Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

Phong trào Đông Du xưa và nay

-TTXuân - Vào đầu thế kỷ 20, nhà yêu nước Phan Bội Châu khởi xướng phong trào Đông Du, đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập để mong về đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập và xây dựng đất nước.

Phan Bội Châu (1867-1940) (Tư liệu: Shiraishi Masaya)

 Rất tiếc cuộc vận động này đã không thành công. Khoảng 75 năm sau, một phong trào Đông Du khác do Thủ tướng Mahathir Mohamad của Malaysia khởi xướng, mục đích học tập Nhật Bản để phát triển kinh tế. Và họ đã thành công.
Trong thời hiện đại, tại sao Việt Nam đã không làm một phong trào Đông Du mới như Malaysia?
Canh tân đất nước

Cho đến nay Việt Nam cũng đã quan tâm đến thị trường Nhật, có kêu gọi đầu tư từ Nhật Bản nhưng hầu như chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân chính là sau những kêu gọi các công ty lớn sang đầu tư, các ban ngành không tiếp tục quan tâm chỉ đạo việc thực thi những đáp ứng cụ thể từ phía Nhật và không theo sát, chỉ đạo quá trình thực hiện các dự án lớn.

Đầu năm 1905 Phan Bội Châu rời Việt Nam đi Hong Kong, Quảng Châu, rồi Thượng Hải và từ đó lên tàu sang Nhật. Tại đây, Phan tiên sinh gặp Lương Khải Siêu, nhà trí thức có tư tưởng cải cách của Trung Quốc, đang lưu vong ở Nhật. Hai người trò chuyện bằng bút đàm nhưng rất tâm đầu ý hợp.
Cũng vào khoảng đó, Phan Bội Châu viết cuốn Việt Nam vong quốc sử và được Lương Khải Siêu vận động tài chính để xuất bản. Lương Khải Siêu cũng đã giới thiệu ông với các nhà lãnh đạo chính trị Nhật thời đó để họ giúp đỡ Phan Bội Châu thực hiện ý nguyện cứu nước.
Đặc biệt Phan tiên sinh đã gặp Okuma Shigenobu (Đại Ôi Trọng Tín, thủ tướng vào các năm 1898 và 1914 và là người sáng lập Đại học Waseda, nơi người viết bài này đang nghiên cứu, giảng dạy) và Inukai Tsuyoshi (Khuyển Dưỡng Nghị, sau trở thành thủ tướng vào các năm 1931-1932).
Dự định ban đầu của Phan Bội Châu là mong Nhật giúp đỡ về mặt quân sự như cung cấp vũ khí, huấn luyện binh sĩ để chuẩn bị khởi nghĩa. Nhưng Inukai và Okuma khuyên phải đào tạo nhân tài trước, xây dựng một lớp người có tri thức mới và họ sẽ là những người đảm trách cuộc cách mạng giải phóng dân tộc sau này.
Các nhà lãnh đạo Nhật cũng hứa giúp đỡ nếu Phan Bội Châu đưa thanh niên Việt Nam sang du học. Ngoài lời khuyên của giới lãnh đạo Nhật, Phan Bội Châu sau đó cũng đã đọc nhiều sách vở liên quan công cuộc canh tân đất nước thời Minh Trị duy tân cũng như tư liệu, sách vở về nguyên nhân thắng lợi của Nhật Bản trong chiến tranh Nhật-Nga (1904-1905), ông đã hiểu sâu sắc sự cần thiết phải đào tạo một lớp người lãnh đạo mới. Thế là ông tạm thời về nước (giữa năm 1905) mang theo sách Việt Nam vong quốc sử để truyền bá rộng rãi trong dân và kêu gọi người trẻ sang Nhật du học. Phong trào Đông Du đã bắt đầu như vậy.
Tháng 4 - 1906, Phan Bội Châu đưa kỳ ngoại hầu Cường Để, một thành viên trong hoàng tộc nhà Nguyễn, sang Nhật để cùng hoạt động. Tổ chức chính thức ra đời để hoạt động là Việt Nam Duy tân hội do Cường Để làm hội chủ (chủ tịch). Mục tiêu của Phan Bội Châu là sau khi giành độc lập sẽ tham khảo chế độ của Nhật thời Minh Trị duy tân để tổ chức nhà nước theo thể chế quân chủ lập hiến đứng đầu là Cường Để.
