Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

Mỹ bác đề nghị của Trung Quốc về “chia sẻ” Trường Sa

--Mỹ bác đề nghị của Trung Quốc về “chia sẻ” Trường Sa

(PetroTimes) - Như tin chúng tôi đã đưa, Trung Quốc mới đây nói rằng nước này sẵn sàng để Mỹ và các nước khác sử dụng những cơ sở dân sự mà Bắc Kinh đang kiểm soát và xây dựng (trái phép) ở Biển Đông. Tuy nhiên, ngày 1/5, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng bác bỏ đề nghị mang tính chất “bịt miệng” này.

Jeff Rathke, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, ngày 1/5 lên tiếng bác bỏ đề nghị của Trung Quốc về việc “chia sẻ” Trường Sa

Tại cuộc họp báo ngày 1/5/2015, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, Jeff Rathke, nói rằng Mỹ không quan tâm đến đề nghị của phía Trung Quốc. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, nếu muốn giảm bớt căng thẳng tại khu vực, Trung Quốc cần chủ động dừng các hoạt động tôn tạo và tôn trọng luật pháp quốc tế mà đặc biệt là Công ước Luật biển.
Ông Rathke nói rằng việc Trung Quốc xây dựng các cơ sở trên phần đất được bồi đắp trên các đảo đang tranh chấp sẽ không góp phần vào hòa bình và ổn định trong vùng, cho dù có đúng là các cơ sở đó được sử dụng vào các mục đích dân sự, cứu trợ thiên tai.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy là lập trường của Washington vẫn không thay đổi trên vấn đề Trung Quốc gia tăng cải tạo, bồi đắp các đảo đang tranh chấp ở Biển Đông.
Thời gian gần đây, Mỹ liên tục đưa ra những tố cáo về việc Trung Quốc bồi đắp, lấn biển ở những vùng tranh chấp trên Biển Đông. Ngày 28/4, trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cực lực chỉ trích những mưu toan của Trung Quốc làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông.
Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear gần đây cũng đã cho rằng Trung Quốc gia tăng bồi đắp các đảo tranh chấp ở Biển Đông có thể là nhằm mục tiêu thiết lập một vùng nhận dạng phòng không ở khu vực này, tương tự như vùng nhận dạng phòng không mà Bắc Kinh thiết lập ở vùng biển Hoa Đông vào cuối năm 2013.
Và để ngăn chặn âm mưu này, ngày 29/4, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cho hay họ đang xem xét khả năng sẽ cùng Mỹ tuần tra Biển Đông.
Trước Mỹ, ngày 27/4, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ra Tuyên bố Chủ tịch về các vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề Biển Đông. Các nhà lãnh đạo ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc tôn tạo, bồi đắp đang diễn ra ở Biển Đông, làm xói mòn lòng tin, sự tin cậy và phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông.
Các nhà phân tích cho rằng chính sự chỉ trích dữ dội của cộng đồng quốc tế trong thời gian gần đây đối với các hành động gây căng thẳng thêm tình hình tại Biển Đông đã khiến Trung Quốc muốn “bịt miệng” Mỹ bằng cách cho họ cùng chia sẻ vùng biển này. Tuy nhiên, kế sách này của Bắc Kinh đã không “dụ” được Mỹ.
Trước đây, nhiều chuyên gia từng nhận định, các nỗ lực thay đổi nguyên trạng Biển Ðông của Trung Quốc nhằm đặt cộng đồng quốc tế trước một chuyện đã rồi. Lời mời cộng đồng quốc tế sử dụng “các căn cứ của Trung Quốc ở Trường Sa” khi có nhu cầu tìm kiếm, cứu nạn là minh họa rõ nhất và mới nhất cho nhận định đó.


