Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

Nhược Điểm Kinh Tế Của Việt Nam

-Nhược Điểm Kinh Tế Của Việt Nam Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA Ngày 130214 
"Diễn Đàn Kinh Tế"

Lãnh đạo ngần ngại cải cách và không chịu trưởng thành


* RFA photo - Một khu chợ vỉa hè ở Hà Nội *
Sau một cái Tết khá ảm đạm, dân Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế trong năm con rắn. Nhưng đâu là vấn đề, đâu là giải pháp và ai có trách nhiệm giải quyết? 

 

Thực trạng

Vũ Hoàng: Xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa trong chương trình phát thanh đầu tiên của mục Diễn đàn Kinh tế vào năm Quý Tỵ. Thưa ông, dù nhiều người còn nghỉ Tết tại Việt Nam, sinh hoạt lễ lạt năm nay có vẻ kém khởi sắc và mối lo về kinh tế sẽ lại sớm trở về ám ảnh mọi người. Trong chương trình đầu tiên của năm con rắn, xin đề nghị ông phân tích các vấn đề gì ông đánh giá là quan trọng nhất cho nền kinh tế của Việt Nam.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết, tôi xin được kính chào quý thính giả gần xa của chúng ta, nhất là ở tại Việt Nam.
Về câu hỏi của ông, tôi xin nhắc tới một cuộc khảo sát của Ngân hàng Thế giới với sự tham gia của giới hữu trách tại Việt Nam, được thực hiện năm ngoái nhưng vẫn có giá trị khá biểu hiện về tâm tư của người dân ở trong nước. Kết quả khảo sát đã được Ngân hàng Thế giới phổ biến năm ngoái và nhắc lại trong báo cáo cuối năm 2012 về kinh tế Việt Nam.

- Số là khi được hỏi về ba loại vấn đề họ cho là đáng lo nhất của Việt Nam, những người được thăm dò ý kiến nêu ra nhận định đáng chú ý. Trong 10 vấn đề được xem là đáng quan tâm nhất, chỉ có ba vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế. Đó là, đứng hạng nhất, vật giá gia tăng, với 44% cho là đáng lo nhất. Hai vấn đề kinh tế kia đứng chín và hạng 10 ở cuối bảng, đó là lợi tức và việc làm. Bảy vấn đề còn lại được nhiều người cho là đáng lo nhất đều ở ngoài lĩnh vực thuần túy kinh tế, mà thuộc trách nhiệm của nhà nước. Theo thứ tự từ cao đến thấp là 1) tai nạn giao thông, 2) vệ sinh thực phẩm, 3) tội ác xã hội, 4) tham nhũng, 5) ô nhiễm môi sinh, 6) phẩm chất của dịch vụ y tế, và 7) phẩm chất của giáo dục. Tôi xin được nêu vài nhận xét về cuộc khảo sát này.

Vũ Hoàng: Chúng tôi cũng hơi ngạc nhiên về cuộc khảo sát ấy, ông nhận xét thấy như thế nào?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Người lạc quan chỉ nhìn thấy ly nước đã đầy một nửa mà không nói đến cái phần nửa vơi, thì cho là trong năm 2011 và đầu năm 2012, tình hình kinh tế đã có cải thiện nên người dân chỉ chú ý đến ba loại vấn đề thuộc kinh tế, còn lại là bảy vấn đề thuộc về xã hội! Riêng về chuyện đáng lo nhất của họ là vật giá gia tăng thì ta nhớ lạm phát đã hoành hành mạnh và lên tới đỉnh cao là 23% vào giữa năm 2011 nên đầu năm 2012 mới là vấn đề đáng ngại, chứ ngày nay thì người ta có thể còn lạc quan hơn thế dù sự thật sẽ không hẳn tốt đẹp như vậy!

- Và bước sang bảy loại vấn đề xã hội mà nhiều người cho là đáng ngại nhất như tôi vừa nhắc lại ở trên, ta thấy trật tự và an toàn xã hội là những mối bận tâm thiết thực trước mắt. Điều này có thể hiểu được. Nhưng đáng chú ý hơn thế là loại vấn đề cơ bản mà lâu dài, như ô nhiễm môi sinh hay giáo dục bất cập thì lại có mức quan tâm thấp hơn. Và then chốt hơn vậy, an ninh quốc gia và an toàn lãnh thổ của Việt Nam lại không được nhắc đến. Vì sao lại như vậy?

- Tôi lại nhớ đến cuộc khảo sát của một cơ quan Pháp vào năm kia, khi cho thấy người Việt Nam thuộc loại lạc quan nhất thế giới! Ta có thể nêu câu hỏi về cách thức tiến hành khảo sát và giá trị biểu trưng của dân số mẫu, hoặc về hiện tượng tâm lý khá phổ biến của xã hội loài người, là chối từ thực tế khi thực tế ấy đã thay đổi, một hiện tượng xuất phát đầu tiên từ lãnh đạo rồi mới thấm xuống người dân. Bây giờ chúng ta mới trở lại đề tài của mình, là các vấn đề kinh tế của Việt Nam. Tôi xin được phép nói về chuyện gần rồi mới đến chuyện sâu xa trong cốt tủy.

 

Viễn ảnh 


Hang-tet_banh-keo-250.jpg

Bánh đậu xanh bán vào dịp tết tại một siêu thị ở Hà Nội. RFA photo     


Vũ Hoàng: Nói về chuyện gần và viễn ảnh kinh tế của năm con rắn, ông thấy ra những gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Việt Nam lệ thuộc vào thị trường quốc tế, và nếu xét theo hai tiêu chuẩn quan trọng là tỷ trọng của ngoại thương trong tổng sản lượng kinh tế và khối tiền tệ lưu hành so với tỷ số dự trữ ngân hàng, Việt Nam bị lệ thuộc nặng nhất khu vực Á châu Thái bình dương. Vậy mà năm nay thị trường quốc tế chưa khởi sắc sau năm năm èo uột và dù các nước đang phát triển tại Đông Á có hy vọng tăng trưởng khá nhất, tình hình chung của kinh tế toàn cầu vẫn chưa sáng sủa nên viễn ảnh kinh tế của Việt Nam vẫn là tăng trưởng thấp.

- Xét vào chi tiết, năm qua, đà tăng trưởng sa sút có dấu hiệu đáng ngại nhất là trong khu vực chế biến vì không chỉ tăng trưởng chậm hơn mà còn thụt lùi. Và suy thoái nặng nhất là từ doanh nghiệp nhà nước. Nhưng hậu quả trầm trọng hơn thế là có tới 10 vạn doanh nghiệp tư nhân đã phá sản hoặc ngưng hoạt động, không trả thuế. Nghĩa là thất nghiệp sẽ là vấn đề. Vậy mà cuộc khảo sát mà ta vừa nói đến lại cho thấy chỉ có 15% những người được thăm dò ý kiến cho là đáng quan tâm, tức là vấn đề ít được chú ý nhất. Phải chăng, đấy là hiện tượng chối bỏ thực tế?

