Toàn văn thư chúc Tết Quý Tỵ 2013 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, khác hẳn thông lệ, đã không nhắc tới Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thư chúc Tết của Chủ tịch được đăng tải trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng ở trong nước và phát trên Truyền hình Trung ương lúc giao thừa.
Thay vào đó, ông Sang kêu gọi "Cả nước đồng lòng gắng sức, nhất định thành công".
Năm nay, ông Trương Tấn Sang cũng không nhắc tới "sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa" như trong thư năm ngoái.
Ông nói mục tiêu của người dân Việt Nam là "đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, quyết tâm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam yêu quý của chúng ta".
'Đất nước Việt Nam yêu quý'
Nếu so sánh với thư chúc Tết của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hai năm trước đây, thì thư của Chủ tịch Trương Tấn Sang hoàn toàn không nhắc tới vai trò 'dẫn đường' của Đảng cộng sản, cũng như không có chữ Đảng, ngoại trừ hai từ 'đồng chí'.Thư của Chủ tịch Triết nhắc tới Đảng bốn lần.
Lời chúc Tết của ông Sang dường như lặp lại một số phát biểu gần đây của ông, trong đó ông nói "chúng ta phải biết hổ thẹn với tiền nhân'.
Theo ông Sang, năm mới Quý Tỵ 2013 là thời điểm "để thêm một lần nữa, mỗi gia đình, mỗi người Việt Nam chúng ta khắc sâu công ơn dựng nước và giữ nước của các bậc tiền nhân".
"Biết bao mồ hôi, xương máu của các thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau kiên cường chiến đấu, hy sinh, lao động sáng tạo, hiến dâng cho Tổ quốc cuộc đời mình để đất nước được như ngày hôm nay."
Ông kêu gọi người dân "kế thừa xứng đáng sự nghiệp rạng rỡ của cha ông", xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Dù ý tứ trong bức thư của ông chủ tịch ngoài ra không có gì đột phá, những sự thay đổi nói trên nhanh chóng được ghi nhận.
Một số người nhận xét đây là nỗ lực 'khích lệ tinh thần dân tộc' thay vì lặp lại giáo điều về Đảng Cộng sản như thường lệ.-Chủ tịch chúc Tết không nhắc tới Đảng
Thư chúc Tết của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Nhân dịp đón Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi thư chúc mừng đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài. Toàn văn như sau:
Thưa đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước,
Vào thời khắc giao thừa thiêng liêng đón chào năm mới Quý Tỵ – 2013, tôi thân ái gửi tới toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ trên mọi miền Tổ quốc, đồng bào ta ở nước ngoài lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất. Thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, tôi gửi tới nhân dân các dân tộc trên thế giới lời chúc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Thưa đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước,
Năm Nhâm Thìn – 2012 vừa qua, chúng ta đã chứng kiến và nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn thử thách trên con đường đi lên của đất nước. Có thể, đó chưa phải là những thử thách cuối cùng. Ðứng trước khó khăn, truyền thống quý báu của dân tộc ta là phát huy cao nhất tinh thần đoàn kết, tạo thành sức mạnh để vượt qua.
Ðón chào năm mới Quý Tỵ 2013 chính là thời điểm để thêm một lần nữa, mỗi gia đình, mỗi người Việt Nam chúng ta khắc sâu công ơn dựng nước và giữ nước của các bậc tiền nhân. Biết bao mồ hôi, xương máu của các thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau kiên cường chiến đấu, hy sinh, lao động sáng tạo, hiến dâng cho Tổ quốc cuộc đời mình để đất nước được như ngày hôm nay. Trách nhiệm của chúng ta là kế thừa xứng đáng sự nghiệp rạng rỡ của cha ông, phải xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ta ngày càng thêm giàu đẹp, vững bền. Ðó là tình cảm sâu nặng, là nghĩa vụ quang vinh của mỗi chúng ta.
Thưa đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước,
Năm mới, chúng ta tận dụng mọi điều kiện, cơ hội, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, khắc phục mọi yếu kém, khuyết điểm để đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, quyết tâm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam yêu quý của chúng ta.
Cả nước đồng lòng gắng sức, nhất định thành công.
Chào thân ái!
Chủ tịch Sang nói về 'đồng chí X'
Đến Lượt Thủ Tướng Phản Công
Government Protects Criminals by Attacking Whistleblowers
Đảng CS Pháp bỏ búa liềm trên thẻ Đảng
Búa liềm là biểu tượng truyền thống của phong trào Cộng sản
Quyết định bỏ biểu tượng búa liềm trên thẻ Đảng đang gây quan ngại cho nhiều Đảng viên trung kiên của Đảng Cộng sản Pháp.
