Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013

Nhật Bản tặng tàu tuần tra cho Philipines

-Nhật Bản tặng tàu tuần tra cho Philipines (Dân trí) - Nhật có kế hoạch tặng các tàu tuần tra trị giá 11 triệu USD mỗi chiếc cho Philippines nhằm tăng cường các nỗ lực trong khu vực để giám sát hoạt động hàng hải của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp. 
Tàu Nhật Bản phun nước vào tàu Đài Loan gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng trước.
Tàu Nhật Bản phun nước vào tàu Đài Loan gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng trước.
Tờ nhật báo kinh doanh Nikkei ngày 11/2 đưa tin chính phủ Nhật Bản dự kiến tài trợ cho thoả thuận trên bằng ngân sách tài khoá 2013 bắt đầu từ tháng 4 này và hi vọng sẽ chính thức ký kết thoả thuận vào đầu năm tới.
Nhật Bản sẽ cung cấp cho Philippines các tàu tuần tra mới đóng, trị giá trên 1 tỷ yên mỗi chiếc (khoảng 11 triệu USD), tờ báo cho biết, nhưng không tiết lộ con số cụ thể.
Cả Nhật Bản và Philippines đều vướng vào tranh chấp lãnh thổ riêng rẽ với Trung Quốc.
Tranh chấp chủ quyền giữa Tokyo và Bắc Kinh liên quan tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông. Trong khi đó, Philippines và vài quốc gia châu Á khác có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông.
Tờ Nikkei cho biết thêm, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cũng có kế hoạch huấn luyện cho lực lượng Philippines trong nỗ lực nhằm thúc đẩy sự hợp tác an ninh với khu vực Đông Nam Á.
Trong dự thảo ngân sách cho tài khoá 2013, 2,5 tỷ yên sẽ được dành cho kế hoạch đó.
Hồi tháng trước, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã tới thăm Manila và kêu gọi quan hệ mạnh mẽ hơn với Philippines nhằm giúp đảm bảo hoà bình khu vực.
An Bình
Theo AFP
 ...Nhật Bản sẽ tặng tàu tuần tra cho PhilippinesThanh Niên
Nhật sẽ cung cấp tàu tuần tra "rất hiện đại" cho PhilippinesTuổi Trẻ
Nhật dự định cấp tàu cho Philippines để giám sát TQVietnam Plus
Five Things Japan Could Have Done to Beat America theDiplomat.com
- Philippines: Trung Quốc cần trả lời rõ ràng, có dám ra tòa hay không (GDVN). Hay!
- Không nghỉ Tết, Hải giám Trung Quốc vẫn ‘lượn lờ’ Biển Đông, biển Hoa Đông (PT). - Tin nóng: 4 hải giám xuất hiện sau tuyên bố của Nhật (ĐV). - “Game Chinh Đồ, trang mạng Baidu Trà đá quán… và mới đây nhất là WeChat” Vi phạm chủ quyền, bị tẩy chay (NLĐ).
- Lê Vĩnh Trương: Một góc nhìn về vốn xã hội trong nghiên cứu Biển Đông(TS/ Quỹ NCBĐ).
- Lấy phiếu tín nhiệm: Phải đứng trên góc độ vì lợi ích của nhân dân (ĐBND).
- Chủ tịch nước thăm công nhân xa quê ở Bình Dương (TTXVN).
- Tập Cận Bình – những điều ít biết (TP). - Thái Lan-Mỹ tổ chức tập trận “Hổ mang Vàng 2013″ (TTXVN). Chuyện gì đang xẩy ra?
- Triều Tiên nói Mỹ đã suy diễn không đúng (NLĐ).



-RỦI RO TỪ CHÍNH SÁCH CÂN BẰNG MỀM ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC CỦA VIỆT NAM -Opinion.huanqiu.com
30.1.2013
Tác giả : Ngũ Tuấn Phi ( nghiên cứu viên Viện nghiên cứu Thiên Đại think-tank Hongkong)
Người dịch:  XYZ 
Mới đây, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã tổ chức cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sang thăm, hai bên quyết định tăng cường hợp tác kinh tế và an ninh, kề vai sát cánh đối mặt với những vấn đề tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc. Theo tin AFP, hai phía Việt-Nhật đã nhất trí thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược đôi bên, đồng thời cùng nhau hiệp lực để “đóng vai trò tích cực trong vấn đề hòa bình và an ninh khu vực”.  

