Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Lee Howell – Các hệ thống đang gặp rủi ro

-Phạm Nguyên Trường dịch

Không có khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu, thời tiết bất thường diễn ra thường xuyên, và những vụ sụp đổ tài chính mang tính mang tính hệ thống là ba trong số 50[1] rủi ro lớn được ghi nhận trong Báo cáo rủi ro hàng năm của Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum - WEF). Đương nhiên là giữa chúng có mối quan hệ, đặc biệt là sau vụ suy sụp “siêu bão tố” của phố (Wall Street) vào tháng 10 năm ngoái. Thực ra, Báo cáo nhắc nhở chúng ta rằng trong thế giới tương thuộc này, các hệ thống có thể ảnh hưởng lẫn nhau bằng rất nhiều cách khác nhau.
Quan trọng hơn, bản Báo cáo này cảnh báo về nguy cơ đổ vỡ nhiều hệ thống cùng một lúc. Ví dụ, hai trong số những hệ thống quan trọng nhất của thế giới là kinh tế và môi trường; sự tương tác của hai hệ thống này là cơ sở của đề tài nghiên cứu đầu tiên trong ba đề tài nghiên cứu về rủi ro trong Báo cáo năm nay.
1.000 chuyên gia, tức là những người đã trả lời các câu hỏi của công trình khảo cứu về Nhận thức nguy cơ toàn cầu do WEF tiến hành, làm cơ sở cho Báo cáo rủi ro nói trên, cho rằng thích nghi với biến đổi khí hậu là mối bận tâm hàng đầu của họ trong thập kỉ tới. Điều này phản ánh sự thay đổi rộng lớn hơn trong tư duy về khí hậu và càng ngày càng có nhiều người công nhận rằng chắc chắn là sẽ có sự biến đổi nhiệt độ trên bình diện toàn cầu và chúng ta phải thích ứng trên bình diện khu vực – ví dụ, củng cố những hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng nhằm tăng cường khả năng chịu đựng của chúng trước những hiện tượng thời tiết bất thường.
Nhưng chúng ta lại phải đối mặt với những thách thức môi trường đúng vào lúc kinh tế khó khăn kéo dài. Tốc độ phát triển kinh tế trên bình diện toàn cầu vẫn tiếp tục thấp; và, trong khi chính sách tài chính và tiền tệ không có ảnh hưởng nhiều tới quá trình phục hồi kinh tế, các chính phủ vừa không có nguồn lực vừa không đủ dũng khí để tung ra những dự án lớn. Không lấy gì ngạc nhiên là nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã xếp việc mất cân bằng tài chính mãn tính là rủi ro thứ hai trong số 50 rủi ro chính, tức là những rủi ro có nhiều khả năng xảy ra trong thập kỉ tới.
Những nền kinh tế mạnh mẽ tạo điều kiện cho người ta đầu tư cho việc thích nghi với thay đổi khí hậu; trong khi đó, sự ổn định về môi trường lại giúp người ta tập trung vào những vấn đề kinh tế. Trực diện với áp lực từ hai hệ thống cùng một lúc có khác gì máy bay đang bay mà bị hỏng cả hai động cơ.
Nghiên cứu thứ hai áp dụng quan niệm khác về tư duy hệ thống. Điều gì sẽ xảy ra, nếu hệ thống rõ ràng là “nhỏ” - ví dụ như các phương tiện truyền thông xã hội – làm bùng lên một cuộc khủng hoảng địa chính trị “lớn”? Với sự lan toả ngày càng gia tăng của các mạng xã hội, thông tin có thể lan truyền trên toàn thế giới hầu như ngay lập tức.
