Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Méo mặt vì vũ khí chứa linh kiện dỏm của Trung Quốc ; WeChat và Hao123 ’xâm chiếm’ thế nào?

(Quốc phòng) - Tập đoàn đóng tàu Thống nhất (USC) của Nga vừa mới khắc phục xong sự cố "linh kiện Trung Quốc dỏm”, vốn khiến cho việc giao hàng tàu sân bay Vikramaditya cho Ấn Độ bị đình trệ hồi năm ngoái.
Tàu sân bay Vikramaditya
Hồi năm 2005, Ấn Độ và Nga ký hợp đồng trí giá 947 triệu USD để đóng tàu sân bay Vikramaditya, tuy nhiên việc bàn giao con tàu này bị trì hoãn hai lần vào năm 2008 và 2012.

Tàu sân bay Vikramaditya lẽ ra phải được giao cho Ấn Độ vào ngày 4/12/2012, nhưng sau những lần chạy thử hồi tháng 9/2012, các kỹ sư Nga phát hiện gạch chịu lửa kém chất lượng của Trung Quốc trong hệ thống nồi hơi cách nhiệt khiến nó không thể hoạt động hết công suất, làm giảm tốc độ tối đa của tàu.

Vikramaditya, tên gọi cũ là Đô đốc Admiral Gorshkov, là một tàu sân bay lớp Project 1143.4 do Liên Xô chế tạo. Nó được bán cho Ấn Độ vào năm 2005 với giá 947 triệu bao gồm cả chi phí tân trang và thời điểm chuyển giao dự kiến ban đầu là tháng 8/2008.

Tuy nhiên, việc chuyển giao đã bị trì hoãn 4 năm do các tranh cãi liên quan tới chi phí nâng cấp. Kể từ đó, chi phí tân trang con tàu đã tăng lên 2,3 tỷ USD.

Trước Ấn Độ, cường quốc Mỹ cũng đã nếm phải 'quả đắng' vì vớ phải sản phẩm dỏm, kém chất lượng của Trung Quốc.

Hồi tháng 5/2012, một báo cáo của Thượng viện Mỹ gây choáng váng khi cho biết ước tính hơn 1 triệu linh kiện điện tử giả của Trung Quốc đang được sử dụng trong các máy bay quân sự Mỹ. Trong một năm, Ủy ban Vũ trang Thượng viện Mỹ phát hiện khoảng 1.800 trường hợp sử dụng linh kiện giả trên đủ loại máy bay từ máy bay vận tải lớn nhất của Không quân Mỹ, trực thăng và máy bay do thám của Hải quân.

Linh kiện giả xuất hiện trong bộ lọc gây nhiễu điện từ được dùng trong các chiến dịch ban đêm và dùng để điều khiển tên lửa Hellfire trang bị cho trực thăng SH-60B của Hải quân Mỹ. Tương tự, link kiện giả cũng “lẫn” vào các vi mạch bộ nhớ trong hệ thống hiển thị của máy bay vận tải quân sự C-17 Globemaster III và C-130J; các module phát hiện băng trong máy bay hải quân P-8A Poseidon, một phiên bản cải tiến từ Boeing 737 với khả năng tiêu diệt tàu ngầm và các mục tiêu trên mặt biển.

Báo cáo dài 112 trang khẳng định “phần lớn linh kiện giả có nguồn gốc từ Trung Quốc, đe dọa an ninh quốc gia, an toàn của binh lính cũng như ảnh hưởng đến việc làm tại Mỹ”. Chủ tịch ủy ban Carl Levin nhấn mạnh: “Đây là thất bại của Trung Quốc trong việc kiểm soát thị trường linh kiện giả đang hoạt động rầm rộ - một thất bại mà Trung Quốc nên chấn chỉnh”.

"Một linh kiện điện tử đơn lẻ bị hỏng có thể khiến một binh sĩ, một thủy thủ, một phi công hay một lính thủy đánh bộ bị tổn thương. Thật không may, các linh kiện điện tử giả tràn ngập khiến rất khó ngăn chặn những thiệt hại trên” – báo cáo viết.

