Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

Nông dân đi tù vì cãi cán bộ xã; Nguyễn Văn Thạnh - Giấy mời và dân chủ

-Nhật ký làm việc với PA61 - An ninh thành phố Đà Nẵng

Nguyễn Văn Thạnh

Từ khi đăng ký tham gia phong trào Con đường Việt Nam, tôi biết việc đó sẽ xảy ra.

15h30 ngày 15/01/2013:
- Cốc, cốc, cốc,….có anh Thạnh ở nhà không?
- Vâng, có tôi đây. Ai đó?
- Em là N công an phường An Hải T, có giấy mời cho anh.
- Mời anh vào nhà.

- Dạ.
Anh công an viên đến đưa giấy mời tôi còn khá trẻ, nhỏ hơn tôi, mặc thường phục chỉ có vớ màu xanh đặc trưng ngành công an.
- Anh là công an sao không thấy mặc quân phục, phù hiệu?
- Dạ, em đưa giấy mời cho anh thôi.
Tôi xem qua giấy mời:
…..
Kính mời: ông (bà) Nguyễn Văn Thạnh
….
Đúng 08 giờ 00 ngày 16.01.2013
Có mặt tại công an Tp ĐN, địa chỉ 80 L.L, quận H.C
Để làm rõ một số vấn đề liên quan đến Câu lạc bộ máu khó đông.
…..
Tôi hơi ngạc nhiên vì Câu lạc bộ Máu Khó Đông tôi và một số bạn thành lập từ năm 2006, lúc còn là sinh viên, để truyền bá thông tin về bệnh máu khó đông và kêu gọi một số chính sách cho bệnh nhân. Câu lạc bộ đã lâu không có sinh hoạt mà chỉ duy trì thông tin tại website:www.maukhodong.org.
- Câu lạc bộ này tôi thành lập đã lâu-gần 7 năm rồi- lâu nay không thấy công an làm việc, nay sao lại mời làm việc?
- Việc này em không biết, em chỉ đưa giấy mời cho anh thôi.
Sau khi mời anh công an ngồi, tôi xem lại giấy mời rồi nói:
- Hiện tại tôi không có thời gian để sáng mai đến trụ ở công an làm việc được.
- Anh là công dân, cơ quan nhà nước có giấy mời anh, anh phải có nghĩa vụ đến làm việc.
- Tôi nghĩ thế này: trong nhà nước pháp quyền-dân chủ, công dân với nhà nước phải bình đẳng. Công dân có công việc, cuộc sống của công dân, nhà nước có công việc nhà nước, công dân đóng thuế để thuê nhân viên nhà nước làm các công việc chung như giữ gìn trật tự, bảo đảm an ninh. Nhân viên nhà nước cũng phải có trách nhiệm với công việc, các anh không thể “thảy” một giấy mời là công dân phải chạy lên để “hầu chuyện”, hình ảnh đó chỉ có thể có ở thời Vua chúa độc tài mà thôi.
- Công dân phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước.
- Tôi nghĩ, tôi là công dân tự do, không phải là tên tội phạm, đây chỉ là giấy mời, tôi chỉ có thể phối hợp làm việc với tinh thần tự nguyện, thiện chí mà thôi. Hiện nay tôi không có thời gian nên không phối hợp làm việc được. Còn nếu các anh muốn tôi bỏ công việc lên để phối hợp với anh các làm việc, nghĩa là được việc cho các anh mà hỏng việc tôi thì các anh phải bồi thường thiệt hại do tôi nghỉ việc, số tiền bồi thường phải dựa trên sự thỏa thuận.
- Vậy anh cứ nhận giấy mời, sáng mai lên cơ quan báo cáo các anh là anh bận. Anh ghé đó 10 phút thôi.
- Không, tôi đang bận, tôi không đi được nên tôi không nhận giấy mời được.
Tôi với anh công an viên đã tranh cãi một lúc về vấn đề trên. Anh công an thì viện lý do anh là đại diện cơ quan nhà nước, đến gửi giấy mời, tôi phải nhận, không có thời gian thì lên hẹn lại. Tôi thì lấy lý lẽ tôi là người tự do, không phải tên tội phạm, trong nhà nước pháp quyền tôi bình đẳng với nhà nước, tôi không có thời gian để hợp tác với chính quyền thì tôi không đi và không nhận giấy mời. Cuối cùng anh an ninh đi về.
Chiều đó tôi có việc đi đến 9h tối mới về.
7h30 tối đó, vợ tôi được anh M, tuyên giáo quận S.T gọi điện mời đi uống café trao đổi một số việc. Trước đó, khi tôi mới tham gia vào phong trào CĐVN công khai tên tuổi thì công an tỉnh có về xã tôi ở Bình Định để tìm hiểu lý lịch tôi xem gia đình, dòng họ có ai theo Ngụy, theo phản động không, việc này gây sức ép rất lớn lên ba má tôi. Ba má tôi liên tục gọi điện cho tôi, thậm chỉ cử em tôi đến đòi tịch thu máy tính để tôi không có phương tiện liên lạc với “phản động”. Không những gây sức ép lên gia đình ở quê, công an còn đến gia đình vợ tôi, đến cơ quan vợ để làm việc. Thời gian đó không khí rất căng thẳng, cả nhà làm như tôi là tên phản động chuyên nghiệp, tên ngu dại làm chuyện bao đồng lo thiên hạ để thiệt thân, sắp bị bắt đi tù tới nơi. Phải tốn một thời gian rất lâu mọi người trong gia đình mới phần nào yên tâm.
Vợ tôi là một giáo viên có năng lực, thuộc diện cảm tình Đảng, nhà trường có kế hoạch kết nạp vào Đảng. Anh M là tuyên giáo quận nên cũng đã nhiều lần làm việc với nhà trường và vợ tôi.
Đi uống café ngoài anh M còn có anh T, cán bộ công an Tp ĐN. Hai anh trao đổi với mục đích vợ tôi về thuyết phục tôi hợp tác làm việc với công an. Được mời đi uống café như thế vợ tôi rất lo lắng.
Tối đó vợ tôi, các em tôi đều rất lo lắng và sợ, cho rằng tôi chống lại lệnh của công an nên sẽ bị bắt. Tôi thì thuyết phục mọi người rằng chẳng việc gì phải sợ, nhà nước cũng phải làm việc theo luật, mình là người tự do, mình có quyền từ chối làm việc theo giấy mời, với lại mình phải làm thế để họ biết là nhà nước pháp quyền thời nay khác với thời vua chúa. Họ cần phải tôn trọng công dân, tôn trọng thời gian, cuộc sống, công ăn việc làm, lâu nay nhiều người sạt nghiệp vì bị mời đi làm việc mà không biết quyền từ chối của mình.
Tôi chẳng có gì phải sợ.
15h chiều ngày hôm sau 16.01.2013.
- Cốc, cốc,… có anh Thạnh ở nhà không?
- Có, ai đó.
- Chúng tôi là công an Tp, công an phường đến làm việc với anh.
- Mời các anh vào nhà, đợi tôi thay đồ xíu.
Tôi mời họ vào nhà, họ lần lược giới thiệu tên, gồm có công an phường, công an khu vực, công an phòng PA61, đại diện tổ dân phố. Trong đó công an phường, công an khu vực có mặc quân phục, mang số hiệu, một người tự giới thiệu là thượng tá thuộc phòng PA61 chỉ mặc thường phục.
Họ đưa tôi giấy mời như hôm trước, giấy mời ghi “mời lần 2”, yêu cầu tôi 8h sáng hôm sau lên công an Tp làm việc. Lần này có nhiều công an, có cán bộ cao cấp, có đại diện tổ dân phố nên họ có vẻ làm căng, hùng hổ, họ nhân danh nhà nước, họ nói công dân có trách nhiệm làm việc khi nhà nước có giấy mời.
Với lý lẽ như hôm trước, tôi bác bỏ kiểu quan hệ bất bình đẳng, muốn làm “ông nội” của nhà nước, tôi kiên quyết không nhận giấy mời, không đi làm việc. Họ lập biên bản việc tôi không nhận giấy mời, họ yêu cầu tôi ký vào. Tôi yêu cầu được nhận một bản sao biên bản nhưng họ không đồng ý. Họ nói tôi từ chối nhận giấy mời của cơ quan nhà nước, họ lập biên bản và tôi không có quyền giữ biên bản. Tôi lý luận rằng nhà nước và công dân bình đẳng, biên bản này có liên quan đến tôi nên tôi có quyền giữ một bản, nếu không tôi không ký, cuối cùng tôi không ký và họ về.
