-Diễn biến bất thường của lạm phát 2012, đặc biệt khi CPI tháng 9 tăng vọt 2,2% khiến nhiều chuyên gia nhận định có sự phân tâm trong điều hành kinh tế.
TS. Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thốt lên: “Phải chăng vì Chính phủ thiếu thông tin”, khi bao trùm nền kinh tế cả năm 2012 là sự tối màu, nhưng hết lần này đến lần khác, Chính phủ nhận định ngày một tích cực, GDP quý sau cao hơn quý trước.
Bởi theo ông Ngân, tăng trưởng quý sau hơn quý trước đã là thông lệ, không phải là dấu hiệu chuyển biến của nền kinh tế. Lạm phát giảm, cũng không phải do kiềm chế thành công mà là lực cầu bị suy kiệt...
Tất nhiên, không thể phủ nhận những nỗ lực của Chính phủ trong điều hành nền kinh tế năm 2012. Nhưng thực tế, năm 2012, có lẽ cũng là một năm điển hình của sự phân tâm trong điều hành chính sách và chắc chắn có không ít người cũng phải đặt vấn đề “Phải chăng vì Chính phủ thiếu thông tin”, như TS. Trần Hoàng Ngân.
Dấu ấn lơi lỏng tháng 9“Nếu không phải vì phân tâm trong điều hành, thì lạm phát tháng 9 không thể nào cao vọt lên như vậy”, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm nhận định.
Quả thật, đến tận bây giờ, có nhiều chuyên gia kinh tế vẫn còn cảm thấy “bàng hoàng” vì sao Chính phủ lại có thể để diễn biến lạm phát bất thường đến vậy. Nhìn vào mức tăng lạm phát của 12 tháng trong năm 2012, thấy rất rõ về sự phân tâm này.
Liên tục từ tháng 1 đến tháng 7, lạm phát ở các mức tăng lần lượt là 1%, 1,37%, 0,16%, 0,05%, 0,18%, âm 0,26% và âm 0,29%. Đến tháng 8, tăng nhẹ trở lại ở mức 0,63%. Sang đến tháng 9, lạm phát đột ngột tăng dựng đứng, tới mức tăng lên tới 2,2% so với tháng 8.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Những yếu tố khiến CPI tháng 9 tăng mạnh, là giá dịch vụ y tế và giá nhóm giáo dục, cùng rủ nhau tăng. Đáng chú ý là mặc dù vẫn luôn nắm chắc được thời điểm tháng 9 vào mùa khai trường, nên nhóm giáo dục năm nào cũng tăng ở tháng này, nhưng giá dịch vụ y tế lại chọn chính thời điểm này để quyết đồng loạt điều chỉnh lên, đã thế, còn lên ở mức điều chỉnh rất cao.
Trong tháng 9/2012, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng mạnh nhất, tới 17,02% so với tháng trước do điều chỉnh viện phí theo “giá thị trường”. Giá dịch vụ y tế đã tăng rất cao ở một số địa phương như Hà Tĩnh (306%), Lào Cai (248%), Hải Dương (240%)...
Tuy nhiên, những nhận định từ Chính phủ lúc ấy vẫn đầy bình thản, khi cho đó chỉ là yếu tố thời vụ và có tăng thế vẫn chỉ là mức tăng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng giá tiêu dùng của các năm trước...
Đến tận phiên họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 10, Chính phủ mới thừa nhận có lỗi từ điều hành, nên mới để lạm phát tăng lên như vậy và cam kết lạm phát 3 tháng cuối năm sẽ được đưa vào “trật tự”.
Thực tế thì trong quá khứ, không phải Chính phủ chưa từng đề cập đến việc lạm phát lên cao do nguyên nhân từ phía điều hành. Như đánh giá về tình hình lạm phát của năm 2007, trong kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XII diễn ra vào tháng 6/2008, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc nhận định: “Chúng ta buông lỏng và sơ hở trong việc theo dõi diễn biến của lạm phát, điều hành không ra sao, phối hợp không nhịp nhàng”.
Phân tích về sự sơ hở, buông lỏng này, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc khi đó nói: “CPI của 7 tháng đầu năm 2007 ở mức 6,19%. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước, phối hợp với nhau để làm ráo riết vấn đề chống lạm phát ngay từ tháng 8/2007.
Nhờ vậy tháng 8, tháng 9 CPI đã giảm còn 1,1% trong hai tháng, bình quân một tháng chỉ còn 0,5%, một sự điều hành rất ấn tượng. Nhưng sau đó, chúng ta sơ xuất khi không tiếp tục phối hợp giữa các bộ, các ngành nữa nên CPI lại bị vọt lên”.
Tuy nhiên, “sơ hở, buông lỏng” đến mức như năm 2012, thì có lẽ đây là lần đầu tiên. Vì vậy, chắc chắn lạm phát tháng 9 đã để lại một dấu ấn khó quên đối với người dân về điều hành nền kinh tế của Chính phủ trong năm 2012.
