Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

Tổng thống Obama hội luận với blogger Điếu Cày và các nhà báo bị bách hại

Điếu Cày lên VTV
BBC Vietnamese
Hình ảnh cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và blogger Điếu Cày xuất hiện trong bản tin buổi sáng của Đài Truyền hình Việt Nam.http://bbc.in/1I3q6IQ
Bản tin Chào buổi sáng thứ Bảy 2/5 trên kênh VTV1 trong phần quốc tế có đề cập vụ bạo động ở Baltimore, Hoa Kỳ, và nhắc tới Tổng thống Obama.
Biên tập viên chương trình đã phát kèm hình ảnh một cuộc gặp của ông Obama hôm 1/5 tại Tòa Bạch ốc.
Đó là cuộc gặp của ông tổng thống Mỹ với một số blogger nước ngoài trước thềm ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5.
Tại đó, blogger Điếu Cày, tức ông Nguyễn Văn Hải, có mặt bên cạnh hai blogger khác là Simegnish 'Lily' Mengesha (Ethiopia) và Fatima Tlisova (Nga) để cùng bàn luận về tự do báo chí trên thế giới.
Trên khuôn hình của VTV1, người ta có thể nhìn thấy ông Nguyễn Văn Hải ngồi bên tay phải của ông Obama.
Blogger Điếu Cày, người từng bị chính quyền trong nước bỏ tù vì tội Trốn thuế và sau đó là tội Tuyên truyền chống nhà nước, đã được chuyển cho đi Mỹ hôm 21/10/2014.
Thông tin về ông từ đó không được đăng tải trên bất cứ kênh truyền thông nào ở Việt Nam, bởi vậy việc blogger này xuất hiện trên kênh truyền hình chủ lực của nhà nước đã gây chú ý.
Tuy nhiên, các đường link trực tuyến vào bản tin Chào buổi sáng 2/5 đều đã bị gỡ bỏ.


-Son Tran




Sáng nay ngày 1/5/2015, nhân dịp Tự Do Báo Chí Thế Giới, Tòa Bạch Ốc đã tổ chức một bữa hội luận bàn tròn với các nhà báo / blogger từng bị bắt bớ, cầm tù và được Hoa Kỳ vận động trả tự do. Cuộc hội luận có sự có mặt của Tổng Thống Obama cùng ba nhà báo là anh Điếu Cày Van Hai Nguyen (Việt Nam), Simegnish 'Lily' Mengesha (Ethiopia), Fatima Tlisova (Nga).


Trong buổi hội luận, Tổng thống Obama đã nhấn mạnh rằng tự do báo chí đóng vai trò sống còn của một nền dân chủ. Những nhà báo phải có quyền cho người dân một nước biết sự thật về quốc gia của mình, về chính quyền của mình. Điều này sẽ giúp cho một quốc gia trở nên tốt đẹp hơn, và giúp cho người đứng đầu một đất nước như ông trở nên đáng tin cậy hơn. Thật là đáng buồn khi có nhiều nơi trên thế giới, quyền tự do báo chí bị tấn công bởi nhà cầm quyền vì họ muốn che dấu sự thật. Nhiều nhà báo bị sách nhiễu, thậm chí bị thủ tiêu. Những tiếng nói độc lập bị ngăn cản, những người bất đồng chính kiến bị buộc phải im lặng. Trong đó có Việt Nam, là quốc gia hiện đang bị thế giới và Hoa Kỳ lên án về tự do báo chí.

Cũng trong phần trình bày của mình, blogger Điếu Cày đã chia sẻ về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam, sự bắt bớ, trù dập đối với những blogger, những cây bút muốn nói lên chính kiến của mình. Ông cũng gởi đến Tổng thống Obama danh sách một số tù nhân lương tâm hiện đang bị cầm tù.

Cũng xin được nhắc lại, vào năm 2012, cũng nhân dịp Ngày Tự do Báo chí Thế giới, tổng thống Barack Obama đã công khai nhắc đến blogger Điếu Cày trong khi ông đang phải chịu bản án 12 năm trong lao tù Cộng sản. Trong khi nói về những nhà báo đang bị giam cầm, Tổng thống Obama đã kêu gọi mọi người "không được phép quên những người khác như blogger Điếu Cày, người bị bắt vào năm 2008 trong đợt trù dập rộng lớn đối với hoạt động báo chí công dân tại Việt Nam."