 Ở Việt Nam nơi theo đuổi chủ nghĩa độc đoán và kiểm soát chặt chẽ báo cáo tin tức, các phương tiện truyền thông cố tình làm loãng chủ đề an ninh trong cuộc hội đàm giữa hai bên, song lập trường cứng rắn của Hà Nội đối với Trung Quốc về vấn đề lãnh thổ vẫn thấy được nhấn ở nhiều tờ báo, bàn tay sắt hiện ra lờ mờ trong chiếc găng tay nhung. Trong “Luật biển Việt Nam” có hiệu lực vào ngày 1.1, Hà Nội cũng đã công khai tuyên bố quyền có chủ quyền và quyền quản lý đối với các quần đảo Nam Sa[i] và Tây Sa[ii] của Trung Quốc.

Kể từ thập niên 90 thế kỷ trước, Việt Nam theo đuổi chính sách cân bằng mềm (soft balancing) đối với Trung Quốc. Chính sách này khác với các chính sách cân bằng, đi xe và bắt cá hai tay truyền thống, với đặc trưng chủ yếu là đồng minh phi chính thức và duy trì hợp tác an ninh hạn chế, có ý vừa áp dụng chính sách đi xe, làm sâu sắc thêm mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc và tận hưởng các nguồn lợi từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, lại vừa tích cực phát triển mối quan hệ kinh tế, ngoại giao và quan hệ quân sự phi chính thức với các tổ chức quốc tế và các nước khác, mà Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, ASEAN… là những đối tượng quan trọng.
Điều đáng chú ý là, trong khuôn khổ cân bằng mềm đối với Trung Quốc, mấy năm qua, để lôi kéo các lực lượng bên ngoài vào kiềm chế Trung Quốc, ngăn trở Trung Quốc thu hồi lại lãnh thổ đã rơi vào tay Việt Nam, Việt Nam có ý định mở rộng hợp tác với Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ trong lĩnh vực quân sự, thiết lập mối quan hệ đồng minh tạm thời nhằm vào cuộc xung đột riêng biệt. Các nhà lãnh đạo Việt Nam thực sự coi Mỹ là kẻ giữ cân bằng để kiềm chế Trung Quốc ở Đông Nam Á, đồng thời lên kế hoạch một khi khai chiến với Trung Quốc là sẽ nâng cấp hợp tác Việt-Mỹ thành mối quan hệ đồng minh.    
Việt Nam và Trung Quốc đều là những nước Đảng cộng sản cầm quyền, hình thái ý thức của Việt Nam học theo chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, mô hình kinh tế cũng giống về cơ bản với chính sách mở cửa cải cách của Trung Quốc. Thật không may là, xuất phát từ quan điểm lịch sử cực đoan của một bộ phận người Việt Nam, Hà Nội đã có cách nhìn nhận tiêu cực trước sự trỗi dậy của Trung Quốc trong thế kỷ 21, cho rằng Trung Quốc ngày càng lớn mạnh sẽ hạn chế sự mở rộng lợi ích của Việt Nam, Bắc Kinh sẽ bằng ý chí đơn phương mà thu hồi lại nhiều đảo ở Nam Hải[iii] đã bị phía Việt Nam chiếm đóng. Một trong những mục tiêu thực hiện chính sách cân bằng mềm đối với Trung Quốc chính là bảo vệ những lợi ích lãnh thổ đã có được của Việt Nam.   
