--Son Tran
Thiên Nhiên
***
71-
Ta lệ thuộc thiên nhiên không phải chỉ đẻ thể chất sống còn.
Mà thiên nhiên còn chỉ ta đường về nhà – đường ra khỏi nhà tù của tâm trí. Ta lạc lối trong lúc làm việc,suy nghĩ , tưởng nhớ và phòng ngự – lạc vào trận đồ của một thế giới đầy vấn nạn.
Cho đến nay, ta đã quên điều mà hòn đá, sinh thú, cỏ cây còn biết.
Cho đến nay, ta đã quên thế nào là hiện sinh (tức) lặng yên – sống với chính mình và hiện diện:
-Taị Đây
- Lúc Này.
*
72-
Đem chú tâm vào bất cứ gì mà không can thiệp – tự nhiên hiện tiền, ta bước ra khỏi suy tư với ý niệm – và trong giới hạn nào đó tham dự vào trạng thái kết hợp với (cõi) hiện sinh của muôn vật tự nhiên tồn tại.
Chú tâm vào một tảng đá, gốc cây hay một sinh thú không có nghĩa là suy nghĩ về chúng, mà chỉ đơn giản nhận biết chúng trong tỉnh thức.
Cái gì đó tinh túy từ chúng tự chuyển sang ta.
Có thể nhận thấy mối lặng yên, rồi chính trong ta cũng tịnh yên. Cảm thấy sự an nghỉ thâm sâu trong Hiện Sinh – hoàn toàn như một, như thế và ngay tại đó.
Nhận ra thế, ta cũng cũng chìm sâu, an nghỉ ngay bên trong ta.
*
73-
Khi tản bộ hay nghỉ ngơi trong thiên nhiên, hãy tự trân trọng, hiện diện đầy đủ tại nơi đó.
Lặng yên. Ngắm nhìn. Lắng nghe.
Thấy mọi sinh thú, cây cỏ tràn đầy sinh khí. Khác với con người – chúng không tự phân làm hai. Chúng không sống qua hinh ảnh của tâm trí về chúng – không đoái hoài tới cố gắng bảo toàn và đánh bóng những hình ảnh (ảo) này.
Con nai (tự nó) là con nai. (Hoa) thủy tiên là hoa thủy tiên.
Mọi vật trong thiên nhiên không chỉ gom một với nhau mà còn thành một với tổng thể. Chúng không tự rời bỏ cấu trúc tổng thể để tuyên xưng một tồn tại tách rời : cái “tôi”(me) ra khỏi mọi vật còn lại của vũ trụ.
Chiêm ngưỡng thiên nhiên giãi thoát ta khỏi cái “tôi” – kẻ chúa gây chuyện rắc rối.
*
74-
Tỉnh thức trước âm thanh tế vi của thiên nhiên – tiếng lá xào xạc trong gió, những giọt mưa rơi, côn trùng rỉ rả, tiếng chim véo von lúc bình minh. Cống hiến toàn bộ con người vào lắng nghe. Có cái gì đó lớn hơn thanh âm – cái linh diệu không thể lãnh hội được bằng trí tưởng.
*
75-
Ta không tạo ra, cùng khả dĩ điều khiển mọi vận hành của thân xác. Cái thông minh lớn hơn tâm trí con người đảm trách.
Cũng chính cái thông minh này duy trì mọi sự trong thiên nhiên. Ta không thể đến gần ngoài việc nhận biết (có) một trường năng lực tự nội bên trong ta cảm nhận sự sống động bên trong thân xác.
*
76-
Con chó vui đùa. Cái thích thú vô điều kiện như sẵn sàng xiển dương sự sống vào bất cứ khi nào -
thường trái ngược rõ nét với tâm trạng của người chủ – trầm cảm, âu lo, vấn nạn đè nặng, lạc lõng và trống vắng với Lúc Đó tại Nơi Đó.
Người ta ngạc nhiên (tự hỏi) – sống với người chủ ấy, làm sao con chó giữ được vẻ vui thú lành mạnh ?
*
77-
Nhận thức chỉ qua tâm trí, qua suy tưởng, ta không thể cảm nhận được vẻ linh động và sinh khí của thiên nhiên. Ta chỉ thấy bên ngoài mà không nhận biết được về bên trong dáng vẻ – sự sống, bí mật linh diệu.
Trí tưởng giản lược thiên nhiên vào những tiện nghi dùng cho việc theo đuổi kiến thức, cho lợi ích hay những mục đích mang lại lợi nhuận. Rừng nguyên sinh thành nơi khai thác gỗ; với chim chóc – một dự án nghiên cứu; với núi đồi để chinh phục hầu khai quật quặng, mỏ.