Đảng Cộng sản (PCF) là một trong các chính đảng tồn tại lâu đời ở Pháp, năm nay tổ chức Đại hội lần thứ 36.
Bí thư thành ủy Paris Emmanuel Dang Tran nói với radio France Info: "Mọi người đều sốc. PCF đang cho tổ chức khác nuốt chửng cả đảng, cả các giá trị của đảng mình".
Chống tư bản
Ông Tran nói búa liềm là "yếu tố lịch sử trong cuộc kháng chiến của giai cấp lao động Pháp chống lại chủ nghĩa tư bản ở đất nước này".Ông Bí thư Paris cáo buộc ban lãnh đạo PCF là đang biến thể thành một dạng dân chủ xã hội bao gồm "Đảng Xanh, đảmg Xã hội, phe Trotskyist và các thể loại khác".
Pierre Laurent, Tổng thư ký PCF th̀i lên tiếng bảo vệ quyết định từ bỏ biểu tượng này, nói rằng nó không còn phản ánh thực tế hiện nay nữa.
ǹNguyễn Tất Thành tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp
"Nó không có liên hệ gì với thế hệ đảng viên trẻ."
PCF được thành lập năm 1920, và ông Hồ Chí Minh, lãnh tụ Đảng Cộng sản Việt Nam, là một trong các sáng lập viên của đảng này.
Đảng CS có một lượng đảng viên lớn trong thời kỳ Nazi xâm lược Pháp trong Thế chiến thứ hai và ảnh hưởng khá mạnh tới phong trào kháng chiến thời kỳ này.
Thế nhưng uy tín và ảnh hưởng của đảng này ngày càng đi xuống; năm ngoái không có ứng viên tham gia tranh cử tổng thống.
Dù vậy PCF vẫn là đảng cánh tả lớn nhất nước Pháp.
Trong thời kỳ hưng thịnh nhất, đảng này giành tới 28% số phiếu trong bầu cử Quốc hội và có tới 182 dân biểu.
Chiếc búa là biểu tượng của giai cấp công nhân vô sản và chiếc liềm đại diện cho nông dân.
– Đoàn đại biểu Đảng ta dự Đại hội lần thứ 36 Đảng Cộng sản Pháp (QĐND). Đảng Cộng sản Pháp: Vỡ từng mảng lớn (VOA).- Người nước ngoài đầu tiên được nhập quốc tịch Việt Nam (VNE).
- Lãnh đạo VN chúc mừng Cách mạng Iran (BBC).
***********
***
Owen Hatherley (Guardian, Anh, 12/02/2013) – Biểu tượng búa liềm của cộng sản đã hết số rồi chăng?
Phạm Nguyên Trường dịch
Tin tức về việc Đảng cộng sản Pháp từ bỏ biểu tượng búa liềm và thay vào đó là ngôi sao năm cánh là một cái gì đó lớn hơn sự bối rối về mặt lịch sử. Vấn đề là Đảng cộng sản Pháp vốn là một trong những đảng stalinist điên cuồng nhất và việc họ xóa biểu tượng búa liềm trên thẻ đảng chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với tình cảm của các đảng viên. “Tất cả các đảng viên đều choáng váng”, bí thư đảng bộ thành phố Paris nói như thế. Biểu tượng mà họ vừa từ bỏ là gì và điều đó có ý nghĩa như thế nào?
Búa và liềm là biểu tượng của chủ nghĩa cộng sản, nhưng thời Marx chưa có biểu tượng như thế. Sau Cách mạng Nga, nó được chấp nhận theo từng bước một, đầu tiên là trong các cuộc biểu tình và Hồng quân, sau đó mới trở thành biểu tượng chính thức của Liên Xô vào năm 1922. Biểu tượng ở đây cực kì đơn giản: búa đại diện cho giai cấp công nhân công nghiệp, còn liềm là giai cấp nông dân.