Lợi ích của việc này đã được nói tới nhiều, nhưng rủi ro của thông tin sai lạc thì chưa. Xin xem xét hoàn cảnh thực: trong nhà hát đông người, bỗng có tiếng kêu “Hỏa hoạn!”. Liệu một điều gì đó tương tự có thể xảy ra trong không gian kĩ thuật số, đốm lửa nhỏ của thông tin sai có thể gây ra đám cháy lớn và tạo ra hỗn loạn, trước khi sự thật được phát hiện?
Nghiên cứu thứ ba xem xét điều gì sẻ xảy ra khi chúng ta thỏa mãn với hệ thống có ý nghĩa quan trọng sống còn. Ví dụ, công tác cải tiến liên tục diễn ra trong khoa y học trong suốt 100 năm qua làm cho chúng ta tin rằng hệ thống y tế không bao giờ và không thể nào thụt lùi được. Nhưng các nhà chuyên môn càng ngày càng lo lắng về việc nạn dịch lớn có khả năng xảy ra vì những vi khuẩn có thể chống cự được tất cả các loại thuốc kháng sinh hiện hành, trong khi hệ thống bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không tạo được khuyến khích phù hợp cho việc phát triển những loại thuốc mới. Tổng giám đốc Tổ chức y tế thế giới (WHO) từng cảnh báo rằng nếu thế giới quay lại thời kì tiền-kháng sinh thì nhiễm trùng vết thương hay cổ họng lại có thể một lần nữa trở thành bệnh làm chết người.  
Mỗi trường hợp vừa nêu đều khẳng định rằng, cần phải tìm cách củng cố, làm cho các hệ thống trở thành ngày càng bền vững hơn, điều đó cũng có nghĩa là không được xem xét các hệ thống một cách tách biệt. Những hệ thống này vừa liên kết vào những hệ thống lớn hơn, vừa được cấu tạo từ những tiểu hệ thống nhỏ hơn. Trong khi, lí tưởng nhất là rủi ro toàn cầu phải được đáp trả bằng những biện pháp toàn cầu; nhưng trên thực tế, những rủi ro này lại xuất hiện chủ yếu trên bình diện quốc gia và các nước phải tự giải quyết bằng nguồn lực của mình. Cho nên chúng ta cần phải đánh giá sự ổn định của quốc gia bằng cách đánh giá những tiểu hệ thống quan trọng trong từng quốc gia.
Hiện nay WEF đang tìm kiếm những chỉ số nhằm đánh giá các tiểu hệ thống của các quốc gia thông qua 5 thông số - sự dư thừa, sức mạnh, tháo vát trong việc tìm kiếm nguồn lực, phản ứng và phục hồi – bằng cách liên kết những số liệu tìm được bằng nhận thức với những số liệu thống kê được công bố. Những số liệu tìm được bằng nhận thức đầu tiên mà WEF thu thập được cho thấy tầm quan trọng của năng lực lãnh đạo, tính minh bạch, hiệu quả, và quan hệ hữu hảo giữa khu vực công và các cổ đông của khu vực tư.
Trong khi việc tìm kiếm những chỉ số đánh giá mới ở giai đoạn đầu, mục tiêu cuối cùng là tìm được phương tiện chẩn đoán với chức năng tương tự như một máy chụp cộng hưởng từ (MRI) để cho những người làm chính sách quốc gia sử dụng trong quá trình đánh giá mức độ ổn định của quốc gia trước những rủi ro toàn cầu. Bằng cách tìm ra những mặt yếu mà những phương pháp đánh giá rủi ro truyền thống có thể bỏ qua, chúng ta có thể xác định chính xác những cải cách cơ cấu, những thay đổi trong hành vi và những khoản đầu tư có tính chiến lược nhằm làm gia tăng độ ổn định cần thiết.
Kết quả không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho những nước muốn tham gia vào quá trình này. Nó còn gợi ý những cách tân mau chóng trong việc quản lí toàn cầu, những cách tân mà chúng ta đang cần hơn lúc nào hết nhằm duy trì sự toàn vẹn của những hệ thống quan trọng nhất của chúng ta.