          
Tuy nhiên, chính sách của Hà Nội đối với Trung Quốc lại tồn tại mấy rủi ro lớn. Đầu tiên, nhược điểm của đồng minh quân sự phi chính thức là khó lòng ứng phó được với tình huống quân sự bất ngờ gay cấn và với  cuộc chiến tranh tốc chiến tốc thắng mà đối thủ lại là chủ đạo. Tiền đề để đồng minh quân sự phi chính thức có thể vận hành được thành công là, một bên bị tấn công quân sự rồi vẫn còn có lực lượng để tổ chức phòng ngự, bên còn lại thì hoàn thành các thủ tục chính trị, pháp lý và quân sự cần thiết xong sẽ can thiệp vào xung đột, ra tay hỗ trợ.  Cục diện nghiêm trọng mà Việt Nam đang đối mặt là, nếu Quân giải phóng phát động chiến tranh chớp nhoáng, đồng thời thấy được rồi là rút, thì quân đội Việt Nam sẽ không thể có cơ hội phát triển xung đột thành một cuộc chiến kéo dài, và nước Mỹ với quá trình ra quyết sách chậm chạp thì chỉ còn cách nhìn biển cả mà than.    
  Ngay cả khi tình thế cuộc chiến đi vào mặt phản lại với chí nguyện của Quân giải phóng, hai đội quân rơi vào tình trạng bế tắc, thì liệu cuối cùng Hoa Kỳ có can thiệp vào hay không vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Chỉ cần Trung Quốc kiên trì uy hiếp một cách có hiệu quả đối với Mỹ, đảm bảo được thực lực đánh lại Mỹ, thì Washington thực sự sẽ không dám cuốn vào cuộc tranh chấp Việt-Trung một cách đường đột. Suy cho cùng, Mỹ không muốn hoàn toàn mất đi sự chống đỡ của Trung Quốc trong các lĩnh vực dự trữ đô la và địa vị kết toán tiền tệ, khuếch tán vũ khí quy mô lớn, trái phiếu kho bạc Mỹ… Ngay cả khi Washington có quyết định tham chiến,  thì bộ đội tên lửa đạn đạo của Trung Quốc sẽ dĩ dật đãi lao[iv], tấn công như vũ bão, quân Mỹ cũng sẽ không thể chiếm được lợi thế.
Thứ đến, xét từ góc độ Trung Quốc, các mục tiêu quân sự và chính trị trong chính sách cân bằng mềm đối với Trung Quốc của Việt Nam là xung đột lẫn nhau. Các hành động quân sự của Bắc Kinh tất nhiên sẽ kèm theo sự trừng phạt kinh tế. Việt Nam và Trung Quốc có mối giao lưu kinh tế mật thiết, nếu trừng phạt sẽ đánh mạnh vào cơ cấu phát triển kinh tế và thị trường của Việt Nam, gây sụt giảm mạnh chất lượng sống của dân chúng.    
Trung Quốc đã 7 năm liên tiếp trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất cho than, gạo, máy tính, cao su tự nhiên, sản phẩm điện tử và phụ kiện… của Việt Nam. Tình trạng mất cân bằng thương mại song phương cũng đang được cải thiện đáng kể. Trong nửa đầu năm 2012, lượng nhập khẩu của Trung Quốc từ Việt Nam tăng 58,6%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 10,6% sang Việt Nam của Trung Quốc.
Hàng hóa Trung Quốc giúp giảm tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam
Sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc đẹp, khiến cho người tiêu dùng Việt Nam được lợi thực tế, được tăng thêm thu nhập thực tế. Cùng với việc mở rộng quy mô xuất khẩu các sản phẩm cơ điện tử của Trung Quốc, các nước ASEAN như Việt Nam… có thể  từ Trung Quốc mà có được nguồn tư liệu sản xuất và công cụ sản xuất rẻ hơn, chẳng hạn như xe máy và ô tô… có giá thấp hơn, khiến cho các doanh nghiệp địa phương được hưởng lợi rất nhiều.
Giảm tỷ lệ lạm phát hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam là hết sức quan trọng. Do sự cạnh tranh khốc liệt, ngay cả khi doanh nghiệp Trung Quốc có nâng cao hiệu suất sản xuất, thì tiền lương nhân công và lợi nhuận doanh nghiệp cũng khó lòng tăng trưởng được một cách đồng bộ, bởi vì lợi ích của nước này là chuyển dịch ra nước ngoài với quy mô lớn, để người tiêu dùng và doanh nghiệp ở nước ngoài được lợi, Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Theo tin Bloomberg ngày 2.1, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cho biết tỷ lệ lạm phát hàng hóa của Việt Nam sẽ vẫn cao trong năm nay. Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, chứ không phải là từ phương Tây, sẽ là sự lựa chọn không thể được loại bỏ trong kế hoạch phục hồi kinh tế của Việt Nam.