Mục đích của tôi là muốn cho họ thấy là cơ quan công quyền cần thay đổi quan điểm, cần tôn trọng công dân, nếu muốn hợp tác thì thỏa thuận trước với công dân, không thể thảy giấy mời là công dân phải đi làm, điều này rất vô lý, gây ảnh hưởng rất lớn đến công việc người dân, tạo ra cơ hội sách nhiễu, lạm quyền của cơ quan nhà nước.
Cả nhà rất lo lắng nhưng tôi thì bình thường.
Hai hôm sau, buổi sáng vợ tôi được một thầy phụ trách bên Chi bộ trường mời đi uống café, biết có việc liên quan tôi nên vợ đề nghị tôi đi cùng, vợ tôi cũng gọi điện mời anh M đi luôn.
Buổi café diễn ra trên tinh thần vui vẻ, mỗi bên đều nói lên quan điểm của mình. Sau buổi café tôi đồng ý sẽ sắp xếp thời gian để làm việc với cơ quan an ninh, thể hiện trách nhiệm, thiện chí công dân và cũng là để cơ quan an ninh hiểu công việc của tôi hơn. Hơn nữa tôi đang thuê trọ, vợ tôi làm việc cho nhà nước nên cũng không muốn gây căng thẳng với cơ quan an ninh.
8h sáng, ngày 22.01.2013 tôi đến trụ sở công an phường An Hải T. Tiếp tôi có anh T, anh C, xưng là công an PA61-công an TP Đ.N. Tôi hỏi về quân phục và số hiệu, hai người bảo làm việc không cần mặc quân phục, tôi yêu cầu đọc số hiệu, họ nói có nói cũng không để làm gì. Tôi nói như vậy là không chuyên nghiệp, thời buổi lừa đảo khắp nơi ai biết được thật giả lẫn lộn. Họ có đọc số hiệu của họ nhưng tôi không quan tâm lắm vì không có gì để kiểm chứng. Tuy nhiên tôi vẫn vui vẻ ngồi vào bàn làm việc.
Họ đặt máy quay hình, tôi ngồi đối diện, anh T ghi biên bản, anh C hỏi tôi. Tôi cũng dùng máy điện thoại để ghi âm cuộc làm việc vì tôi biết ngành an ninh VN có thành tích tráo trở rất đáng ngờ. Các câu hỏi đáp liên quan đến quá trình tôi có ý tưởng đến việc thành lập câu lạc bộ máu khó đông, hoạt động, đóng góp của tôi vào việc truyền thông căn bệnh này trong xã hội. Vai trò của tôi trong việc thúc đẩy thành lập Hội rối loạn đông máu di truyền Việt Nam, những thành quả mà hiện nay người bệnh máu khó đông hưởng được so với trước kia,….
Cuối buổi làm việc, họ hỏi tôi đọc báo mạng ở các web, blog nào, có dùng facebook không? Tôi cũng kể vài web hay vào xem như: thanhnien, tuoitre, truongduynhat và nhiều blog khác nhau.
Đến 10h 30 tôi đề nghị về với lý do tôi có việc bận. Họ đề nghị 14h buổi chiều làm việc tiếp. Tôi không đồng ý vì tôi là công dân tự do, không phải tội phạm, tôi có công việc của tôi, tôi sắp xếp được thì hợp tác, không thì hẹn khi khác. Lại xảy ra tranh luận giữa tôi với họ. Họ bảo tôi có nghĩa vụ hợp tác vì họ làm việc là đại diện cho nước, tôi là công dân phải có trách nhiệm làm việc. Tôi bác bỏ với lý lẽ công dân đóng thuế để mướn các anh lo việc an ninh cho xã hội, nhiệm vụ của các anh là phải theo dõi, điều tra, tìm hiểu, phải làm việc mình tốt nhất chứ không phải bắt công dân “hầu” mình. Công dân còn phải sống, làm ăn có thu nhập để đóng thuế. Sẽ như thế nào nếu các anh cứ lười nhác ngồi đây gọi công dân hầu mình? Họ đuối lý nên xuống giọng hỏi tôi “vậy khi nào anh có thể làm việc được”. Đang bực tức tôi đáp “tôi chưa biết, khi nào tôi sắp xếp được thì sẽ liên lạc lại”. Họ bảo tôi đừng làm căng thẳng làm gì, cũng nên hợp tác giúp họ tìm hiểu vài thông tin để hoàn thành nhiệm vụ. Tôi suy nghĩ lát rồi hẹn họ sáng thứ 6 (25.01.2013).
Cuối buổi làm việc, sau khi đọc qua biên bản do anh T ghi, tôi có ký xác nhận những lời nói của mình.
Hai bên vui vẻ đồng ý, tôi ra về.
Tôi biết mục tiêu của họ là muốn hỏi tôi những việc khác chứ không phải câu lạc bộ máu khó đông. Câu lạc bộ này tôi lập cách đây gần 7 năm để truyền bá kiến thức bệnh máu khó đông và vận động các chính sách cho đối tượng bệnh này trên toàn quốc. Thời gian tồn tại cả 7 năm chẳng ai quan tâm nay khi không lại tìm hiểu? Tôi biết mục đích của họ nhưng tôi chẳng việc gì phải sợ.
Ngày thứ 5, anh T gọi điện cho tôi thông báo là cơ quan có việc bận, không làm việc được theo hẹn nên muốn hẹn lại buổi khác, anh hỏi tôi khi nào làm việc được. Tôi suy nghĩ lát rồi trả lời có thể sáng thứ 2 (28.01.2013).
8h sáng thứ 2 ngày 28/01/2013 tôi đến trụ sở công an phường An Hải T, hai anh T và C đã đợi sẵn, vẫn ăn mặc thường phục, không phù hiệu. Sau một màn chào hỏi nhau, bắt đầu ngồi làm việc. Họ vẫn bố trí máy ghi hình, vị trí ngồi làm việc vẫn như buổi trước. Tôi vẫn dùng điện thoại để ghi âm. Bắt đầu buổi làm việc tôi xin phát biểu trước.
Tôi nói “tôi đến đây làm việc không phải là một tên tội phạm hay một người mất tự do, tôi đến làm việc với một thiện chí của một công dân mong muốn cùng cơ quan nhà nước hoàn thành công việc trị an chung. Buổi làm việc hôm trước anh có ghi hình và có lập một biên bản, tôi có ký vào biên bản đó, để bảo đảm công bằng tôi đề nghị được sao lưu file ghi hình và biên bản để giữ”.
Bị bất ngờ, hai anh công an bảo “anh là công dân, chúng tôi là đại diện nhà nước, chúng tôi mời anh làm việc, anh có nghĩa vụ hợp tác, anh không có quyền đòi hỏi tài liệu làm việc”.
- Nếu anh nhân danh nhà nước, thì tôi nhân danh công dân, nhân dân. Trong nhà nước pháp quyền: nhà nước và công dân phải bình đẳng trước luật pháp. Tôi hợp tác làm việc với anh để ra một tài liệu chung, tôi đã ký xác nhận, anh giữ một bản thì tôi có quyền giữ một bản. Đây không những bảo đảm nguyên tắc bình đẳng mà còn là cơ sở bảo đảm an toàn cho công dân. Các anh nên biết thêm là trong nhà nước pháp quyền, vị trí công dân là vị trí vững chắc nhất. Tất cả các vị trí còn lại được sinh ra là để phục vụ, bảo vệ vị trí này. Các anh có thể là cán bộ nhưng rồi các anh cũng sẽ nghỉ hưu, các anh cũng là công dân, gia đình, người thân các anh cũng là công dân. Chúng ta cần làm việc có nguyên tắc, nguyên tắc trên hết là tôn trọng, phục vụ công dân, có như vậy xã hội, đất nước mới tốt đẹp, người dân mới có tự do.
- Luật pháp không qui định chúng tôi cung cấp tài liệu làm việc cho anh.
- Đây là quá trình tự nguyện làm việc, chứ không phải tôi là tội phạm. Nếu anh đồng ý yêu cầu của tôi thì chúng ta làm việc tiếp, nếu không tôi xin dừng tại đây để tôi đi gặp đại biểu quốc hội của tôi hoặc tôi gửi thư cho quốc hội để làm rõ tại sao lại có điều luật bất công đến như vậy. Khi nào có sự công bằng giữa nhà nước và công dân thì tôi mới làm việc được.
- Anh Thạnh, tôi nói với anh điều này. Anh không là gì cả, anh chỉ là một hạt cát nhỏ trong đất nước, anh là thiểu số, anh phải phục tùng đa số. Luật đã qui định, anh phải chấp hành pháp luật.