Khi nhận thức (về) thiên nhiên, hãy có những khoảng không – tâm trí không suy tưởng.
Tiếp cận như thế, thiên nhiên sẽ đáp ứng cùng ta – tham gia vào tiến hóa nhân loại và hiểu biết về toàn bộ tinh cầu.
*
78-
Hãy chú ý bông hoa – lúc này đây, tươi mát làm sao ?
*
79-
Ta có khi nào thật sự ngắm nhìn cây cảnh trong nhà ?
Có khi nào nhận ra sự hiện diện bí mật lẫn quen thuộc – mà ta gọi là cây – lại hé dạy cho ta nhiều điều huyền bí ?
Hãy chú ý đến sự an bình cùng một khoảng không tịch mịch bao quanh cây ?
Vào lúc đó, cây trở thành thày dạy của ta.
*
80-
Nhìn một con thú, bông hoa, cây cỏ – an nghỉ trong hiện sinh – tự thị như thế.
Thật đáng nể.
Thật hồn nhiên và đáng trân trọng.
Để thấy được như vậy, cần ra khỏi và vượt lên trên thói quen đặt tên, dán nhãn của tâm trí. Sẽ thấy trí tưởng hay nhận thức cảm quan không thể lãnh hội hết tầm mức mênh mông rộng lớn bất khả diễn tả được của thiên nhiên.
Đó là một hòa nhịp linh diệu tỏa mặc, không chỉ toàn bộ thiên nhiên mà còn len lỏi vào tận nội tâm của ta.
*
81-
Không khí ta thở là tự nhiên như nhịp thở tự vận hành.
Quán hơi thở – ta nhận ra ta không chủ động. Đó là hơi thở của thiên nhiên. Nếu phải nhớ – ta sẽ chết sớm. Nhưng nếu ta cố ngưng thở thì thiên nhiên lại dành thế chủ động.
Quán hơi thở và học cách trụ tâm vào nhịp thở, ta thân thiết nối kết mạnh mẽ với thiên nhiên.
Đây là cách thế chữa trị với năng lực thâm hậu.
Nó chuyển cách nhận thức thế giới bằng khái niệm của trí tưởng sang lãnh vực nội tại của thức giác vô điều kiện.
*
82-
Ta cần thiên nhiên như người thày giúp ta nối kết (lại) với Hiện Sinh.
Ngược lại, thiên nhiên cũng cần ta.
Ta không tách rời được khỏi thiên nhiên. Chúng ta là mọi phần của Một Sự Sống tự hiển lộ qua muôn dạng vẻ tương kết với nhau trong vũ trụ.
Khi nhận ra vẻ đẹp đáng trân quí, nét lặng yên trang trọng không thể hình dung được của một bông hoa, cội cây tại nơi đó – là ta đã thêm – cho cây và hoa. Qua nhận biết tỉnh giác của ta, thiên nhiên cũng biết được về chính mình.
Thiên nhiên nhận biết vẻ đẹp linh diệu của chính thiên nhiên – qua ta.
*
83-
Một khoảng không tịch mịch lớn lao bao trọn thiên nhiên – ôm luôn cả ta.
*
84-
Chỉ khi nào trong ta yên lặng, ta mới đạt tới được lãnh vực tịnh yên của đá, cây và sinh vật.
Chỉ khi nào cái sôi động tâm trí của ta giảm thiểu, ta mới nối kết được với thiên nhiên trong chiều sâu và vượt ra ngoài tầm ngăn cách do suy nghĩ quá mức tạo nên.
Suy tư là một trạng thái (hoạt động) của sự sống tiến hóa.
Thiên nhiên vô tư hiện diện trong tịnh lặng (trước khi một niệm của suy nghĩ khởi lên).
Cây, hoa, chim chóc và gộp đá không biết được vẻ đẹp linh diệu của riêng chúng. Khi những sinh vật – loài người trở nên lặng yên – vượt qua tâm trí thì một tầm mức hiểu nhận rộng lớn của tỉnh thức vượt trên trí tưởng – tăng cường,
Thiên nhiên có thể đem ta đến tịnh yên. Quà của thiên nhiên đó. Biết thế mà hội nhập vào thiên nhiên – tịnh yên sẽ thấm nhập vào tỉnh thức của ta. Đây là quà ta tặng lại.
Qua ta – thiên nhiên nhận biết mình. Vẫn thế từ nhiều triệu năm đến nay – thiên nhiên vẫn đang chờ ta.
(CÒN TIẾP…)
http://bagan3.me/
-CHƯƠNG TÁM-
Những giao tiếp.
