Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

Sửa đổi HP 1992 và Luật Đất đai PHỤC VỤ QUẦN CHÚNG - NÔNG DÂN hay "GẮN CHĂT VÀO MỘT HỆ THỐNG TỒI"

-Son Tran 
Sửa đổi HP 1992 và Luật Đất đai  PHỤC VỤ QUẦN CHÚNG - NÔNG DÂN hay "GẮN CHĂT VÀO MỘT HỆ THỐNG TỒI"  phục vụ Đàng CSvn) ? Trích: "Việt Nam là một nước mà ý thức hệ vẫn còn ảnh hưởng lớn đối với các quyết định đưa ra trong Đảng Cộng sản cầm quyền. Hiến pháp tuyên bố Việt Nam là một “nhà nước pháp quyền XHCN”. Vì nước này trên hình thức vẫn là “XHCN” nên đất đai phải “thuộc sở hữu của toàn dân và do Nhà nước thay mặt họ quản lý” . (và trong việc áp dụng Luật Đất đai)  -Có thể thấy các quan chức vừa là kẻ xấu vừa là những con tốt thí. Các công ty phát triển thường thuyết phục chính quyền địa phương nhận lấy trách nhiệm giải phóng mặt bằng.  Áp dụng luật hiện tại, các quan chức chỉ có thể ra giá cho nông dân vài đô la mỗi mét vuông đất, mà sau khi chuyển thành những khu nhà ở hoặc mặt bằng nhà máy, sẽ được bán với giá cao gấp 50 hoặc 100 lần. Có thể thấy trước là không phải tất cả nông dân sẽ được thuyết phục bằng những yêu cầu “hợp tác,” và rốt cuộc thì những người chống đối đến cùng phải bị cưỡng bức ra khỏi đất. * ...nông dân không còn thấy các vấn đề đất đai chỉ đơn giản là chuyện của các quan chức xã huyện tham lam, thông đồng với các nhà đầu tư phát triển.  Họ và “công luận” Việt Nam có xu hướng xem vấn đề đền bù thiếu công bằng cũng là một bệnh ung thư hệ thống mà các quan chức chóp bu sẽ không hoặc không thể chữa trị.  Nói một cách đơn giản, nông dân đang mất đi niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. (hết trích)   -"gắn chặt vào một hệ thống tồi" -David Brown-  MỜI ĐỌC: <a href=
Sửa đổi HP 1992 và Luật Đất đai 
PHỤC VỤ QUẦN CHÚNG - NÔNG DÂN hay "GẮN CHĂT VÀO MỘT HỆ THỐNG TỒI" 
phục vụ Đàng CSvn) ?
Trích:
"Việt Nam là một nước mà ý thức hệ vẫn còn ảnh hưởng lớn đối với các quyết định đưa ra trong Đảng Cộng sản cầm quyền. Hiến pháp tuyên bố Việt Nam là một “nhà nước pháp quyền XHCN”. Vì nước này trên hình thức vẫn là “XHCN” nên đất đai phải “thuộc sở hữu của toàn dân và do Nhà nước thay mặt họ quản lý” .
(và trong việc áp dụng Luật Đất đai)

-Có thể thấy các quan chức vừa là kẻ xấu vừa là những con tốt thí. Các công ty phát triển thường thuyết phục chính quyền địa phương nhận lấy trách nhiệm giải phóng mặt bằng. Áp dụng luật hiện tại, các quan chức chỉ có thể ra giá cho nông dân vài đô la mỗi mét vuông đất, mà sau khi chuyển thành những khu nhà ở hoặc mặt bằng nhà máy, sẽ được bán với giá cao gấp 50 hoặc 100 lần. Có thể thấy trước là không phải tất cả nông dân sẽ được thuyết phục bằng những yêu cầu “hợp tác,” và rốt cuộc thì những người chống đối đến cùng phải bị cưỡng bức ra khỏi đất.
*
...nông dân không còn thấy các vấn đề đất đai chỉ đơn giản là chuyện của các quan chức xã huyện tham lam, thông đồng với các nhà đầu tư phát triển. 
Họ và “công luận” Việt Nam có xu hướng xem vấn đề đền bù thiếu công bằng cũng là một bệnh ung thư hệ thống mà các quan chức chóp bu sẽ không hoặc không thể chữa trị. 
Nói một cách đơn giản, nông dân đang mất đi niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
(hết trích) 

-"gắn chặt vào một hệ thống tồi" -David Brown- 
MỜI ĐỌC:


http://anhbasam.wordpress.com/2013/02/09/co-the-luat-dat-dai-sua-doi-se-phu-hop-voi-nhu-cau-thoi-diem/-

Có thể Luật Đất đai sửa đổi sẽ phù hợp với nhu cầu thời điểm?