Vũ Hoàng: Ông chú ý đến hoàn cảnh bi quan của khu vực chế biến mà ta cũng biết là về cơ bản, Việt Nam đi vào công nghiệp hóa qua việc làm gia công để xuất khẩu ra ngoài. Nếu khu vực chế biến ấy lại sa sút thì hiển nhiên là ngoài nguy cơ thất nghiệp, ta còn thấy ra đà sút kém về ngành ráp chế cho xuất khẩu. Có phải như vậy không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa:
 - Thưa đáng ngẫm hơn thế là năm qua, Việt Nam lại đạt mức xuất khẩu cao bất ngờ mà không chỉ nhờ bán dầu thô và dầu thô lại có giá. Nhìn sâu hơn vào cơ cấu của số hàng bán ra ngoài, ta thấy ra nhiều vấn đề như mặt trái của bức tranh màu hồng.

- Thứ nhất, về nông sản và lương thực như cà phê hay gạo thì lượng có tăng mà giá không tăng nên mối lợi thật ra chỉ là tương đối. Quan trọng và đau buồn hơn vậy là Việt Nam xuất khẩu gạo rất mạnh và có thể vượt qua Thái Lan mà nông dân lại không được hưởng kết quả vì nguồn lợi lại nằm trong tay các công ty thu mua và xuất cảng, thuộc khu vực nhà nước.

Vũ Hoàng: Ông nêu ra nhận xét đáng chú ý và phản ảnh sự ưu lo của nhiều người khi nói đến số phận nông dân Việt Nam, ngoài cái nạn bị cướp đất mà không được bồi thường thoả đáng.
Từ hai năm nay, người ta đã nói yêu cầu cải tổ doanh nghiệp nhà nước mà chưa thấy làm việc gì cụ thể trong thực tế, có thể là vì những mắc mứu về quyền lợi ở trên cùng. Nguyễn-Xuân Nghĩa

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa Việt Nam có thể vượt Thái Lan để thành nước xuất khẩu gạo số một mà nông gia vẫn bị thiệt ở gốc trong khi các cơ sở của nhà nước ở ngọn thì chiếm lợi thế.

- Thứ hai, về cơ cấu, sức xuất khẩu mạnh nhất là từ ngành chế biến áo quần, giày dép và đồ gỗ hay cơ phận điện tử như máy tính, điện thoại. Nhưng loại sản phẩm hạ đẳng và thâm dụng nhân công vì cần nhiều lao động như áo quần giày dép hay đồ gỗ, lại tùy thuộc vào nhập lượng mua từ bên ngoài nên trị giá đóng góp của Việt Nam thật ra chưa cao. Tức là ta vẫn làm gia công cho thiên hạ và muốn bán nhiều thì phải mua nhiều và lệ thuộc vào sức mua của thiên hạ.

- Thứ ba, loại sản phẩm gọi là cao kỹ, vì đòi hỏi kỹ thuật cao, như linh kiện điện tử hay phụ tùng điện thoại vẫn chỉ là gia công mà ít khả năng chuyển giao công nghệ tỏa rộng cho cả xã hội để doanh nghiệp Việt Nam cũng học được nghề mà bước lên trình độ sản xuất có giá trị đóng góp cao hơn. Nôm na thì mình vẫn chỉ là khâu phụ, kiếm tiền ít hơn và còn chịu thiệt khi thiên hạ tìm ra nguồn cung cấp rẻ hơn.

- Đã vậy và đây là vấn đề đáng quan ngại cho những ai làm chính sách là trong đà gia tăng của xuất khẩu nhờ bắp thịt hơn trí não, loại doanh nghiệp có vốn đầu tư ngoại quốc lại chiếm đa số. Về kim ngạch, khu vực nội địa chỉ được có hơn 37%, và trong khu vực này, ta kể cả dầu khí nằm trong tay các tập đoàn nhà nước, chứ tư doanh nội địa thì còn yếu. Xét cho kỹ hơn, ta còn thấy ra một vấn đề khác là dù xuất khẩu của các doanh nghiệp nói chung có tăng thì phần của doanh nghiệp nhà nước lại giảm! Đây là loại vấn đề nằm trong cơ cấu kinh tế và chính trị.

- Dù được coi là khu vực chủ đạo về kinh tế nên được ưu tiên nâng đỡ, doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam ít hiệu năng, kém sức cạnh tranh, là con nợ như con nghiện và trở thành hang ổ của tham nhũng. Từ hai năm nay, người ta đã nói yêu cầu cải tổ doanh nghiệp nhà nước mà chưa thấy làm việc gì cụ thể trong thực tế, có thể là vì những mắc mứu về quyền lợi ở trên cùng.

 

Trách nhiệm thuộc về ai    


000_Hkg8119375-250.jpg

Phòng giao dịch chứng khoán Sacombank ảm đạm hôm 20/12/2012. AFP photo
Vũ Hoàng: Đó là về lĩnh vực sản xuất, chứ trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng thì các chuyên gia kinh tế tại Việt Nam cũng đang báo động về sự yếu kém và những khoản nợ sẽ mất mà chẳng ai biết là bao nhiêu và ai sẽ chịu thiệt. Ông nghĩ sao về tình trạng này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nếu tạm lấy cơ thể học mà so sánh thì ta có thể nghĩ tới tập đoàn nhà nước như bộ xương sống vì chính quyền muốn vậy. Nó không cân bằng và thiếu sức chịu đựng. Còn tư doanh thì cũng tựa như bắp thịt để tạo ra sự chuyển động trong sinh hoạt và hệ thống ngân hàng là bộ phận tuần hoàn có chức năng bơm máu cho cơ thể. Hệ tuần hoàn ấy bị ô nhiễm vì các khoản nợ xấu, khó đòi nên sẽ mất. Mà khi nó chỉ bơm máu cho cơ sở nào có quan hệ tốt thì đấy là một vấn đề.

- Vì hậu quả là ngày nay nhiều doanh nghiệp bị thiếu máu vì vay không được nên lâm vào cảnh gọi là chết lâm sàng. Trong khi ấy vì ngân hàng lại bơm tiền vào nghiệp vụ đầu cơ về cổ phiếu và bất động sản nên mới bị gánh nợ xấu và gieo họa cho cả nền kinh tế. Nhưng toàn bộ vấn đề của cơ thể suy nhược này nằm tại bộ não, nằm trong hệ thống chính trị vì đã để xảy ra tình trạng nguy ngập này mà không chịu cải sửa.

Vũ Hoàng: Vì thời lượng có hạn, chúng ta sẽ quay trở lại bộ máu tuần hoàn là tiền bạc của nền kinh tế Việt Nam, nhưng tạm tổng kết cho chương trình hôm nay, ông nghĩ loại vấn đề nào mới là trầm trọng nhất?
Trách nhiệm thuộc về chính quyền, là cơ chế vốn dĩ đã biết vì được quốc tế khuyến cáo từ 20 năm nay về những gì cần cải tổ. Nguyễn-Xuân Nghĩa

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Vừa qua, chúng ta đã có năm chương trình liên tiếp về các yếu tố đem lại sự thịnh vượng cho các quốc gia và về những vấn đề gây ra sự nghèo khốn. Câu kết luận của hôm nay là dân Việt Nam vẫn còn nghèo và nếu xét theo tiêu chuẩn của quốc tế để đánh giá mức độ nghèo khốn thì thật ra còn nghèo hơn người ta thường nghĩ. Và sau hai thập niên bất cập với quá nhiều vấn đề mà tiết mục chuyên đề này đã phân tích từ 16 năm qua, kể từ Tết Đinh Sửu 1997, việc giải quyết nạn nghèo đòi ấy thật ra sẽ khó khăn hơn trong giai đoạn tới và nếu không khéo thì Việt Nam còn tụt lui vào hố sâu nghèo khổ của năm xưa. Trách nhiệm thuộc về chính quyền, là cơ chế vốn dĩ đã biết vì được quốc tế khuyến cáo từ 20 năm nay về những gì cần cải tổ. Cơ chế này ngần ngại cải cách và không chịu trưởng thành vì chỉ lo cho sự tồn tại của chính nó, với cái giá là người khác phải trả.

Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi đầu năm.
- Phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Nghĩa: Nhược điểm kinh tế của Việt Nam (RFA). “- Cuộc khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam gây ra những thiệt hại nặng nề cho xã hội (AFP/ TCPT). Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Tran Thi Minh Ha, AFP

HÀ NỘI – Ngày càng có nhiều người lâm cảnh trầm cảm và phá sản bởi thị trường chứng khoán, và nhiều trong số đó phải gánh chịu khó khăn giữa lúc cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra Việt Nam. Nhiều người đổ lỗi và cho rằng chế độ cộng sản đã gây ra những tai ương tại nước này.


Một người dân ngồi đếm tiền bên vỉa hè ở Hà Nội ngày 7 tháng Hai, 2013. Ảnh: AFP/Hoang Dinh Nam

Sau khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung theo kiểu Liên Xô sang thị trường tự do giữa thập niên 1980, Việt Nam đã trở thành một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đầu tư nước ngoài tăng vọt và tầng lớp trung lưu phát triển mạnh nhất trong khu vực.

Tuy nhiên, trong tình trạng kinh tế ảm đạm như hiện nay, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính là do cách điều hành yếu kém trong một thập kỷ qua nhưng nhiều người Việt Nam hiện nay nói rằng họ không chỉ không còn tiền mặt mà còn mất cả niềm tin vào chính phủ.

“Đây là thời điểm tồi tệ nhất đối với gia đình tôi … Tất cả tài sản của chúng tôi đã mất sạch”, cô Nguyen Thi Huong – nhân viên bất động sản 37 tuổi nói và cho biết thu nhập của cô đã bị sụt giảm mạnh kể từ khi thị trường bất động sản tại đây đóng băng.

Gia đình cô Huong buộc phải bán căn hộ cao cấp tại Hà Nội và dọn về sống tại một căn nhà nhỏ của người mẹ nghỉ hưu sau khi tất cả tiền tiết kiệm đầu tư vào bất động sản và thị trường chứng khoán thua lỗ.

Tương tự như nhiều người khác ở Việt Nam, cô Huong tin rằng “các lãnh đạo [Việt Nam] phải chịu trách nhiệm đối với tình trạng bi đát của thị trường bất động sản và cuộc khủng hoảng kinh tế tại đất nước này”.

Quốc gia độc tài này đã thông qua chính sách cải cách “Đổi mới” vào năm 1986, và đã giúp tạo ra một thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ và thịnh vượng, đạt lên điểm đỉnh vào năm 2005 với mức tăng trưởng kỷ lục 8,4%. Sau đó hai năm, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

“Trong thời gian đó, tất cả mọi người đều như có vẻ phấn khởi hơi quá mức, mơ mộng rằng chỉ qua đêm thì Việt Nam sẽ giàu lên”, một phân tích gia người Việt Nam yêu cầu giấu tên nói.

“Nhưng chính phủ đã đưa ra các chính sách kinh tế vĩ mô sai lầm và các hậu quả thì bây giờ mới bắt đầu hiện ra. Nhưng hiện những hậu quả này đang gây khó khăn cho tất cả mọi người”, ông nói.

Một cuộc khủng hoảng tín dụng và các vụ phá sản đã tăng nhanh chóng, cũng như thị trường chứng khoán và bất động sản trì trệ, đã làm tổn thương đến tầng lớp trung lưu mới nổi, và không chỉ về mặt tài chính – truyền thông nhà nước đưa tin rằng ngày càng có nhiều người tìm kiếm bác sĩ để điều trị các triệu chứng căng thẳng và trầm cảm.

“Tôi chưa bao giờ thấy có bệnh nhân đến để điều trị chứng rối loạn tâm thần do kinh doanh thua lỗ nhiều như vậy trong năm 2012″, bác sĩ Lê Hiếu thuộc Bệnh viện Bệnh tâm thần tại thành phố Hồ Chí Minh nói với VietnamNet.

Đối với tình trạng của Trần Thanh Hùng – năm nay 46 tuổi, người sở hữu doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất tại Hà Nội và đã phải sa thải một nửa số nhân viên, thì việc sức khoẻ tâm thần gia tăng cũng là điều dễ hiểu.

“Cả hai mặt tài chính và niềm tin của người dân hiện đang cạn kiệt”, ông nói với AFP.

Tốc độ tăng trưởng đã giảm xuống còn 5,03% hồi năm ngoái – mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua, và đất nước 90 triệu dân này đang “trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất”, kinh tế gia Nguyễn Quang A nói.

Vấn đề từ các khoản nợ xấu làm tê liệt lĩnh vực ngân hàng cho đến đầu tư trực tiếp nước ngoài sụt giảm, cộng thêm các đối thủ trong khu vực như Indonesia và Miến Điện trở nên hấp dẫn hơn nên đã khiến “căn bệnh dai dẵng” tại nền kinh tế nước này dễ thấy hơn.

“Tình trạng này giống như một khối u bị thối và buộc Đảng Cộng sản phải giải quyết nó”, Quang A nói với AFP.

Các vấn đề hiện nay là vô số – nợ nần trong lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước, thị trường chứng khoán đã bị giảm hơn một nửa giá trị từ điểm đỉnh hồi năm 2007, thị trường bất động sản trì trệ và một hệ thống ngân hàng sa lầy trong các khoản nợ độc hại.

Các chuyên gia cho rằng Đảng Cộng sản, đảng hiện đang điều hành nước này kể từ khi hai miền thống nhất vào năm 1975 và kiểm soát chặt chẽ tất cả các cuộc tranh luận chính trị, dường như không thể ngăn chặn tình trạng tê liệt đối với nền kinh tế tại đây.

Theo số liệu thống kê chính thức thì có hơn 55.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa ngừng hoạt động vào năm ngoái, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh.

Người dân đã phải chịu đựng nhiều khó khăn, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên Đán, với nhiều công ty bãi bỏ hoặc giảm tiền thưởng hàng năm dành cho nhân viên.

Công nhân may mặc Tran Thi Hai tại Hà Nội được thưởng 70 đôi vớ thay vì thêm một tháng lương như những năm trước, truyền thông nhà nước cho biết.

“Tôi phải bán chúng trên đường phố để kiếm được một ít tiền mặt – có đôi chút còn hơn không có gì”, cô nói.

© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2013

- Chống tham nhũng không phải giấc mơ bất thành (VNN). – Phải hành động ! (NLĐ).
- Việt Nam đang nhập khẩu nhiều nhất từ đâu? (SGTT). - Cán bộ An ninh phải rất nhân văn (CAND). - Trưởng công an phường thừa nhận bán hàng hết hạn (TN). - Kỷ luật cảnh cáo 2 cán bộ (TN).
- Nhân lực cho ngành Tư pháp không đủ để chuyên sâu (PTVN). - Kiểm tra các công trình ngầm ở bờ biển Nha Trang(TT).
- Bộ trưởng tuyên bố (TN).Động lực mới cho sự thay đổi của nền kinh tế (VnE 14-2-13) -- P/v TS Nguyễn Đình Cung - Cơ hội từ tái cấu trúc nền kinh tế (DĐDN).
- Việt Nam dự kiến 1 tỷ USD đầu tư ra nước ngoài (NDH Money). - Chủ tịch FPT: ‘Kêu gọi đầu tư vào Việt Nam lúc này rất khó’ (VNE).
- “Góc khuất” của nợ xấu ngân hàng (VnEconomy). - Ngân hàng VN ‘muốn bán nhưng bị ế’ (BBC). - Bộ trưởng tuyên bố Thanh Niên -Trong những ngày đầu năm mới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các vị bộ trưởng, từ GTVT đến Xây dựng và Y tế đều tỏ rõ quyết tâm hành động. Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Hỗ trợ làm nhà giá thấp ...Đính chính bài báo: 'Sẽ có nhà giá 3–5 triệu đồng/m2'VTC
Hà Nội: Nhà 3–5 triệu đồng/m2 là có thựcTiền Phong Online

- Lại siết kinh doanh vàng miếng (NLĐ). - Năm 2013 giá USD sẽ tăng? (VnMedia/PT).
- Đầu tư chứng khoán phải cần một ‘cây gậy’ (NDHMoney). - Nhà đầu tư ăn Tết bằng cổ phiếu (VNE).
- Bất động sản 2013 sẽ “bùng nổ” căn hộ giá bình dân? (SGTT). - Năm mới, BĐS tìm đường hồi sinh (VEF).
- Đường sắt lạc hậu (TN).
- Xuất khẩu gạo bị cạnh tranh khốc liệt (PLTP). - Xuất khẩu nông sản 2013: Nhiều mặt hàng tỷ đô (DV). - Bắt tay với người Thái (DV).
- Quảng Ninh đưa hàng Việt về vùng cao (ND).
- Phát triển các đảo ven bờ: Cần cơ chế & đầu tư (DV).
- Việt Nam – địa chỉ du lịch đang nổi (BBC).
- Chuyện lạ của những kẻ ‘ngược dòng’ (VEF).
- Những người săn hoa (VNE). - Lửa tàn tro (TP).
- “Thượng đế” trở lại ngôi vị (DĐDN).
- Trung Nguyên sẽ mở quán cà phê ở Mỹ (TN).
- Những vụ thâu tóm của “đại gia” Việt khiến thế giới choáng (KT).
- Phát hiện cơ sở sản xuất nhớt giả (TN).- Thiết lập hệ thống cảnh báo rủi ro cho DN (ĐT).
- Hết thời lãi nghìn tỷ, nhiều ngân hàng mong…thoát lỗ (CafeF).
- Giữ được “lửa” cho thị trường chứng khoán (TQ).
- Năm 2013 giá USD sẽ tăng? (VnMedia).- Năm 2013, vốn ngoại sẽ tiếp tục đổ vào TTCK (ndhmoney).
- Kịch bản giá nhà đất năm 2013: Xấu và tốt nhất (VTC). – Dự báo về thị trường bất động sản 2013(VnMedia). - Sau tết, giá thực phẩm tăng mạnh (VOV). – Đi chợ Tết Hà Nội những ngày đầu năm (CAND). – Đắt kinh khủng như… cà phê, phở Tết (VTC).
- 10 rủi ro hàng đầu thế giới phải đối mặt 2013 (VnMedia).
- Tỷ phú Mỹ mua công ty Heinz (BBC).
- Hai hãng hàng không Mỹ sáp nhập (BBC). – American Airlines, US Airways sáp nhập (VOA).
- Mỹ và Châu Âu sắp khởi động đàm phán hiệp định tự do mậu dịch (RFI). – Lãnh đạo EU lạc quan về hiệp định tự do thương mại với Mỹ (VOA).
- Kinh tế Nhật Bản sụt giảm trong quý 4 năm 2012 (VOV).
“Lấy cái đẹp dẹp cái xấu” (VnE 14-2-13) -- Bộ trưởng Nguyễn Bắc Sơn: "Ngành thông tin và truyền thông sẽ chủ động trong việc cung cấp thông tin chính thống kịp thời và đầy đủ”
Tâm tình Kim Phúc: Girl in famous Vietnam photo talks about forgiveness (Boston Globe 14-2-13) --Trung Quốc dựa vào đâu để vượt Mỹ? --What the heck is this? Venezuela's Devaluation has China written all over it (FP 12-2-13)
Is the U.S. Ready To Be Number Two? RealClearWorld
- Phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh: ‘Việt Nam cần lột xác trong năm con rắn Quý Tỵ’ (VOA)
-German and French economies contract
(Financial Times)-Fourth-quarter figures in Europe’s two biggest economies make for grim news for the eurozone, throwing its recovery into doubt --Kỷ nguyên gia công đến hồi kết thúc (phần 4) Nhiều công việc rời khỏi châu Âu sẽ không trở lại.
--Honey, I Shrunk the Economy (Anglo-Saxon Capitalism Edition)
--Kỷ nguyên gia công đến hồi kết thúc (phần 6)
Các nước phát triển bắt đầu đưa ngành dịch vụ trở lại quê nhà. 
-
The Trans-Pacific Partnership: Will it Happen? theDiplomat.com
Tương lai Trung Quốc: Rule of Law and China's Economic Future (National Interest 13-213)
Trung Quốc có thể trở thành một quốc gia dân chủ? 5 Ways China Could Become a Democracy (Diplomat 13-2-13) -- Bài Minxin Pei- Dani Rodrik đánh giá môn kinh tế chính trị: The Tyranny of Political Economy (Project Syndicate 8-2-13) ◄--Chinese Plan to Invest in Cambodia Is Big, but Vague
NYT -The $11 billion proposal calls for construction of a steel plant and seaport to be linked by a new 400-kilometer railroad.