TỊNH LẶNG “StillnessSpeaks” (Trần Sơn lược dịch) -CHƯƠNG BẢY-
Thiên Nhiên
***
71-
Ta lệ thuộc thiên nhiên không phải chỉ đẻ thể chất sống còn.
Mà thiên nhiên còn chỉ ta đường về nhà – đường ra khỏi nhà tù của tâm trí. Ta lạc lối trong lúc làm việc,suy nghĩ , tưởng nhớ và phòng ngự – lạc vào trận đồ của một thế giới đầy vấn nạn.
Cho đến nay, ta đã quên điều mà hòn đá, sinh thú, cỏ cây còn biết.
Cho đến nay, ta đã quên thế nào là hiện sinh (tức) lặng yên – sống với chính mình và hiện diện:
-Taị Đây
- Lúc Này.
*
72-
Đem chú tâm vào bất cứ gì mà không can thiệp – tự nhiên hiện tiền, ta bước ra khỏi suy tư với ý niệm – và trong giới hạn nào đó tham dự vào trạng thái kết hợp với (cõi) hiện sinh của muôn vật tự nhiên tồn tại.
Chú tâm vào một tảng đá, gốc cây hay một sinh thú không có nghĩa là suy nghĩ về chúng, mà chỉ đơn giản nhận biết chúng trong tỉnh thức.
Cái gì đó tinh túy từ chúng tự chuyển sang ta.
Có thể nhận thấy mối lặng yên, rồi chính trong ta cũng tịnh yên. Cảm thấy sự an nghỉ thâm sâu trong Hiện Sinh – hoàn toàn như một, như thế và ngay tại đó.
Nhận ra thế, ta cũng cũng chìm sâu, an nghỉ ngay bên trong ta.
*
73-
Khi tản bộ hay nghỉ ngơi trong thiên nhiên, hãy tự trân trọng, hiện diện đầy đủ tại nơi đó.
Lặng yên. Ngắm nhìn. Lắng nghe.
Thấy mọi sinh thú, cây cỏ tràn đầy sinh khí. Khác với con người – chúng không tự phân làm hai. Chúng không sống qua hinh ảnh của tâm trí về chúng – không đoái hoài tới cố gắng bảo toàn và đánh bóng những hình ảnh (ảo) này.
Con nai (tự nó) là con nai. (Hoa) thủy tiên là hoa thủy tiên.
Mọi vật trong thiên nhiên không chỉ gom một với nhau mà còn thành một với tổng thể. Chúng không tự rời bỏ cấu trúc tổng thể để tuyên xưng một tồn tại tách rời : cái “tôi”(me) ra khỏi mọi vật còn lại của vũ trụ.
Chiêm ngưỡng thiên nhiên giãi thoát ta khỏi cái “tôi” – kẻ chúa gây chuyện rắc rối.
*
74-
Tỉnh thức trước âm thanh tế vi của thiên nhiên – tiếng lá xào xạc trong gió, những giọt mưa rơi, côn trùng rỉ rả, tiếng chim véo von lúc bình minh. Cống hiến toàn bộ con người vào lắng nghe. Có cái gì đó lớn hơn thanh âm – cái linh diệu không thể lãnh hội được bằng trí tưởng.
*
75-
Ta không tạo ra, cùng khả dĩ điều khiển mọi vận hành của thân xác. Cái thông minh lớn hơn tâm trí con người đảm trách.
Cũng chính cái thông minh này duy trì mọi sự trong thiên nhiên. Ta không thể đến gần ngoài việc nhận biết (có) một trường năng lực tự nội bên trong ta cảm nhận sự sống động bên trong thân xác.
*
76-
Con chó vui đùa. Cái thích thú vô điều kiện như sẵn sàng xiển dương sự sống vào bất cứ khi nào -
thường trái ngược rõ nét với tâm trạng của người chủ – trầm cảm, âu lo, vấn nạn đè nặng, lạc lõng và trống vắng với Lúc Đó tại Nơi Đó.
Người ta ngạc nhiên (tự hỏi) – sống với người chủ ấy, làm sao con chó giữ được vẻ vui thú lành mạnh ?
*
77-
Nhận thức chỉ qua tâm trí, qua suy tưởng, ta không thể cảm nhận được vẻ linh động và sinh khí của thiên nhiên. Ta chỉ thấy bên ngoài mà không nhận biết được về bên trong dáng vẻ – sự sống, bí mật linh diệu.
Trí tưởng giản lược thiên nhiên vào những tiện nghi dùng cho việc theo đuổi kiến thức, cho lợi ích hay những mục đích mang lại lợi nhuận. Rừng nguyên sinh thành nơi khai thác gỗ; với chim chóc – một dự án nghiên cứu; với núi đồi để chinh phục hầu khai quật quặng, mỏ.
