Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Hoàng Xuân Phú: Là thực thi quyền hiến định ông Trọng ạ!

-Hoàng Xuân Phú (26.02.2013): Là thực thi quyền hiến định ông Trọng ạ!   [*.htm]        [*.pdf] 

Chương trình thời sự buổi 19h ngày 25/02/2013 của VTV1 đã tường thuật buổi làm việc của ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng B­­­­í thư Đảng Cộng sản Việt Nam – với Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. Tại đó, ông Trọng đã nói rằng:
"Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Chứ gì nữa? Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy. Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? Tham  gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì…ì? Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này."


Đã có nhiều bài viết và ý kiến phản đối phát biểu kể trên của ông Trọng. Bản thân tôi đã trao đổi một số ý trong bài "Hai tử huyệt của chế độ", nên ở đây không muốn bàn thêm về "Điều 4 Hiến pháp" và các vấn đề liên quan, mà chỉ đề cập đến một ý… mới mẻ đến không ngờ. Vâng, nó nằm trong câu:
"Tham  gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì…ì?"

Câu hỏi "thì nó là cái gì?" mang vẻ miệt thị. Đặc biệt, chữ "gì…ì" được ông Trọng dằn giọng kéo dài, như thể đay nghiến. Không hiểu, điều đó biểu lộ sự khó chịu, hay thể hiện rằng ông ấy thực sự không hiểu "khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … là cái gì?" Bất luận vì lý do nào, thì việc người đứng đầu đảng cầm quyền đặt ra một câu hỏi như vậy cũng là một điều trầm trọng. Vì sao?

Trước hết, "biểu tình" là một quyền hiến định, ông Trọng ạ! Nếu ông không tin, thì cứ tìm trong Hiến pháp 1992, ắt sẽ thấy. Hiến pháp hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có một chương về "Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân", trong đó Điều 69 viết rằng:
"Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật."
Như đã trao đổi trong bài "Quyền biểu tình của công dân", do Quốc hội không (hoặc chưa) ban hành luật nào liên quan tới hoạt động biểu tình, nên mệnh đề "theo quy định của pháp luật" không (hoặc chưa) có tác dụng hạn chế quyền biểu tình. Nghĩa là, theo Hiến pháp và pháp luật hiện hành, thì công dân luôn luôn có quyền biểu tình ôn hòa, và quyền ấy không bị hạn chế bởi pháp luật.

Chính quyền thường viện dẫn Nghị định Quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng số 38/2005/NĐ-CP vàThông tư số 09/2005/TT-BCA để ngăn cản và đàn áp biểu tình. Nhưng bài "Lực cản Nhà nước pháp quyền" đã chỉ ra rằng:

-       Nghị định số 38/2005/NĐ-CP và Thông tư số 09/2005/TT-BCA vi phạm Hiến pháp và pháp luật.

-       Hiến pháp 1992 không trao cho Chính phủ quyền ban hành nghị định để hạn chế quyền công dân.

-       Dù bỏ qua hai khía cạnh vừa kể, thì lời văn của hai văn bản ấy cũng không cho phép áp dụng chúng để cản trở biểu tình yêu nước, như những cuộc biểu tình ôn hòa đã diễn ra ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong hai năm 2011 và 2012.

Hơn nữa, như đã trao đổi trong bài "Teo dần quyền con người trong Hiến pháp"việc công dân biểu tình khi chưa có luật về biểu tình còn chính đáng và hợp pháp hơn so với việc Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động khi chưa có luật quy định vềkhuôn khổ hoạt động của đảng. Bởi vì
"Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật." (Trích Điều 4, Hiến pháp 1992)
Và trong một nhà nước pháp quyền, nhà cầm quyền (kể cả đảng và các cơ quan Nhà nước) "chỉ được làm những điều pháp luật cho phép, còn Nhân dân được làm tất cả những điều pháp luật không cấm".

Như vậy, ông Trọng không thể tìm được cơ sở pháp lý nào để có thể phủ định quyền biểu tình của công dân.

Còn việc "khiếu kiện" thì sao? Đó là chính là "quyền khiếu nại, quyền tố cáo" của công dân, ông Trọng ạ! Nó được hiến định tại Điều 74 của Hiến pháp 1992:
"Công dân có quyền khiếu nạiquyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào."