Năm 1907 là cao trào của phong trào Đông Du với khoảng 200 thanh niên đã được gửi sang Nhật học. Trong cuộc sống xứ người khó khăn, thiếu thốn, nhưng thanh niên Việt Nam với hoài bão lớn đã ra sức học tập. Nhưng không may thời thế sau đó thay đổi theo hướng bất lợi cho phong trào yêu nước của ta. Các cường quốc tranh giành ảnh hưởng trên thế giới, lúc đối đầu lúc hợp tác để mở rộng hoặc duy trì những thuộc địa đã có.
Với Hiệp ước Pháp Nhật (1907), hai nước bắt tay nhau, trong đó Pháp tôn trọng quyền lợi của Nhật ở Đài Loan, Mãn Châu và Triều Tiên, và để đổi lại Nhật thừa nhận quyền lợi của Pháp tại các thuộc địa ở châu Á. Cuối cùng, theo yêu cầu của Pháp, từ năm 1908 Chính phủ Nhật đã trục xuất du học sinh Việt Nam. Cùng năm tại Việt Nam, Pháp cũng đàn áp những gia đình có con em du học ở Nhật và những người ủng hộ tài chính cho phong trào Đông Du.
Tháng 11-1908, Cường Để bị trục xuất khỏi Nhật. Cuối cùng vào tháng 3-1909, Phan Bội Châu rời Nhật Bản đi Trung Quốc và phong trào Đông Du tan rã.
Nhìn về phương Đông
Khoảng 70 năm sau, một phong trào Đông Du khác ra đời tại Malaysia. Cuối năm 1981, sau khi nhậm chức thủ tướng, Mahathir Mohamad đã phát động chính sách Nhìn về phương Đông mà thực chất là nỗ lực học tập Nhật Bản để phát triển kinh tế. Mahathir đã quan tâm đến Nhật Bản từ trước. Ông khám phá bí quyết làm cho Nhật Bản thành công trong việc phát triển kinh tế là tác phong, tinh thần làm việc của người Nhật và phương thức quản lý doanh nghiệp, trình độ công nghệ của Nhật.
Đặc biệt ông cho rằng thái độ vì tập thể, tinh thần trách nhiệm cao, lòng tự trọng, tính nhạy cảm về sự xấu hổ khi không làm tròn trách nhiệm là những đức tính cao quý của người Nhật mà người Malaysia cần học hỏi. Trong nhiều lần đến Nhật trước khi làm thủ tướng, ông đã quan sát thái độ làm việc của người Nhật ở khách sạn, ở nhà máy và nhiều nơi khác, và thấy những đức tính nói trên được thể hiện một cách linh động.
Với cương vị thủ tướng, Mahathir đã bắt tay vào việc thực hiện ngay chính sách Nhìn về phương Đông này. Một mặt ông gửi du học sinh, lao động trẻ, chuyên viên quản lý các cấp sang Nhật học tập theo các chương trình ngắn, trung và dài hạn, mặt khác kêu gọi công ty Nhật sang Malaysia đầu tư để chuyển giao công nghệ và huấn luyện lao động tại chỗ. Trong 30 năm qua mà chủ yếu là trong nửa đầu của giai đoạn này, Malaysia đã gửi sang Nhật tất cả 15.000 người đi học theo chính sách Nhìn về phương Đông.
Đây là con số rất lớn nếu so với tổng dân số của Malyasia chỉ độ 20 triệu vào thập niên 1980. Trong nỗ lực kêu gọi Nhật Bản đầu tư vào Malaysia, Mahathir đích thân tiếp xúc với các tập đoàn và cam kết tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư nước ngoài. Trong nỗ lực này, nổi tiếng nhất là Mahathir đã thành công trong việc mời công ty mẹ và hơn 50 công ty con của Tập đoàn Matsushita (bây giờ gọi là Panasonic) sang xây dựng ngành công nghiệp đồ điện gia dụng như tủ lạnh, máy giặt, tivi, máy điều hòa không khí... tại Malaysia.
Trong 23 năm làm thủ tướng, với chính sách Nhìn về phương Đông và nhiều cải cách về hành chính, về giáo dục…, Mahathir đã biến Malaysia từ một nước nghèo chuyên sản xuất và xuất khẩu cao su, dầu cọ, khí đốt sang một nước công nghiệp có thu nhập trung bình cao. Riêng các ngành máy móc như đồ điện gia dụng, máy tính,  các sản phẩm công nghệ thông tin... hiện nay chiếm tới trên 50% tổng xuất khẩu của Malaysia. Thu nhập bình quân đầu người của nước này đã lên tới 10.000 USD.