Báo cáo chấn động trên khiến Ấn Độ - một trong những khách hàng vũ khí 'ruột' của Mỹ phải vội tuyên bố sẽ điều tra toàn diện những vũ khí mua của Mỹ do lo ngại chưa linh kiện giả có nguồn gốc Trung Quốc.

Ấn Độ lo ngại Trung Quốc có thể thiết lập 'cửa sau' cho những linh kiện này để kiểm soát vũ khí Ấn Độ khi cần.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony cho biết, hiện nay vũ khí của nước này mua của Mỹ bao gồm tàu vận tải đổ bộ INS Jalashwa, máy bay trực thăng UH-3H, tên lửa chống hạm Harpoon, kính tiềm vọng hiện đại, máy bay vận tải C-130...
Diệu Linh (Tổng hợp)
-Méo mặt vì vũ khí chứa linh kiện dỏm của Trung Quốc

-WeChat và Hao123 ’xâm chiếm’ thế nào?

(Đời sống) - Đánh trúng nhu cầu người dùng và khéo léo marketing… nên dù liên tục bị cộng đồng mạng kêu gọi "tẩy chay", nhưng WeChat vẫn có được 1 triệu người dùng trên di động còn Hao123 có đến 2 triệu lượt ghé thăm/ngày sau vài tháng gia nhập thị trường.
Tháng 6/2012, mạng xã hội Trà đá quán Baidu để bắt đầu chạy thử nghiệm ở Việt Nam với tên miền “.vn”. Tuy nhiên, sản phẩm này của Baidu đã liên tục bị "ném đá" trên truyền thông và mạng xã hội.
Vì vậy, khi ra mắt ngày 16/7, mạng xã hội của công ty Internet hàng đầu Trung Quốc đã phải mang tên “Baidu Tieba” phiên bản tiếng Việt thay vì "Baidu Trà đá quán" như lần quảng cáo trước đó. Và mạng xã hội này sử dụng tên miền quốc tế vn.tieba.com thay vì tên miền .vn hay .com.vn.
Bên cạnh đó, Baidu còn cung cấp dịch vụ hỏi đáp thông tin trực tuyến tại zhidao.baidu.com.vn/ và mạng tìm kiếm, các dịch vụ tiện ích trực tuyến tại vn.hao123.com.
Sản phẩm tốt, số lượng thành viên nữ đông, chi nhiều tiền cho truyền thông... là những nguyên nhân khiến WeChat đã có đến 1 triệu thành viên sau 2 -3 tháng vào Việt Nam. Ảnh:Internet..
Sản phẩm tốt, số lượng thành viên nữ đông, chi nhiều tiền cho truyền thông... là những nguyên nhân khiến WeChat đã có đến 1 triệu thành viên sau 2 -3 tháng vào Việt Nam. Ảnh:Internet..
Một "đại gia" khác của Trung Quốc là Tencent cũng không giấu tham vọng mở rộng thị trường trên toàn cầu và Việt Nam không phải là ngoại lệ.
Tháng 4/2012, WeChat - ứng dụng chat, nhắn tin miễn phí qua Internet của Tencent chính thức "đổ bộ" vào Việt Nam và quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Việc đổ bộ của các công ty về dịch vụ Internet của Trung Quốc cũng thu hút được sự quan tâm của giới truyền thông Việt Nam. Đây cũng là 1 trong số 20 sự kiện ICT tiêu biểu 2012 được Câu lạc bộ nhà báo CNTT Việt Nam lựa chọn.
Lời bình cho sự kiện này được Câu lạc bộ Nhà Báo CNTT Việt Nam đưa ra mang tính cảnh báo cao: "Năm 2012, trên thị trường Internet Việt Nam, bên cạnh những cái tên quen thuộc như FPT, VNG và VC Corp... đã có thêm sự xuất hiện ồ ạt của các doanh nghiệp Trung Quốc như Baidu, Tencent. Việc tham gia thị trường của các công ty Trung Quốc cũng dấy lên mối lo ngại liệu đây có phải là các phần mềm này có khả năng theo dõi và lấy cắp dữ liệu của người dùng hay không. Nhiều người sử dụng máy tính Việt Nam còn gặp phải tình trạng rất khó chịu khi phần mềm tìm kiếm Trung Quốc Hao123 tự tìm đường cài vào máy tính của mình và gặp rất nhiều khó khăn trong việc gỡ bỏ".