Tác giả/ hiệu đính: David Brown
Người dịch: Huỳnh Phan
06-02-2013
Chúng tôi kết thúc loạt bài sáu phần về đất đai ở Việt Nam bằng một cái nhìn vào các cuộc tranh luận công khai về nội dung luật đất sửa đổi
Có lẽ không có ai, kể cả những người soạn thảo, hoàn toàn hài lòng với bản dự thảo sửa đổi Luật Đất đai của Việt Nam đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho lưu hành để lấy ý kiến.
Với bộ luật hiện hành, các chuyên gia trong và ngoài nước nhìn ra nhiều vấn đề chi tiết và đưa ra những điều cần phải làm để chỉnh sửa chúng. Quốc hội đã tranh luận về dự thảo này trong hai ngày hồi tháng 10 và có thể sẽ biểu quyết theo một bản sửa đổi vào tháng 5 tới. Kịch bản khác là cho các tranh luận tiếp tục cho đến phiên họp kế của Quốc hội vào cuối năm nay. Trên báo chính thống đầy rẫy các bài viết và ý kiến đóng góp được hiệu đính cẩn thận, song song đó trên thế giới blog, ít bị giám sát hơn, sôi động các thảo luận tự do. Tất cả các điều đó như khúc dạo đầu, ngày 1 tháng 2 mở đầu một thời hạn hai tháng chính thức lấy ý kiến đóng góp của công chúng.
 Các cuộc tranh luận cho đến nay là sinh động, không phải là thuộc dạng tuyên truyền được dàn dựng theo kiểu Stalin. Nó đề cập đến các vấn đề có liên quan mật thiết và có lẽ có tính quyết định tới sức sống của tiến trình chính trị của Việt Nam và sức khỏe của nền kinh tế. Một số nhà bình luận đã cho rằng quá trình sửa đổi là một thử nghiệm quan trọng về khả năng sửa chữa sai lầm của chế độ Cộng sản, khả năng “tự sửa mình”.
Hai vấn đề gây ra sự tranh luận sôi nổi là quyền hạn người nông dân được khai thác mảnh đất tới mức độ nào và quyền nhà nước thu hồi đất đó để sử dụng vào mục đích khác bằng cách nào và vào lúc nào. Hai vấn đề này là tâm điểm của cuộc đối đầu giữa cảnh sát và nông dân ở Tiên Lãng và ở Văn Giang năm ngoái và của vô số các tranh chấp mơ hồ hơn – mà hầu như bất kỳ người Việt nào cũng đều có thể thấy được từ kinh nghiệm trực tiếp của mình – các tranh luận làm cản trở tòa án địa phương và làm bừng lên nỗi thất vọng của nông dân ở mọi miền đất nước đối với chế độ.  Hiếm khi có lúc ngơi đi. Trong tháng 12, nông dân phản kháng lại việc tước đoạt quyền sở hữu đã chặn ngang QL 18 ở vừng Đông Triều, phía đông Hà Nội. Vào cuối tháng 1, nông dân Dương Nội, một làng giáp với phía tây Hà Nội đã chống trả khoảng một giờ với cảnh sát và bọn côn đồ đến dọn đường cho xe ủi đất.
Việt Nam là một nước mà ý thức hệ vẫn còn ảnh hưởng lớn đối với các quyết định đưa ra trong Đảng Cộng sản cầm quyền. Hiến pháp tuyên bố Việt Nam là một “nhà nước pháp quyền XHCN”. Vì nước này trên hình thức vẫn là “XHCN” nên đất đai phải “thuộc sở hữu của toàn dân và do Nhà nước thay mặt họ quản lý”. Tuy nhiên, khi Việt Nam loại bỏ các hợp tác xã nông nghiệp và bị thất bại trong nhiều nỗ lực khác nhằm phát triển nền kinh tế theo những nguyên tắc XHCN vào khoảng năm 1990, thì quyền sử dụng các mảnh đất nông nghiệp đã được phân về cho các hộ gia đình. Các cải cách tiếp theo đã cho phép nông dân được trao đổi hoặc bán giấy chứng nhận quyền sử dụng của họ.
Hạn chót cận kề
Trong những năm qua, việc cố gắng xây dựng “tính hợp pháp XHCN” đã dẫn đến trong một rừng luật có ý tiên liệu và giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong đời sống quốc gia, gồm cả lĩnh vực bất động sản. Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai đang được tranh luận dài 158 trang, hết đoạn quy định này tới đoạn khác.
Về mặt kỹ thuật, động cơ thúc đẩy các nỗ lực cải cách hiện nay là vì gần hết các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ hết hạn vào năm 2013, vì chúng đã được cấp vào năm 1993 với thời hạn là hai mươi năm. Để giảm lo lắng, mới đây Hà Nội thông báo rằng các giấy chứng nhận hiện có sẽ được tự động gia hạn cho đến khi luật được sửa đổi xong. Hơn nữa, có vẻ gần như đã được quyết định là luật sửa đổi sẽ tăng thời hạn cho thuê đất nông nghiệp lên 50 năm.  Nhiều nhà kinh tế cùng với chuyên gia nước ngoài đã lập luận rằng, quyền sử dụng đất nên được cấp vĩnh viễn – tư nhân hoá trên thực tế – để bảo đảm nông dân sẽ không bỏ bê việc đầu tư gia tăng năng suất. Điều đó có vẻ như là một bước đi quá táo bạo đối với Đảng. Nghị quyết BCH TW ĐCSVN công bố vào đầu tháng 11 cho rằng, Nhà nước sẽ tiếp tục giao đất nông nghiệp mà các hộ gia đình canh tác, mặc dù cho một thời hạn dài hơn “để khuyến khích nông dân khẳng định mình với đất đai và yên tâm khi đầu tư sản xuất”.