Thứ nữa, chính sách cân bằng mềm không thể che đậy được điểm yếu tài chính của Việt Nam. Thị trường tài chính của Việt Nam quy mô không lớn, nhưng lại trăm hoa đua nở và nóng vội, sử dụng vốn nước ngoài quá đà, rất dễ bị tư bản nước ngoài ăn cướp, trong đó dĩ nhiên bao gồm cả các tổ chức tài chính từ Trung Quốc đại lục và Hongkong. Thị trường chứng khoán Việt Nam được thành lập vào năm 2000, hiện có hai sàn giao dịch chứng khoán lớn Hồ Chí Minh[v] và Hà Nội. Trong thời gian 12 năm ngắn ngủi, quy mô thị trường này đã được mở rộng gấp 50 lần, giá trị vốn hóa thị trường năm 2011 đã chiếm 27% GDP của Việt Nam, số lượng các công ty niêm yết đạt gần 800.
Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2006, Việt Nam bắt đầu mở rộng đầu tư trực tiếp các hạng mục vốn ra nước ngoài, giới hạn niêm yết cổ phiếu của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài được nới rộng đến 49%, vì vậy các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô, nhanh chóng đẩy lên giá trị vốn hóa của Việt Nam, hình thành bong bóng trên diện lớn. Chịu sự giới hạn của các tiêu chuẩn quốc tế hiện có, thị trường tài chính của Việt Nam gần như bất lực trong việc ngăn chặn những cuộc tấn công có chủ ý của vốn đầu tư nước ngoài.
Cuối cùng, chính sách cân bằng mềm đối với Trung Quốc đã đặt Việt Nam  vào vòng nguy hiểm lật đổ chế độ. Thể chế chính trị của Việt Nam khác với phương Tây, tuy Mỹ và Cộng đồng Châu Âu có cái nhìn lạc quan trước thái độ cứng rắn của Việt Nam đối với Trung Quốc, song đôi khi cũng chỉ trích các chính sách và hành động trấn áp những nhà bất đồng chính kiến ​​dân chủ tại Việt Nam. Dân chủ hóa theo kiểu phương Tây của Việt Nam phù hợp với lợi ích căn bản của Washington, các lực lượng chống chính phủ luôn tìm được chỗ nương náu ở các nước phương Tây. Xa lánh Trung Quốc sẽ khiến cho Việt Nam mất đi tấm chắn của một nước lớn có hình thái ý thức tương đồng, sẽ mở cửa cho một cuộc cách mạng màu.
Đồng thời, các cuộc xung đột quân sự liên quan đến bên ngoài sẽ làm cho lực lượng ly khai của dân tộc Việt Nam thừa cơ xâm nhập. Các lực lượng ly khai của Việt Nam chủ yếu bao gồm tập đoàn “Fulro” cố sức thành lập quốc gia độc lập ở Tây Nguyên, “Phong trào độc lập cho người Hmong” và những người ly khai ở Đồng bằng Sông Cửu Long[vi]. Tổ chức “Fulro” chống lại sự cai trị chủ thể là dân tộc Kinh ở Việt Nam lâu nay, lực lượng vũ trang đã công bố giải thể vào năm 1992, song thủ lĩnh của họ lại di cư tới Mỹ, với sự hỗ trợ của một số cơ quan chính phủ và tập đoàn tài chính phương Tây, vẫn tiếp tục sự nghiệp độc lập cho Tây Nguyên của mình. Nếu Trung Quốc và Việt Nam xung đột vũ trang, thì xét từ các thế lực lớn trên thế giới hiện nay, các lực lượng dân tộc thiểu số Việt Nam nắm giữ các quan niệm giá trị khác nhau chắc chắn sẽ quật khởi, cục diện thống nhất quốc gia e rằng sẽ phó mặc cho dòng nước cuốn trôi.
Do chính sách cân bằng mềm đối với Trung Quốc của Việt Nam tiên thiên bất túc, nên Bắc Kinh có thể lựa chọn nhiều biện pháp để chống trả lại, và gần như đều ở vào thế bất khả chiến bại.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2013

[i]   Tức Trường Sa.
