Tin liên quan: Cùng viết Hiến pháp ; KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992
Kính gửi: GS Châu, GS Sơn và cộng sự,
Tôi vừa nhân được tin là 2 bài viết của tôi (“Điều 4 là vấn đề của mọi vấn đề” và “Có dám đăng không?”) đã bị tháo gỡ xuống trên trang Cùng viết Hiến pháp. Tôi không biết được vì nguyên nhân gì?
“Cùng viết Hiến pháp ra đời nhằm tạo thêm một không gian đối thoại cho tất cả những người quan tâm đến việc sửa đổi Hiến pháp, để họ có thể cùng thảo luận về chủ đề này một cách nghiêm túc và dân chủ.”
Tôi sẵn sàng tranh luận với bất kỳ ai về bài viết của tôi. Tôi cũng không mạt sát, nói năng thô tục trong bài viết. Có thể, bởi vì tôi không muốn viết những lời hoa mỹ trong bài viết, bởi tôi muốn viết ý kiến như những người dân bình thường. (Tôi cố gắng viết, sử dụng từ ngữ như cách nói trên thực tế của người dân, chứ không sử dụng những lời từ các hội nghị).
Xây dựng Hiến pháp là quyền của bất kỳ người dân nào, nên dù là ý kiến như: “tui thấy các ổng lãnh đạo kiểu chi mà dân tui phải đi làm thuê cho các nước láng giềng. Mấy ông quan chức thì lương có 5, 7 triệu mà nhà lầu, biệt thự, con cái đi du học. Con tui đi ra các nước, không thấy nước mô đưa bộ đội, công an cưỡng chế nhà dân. Bầu cử kiểu chi mà, trước bầu cử ai cũng biết là trúng rồi…”
Đó cũng là một ý kiến góp ý, và cũng có quyền bình đẳng như các ý kiến khác (miễn là không văng tục, không vu khống cho người khác). Còn góp ý mang tính xây dựng ư? Đó lại là thiên kiến qua một cái lọc (filter), như vậy đâu có phải là tranh luận dân chủ.
Tôi là người học luật, tính tình thẳng thắn, có sao nói vậy. Tôi có linh cảm một điều là, GS Châu, GS Sơn đang “bị lợi dụng”. Bị lợi dụng tên tuổi. Thứ nhất, việc trang “Cùng viết Hiến pháp” được sáng lập, có lẽ là chủ đích của “một số người nào đó” nhằm (1) đánh lạc hướng dư luận không quan tâm tới bản Dự thảo Hiến pháp do 72 nhân sĩ, trí thức đăng trên Boxitvn.net, mà quan tâm đến Cùng viết Hiến pháp đã qua kiểm duyệt (censorship); (2) các GS Châu, GS Sơn không quan tâm đến bản Dự thảo này, hay nói cách khác là không ký tên vào.
Bởi nếu 2 GS ký tên vào, sức lan tỏa rất lớn, đặc biệt là thế hệ trẻ những người luôn coi các GS như đỉnh cao trí tuệ Việt.
Tại sao lại bàn kiểm duyệt (censorship) ở đây? Bởi những người cộng sự của Giáo sư chưa thoát được sự “bám lề”, hay “sợ hãi”. Họ chỉ dám đóng góp “chút nước sơn” có chừng mực bởi họ còn “sợ” bị ảnh hưởng (con cái bị trù dập, gia đình bị sách nhiễu…). Nhưng cái đó không quan trọng lắm, cái lọc (filter) quan trọng hơn nữa là giới hạn kiến thức.