--Việt Nam lún sâu lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc-Nguoi Viet Online

Trong khi nhiều loại sản phẩm, hàng hóa sản xuất ở Việt Nam không bán được, hàng tồn kho rất lớn thì hàng Trung Quốc bán phá giá vẫn cứ ồ ạt đổ vào Việt Nam.
HÀ NỘI (NV) - Việt Nam ngày càng lún sâu vào vòng lệ thuộc Trung Quốc về mặt kinh tế.
Một số phụ nữ cố gắng đẩy một chiếc xe chở đầy các thùng trái cây nhập cảng từ Trung Quốc tại cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

Thời Báo Kinh Tế Việt Nam (TBKTVN) hôm Thứ Bảy vừa qua nêu ra các con số chứng minh sự phụ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc. Báo chí ở Việt Nam đã nhiều lần báo động về tình trạng thâm thủng mậu dịch ngày một dâng cao của Việt Nam với Trung Quốc mà một quan chức của Bộ Công Thương Hà Nội nói là khuynh hướng đó “bình thường”.
Theo TBKTVN, Trung Quốc dẫn đầu trong 8 thị trường Việt Nam nhập cảng nhiều nhất năm 2012, chiếm tới 25.3% tổng số kim ngạch nhập cảng.
“Trong các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc, có khoảng 30 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, trong đó có 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (lớn nhất là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; tiếp đến là điện thoại các loại và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; vải; sắt thép; xăng dầu).”
TBKTVN viết. “Có một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có kim ngạch chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng tương ứng của cả nước, như: Khí đốt 53.2%, phân bón 50.7%, rau hoa quả 48.8%, thuốc trừ sâu 46.1%, điện thoại các loại và linh kiện 45.4%, vải 43.4%, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng 32.2%, nguyên phụ liệu dệt may da 30.2%, sắt thép 29.5%, hóa chất 27%, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện 26.6%, xơ sợi 26.4%, ô tô nguyên chiếc 25.1%...”
Tổng Cục Thống Kê thuộc Bộ Công Thương CSVN đưa ra con số hồi cuối năm ngoái cho thấy Việt Nam chỉ xuất cảng được sang Trung Quốc một lượng hàng phần lớn là nguyên liệu, và khoáng sản với trị giá 12.2 tỉ USD trong khi nhập cảng từ Trung Quốc tới 28.9 tỉ USD, tức là thâm thủng mậu dịch tớ 16.7 tỉ USD.
Con số thâm thủng mậu dịch giữa Việt Nam với Trung Quốc suốt nhiều năm qua gia tăng nhanh chóng.
Nếu chỉ tính từ năm 2007 đến nay, người ta thấy Việt Nam thâm thủng năm 2007 với Trung quốc là 9.145 tỉ USD. Năm 2008 thâm thủng 11.116 tỉ USD; năm 2009 thâm thủng 11.532 tỉ USD. Năm 2010 thâm thủng 12.710 tỉ USD và năm 2011 thâm thủng 13.467 tỉ USD.
Việt Nam lệ thuộc phần lớn vào Trung Quốc cả nguyên liệu, trang bị máy móc sản xuất đến hàng hóa tiêu dùng. Ngày 3 tháng 10 năm 2012, báo Người Lao Ðộng phải kêu rằng hàng hóa của Trung Quốc “Thượng vàng, hạ cám gì cũng nhập”.
Cả những đồ tệ hại như “gà thải loại” đến các loại hàng giả, hàng nhái đến trái cây tẩm ướp hóa chất độc hại, các loại “phụ gia” gây ung thư cũng nhập bầy bán gần như công khai khắp nơi.
“Không chỉ nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất mà nhiều mặt hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, rau củ quả, trái cây... từ Trung Quốc cũng ồ ạt tràn vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch, chính ngạch”. Báo Người Lao Ðộng ngày 3 tháng 10, 2012 viết.
Một chuyên gia kinh tế nói Việt Nam đang trở thành “bãi phế thải” các loại hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc.
Ông Ðào Ngọc Chương, phó vụ trưởng Vụ Thị Trường Á Châu của Bộ Công Thương bình luận tình trạng nhập siêu ngày càng lên cao của Việt Nam với Trung Quốc là “Bình thường”. Nhưng ngay từ năm ngoái, người ta đã thấy có nhiều bài viết phân tích mối quan hệ mậu dịch, thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Lệ thuộc về kinh tế sẽ dẫn đến lệ thuộc về chính trị.
“Hàng hóa Trung Quốc đang ồ ạt tràn vào Việt Nam không chỉ gia tăng chênh lệnh về cán cân thương mại giữa hai nước mà còn gây bất lợi cho sản xuất trong nước. Sự lệ thuộc ngày càng lớn vào hàng hóa Trung Quốc có thể dẫn đến việc Việt Nam phải nhượng bộ các yêu sách của đối phương một khi chiến tranh thương mại xảy ra. Bởi phụ thuộc về kinh tế sẽ dẫn đến lệ thuộc về chính trị.” Báo Sống Mới Online ngày 3 tháng 10, 2012 từng viết.
Trong khi nhiều loại sản phẩm, hàng hóa sản xuất ở Việt Nam không bán được, hàng tồn kho rất lớn thì hàng Trung Quốc bán phá giá vẫn cứ ồ ạt đổ vào Việt Nam.
Một trong những thí dụ là các loại sắt thép.
“Sự gian lận của các doanh nghiệp Trung Quốc được tiếp tay bởi doanh nghiệp nhập khẩu cùng sự bàng quang của các cơ quan chức năng, thép Trung Quốc đang bức tử thép Việt. Theo Hiệp Hội Thép Việt Nam (VSA), khó khăn mà ngành thép đang phải đối mặt khiến ít nhất 5 doanh nghiệp ngành thép phá sản. Trong năm 2012, dự kiến có khoảng 20% doanh nghiệp nữa sẽ đóng cửa. Với thực trạng đến cuối tháng 9 năm 2012 lượng thép tồn kho ước khoảng 330 nghìn tấn và đang có dấu hiệu tiếp tục gia tăng, có lẽ, số doanh nghiệp trong ngành thép Việt Nam phải đóng cửa chưa dừng lại ở đây.” Sống Mới Online báo động. (T.N.) -Việt Nam lún sâu lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc
-
-- Chuộng rẻ, Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc (PN Today). - Năm 2012, Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, vượt rất xa so với thị trường đứng thứ hai.
Theo báo Vneconomy, năm 2012, Trung Quốc là thị trường lớn nhất trong tổng số 15 thị trường mà Việt Nam nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.

Theo đó, thị trường Trung Quốc chiếm 25,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, vượt rất xa so với thị trường đứng thứ hai. So với năm trước, nhập khẩu của Việt Nam từ nước này tăng 17,6%, cao gấp 2,5 lần tốc độ tăng của tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Trong các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc, có khoảng 30 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, trong đó có 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (lớn nhất là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; tiếp đến là điện thoại các loại và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; vải; sắt thép; xăng dầu).
Đáng lưu ý, tốc độ tăng nhập khẩu từ Trung Quốc cao hơn nhiều tốc độ tăng xuất khẩu sang thị trường này (17,6% so với 10%), nên nhập siêu của Việt Nam từ đây năm 2012 rất lớn, lên đến 16,7 tỷ USD, cao hơn so với năm trước (14,5 tỷ USD), cao hơn nhiều so với mức nhập siêu của thị trường lớn thứ hai. Tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu với Trung Quốc lên đến 136,9%!

Nguyên nhân chính làm cho Việt Nam nhập khẩu và nhập siêu lớn từ Trung Quốc, ngoài các yếu tố là giá cả hàng hoá rẻ; hai nước có chung biên giới dài, tại các vùng này xuất nhập khẩu mậu biên khá nhộn nhịp, mua bán bằng tiền của cả hai nước; mặt hàng phong phú, đa dạng, phù hợp với thị hiếu, còn có những nguyên nhân quan trọng khác cần đặc biệt quan tâm. Đó là các doanh nghiệp Việt Nam ham giá rẻ; giá bỏ thầu các công trình xây dựng thấp...