 -Dân Luận

Tổng thống Obama hội luận với blogger Điếu Cày và các nhà báo bị bách hại

DL - Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, đã có cuộc hội luậnvới tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vào sáng ngày 1/5/2015 cùng với các nhà báo nước ngoài khác từng bị bắt bớ, theo nhà báo Alex Wong cho biết.
Được biết, cuộc hội luận bàn tròn này còn có sự tham gia của nữ nhà báo Simegnish Mengesha của Ethiopia, cô là một nhà báo dày dạn kinh nghiệm và ủng hộ mạnh mẽ cho Quyền Tự do ngôn luận

Cuộc gặp gỡ giữa tổng thống Obama và các nhà báo bị bách hại diễn ra tại phòng Roosevelt của Nhà Trắng vào sáng 1/5/2015 đánh dấu cho ngày Tự do báo chí thế giới.

Cuộc gặp này của tổng thống Obama với một blogger nổi tiếng của Việt Nam trước chuyến thăm của ông TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng sang Hoa Kỳ trong năm 2015
________________
Nếu bạn không vào được trang báo Dân Luận hãy thử download phần mềm Ultrasurf (http://ultrasurf.us/) để có thể vượt tường lửa, hoặc bạn có thể cài add-on ZenMate cho Browser của mình để vào xem tin tức mới nhất theo hướng dẫn:
Nếu bạn sử dụng Ipad, hay Smartphone bạn có thể tải trình duyệt Opera Mini về để vào Dân Luận.

-Quê Mẹ - Điếu Cày là nhà blogger người Việt 60 tuổi. Tháng 12 năm 2007 ông công bố đoạn văn chúng tôi in lại dưới đây. Bốn tháng sau ông bị bắt, và vừa qua ông bị tuyên án 12 năm tù giam. Điều sai lầm của ông là đã dám viết ý kiến của mình lên blog về các quyền tự do cơ bản tại Việt Nam.


Điếu Cày không là trường hợp riêng biệt. Hiện nay đang có ít nhất 32 Bloggers người Việt đã bị tuyên án tù hay đang chờ xét xử, vì đã đưa lên mạng những bài viết bị xem như muốn lật đổ chính quyền. Đa số những bloggers này bị xử theo điều 88 trong Bộ Luật Hình sự quy tội “tuyên truyền chống phá Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” đưa tới án tù 20 năm.
31 triệu người sử dụng Internet tại Việt Nam, so với năm 2000 chỉ có 2 triệu người. Nhà cầm quyền phát huy mạnh mẽ Internet cho việc phát triển kinh tế và giao thương. Nhưng lại quyết tâm kiểm soát đường truyền online, và kiềm chế bất cứ ai lợi dụng phương tiện truyền thông mới mẻ này để tố cáo nạn tham nhũng, bất bình đẳng xã hội. và sự thiếu vắng tự do ngôn luận.
Đây là chủ đề bản Phúc trình mới của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) mang tựa đề “Các nhà Bloggers và Công dân Mạng sau chấn song nhà tù”. Bản Phúc trình tiết lộ toàn bộ pháp lý trong tay nhà cầm quyền để bịt họng mọi hình thức ly khai. Đồng thời vạch ra cuộc đàn áp thường nhật, hăm dọa và sách nhiễu pháp lý đối với các nhà bloggers.
Nhằm tố cáo những hành xử áp bức này, ngày 19.2 tới đây, chúng tôi sẽ gửi một thông điệp đến nhà cầm quyền Việt Nam yêu cầu trả tự do cho tất cả các nhà bloggers đang bị cấm cố tại Việt Nam.
Các bạn cũng vậy, các bạn có thể hậu thuẫn cho các nhà bloggers đang bị cầm tù tại Việt Nam. Xin thông báo tới bạn bè và thúc đầy chuyện phải làm sau đây :
- Tham gia chiến dịch Thunderclap (bấm vào đây) - một chiến dịch mới, thực dụng và dễ thực hiện) ;
- Đăng lại đoạn văn của Điếu Cày trên đây lên Facebook của mình và liên giao với trang viết này (bấm vào đây để tải xuống) ;
- Đúng vào ngày thứ ba 19.2.2013, Tweet thông điệp sau đây : #Vietnam : Trả tự do cho 32 nhà bloggers Việt Nam ! #freeVNbloggers http://www.queme.net/bloggers-2013



Bản Phúc trình có thể tải đọc từ đây

-Kêu gọi trả tự do cho các cây viết mạng
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam vừa đưa ra danh sách 32 công dân mạng bị tạm giữ hay tù đày và kêu gọi thả họ vô điều kiện.


Ủy ban này, vốn là thành viên của Hiệp hội Quyền con Người Quốc tế, nói án tù cho những người dùng mạng internet để bảy tỏ chính kiến ở mức từ hai tới 16 năm tù giam.