Cơ hội
Nhìn sự thành công của Malaysia, chúng ta không thể không đặt câu hỏi tại sao Việt Nam không phát huy truyền thống của phong trào Đông Du đầu thế kỷ 20 để tranh thủ Nhật Bản đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa? Thật ra, không phải chỉ có Malaysia, hầu hết các nước khác ở châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, thậm chí cả Trung Quốc đều tranh thủ học tập kinh nghiệm phát triển của Nhật Bản và đã thành công, tuy họ không đưa ra một chính sách cụ thể như Malaysia.
Nhìn trong quan hệ Việt-Nhật, trong 20 năm qua, nếu Việt Nam có phương châm rõ ràng, có biện pháp cụ thể và được thực thi mạnh mẽ thì tôi tin nước ta bây giờ đã có một nền công nghiệp hiện đại, phát triển cả bề sâu (bao gồm nhiều sản phẩm trung gian và công nghiệp hỗ trợ) và bề rộng (đa dạng hóa sang nhiều loại máy móc), đủ sức đối phó với các thách thức từ Trung Quốc.
So với Malaysia, Việt Nam có ưu thế hơn nhiều: quy mô dân số và lao động, sự thống nhất về dân tộc, ngôn ngữ, văn hóa, gần gũi với Nhật về địa lý và văn hóa… Nếu Việt Nam tạo môi trường đầu tư thuận lợi và có chiến lược tranh thủ các công ty lớn của Nhật thì nhiều làn sóng đầu tư từ Nhật, kể cả đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sẽ đổ xô vào nước ta.
Trong 20 năm qua, Nhật là nước đi đầu trong việc vận động cộng đồng thế giới nối lại hợp tác, viện trợ cho Việt Nam vào năm 1993 và luôn chiếm giữ vị trí cao nhất trong kim ngạch hỗ trợ kinh tế (ODA) cho Việt Nam. Trước thực trạng môi trường đầu tư của Việt Nam còn nhiều rào cản, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu một thể chế khuyến khích có hiệu quả, họ đã đề khởi Sáng kiến Việt Nhật để cùng với Nhà nước Việt Nam tìm ra các biện pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường. Nhiều đời đại sứ Nhật, kể cả đương kiêm đại sứ, đã và đang cùng với phía Việt Nam tổ chức các nhóm nghiên cứu chung về chiến lược phát triển công nghiệp.
Phong trào Đông Du thời xưa không thành công do sự nghiệt ngã của tiến  trình lịch sử mà Việt Nam không thể cưỡng lại. Phong trào Đông Du thời nay mở ra nhiều cơ hội nhưng ta lại không nắm bắt và đây là vấn đề hoàn toàn do Việt Nam không chủ động chớp thời cơ.


Thành phố Yokohama lúc Phan Bội Châu đến Nhật
Phong trào Đông Du xưa và nay (TT 12-3-13) -- bài GS Trần Văn Thọ
Lê Ngọc Sơn: Chuyện “Thằng Mõ” và truyền thông Việt Nam (viet-studies 12-2-13) ◄
Tết thầy: Nét đẹp văn hóa của người Việt (VnMedia 12-2-13) -- Sinh viên Mỹ rất ngu, không biết tập tục cao quý này.
Nữ GS tiên phong của ĐH tư và chuyện về thời 'mặc quần trái' (GD 12-2-13) -- GS Hoàng Xuân Sính
Ai bảo nhà văn Việt Nam là không đáng thương? Trở thành Hội viên Hội nhà văn Việt Nam: Những cách ăn mừng cảm động (CAND 12-2-13)
Tín hiệu vui cho ngành toán học Việt Nam (ND 12-2-13) --Hơn 2000 bằng thạc sĩ, cử nhân ở ĐH Quốc gia: Hủy hay công nhận? (GD 30-1-13)- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội: Những “vết xước” trên “tấm huân chương” (NCT).