Dù Việt Nam nhập siêu lớn từ Trung Quốc nhưng nước này không phải là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Theo Tạp chí Cộng sản, trong năm 2012, EU vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta với kim ngạch ước tính đạt 20 tỷ USD. Tiếp đến là thị trường Mỹ đạt 19 tỷ USD; ASEAN đạt 17,8 tỷ USD; Nhật Bản đạt 13,9 tỷ USD; Trung Quốc đạt 14,2 tỷ USD; Hàn Quốc đạt 7 tỷ USD.

Tuy nhiên, Báo cáo Kết nối Thương mại toàn cầu của HSBC được cung cấp bởi Trung tâm nghiên cứu kinh tế Oxford (Oxford Economics) nhận định, đến năm 2030, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Báo cáo lưu ý, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn sẽ là những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam.
- 2012 – Năm nhiều chuyển động của hệ thống ngân hàng (VTV). – Những ai đang sở hữu Ngân hàng Đông Á?(CafeF).
- Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Niềm tin sẽ là cơ hội (ĐT). – Năm 2013: Doanh nghiệp sẽ tận dụng mọi cơ hội (PT).
- Tỷ giá năm 2013: Có nên phá giá VND ở mức 4%? (TBKTSG/GDVN).
- Vàng tăng giá, coi chừng “chết sặc” vì lướt sóng (VnMedia).
- Từ 1-3: Chứng khoán trên tài khoản ký quỹ, cầm cố không được chuyển nhượng (Hải quan). – “Bóng ma” tài chính – ngân hàng “đè” chứng khoán (PT).
--Xóa nợ xấu bằng những giải pháp mạnh và triệt để VnEconomy
▻Thật tiếc, tại Việt Nam, nợ xấu ngân hàng hiện nay chiếm tỷ lệ bao nhiêu vẫn là điều không rõ... Xóa nợ xấu bằng những giải pháp mạnh và triệt để. Điểm yếu của bài viết này là số lượng chuyên gia được lấy ý kiến có thể không mang tính đại diện cho số ...
Lãi suất cần đưa dần về đúng với thị trườngĐài Tiếng Nói Việt Nam
'Bẫy' tín dụng của nữ doanh nhânVNExpress
Lắng nghe để đồng hành cùng người dân và doanh nghiệpBáo điện tử Chính phủ
- Năm Quý Tỵ, chuyên gia phong thuỷ “phán” gì về doanh nhân Việt? (LĐ). – Thăng – trầm doanh nhân tuổi Tỵ (P1) (DT). – Năm 2013, đại gia nếu thích “oai” sẽ không lối thoát (VTC).
- Công nghiệp cơ khí: Khi cung chưa thể gặp cầu (VOV).
- Năm 2013, xuất khẩu của Việt Nam sẽ vẫn khả quan (NDHMoney). - Hồi sinh thương hiệu gốm cổ Bồ Bát (Sống mới).- Nỗi buồn ngân sách (VnEconomy). - Nhà nước rút lui để đột phá (VEF).- TS Alan Phan: ‘Việt Nam chưa đủ nóng để hút vốn ngoại’ (VNE). - Năm Tỵ, chứng khoán Việt sẽ giành lại điểm đã mất? (DV).
- Xóa nợ xấu bằng những giải pháp mạnh và triệt để (VnEco). - M&A 2013: Những ngân hàng nào sẽ được “xướng” tên? (CafeF). - Tìm lại và làm mới mình (VEF).
- Xuất khẩu dệt may: Vệt sáng có kéo dài? (VOV).
- Từ nông dân nghèo trở thành giám đốc (DV). - Mắt mù, thân hình teo nhỏ, vẫn điều hành gia trại (DV).
- Tiến sĩ Alan Phan: ‘Bắt bệnh’ các đại gia Việt (BSC). - Đại gia Diệu Hiền chỉ mong hai chữ bình yên (TP). - Doanh nhân Việt chuẩn bị tinh thần sau ‘bão’ (VNE).
- Những dấu mốc của cà phê Việt (VnEconomy). - Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ: ‘Tôi sẽ chinh phục nước Mỹ’ (PT).
- Đường thành công của những triệu phú người Việt trên đất Mỹ (PLVN).
- BĐS năm Quý Tỵ: Giới đầu tư chỉ nên đọc sách, tránh mất tiền oan (Sống mới).
- Vẫn điệp khúc giá thực phẩm tăng dịp tết (TBKTSG).
- Ngoạn mục rau quả thoát “tắc đường” (DV).
- S&P, Fitch nâng mức tín nhiệm nợ công của Ireland (TTXVN).
- Đồng Yên tăng giá và phản ứng của G7 (BBC).
- Châu Âu: Ngân sách khắc khổ mâu thuẫn với mục tiêu tăng trưởng (RFI).

- Kinh tế sẽ là trọng tâm bài diễn văn về Tình trạng Liên bang (VOA). – Tổng thống Mỹ kêu gọi kích thích kinh tế trong thông điệp liên bang (RFI). -
 Giá thực phẩm tiếp tục leo thang dù sức mua yếu (TTXVN).
- EU nhất trí để thị trường quyết định tỷ giá hối đoái (VOV).
- Nhật có cơ thoát suy thoái nhờ trời lạnh (VNE).
- Các nước G7 tranh cãi về giá trị của đồng tiền (VOA).