Tôi đã từng bảo là GS Dung được đánh giá là GS đầu ngành luật Hiến pháp Việt Nam, nhưng giới hạn của những bài viết của GS cũng chỉ trong khoảng của Hiến pháp Liên xô cũ chứ không phải là Hiến pháp các nước tiên tiến, dân chủ (Cũng giống như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là GS Triết học Mác – Lê nin chứ không phải là GS triết học nói chung). Tôi có tham khảo qua về mấy bài viết về Hiến pháp Mỹ, hay tam quyền phân lập của GS nhưng tôi thấy GS cũng chưa thực sự mang đến những giá trị đó. Có lẽ vì hạn chế về tiếng Anh, nên GS không thể hiểu 100% nội dung của từng câu chữ, mà GS chỉ viện dẫn các sách đã dịch qua một filter khác. Với lại, GS cũng là đảng viên, cũng là thành viên của Mặt trận Tổ quốc VN nên GS cũng phải bị đè trên mình nhiều áp lực. Ngoài ra, trong số Ban biên tập hay khởi xướng cũng không ít người là Đảng viên trung thành.
Do vậy, những bài viết như của tôi chẳng hạn, kêu gọi không quy định Điều 4 để người dân Việt Nam có được quyền bầu cử như các nước láng giềng, dân chủ trên thế giới, lại qua một cái filter như thế thì tôi nghĩ, bị tháo xuống là đúng thôi.
Nhân tiện đây, tôi cũng không trách các vị trong Ban biên tập bởi ở Mỹ có câu ngạn ngữ rất hay: “We can’t teach an old dog new tricks”.
Nếu việc sửa đổi Hiến pháp lần này vẫn tiếp tục quy định Điều 4 thì đó là một sự thất bại, đành phải chờ thế hệ trẻ. Và điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta bỏ lỡ một cơ hội chuyển đổi từ độc tài (độc đảng sinh ra độc tài) sang dân chủ (dân chủ đa đảng luôn đi kèm với nhau, chứ không bao giờ có dân chủ một đảng). Và tôi cũng lo rằng không chuyển giao trong hòa bình thì sẽ phải chuyển giao trong bạo lực. Tôi không muốn điều đó xảy ra, nhưng đó là một tất yếu.
Tôi cũng xin có một kiến nghị nữa là: Một khi trang Cùng viết Hiến pháp thành lập, thì trang cũng nên hồi âm người gửi bài (trả lời…) như một dạng của trách nhiệm giải trình (accountability), không nên như cách các cơ quan hành chính Việt Nam. Người dân hỏi, không biết bao giờ trả lời. Và GS Châu cũng thấy được điều đó khi GS ký kiến nghị trả tự do cho Phương Uyên rồi. Tiện đây, tôi cũng nói thêm một chút là: Ở Việt Nam, tôi đố người nào ra đường mặc áo có dòng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” mà không bị chính quyền sách nhiễu. Tôi là người làm việc trong “phòng kính” nhưng cuộc sống luôn theo sát với người dân nên tôi biết điều đó.
Xin chân thành cảm ơn Quý vị,
Nguyễn Long Việt
(3/2/2013)
-: Thư của Nguyễn Long Việt gửi GS Châu, GS Sơn và cộng sự(Ba Sàm).
Vụ này, với sự tham gia khởi xướng của cựu TBT VietNamNet Nguyễn Anh Tuấn, làm ta liên tưởng tới vụ Giải thưởng Trần Nhân Tông năm ngoái mà blog Ba Sàm đã có những bình luận trong các bản tin ngày 4/10 và 9/10, cả bài viết của cây bút trẻ Huỳnh Thục Vy: Lạm bàn về Trần Nhân Tông Academy trên DLB với đánh giá của chúng tôi là “Quá sắc sảo!” hay bài nặng nề hơn: Trò bịp bợm cố hữu rẻ tiền của VC “Hoà Giải Hoà Hợp” xâm nhập Đại Học Harvard qua Viện Trần Nhân Tông (TNCG). Ngẫm ra mới thấy có khi chính những người đầy kinh nghiệm trong truyền thông trên mạng cũng không thể không có lúc quên đi mất sức mạnh lan tỏa của Internet, để mà cẩn trọng với … “tác dụng ngược” của nó!