-Trung Quốc sẵn sàng cho Mỹ sử dụng “cơ sở dân sự” ở Trường Sa
(PetroTimes) – Bộ Quốc phòng Trung Quốc vừa tuyên bố, nước này sẵn sàng để Mỹ và các nước khác sử dụng các cơ sở dân sự mà Bắc Kinh đang kiểm soát và xây dựng (trái phép - PV) ở Biển Đông để dự báo thời tiết và tìm kiếm cứu nạn “khi điều kiện cho phép”.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh các hoạt động xây dựng, cải tạo, bồi đắp, biến đá thành đảo trái phép của Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa đang bị nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, lên án mạnh mẽ.

Thông cáo phát đi vào cuối ngày hôm qua, dẫn lời Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi: “(Chúng tôi) hoan nghênh Mỹ và các nước có liên quan sử dụng các cơ sở này trong tương lai, khi điều kiện thích hợp, vì các hợp tác tìm kiếm và cứu hộ nhân đạo, cứu trợ thiên tai trong trường hợp thảm họa”.
Thông cáo cho biết, trước đó, trong một cuộc hội đàm qua truyền hình với Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, đô đốc Jonathan Greenert, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc đã giải thích việc xây dựng của Trung Quốc tại Biển Đông là “không ảnh hưởng đến tự do hàng hải hay bay ngang”.
Thay vào đó, theo lời ông Ngô Thắng Lợi, các cơ sở mà Trung Quốc đang xây dựng, cải tạo trái phép ở Biển Đông, “sẽ giúp cải thiện khả năng thực hiện các dịch vụ công cộng tại vùng biển này, như dự báo khí tượng, nghiên cứu hải dương và cứu nạn, làm tròn các nghĩa vụ quốc tế để duy trì an ninh tại hải phận quốc tế”.
Vẫn thông báo nói trên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc dẫn lời Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Greenert yêu cầu Bắc Kinh giải thích với các nước trong khu vực kịp thời về các mục tiêu của công tác xây dựng, mở rộng tại các vùng đảo tranh chấp. Đặc biệt, Đô đốc Greenert còn đề nghị Trung Quốc cho các nước khác sử dụng các cơ sở đó, vì hoạt động nhân đạo chung và việc làm trên cũng sẽ tốt cho duy trì ổn định, tự do hàng hải tại vùng biển này.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc lên tiếng biện bạch cho hoạt động xây dựng, cải tạo đảo trái phép của mình ở Biển Đông. Trước đó, ngày 9/4, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã khăng khăng cho rằng, việc Trung Quốc cải tạo, bồi đắp các điểm đá, bãi ngầm, đảo ở Trường Sa chỉ nhằm bảo vệ cái gọi là “chủ quyền lãnh thổ và các quyền hải dương” của Trung Quốc. Công tác này giúp cho quân đội Trung Quốc bảo vệ khu vực này và giúp cho cả các hoạt động dân sự, từ cấp cứu đến nghiên cứu khoa học và khai thác hải sản.
Bà Hoa còn nói các bến tàu được xây thêm những ngày tháng qua ở bãi Đá Vành Khăn mà hình vệ tinh của Mỹ chụp được, không chỉ giúp cho nghề cá Trung Quốc mà giúp cả nghề cá “các nước láng giềng”.
Tuy nhiên, chỉ mới đây thôi, theo tờ Philippines Star, ngày 19/4/2015, một chuyến bay của Không quân Philippines có ý định chở người từ đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa) đi cấp cứu, thì bị một tàu chiến Trung Quốc rọi đèn pha và bắn pháo sáng, khiến hoạt động cứu nạn phải tạm dừng. Sau đó, có tin là chính đại sứ quán Mỹ tại Philippines đã hỗ trợ một máy bay dân sự để chuyên chở bệnh nhân.
Phía quân đội Philippines tuy bác bỏ thông tin máy bay quân sự của nước này đã bị một tàu khu trục Trung Quốc bắn khi đang bay tới đảo Thị Tứ đón bệnh nhân, nhưng có xác nhận chuyện bị tàu chiến Trung Quốc liên hệ bằng radio, yêu cầu họ rời khỏi khu vực mà Bắc Kinh tự cho là thuộc lãnh thổ của mình.
US ‘welcome’ to use China’s man-made islands for civilian purposes (FT 1-5-15) China Puts Conciliatory Slant on Land Reclamation (WSJ 1-5-15) - Tin thêm về Viện Nghiên Cứu Biển Đông mà Trung Quốc vừa thiết lập ở MỹNew Chinese Institute to Tackle Thorny Island Dispute (WSJ 1-5-15) ◄Biển Đông: Making waves - China tries to strengthen its hand in a dangerous dispute (Economist 2-5-15) -- Đọc bài này để thấy Trung Quốc hùng hổ thế nào trên mặt trận học thuật. Họ lập một "think tank" (The Institute for China-America Studies (ICAS)) ngay tại Mỹ (ngoài một viện mà họ đã có ở Nam Kinh) để "nghiên cứu" và tuyên truyền về Biển Đông theo đường lối của họ.  Việt Nam đang làm gì?◄◄ (Nói thêm: Cái ICAS này của Tàu hoạt động rất hăng: Tôi nhận được cả chục cái tweets của họ mỗi ngày!)