Khó hiểu vì sự “toàn diện”Vào những thời điểm nền kinh tế ảm đảm nhất như hồi tháng 6, 7/2012 thông tin tại các cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ lại nhấn mạnh đến việc đạt được những “kết quả khá toàn diện”.
Như tại phiên họp báo Chính phủ hồi đầu tháng 7, Chính phủ đánh giá: “Nhìn chung, kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm 2012 đạt được kết quả khá toàn diện, đúng hướng, đúng mục tiêu đề ra trên tất cả các mặt như kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế, bảo đảm phúc lợi, an sinh xã hội...”. Đến phiên họp báo đầu cuối tháng 7, cũng là “Chính phủ thống nhất đánh giá kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến đúng hướng, đạt được kết quả tích cực, khá toàn diện”...
Trong khi, như thời kỳ tháng 6, cũng là thời điểm Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội diễn ra, với hàng loạt ý kiến đại biểu Quốc hội lo lắng về tình hình đuối sức của cả nền kinh tế khi phải chứng kiến “dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm” - như cách gọi của TS. Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM, chẳng hạn như lạm phát tiếp tục đà giảm và giảm thấp, người dân ra sức thắt lưng buộc bụng, hàng tồn kho chất cao như núi...
Tuy nhiên, cách nhìn của Chính phủ với “dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm” này lại là: “Đây là cơ sở để điều hành lạm phát mục tiêu năm nay ở mức 7-8% và tạo dư địa cho việc thực hiện chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ nhằm giảm chi phí lãi vay vốn trong những tháng còn lại của năm”.
Tương tự, với tăng trưởng kinh tế, theo Chính phủ “cả nước có tín hiệu khả quan” và “dấu hiệu phục hồi sản xuất công nghiệp ngày càng rõ nét...”. Ủy ban Kinh tế, khi thẩm tra báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ, cũng bày tỏ sự khó hiểu vì không biết động cơ cho tăng trưởng kinh tế chuyển biến tích cực như đánh giá của Chính phủ, nằm ở đâu.
Phó Chủ tịch Quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân trong một phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế hồi tháng 5 thậm chí đã phải nói rằng: “Tình hình khó khăn lắm, không như cái báo cáo bằng giấy của Chính phủ mà chúng ta đang cầm trên tay đâu!”.
Năm 2012 cũng còn là một năm Chính phủ tỏ ra khá “chật vật” trong việc phải thừa nhận thực tế nền kinh tế suy giảm. Còn nhớ, trong một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sốt ruột vì Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư loanh quanh không muốn nhắc trực diện đến từ “suy giảm”, Chủ tịch Quốc hội hỏi: “Tóm lại nền kinh tế có suy giảm hay không”, nhưng Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư vẫn kiên định cùng câu trả lời “chỉ là có dấu hiệu”. Tuy nhiên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: “Suy giảm đã rất rõ rồi!”.
- Nhìn lại điều hành kinh tế 2012 (VnEco). -Nhìn lại điều hành kinh tế 2012
Cơ hội nói thật và làm thật (TP 13-2-13) -- P/v TS Trần Đình Thiên
Năm 2013, đại gia thích 'oai' sẽ không lối thoát (VTC 13-2-13) -- Ý kiến TS Đặng Hùng Võ
-Ông Vũ Khoan và 3 điều tiếc nuối khi đương chức (ĐV 13-2-13)-‘Việt Nam cần lột xác trong năm con rắn Quý Tỵ’ (VOA 11-213) -- P/v TS Lê Đăng Doanh ◄
Nghề khấn thuê (PetroTimes 12-2-13)
Ngành ngân hàng: Từ điềm báo tới sự thực (VnMedia 12-2-13)
“Góc khuất” của nợ xấu ngân hàng (VnE 12-2-13) -- Ông Vũ Viết Ngoạn- Thăm chợ Sài Gòn ở Campuchia (NĐT 13-2-13)
Hành trình về Việt Nam "lòng vòng" của iPhone cũ (NLĐ 13-2-13) - Iceland II (Giang Lê).- Động lực mới cho sự thay đổi của nền kinh tế (VnEco).
- Mơ GDP đầu người Việt Nam 3.000 USD vào năm 2020? (DT).
- Ngân hàng: làm gì lúc đầu xuân khi những sự bất ổn gia tăng… (Sống mới). - ‘Lợi nhuận ngân hàng 2013 chưa thể khả quan’ (VNE). - Lý do các “ông lớn” ngân hàng “ngã ngựa”? (KT).
- Hồi phục TTCK sẽ tháo gỡ khó khăn trong xử lý nợ xấu (GDVN). - Nhà đầu tư chuyển sang chứng khoán, giá vàng tiếp tục giảm mạnh (CafeF).