Có vẻ như cũng đã được quyết định là việc chế độ sẽ vẫn can dự sâu vào việc quyết định các kế hoạch sử dụng đất, định giá đất, và duyệt xét các quyết định cho thuê tư nhân, cho đứt, thế chấp, thừa kế hoặc bán quyền sử dụng đất của tư nhân. Chỉ có Nhà nước mới có quyền quyết định việc chuyển đất ruộng để phát triển các cây trồng khác hoặc chuyển đất nông nghiệp sử dụng cho các mục đích khác. Với hai vấn đề này trên thực tế không còn bàn tới nữa, sự chú ý đã tập trung ngày càng nhiều hơn vào vấn đề gây nhiều tranh cãi là khi nào, bằng cách nào và tới mức nào Nhà nước sẽ quản lý quá trình “thu hồi” đất đã được giao cho nông dân để có thể sử dụng nó cho các mục đích khác.
Hệ thống hiện tại rõ ràng không phục vụ lợi ích của người nông dân (qua việc đền bù chưa công bằng) hoặc của các nhà đầu tư phát triển bất động sản (qua việc chưa đẩy nhanh việc giải phóng mặt bằng).
Sức mạnh thị trường
Thực tế ở đây là Việt Nam đang bước sâu vào một chuyển đổi kinh tế đòi hỏi phải chuyển những diện tích lớn đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, nhà ở, sân gôn, sân bay, đường cao tốc và tất cả các đặc trưng khác của một xã hội công nghiệp hiện đại. Trong khi đó, tỉ lệ phần trăm lực lượng lao động nông nghiệp toàn thời gian đang giảm xuống đều đặn, từ 73,5% năm 1993 xuống 59% năm 2003, 48% năm 2010 và 35% hoặc thấp hơn ước lượng năm 2020.
Các nhà cải cách vẫn cho rằng Việt Nam sẽ lợi về hiệu quả nếu quyền thu hồi đất của Nhà nước chỉ có thể được áp dụng trong trường hợp liên quan đến an ninh quốc gia hoặc lợi ích công cộng. Họ cho rằng cứ để việc chuyển đổi đất khác cho “thị trường” quyết định, tức là cứ để cho các nhà phát triển thương lượng với các nông dân chủ đất, thì có rất nhiều khả năng sẽ xác lập ra một mức giá thuyết phục được nông dân từ bỏ quyền sử dụng đất của mình.
Theo quy định hiện hành,  việc giải toả đất để phát triển là một quá trình vòng vèo, và đó là một lý do quan trọng khiến việc phát triển cơ sở hạ tầng bị chậm đi trên khắp Việt Nam. Ruchir Sharma — được xem như là “guru” mới về việc đầu tư vào những thị trường đang nổi lên — cho rằng chi phí giải phóng mặt bằng ở Việt Nam là đặc biệt cao.  Vì đó, hệ thống giao thông còn tụt hậu, và, theo R. Sharma, một lý do chính làm các nhà đầu tư nước ngoài đang tránh việc mở các hãng xưởng sản xuất ở Việt Nam.  Các nhà phát triển bất động sản khăng khăng rằng mối đe dọa của việc nhà nước can thiệp là cần thiết để ngăn chặn một nhúm người chống đối, làm chậm lại một dự án vô thời hạn. Theo cách nhìn đó, dễ hiểu tại sao một số nhà hoạch định chính phủ miễn cưỡng từ bỏ quyền của họ, khi thuyết phục không thành công thì cưỡng chế nông dân phải giao đất.
Đề xuất cứ để việc định giá cho thị trường quyết định khi thu hồi đất nông nghiệp để phát triển những dự án kinh tế không được chấp nhận vào năm 1993 và 2003 vì lý do ý thức hệ.  Sau đó, như trong dự thảo sửa đổi hiện tại, “giải pháp” được chọn là giám sát và kỷ luật đảng tốt hơn.
Quan điểm chính thống đó cũng được lồng vào bản dự thảo sửa đổi Luật Đất đai hiện hành, dù sự bất mãn của người dân đối với cách thực hiện các vụ cưỡng chế đã tăng theo cấp số nhân từ năm 2003. Sự bất mãn này chủ yếu là hậu quả của cuộc cách mạng thông tin trực tuyến. Với khả năng tiếp cận báo cáo về các cuộc biểu tình trên khắp Việt Nam, người nông dân đã học được cách đẩy lùi việc lạm dụng quyền lực. Các cáo buộc tham nhũng đang lan tràn. Hơn 700.000 khiếu kiện chính thức đã được ghi nhận trong ba năm qua, chủ yếu liên quan đến việc đền bù.