>> Có hay không vụ Trung Quốc nổ súng ở quần đảo Trường Sa?


-TQ cáo buộc VN và Philippines cải tạo đảo tranh chấp
-Đến lượt TQ tố cáo VN xây dựng trên đảoBBC Tiếng Việt
Trung Quốc lên tiếng phản đối Việt Nam và Philippines “tiến hành hoạt động xây dựng trái phép các đảo” ở Biển Đông. Sau nhiều tuần bị phê phán vì việc tôn tạo, bồi đắp đang diễn ra ở Biển Đông, Trung Quốc hôm thứ Tư có tuyên bố phản bác. Người phát ...
-VN nên có chiến lược rõ rệt chống hoạt động lấn biển lấy đảo của TQ'
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc tiến hành các hoạt động lấp biển lấy đất tại những đảo nhỏ mà Bắc Kinh chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, nơi Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc tiến hành các hoạt động lấp biển lấy đất tại những đảo nhỏ mà Bắc Kinh chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, nơi Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.


Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ- VOA, bà Phương Nguyễn, một nhà nghiên cứu về các vấn đề Đông Nam Á cộng tác với Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS), cho biết ý kiến về sự hợp tác giữa hai nước đều là hội viên của ASEAN, trước mối đe dọa do chính sách bành trướng của Trung Quốc gây ra.

“Tôi tin rằng từ năm 2010 trở về sau, chúng ta đã chứng kiến việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Philippines trong lĩnh vực hàng hải. Các chiến hạm hai nước đã qua lại thăm viếng lẫn nhau. Cho nên một hiệp định đối tác chiến lược, khi nào được ký kết, chủ yếu sẽ có tính cách quân sự. Tôi dự kiến sẽ có tăng cường hợp tác giữa hai lực lượng hải quân, đồng thời với việc chia sẻ thông tin tình báo giữa đôi bên.”

Bà Phương Nguyễn cho rằng hiệp định đối tác chiến lược Việt-Phi nên được đặt trong bối cảnh rộng lớn hơn, vượt quá giới hạn của mối quan hệ song phương.

“Tôi tin rằng đối tác chiến lược Việt Nam-Philippines phải được nhìn trong bối cảnh rộng lớn hơn bởi vì Philippines thực ra không có một lực lượng vũ trang trang bị hùng hậu cho lắm. Nhìn rộng hơn quan hệ song phương, Việt Nam trong thời gian qua đã tìm cách củng cố quan hệ với các đồng minh của Mỹ tại Châu Á, đặc biệt là với Nhật Bản và gần đây hơn, với Philippines. Tôi cho rằng việc Việt Nam muốn thiết lập đối tác chiến lược với Philippines, tương hợp với nguyện vọng của Hà Nội muốn thắt chặt quan hệ với các nước có khả năng mang lại những lợi ích cho Việt Nam, dù là lợi ích quân sự hay lợi ích kinh tế. Trong trường hợp Philippines, tôi nghĩ rằng Việt Nam thấu hiểu tầm quan trọng của việc liên kết với một nước có lập trường cứng rắn chống lại những hành động lấn biển lấy đất của Trung Quốc. Thành thực mà nói, cả Nhật Bản lẫn Philippines đều là đồng minh của Mỹ, nhưng hợp tác quân sự với Nhật Bản, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam hơn nhiều, so với hợp tác quân sự với Philippines.”