Những giai cấp được coi là giai cấp cầm quyền “trong nước cộng hòa công nông” có thể thấy công cụ lao động chính của họ đã trở thành biểu tượng của quốc gia và phong trào của mình. Có thể đấy chỉ là một sự bịp bợm, nhưng biểu tượng mới lại là lời phê phán thường trực sự bịp bợm ấy. Biểu tượng này là một sự lựa chọn khéo léo – dễ nhớ và dễ vẽ lên các bức tường, bất cứ du khách nào đến Naples hay Athens cũng có thể khẳng định điều đó. Nó còn là lời phê phán rất hữu ích ý tưởng cho rằng cộng sản và quốc xã về bản chất là giống nhau. Chữ thập ngoặc, biểu tượng của quốc xã cũng xuất hiện trong cùng thời gian đó. Nằm 1919, lần đầu tiên biểu tượng này được sử dụng bởi những đơn vị lính đánh thuê cực hữu mà Đảng dân chủ-xã hội Đức dùng để đàn áp phe cộng sản đối lập. Chữ thập ngoặc chẳng nói được điều gì. Nó có thể là biểu tượng của Ấn giáo mà phải là những người thâm thúy như Himmler mới hiểu được, còn đối với Wilhelm Reich thì đấy có thể là hình tượng của sự thăng hoa về mặt nhục dục. Nhưng đối với chủ nghĩa quốc xã và cương lĩnh chính trị của nó thì chữ thập ngoặc chẳng thể hiện được điều gì. Còn búa liềm lại thể hiện một cách rõ ràng: công nhân và nông dân phải cai trị thế giới.
Đây có thể là biểu tượng chính trị quốc tế đầu tiên sau lá cờ tam tài của Pháp, mà có thể đúng hơn là sau Thánh giá của đạo Thiên chúa. Các đảng cộng sản từ nước Moldova đến bang Kerala (Ấn Độ - ND) đều sử dụng biểu tượng búa và liềm, như một lời tuyên bố rằng họ trung thành với học thuyết nhằm xóa sổ hoàn toàn các dân tộc. Việc những tổ chức cánh hữu sử dụng những biểu tượng tương tự cho thấy thành công của nó – trước năm 1980, Đảng lao động (Anh – ND) sử dụng biểu tượng cuốc xẻng bắt chéo nhau, trên nền cờ là từ LIBERTY (Tự do – ND) xóa tan mọi sự nghi ngờ. Thế thì tại sao người ta lại muốn từ bỏ cái biểu tượng mạnh mẽ và rõ ràng như thế?
Thực vậy, tại sao? Đối với nhiều người, và hoàn toàn không có gì làm ngạc nhiên là búa và liềm là đại diện cho những quốc gia độc đảng đã cai trị một số nước từ năm 1917 đến năm 1991 và còn tiếp tục cai trị một vài nước nữa – trong đó, dĩ nhiên, có nước với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Cho nên những người cải cách trong Đảng cộng sản Pháp có thể nghĩ rằng tại sao những người cộng sản trong thế kỉ XXI lại muốn đi đều bước dưới những lá cờ đã được sử dụng bởi chế độ đã từng làm chết đói và bắn bỏ hàng triệu người ở Liên Xô trong những năm 1930, bởi những kẻ từng tuyên bố năm Số Không ở Phnom Penh hay bởi những kẻ tuyên bố rằng “làm giàu là vinh quang”ở Bắc Kinh? Hơn nữa, biểu tượng này đã từng bị một số nước cấm. Ngay cả ở những nước, nơi chủ nghĩa cộng sản vẫn còn được dân chúng ủng hộ trong những kì bầu cử - Đảng cộng sản Czech giành được vị trí số hai trong cuộc bầu cử khu vực địa phương hồi năm ngoái đã buộc phải sử dụng biểu tượng là hai trái anh đào màu đỏ; biểu tượng này cũng thiếu sinh khí chẳng khác gì bông hồng của Đảng lao động (Anh – ND) vậy.
Nhưng những người bảo vệ búa liềm cũng có căn cứ của họ. Đảng POUM, tức là những người cộng sản không theo đường lối của Stalin, trong cuộc Nội chiến ở Tây Ban Nha đã bị NKVD (Dân ủy nội vụ, tức Bộ nội vụ Liên Xô trước đây – ND) đàn áp khốc liệt, đã từng chiến đấu với chủ nghĩa Stalin dưới ngọn cờ búa liềm. Giới trẻ vẽ biểu tượng này ở Italy và Hi Lạp không phải để nhắc nhở người ta về những phiên tòa có tinh trình diễn (ở Moskva hồi những năm 1930 – ND) mà nhằm gợi lên kí ức về xung đột giai cấp và chủ nghĩa bình quân. Nhưng hiện nay búa và liềm tượng trưng cho cái gì? Khác với cây thập tự giá, búa và liềm bị hạn chế trong việc sử dụng. Hiện nay trong các nhà máy cũng chẳng còn mấy người dùng búa nữa, còn từ khi có cuộc cách mạng xanh thì ở nông thôn liềm cũng đã trở thành của hiếm. Một đảng cánh tả khôn ngoan ở đâu đó nhất định phải bắt đầu cuộc đấu tranh cho một biểu tượng mới – nhưng ngay khi bắt đầu làm việc đó, nhất định họ sẽ gặp vấn đề thể hiện hình tượng lực lượng lao động của chủ nghĩa tư bản tân tự do. Có thể là cái tai nghe và cái ống nói của một nhân viên trạm điều phối và cái mũ bảo hộ của người công nhân Trung Quốc chăng? Hay cái áo dạ quang và cái cần điều khiển của băng truyền lắp ráp? Hãy quyết định đi, một biểu tượng dễ vẽ sẽ xuất hiện.