Hiến pháp và pháp luật hiện hành hoàn toàn không cấm "tham  gia đi khiếu kiện" và "ký đơn tập thể". Ngược lại, Điều 78 của Luật khiếu nại, tố cáo số 09/1998/QH10 (được Quốc hội khóa 10 thông qua ngày 2/12/1998) viết rõ:
"Cử đại diện để trình bày với người tiếp công dân trong trường hợp có nhiều người khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung."
Nếu không "cùng kiện", không "cùng ký đơn", thì làm sao có thể "cử đại diện để trình bày"? Nghĩa là: Luật số 09/1998/QH10chấp nhận đích danh việc khiếu kiện có đông người tham gia và việc "ký đơn tập thể".(1) 

Ấy vậy mà Chính phủ lại ngăn cản quyền chính đáng ấy bằng việc ban hành Nghị định số 136/2006/NĐ-CP, trong đó quy định tại Điều 6 rằng:
"... trong trường hợp đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì có trách nhiệm hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng..."

Và Thanh tra Chính phủ còn khẳng định thêm trong Thông tư số 04/2010/TT-TTCP (tại Điều 8) rằng:

"Đơn khiếu nại có họ, tên, chữ ký của nhiều người thì cán bộ xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan chuyển trả đơn..."

Rõ ràng là: Nghị định số 136/2006/NĐ-CP và Thông tư số 04/2010/TT-TTCP đã vi phạm Luật số 09/1998/QH10, và với việc ban hành hai văn bản ấy, Chính phủ đã vượt quá quyền hạn được quy định tại Điều 112 của Hiến pháp 1992.(2)  Vì vậy, chúng không có giá trị pháp lý để ngăn cấm việc "tham  gia đi khiếu kiện" và "ký đơn tập thể".

Tóm lại: Biểu tình và khiếu kiện, dù với tư cách cá nhân hay tham gia ký đơn tập thể, thì cũng đều là thực thi quyền hiến định, trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, ông Trọng ạ! Nhân dân có quyền sử dụng các quyền hiến định đó, kể cả trong trường hợp ông hay ai đó cho rằng Hiến pháp chỉ để trang trí. Vì vậy, ông không thể "quy" việc họ "tham  gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể" là "suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống", rồi yêu cầu "các đồng chí quan tâm xử lý" được.

Ông đã từng 5 năm làm Chủ tịch Quốc hội, "là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp" (Điều 83, Hiến pháp 1992). Giờ đây ông là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng ra điều khiển Quốc hội sửa đổi Hiến pháp. Những tưởng, phải có kiến thức tối thiểu về Hiến pháp và pháp luật, thì mới có thể đảm nhận hai trọng trách ấy. Ai dè, ông lại hỏi mấy quyền hiến định "nó là cái gì", với ngụ ý quy tội "suy thoái" và đòi "xử lý"… Điều đó khiến mọi người, kể cả trong lẫn ngoài đảng, phải nghẹn ngào tủi hổ, vừa thương xót bản thân, vừa thấy tội nghiệp cho đồng bào mình quá, ông Trọng ạ!


Ghi chú

(1)  Điều 78 của Luật số 9/1998/QH10 vẫn còn hiệu lực, vì nó không bị sửa đổi trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo số 26/2004/QH11 (thông qua ngày 15/6/2004) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo số 58/2005/QH11 (thông qua ngày 29/11/2005).

(2)  Điều 18 của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội số 05/2003/QH11 quy định rằng:
"Ủy ban thường vụ Quốc hội... đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất."
Căn cứ vào điều luật này, trong bài "Lực cản Nhà nước pháp quyền"tôi đã đặt câu hỏi:
"Đã bao giờ Ủy ban thường vụ Quốc hội  thực hiện nhiệm vụ kể trên hay chưa? Đợi đến bao giờ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội mới xem xét và xử lý Nghị định số 38/2005/NĐ-CP và Thông tư số 09/2005/TT-BCA, cũng như Nghị định số 136/2006/NĐ-CP và Thông tư số 04/2010/TT-TTCP?"
Phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng ngày 25/02/2013 tại Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã cho thấy, tại sao dưới thời ông làm Chủ tịch Quốc hội, không những không dẹp bỏ được các văn bản vi phạm Hiến pháp và pháp luật đã có từ trước, như Nghị định số 38/2005/NĐ-CP và Thông tư số 09/2005/TT-BCA, mà còn để sinh thêm những văn bản sai trái mới, như Nghị định số 136/2006/NĐ-CP và Thông tư số 04/2010/TT-TTCP.