Lee Howell là thành viên Ban quản trị Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) Lee Howell – Các hệ thống đang gặp rủi ro

Đã đăng trên vanhoanghean.com.vn


[1]Báo cáo rủi ro của WEF liệt kê 50 rủi ro sau đây: Những vụ sụp đổ tài chính diễn ra thường xuyên,  Khủng hoảng về cung cấp nước, Mất cân bằng tài chính mãn tính, Không thích ứng được với biến đổi khí hậu, Lan truyền vũ khí hủy diệt hàng loạt, Giá lương thực và năng lượng cực kì không ổn định, Tăng khí thải nhà kính, Khủng hoảng thiếu về lương thực, Chênh lệch quá đáng về thu nhập, Thất bại trong quản lí toàn cầu, Mất cân bằng mãn tính trên thị trường lao động, Gia tăng dân số không bền vững, Không giải quyết xung đột bằng con đường ngoại giao,  Không quản lí được quá trình lão hóa dân cư, Ô nhiễm đến mức không sửa chữa được, Khủng hoảng thanh khoản diễn ra thường xuyên, Chủ nghĩa cuồng tín tôn giáo gia tăng, Hiện tượng thời tiết bất thường diễn ra thường xuyên, Thất bại của những hệ thống có tính quan trọng sống còn, Dễ bị dịch bệnh,Tổn hại địa vật lí chưa từng có, Lạm phát hoặc giảm phát không kiểm soát được, Chủ nghĩa khủng bố, Vi khuẩn kháng thuốc, Các nước dễ bị tổn thương, Quản lí việc sử dụng đất và nước kém, Tấn công trên mạng, Các nền kinh tế mới nổi khó hạ cánh, Quốc hữu hóa nguồn lực một cách đơn phương, Tham nhũng lan tràn, Dễ bị tổn thương trong việc cung cấp khoáng sản, Hậu quả không dự đoán được của khoa học và công nghệ, Di dân thiếu kiểm soát, Quá trình đô thị hóa thiếu kiểm soát, Phong trào chống toàn cầu hóa, Hậu quả không dự đoán được của những biện pháp nhằm làm giảm nhẹ biến đổi khí hậu,  Khai thác các loài một cách quá mức, Tỉ lệ mắc bệnh mãn tính gia tăng, Ăn cắp/lừa đảo số liệu trên mạng, Thông tin sai lạc được truyền bá rộng rãi, Tội phạm có tổ chức gia tăng, Dễ bị tổn thương vì bão từ, Quân sự hóa vũ trụ, Hậu quả tiêu cực không nhìn thấy trước của quá trình lập pháp,  Thái độ coi thường hạ tầng cơ sở kéo dài, Chính sách ngăn chặn ma múy bất hợp pháp thiếu hiệu quả, Buôn lậu lan tràn, Hậu quả không dự đoán được của công nghệ nano, Chế độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thất bại, Gia tăng những mảnh vỡ trong vũ trụ.




- Bắt đầu lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) (LĐ). - Hôm nay 1-2: Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) (SGGP). - Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo luật Đất đai (sửa đổi) (TN). - Nên trưng mua đất theo giá thị trường (TN). – Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Phải đảm bảo dân chủ, công khai, khoa học (DV).


- Giáp Văn Dương phê bình Nguyễn Trung: Lũ xoáy ngã ba đuờng (TĐM). - LỊCH SỬ ĐANG LẶP LẠI (FB DĐKTVN). - Quốc doanh ở Việt Nam là ‘ung nhọt’ đục phá nền kinh tế (Người Việt). – ‘Nền kinh tế Việt Nam đang yếu đi một cách từ từ’ (ĐV). – Tiger tamed – The good times won’t return until the country’s stricken banks are dealt with (Economist).

- Minh Diện: TRAO ‘THƯỢNG PHƯƠNG BẢO KIẾM’ CHO AI ? (Bùi Văn Bồng).- Cần nhấn mạnh nguồn lực trí thức trong Hiến pháp (PLTP). – Một số nhận định sơ khởi về hiện tượng Kiến nghị 7 điểm về Hiến pháp (DĐCN).

- Hai Bộ trưởng nói gì về kết luận thanh tra tại Đà Nẵng? (Infonet).

- Năm 2013: Vinalines dự kiến lỗ 2.100 tỉ đồng (TT). – Viết tiếp vấn đề các tàu bị “xẻ thịt”: Giải pháp nào cho những “đống rác” trên biển? (LĐ).
- LẠM PHÁT – BÀI CA MUÔN THUỞ CỦA MỘT NỀN CHÍNH TRỊ CHẬM TIẾN (Hồ Hải). – Người dân bức xúc trước việc giá cả tăng nhanh (PLTP).
- Sắp tháo khoán, trạm thu phí thu tiền tươi không vé (Infonet).

- Lấy ý kiến dân về luật Đất đai sửa đổi (VNN). . - Lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) (DV). - Hoàn thiện dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) trước 10.5.2013 (LĐ).


- Năm 2012, Vinalines lỗ 2.439 tỉ đồng (TN).
- Đầu tư cao tốc Việt Nam cao nhất 28,2 triệu USD/km (VNN).
- Bá Tân: Tâm tình cùng Hà Tĩnh (Nguyễn Thông).