Quan chức địa phương được hướng dẫn để định mức đền bù “gần với giá thị trường” đối với đất nông nghiệp, nhưng trên thực tế mức giá đưa ra luôn thấp hơn rất nhiều so với mức đền bù phải chăng. Sau đó, khi việc giải toả đất diễn ra chậm quá xa so với kế hoạch, các quan chức buộc phải trông cậy vào chiến thuật nặng tay.
Dính chặt vào một hệ thống tồi
Có thể thấy các quan chức vừa là kẻ xấu vừa là những con tốt thí. Các công ty phát triển thường thuyết phục chính quyền địa phương nhận lấy trách nhiệm giải phóng mặt bằng.  Áp dụng luật hiện tại, các quan chức chỉ có thể ra giá cho nông dân vài đô la mỗi mét vuông đất, mà sau khi chuyển thành những khu nhà ở hoặc mặt bằng nhà máy, sẽ được bán với giá cao gấp 50 hoặc 100 lần. Có thể thấy trước là không phải tất cả nông dân sẽ được thuyết phục bằng những yêu cầu “hợp tác,” và rốt cuộc thì những người chống đối đến cùng phải bị cưỡng bức ra khỏi đất.
Dù biết rõ rằng giữ vai trò trung gian này sẽ làm tổn hại đến uy tín của mình, các quan chức hiếm khi bỏ qua cơ hội để gặt hái lợi lộc có được thông qua việc lại quả của các nhà đầu tư. Chắc chắn không phải tất cả các quan chức địa phương đều tham ô, nhưng hệ thống hiện tại rõ ràng là bị hỏng.  Với sự trỗi dậy của vụ Tiên Lãng tháng 1 năm 2012, dư luận Việt Nam đã không còn mơ hồ về điều đó.  Có một sự nhất trí thật sự rằng nông dân đã không được chia sẻ những lợi ích của tăng trưởng kinh tế quốc gia và trong rất nhiều trường hợp lại là nạn nhân của nó, bị tước đoạt đất đai mà chỉ được đền bù lại một phần nhỏ giá trị của nó.
Chế độ, dù miễn cưỡng hạn chế quyền lực của mình trong việc phân loại lại đất hoặc yêu cầu giao lại, ít nhất đang cố làm cho hệ thống đất đai có sức kháng cự hơn đối với sự thông đồng giữa các quan chức và các nhà đầu cơ. Các thử nghiệm với một hệ thống tự nguyện đưa ra trọng tài ở Thành phố Hồ Chí Minh được coi như là đã thành công. Đó là một đổi mới có thể sẽ len lỏi đi vào Luật Đất đai sửa đổi.
Luật sửa đổi cũng có thể quy định rất chi tiết cách thức mà quan chức địa phương thiết lập một bản định giá cho việc thu hồi đất “trên cơ sở mục đích sử dụng đất tại thời điểm định giá”, tức là, trước khi nó được chuyển mục đích sử dụng cho phát triển kinh tế. Nó cũng sẽ xác định cách thức mà cũng chính những quan chức đó sẽ thực hiện “thu hồi đất, bồi thường, trợ giúp và tái định cư … theo cách minh bạch, dân chủ, khách quan và công bằng”.
Không chắc rằng những thay đổi ở mức này sẽ thoả mãn nông dân Việt Nam. Đó là một vấn đề lớn đối với chế độ. Hà Nội từ lâu đã coi sự trung thành và ủng hộ của dân cư nông thôn là một đảm bảo đương nhiên. Tuy nhiên, nông dân không còn thấy các vấn đề đất đai chỉ đơn giản là chuyện của các quan chức xã huyện tham lam, thông đồng với các nhà đầu tư phát triển. Họ và “công luận” Việt Nam có xu hướng xem vấn đề đền bù thiếu công bằng cũng là một bệnh ung thư hệ thống mà các quan chức chóp bu sẽ không hoặc không thể chữa trị. Nói một cách đơn giản, nông dân đang mất đi niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
Trong các cuộc họp của Đảng, các nhà cải cách tiếp tục thúc đẩy nhiều cải cách mạnh mẽ hơn. Được biết, họ lập luận rằng thất bại trong việc thực hiện thay đổi chẳng những không đúng về mặt kinh tế mà còn làm xói mòn niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.  Những người ngoài Đảng cùng phía với họ tiếp sức với họ bằng hàng loạt lập luận ủng hộ cải cách trên các phương tiện truyền thông.  
Điều này sẽ dẫn đến một sự thay đổi đường lối chăng? Có lẽ thế, nhưng trước hết đại diện của chính quyền các tỉnh, các bộ công nghiệp và các khu vực phát triển bất động sản và xây dựng phải được thuyết phục. Rồi các nhà lý thuyết của Đảng cũng phải được thuyết phục. Tất cả các nhóm này đều có đại diện đủ cả trong BCH Trung ương.
Nguồn: Asia Sentinel
Ghi chú: Một vài chi tiết trong bài đã được tác giả thêm vào để làm rõ hơn các ý mà tác giả muốn gửi tới các độc giả Việt Nam.
 Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