26/02/2013



- Quyền phúc quyết thể hiện người dân là chủ sở hữu nhà nước (DT). - Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992: Băn khoăn vị trí của Kiểm toán (VOV). - Góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Dẹp xin – cho bằng cách cho chính quyền địa phương tự quyết ngân sách (SGGP).
- Tăng thực quyền cho Chủ tịch nước (VNN).
-Táo quân - phần chưa trình chiếuTáo Nghị -

- Tham khảo – Một đề xuất DỰ THẢO HIẾN PHÁP (Bùi Văn Bồng). – Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992:Bàn về vai trò của Chủ tịch nước với sự phát triển dân tộc (GDVN). – Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ góp ý sửa đổi Hiến pháp (PLVN). – Tạo điều kiện tối đa cho đồng bào dân tộc góp ý sửa đổi Hiến pháp (PLVN). –Uỷ ban MTTQ TP.HCM lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (HQ). – Luật hóa vai trò giám sát, phản biện của mặt trận (PLTP).



- Tô Văn Trường: CHÍNH CHỦ, CHÍNH DANH CỦA HIẾN PHÁP LÀ GÌ? (Bùi Văn Bồng). – Hiến pháp là mái nhà bảo vệ nhân dân (VNN).- Tổng Bí thư Việt Nam yêu cầu xử lý ‘suy thoái tư tưởng chính trị’ (VOA). – ‘Có luồng ý kiến suy thoái chính trị’ (BBC). - Thư gửi những người quan tâm sửa đổi Hiến pháp – Bùi Đức Lại (Cùng viết HP).- Công nhận, Đảng ta siêu thật! (VietInfo).


- Tổng bí thư ĐỪNG “QUY VÀO” NHƯ THẾ ! (Bùi Văn Bồng). –- Phỏng vấn xin visa (Người Buôn Gió). –-- Khi đảng viên biến thành “công dân” (RFA).

-- ‘Đã dự đoán được hệ quả’ (BBC). –Bị mất việc vì phê phán Tổng bí thư (RFA). – Phóng viên bị mất việc sau khi có ‘vài lời’ với Tổng Bí thư(VOA). – Nguyễn Ngọc Già – Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị sa thải?! (Dân Luận). – Tiểu phẩm vui tại văn phòng Trung Ương Đảng (“Còm sĩ” Công Lý). – Thời mạt pháp (Phi Vũ).