Về các hoạt động lấn biển xây đảo nhân tạo của Trung Quốc trong Biển Đông, bà Phương Nguyễn cho rằng Việt Nam đang bị đẩy vào một tình huống khó xử:

“Việt Nam lâm vào thế khó xử bởi vì Trung Quốc chỉ thẳng vào Việt Nam mà tố cáo lại rằng chính Việt Nam cũng có những hoạt động lấn biển và xây cất trên các bãi cạn và các đảo mà Việt Nam chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa. Tôi cho rằng một mặt Việt Nam chỉ trích các hoạt động xây đảo của Trung Quốc, nhưng tôi không thấy Việt Nam có một chiến lược nào rõ rệt về nên phản ứng như thế nào để đáp lại các hoạt động đó của Trung Quốc.”

Bà Phương Nguyễn nói Trung Quốc đã khởi sự các cộng trình xây cất ở Biển Đông trong ít nhất là một năm qua chứ không phải mới đây, tuy là tiến độ của các hoạt động này đã tăng nhanh hồi gần đây. Nhà nghiên cứu này nói rằng tại diễn đàn hội nghị ASEAN hồi năm ngoái, khi Mỹ và Philippines đề nghị tất cả các nước có tranh chấp chủ quyền Biển Đông nên công khai ủng hộ việc duy trì nguyên trạng tại đây, chống mọi hoạt động xây cất tại các vùng biển tranh chấp, thì Việt Nam không hưởng ứng lời kêu gọi này:

“Việt Nam không mạnh mẽ ra mặt ủng hộ đề nghị của Mỹ và Philippines. Một số nước ASEAN khác chống đối đề nghị đó. Tôi không chắc là Việt Nam chống đối, nhưng Việt Nam rõ ràng không mạnh mẽ hưởng ứng đề nghị đó.”

Nhà nghiên cứu này cho rằng, phản ứng không dứt khoát đó của Việt Nam có tác động tới cách đáp ứng của ASEAN và các nước khác trước các diễn biến mới ở Biển Đông. Bà cho rằng Việt Nam nên minh bạch những hoạt động của minh trong Biển Đông, và xác định rõ Hà Nội muốn ASEAN và các cường quốc khác có quyền lợi gắn liền với Biển Đông, nên đáp ứng như thế nào.

Trong một động thái được coi là hiếm có đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng mùa hè năm ngoái đã đưa ra những lời lẽ mạnh mẽ chỉ trích Trung Quốc là ‘gây bất ổn và đe doạ hoà bình trong khu vực’, trong chuyến đi thăm Philippines.

Phương Nguyễn là một nhà nghiên cứu về các vấn đề Đông Nam Á cộng tác với Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS). Bà là tác giả của nhiều bài tham luận có giá trị về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với các nước ASEAN, và nền ngoại giao Trung Quốc. đồng tác giả quyển ‘Một kỷ nguyên mới trong quan hệ Hoa Kỳ- Việt Nam: Thắt chặt quan hệ sau 20 năm Bình thường hoá Bang Giao (CSIS, 2014).