Trong bức thư của ông Lê Hồng Minh, Tổng Giám đốc VNG chia sẻ trên blog cá nhân gửi các nhân viên của mình, ông Minh cho biết, WeChat đã có sự tăng trưởng nhanh chóng trong suốt 2-3 tháng và đạt gần 1 triệu người dùng sử dụng với 2 phiên bản trên hệ điều hành iOS và Android.
Còn Hao123 đã có sự tăng trưởng đột phá từ khoảng 70.000 lượt ghé thăm/ngày vào tháng 4/2012 lên đến 2 triệu lượt ghé thăm/ngày (tháng 8/2012).
Theo ông Minh, số lượng thành viên của WeChat là một con số vô cùng lớn với lĩnh vực di động và sự tăng trưởng của Hao123 là "không hiểu nổi", "VNG vô cùng sốc và mọi suy nghĩ trước đây như sản phẩm không quan trọng, không có người dùng ở Việt Nam đều phải dẹp bỏ".
Đặc biệt, tháng 12/2012, hãng tin Guardian (Anh) đã lên tiếng cảnh báo chức năng bảo mật trong ứng dụng nhắn tin di động WeChat của Tencent có thể theo dõi vị trí, nội dung riêng tư của hơn 200 triệu người dùng theo thời gian thực hay một số báo chí của Trung Quốc cũng lên tiếng cảnh báo về nguy cơ mất an toàn của WeChat, khi người dùng để lộ thông tin cá nhân với tội phạm.
Theo anh Nguyễn Duy Hiến, đại diện AppstoreVN, một số sản phẩm như WeChat dù bị nhiều người phản đối nhưng do Tencent đổ rất nhiều tiền vào truyền thông và phủ kín các kênh tiếp cận người dùng nên vẫn đạt được lượng người dùng đáng kể.
"Đường lưỡi bò" phi pháp trong ứng dụng bản đồ của WeChat phiên bản Trung Quốc.
Một lượng lớn người dùng thực ra không quan tâm đến xuất xứ WeChat và không biết nó bị tẩy chay thế nào, họ cài Wechat vì thấy thông điệp truyền thông của nó phù hợp với nhu cầu của họ. “Cách truyền thông này thường gặp nhiều ở các tập đoàn ngành hàng tiêu dùng nhưng ít gặp ở các công ty Internet do chi phí quá cao”, anh Hiến nhấn mạnh.
Theo như quan sát của ICTnews, số lượng người dùng WeChat là nữ chiếm tỷ lệ rất cao và đó cũng là lý do để lôi kéo những thành viên nam khác khi sử dụng tính năng “Look Aroud” giúp tìm kiếm những thành viên khác ở xung quanh vị trí của mình trên WeChat.
Một chuyên gia trong lĩnh vực Internet cho rằng, sự thành công của Hao123 và WeChat là do đáp ứng được nhu cầu của người dùng và thị trường còn trống, không có đối thủ cạnh tranh đủ mạnh để cung cấp dịch vụ.
Ví dụ như Hao123, sản phẩm này đã phục vụ được nhu cầu của một số người muốn truy cập một website tổng hợp được những thông tin từ những trang web hàng đầu trong các lĩnh vực như âm nhạc, mua sắm, phim, điện thoại… - điều mà Zing home (VNG) hay Yahoo trước kia không đáp ứng được.
Wechat Trung Quốc có
Wechat Trung Quốc có "đường lưỡi bò"
Còn WeChat, với tính năng đơn giản và tập trung nên đáp ứng được phần lớn nhu cầu và rất ít người sử dụng Việt Nam đưa ra lời phàn nàn sau khi dùng.
Ngoài ra, do Tencent tung ra chiến lược “xâm chiếm” các nước trong khu vực Đông Nam Á rất bài bản, rõ ràng nên đã đầu tư chi phí quảng cáo lớn trên tất cả các kênh truyền thông, mạng xã hội - các ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí trên Internet xuất hiện trước như Whatsapp, Viber đều không thực hiện được việc này.