Các bài liên quan

Bất công ở Việt Nam
Lê Công Định: sự trở về mang hy vọng
Tuyên bố nhân quyền Asean ‘khiếm khuyết’

Họ nói chỉ riêng từ tháng 1/2012 tới tháng 1/2013, 22 blogger và công dân mạng đã bị kết án tổng cộng 133 năm tù và 65 năm quản chế.

Đặc biệt trong phiên tòa hôm 9/1/2013, 13 người đã bị kết án cả thảy hơn 100 năm "chỉ vì thực hiện [quyền] tự do biểu đạt một cách hòa bình".

Trong báo cáo hơn 40 trang mang tên 'Blogger và công dân mạng bị giam giữ: Hạn chế tự do Internet ở Việt Nam', Ủy ban nói Việt Nam đã không tôn trọng cam kết họ đưa ra với cộng đồng quốc tế về đảm bảo tự do ngôn luận cho công dân của chính mình.

Mặc dù Hà Nội luôn nói rằng họ chỉ bắt những người vi phạm luật pháp, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam dẫn tuyên bố của Nhóm Làm việc Liên Hiệp Quốc về Giam giữ Võ đoán hồi tháng Tám năm 2012 nói 'ngay cả khi việc giam giữ phù hợp với luật lệ quốc gia, Nhóm Làm việc phải đảm bảo rằng nó cũng phù hợp với các điều khoản có liên quan của luật quốc tế".
'Án tù nghiệt ngã'

Ủy ban nhắc lại rằng hồi năm 2009 Việt Nam đã chấp nhận khuyến cáo của Liên Hiệp Quốc về chuyện các thành viên cần "hoàn toàn đảm bảo quyền nhận, tìm kiếm và phát tán thông tin và ý tưởng phù hợp với điều 19 của Công ước Quốc tế về Quyền Chính trị và Dân sự."

Mặc dù vậy báo cáo vừa ra dẫn lời Cao ủy trưởng phụ trách nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, Navi Pillay nói hôm 25/9/2012 theo sau bản án tổng cộng 26 năm tù và 13 năm quản chế cho các blogger Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải và Điếu Cày:



"[C]ác án tù nghiệt ngã đối với các blogger minh chứng cho sự hạn chế tự do nghiêm trọng ở Việt Nam."


Cao ủy trưởng phụ trách nhân quyền của Liên Hiệp Quốc Navi Pillay

"[C]ác án tù nghiệt ngã đối với các blogger minh chứng cho sự hạn chế tự do nghiêm trọng ở Việt Nam."

Blogger Điếu Cày, người bị mức án 12 năm tù giam và năm năm quản chế, cũng từng được Tổng thống Barack Obama nhắc tới khi nói về tự do ngôn luận.

Trong danh sách 32 blogger và công dân mạng mà Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam đưa ra có một số tên tuổi ít được nhắc tới như Lô Thanh Thảo, người bị bắt ở Sài Gòn khi phỏng vấn nông dân biểu tình qua Skype hồi năm 2012 hay Kỹ sư Nguyễn Trung Lĩnh, tác giả của một số bài báo kêu gọi đa đảng bị bắt ở Hà Nội hồi năm 2011.

Ủy ban cũng kêu gọi các quốc gia và tổ chức quốc tế tăng sức ép đối với Việt Nam và coi cải thiện nhân quyền là điều kiện để có quan hệ gần gũi hơn.

Theo báo cáo, số người dùng internet ở Việt Nam đã tăng đột biến từ hai triệu hồi năm 2000 tới 31 triệu ở mức hiện nay.

Mặc dù Việt Nam khuyến khích sử dụng internet để phát triển kinh tế nhưng chính quyền cũng tăng cường trấn áp các nhà bất đồng chính kiến sử dụng mạng toàn cầu để nói lên tiếng nói của họ, Ủy ban nói.


Bloggers and Netizens Behind Bars: Restrictions on Internet Freedom in Vietnam
2013-02-13 | | Vietnam Committee on Human Rights & FIDH

PARIS, 13 February 2013 (VIETNAM COMMITTEE) - In a new joint report released today, FIDH and its member organization, the Vietnam Committee on Human Rights, call on the Vietnamese government to end its escalating assault on freedom of expression and its criminalization of bloggers and netizens.
The 42-page report, entitled “Bloggers and Netizens Behind Bars: Restrictions on Internet Freedom in Vietnam”, highlighted the Internet as an increasingly popular source of independent news and a platform for civic activism in Vietnam, home to the region’s fastest growing population of Internet users. Bloggers and human rights defenders increasingly resort to the Internet to voice their political opinions, expose corruption, and draw attention to land-grabbing and other official abuses of power. At the same time, Internet users in Vietnam also face long-standing draconian restrictive legislation, policies and practices, while the government has intensified its crackdown on freedom of expression, both online and offline, since 2010. 


