Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013

“Việt Nam ngày mới”

-
-Bình minh lên trên những cánh đồng , trải mênh mông vàng một góc trời
Những con đường ngát xanh , biển đầy nắng yên lành

Đoàn tàu ra khơi , chào một ngày mới
Bình minh tới trên những nẻo đường, những phố phường và những mái trường
Những công trình đắp xây, thành phố mới trở mình
Ngày mới hăng say , ngày mới tưoi vui

Việt Nam ơi thân thương làm sao ! những lời chào vẫn luôn ấm nồng
Những nụ cười rất tươi , tà áo trắng đến trường
Nhìn về tương lai , ngập tràn phơi phới

Việt Nam ơi yêu thương làm sao! Những năm tháng gian khó đã qua
Rộn ràng ngày mới sang , những thành phố mơ mộng
Dù ở nơi đâu tôi luôn vẫn yêu
Quê hương Việt Nam ......



Việt Nam tôi đâu
Tác giả: Việt Khang

Việt Nam Ơi
Thời gian qua nửa đời người
Và ta đã tỏ tường rồi
Ôi cuộc đời, ngày sau tàn lửa khói

Mẹ Việt nam đâu?
Từng cơn xót da nhìn đời
Người lầm than đói khổ nghèo nàn
Kẻ quyền uy giầu sang dối gian

Giờ đây
Việt nam còn hay đã mất
Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tôi
Chết ngâm ngùi vì tay súng giặc tầu

Là một người con dân Việt Nam
Lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm
Người người cùng nhau
Đứng lên đáp lời sống núi

Từng đoạn người đi, chẳng nề chi
Già trẻ gái trai, giơ cao tay
Chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược
Bán nước Việt Nam