************* Sản phẩm chủ lực của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang quốc gia nào?
Trong 2012, nếu dệt may, giày dép, thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ thì điện thoại và linh kiện lại xuất đi UAE, máy tính xuất đi Trung Quốc...
Ngân hàng gặp khó, các doanh nghiệp “rủ nhau” thoái vốn
Những thông tin thoái vốn của doanh nghiệp khỏi ngân hàng thường diễn ra khá âm thầm.
“Góc khuất” của nợ xấu ngân hàng
Nợ xấu đang là gánh nặng không chỉ cho hệ thống ngân hàng, mà còn cho cả nền kinh tế.
- Nhóm lợi ích lũng đoạn chính sách quốc gia (NYT/ TVN).
- Mâu thuẫn trong tranh luận phá giá tiền Việt (ĐV).
- Năm 2013, USD sẽ tăng giá? (VnMedia).
- Nhà đầu tư Việt mắc bệnh tham! (PT).
- Hà Nội: Đề xuất tính phí bất động sản nhà vườn, biệt thự (VOV).
- Bà Phạm Chi Lan: Trung Nguyên sẽ vẫn sống tốt cùng Starbucks (VTC/GDVN).
- Xuất khẩu 2013: Nâng cao giá trị, tập trung chiều sâu (TTXVN).
- Giá hải sản tươi sống tiếp tục tăng cao (TN). – Lý Sơn: giá hải sản tươi sống tăng vọt (TT).
- Các siêu thị, trung tâm thương mại ồ ạt lỳ xì đầu năm (LĐ).
- Điểm nhấn kinh tế toàn cầu và phản ứng chính sách cho Việt Nam (ĐT). - Kinh tế Việt Nam năm Quý Tỵ: Những tín hiệu tốt lành (QĐND).
- “Góc khuất” của nợ xấu ngân hàng (VnEco). – Thống đốc mạnh tay với “lợi ích nhóm, sở hữu chéo” (VOV). – Ngân hàng gặp khó, các doanh nghiệp “rủ nhau” thoái vốn (CafeF). – Quý 4/2012, Techcombank lỗ hợp nhất 1.216 tỷ đồng(VnEconomy). – BIDV báo lãi hợp nhất 1.304 tỷ đồng trong quý 4/2012 (VnEconomy). – “Niềm tin chiến thắng” của Chủ tịch HĐQT Vietinbank (GDVN). – Ngành ngân hàng: Từ điềm báo tới sự thực (VnMedia).
- Sẽ quyết liệt và mạnh tay (DĐDN).
- TGĐ Vàng Agribank: “Giá vàng năm 2013 sẽ tiếp tục tăng” (GDVN).
- ‘Năm 2013, kinh tế vẫn khó còn BĐS thì cực khó’ (VTC). – Con người là tài sản quý nhất (DĐDN).
- Doanh nhân 2013: Tỉnh táo để xoay chuyển (VEF).
-- Thương mại điện tử: Một năm nhiều “sóng gió” (VnEconomy).- Đại gia cà phê: ‘Hãy cho tôi cơ hội trả nợ’ (VNE).
- Vũ ‘Trung Nguyên’: Sẽ thắng Starbucks trên đất Mỹ! (TP).
- ‘Bắt bệnh’ các đại gia Việt (TP).
- Truyền hình: Mảnh đất béo bở cho DN viễn thông? (CafeF).
- Phát huy thế mạnh xuất khẩu nông sản: Cách nào? (VOV).
- “Du lịch làng”… lên ngôi! (DV).
- Indonesia, con rồng mới của châu Á (RFI).
- Chủ tịch của Google sẽ bán một lượng lớn cổ phiếu (TTXVN).
- 70 năm nay, chẳng mô hình kinh tế nào đếm xỉa tới ngân hàng (CafeF).
- Trung Quốc tăng cường mua các công ty nhỏ tại Mỹ (TBKTSG). – Trung Quốc tiếm ngôi quán quân kim ngạch thương mại của Mỹ (Sống mới).
- Chiến tranh tiền tệ đe dọa kinh tế toàn cầu (BBC).– Kinh tế thế giới 2013: Nhờ cậy những “con hổ” châu Á (VietQ).
-Dầu Đá Phiến Vùng Monterey Có Thể Cứu Kinh Tế Cali
-Reforms Needed to Restore High Growth in Japan IMF
Despite robust per capita GDP growth in Japan in recent years, the world’s third largest economy must pursue a comprehensive package of reforms if high growth is to be restored, a top level seminar in Tokyo has heard.
Xăng Sinh Hóa Ở Cali: 26 Nhà Máy, 18,000 Việc Dẫn Đầu Toàn Nước Mỹ Về Xăng Sinh Hóa
-Những kênh đầu tư lạ của nhà giàu Trung Quốc
Dưới đây là 8 thứ khác thường mà giới nhà giàu Trung Quốc đam mê đầu tư trong bối cảnh thị trường chứng khoán nước này ảm đạm.
--Kỷ nguyên gia công đến hồi kết thúc (phần 5)
Ấn Độ không còn là lựa chọn tất yếu của lĩnh vực thuê ngoài công nghệ thông tin và nội cần.
Shares for rights – why entrepreneurial firms need employment law too
Financial Times
By Professor Simon Deakin
Under the government’s current proposals for employment law reform, employees will be able to give up rights concerning unfair dismissal, redundancy pay, flexible working and time off for training in return for receiving shares in the company that employs them, gains on which will be exempt from capital gains tax.
It is right for the government to be encouraging worker ownership in companies; there is abundant evidence suggesting this improves labour productivity. What is completely unnecessary and counterproductive is to link this to the loss of employment protection rights.

China’s Total Goods Trade Surpassed U.S in 2012 theDiplomat.com

Ai sợ chiến tranh tiền tệ?
Bài học được rút ra từ cuộc chiến tranh tiền tệ nổ ra vào những năm 1930 vẫn còn nguyên giá trị.
Hố chênh lệch giàu nghèo ở Trung Quốc: In China, a Vast Chasm Between the Rich and the Rest (NYT 10-2-13)
Nghịch lý phát triển - tham nhũng ở Trung Quốc: Developmental Corruption in China (Policy Review Feb. 2013)
Đáng khâm phục Samsung! Samsung Emerges as a Potent Rival to Apple’s Cool (NYT 10-2-13)
Phỏng vấn Noam Chomsky: Who Owns The World? (In These Times 5-2-12)