- Đúng, tôi chỉ là hạt cát nhỏ, không là gì cả nhưng chúng ta phải trân trọng từng hạt cát, chúng ta không thể vứt đi. Về việc thiểu số phục tùng đa số là một nguyên tắc của nền dân chủ, tuy nhiên không phải thiểu số phục tùng đa số vô điều kiện, thiểu số phải có quyền của họ. Sẽ như thế nào nếu 90% nhân danh điều gì đó ra quyết định giết 10% còn lại? Thật phi lý 10% chấp nhận chết. Còn về vấn đề luật pháp, đúng ra tôi có thể yêu cầu các anh trưng ra điều luật nào qui định như vậy. Tuy nhiên tôi nghĩ cũng không cần thiết. Luật pháp luôn luôn thiết lập điều mới hoặc sửa chữa cho phù hợp cuộc sống. Hiện nay, ở nước Việt Nam này, Quốc Hội là cơ quan quyền lực nhất, cơ quan có quyền ra luật và sửa luật. Đại biểu Quốc Hội là người tôi bầu và ủy quyền cho họ làm việc này, tôi là công dân, tôi thấy luật thiếu sót hay bất công tôi phải gặp họ để hỏi, để đề nghị thêm hay sửa luật. Nếu Quốc Hội chưa có kỳ họp thì tôi viết thư cho thường vụ Quốc Hội việc này. Khi nào có luật pháp công bằng thì tôi hợp tác làm việc với các anh, không thì tạm dừng lại.
Chúng tôi tranh cãi với nhau, thấy đuối lý, họ bảo tôi ngồi đó đợi họ tý, hai người đi ra ngoài. Tôi ngồi lát rồi đi ra, vừa bước chân ra, có một anh công an hỏi tôi đi đâu. Tôi trả lời “tôi là công dân tự do, tôi đến đây hợp tác làm việc, tôi không phải tên tội phạm, không còn làm việc tôi có thể đi”.
- Mời anh vào phòng làm việc, tôi được phân công ngồi đây với anh đợi lãnh đạo hội ý.
Tôi với anh công an đó ngồi với nhau tầm 15 phút thì cửa mở, 3 người bước vào. Ngoài hai người làm việc với tôi, một người đứng tuổi lịch sự, nhã nhặn xưng là thượng tá P. A, cán bộ phòng PA61, công an TP ĐN. Tôi trình bày lại yêu cầu của tôi với lời lẽ như trước.
Anh thượng tá này đồng ý, bảo không quay phim (tự tay anh tắt và cất máy quay), không lập biên bản, chỉ làm việc miệng, mục đích là trao đổi, tôi giúp họ tìm hiểu một số vấn đề họ đang quan tâm. Anh P.A cũng đồng ý vấn đề sao lưu nhưng ngày mai sẽ cung cấp.
Với sự cởi mở và đồng ý như vậy, tôi tiếp tục trao đổi với họ. Họ bắt đầu hỏi tôi những vấn đề liên quan đến mạng internet, đến website. Ban đầu liên quan đến vấn đề máu khó đông như: đọc tài liệu ở đâu? Hay vào web nào?....từng bước chuyển sang chủ đề khác như facebook, blog,…. Tôi biết ý của họ là dần đến cái đích là thông tin về phong trào Con đường Việt Nam. Và đúng là đã đến lúc như vậy:
- Anh có biết Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức không?
- Biết, tôi có vô gặp anh Long và gia đình anh Thức.
- Anh biết khi nào?
- Tôi biết khi nổ ra vụ án trộm cắp cước viễn thông nhưng sau đó các anh lại bị tuyên án hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân. Thấy lạ tôi lên mạng tìm hiểu và biết phần nào sự thật về vụ án. Nhất là khi đọc các bài do các anh viết, phân tích về khủng hoảng kinh tế, tôi khâm phục sự dũng cảm, trí tuệ và tấm lòng của các anh. Sau khi anh Long ra tù, có dịp công tác trong Sài Gòn tôi ghé thăm anh. Lúc đó anh đang chăm sóc mẹ anh bị bệnh ung thư, tôi khâm phục anh vì sự hiếu thảo.
- Anh có biết họ bị phạm tội? Anh nghĩ gì về tội của họ?
- Tôi không có thông tin đầy đủ nên không thể nói được, tuy nhiên lịch sử cho thấy nền tư pháp Việt Nam không độc lập và có tiền sử dựng chuyện nên không đáng tin cho lắm. Nói hiểu rõ tất cả về con người và tính cách thì tôi không biết đầy đủ, tuy nhiên tôi ngưỡng mộ các anh đó ở một số điểm như anh Long ở sự hiếu thảo, sự dấn thân, anh Thức ở kiến thức kinh tế rộng và sự dũng cảm. Tôi thấy rất tiếc và tức giận là những cảnh báo của anh không được lắng nghe để bây giờ khủng hoảng kinh tế trầm trọng, phá sản, thất nghiệp, trộm cắp như rươi. Tôi nghĩ đến thăm các anh không vi phạm pháp luật.
- Anh thấy đấy, nước ta được như hôm nay rất là mừng, trước dân ta rất khổ. Việc khủng hoảng kinh tế không chỉ có ở nước ta, châu Âu, Mỹ cũng đang khốn đốn.
- Tôi nghĩ anh đã nhầm lẫn triệu chứng với nguyên nhân, như các anh nói thì bất kỳ một nước châu Phi nghèo đói, độc tài nào cũng có thể vênh váo nói rằng ở đâu cũng có đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, mọi nơi cũng như họ.
- Cũng có người hết lòng với đất nước nhưng cũng có nhiều kẻ cơ hội, đầu cơ chính trị, phản động chống phá đất nước.
- Theo tôi, việc theo dõi bọn phản động, cơ hội chính trị là việc của các anh, tôi là công dân tôi có quyền đến thăm, giao lưu bất cứ ai miễn điều tôi làm pháp luật không cấm.
- Trước khi mời anh lên đây làm việc, chúng tôi đã biết một số thông tin về anh, xã hội bây giờ rất phức tạp, con người có lúc này, lúc khác, nếu chúng ta không cảnh giác thì sẽ đi vào tội lỗi.
- Tôi xin cảm ơn. Hiện nay tôi là một người trưởng thành, thần kinh bình thường, tôi có thể suy nghĩ để hành động, để chịu trách nhiệm về bản thân mình. Tôi biết một công dân có quyền làm bất cứ điều gì luật pháp không cấm.
- Chúng tôi cũng chỉ muốn tốt cho anh.
- Xin cảm ơn, nhưng tôi biết cái gì đúng, cái gì sai. Nếu các anh quan tâm quá tôi thấy mất tự do.
- Anh nghĩ thế nào về các ông Long, Thức, họ có thật lòng yêu nước?
- Tôi giả thuyết thế này: anh là một cô gái xinh đẹp, có chàng trai đến tán tỉnh nói yêu anh. Anh ta yêu anh thật hay chỉ âm mưu chiếm đoạt anh, có trời mới biết, đúng không? Sông sâu còn có máy dò, không ai lấy thước mà đo lòng người. Tôi nghĩ chỉ có tôn giáo mới bắt con chiên xưng tội, và tìm hiểu tư tưởng con người. Nền pháp trị sẽ không như thế. Với tôi, họ yêu nước thật hay cơ hội, tôi không quan tâm và nếu quan tâm thì cũng không thể biết nổi, tôi chỉ thấy ở họ có những điểm hay thì tôi khâm phục, giao lưu, còn họ có điểm xấu thì pháp luật chế tài. Việc theo dõi phản động, cơ hội chính trị là việc các anh, tôi mong các anh làm tốt, nhưng phải cẩn thận và trách nhiệm đừng để trông gà hóa cuốc làm hại người yêu nước chân chính.
Trao đổi thêm vài câu hỏi đáp linh tinh nữa, lấy lý do bận việc, tôi đề nghị dừng buổi làm việc. Lúc đó 9h30. Họ bảo còn một vài thông tin họ muốn biết, hỏi tôi là có thể làm việc vào lúc nào? Tôi trả lời là sáng thứ 6 ngày 01.02.2013. Tôi nói với họ là tôi không rảnh và có nhiều thời gian, tôi chỉ có thể tình nguyện hợp tác có giới hạn chứ không thể kéo dài miết, thật bất công một bên được nhà nước trả lương hậu hĩnh, còn một bên phải kiếm sống. Các anh ăn tiền thuế thì phải làm việc có trách nhiệm chứ không phải bất tài rồi lại hành dân.
- Họ nói: chúng tôi làm việc để bảo vệ an ninh đất nước.
- Tôi: vậy tôi còn phải làm việc để sống, để đóng thuế xây dựng đất nước.
Theo lịch hẹn sáng thứ 6 ngày 01.02.2013, tôi đến trụ sở công an phường A.H.T, làm việc với tôi cũng là hai cán bộ công an: T và C.
