công tác bảo đảm an sinh xã hội (GDVN).- Cần “nhạc trưởng” giỏi cho chính sách an sinh (DV).Cái lợi của di dân: Give Me Your Tired, Your Poor and Your Economists, Too (NYT 9-2-13) -- Bài đáng đọc của Greg Mankiw
Liên hệ giữa psychology và industrial design: John E. Karlin, Who Led the Way to All-Digit Dialing, Dies at 94 (NYT 8-2-13) -- Tuy nói về Karlin nhưng bài này giới thiệu liên hệ giữa tâm lý học và thiết kế công nghệ. Rất hay!-Kỷ nguyên gia công đến hồi kết thúc (phần 4)
Hồi hương chủ yếu là hiện tượng của người Mỹ.
--Kỷ nguyên gia công đến hồi kết thúc (phần 5)
Thuê ngoài có lịch sử lâu đời như chính hoạt động kinh doanh vậy.
Bài rất hay về ảnh hưởng của Amazon.com trong nền kinh tế Mỹ: Amazon unpacked (FT 8-2-13)
So sánh Edinburgh và Glasgow: Northern Approaches (WSJ 9-2-13) -- Điểm một cuốn sách rất hay về hai thành phố mà tôi đều rất thích.
So sánh Edinburgh và Glasgow: Northern Approaches (WSJ 9-2-13) -- Điểm một cuốn sách rất hay về hai thành phố mà tôi đều rất thích.