-Phê phán Tổng bí thư, một nhà báo bị mất việcĐài Á Châu Tự Do
Người vừa bị cho thôi việc là phóng viên Nguyễn Đắc Kiên của tờ Gia Đình & Xã Hội. Hồi ngày hôm qua, báo này loan tin nêu rõ anh Nguyễn Đắc Kiên không còn tư cách là phóng viên của báo Gia Đình & Xã Hội nữa. Lý do mà báo này nêu ra là anh Nguyễn ...
'Bị thôi việc vì phản đối TBT Trọng'BBC Tiếng Việt 'Có luồng ý kiến suy thoái chính trị' -Tổng Bí thư Việt Nam yêu cầu xử lý ‘suy thoái tư tưởng chính trị’
Ông Nguyễn Phú Trọng nói đã xuất hiện những ý kiến có thể bị coi là ‘biểu hiện của suy thoái về nhận thức tư tưởng’trong các góp ý sửa đổi hiến pháp
'Hệ quả đã nằm trong dự đoán của tôi' --Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên: Tôi không bất ngờ khi bị thôi việc
Người phóng viên Việt Nam bị buộc thôi việc cho biết ông đã lường trước những hậu quả xảy đến khi lên tiếng phản biện Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trả lời đài Á Châu Tự Do, ông Nguyễn Đắc Kiên nói ông không ngại gì cho bản thân, nhưng chỉ lo âu cho gia đình. Ông còn kêu gọi mọi người bình tĩnh và kiên nhẫn trong tiến trình đòi hỏi dân chủ cho Việt Nam, vì dân chủ không thể được thực hiện ngày một ngày hai.
Bị mất việc vì phê phán Tổng bí thư
Một phóng viên tại Việt Nam bị buộc thôi việc vì lên tiếng phản biện lại những phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về những góp ý sửa đổi hiến pháp năm 1992 theo kêu gọi của Nhà Nước.- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh: Thế giới đối mặt với thách thức phức tạp về nhân quyền (LĐ).- Đảm bảo cho tôn giáo hoạt động theo pháp luật (PLTP). Bị sa thải, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên tuyên bố vẫn đấu tranh cho dân chủ
Hôm qua, 26/02/2013, tờ "Gia Đình và Xã hội" ra thông báo đã sa thải nhà báo Nguyễn Đắc Kiên sau khi nhà báo này viết bài trên blog chỉ trích tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trả lời AFP hôm nay, 27/02/2013, nhà báo Nguyễn Đức Kiên tuyên bố anh sẽ “tiếp tục cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam”. -. Phát biểu của tổng bí thư đảng về góp ý Hiến pháp Việt Nam bị chỉ trích -- – SA THẢI NHÀ BÁO NGUYỄN ĐẮC KIÊN CÓ VI PHẠM LUẬT LAO ĐỘNG? (Huỳnh Ngọc Chênh). – Muốn bảo vệ đảng thì nên rút lại quyết định sa thải Nguyễn Đắc Kiên (Hà Hiển). – Không ai có thể ngăn cản được con đường đi đến Sự Thật (DLB). – Nguyễn Đắc Kiên: Bởi vì tôi khao khát Tự Do và vì mệnh lệnh của đạo đức (DLB).
-- Nói chuyện lý tưởng cộng sản với con trai gần 16 tuổi: “Người cộng sản tốt – một ngộ nhận lớn” (DLB).
- NĂM MƯƠI NĂM VÀ SÁU MƯƠI BẢY NĂM (Hồ Hải). - Quay về chút lịch sử (Alan Phan).- Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992: Các vấn đề về kinh tế (VOV). – Chủ quyền nhân dân trong quy trình, thủ tục lập hiến (TTXVN). – Dự thảo Hiến pháp quy định rõ về quyền con người (TTXVN).
- Nguyên tắc của nền dân chủ (StreetLaw/ Gốc sân).
- Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên: Tôi không bất ngờ khi bị thôi việc (RFA). – Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị sa thải vì viết bài phê phán TBT Đảng (RFI). - Nguyễn Phú Trọng: học trò lỗi lạc của Mao Trạch Đông (Cầu Nhật Tân).



Anh Nguyễn Đắc Kiên không còn tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội
--Phản ứng đầu tiên Đông A
Ngay lập tức sau khi phổ biến bài viết Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng, phóng viên Nguyễn Đắc Kiên của báo Gia đình và Xã hội đã bị kỷ luật buộc thôi việc.
Hôm nay có người nói với tôi về khoản 2, điều 6 trong Pháp lệnh cán bộ, công chức: "Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định của pháp luật". Có nghĩa là bất kể ai là công chức, viên chức nếu góp ý dự thảo Hiến pháp mà sai đường lối, chủ trương của Đảng đều có thể bị buộc thôi việc vì đã vi phạm Pháp lệnh cán bộ, công chức.
Bây giờ tôi mới hiểu  tại sao chỉ có những người về hưu mới có thể lên tiếng. Sống trong một đất nước như Việt Nam có lẽ lúc nào chúng ta cũng như đi trên dây. Thật là mệt mỏi!

-Anh Nguyễn Đắc Kiên không còn tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội-
GiadinhNet - Báo Gia đình & Xã hội xin thông báo, do anh Nguyễn Đắc Kiên (nguyên phóng viên) vi phạm Quy chế hoạt động của Báo và Hợp đồng lao động nên Hội đồng Kỷ luật của Báo Gia đình & Xã hội đã họp và ra Quyết định kỷ luật, buộc thôi việc đối với anh Nguyễn Đắc Kiên.