Bắt đầu làm việc, tôi yêu cầu được nhận bản sao biên bản làm việc và file video như cam kết. Họ bắt đầu đổi ý, họ lại vịn vào lý do là pháp luật không qui định cung cấp các tài liệu này. Tôi rất bực mình, tôi nói thỏa thuận không được tôn trọng thì tôi không thể làm việc. Lại xảy ra tranh cãi. Tôi kiên quyết không làm việc nếu không cùng giữ chứng cứ.
Thấy căng thẳng, anh thượng tá P.A lại vào, sau một hồi nói về trách nhiệm công dân, trách nhiệm đất nước, anh này còn ám chỉ là tôi không chỉ sống cho mình tôi mà còn vợ, anh em,…. làm trong cơ quan nhà nước, đừng để ảnh hưởng đến người thân. Tôi biết thâm ý trong lời nói đó, tuy nhiên tôi lại lấy lý lẽ như trước và đòi phải được giữ chứng cứ.
Cuối cùng họ nại lý do là ngành họ có qui định không được sao lưu biên bản, họ chỉ có thể đồng ý hủy biên bản và video. Thấy họ thỏa hiệp, tôi cũng không muốn làm căng thẳng, tôi đồng ý phương án này. Chúng tôi lập biên bản cho vấn đề này, trong biên bản ghi rõ video và biên bản đó không có giá trị gì.
Sau khi lập biên bản xong, chúng tôi bắt đầu làm việc.
- Ngoài tham gia hoạt động câu lạc bộ máu khó đông, anh còn tham gia tổ chức nào không?
Tôi biết họ lân la bắt đầu cái mà họ muốn.
- Tôi không tham gia tổ chức nào cả, tuy nhiên tôi có tham gia rất nhiều diễn đàn, ví dụ diễn đàn tin học, diễn đàn “tán gái”, và một số diễn đàn thảo luận khác như Phong trào con đường Việt Nam.
Nghe đến đây, họ vui vẻ hẳn ra, có vẻ như đơm trúng lưới.
- Anh tham gia phong trào con đường VN khi nào?
- Tôi nghĩ thế này, anh mời tôi lên đây làm việc ghi rõ là “làm việc về câu lạc bộ máu khó đông”, chúng ta cần tập trung nội dung như trong giấy mời, anh không thể mời một đằng làm việc một nẻo.
- Ngoài thông tin câu lạc bộ máu khó đông, chúng tôi còn muốn tìm hiểu về một số việc khác, anh phải có nghĩa vụ trả lời cho cơ quan an ninh.
- Tôi nghĩ tôi không có nghĩa vụ như vậy, anh mời tôi vấn đề gì tôi hợp tác vấn đề đó, anh muốn tôi làm việc khác thì phải ghi rõ trong giấy mời, nếu không có thì thôi.
- Ok, tôi mời anh lên đây làm việc vấn đề an ninh. Vấn đề an ninh không chỉ là câu lạc bộ máu khó đông.
- Vậy anh phải có giấy mời cho việc này.
- Anh yêu cầu giấy mời thì được thôi, nhưng năm hết, tết đến rồi, chúng tôi còn rất nhiều việc, chúng tôi còn phải lo bảo đảm an ninh cho bà con đón tết. Anh cần giấy mời khác thì chúng tôi đáp ứng ngay nhưng anh cố gắng hợp tác làm việc ngày nay cho xong.
Thấy cũng không nên căng thẳng, tôi đồng ý làm việc sau khi họ gọi điện cho bộ phận chuyên môn mang cho tôi một giấy mời làm việc mới, đóng dấu đỏ chói, mục làm việc ghi “làm việc về vấn đề an ninh”, thâm tâm tôi sẽ lấy giấy mời này chụp ảnh minh họa cho bài viết này (tuy nhiên sau đó họ không cho tôi giữ lại giấy mời, lý do họ đưa ra là tôi phải mang giấy mời đến cơ quan, cơ quan lại thu hồi giấy mời. Nghe cũng có lý nhưng thật lòng vòng. Tôi đề nghị vậy phải photo cho tôi một bản. Con dấu trở nên đen sì, không còn đỏ chót như trước).
- Anh tham gia phong trào Con Đường Việt Nam khi nào?
- Tôi không nhớ rõ lắm, tầm tháng 7, tháng 8 gì đó.
- Sao anh biết nó (PT), anh có liên lạc trước đó với ông Long, ông Thức không?
- Bây giờ tin tức như thác lũ trên mạng, một ngày facebook tôi cập nhật tin tức về phong trào, sau khi xem kỹ thông tin về nó: chủ trương, mục đích, cách thức tham gia,…. thấy chủ đề cổ xúy của phong trào là “quyền con người” tôi thấy rất hay, cái mà lâu nay không ai nói cho tôi biết. Tuy nhiên tôi cẩn thận tìm hiểu qui định của hiến pháp, pháp luật VN hiện hành và các công ước quốc tế mà VN tham gia, tôi thấy PT hoàn toàn không qui phạm hiến pháp, pháp luật VN. Một thông tin đặc biệt giờ tôi mới biết là VN đã tham gia công ước quốc tế về quyền con người từ năm tôi sinh-1982-vậy mà học xong đại học tôi cũng không biết, tôi còn biết khi VN ký tham gia công ước thì phải tôn trọng thực thi, nếu pháp luật VN có mâu thuẫn thì thực hiện theo công ước trước. Điều này chứng tỏ pháp luật VN còn thua cả công ước và thật sự tôi thấy pháp luật VN có nhiều điều rất là vớ vẩn nếu so với thế giới văn minh hiện đại.
Họ có vẻ khó chịu với điều tôi nói vừa rồi, họ đánh lảng sang một câu hỏi khác
- Anh tự tham gia hay được mời gọi?
- Tôi thấy tin trên mạng, đọc, tìm hiểu và tự tham gia. (Họ hỏi nhiều câu xoáy vào chuyện này, có vẻ họ muốn tìm một cứng cớ về sự lôi kéo chẳng hạn).
- Anh tham gia PT với vai trò gì, có phải là thành viên không?
- PT không chủ trương là một tổ chức, một đảng phái, người tham gia không có liên hệ chặc chẽ như các thành viên Đảng Cộng sản. Người tham gia thấy thích, thấy PT hợp với mình thì tham gia, không thích thì thôi, không có ràng buột gì hết. Cái chữ thành viên một phong trào trên mạng nó khác hoàn toàn một thành viên như chúng ta thường thấy trong cuộc sống, ví dụ là một thành viên ĐCS, anh có rất nhiều ràng buộc, anh phải trung thành, phải có trách nhiệm, phải có kỷ luật,…. còn thành viên trên mạng thì không thế, anh có thể đăng ký tên, nick thì đã là thành viên. Anh có thể sinh hoạt thường xuyên nếu anh thích, chán thì anh có thể không tham gia nữa. Rất tự do, rất lỏng lẻo. Là thành viên của PT, tôi có thể chia sẻ, đọc tin tức, nhận xét, viết bài có chủ đề về quyền con người, cũng có thể thời gian dài tôi không tham gia do bận công việc hoặc tôi cảm thấy không thích thú, không có gì ràng buộc tôi cả.
- Anh có biết hết những người tham gia PT không? Họ là ai, làm gì anh có biết không?
- Tôi tham gia PT là trên quan điểm nội dung nó khởi xướng, cổ xúy chứ không phải tham gia một tổ chức, đảng phái. Ai, làm gì, tôi không quan tâm, miễn họ có cùng suy nghĩ về quyền con người giống tôi là được. Như anh thấy đấy, xã hội rất đa dạng, nhiều khi anh kết bạn, giao lưu, hợp tác làm ăn với một người vì thấy họ “hợp” với mình một điều gì đó, còn cuộc sống họ làm sao mình biết hết được, miễn lĩnh vực họ đến với mình không phạm pháp là được, còn chuyện khác họ phạm pháp thì có nhà nước chế tài. Xưa nay tôi thấy an ninh VN hay suy diễn: chơi với một người mà nếu phát hiện họ xấu là anh cũng xấu, họ là tội phạm thì anh cũng là tội phạm,….tôi nghĩ ngày nay không thể như thế được khi mà xã hội vô cùng đa dạng, con người có rất nhiều hoạt động, chúng ta không thể biết hết được, chúng ta chỉ có thể thấy hợp điểm nào thì chơi điểm đó. Còn họ phạm luật ở đâu thì nhà nước tóm cổ và trừng phạt ở đó. Tất nhiên trong PT tôi có biết một vài người như bác Huỳnh-bố anh Thức hay anh Long,….
- Anh tham gia có được nhận tiền không?