"Đấu tranh" giữa người nuôi chó và cẩu tặc ở Việt Mam: In Vietnam, a battle of the wits between dog owners and dog thieves (Asahi Shimbun 12-2-13)
Người sưu tầm bản đồ: Thang Dinh Tran loves maps and Vietnam. That may put him in the eye of a storm (CSM 8-2-13) --Hương rừng kỷ niệm (CAND 11-2-13) -- Phạm Sỹ Sáu viết về Sơn Nam
Phùng Quán đọc thơ, huyện ủy khóc... (LĐ 12-2-13)
Nhạc sĩ Tôn Thất Lập: Cánh chim bay từ vùng lửa đỏ (LĐ 12-2-13)
Cựu hiệu trưởng mua dâm nữ sinh dạy chữ trong tù (VnEx 12-2-13)
Hãy học tãp Cường Đôla! Cường Đôla xứng danh người chồng, người cha mẫu mực (PN Today 12-2-13) -- Đề nghị ông Rứa, ông Huynh khởi động phong trào thi đua học tập đạo đức Cường Đôla.
Huỳnh Như Phương: Còn đó giấc mơ văn học đỉnh cao (viet-studies 11-2-13) ◄
Nhà nghiên cứu mỹ thuật Nora Taylor: Tâm lý làng xã không phù hợp với nghệ thuật đương đại Việt Nam (TTVH 11-2-13) -- Tôi xin phép không đồng ý.  Nghệ thuật đượng đại không phải là một hệ thống chuẩn mực, chấp nhận cái này, loại bỏ cái kia.  Nó phải là một thực thể đa dạng trong đó tâm lý làng xã (tốt hay xấú) phải có một chỗ đứng.
Về cái sự đi của người Việt... (LĐ 11-2-13) -- Nguyễn Thị Minh Thái trò chuyện với Lê Văn Lan
Nhà Trần Văn Khê ở Sài Gòn (TT 11-2-13)
Nghệ nhân Hồ Thị Hoàng Anh: Vị đại sứ của ẩm thực Huế (TN 11-2-13)
"Hồ hởi"? Bộ trưởng Nguyễn Quân: 'Chặng đường khoa học phía trước còn nhiều gian nan' (VnEx 11-2-13) -- Bộ trường Nguyễn Quân viết: "Cộng đồng nhà khoa học hồ hởi đón nhận Nghị quyết của Đảng"  Tôi không biết chuyện này
Tình đẹp như mơ của nữ giảng viên báo chí (VNN 11-2-13) -- Chuyện rất cảm động..
Nhà văn: Xin đừng tự trói buộc mình (VNN 11-2-13)
Tiếng sét của tôi (TN 11-2-13) -- Ngô Thị Kim Cúc viết về sách
Rượu rắn, rượu Ama Kông... rượu Tết: Uống đủ thế nào? (KT 11-2-13) - Lễ hội chùa Hương: Vừa bị ‘chặt chém’, vừa bị chửi (VTC).  – Người dân “méo mặt” vì bị… chặt chém ngày Tết (PT). 
Công an phường để mặc ăn xin, sư giả "lộng hành"
(Kienthuc.net.vn) - Đội ngũ ăn xin, sư giả nằm ngồi dày đặc suốt đường dẫn lên chùa núi Châu Thới. Điều đáng nói là khi thấy viên an ninh địa phương đi qua, họ đã vô cùng “thân mật”: "Chào chú Lộc!"
Thư viện, văn hóa đọc và đẳng cấp quốc gia (VHNA 13-2-13)
Khi niềm tin 'nhảy lầu', sự lương thiện 'chết sớm' (TP 13-2-13) -- P/v Nguyễn Trần Bạt
Tiến sĩ Việt kiều và chuyên luận về mãi dâm (VNN 13-2-13)
Nữ phó giáo sư 8X đa tài (DT 12-2-13)
Dịch giả Phạm Xuân Nguyên: Văn học Việt, xin đừng hiền quá! (VnMedia 13-2-13)
Năm 2013, đại gia thích 'oai' sẽ không lối thoát (TTVH 13-2-13)
Tản mạn về tư cách nhà văn (VHNA 10-2-13)
Dịch giả trẻ Lục Hương: Tôi thay đổi theo Hà Nội đổi thay (TTVH 13-2-13)
Mathilde Tuyết Trần, người phụ nữ của quá khứ, hiện tại, và tương lai (VOA 12-2-13)
Ký ức đẹp ngày tết Sài Gòn (CAND 12-2-13) Sài Gòn ăn vặt (DNSG 13-2-13)
Gia tăng tình trạng ngộ độc rượu trong dịp Tết Lao động
Bản tin có những nội dung chính sau: Công điện của Thủ tướng yêu cầu tăng cường thực hiện đảm bảo an toàn giao thông trong những ngày nghỉ Tết còn lại và mùa lễ hội xuân; Một số tỉnh phía Bắc xuống đồng sản xuất vụ đông xuân; Cảnh báo gia tăng ...