Hiện nay anh Nguyễn Đắc Kiên không còn tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội và tự chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật với các hành vi của mình. Các đơn vị, cá nhân lưu ý khi liên hệ công việc, đề nghị liên hệ thẳng với Tòa soạn, không qua anh Nguyễn Đắc Kiên.Anh Nguyễn Đắc Kiên không còn tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội

- Giữ Điều 4 mới chính là suy thoái đạo đức, thưa ông Tổng Bí thư! basam
-Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng basam -Nguyễn Đắc Kiên – Nhà báo, báo Gia Đình & Xã Hội
26-02-2013
Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2 đưa phát biểu tại Vĩnh Phúc của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau: “… Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa … Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!… Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? … Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì nó là cái gì?! … Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này.”(*)
Bằng tất cả sự tôn trọng với người đang đứng đầu một đảng chính trị của VN, tôi xin nói với ông Nguyễn Phú Trọng vài lời như sau:
Đầu tiên, cần phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách. Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ “suy thoái” thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước. Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và ĐCS của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, những ý muốn trên chỉ nên xem là của riêng ông TBT Trọng, chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay.
Tiếp theo, xin đi vào nội dung, ông nói suy thoái về đạo đức. Tôi muốn hỏi ông, đạo đức của ông đang muốn nói là đạo đức nào? Đạo đức làm người? Đạo đức công dân? Đạo đức dân tộc VN? … Tôi tạm đoán là ông đang muốn nói đến đạo đức người cộng sản của các ông. Vậy, các ông cho rằng chỉ có đạo đức cộng sản của các ông là đạo đức đích thực? Thế ra, cha ông tổ tiên chúng ta, khi chưa có chủ nghĩa cộng sản vô đạo đức hết à? Thế ra, những người không theo đảng cộng sản trên thế giới là vô đạo đức hết à?
Tiếp theo, xin đi vào nội dung suy thoái chính trị, tư tưởng. Tôi muốn hỏi ông, chính trị, tư tưởng ông đang muốn nói là chính trị, tư tưởng nào? Có phải chính trị, tư tưởng của đảng cộng sản? Vậy ra chỉ có đảng cộng sản của các ông là duy nhất đúng à? Cá nhân tôi cho rằng, không một người có lương tri bình thường nào thừa nhận như thế. Cùng lắm ông chỉ có thể nói với các đảng viên cộng sản như vậy, nhưng ngay cả với các đảng viên cộng sản, ông cũng không thể quy kết tội suy thoái cho họ. Nếu không tin, ông thử đọc lại Cương lĩnh chính trị và Điều lệ đảng các ông ban hành xem. Không có điều nào nói xóa bỏ Điều 4 là suy thoái, muốn đa nguyên về chính trị là suy thoái, muốn phi chính trị hóa quân đội là suy thoái, chỉ có tham ô, tham nhũng… đi ngược lại lợi ích của nhân dân là suy thoái. Ông đương kim tổng bí thư ĐCS VN thử đọc lại và nghĩ lại chỗ này xem.
Bây giờ, tôi trân trọng tuyên bố những điều tôi muốn:
1- Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới để Hiến pháp đó thực sự thể hiện ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.
2- Tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.
3- Tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.
4- Tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.
5- Tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế. Tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản của các ông ban cho, nên các ông cũng không có quyền tức đoạt hay phán xét nó. Vì thế, tôi có thể xem những lời phán xét trên của ông, nếu có hướng đến tôi là một sự phỉ báng cá nhân. Và tôi cho rằng, những người nào chống lại các quyền trên là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại.

Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng
Những số không vòng trắng – thơ n.đ.k
Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp Việt Nam
bởi vì tôi khao khát Tự do

Tặng những người biểu tình ngày 09/12/2012
nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù Cộng sản,
ở nơi đó tôi gặp những người ngay,
ở nơi đó đồng loại tôi đang sống.
nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù Cộng sản,
ở nơi đó giam giữ Tự do,
giam giữ những trái tim khao khát Sống.
nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù Cộng sản,
ở nơi đó giam giữ những nhà thơ,
giam giữ kẻ ngủ hoang để thức tỉnh muôn đồng bào vô thức.
bắt nhà thơ giam vào trong ngục tối,
là mở ra ngàn thiên thể Tự do.
bắt Tự do giam vào trong ngục tối,
là mở ra ngàn thơ tứ Con người.
nếu một ngày tôi phải vào tù,
thì chắc chắn là nhà tù Cộng sản,
bởi vì tôi khao khát Tự do.
N.Đ.K, 09/12/12
- “Phủ nhận điều 4 trong Hiến pháp là tư tưởng sai lầm” (TTXVN). – VIDEO: “Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp là quan điểm sai” (VTV). – Để có một bản Hiến pháp thực sự văn minh, dân chủ (ĐBND). – Hiến pháp cần làm rõ nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc (VOV).Sửa đổi hiến pháp: Kiến nghị tới đâu? (RFA 25-2-13) ◄

-TBT Trọng nói về sửa đổi Hiến pháp

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ .- Video (phút 7’20″): Thời sự 19h – 25/02/2013 (VTV).

Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng vừa nói rằng nhiều đóng góp sửa đổi Hiến pháp của dân là 'suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức'.
Truyền hình Việt Nam trong chương trình thời sự tối thứ Hai 25/2 đã phát bài phát biểu của ông Trọng khi ông làm việc tại tỉnh Phú Thọ vào cùng ngày.
Nội dung buổi làm việc của ông tổng bí thư với Ban Thường vụ tỉnh ủy chủ yếu nghe báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Ðảng, kiểm điểm phê bình và tự phê bình. Tuy nhiên ông Nguyễn Phú Trọng cũng đưa ra chỉ đạo về quá trình thu thập ý kiến sửa đổi Hiến pháp 92.
Ông nói về các "luồng ý kiến" trong sửa đổi Hiến pháp: "Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức…"
Các ý kiến mà ông gọi là "suy thoái" đó bao gồm đóng góp về Điều 4 Hiến pháp quy định sự lãnh đạo của Đảng CSVN, tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội....
Ông nói: "Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không?"
"Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! … Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì đó là cái gì?”

'Không có vùng cấm'

Hiện Quốc hội Việt Nam đang tổ chức lấy ý kiến của người dân cho dự thảo Hiến pháp sửa đổi, dự tính tới cuối tháng Ba sẽ khóa sổ.
Quá trình đóng góp ý kiến bị chỉ trích là quá chóng vánh (ba tháng) và không thực chất.
Huấn thị trước Tỉnh ủy Phú Thọ, ông Trọng yêu cầu giới chức Đảng địa phương tổ chức cho nhân dân góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nhưng "không để một số cá nhân lợi dụng sự kiện này để xuyên tạc, bịa đặt, chống đối Đảng, Nhà nước ta".
"Vừa rồi đã có các luồng ý kiến [về sửa đổi Hiến pháp] cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức…"
TBT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng
Đây là lần đầu tiên ông Nguyễn Phú Trọng có phát biểu "điểm mặt chỉ tên" những ý kiến mang tính trái chiều về sửa đổi Hiến pháp mà thời gian gần đây đã được một số giới kiến nghị lên Quốc hội, cũng như mang ra thảo luận trên các diễn đàn.
Một bản kiến nghị do 72 nhân sỹ trí thức chủ xướng đã đề xuất b̉o Điều 4 Hiến pháp cũng như bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam và tôn trọng sở hữu tư nhân về đất đai...
Bản kiến nghị này nay đã có trên 5.600 chữ ký.
Việc người đứng ở vị trí cao nhất của Đảng Cộng sản gọi các đóng góp sửa đổi Hiến pháp trên là "suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức" dường như trái ngược với tuyên bố của đại diện Quốc hội Việt Nam trước khi bắt đầu thu thập ý kiến.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ông Phan Trung Lý, người cũng là Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 hồi cuối tháng 12/2012 nói: "Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân nên nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và sửa đổi Hiến pháp”.
"Nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả."
Ông cũng hứa rằng mọi ý kiến đều sẽ được trân trọng, lắng nghe, phản ánh, tổng hợp đầy đủ, nghiên cứu, tiếp thu và giải trình.
Thời điểm chín muồi xây dựng luật về Đảng (VNN 25-2-13) -- Xây dựng luật về Giáo hoàng ở Roma còn dễ hơn. Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt(VOV) -Các đại biểu đã góp ý sửa đổi, bổ sung ở điều 4 của Hiến pháp về tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Phải làm rõ “bộ phận không nhỏ” nằm ở đâu (LĐ). - Sẽ sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (PLTP).