- Tôi tham gia với sự tình nguyện, tôi thấy PT cổ xúy quyền con người, hợp với suy nghĩ tôi thì tôi tham gia, nếu sau này PT không còn hợp nữa thì không tham gia. Còn chuyện tiền bạc thì anh em quen biết nhau có thể mượn tiền qua lại như chuyện cá nhân, bạn bè mượn tiền nhau.
- Là một người từ quê ra đây sinh sống, anh còn ở nhà trọ, sao không lo làm ăn mà tham gia vào phong trào, có thể gặp nhiều rắc rối? Anh có học, vợ anh cũng có năng lực, nếu phấn đấu thì thành công rất lớn, đối tượng như anh có thể được TP hỗ trợ, anh có hộ khẩu chưa?
- Tất nhiên là chuyện làm ăn là chuyện lớn của mỗi người, chúng ta trước phải sống cho người thân: gia đình, bố mẹ, vợ con. Tuy nhiên tôi thấy, trong một đất nước người trí thức, hiểu biết không phải là nhiều, chúng ta cần có trách nhiệm với cuộc đời. Như tôi, lúc khó khăn được rất nhiều người giúp đỡ, khi tôi bị chảy máu (tôi bị bệnh máu khó đông, rất hay xuất huyết trong) thì dòng máu tôi truyền cũng được nhiều người-họ là đồng bào-hiến máu cho, có thể rất nhiều người trong số họ rất nghèo, cuộc sống khó khăn, nếu những người như tôi im lặng, làm ngơ thì ai lên tiếng cho họ, làm sao đất nước có công bằng, phát triển để người nghèo đỡ khổ?
- Tất nhiên là đất nước nào cũng có vấn đề của nó, châu Âu, Mỹ cũng vậy, rồi cũng sẽ được khắc phục và tốt dần lên (lý sự cùn kiểu này tôi rất hay gặp ở những người ủng hộ đảng, suy cho cùng thì họ đuối lý nên quơ càng quấy vá mà thôi). Tham gia phong trào, anh có viết bài không?
- Có, tôi có viết một số bài.
- Anh viết bài với nội dung gì?
- Tôi viết nhiều nên không nhớ, có thể xoay quanh các chủ đề như quyền con người, luật pháp, một số bài liên quan đến các nhân vật tôi ngưỡng mộ như Kim Ngọc, Trần Huỳnh Duy Thức.
Nghe đến chuyện tôi viết bài họ có vẻ rất mừng, họ hỏi xoáy như cố móc ra một số bài tôi viết. Tôi trả lời là tôi viết nhiều, đã lâu nên không nhớ được, tùy theo sự kiện, cảm xúc mà tôi viết.
Họ lấy trong cặp ra 4 bài in sẵn lấy từ web con đường VN và dân luận: “từ Trần Huỳnh Duy Thức nghĩ về Kim Ngọc”, “luật pháp và kẽ hở của luật pháp”, “quyền con người hay số phận”, “quyền con người-vũ khí chống cường quyền”, họ hỏi tôi có phải tôi viết những bài này không? Tôi xem qua thấy tiêu đề và nội dung là của tôi. Tôi trả lời đó có thể là bài tôi viết vì tiêu đề và nội dung tổng quát thì tôi nhớ, còn chính xác từng câu chữ có thêm bớt thì tôi không thể nhớ được.
Lấy lý do đến giờ tôi làm việc khác, tôi đề nghị dừng buổi làm việc, họ có vẻ không hài lòng nhưng như các lần trước, họ đồng ý.
- Anh thấy đó, chúng tôi làm việc rất thoải mái, rất tôn trọng anh, giờ giấc do anh quyết định, chúng tôi chỉ muốn tìm hiểu và giúp anh, không có ý hại anh, anh cần phải tin chúng tôi, anh không cần căng thẳng, cảnh giác.
- Tôi không có gì phải căng thẳng. Lê nin đã nói “tin tưởng là tốt nhưng kiểm soát còn tốt hơn”, tôi là fan của Lê nin nên tôi phải kiểm soát vấn đề, việc tôi đòi giữ một bản sao tài liệu làm việc cùng là để kiểm soát vấn đề. Là một kỹ sư, tôi quan tâm đến hệ thống: trong một hệ thống tồi thì vài chi tiết tốt cũng bỏ của. Các anh có thể là người tốt, nhưng biết đâu mai các anh bị chuyển đi nơi khác, một người lạ đến làm việc, họ không tốt, họ có âm mưu xấu, muốn dựng chứng cứ hại tôi thì sao?
Nghe tôi nói thế, sếp cao nhất ở đó nói:
- Một nhà nước luôn muốn tốt cho công dân mình, không bao giờ muốn hại công dân mình,…
- Trước tôi có thể tin câu đó nhưng nay thì tốt hơn là nên cảnh giác, kiểm soát hơn là tin tưởng. Nói thật quê tôi có rất nhiều vụ công an đánh chết người trong đồn, nhiều người đi tù oan mà chẳng làm được gì. Ngày nay trên mạng tôi thấy vấn đề này còn kinh sợ hơn.
- Có người này, người nọ, xưa thì có thể, nay thì không còn vậy nữa, anh làm sai anh phải chịu trách nhiệm. Như vừa rồi ở Quảng Ngãi có vụ cưỡng chế vườn cây cảnh sai, phải xin lỗi và bồi thường dân.
- Tôi nghĩ là nên thế nhưng với tôi, câu nói Lenin vẫn còn nguyên giá trị.
- Anh nên giữ kín chuyện làm việc này, chúng tôi cũng chỉ tìm hiểu vài vấn đề liên quan đến anh, tìm hiểu chứ cũng không làm gì, anh thông báo cho nhiều người biết thì nhiều khi có rắc rối sẽ không lường trước được. Rồi anh xem, sau khi làm việc xong anh thấy chỉ tốt cho anh. Chúng tôi biết anh đóng góp rất lớn cho cộng đồng máu khó đông trên cả nước nói chung và ĐN nói riêng. (nghe đến đây, tôi mỉm cười chợt nghĩ, không biết có khi nào đảng đang thấy một tài năng gì đó ở tôi, muốn tìm hiểu thông tin việc tôi làm, tìm hiểu tư tưởng của tôi, xong đâu vào đó, bố trí cho tôi một chức vụ cao, lương hậu hĩnh?)
- Tôi nghĩ thế này: trong hệ thống tư pháp không độc lập, chính quyền trên dưới một giuột, để bảo vệ mình không gì tốt hơn là dựa vào công luận. Tất nhiên là tôi đã chia sẻ thông tin làm việc với vài anh em phòng ngừa bị bắt cóc đi tù hay chết mà chưa có ý định tự tử thì còn có người biết.
Ý thì như vậy nhưng giọng nói tôi nửa đùa, nửa thật nên cũng tạo không khí vui vẻ chứ không phải căng thẳng, sau khi trao đổi thêm vài điều và hẹn ngày làm việc tiếp, tôi ra về.
Máy điện thoại trong túi vẫn miệt mài làm phận sự của nó, tất nhiên không phải hàng chuyên nghiệp nên chất lượng không được tốt lắm.
Tôi lại nghĩ đến Lenin, thật là một thiên tài hiểu đời khi nói “tin tưởng là tốt nhưng kiểm soát còn tốt hơn”. Tôi lại suy ngẫm “tại sao thiên tài như ông lại xây dựng nên một nhà nước với lỗ hổng chết người là người dân không có cách gì kiểm soát một hệ thống mà trên dưới một giuột với nhau”. Nghĩ đến đây tôi lại nhớ lời một người bạn “con người, dù thiên tài hay “thánh thần” đều bị quyền lực mê hoặc. Quyền lực tuyệt đối thì u mê tuyệt đối”.
Ngày làm việc tiếp theo là 8h sáng ngày 06.02.2013, không biết sẽ như thế nào? Có trắc trở gì sẽ xảy ra không? Như nghệ sĩ K.C đã nói “sự tráo trở của lòng người còn khó đỡ hơn đường đạn”. Đó chỉ là những suy nghĩ cảnh giác theo kiểu Lenin “tin tưởng là tốt nhưng kiểm soát còn tốt hơn” chứ những cán bộ an ninh làm việc với tôi rất thân thiện, tôn trọng công dân, hiểu biết luật pháp chứ không “càn” như suy nghĩ của tôi lâu nay về những cán bộ an ninh của VN. Trong họ cũng có tâm tư với thời cuộc, với khó khăn của dân chúng, họ cũng mong muốn đất nước phát triển, nhân dân được ấm no hạnh phúc. 2 trong 3 người cũng đã đứng tuổi (trên 50), họ đã trải qua thời chiến tranh, thời gian khó của đất nước, đã “hưởng” sự khó khăn-khốn khổ của một thời “hoang tưởng vĩ đại”. Với sự hiểu biết về lịch sử, nắm rõ nhiều sự kiện trong quá khứ nên khi tôi nói, họ đều có vẻ lắng nghe và chấp nhận.