Qua hai vụ việc trên, liệu có thể cho là ông Tuấn đã quá vụng về? Không khó để trả lời khi chỉ thêm ít ngày nữa thôi, nội dung trang “Cùng viết Hiến pháp” sẽ lộ rõ nó thực sự là trang mạng tự do hay chỉ là cánh tay nối dài được đeo găng của … Ban Tuyên giáo.
Câu hỏi tiếp theo là về GS Ngô Bảo Châu, xin được để sáng mai.
Chuyện cũ nhớ lại Đông A
Trang Cùng viết Hiến pháp đã bổ sung giới thiệu ngắn gọn về những người khởi xướng. Giờ tôi mới hình dung rõ hơn về trang này. Một cảm giác bất an mơ hồ chợt đến với tôi khi nhớ lại một chuyện cũ. Chuyện xảy ra ở cộng đồng du học sinh ở MGU hồi năm 1990, khi một nhóm du học sinh chủ xướng làm báo nhưng sau đó bị Sứ quán Việt Nam ngăn cấm, và ngay trong những người chủ xướng đó có chỉ điểm hay thân cận với Sứ quán. Sự thật thì tôi không biết chính xác, chỉ được nghe nói lại. Nhưng chắc chắn trong cộng đồng người Việt học và làm việc ở nước ngoài có những chỉ điểm hay hoạt động mật vụ, và có cả những phần tử cơ hội. Những người làm khoa học thuần túy thường là những người không có nhiều cọ xát với cuộc sống, và trong nhiều trường hợp rất dễ bị lợi dụng (hiểu theo một nghĩa nào đó).
Những hạng người nào dễ cho cảm giác không tin cậy được vì chuẩn mực đạo đức của họ rất có thể khác rất xa so với những người làm khoa học thuần túy:
- Những người hoạt động báo chí ở nước ngoài, những người từng làm việc trong lĩnh vực truyền thông, công an, quân đội
- Những người làm việc trong các tổ chức quốc tế, hoạt động ngoại giao
- Những người là quan chức, Đảng viên
Tất nhiên bàn luận Hiến pháp là chuyện công khai, có chỉ điểm cũng chẳng sao, nhưng nếu như có thì rất có khả năng là rất khó đạt được đồng thuận hay một quan điểm nhất quán, hay không bị lạm dụng cho những mục đích khác.
Những hạng người nào dễ cho cảm giác không tin cậy được vì chuẩn mực đạo đức của họ rất có thể khác rất xa so với những người làm khoa học thuần túy:
- Những người hoạt động báo chí ở nước ngoài, những người từng làm việc trong lĩnh vực truyền thông, công an, quân đội
- Những người làm việc trong các tổ chức quốc tế, hoạt động ngoại giao
- Những người là quan chức, Đảng viên
Tất nhiên bàn luận Hiến pháp là chuyện công khai, có chỉ điểm cũng chẳng sao, nhưng nếu như có thì rất có khả năng là rất khó đạt được đồng thuận hay một quan điểm nhất quán, hay không bị lạm dụng cho những mục đích khác.
- NÊN SỬA LẠI MẤY KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN (GNLT).- Kim Ngọc Cương – Đôi lời với “Cùng viết Hiến pháp”(Dân Luận). - 1590. Điều 4 mới là vấn đề của mọi vấn đề (Ba Sàm). Bài viết kèm thư của ông Nguyễn Long Việt, PHD Candidate, Harvard Law School, gửi những người khởi xướng trang “Cùng viết Hiến pháp“.
- Gia đình Nghệ sỹ ưu tú Khôi Nguyên ký Kiến Nghị sửa đổi Hiến Pháp 1992 (LĐSVCG VN).
- Thư của bà Đặng Thị Hoàng Yến gửi QH: ĐÓNG GÓP SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP LÀ THỜI KHẮC LỊCH SỬ CỦA TOÀN THỂ NHÂN DÂN VIỆT NAM! (maya4better).