-Rồng Rắn Lên Mây
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt 130211
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"
Có cây thì lúc lắc, có nhà lại điểm binh....
 * Trẻ em và trò chơi rồng rắn * 
Chẳng lẽ câu đồng dao của con trẻ nước ta ngày xưa lại ứng vào chuyện đời nay của thế giới?
Mở đầu năm Thìn 2012, người ta vẫn bán tín bán nghi về những xoay vần của thế giới sau bốn năm đánh vật với nền kinh tế èo uột. Thói thường, chúng ta khó chấp nhận được rằng trật tự cũ đã đổi và những cố gắng bảo vệ nguyên trạng đều thất bại. Một năm sau, là khi bước vào năm Tỵ 2013, ta có thể thấy rõ hơn rằng ngàn dâu xanh ngắt đã đổi màu xanh dương. Một chu kỳ 20 năm vừa dứt.
Hai chục năm sau khi Liên bang Xô viết tan rã, thế giới đang chuyển qua một thời kỳ khác và cứ vài ba tháng thì cái khác xưa đã trở thành rõ nét hơn. Xin bắt đầu từ "Cựu Thế Giới" là Âu Châu.
Việc Liên Xô tan rã đánh dấu một biến cố lớn là sau 500 năm khuynh đảo thế giới, từ 1492 đến 1991, các đại cường Âu Châu đều trở thành cường quốc hạng nhì. Vụ khủng hoảng Âu Châu, từ khối Euro qua 27 nước Liên Âu, chỉ có thể tạm thời gìn giữ được sự liên hiệp hay thống nhất chứ không khắc phục được nhược điểm căn bản trong cơ cấu chính trị và kinh tế.
Về chính trị, Anh quốc có thể tổ chức trưng cầu dân ý trong vài năm tới để quyết định xem có còn nằm trong cơ chế Liên Âu hay không. Về kinh tế, Âu Châu sẽ sống với bất ổn xã hội trong nạn thất nghiệp cao và tự giằng xé giữa hai hướng chấn chỉnh chi thu hay kích thích sản xuất. Hậu quả kinh tế chính trị sẽ là hội nhập nhiều hơn hay xé chiếu ngồi riêng? Câu hỏi ấy sẽ ám ảnh mọi người dân Âu Châu trong năm Quý Tỵ này khi các nước thảo luận về ngân sách đa niên cho các tài khóa từ 2014 đến 2020. Đồng Euro có thể vẫn tồn tại, với cái giá là những rạn nứt sâu hơn của Liên Âu.
Bước ra ngoài Âu Châu, ta còn thấy ra một nghịch lý nữa.
Pháp phải đưa quân can thiệp vào một thuộc địa cũ tại vùng Tây Phi nghèo khổ là Mali, nhưng cần đến sự hợp tác của các đại cường Âu Châu và Bắc Mỹ. Lý do của chuyện Mali là những mảnh vụn từ khối Á Rập Hồi giáo.
Sau Thế chiến II, các nước Á Rập Hồi giáo đã thay thế chính quyền thực dân với loại chế độ độc tài hơn mà vẫn được cả hai khối yểm trợ trong thời Chiến tranh lạnh. Nhưng khối Á Rập Hồi giáo này suy yếu dần vì xu hướng Hồi giáo cực đoan, bùng nổ mạnh sau khi Liên Xô tan rã. Ngày nay họ còn gặp áp lực mới nổi của trào lưu dân chủ, xuất phát cũng từ các nước Tây phương năm xưa mang tiếng là thực dân.
Cuộc chạy đua tay ba giữa khủng bố cực đoan, dân chủ ôn hòa và phản ứng sinh tồn của các chế độ độc tài đang trở thành vấn đề của khối Hồi giáo trong giai đoạn chuyển tiếp hiện nay. Những gì xảy ra từ hai năm qua tại Tunisia, Libya, Egypt và Syria không cho phép người ta lạc quan. Đấy là một khó khăn lớn của phong trào dân chủ theo tư tưởng đa nguyên và thế tục.
Nhất là khi các nước Tây phương sẽ bó tay, và Hoa Kỳ trao trả trách nhiệm cho các nước Hồi giáo chứ không mạnh bạo can dự như đã từng làm trong 10 năm đầu sau khi bị khủng bố tấn công. Nhiều người tin rằng Hoa Kỳ đã nhìn ra một ưu tiên khác, là khu vực Đông Á.
Tại đây, cường quốc mới nổi là Trung Quốc cũng vừa có lãnh đạo mới. Họ phải chuyển từ chiến lược xuất cảng về tăng trưởng nội địa, với hai bài toán là động loạn xã hội gia tăng trong khi thành phần trung lưu chưa đủ giàu đủ mạnh để tạo ra số cầu thay thế cho sự sa sút của xuất cảng. Mà dân số thì đã bắt đầu lão hóa. Vì vậy, thế hệ lãnh đạo thứ năm sẽ thường xuyên phản ứng với xáo trộn nội bộ.
Đã vậy, Trung Quốc lại mơ chuyện rồng rắn lên mây vì tin rằng đang có thế lực của nền kinh tế nhất nhì thế giới, với khả năng quân sự mạnh chưa từng thấy.
Tranh chấp chủ quyền và năng lượng với các lân bang sẽ chỉ tăng chứ khó giảm với rủi ro xung đột cao. Lãnh đạo tin là biểu dương sức mạnh quân sự với lập trường ngoại giao cứng rắn sẽ xoa dịu được sự bất mãn của dân chúng ở nhà. Nhưng thái độ ấy lại khiến các lân bang suy nghĩ về chọn lựa trước mắt: trước một Trung Quốc quá hung hăng, nên tiếp tục hợp tác kinh tế với Bắc Kinh cho sự thịnh vượng chung, hay phải liên thủ với nhau cho an ninh của Đông Á?
Tình trạng lão hóa dân số, lương bổng gia tăng và nhu cầu chuyển sức tăng trưởng vào các tỉnh nội địa nằm sâu bên trong Trung Quốc còn khiến giới đầu tư quốc tế nghĩ đến những nơi đầu tư có lợi hơn. Việt Nam, Miến Điện hay Bangladesh, Mexico? Đấy cũng là bài toán khác cho lãnh đạo Bắc Kinh sau hai chục năm làm nguồn cung cấp hàng chế biến rất rẻ cho cả thế giới nhờ nhân công dồi dào.
Trong ngần ấy chọn lựa, Hoa Kỳ lại giữ vị trí bản lề, như cái trục của cả khu vực Đông Á.
Ở bên trong, nan đề chấn chỉnh chi thu để giảm mức nợ nần, hay tìm đà tăng trưởng cao hơn để giảm thất nghiệp, đang là mối quan tâm ưu tiên của người dân và giới lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ sau năm năm ứng xử với bài toán mới, kể từ 2008. Nhưng bất ổn của thế giới bên ngoài – có cây thì lúc lắc và sẽ đổ, có nhà thì tính chuyện điểm binh – khiến Hoa Kỳ không thể không đảm nhiệm một vai trò trọng yếu hơn trong khu vực.
Cuộc tranh luận về cắt giảm ngân sách, kể cả ngân sách quốc phòng, hay tăng cường hợp tác quân sự với các nước Đông Á, kể cả Việt Nam, là đề tài đáng theo dõi.
Trong hoàn cảnh đó, việc Nhật Bản sẽ lặng lẽ tái võ trang, các nước trong Hiệp hội ASEAN của 10 Quốc gia Đông Nam Á ASEAN sẽ hội nhập nhiều hơn và hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ, đang tạo ra một chuyển động mới. Hãy nhớ lại, 20 năm trước, chính Philippines muốn Mỹ tháo gỡ hai căn cứ quân sự Clark Field và Subic Bay vì tưởng rằng Chiến tranh lạnh đã hết....
Người ta cứ định kỳ nói đến sự tiêu vong của chủ nghĩa tư bản hoặc hồi mạt vận của nước Mỹ. Sau 10 năm sấn sổ lao vào cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo cực đoan rồi bỗng dưng phát giác rằng mình mắc nợ quá nhiều, Hoa Kỳ đang tái phối trí lại ưu tiên và thật sự cũng thay đổi theo thời thế. Chuyện khủng bố Hồi giáo, các nước Hồi giáo phải dần dần cáng đáng lấy. Mối đe dọa của Trung Quốc cũng thế: các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á sẽ gánh phần chính, với phương tiện quân sự mua của Hoa Kỳ, một quốc gia đang ôn tồn khuyên giải các nước là nên tự chế.
Trong thế giới đổi thay rất mạnh, Mỹ vẫn ung dung giữ vai chủ động - với nét khiêm cung nhũn nhặn hơn! Tha hồ thầy đuổi?
_______________________
"Chỉ Có Tại Nước Mỹ": Vì nội dung nhức đầu, từ nay mục "Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài" sẽ có "mưỡi hậu" trăm chữ về chuyện chỉ có tại nước Mỹ, để mua vui cũng được một vài phút giây:
Chánh án James Walther tại Ohio ra phán quyết là trong năm năm, Asim Taylor không được phép có con. Lý do là đẻ con phứa phựa mà không nuôi. Đương sự mới chỉ 35 tuổi, nhưng mắc nợ bốn phụ nữ 96 ngàn đô la tiền cấp dưỡng cho các đứa con của chàng. Luật sư của Asim Taylor phàn nàn rằng toà án xâm phạm quyền hiến định của công dân khi vào tới giường ngủ của thân chủ mình. Khó tin mà có thật!-





Tổng số lượt xem trang