-Nguyễn Văn Thạnh - Giấy mời và dân chủ

Lời mở đầu: Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn đã đọc bài viết “Nhật ký làm việc với PA61 - An ninh thành phố Đà Nẵng”, xin cảm ơn một số bạn đã đồng cảm và lo lắng cho tôi, mong được biết tin buổi làm việc tiếp theo.
Theo hẹn, sang 06.02.2013, tôi lên làm việc, không biết do cuối năm, do cũng chẳng còn gì để “làm việc” hay do bài viết làm việc với an ninh được công khai minh bạch mà hai anh cán bộ làm việc rất nhanh gọn. Họ đưa ra một số bài viết được họ in xuống từ web phong trào Con Đường Việt Nam, Dân Luận, họ hỏi đây có phải là những bài tôi viết không? Tôi đọc qua từng bài. Tôi xác nhận một số bài có thể là tôi viết vì viết đã lâu nên tôi không nhớ hết, tiêu đề và nội dung tổng quát là của tôi nhưng để xác nhận cần phải xem lại thật kỹ mới kết luận được vì không biết có bị biên tập, thêm bớt gì không? Họ yêu cầu tôi trình bày ngụ ý từng bài viết. Tôi trả lời là “từng câu chữ đã mang ý nghĩa của nó, còn người đọc cảm nhận sao là quyền mọi người - một việc luôn có người khen, kẻ chê. Người khác cho chẳng có gì, còn an ninh các anh thì có thể suy diễn ra đủ thứ. Tôi không có nghĩa vụ phải nói lên cảm nhận của mình”. Chỉ có như vậy, sau đó trao đổi vài điều linh tinh mang tính cá nhân. Cuối cùng, họ chúc tết, tôi cảm ơn, chúc lại và ra về.
Qua đây tôi cũng có một bài viết nhỏ, nhằm trao đổi để các bạn biết thêm một điều “là một công dân, chúng ta có rất nhiều quyền lực”, nếu chúng ta biết, chúng ta sử dụng hay cùng nhau đấu tranh để giữ lấy thì chúng ta đã có một thể chế dân chủ tốt hơn là bị “đè đầu, cỡi cổ” như thời gian qua.
Thể chế chính trị dân chủ với quan niệm rằng “quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, nhân dân là chủ thể của đất nước, “nhân viên nhà nước” chỉ là người làm thuê. Không cần quan tâm ai lãnh đạo, vai trò của họ là làm thuê. Chúng ta thường nghe câu trích dẫn “cán bộ là công bộc, là đầy tớ của nhân dân” (lời CT HCM). Tuy nhiên dân chủ không thể có được chỉ bằng ý tưởng, bằng lời nói dù là của lãnh tụ, mà nó phải được thực hiện trên thực tế. Thực tế dù nhỏ nhặt nhất như chuyện giấy mời.
Lâu nay, khi an ninh VN có mối nghi ngờ ai đó phạm luật thì họ ra giấy mời, phát đến “đối tượng” mời lên làm việc. Tiếng là giấy mời cho vẻ lịch sự nhưng thực chất thì không khác một “lệnh”: họ qui định hẳn thời gian đi làm việc, không quan tâm đến công dân có bận công việc gì không và thường họ đưa giấy rất cận ngày - chiều hôm nay đưa, sáng mai đi làm việc. Nhiều nơi còn cửa quyền đến mức ghi “có việc quan trọng”, “không đi chịu trách nhiệm trước pháp luật”, “yêu cầu đi đúng giờ”.
Sự vô lý đó có mặt ở khắp nơi và trong một thời gian rất dài. Rất nhiều người là nạn nhân từ thói hành xử này: căng thẳng, mệt mỏi, rối loạn cuộc sống cá nhân; mất việc; thậm chí là phá sản như trường hợp anh Trần Huỳnh Duy Thức. Công ty anh Thức bị nghi ngờ trộm cướp viễn thông, thế là công an mời anh làm việc suốt 21 ngày, dù anh là tổng giám đốc công ty họ cũng chẳng quan tâm là anh có bận việc không. Kết quả là công ty anh lâm vào khó khăn, phá sản dù anh chẳng phạm tội trộm cước viễn thông. Rất, rất nhiều doanh nhân bị tai bay vạ gió giống anh.
Để đất nước chúng ta thật sự dân chủ, chúng ta cần có những qui định rõ ràng nhằm bảo đảm thực hiện được trong thực tế cuộc sống chứ không chỉ lời hay ý đẹp.
- Giáo dục cho công dân, cho nhân viên nhà nước biết quyền và nghĩa vụ của họ. Những người hiểu biết, luật sư,…viết bài để giúp mọi người biết họ có quyền gì khi bị mời, quyền lực cơ quan công an đến đâu?
- Thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa công dân và nhà nước. Trong nhà nước pháp quyền, công dân với nhà nước phải bình đẳng. Công dân có cuộc sống, công việc của công dân, họ đóng thuế để thuê nhân viên nhà nước thực hiện các công việc chung như: giữ trật tự xã hội, chống tội phạm, bảo đảm an ninh. Để có thể thực hiện được công việc được giao phó, nhân viên nhà nước có quyền hành-cái gọi là “công lực”. Tuy nhiên nhiều nhân viên công lực không biết quyền lực này cũng có giới hạn, họ cũng phải bình đẳng trước pháp luật. Họ có xu hướng nhân danh nhà nước, nhân danh pháp luật để lạm quyền. Họ không biết rằng phận sự họ làm cũng như bao công việc khác như giáo viên đi dạy, thầy thuốc chữa bệnh, công nhân làm đường,…. suy cho cùng bảo đảm an ninh cũng chỉ là một việc như bao việc trong cuộc sống. Họ phải có trách nhiệm với công việc. Họ không thể “hành dân” để được việc của mình. Hiện nay nhà nước đã có luật bồi thường oan sai, tuy nhiên người viết luật rất khôn khi dành “cái cán” cho cán bộ nhà nước khi qui định người bị oan phải chứng minh thiệt hại. Rất khó chứng minh là người giám đốc bị mời đi làm việc một ngày thì thiệt hại bao nhiêu? Chúng ta cần đấu tranh để quốc hội ra luật: trong trường hợp nhân viên an ninh muốn công dân cộng tác để được việc mình thì phải thỏa thuận với công dân về thời gian, phải chi trả thiệt hại khi công dân nghỉ việc. Trong trường hợp lạm quyền, hành xử sai luật thì nhân viên phải bồi thường thiệt hại bằng tiền của mình chứ không thể lấy tiền nhà nước (tiền thuế dân) ra bồi thường. (Đây là ý tưởng của tôi, bạn nào đồng ý xin liên lạc để hình thành nhóm vận động).
- Những người lên tiếng cổ xúy cho dân chủ nên lập một cổng thông tin chia sẻ, đấu tranh, kiện cáo khi bị “mời” đi làm việc một cách không tự nguyện.
- Người mời đi làm việc nên chuẩn bị tâm lý không có gì phải sợ. Cơ quan công an hay có một luận điệu “anh có gì chúng tôi mới mời anh, không có lửa làm sao có khói”, kiểu lập lờ như vậy làm nhiều người tự nhiên thấy mình là “tội phạm”, đâm ra lo lắng, sợ hãi. Với tôi họ cũng nói như vậy, tôi bác bỏ ngay. Tôi nói “biết đâu được, nhỡ các anh hoang tưởng thì sao, thấy đâu cũng là tội phạm, các anh mời tôi, hay các anh rảnh quá, muốn làm phiền người khác thì sao?”. Nền pháp trị phải có bằng chứng chứ không thể dùng cảm tính “nghi ngờ” được.
- Không nên có tâm lý chờ ơn lòng tốt của cán bộ công an. Họ hay nói là chúng tôi làm việc nhanh thôi, sẽ làm cho anh không bị theo dõi, không bị làm phiền, chúng tôi muốn tốt cho anh, muốn giúp anh khỏi bị công an hiểu lầm,….Nên nghi ngờ tất cả, có thể có người tốt nhưng khối người chẳng ra gì, gây không biết bao nhiêu oan sai cho dân lành. Nên hỏi kỹ tên, tuổi, số hiệu, ghi chép rõ ràng các điều đó. Yêu cầu làm việc với người có danh tính rõ ràng, chúng ta cứ nói thẳng là thời buổi thật giả lẫn lộn, lừa đảo khắp nơi. Nên ghi âm cuộc làm việc, ít nhất là bằng điện thoại. Ghi âm là quyền của bạn, không phải sợ gì. Nếu họ yêu cầu tắt máy ghi âm, bạn có thể từ chối vì pháp luật không cấm việc này. Bạn nên tấn công lại là “các anh có khuất tất mới sợ sự minh bạch. Ghi âm là quyền tự bảo vệ mình của công dân”.
- Nên nhớ một quyền đó là “chúng ta có quyền im lặng, từ chối trả lời”, không cần thiết là họ hỏi gì trả lời đó. Công an có tính cù nhầy và hay hỏi nhiều câu rất vớ vẩn.
- Nên minh bạch. Thời buổi này không gì tốt hơn minh bạch. Trong thể chế mà tư pháp không độc lập, chính quyền trên dưới một giuột thì để bảo vệ mình không gì tốt hơn là công luận. Chính công luận sẽ làm chùn bước âm mưu khép tội bẩn thiểu.
Vài dòng chia sẻ, kinh chúc quí bạn hữu đón tết ngập tràn niềm vui!
Đà Nẵng, 06.02.2013
Nguyễn Văn Thạnh