Nguồn: http://www.guardian.co.uk/commentisfree/2013/feb/12/hammer-and-sickle-french-communist-party?INTCMP=SRCH
-
-Ông Võ Văn Ái nói về báo cáo nhân quyền'Đức Giáo hoàng nói riêng với GS Trọng'
Giáo sư Nguyễn Đăng Trúc tin rằng Đức Giáo hoàng Benedict XVI, người vừa tuyên bố từ chức và rời ghế Giáo hoàng vào cuối tháng 2/2012, đã có cuộc nói chuyện riêng với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mà không có sự hiện diện của các phái đoàn hai bên.
Nhà nghiên cứu thần học cho rằng quan điểm của Vatican là dài hạn và có thể sẽ không để một số vấn đề cụ thể trong hiện tại bao phủ hoàn toàn đối sách và chiến lược của Giáo hội đối với nhà nước Cộng sản Việt Nam.
Ở phần đầu cuộc trao đổi với BBC từ Pháp hôm 11/02/2013, Giáo sư Trúc cho hay ông tin rằng Giáo hoàng "ra đi" vì lý do sức khỏe chứ không vì lý do gì khác và rằng việc tuyên bố rời chức vụ của Giáo hoàng vốn tạo thành tiền lệ trong 600 năm qua, là hoàn toàn "bất ngờ" với mọi người. – ‘Đức Giáo hoàng nói riêng với GS Trọng’ (BBC).
Em trai Giáo hoàng nói về vụ từ chức
BBC Tiếng Việt
Ông Georg Ratzinger, em trai Đức Giáo hoàng Benedict, nói Ngài 'tự nhiên, bình thản' báo cho ông biết việc từ chức. Xemmp4. Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem. Bấm vào đây để tải Flash Player mới nhất ...Vatican sáng lòa tia chớp--Anh trai Giáo hoàng nói về vụ từ chức --Giáo hoàng Benedict XVI tuyên bố từ nhiệmVnEconomy- Chặng đường chông gai của Giáo hoàng Benedict XVI (TN). - Phản ứng của thế giới trước quyết định từ nhiệm của Giáo hoàng (Tin tức).- Nghị trường một năm tràn cảm xúc (VnEco).
- Phỏng vấn ông Dương Trung Quốc: Dân có tin dân mới ủng hộ, dân ủng hộ tất sẽ làm được (ĐT). - Khi công bộc gần dân (TN).
Nhà nghiên cứu thần học cho rằng quan điểm của Vatican là dài hạn và có thể sẽ không để một số vấn đề cụ thể trong hiện tại bao phủ hoàn toàn đối sách và chiến lược của Giáo hội đối với nhà nước Cộng sản Việt Nam.
Ở phần đầu cuộc trao đổi với BBC từ Pháp hôm 11/02/2013, Giáo sư Trúc cho hay ông tin rằng Giáo hoàng "ra đi" vì lý do sức khỏe chứ không vì lý do gì khác và rằng việc tuyên bố rời chức vụ của Giáo hoàng vốn tạo thành tiền lệ trong 600 năm qua, là hoàn toàn "bất ngờ" với mọi người. – ‘Đức Giáo hoàng nói riêng với GS Trọng’ (BBC).
- Đức Giáo hoàng Benedict XVI bất ngờ từ nhiệm (TT). – Đức Giáo hoàng Benedito 16 thông báo thoái nhiệm (RFI). –Giáo hoàng Benedict XVI sắp thoái vị (VNE). – Giáo Hoàng bất ngờ tuyên bố từ chức (BBC). – Ðức Giáo Hoàng sẽ từ chức (VOA). – Đức Giáo Hoàng loan báo thoái vị (RFA). – Ðức Giáo Hoàng Benedict XVI tuyên bố từ chức (VOA). – Phản ứng của các lãnh đạo thế giới trước tin Ðức Giáo Hoàng từ chức (VOA). – Thế giới nuối tiếc trước tin Đức Giáo Hoàng Benedict 16 từ chức (VOA). – Cuộc đời Giáo hoàng Benedict XVI (BBC).