Những vấn đề Hiến pháp: Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia ?


 Nhan Tuan Truong

Bản dự thảo Hiến pháp, điều 58 (sửa đổi, bổ sung điều 18), nguyên văn :

« Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo quy hoạch và pháp luật. »

Như vậy « đất đai » từ nay sẽ trở thành một loại « tài nguyên đặc biệt ».

Điều 57 (sửa đổi, bổ sung điều 17, 18) qui định « đất đai và các tài nguyên khác » do « nhà nước đại diện chủ sở hữu ».

Đất đai, từ cổ chí kim, từ đông sang tây, là một loại tài sản (bất động sản). Xã hội sơ khai thành hình là do cá nhân khai hoang, lập ấp, biến đất hoang thành ruộng đồng, thành đất cất nhà, làm đường xá, chợ búa… Quyền sở hữu về đất đai đã bắt nguồn từ thời ông cố tổ của ông Mác chưa đẻ ra. Xã hội sơ khai mở rộng, trở thành « quốc gia ». Dưới thời phong kiến, phần nào ruộng đất thuộc về vua nhưng phần khác vẫn thuộc sở hữu người dân.

Sang thời « văn mông », các đệ tử của ông Mác lập ra chế độ cộng sản, hô biến đất đai thuộc sở hữu của « toàn dân » nhưng « do nhà nước đại diện chủ sở hữu ». (D.M., sao mấy ông khôn vậy ?)

Ừ, thì cũng được, (nó dí súng vô đầu thì không ừ sao ?), đất đai thuộc về toàn dân. Nhưng đất đai là đất đai, là một loại tài sản cố định, sao lại thành một thứ « tài nguyên đặc biệt » ?

Phải chăng mấy ông chuẩn bị đem « đất đai » ra khai thác, như khai thác các nguồn « tài nguyên » than, dầu… ?

Các quặng mỏ than đá, dầu khí… khai thác đã tới hồi cạn kiệt. Túng thiếu, mấy ông muốn « khai thác » qua « đất đai », nên « phong » đất đai làm « tài nguyên » ?

Stop ! Mấy ông chỉ « đại diện » sở hữu chứ không phải là « sở hữu ». Muốn « khai thác » chi đó, mấy ông phải hỏi ý kiến của chủ trước.

Bằng không là « bán nước » !










Tổng số lượt xem trang