Khi nhận thức (về) thiên nhiên, hãy có những khoảng không – tâm trí không suy tưởng.
Tiếp cận như thế, thiên nhiên sẽ đáp ứng cùng ta – tham gia vào tiến hóa nhân loại và hiểu biết về toàn bộ tinh cầu.
*
78-
Hãy chú ý bông hoa – lúc này đây, tươi mát làm sao ?
*
79-
Ta có khi nào thật sự ngắm nhìn cây cảnh trong nhà ?
Có khi nào nhận ra sự hiện diện bí mật lẫn quen thuộc – mà ta gọi là cây – lại hé dạy cho ta nhiều điều huyền bí ?
Hãy chú ý đến sự an bình cùng một khoảng không tịch mịch bao quanh cây ?
Vào lúc đó, cây trở thành thày dạy của ta.
*
80-
Nhìn một con thú, bông hoa, cây cỏ – an nghỉ trong hiện sinh – tự thị như thế.
Thật đáng nể.
Thật hồn nhiên và đáng trân trọng.
Để thấy được như vậy, cần ra khỏi và vượt lên trên thói quen đặt tên, dán nhãn của tâm trí. Sẽ thấy trí tưởng hay nhận thức cảm quan không thể lãnh hội hết tầm mức mênh mông rộng lớn bất khả diễn tả được của thiên nhiên.
Đó là một hòa nhịp linh diệu tỏa mặc, không chỉ toàn bộ thiên nhiên mà còn len lỏi vào tận nội tâm của ta.
*
81-
Không khí ta thở là tự nhiên như nhịp thở tự vận hành.
Quán hơi thở – ta nhận ra ta không chủ động. Đó là hơi thở của thiên nhiên. Nếu phải nhớ – ta sẽ chết sớm. Nhưng nếu ta cố ngưng thở thì thiên nhiên lại dành thế chủ động.
Quán hơi thở và học cách trụ tâm vào nhịp thở, ta thân thiết nối kết mạnh mẽ với thiên nhiên.
Đây là cách thế chữa trị với năng lực thâm hậu.
Nó chuyển cách nhận thức thế giới bằng khái niệm của trí tưởng sang lãnh vực nội tại của thức giác vô điều kiện.
*
82-
Ta cần thiên nhiên như người thày giúp ta nối kết (lại) với Hiện Sinh.
Ngược lại, thiên nhiên cũng cần ta.
Ta không tách rời được khỏi thiên nhiên. Chúng ta là mọi phần của Một Sự Sống tự hiển lộ qua muôn dạng vẻ tương kết với nhau trong vũ trụ.
Khi nhận ra vẻ đẹp đáng trân quí, nét lặng yên trang trọng không thể hình dung được của một bông hoa, cội cây tại nơi đó – là ta đã thêm – cho cây và hoa. Qua nhận biết tỉnh giác của ta, thiên nhiên cũng biết được về chính mình.
Thiên nhiên nhận biết vẻ đẹp linh diệu của chính thiên nhiên – qua ta.
*
83-
Một khoảng không tịch mịch lớn lao bao trọn thiên nhiên – ôm luôn cả ta.
*
84-
Chỉ khi nào trong ta yên lặng, ta mới đạt tới được lãnh vực tịnh yên của đá, cây và sinh vật.
Chỉ khi nào cái sôi động tâm trí của ta giảm thiểu, ta mới nối kết được với thiên nhiên trong chiều sâu và vượt ra ngoài tầm ngăn cách do suy nghĩ quá mức tạo nên.
Suy tư là một trạng thái (hoạt động) của sự sống tiến hóa.
Thiên nhiên vô tư hiện diện trong tịnh lặng (trước khi một niệm của suy nghĩ khởi lên).
Cây, hoa, chim chóc và gộp đá không biết được vẻ đẹp linh diệu của riêng chúng. Khi những sinh vật – loài người trở nên lặng yên – vượt qua tâm trí thì một tầm mức hiểu nhận rộng lớn của tỉnh thức vượt trên trí tưởng – tăng cường,
Thiên nhiên có thể đem ta đến tịnh yên. Quà của thiên nhiên đó. Biết thế mà hội nhập vào thiên nhiên – tịnh yên sẽ thấm nhập vào tỉnh thức của ta. Đây là quà ta tặng lại.
Qua ta – thiên nhiên nhận biết mình. Vẫn thế từ nhiều triệu năm đến nay – thiên nhiên vẫn đang chờ ta.
(CÒN TIẾP…)
http://bagan3.me/
-CHƯƠNG TÁM-
Những giao tiếp.
TỊNH LẶNG “StillnessSpeaks” (Trần Sơn lược dịch) -CHƯƠNG BẢY-