- Đức Giáo hoàng Benedict XVI (BBC). – “Giáo Hoàng không hề bảo thủ” (BBC). – Em trai Giáo hoàng nói về vụ từ chức(BBC).- Đức Giáo hoàng kế tiếp có thể đến từ các quốc gia đang phát triển (VOA). – Nhìn lại cuộc đời Giáo hoàng Benedict XVI (VTC). – Giáo hoàng kế nhiệm được chọn như thế nào (VNE). – Người Nigeria hy vọng có Đức Giáo Hoàng gốc châu Phi (VOA).Giáo hoàng kế nhiệm được chọn như thế nàoEm trai Giáo hoàng nói về vụ từ chức
BBC Tiếng Việt
Ông Georg Ratzinger, em trai Đức Giáo hoàng Benedict, nói Ngài 'tự nhiên, bình thản' báo cho ông biết việc từ chức. Xemmp4. Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem. Bấm vào đây để tải Flash Player mới nhất ...Vatican sáng lòa tia chớp--Anh trai Giáo hoàng nói về vụ từ chức --Giáo hoàng Benedict XVI tuyên bố từ nhiệmVnEconomy- Chặng đường chông gai của Giáo hoàng Benedict XVI (TN). - Phản ứng của thế giới trước quyết định từ nhiệm của Giáo hoàng (Tin tức).- Nghị trường một năm tràn cảm xúc (VnEco).
- Phỏng vấn ông Dương Trung Quốc: Dân có tin dân mới ủng hộ, dân ủng hộ tất sẽ làm được (ĐT). - Khi công bộc gần dân (TN).
Tết Quý Tỵ 'trầm' và không 'hào hứng' --- Bức tranh Tết qua cái nhìn của các blogger (RFA).
- Kiến nghị lên trời và sự tích nước Chai (Người Buôn Gió). - - Trưng cầu dân ý hay toàn dân phúc quyết là gì? (Wise Geek/ Gốc sân). – Sự khác biệt giữa thể chế Cộng hòa và Dân chủ là gì?
- Fukuzawa Yukichi – Đánh mất khí tiết, làm hại đến con cái, cháu chắt (Dân Luận).. – Hãy dấn thân để Việt Nam thân yêu có một nền dân chủ thực sự (DĐCN).
- KHÔNG NÊN QUÁ KỲ VỌNG VÀO BAN NỘI CHÍNH (Faxuca).- Toàn chuyện khó hiểu (TTVH).
- Ông Nguyễn Bá Thanh trò chuyện với người dân trên đường hoa xuân (DT).
- PGS.TS Trần Văn Độ, Phó Chánh án TANDTC, Chánh án TAQSTƯ: Quyền tư pháp phải do duy nhất Tòa án thực hiện(Công lý).
- Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Quyết làm cho tội phạm ở TPHCM phải khiếp sợ (LĐ).
-- Bảo vệ chủ quyền số quốc gia: Từ “du kích” đến chuyên trách (ND).
- Phong trào Đông Du xưa và nay (TT).
- Người dân Hà Nội góp ý về sửa đổi Hiến pháp 1992 (TTXVN).
- “Không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng” (LĐ).
Bắc Triều Tiên lại cho thử hạt nhân
Kim Jong-un thách thức Tập Cận Bình?
Philippines tăng thêm tàu tuần tra của Nhật
- Mỹ: Siêu cường năng lượng tiếp theo? (Diplomat/ Gốc sân). – Tôi đã trở thành người Mỹ như thế nào (phần 1) (Phan Ba).
- Phúc trình của Mỹ nêu rõ mối đe dọa tin tặc đối với kinh tế (VOA). – Mỹ tiếp tục chú ý đến hoạt động gián điệp mạng kéo dài (VOA). – Mỹ là mục tiêu chiến dịch tấn công tin học trên quy mô lớn (BBC). . – Joseph S. Nye – Cách mạng thông tin trở thành cách mạng chính trị (Project Syndicate/ Phạm Nguyên Trường).
- Hãy cho chúng tôi một lời khuyên (ĐCV).
- Trần Đức Thảo: Lý thuyết Hiện tại Sinh động như Lý thuyết của Tính Kết hợp (TCPT).