[ii]   Tức Hoàng Sa.
[iii]   Tức Biển Đông.
[iv]   Dĩ dật đãi lao:  Thủ pháp quân sự dùng thế thủ để bồi dưỡng lực lượng, chờ cho quân địch mệt mỏi rồi mới tiến đánh -ND.
[v]   Tức Thành phố Hồ Chí Minh –ND.
[vi]   Nguyên văn:  Hạ Cao Miên.-RỦI RO TỪ CHÍNH SÁCH CÂN BẰNG MỀM ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC CỦA VIỆT NAM
- Vụ Wechat có bản đồ “Đường lưỡi bò”: Nguy cơ rất thật (TN).
- GS Carlyle Thayer: Xung quanh vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan biển Đông (TP).
- Hải quân Trung Quốc kéo vào Biển Đông diễn tập tác chiến (RFI). –Tham vọng biển của Trung Quốc : Nguy cơ chiến tranh khu vực (RFI).
- Vì sao cắt bỏ “Lý do tuyên truyền, phổ biến bản đồ Việt Nam?” (FB Nguyễn Hồng Kiên/ BS). - Tàu TQ ‘đánh cá trái phép ở biển Nhật’ (BBC). – Nhật Bản chặn bắt một tàu đánh cá Trung Quốc (VOA). - Nhật “xử” tàu cá Trung Quốc(TT). – Trung-Nhật: Sau đối đầu chiến đấu cơ sẽ là gì? (VnMedia).   –Thủ tướng Shinzo Abe chiếm được niềm tin của dân Nhật(RFI). - “Chiêu” bán cá của Trung Quốc làm “sóng gió” dữ dội hơn (LĐ). - Nhật Bản đã phóng thích 13 ngư dân của Trung Quốc (TTXVN).
- Đài Loan triển khai hệ thống radar cảnh báo tấn công tên lửa (RFI).
- Bà Clinton cảnh báo tình hình khu vực (TN). – Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton: Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông và Hoa Đông sẽ “diễn biến khó khăn” (PT). – “Trung Quốc gây căng thẳng Đông Á, nhưng nhằm vào Biển Đông” (GDVN).
- Nhật-Ấn củng cố chiến lược quân sự (PLTP).
- “Lộ” tàu ngầm hiện đại mới 100% của Hạm đội Nam Hải (KT). – Trung Quốc khoe pháo hạm trên Biển Đông, Philippines: Có gì đáng ngại! (GDVN).
- CHIẾN DỊCH NĂM 1979: VẤN ĐỀ LÃNH ĐẠO VÀ TỔ CHỨC CHỈ HUY (TNM).- Trung Quốc ngăn một học giả Uighur đi Mỹ (VOA).
- Tin tặc Trung Quốc, cơn ác mộng đối với các công ty Mỹ (RFI). – Sếp Google: Trung Quốc sẽ là hacker phức tạp nhất thế giới (GD&TĐ). - Chủ tịch Google Eric Schmidt: Tin tặc Trung Quốc tinh vi nhất thế giới (LĐ).
- Lãnh đạo Bắc Triều Tiên chỉ đạo chiến lược quân sự mới (RFI). - Bí ẩn hạt nhân Triều Tiên (TN). - CHDCND Triều Tiên không thiết quân luật (PLTP). - Vụ thử hạt nhân của Triều Tiên có thể diễn ra trước ngày 10.2 (LĐ). - “Trung Quốc không thể ngăn chặn bán đảo Triều Tiên thống nhất” (GDVN).
- Triều Tiên kêu gọi tăng cường sức mạnh nội bộ (VnMedia). – Triều Tiên bất bình về ‘tiêu chuẩn kép’ của Mỹ (VNE).
- Cuba: Tám triệu cử tri đi bầu Quốc hội đã được chỉ định trước (RFI).
- Nga kỷ niệm 70 năm chiến thắng Stalingrad (VOA).
- Nhóm lợi ích lũng đoạn chính sách quốc gia (TVN).Phân tích Tập Cận Bình: Breaking Down Xi Jinping (Diplomat 2-2-13)

Tổng số lượt xem trang