Tai nạn giao thông tăng vọt trong dịp TếtNgười Việt
Nhiều lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong 3 ngày TếtHà Nội Mới
Thủ tướng yêu cầu giảm tai nạn giao thông trong kỳ nghỉ TếtĐài Tiếng Nói Việt Nam
- HN xử lý hơn 1.000 trường hợp vi phạm giao thông (TTXVN).  – ‘Đau thương’ những cái Tết không trọn vẹn (Tin tức).  – BV Việt Đức tiếp nhận hơn 500 ca cấp cứu trong 5 ngày Tết (CAND).
- Mùng 1 Tết, Phó Giám đốc tá hỏa “nhận quà” 1 quả lựu đạn (NLĐ).
- Vạ vật cùng rác rưởi trong chuyến tàu Tết (VNN).  – Quảng Ngãi: Hành khách vật vờ chờ tàu ra đảo (DV).
- Đầu năm chạy sạt lở đất (TN).
- Thú rừng vẫn bị xẻ thịt tại lễ hội chùa Hương (PT).
- Làm nông ở Mỹ: nghề quý hiếm (SGTT). - RỪNG VÀNG BIỂN BẠC (Văn Công Hùng). - ĐÈN LỒNG ĐỎ SAO VÀNG (Mai Thanh Hải). - - Rộn rã khai hội gò Đống Đa (TP).  – Tưng bừng lễ hội chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa (TN).  - Kỷ niệm 224 chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (DT). – Dâng hương kỷ niệm 224 chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa(QĐND).  - Rộn rã khai hội chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (VNN). – Hội Gò Đống Đa tưởng nhớ vua Quang Trung (Megafun). – Dâng hương kỷ niệm 225 năm Nguyễn Huệ lên ngôi (TTXVN).  - Dâng hương kỷ niệm 225 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế tại núi Bân (SGGP). – Nước Nam anh hùng là có chủ! (DT). - ĐẠO PHẬT ĐANG Ở ĐÂU TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM? (William Truong).- Người bạn lớn của GS Ngô Bảo Châu ‘giải bài toán’ lương giáo viên (GDVN).
- Dùng học sinh khen học sinh (Kiến thức).- Mẹ già 13 năm ngủ ngồi vì sợ con đẻ hành hung? (PLVN).
- Cái Tết hạnh phúc của tử tù thoát chết nhờ niệm Phật (PLVN/ DT).
- Trận chiến giữ những người nuôi chó và “cẩu tặc” ở Việt Nam: In Vietnam, a battle of the wits between dog owners and dog thieves (Asahi Shimbun).
- Những câu chuyện đầy chua xót về tình người (VnMedia).
- Ly kỳ chuyện “cá voi cứu người, chữa bệnh” (DT).
- Hà thành có “Vua săn rắn độc” (DV). - Không nên tin chuyện rắn trả thù (GD&TĐ).
- Suối cá lạ dưới chân núi Trường Sinh (VNE).
- Làm sao cho người Việt tin nhau? (Người Việt). --- “Để những người ngã xuống vì Tổ quốc không ai là vô danh” (DT).
- Thủ tướng ban hành chính sách dành cho cán bộ Đoàn, Hội (TN).
- Thanh niên túm cổ cảnh sát, đập phá xe công vụ (TT). – Côn đồ túm cổ cảnh sát, đập phá xe công vụ(LĐ). - Tìm ‘tên tuổi’ cho 6.000 đồng đội Trung đoàn Tu Vũ anh hùng (NĐT). - Người bưu tá gù cả đời đạp xe đưa “tin” (DT).
- Ớn lạnh ở Bàu Sấu (TP).
- Huyền thoại Ako Dhong – buôn giàu mạnh nhất Tây Nguyên (DV). – Trang phục Hà Nhì mang sắc xanh vùng Tây Bắc (TTXVN). – Bánh láo khoải đón Tết của người Mông (TT). – Theo người Rục săn chuột ‘tuyệt chủng’ (TP/VNN).- Nghề vệ sĩ khác xa phim hành động (TP).

Tổng số lượt xem trang