*********
Cảm nhận về nhạc phẩm “Việt Nam ngày mới”
VRNs (10.02.2013) - Thời gian gần đây những người yêu nhạc và yêu nước được thưởng thức hai bản nhạc về Việt nam. Cả hai bản nhạc đều rất tuyệt vời, nhất là ca từ của hai bản nhạc đều đi vào lòng người ở mãi lại đó với âm hưởng tha thiết văng vẳng bên tai như lời tự tình thuở ban đầu!
Một là bài “Việt nam tôi đâu?” của nhạc sĩ trẻ Việt Khang người trong nước và bản nhạc “Việt nam ngày mới” của nhạc sĩ Hà Lan Phương — lời của nhà báo, nhà thơ Trâm Oanh hiện đang sống tại liên bang Đức.
Nếu bài hát Việt nam tôi đâu của Việt Khang là tiếng kêu xé lòng của một người con nhìn mẹ Việt nam đang bị bức tử vì nguy cơ Bắc thuộc lần thứ 3, thì bài Việt nam ngày mới là những khúc tự tình của sự hân hoan, của lòng kiêu hãnh và tự tin về một tương lai xán lạn, rực rỡ như ‘minh châu trời đông’ của nước Việt.
Có lẽ đây là hai bản nhạc có nét đối xứng nhau về không gian và tình cảm.
Về không gian: Một người ở tại VN và một người ở nước ngoài.
Về tình cảm: Chính sự khác biệt về không gian này đã tạo nên sự khác biệt về cảm quan của hai con người chăng?
Nhưng cả hai tác giả dù khác biệt về không gian, khác biệt về tuổi đời và cuộc sống cũng như sự cảm nghiệm cuộc sống và thế giới khác nhau nhưng họ đều có một điểm chung đó là lòng yêu nước nồng thắm, sắc son, cộng với niềm tự hào dân tộc mãnh liệt.
Ở trong nước Việt Khang trực tiếp chia sẻ những tủi nhục đắng cay của người dân VN, sự nhức nhối về một xã hội VN đang nhanh chóng băng hoại như núi lở .
Việt Khang là chứng nhân của lịch sử dân tộc trong thời kỳ bi thảm, tổ quốc như con tàu lao xuống vực sâu của sự hủy diệt cả về văn hóa kinh tế và an ninh. Chứng nhân của những thảm cảnh người dân Việt mất hết nhân quyền, nhân phẩm và tư cách chủ nhân ông của đất nước và vận mệnh của chính mình, cuộc sống thì lam lũ đói nghèo và không có tương lai.
Trong khi đó bọn cầm quyền thì tự đắc, kiêu ngạo, cực kỳ giàu sang và hoang phí, chúng bòn rút tài nguyên đất nước để chia chác hưởng thụ, nhưng chỉ biết cúi đầu nhìn bọn “giặc Tàu ngang tàn trên quê hương”.
Và là chứng nhân của một thảm cảnh VN như vậy nên lời bài hát u uất, ê chề và căm giận. Và nhạc sĩ Việt Khang đã kêu tiếng kêu thảm thiết như tâm sự của một Khuất Nguyên ngàn năm trước.
Còn nhà báo, nhà thơ Trâm Oanh đang sinh sống tại Đức, chị không trực tiếp cảm nhận nỗi đớn đau tủi nhục của đất nước và dân tộc, có lẽ vì vậy mà lời thơ của chị nhẹ nhàng và lạc quan, nhân bản hơn chăng? Hay đây là cái ân sủng mà chị được thiên phú? để trong nỗi đớn đau cùng tận con chim sơn ca vẫn cất lên tiếng hót ngọt ngào?.
Tôi không dám chắc nhưng có một điều quan trọng hơn nhiều nếu coi tình cảm là phản xạ của hiện thực đời sống, thì tình cảm được chắt lọc qua tính nhân bản sẽ soi sáng lương tri con người.
Nhà thơ Trâm Oanh không trực tiếp nói lên những tủi nhục đau thương của một đất nước một dân tộc đang sống thoi thóp dưới xiềng xích của một đảng cầm quyền hà khắc tàn bạo và đang đứng trước nguy cơ biến mất trên thế giới này!
Nhà thơ Trâm Oanh rất tinh tế khi nhắc đến thực trạng của đất nước bằng những lời lẽ thoáng qua, nhẹ nhàng, không mô tả chi tiết nhưng không dễ xóa nhòa trong tâm khảm người đọc, người nghe.
Nó như tiếng vạc bay qua trên trời chiều, lẻ loi nhưng da diết thấu xương:
- Một ngày mới biển sẽ xanh.
Em Bắc và Nam không còn TƯỢNG ĐÀI QUỶ DỮ.
Hay những nhắc nhở nhẹ nhàng:
– Những trang văn và những trang thơ,
 Nay được viết từ tim thoát cái nhìn CÚ VỌ.
 Hay: Tay VẤY MÁU không có quyền GIẢNG ĐẠO.
Những dòng vắn tắt này không một người dân VN nào không hiểu ý tác giả muốn nói gì, ngược lại họ hiểu rất rõ rằng những câu ngắn ngủi đó nói lên nhiều thứ lắm và cũng cay đắng lắm!
Tôi nhận thấy nhạc sĩ Việt Khang và Thi sĩ Trâm Oanh đều là những người yêu nước, Việt Khang yêu nước với tâm trạng đắng cay, ê chề và đầy phẫn nộ còn chị Trâm Oanh yêu nước với trái tim nhân hậu, yêu thương, lạc quan với tầm nhìn viễn kiến về tương lai đất nước.
Chúng ta những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền luôn hướng về tương lai với niềm hy vọng. Vì chúng ta tin rằng Dân chủ là xu thế tất yếu, không thể đảo ngược được. Những diễn biến tại Việt Nam hôm nay, cùng với diễn biến của khu vực và quốc tế cho chúng ta có cơ sở khoa học để tự tin và hy vọng.
Trong chiều hướng đó thi sĩ Trâm Oanh đã khắc họa hình ảnh một Việt Nam trong tương lai thật rạng rỡ huy hoàng, đầy tình thương yêu nhân bản, đây không đơn thuần là một giấc mơ mà là một tất yếu lịch sử:
- Một ngày mới biển sẽ xanh.
 em Bắc và Nam không còn tượng đài quỷ dữ
Hà Nội của chúng mình hồi sinh bất tử.
Hòn ngọc viễn đông lấp lánh ánh hào quang…
……
Ngọn gió tự do ùa vào từng ngõ nhỏ.
Nụ hôn của mọi người sẽ thật thà hơn…
……
Tổ quốc là của chung- không còn gian trá.
Đất nước phục sinh và cỏ cây hoa lá.
Tươi xanh hơn ươm khát vọng con người.
Việt nam đã xua tan mây mù thế kỷ.
Tầm vóc Việt nam bỗng trở nên hùng vĩ.
Ngày mới bắt đầu, tổ quốc việt nam ơi!
Thật là đẹp và thật là nhân bản, đầy tình tự dân tộc và viễn kiến. Xin cám ơn nhà thơ Trâm Oanh và xin chia sẻ cùng chị bằng những dòng thô thiển này.
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn


- Đàn tế trời của UBND tỉnh Bình Định (DLB). – Hằng Phương: Bài thơ GÒ ĐỐNG ĐA, Xưa và Nay (TSYG).
- Phan Châu Thành – Thịnh vượng và rác (Dân Luận).- – Phỏng vấn nhà thơ Hải Như: Nhà văn: Xin đừng tự trói buộc mình (TVN). – - Đầu năm, người dân hai miền Nam – Bắc nô nức đi lễ cầu may (Soha). – Mồng 1 Tết nô nức trải hội chợ Gò (GD&TĐ). –Khoảnh khắc đầu năm nơi cửa chùa (VNE).
- Đền Sóc trong ngày đầu tiên của năm mới (GD&TĐ). – Giao thừa ở Sóc Trăng: Biển người về trung tâm thành phố đón giao thừa (GD&TĐ).
- Năm mới Quý Tỵ xuất hành thế nào cho tốt? (DT).
- Hà Nội phố không người (DT). – Phố phường vắng lặng sáng mùng 1 Tết (VNE).
- Ăn Tết trên “kho vàng 4.000 tấn” (DT).- Tết Việt trên báo nước ngoài (DT). - Hà Nội lắng sâu sáng mùng 1 Tết (NLĐ). - Chùm ảnh: Sau giao thừa, hồ Gươm còn lại toàn…rác thải (GDVN).
- Thuyền viên tàu New Energy ăn tết với… chiếc điện thoại (LĐ). - Một bữa tết no của xóm trọ nghèo (TT).
- Khóc cười chuyện lì xì (NLĐ). - Đi tìm ý nghĩa của phong bao lì xì (TN). - Mừng tuổi trẻ em và việc hình thành thói quen, nhân cách (DT).
- Người đàn ông đi biển bằng… một chân (DT).
- Xuân về với đồng bào dân tộc Sán Chí (Tin tức).
- Năm Quý Tỵ nói chuyện cứu hộ rắn (DT).
- Tuyệt chiêu tặng quà (TP).
- Cuộc hội ngộ kỳ diệu của 2 anh em ruột sau… 70 năm (DT).-Thức quê ngày khó TP - Quái, thời ấy lúc nào cũng nghĩ đến cái ăn.
- Chu Sơn: Trò chuyện với TS Huỳnh Văn Tòng nhân ngày 30 tháng 4 (Diễn Đàn).
- Chủ tịch nước khích lệ tinh thần đoàn kết dân tộc (VOV).- Dân: gốc nước, Dân: trí tuệ mọi thời (TVN).- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc Tết Quý Tỵ – 2013 (GDVN). - CTN Trương Tấn Sang: “Thấy những lĩnh vực của đất nước còn yếu kém thì xót xa, xấu hổ lắm” (GDVN). - Chủ tịch nước: Tha thiết mong nhân dân ta ấm no, hạnh phúc (DV). - Tiền đề vững chắc cho sự phát triển bền vững (VOV). - Ổn định để phát triển (VOV).- Lần đầu tiên Thị trưởng Paris tham gia Tết Việt (VOV). - Tổng thống Obama chúc Tết Quý Tỵ (NLĐ).

- Đầu năm mới nói về Cơ hội tự cứu mình của Đảng cộng sản và Làm theo Nguyện vọng của Bác Hồ!(VLB). - Vững bước trên đường xuân của Đảng (GD&TĐ). – Nước ta chưa có phong trào dân chủ (Florence Knightingale) (Thông Luận).- – Tổng cục trưởng Nguyễn Ngọc Túc: Đoàn kết, xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển (Hải quan).
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Quốc hội (TTXVN).
- Bộ trưởng Bộ Công an: ‘Chủ động phòng ngừa, tấn công tội phạm, bảo vệ cuộc sống nhân dân’ (PT).
- Cao Huy Thuần: Mười một chữ vàng (Diễn Đàn).
- “QUÊ TÀU”? (Mai Thanh Hải). “Mình ngỡ ngàng đầu năm, khi về quê hôm nay, là những chiếc đèn lồng đủ loại, từ màu đỏ đến vàng, trang kim óng ánh, cong queo chữ Tàu, treo khắp hè đường, cửa nhà, trong ngõ xóm. Hỏi ra mới biết, mỗi chiếc đèn lồng như vậy, giá không dưới 100 nghìn đồng và người dân, được ‘vận động’ mua – treo, theo hệ thống chỉ đạo”.
- Âm mưu thâm độc của nhà cầm quyền Nghệ An đối với Giáo hội Công giáo: Huy động quân đội tàn sát giáo dân(NVCL). - COI CHỪNG NHỮNG BIẾN ĐỘNG LỚN TRONG NĂM RẮN (Phạm Viết Đào). – Quý Tỵ 2013, năm rắn đen tiềm ẩn biến động khó lường (RFI). – Điềm báo Diệt Vong (Minh Văn). - Bùi Tín: Quý Tỵ – Năm Hy Vọng (VOA’s blog).
GS Nguyễn Minh Thuyết: “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp vẫn đậm đà ngôn ngữ văn chương” (GDVN) và Gs.Ts NGUYỄN MINH THUYẾT: Có thể cần coi đây là một bản Hiến pháp mới – Hiến pháp năm 2013 (ĐBND). - Đảng, Quốc Hội và Hiến Pháp (DLB).