- Chủ động thanh tra để phát hiện tham nhũng (SGGP).- Thói mượn ‘oai hùm’ (PT).
- Phiên họp thứ 15 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Thảo luận đổi mới bộ máy giúp việc của Quốc hội (DV).
- Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu: Phục vụ dân tốt nhất – đó mới là nền hành chính hiện đại (SGGP).
Quyền lập hiến phải thuộc về nhân dân
(GDVN) - "Có lẽ hầu hết các bản Hiến pháp của các nước trên thế giới đều thừa nhận một chân lý không thể chối cãi được là tất cả quyền lực đều xuất phát từ nhân dân, và nhân dân ban tính hợp pháp cho quyền lực của chính quyền thông qua Hiến pháp do ...
Cần hiến định quyền biểu quyết của dân về Hiến phápThanh Niên
Sửa đổi hiến pháp: Kiến nghị tới đâu?Đài Á Châu Tự Do
- Nguyễn Hưng Quốc: Những vùng trắng trong lịch sử (VOA’s blog) - Sinh viên luật kiến nghị sửa đổi Hiến pháp (BBC).  - Sửa đổi hiến pháp: Kiến nghị tới đâu? (RFA)– Nguyên thủ thực quyền, quốc gia thực lực (VNN). - Cần hiến định quyền biểu quyết của dân về Hiến pháp (TN). – Góp ý Dự thảo Hiến pháp 1992: Quyền lập hiến phải thuộc về nhân dân (GDVN). - HP cần làm rõ trách nhiệm cá nhân của bộ trưởng (PLTP).- Một hoạt động khác của tổ chức RED này: Tập huấn quy trình xử lý hành vi cản trở hoạt động báo chí (PLTP).
- Cha đẻ bản Hiến pháp Hoa Kỳ (TS/ TCPT).- Hành động! Hành động! Hành động! (DLB). - Góp ý sửa đổi Hiến pháp: Nỗi sợ hãi sự chuyên chế của đa số (Đông A). - Phản bác những luận điểm của Thượng tướng Nguyễn Thành Cung – Trần Trung Niên (Cùng viết HP).- Sinh viên và cựu sinh viên Luật kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp (RFA)- Thời điểm chín muồi xây dựng luật về Đảng (VNN). - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Nâng cao vị thế tòa án (PLTP). - Năm mới nói chuyện ‘chính trị’ (TVN).- Tạo điều kiện để nhân dân góp ý Hiến pháp (PLTP) - Rắc rối tên cây cầu ăn vay tỉ đô lớn nhất Đông Nam Á (Cầu Nhật Tân).
- Đừng biến hiến pháp thành công cụ cướp đất của dân (Cầu Nhật Tân).- Mô hình cánh đồng mẫu lớn (RFA).- Ai giữ sổ đỏ Vườn quốc gia Cát Tiên? (TN).Khó bồi thường đất theo giá thị trường?
(VnMedia) - Thương lượng, bồi thường đất theo giá thị trường tưởng như là một điều chắc chắn nên quy định khi sửa đổi Luật đất đai. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến trái chiều về vấn đề này… Ảnh minh họa. Góp ý tại Hội thảo “Lấy ý kiến về bồi thường, ...
Sẽ đấu giá đất “sạch”Thanh Niên
Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn nhiều bất cậpHà Nội Mới
Lấy ý kiến về việc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đấtVietnam Plus
Tạp chí Kiến trúc Việt Nam -Sài gòn Giải Phóng
- Đất đai sẽ phải được sử dụng hiệu quả hơn (VnMedia).
 - Mời tham khảo luôn: Tổng thống Áder János: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HÌNH THÀNH TRONG TỘI ÁC (NCTG).
- Bùi Tín: Nên dân chủ hóa trước Trung Quốc (VOA’s blog).
- Chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản (Freeman/ TCPT).
- Tận cùng của lịch sử, Tổng thống hay Chủ tịch nước (DLB). – Về đồng chí “Tư Ếch”: Lời nói như gió thoảng đưa (Phi Vũ).
- Bình Phước: Điều tra cán bộ sở, ngành sai phạm (PLTP).
- Không phát quà tết hộ nghèo vẫn lập danh sách (PLTP).
- Một thiếu úy quân đội chống đối lực lượng tuần tra đặc biệt (TN). - Đồng Tháp: Đình chỉ chức vụ đối với 1 Bí thư huyện (DV).
- Thi tuyển viên chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh (VOV).
- VỤ VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG MẠO KHÊ: Công chức không được góp vốn lập văn phòng công chứng (PLTP).
- Sở Lao động Thương binh & Xã hội Bình Thuận: Thách đố “Trong việc thực hiện chế độ đối với người có công” (ĐHHT)- Xây chợ cho… bò (TN).
- Nghề công tác xã hội ở Việt Nam: Số lượng và chất lượng (PT).
- Hứa hẹn của Mùa Xuân Á Rập (BoxitVN/ Foreign Affairs).

Tổng số lượt xem trang