*****************
-Nông dân đi tù vì cãi cán bộ xã Cả bị cáo Hà và bị cáo Quy đều khẳng định giữa họ và ông Mạc cùng có lời qua tiếng lại, xúc phạm nhau sao chỉ xem xét, xử lý họ mà bỏ qua ông Mạc.


Hai nông dân bị kết án chỉ vì to tiếng với lãnh đạo xã.

Ngày 31.1, TAND tỉnh Bắc Ninh mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hai người dân đến trụ sở UBND xã cãi nhau với cán bộ xã. Hàng trăm người dân xã Bình Định, huyện Lương Tài nơi xảy ra vụ việc đã đến tham dự phiên toà khá hy hữu này.

Theo cáo trạng, khoảng 14 giờ chiều 19.4.2012, ông Quy và bà Hà (đều ở thôn Ngô Phần, xã Bình Định) đến trụ sở UBND xã Bình Định đề nghị giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về việc lấn chiếm đất công trong thôn. Ông Quy và bà Hà được hướng dẫn sang phòng làm việc của ông Nguyễn Văn Mạc - Phó chủ tịch UBND xã. Theo phân công, đó là ngày ông Mạc có trách nhiệm tiếp công dân.

Sau vài câu chào hỏi không vừa ý nhau, ông Mạc quyết định không tiếp công dân ở phòng của mình nữa nên nói với ông Quy và bà Hà: “Ngày tiếp công dân thì mời cô chú sang phòng tiếp công dân (trong khi xã này chưa có phòng tiếp công dân), tôi không tiếp ở phòng riêng”. Sau đó hai bên đã xảy ra tranh cãi đến mức không kiểm soát được. Thấy bà Hà và ông Mạc cãi nhau, ông Quy dùng thiết bị ghi lại toàn bộ vụ việc xảy ra.

Sau đó, lực lượng công an xã có mặt tại phòng ông Mạc để đưa bà Hà đi chỗ khác. Đi được một đoạn thì bà Hà cắn vào vào mu bàn tay trái của ông Vũ Quang Bình - Phó trưởng Công an xã Bình Định.

Ngay lập tức lực lượng công an xã dùng còng số 8 khóa tay bà Hà đưa xuống ban công an lập biên bản, bắt giữ về hành vi “Gây rối trật tự công cộng”. Sau đó vụ án được khởi tố, các cơ quan tố tụng huyện Lương Tài cho rằng hành vi của bà Hà và ông Quy ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của UBND xã.

Tại phiên tòa phúc thẩm, cả bị cáo Hà và bị cáo Quy đều một mực khẳng định giữa họ và ông Mạc cùng có lời qua tiếng lại sao chỉ xem xét, xử lý họ mà bỏ qua ông Mạc. Hai bị cáo khẳng định không xúc phạm ông Mạc, ông Bình và ban công an xã với những lời lẽ nặng nề như cáo trạng đã truy tố. Trong vụ này, bản thân ông Mạc cũng rất to tiếng, tỏ thái độ không đúng mực khi ứng xử với công dân, đặc biệt ở trụ sở làm việc, thế nhưng ông này chỉ bị kiểm điểm.

Bào chữa cho hai bị cáo, luật sư Nguyễn Thanh Bình (Đoàn luật sư Hải Dương) cho biết: Trong số 100 lời khai được VKSND huyện Lương Tài dùng làm căn cứ để kết tội hai công dân, có tới 23 lời khai không có dấu đỏ của CQĐT, tức là không có cơ sở pháp lý. Ngoài ra trong biên bản điều tra, một số file ghi âm, ghi hình thể hiện khá rõ thái độ, lời nói của lãnh đạo xã Bình Định khi cãi nhau với bà Hà đã không được cả tòa sơ thẩm lẫn phúc thẩm đưa ra xem xét, đánh giá. Nhiều nhân chứng quan trọng không được tòa sơ thẩm và phúc thẩm triệu tập…

Sau khi nghe tòa tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm, Luật sư Nguyễn Thanh Bình thất vọng nói: Tôi từng có nhiều năm làm ở VKSND tỉnh Hải Dương, đã từng chứng kiến nhiều vụ xét xử, nhưng đây là một trong những bản án thiếu căn cứ và thiếu lý lẽ thuyết phục nhất mà tôi từng biết.

Một vụ việc chỉ đáng xử lý hành chính đã bị hình sự hóa.

Được biết, ông Quy và bà Hà nằm trong số những người dân “nổi tiếng” nhất huyện Lương Tài vì đã tích cực tham gia việc khiếu nại các quyết định thu hồi đất sai quy định của các cấp chính quyền địa phương.-Nông dân đi tù vì cãi cán bộ xã



Vắng phản biện, cạnh tranh dễ độc đoán, chuyên quyền
Câu chuyện đổi mới, nâng cao phương thức lãnh đạo của Đảng là một trong những vấn đề “cốt tử” được bàn tại hội thảo Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị sáng nay. (31/1) ở Hà Nội.
>> Hiến pháp nên đề cập về Đảng thế nào?
>> Chỉnh đốn Đảng không là việc dễ dàng
>> Nguyên Tổng bí thư: Bệnh đã chẩn, ai uống thuốc trước tiên?
>> Luật về Đảng và tính tự chịu trách nhiệm của Chính phủ

Không lực lượng nào phản biện đủ mạnh

Một trong những vấn đề được xem là “cốt tử” được bàn tại hội thảo là câu chuyện đổi mới, nâng cao phương thức lãnh đạo của Đảng.

Nói như PGS.TS Lê Quốc Lý, Phó giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, hiện Đảng cũng đang gặp khó khăn, thách thức không nhỏ ảnh hưởng đến uy tín chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn tại của chế độ. Đó là tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên dễ lộng quyền, lạm quyền, coi thường pháp luật. Đảng cũng đã coi trọng và tích cực khắc phục để loại trừ tình trạng này bằng nhiều biện pháp kiểm tra, giám sát.


PGS.TS Trần Khắc Việt: Càng xuống dưới cơ sở thì tình trạng cấp ủy bao biện, làm thay việc của chính quyền càng thể hiện rõ

PGS.TS Mạch Quang Thắng cũng từ Học viện bổ sung thêm, do đặc trưng “duy nhất” đó nên dẫn đến một nguy cơ: không có lực lượng nào phản biện với tư cách một tổ chức chính trị đủ mạnh.

Ông Thắng phân tích, dùng Mặt trận để phản biện là cần thiết song chưa có cơ chế nào cho toàn thể nhân dân phản biện. Không có sự phản biện, sự cạnh tranh, Đảng dễ chủ quan, duy ý chí. Đường lối chính trị dễ bị sai lầm, hành động độc đoán, chuyên quyền, làm mất dân chủ trong xã hội và không bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, không bảo đảm và phát huy vai trò quản lý của Nhà nước. Đặc biệt, quan điểm, đường lối của Đảng ít được cọ xát.