Twitter bị tin tặc tấn công
Mật mã và những thông tin của khoảng 250.000 người sử dụng Twitter bị đánh cắp.

Đại công ty truyền thông xã hội Twitter cho biết hệ thống máy tính của họ bị xâm nhập trong tuần này trong một vụ tin tặc tinh vi, làm cho mật mã và những thông tin khác của khoảng 250.000 người sử dụng bị đánh cắp.

Trong bài blog đăng hôm thứ sáu, Twitter cho biết đầu tuần này họ phát giác những mưu toan xâm nhập kho dữ liệu của người sử dụng và đã đẩy lui vụ tấn công không lâu sau đó. Twitter nói rằng họ đã định lại mật mã và đang thông báo cho những người sử dụng bị ảnh hưởng.

Không giống như New York Times và Wall Street Journal, là hai nhật báo cho biết họ bị tin tặc Trung Quốc tấn công trong tuần này, Twitter không cung cấp thông tin nào về xuất xứ của những người tấn công họ.

Twitter cho biết họ đang làm việc với chính phủ vàv các giới chức chấp hành pháp luật liên bang để tìm ra những kẻ tấn công.


Tin tặc tấn công Twitter : 250.000 tài khoản bị đánh cắp dữ liệu
Tại Hoa Kỳ, sau các tờ báo lớn, đến phiên một mạng xã hội quan trọng bị tin tặc tấn công. Vào hôm qua, 01/02/2013, quan chức phụ trách bảo mật thông tin cho mạng xã hội Twitter đã xác nhận rằng mạng thông tin có hàng trăm triệu người sử dụng trên thế giới này vừa phải chịu một cuộc tấn công "tinh vi".

Lầu Năm Góc tăng quân số chống tin tặc
Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ tăng gấp năm lần lực lượng

Tin tặc Trung Quốc, cơn ác mộng đối với các công ty Mỹ

Tin tặc tấn công trang web của Thủ tướng Iraq
Mối đe dọa của hacker ở Trung Quốc ngày càng tăng
Mỹ nghiên cứu biện pháp chống lại các vụ tấn công mạng của Trung Quốc
Tin tặc Trung Quốc tấn công trang web của tờ New York Times
Binh lính Trung Quốc ’hành xác’ trong băng tuyết

-
Lắp đặt bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa tại 15 điểmTàu chiến TQ xuống biển Đông, Philippines đón tàu hạt nhân Mỹ
-- Hillary Clinton: Trung Quốc đã tạo ra “mối lo lắng thực sự” (PN Today).- Đài Loan lắp hệ thống viễn thông phi pháp tại Ba Bình (PT). - Đài Loan triển khai radar cảnh báo sớm đề phòng Trung Quốc (DT). - Đài Loan điều hệ thống rađa đánh chặn tên lửa Trung Quốc(Infonet).
- Thủ lĩnh đối lập Đài Loan tới Nhật dù có căng thẳng (TTXVN). - Lãnh đạo Trung, Nhật thi nhau thị sát quân đội (VNN).- Kim Jong-un có diễn văn lịch sử tại Quân ủy trung ương (VNE). - Triều Tiên đe dọa khởi động cuộc chiến thống nhất (TTXVN). - Triều Tiên thử hạt nhân đúng dịp Tết? (VNN). - Nhiều dấu hiệu bất thường ở khu thử hạt nhân của Triều Tiên (DT).
-Sẵn sàng cho Hillary tranh cử tổng thống 2016.(ĐVO)-Ngày 1 tháng 2, bà Hillary Clinton sẽ từ nhiệm chức Ngoại trưởng Mỹ sau khi ông John Kerry chính thức được thượng viện chuẩn y.

Tổng số lượt xem trang