- Phỏng vấn ông Dương Trung Quốc: ‘Mong muốn trở lại chế độ dân chủ cộng hòa’ (BBC).
- Hà Đình Sơn: Giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa độc đoán và dân chủ là tiền đề phát triển xã hội (BoxitVN).
- Nguyễn Bá Thanh 'lên cao' trên Google
'Độc quyền khiến Đảng chủ quan'
Ban Nội chính bắt đầu hoạt động
Twitter bị tin tặc 'đóng ở TQ' tấn công
.Tương lai Nguyễn Bá Thanh: Lành ít, dữ nhiều? (RFA 2-2-13) ◄
- Các chính trị gia nói gì về Tân trưởng Ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh (GDVN). – Tân Phó Ban Nội chính TƯ tốt nghiệp ngành điều tra tội phạm (VnMedia). – Tân Phó Ban Nội chính TƯ: “Là người của Đảng tôi luôn sẵn sàng” (GDVN).
- BT BỘ CÔNG AN TRẦN ĐẠI QUANG THAM DỰ LẾ KỶ NIỆM 83 NĂM THÀNH LẬP ĐẢNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH LÀ CÓ Ý GÌ ? (Phạm Viết Đào).
- Không để nhóm lợi ích quy tụ, vận động mua phiếu (VNN).
-
- Hà Sĩ Phu: Lai rai Câu đối Tết (BoxitVN)
- Thêm 6 ca sĩ hải ngoại bị đề nghị cấm hát ở Việt Nam (Người Việt).
- Nguyễn Ngọc Già – Viết cho những người bạn (Dân Luận).
- Phép vua và lệ làng (ĐĐK). – Táo mắc táo (Đào Tuấn).- Sớ Táo Quân Quý Tỵ – 2013 (Lê Nguyên Hồng).
- Vũ Ánh: “Đốt sách, cạo râu, xén quần ống loe”: Nét văn hóa của người “rừng” vào thành phố? (Sống Magazine).
Nếu chúng hùng mạnh như thế thì tại sao chúng run rẩy bên trong? If the Chinese dragon is so mighty, why is it trembling inside?(Guardian 1-2-13) -- Bài nói về nước Tàu, nhưng cũng đúng với vài nước khác.
- Dân Hồng Kông biểu lộ tâm trạng oán hờn chế độ Bắc Kinh (RFI).- Trung Quốc quan ngại về rạn nứt xã hội (RFI). - Hệt như Nga, Trung Quốc là nước độc tài với nhiều vấn đề kinh tế nghiêm trọng (Guardian/ Gốc sân). - Trung Quốc: Thật, giả mỹ nữ hạ gục 11 quan tham (TP).
- Twitter bị tin tặc ‘đóng ở TQ’ tấn công (BBC). – Tin tặc tấn công Twitter : 250.000 tài khoản bị đánh cắp dữ liệu (RFI). – Twitter bị tin tặc tấn công (VOA). - Mỹ sẽ cứng rắn hơn với tin tặc Trung Quốc (PLTP). - Chủ tịch Google gọi TQ là ‘mối đe dọa’ internet (BBC).
- Hải quân Mỹ – Hàn sắp tập trận chung vào lúc bán đảo Triều Tiên căng thẳng (RFI).
- Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Stalingrad gây tranh cãi (RFI).
--- Triều Tiên dọa trả đũa “trò hai mặt” của Mỹ (VnMedia).
Twitter bị tin tặc 'đóng ở TQ' tấn công
Nhà quản trị trang mạng Twitter nói 250.000 chủ tài khoản sử dụng trang này đã bị tin tặc 'nghi đóng ở Trung Quốc' tấn công.
Tin tặc TQ tấn công báo chí nước ngoài
Gia đình ông Ôn Gia Bảo bác bỏ cáo buộc