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Sẽ có nhà giá 3–5 triệu đồng (ND&CL). - Ông trùm nhà giá rẻ: ‘Cứu bất động sản biết bao tiền cho đủ?’ (VNE). - Năm 2013, đại gia thích ‘oai’ sẽ không lối thoát (VTC).
- Xuất khẩu lao động 2013: Cơ hội mới, thách thức lớn (TTXVN).
- Cách nào để xuất khẩu năm nay “kiếm“ 126 tỷ USD? (PLVN).
- Xu thế đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt (VnEco). - Những ông chủ doanh nghiệp “khủng” cầm tinh con rắn (P3) (DT).
- Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên, Đặng Lê Nguyên Vũ: Bình thản trong tâm bão (TN). - Vươn ra toàn cầu. - Dẫn đoàn đi buôn.
- Sôi nổi thi đua sản xuất đầu năm: Công nhân vào ca, nông dân ra đồng (SGGP). Đọc cái tựa này thấy như có từ những năm 60′ thế kỷ trước.
- Tuấn Ngọc Trai – Người đưa ngọc Việt ra thế giới (Alan Phan). - Lãnh đạo Viettel chia sẻ kinh nghiệm thắng thầu ở xứ người (GDVN).
- Siêu thị khuyến mãi đầu năm, chợ tăng giá (Sống mới).
- Việt Nam là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Lào (DT).- - Phỏng vấn cựu PHÓ CHỦ NHIỆM ỦY BAN TÀI CHÍNH – NGÂN SÁCH ĐẶNG VĂN THANH: Cuộc “vượt dốc” của nền kinh tế trong năm 2013 có nhiều triển vọng thắng lợi (ĐBND).
- Bước ngoặt trong đầu tư công (VnEco).
- Thu hút FDI: Bước chuyển chiến lược (ĐT).
- Qũy tín dụng được chuyển đổi thành Ngân hàng hợp tác xã (VOV).
- Điểm mặt các thương hiệu vàng miếng đã biến mất (Vietstock). – Thị trường châu Á nghỉ Tết, giá vàng lao dốc (VOV).
- Vì sao quan tâm thị trường chứng khoán (VF). – Năm 2013 thị trường sẽ có nhiều “con sóng” để CTCK tăng doanh thu (CafeF).
- Bộ trưởng Xây dựng: Sẽ có nhà giá 3–5 triệu đồng/m2 (VTC). – Bất động sản một năm… đông cứng (VnEco). – Hỗ trợ bất động sản không “quên” kiềm chế lạm phát (VOV).
- Chợ tết mang tính lãng mạn của đời sống văn hóa Việt Nam (TN).
- Việt Nam là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Lào (TTXVN).
- Nhật: doanh thu ngày Tết giảm vì vắng khách Trung Quốc (TBKTSG).
- Chủ tịch UBCK: Xử lý nợ xấu ngân hàng và tồn kho BĐS không thể thiếu TTCK (CafeF). – CTCK không dám tuyên bố phá sản có thể là do… sĩ diện (CafeF).
- Kịch bản nào cho giá nhà đất năm 2013? (VTC).
- Khu Kinh tế Vũng Áng: Điểm đến của các nhà đầu tư (ĐT). – Công ty Thuỷ điện Ialy: Xác lập kỷ lục mới(TP).
- Rộn ràng khí thế ra quân sản xuất đầu năm (VOV).
- Miền Trung: Ngư dân đồng loạt đóng tàu lớn ra khơi (VTV). – Ngư dân phấn khởi với thành quả đánh bắt cá đầu năm (DT).
- Liên kết bao tiêu sản phẩm cho cây chè ở Nghệ An (Tin tức).
- Thực phẩm sau Tết : không khan hàng (VOV).
- “Đại gia“ kiếm bạc tỷ, tiêu… tiền cắc (PLVN). – Năm Quý Tỵ là cơ hội làm giàu cho người tuổi Mão (VNE). – EU và Mỹ sẽ tiến hành đàm phán tự do thương mại (VOV).- Mỹ và EU đàm phán thỏa thuận mậu dịch (BBC).- “Năm 2013, kinh tế sẽ phục hồi tốt hơn” (ĐTCK). – Giải quyết ‘điểm nghẽn’ (ĐTCK/NDHMoney).
Pháp xác nhận có ‘treo đầu bò bán thịt ngựa’ Nguoi Viet Online
Pháp hôm Thứ Ba trở thành quốc gia Âu Châu thứ nhì, sau Anh Quốc, xác nhận có sự kiện thịt đông lạnh đem bán cho dân chúng, thay vì thịt bò lại hóa ra thịt ngựa.
China’s Path to Urbanization theDiplomat.com - Ngân hàng Úc bán phần hùn Securency (BBC).