- LOẠI TRỪ ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP 1992 KHÁC CHI LOẠI TRỪ QUÂN VIỄN CHINH MỸ RA KHỎI VIỆT NAM NĂM 1973 (Phạm Viết Đào). – Lê Văn Trực: Bản Hiến Pháp nào? (Thông Luận). . – Hồ Anh Hải: VẤN ĐỀ ĐẢNG TRONG HIẾN PHÁP TRUNG QUỐC (Phạm Viết Đào).

- Vũ Thế Phan: Rắn lột da biến ra con gì ? (Thông Luận). - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp: Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực (TP/ Ba Sàm). Phỏng vấn GS.TS Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý.

“Cùng viết Hiến pháp” --Một dự thảo hiến pháp để tham khảo (Nguyễn Phi Anh), để bên cạnh Một dự thảo hiến pháp để tham khảo (Bauxite Việt Nam)-- Một dự thảo hiến pháp để tham khảo (Bauxite Việt Nam)

- Hai cái chết gây bàng hoàng ở Hải Phòng ngày cận Tết (Infonet).- Giáo sư Standford xúc phạm Việt Nam (GDVN).
- Tổng Bí thư công bố 5 Phó Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng(DT).- Cán bộ Đoàn, Hội được ưu tiên khi xem xét tuyển dụng công chức, viên chức (CP).
- “Vượt mặt” tỉnh, UBND huyện cho cá nhân khảo sát khoáng sản (TN).
- Phó Chủ tịch Hội LHPN xã bị đánh giữa chợ! (NLĐ).
- Đại sứ Mỹ ở Việt Nam gửi thông điệp chúc Tết bằng video (GDVN). - Các nhà chiêm tinh châu Á dự báo về năm Quý Tỵ (DT).- Bùi Hoàng Tám: Đừng vay nợ về để… tham nhũng! (DT).
- Khởi tố Phó giám đốc truyền thông ngân hàng về hành vi tổ chức đánh bạc (PT).

Việt Nam sẵn sàng tư hữu hóa các doanh nghiệp Nhà nước
Tình hình cải cách kinh tế của Việt Nam được tờ báo Pháp Les Echos quan tâm đến. Trong bối cảnh các vụ tai tiếng xảy ra xung quanh các tập đoàn Nhà nước, chính phủ Việt Nam tuyên bố « sẵn sàng tư hữu hóa một số doanh nghiệp Nhà nước » nhằm tạo nhiều thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.- - “Điểm mặt” 3 công trình “nợ đọng” tại quận Hai Bà Trưng (ANTĐ).
Kỳ cục án mọi miền


Huỳnh Như Phương: Còn đó giấc mơ văn học đỉnh cao (viet-studies 11-2-13)
TRUYỆN NGẮN MỚI CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ: Tình máy bay giá rẻ (10-1-13)
GS Hoàng Tụy: Chấn hưng giáo dục là nhiệm vụ cấp bách (ĐV 10-2-13)
Văn hóa cãi (NLĐ VNN 10-2-13)
TS Nguyễn Sĩ Dũng: Nhiều người Hà Nội mất thanh lịch 100% (PN Today 10-2-13)
Trò chuyện với Bộ trưởng 'không né ý trái chiều' (VNN 10-2-13) P/v Phạm Vũ Luận
Thơ mà cũng bán chạy? (TTVH 10-2-13)
Người vợ của Bùi Giáng (TN 10-2-13)
Chuyện của “Vua vọng cổ” (SGGP 9-2-13)
Người bác sĩ và cây tre Việt (SGTT 9-2-13)

Fan của Joanna Lumley ("The Avengers") nên đọc bài này: Darling, I Love it when young men chat me up (Sunday Times 10-2-13) -- She is 66 years old, as beautiful as ever!



Tổng số lượt xem trang