The FIDH and the VCHR have documented 32 bloggers and netizens currently detained, charged, and/or sentenced to prison terms in Vietnam for their peaceful online dissent or criticisms of government policies. Their prison terms range from two to 16 years. In a series of unfair trials over the past 12 months alone (January 2012 - January 2013), 22 bloggers and netizens were sentenced to a total of 133 years in prison and 65 years probationary detention for their peaceful online activism. 17 of those currently behind bars, including three women, were sentenced under the draconian Article 88 of the Criminal Code, which carries a maximum penalty of 20 years’ imprisonment for the ill-defined offense of “anti-State propaganda.” In one recent trial on 9 January 2013 alone, 13 people were sentenced to a total of over 100 years in prison solely for the peaceful exercise of their freedom of expression.
“Article 88 and other ‘national security’ provisions of the Criminal Code fly in the face of Vietnam’s obligations under international human rights law,” said Souhayr Belhassen, FIDH President. “Instead of engaging in the futile exercise of gagging the Internet, it should immediately end the practice of making speech a crime and overhaul its repressive legal framework to ensure respect and protection of the right to freedom of expression, regardless of medium.”
The Vietnamese authorities at all levels routinely subject bloggers and netizens who dare to criticise them to arbitrary detention, harassment, intimidation, assaults and violations of fair trial rights. The report also profiles nine bloggers and their peaceful writings on the Internet. Prominent blogger Nguyen Van Hai (aka Dieu Cay) and members of the Club of Free Journalists, whose online writings criticised Article 88 of the Criminal Code, were ironically detained under the same article and sentenced harshly on 24 September 2012 to prison terms of up to 12 years. Although they protested their innocence, the conviction of Dieu Cay and Ta Phong Tan was upheld on appeal on 28 December 2012.
In September 2012, the assault on Internet freedom was taken to a new height when the Vietnamese prime minister himself issued an order to punish criticisms of the Communist Party and the government, targeting by name three dissident blogs, including the prominent Danlambao (Citizens’ Journalism) blog, which publishes a wide range of news, including those focused on politics and human rights.
The new draft Internet Decree currently under consideration is fatally flawed and inconsistent with international human rights law and standards. If adopted in its current form the Decree would oblige Internet companies and other providers of information to Internet users in Vietnam to cooperate with the government in enforcing the prohibition of a range of vaguely-defined acts of expression. Article 5 of the Decree prohibits vague acts as such as “abusing the provisions and use of the internet and information on the web” to “oppose the Socialist Republic of Vietnam”“undermining the grand unity of the people” and “undermining the fine customs and traditions of the nation”. Article 25 requires the filtering of any information on the Internet based on the interpretation that such information is amongst the “prohibited acts” outlined in Article 5.
“As Vietnam steps up censorship by new laws and regulations, it is also intensifying Police repression, imprisonment, intimidation and even sexual assaults on young bloggers to frighten them into silence and self-censorship”, said VCHR President Vo Van Ai. “But it is too late. Through the Internet, a culture of protest is emerging in Vietnam. These bloggers and netizens are not “hostile forces” seeking to overthrow the regime by “peaceful evolution” as Hanoi claims. They are Vietnamese patriots who are using new technologies to call for their people’s legitimate freedoms and rights. Vietnam cannot suppress this movement simply by locking bloggers and netizens behind bars”.
Download the report: click here


Contacts:
FIDH, Arthur Manet (French, English, Spanish) – Tél. +33 6 72 28 42 94 (in Paris)
FIDH, Audrey Couprie (French, English, Spanish) – Tél. +33 1 43 55 14 12 (in Paris)
VCHR, Vo Van Ai et Penelope Faulkner (Vietnamese, English, French) – Tél. +33 1 45 98 30 85 or +33 6 11 89 86 81 (in Paris)
Support our Campaign: We Are All Vietnamese Bloggers! All around the world, bloggers will publish texts of jailed Vietnamese counterparts and will ask for their release. More info on this operation: Click here!

--Chủ tịch Sang nói về 'đồng chí X'

- ‘Đừng khoanh tay nhìn Đảng tan rã’ (BBC)

. - Đảng CS Pháp bỏ búa liềm trên thẻ Đảng (BBC). - - Không ai là sao nghị trường (VNN).- ĐẦU NĂM, GẶP CHỮ “DÂN” (Bùi Văn Bồng).

--

--

Tổng số lượt xem trang