- Ban Nội chính và Ban Kinh tế TW chính thức hoạt động (CAND). – Bà nghị Bùi Thị An: “Tôi tin ông Nguyễn Bá Thanh sẽ vượt qua khó khăn để thành công” (GDVN). 

Ngày mai, Ban Nội chính T.Ư chính thức hoạt động
Những ngày qua, Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh và Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ đã có những buổi làm việc với các cơ quan, bộ phận có liên quan để chuẩn bị tiếp nhận bộ máy, con người…

Mua bán trẻ sơ sinh ra nước ngoài
- Lịch sử đang lặp lại (DĐKTVN)
-
Doanh nghiệp trong nước cũng có dấu hiệu chuyển giá Một số công ty, tập đoàn lớn trong nước có dấu hiệu chuyển giá sẽ được Cục Thuế TPHCM tập trung thanh tra trong 2013.’Nền kinh tế Việt Nam đang yếu đi một cách từ từ’.(ĐVO) - Lạm phát cao có thể trở lại vào năm 2013 ở mức 10% thay vì mục tiêu 6% Chính phủ đã đề ra.
Trung Quốc ngấm ngầm lừa người dùng WeChat Việt Nam về “bản đồ lưỡi bò” Chuyện về WeChat không chỉ dừng ở việc hai ca sĩ trẻ Bảo Anh, Bùi Anh Tuấn bị cộng đồng mạng phản ứng vì...
- “Vì sao Mác (đã) đúng”, phần 3: Minh oan cho Mác (Anh Vũ). – Lenin trong bạn và trong tôiNga: chuyển chữ ký ủng hộ đổi lại tên Volgograd thành Stalingrad cho tổng thống (Lenta/ Kichbu).
- Bắt thêm thượng sỹ Công an “giúp” Dương Chí Dũng bỏ trốn (VNN). - Bắt thiếu úy công an liên quan vụ Dương Chí Dũng bỏ trốn (TN).
- Thượng sĩ dâm ô trẻ em có “rối loạn trong ưa chuộng tình dục” (DV).
- Tránh bệnh thành tích khi tuyên truyền người tốt việc tốt (VNN).

- Liên chi hội nuôi trồng thuỷ sản nước lợ huyện Tiên Lãng (Hải Phòng): Xin bảo lãnh cho anh em ông Vươn tại ngoại trong dịp tết (LĐ).
- Người Việt bây giờ còn yêu nước như xưa? (KT).
- Vì sao người Việt mang tiền ra nước ngoài chữa bệnh? (Kiến thức). --- VKS Buôn Ma Thuột công khai xin lỗi người dân bị oan sai (ANTĐ). - Bắt giam oan 240 ngày, Viện Kiểm sát xin lỗi dân (NLĐ). - Bị giam oan, một giám đốc đòi bồi thường 18 tỉ đồng (TN). Bắt giam oan 240 ngày, Viện Kiểm sát xin lỗi dân(NLĐO) - Ông Đinh Quang Điền, người được xin lỗi đề nghị cơ quan chức năng bồi thường thiệt, tổn thất 18 tỉ đồng và công khai xin lỗi 3 số liền trên báo.
Giáo sư 'bị cắt xén' khi góp ý hiến pháp

Giáo sư vật lý Đàm Thanh Sơn thuộc Đại học Chicago, Hoa Kỳ, nói góp ý của ông về sửa Hiến pháp đã bị 'cắt xén' khi công bố.
- Vụ triệt hạ gỗ sưa: Lực lượng chức năng không ai bị xử lý hình sự (LĐ). – Phá rừng lớn ở Hà Tĩnh: Trưởng ban quản lý rừng lĩnh 8 năm tù giam (TT).
- Sonadezi chỉ mới chi 30% tổng số tiền phải trả cho dân (TT). - Chuyên gia lo thưởng tiền khó xóa nỗi ‘khát’ con trai (VNE). - Con gái và ưu tiên (ĐĐK).
- TP.HCM: hơn 3.000 lượt CSGT không nhận hối lộ (TT). - Sẽ công khai tên người vi phạm hối lộ CSGT (DT). - Hà Nội: Taxi hất công an lên nắp ca-pô, gây tai nạn khi bỏ chạy (DT).