Sau khi trích dẫn văn kiện Đại hội Đảng về nguy cơ thoái hóa, biến chất trong đội ngũ, ông Thắng phân tích, các cảnh báo đó phản ánh tình hình thực trạng nguy hiểm cho Đảng.

“Chỉ những người có chức có quyền, những cán bộ, công chức nắm trong tay quyền, tiền, của cải thì mới có khả năng tham nhũng. Mà tuyệt đại đa số trong đó là đảng viên”, ông Thắng kết luận.

Theo TS Mạch Quang Thắng, sự suy yếu đó còn biểu hiện ở chỗ lòng tin của nhân dân với Đảng đã bị suy giảm.

PGS.TS Trần Khắc Việt (Học viện Xây dựng Đảng) phân tích, hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng với cơ quan nhà nước chưa thường xuyên, hiệu quả còn thấp. Việc xử lý các sai phạm của cán bộ, công chức chưa thật kiên quyết, nghiêm minh. “Phương thức lãnh đạo của Đảng với công tác cán bộ chậm đổi mới, quy trình phức tạp nhưng vẫn để lọt cán bộ không thật sự xứng đáng tham gia vào bộ máy lãnh đạo, quản lý của cơ quan nhà nước”, ông Việt cho hay.

Cũng theo ông Việt, tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm còn diễn ra ở nhiều nơi. Càng xuống dưới cơ sở thì tình trạng cấp ủy bao biện, làm thay việc của chính quyền càng thể hiện rõ. Còn nhiều trường hợp cấp ủy can thiệp sâu vào hoạt động của cơ quan điều tra, tố tụng, xét xử.

Trong tham luận công phu gửi hội thảo, GS Nguyễn Văn Huyên (nguyên Viện trưởng Viện Chính trị học) cảnh báo, Đảng cần xem lại cả về tâm lẫn tầm để xem liệu Đảng có đạo đức, văn minh, là trí tuệ, thiên tài.

Ông Huyên phân tích, một nguy cơ của đảng cầm quyền là dễ đi đến chuyên quyền, độc đoán. Khi có quyền, cá nhân đảng viên, người lãnh đạo dễ dàng tự thỏa mãn, dùng quyền lực thay cho chân lý, cho pháp luật trong chỉ đạo. Đặc biệt, việc ít chịu học tập, rèn luyện làm không ít người có chức quyền bị tụt hậu, trì trệ. Tất cả dẫn đến hạn chế tầm tư duy chiến lược, hoạch định chính sách, không theo kịp xu thế vận động, thậm chí còn bảo thủ làm kìm hãm tốc độ phát triển của xã hội.

Tranh cử, cạnh tranh bình đẳng

Sau khi chỉ ra hàng loạt nguy cơ nói trên, rất nhiều đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát và giám sát quyền lực trong thể chế chính trị một đảng. Đặc biệt, cần xây dựng một cơ chế cụ thể để đảm bảo vai trò giám sát của nhân dân.



Theo TS Tống Đức Thảo (Viện Chính trị học), một trong các quyền quan trọng thể hiện quyền lực thuộc về nhân dân là quyền được quyết định chọn lựa các đại diện thể hiện cho ý chí của mình, đi đôi với nó là quyền phế truất khi người được ủy quyền không thi hành đúng ý nguyện của dân chúng.

Theo ông Thảo, Đảng nên giới thiệu cán bộ của mình ra tranh cử, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và để dân được quyền lựa chọn người đại diện. “Làm như thế không những Đảng nâng cao uy tín, tính chính đáng cho quyền lãnh đạo của mình mà còn tăng thêm sức mạnh cho dân để cùng tham gia xây dựng bộ máy nhà nước”, ông Thảo nhận xét.

ĐB Trần Đình Nghiêm nói rõ hơn, vấn đề kiểm tra, giám sát của Đảng cần có sự phối hợp chặt chẽ với công tác thanh tra của Chính phủ, công tác giám sát của QH, với MTTQ và các đoàn thể xã hội.

“Nhân dân phải được giám sát quyền lực thông qua các hình thức phổ biến nhất như bầu người đại diện, bãi miễn người đại diện trong các cơ quan quyền lực. Người dân cũng phải có quyền phản biện với Hiến pháp, pháp luật cũng như các chủ trương lớn của nhà nước và phải được quyền bày tỏ chính kiến về những vấn đề quốc kế dân sinh”, ông Nghiêm cho hay.

Nhân cơ hội đang sửa đổi Hiến pháp 1992, một số đại biểu đề xuất xúc tiến xây dựng luật về Đảng để đảm bảo tổ chức Đảng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

- Chuyện bình thường của một xã hội không bình thường (Trần Kinh Nghị). - Được minh oan sau 8 tháng bị tạm giam (TT). . - Giám đốc doanh nghiệp bị bắt oan đòi bồi thường 18 tỉ đồng (TN). - Bắt giam oan sai 240 ngày, VKS công khai xin lỗi dân (DT). Ông Điền không đề nghị bắt giam ông Nguyễn Hồng Nam 240 ngày rồi xin lỗi, mà ông kiện đòi bồi thường 18 tỷ: Đắc Lắc: Một người bị giam oan kiện đòi bồi thường 18 tỷ đồng (RFA). - CSGT từ chối gần 600 triệu đồng tiền hối lộ (NLĐ).
- Minh Diện: CÁI CỌC TRONG CHIẾC XE BÓNG LỘN (Bùi Văn Bồng).
- Thư Ngỏ của ông Nguyễn đạt Thịnh v/v Kết Nghĩa 2 TP Houston Đà Nẵng (TG Công Dân).

- Bùi Tín: Những câu nói ấn tượng (VOA’s blog).
- Bắn pháo hoa dịp tết: Nơi ngân sách, chỗ xã hội hóa (TT).
- Không để kính trên quan tài: TS Đinh Xuân Thảo phản bác (VTC).

- Lửa cháy trên cánh đồng Dương Nội (Trương Duy Nhất). – Lấy ý kiến toàn dân về sửa Luật Đất đai (NNVN). – Toàn văn Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (LĐ). – Đề nghị tăng thời hạn giao đất (TT).
- Ông Đoàn Văn Vươn khó được tại ngoại (DV). – Ông Đoàn Văn Vươn khó được tại ngoại (PLTP).
- Bộ Tài chính lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (Hải quan). – Hà Nội lấy ý kiến sửa Hiến pháp trong… 28 ngày(VnEco). – Vận dụng Hiến pháp 1946 vào việc sửa đổi Hiến pháp 1992 (NCT).

- Chủ tịch Hà Nội: “Qua lá phiếu, mỗi thành viên phải xem lại mình” (Infonet).
- Ban Nội chính bắt đầu hoạt động (BBC). – Hôm nay, Ban Nội chính trung ương chính thức hoạt động (TT). – Không lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh, TP về phòng chống tham nhũng (TT/TP). – Giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Bà Rịa – Vũng Tàu: Xác minh sơ sài nên phải làm đi làm lại nhiều lần (ĐĐK).
- Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi, bổ sung: Phải công khai vốn và tài sản Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp (PT). - Cần lắm bữa cơm có thịt (DT).
- NoU FC hoàn tất chuyến từ thiện cuối năm (Người Buôn Gió). – KTS. Trần Thanh Vân: CHUYẾN ĐI MIỀN NÚI CUỐI NĂM (Tễu). –Chân vừa vừa…làm từ thiện (Hiệu Minh).
- Gà thải loại: Ổ bệnh di động (TP). - Gà thải loại nhập lậu ngập trong kháng sinh và virus H5N1 (LĐ). – Chặn gia cầm nhập lậu: Duy trì quyết liệt, dài hạn (NNVN). – Ô mai khô chứa lượng đường hóa học vượt mức cho phép (LĐ). – Láo nháo bánh, mứt Tết!(NNVN). – Tháng cao điểm về an toàn thực phẩm: “Bắt là dính” (TT).
- 40 người dân phản ứng vì Sonadezi Long Thành lại “thất hứa” (DT).
- Vé xe bến còn… “vô tư” (SGTT).
- Dùng bùi nhùi bắt ‘quái xế’: CSGT Hà Nội nói gì? (TP).
- Nhân viên thẳng tay ‘tẩn’ sếp vì bị nợ lương (VNN/DV). – Tranh luận ‘nóng’ luật hóa thưởng Tết. (VTC). – Tết mà (LĐ).
- Người tốt thời nay (SGTT). – Địa chỉ ăn Tết cho người cơ nhỡ (Giadinh.net).
- Tổng thống Nga V.Putin: Mạnh tay hơn với tham nhũng (ANTĐ).
- Trung Quốc dùng thủy điện chặn dòng ở Ấn Độ (Infonet).

Tổng số lượt xem trang