- 10 năm tranh chấp một lối đi (TT).
- Trung Quốc: Top đầu thế giới về tham nhũng trong quân đội (Infonet). - Tin tặc Trung Quốc tấn công báo New York Times (NLĐ).
- Triều Tiên “thiết quân luật” để chuẩn bị thử hạt nhân? (DT). - Triều Tiên thử hạt nhân công phá như tại Hiroshima? (VNN). - Hàn Quốc sẽ mạnh tay trừng phạt láng giềng(VnMedia).
- San Suu Kyi: Ðường đến dinh tổng thống có bằng phẳng? (SK&ĐS).
- Châu Á quyết liệt cuộc đua không gian (SGTT).
.China’s workers to endure unhappy new year
(Financial Times)-The austerity drive of the Chinese leadership has led government departments to cancel or radically scale back new year festivities this year
China Cashes In

-
Quy mô ngân hàng ngầm chiếm quá nửa GDP Trung Quốc
Sự bành trướng của các ngân hàng ngầm đang đe dọa hệ thống tài chính Trung Quốc.-Các ngân hàng Trung Quốc "quá lớn để quản lý"
4 ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc hiện có quy mô quá lớn, và gây khó cho các nhà chức trách trong việc quản lý và ngăn ngừa rủi ro.
Các ngân hàng tổn thất bao nhiêu do lừa đảo?
Theo thống kê từ những vụ việc công bố công khai thì con số này ít nhất cũng hơn 12.000 tỷ đồng.
The Transparency Conspiracy Project Syndicate -One of the most troubling outcomes of the ongoing financial crisis has been a collapse of trust in democratic institutions and politicians. But those who insist that the solution consists in greater government transparency could end up making the problem worse.


Giới hạn của tiền
Có nên tồn tại một thị trường tinh trùng, đẻ thuê hay mua bán nội tạng.
Mặt trái của nới lỏng tiền tệ Mỹ
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể lỗ cả trăm tỷ USD do chương trình nới lỏng định lượng.
Không xét lại kết quả thanh tra Đà Nẵng
Fountain Valley không đón đoàn cộng sản?
Đề nghị cách chức giám đốc VQG Phong Nha - Kẻ Bàng Tiền Phong Online
TP - Ngày 29-1, Thiếu tướng Từ Hồng Sơn, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, liên quan việc 3 cây sưa cổ thụ bị chặt hạ tại Hung Trí, thuộc Vườn QG Phong Nha - Kẻ Bàng, công an tỉnh đã có kết luận và đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng ...
Đề nghị cách chức Giám đốc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ BàngThanh Tra

Lao vú vì áo ngực
- CUỘC CHIẾN TẠI ĐẤT NHÀ (TNM).- Vĩnh biệt nhạc sĩ Phạm Duy: Đi lạc vào những phía không đường về… (PNTĐ). - Nhạc sĩ Phạm Duy: Tâm nguyện cuối đời (TNTS).
- Trao bản quyền để “yêu và thương sâu hơn” (DV).

- GS Nguyễn Văn Tuấn: ’Sáng tạo’ khoa học Việt Nam tụt hạng (ĐV).- Đâu là nguyên nhân quá tải bệnh viện? (VTV).
- Vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ không phải bãi đỗ xe! (DT). - Đề nghị xóa bỏ tình trạng kinh doanh bãi xe dưới gầm cầu (PLXH).
- Đi tìm “chính mình” – Kỳ 3: Luật không theo kịp (TN).
- Công an Thái Nguyên công bố thông tin vụ đại gia bị sát hại trong khách sạn (PT). - Hành trình truy bắt cặp đôi giết đại gia chè (VNN).
- Người Việt “ngốn” 3 tỷ lít bia/năm: mừng hay lo? (KT).
- Cuối năm, thận trọng khi mua sắm tại những nơi đông người (PNTP). - Giả làm “con chiên” để trộm gần 1 tỉ đồng trong các nhà thờ (NLĐ). - Đâm 6 nhát, cướp xe Air Blade (VNN).
- Quà tết của ông Tây (TT).
- Chung cư không chồng (TP).
- Vào nơi mặt người mờ ảo giống như… tượng (ANTĐ).
- TP.HCM: Đề xuất nhiều giải pháp chống ngập (PNTP). – Báo cáo cuối kỳ dự án chống ngập nước khu vực TP.HCM: Sống chung với nước (SGTT). - TP HCM cần chiến lược quản lý rủi ro chống ngập tổng hợp (PT).
- Rối rắm chuyện… voi “yêu” (ANTG). - Báo hoa mai lại xuất hiện gần nhà dân (TN).

Tổng số lượt xem trang