Trung Quốc xây đảo nổi di động trên Biển Đông (VnExpress 22/4/2015). 
Không chỉ ồ ạt bồi đắp các rạn san hô, Trung Quốc còn đang xây dựng các đảo nổi di động kích thước lớn, có khả năng phục vụ cho mục đích quân sự trên Biển Đông.
Trên tạp chí Popular Science, hai chuyên gia Jeffrey Lin và P.W. Singer cho biết các đảo nổi di động sẽ do hai công ty Trung Quốc là Tập đoàn Phát triển Kí Đông (JDG) và Công ty Công nghiệp Hải Nam Hải thi công. Đảo đầu tiên trong số trên sẽ được dùng để khai thác dầu khí xa bờ ở Biển Đông.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho hay tại cuộc họp báo tháng này, một sĩ quan quân đội Trung Quốc đã tuyên bố các đảo nổi sẽ mang nhiều mục đích quân sự.
"Đảo nổi có thể hỗ trợ cả các nhiệm vụ dân sự và quân sự, trong đó có tiếp tế, đỗ máy bay và làm căn cứ cho các phương tiện đổ bộ", hai tác giả cho biết.
Đảo nổi của JDG được thiết kế theo kiểu mô-đun, lắp ráp từ các kết cấu thân nửa nổi nửa chìm và ban đầu sẽ có ba kích thước khác nhau. Đảo nhỏ nhất sẽ dài 300 m và rộng 90 m, trong khi đảo lớn nhất sẽ dài tới 900 m và rộng 120 m. Kích cỡ đảo nổi tầm trung dài 600 m và rộng 120 m.
Các tác giả ước tính rằng ba đảo nổi trên dự kiến có tải trọng từ 400.000 đến 1,5 triệu tấn, và có thể di chuyển với vận tốc 16 km/h.
Thiết kế dạng mô-đun cho phép JDG tiếp tục mở rộng các đảo bằng cách ghép thêm kết cấu nửa nổi nửa chìm giống như trò chơi xếp hình Lego. Dù mỗi mô-đun có kích thước lớn, việc lắp ghép vẫn dễ dàng diễn ra ở ngoài khơi. Các mô-đun sẽ được những tàu hạng nặng kéo từ các xưởng đóng tàu trên bờ ra biển.
Thiết kế này cũng khiến các đảo khó bị đánh chìm.
Hình ảnh minh họa từ máy tính cho thấy một đảo nổi
Hình ảnh minh họa trên máy tính về một đảo nổi mà Trung Quốc dự kiến xây dựng. Ảnh: popsci
Hình ảnh minh họa từ máy tính cho thấy một đảo nổi có thể dài đến 2 km. "Những căn cứ lớn như thế có thể chở nhiều tiểu đoàn lính thủy đánh bộ và một phi đội máy bay tiêm kích, tấn công. Không giống những căn cứ đảo cố định, chúng có thể được tái triển khai ngoài tầm tên lửa của đối phương", các tác giả cho biết.
Trung Quốc đang ráo riết củng cố lực lượng trên Biển Đông, dường như để làm bàn đạp cho việc thành lập Vùng Nhận dạng Phòng Không (ADIZ). Nước này đang ngang nhiên biến các rạn san hô thành đảo nhân tạo thông qua dự án cải tạo đất quy mô lớn, bất chấp sự phản đối của quốc tế. 
Tuần trước, những hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đang xây dựng đường băng đầu tiên ở bãi Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Mỹ cảnh báo Trung Quốc xây dựng “đảo nổi di động” (Dân Trí)
-Trung Quốc ráo riết xây dựng quy mô cả ở Hoàng Sa và Trường Sa Thụy My RFI – ngày 14-04-2015 

media
Ảnh chụp vệ tinh ngày 08/04/2015 cho thấy hành động cải tạo các bãi đá ngầm trong quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.@CSIS
Theo tạp chí The Diplomat hôm nay 14/05/2015, Trung Quốc còn xây dựng những công trình quân sự kiên cố cả ở Hoàng Sa chứ không chỉ tại Trường Sa. Tờ báo cho rằng các nước liên quan có phản ứng quá chậm chạp so với tốc độ xâm lấn của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Tờ báo viết, khi Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh tuần trước, Tân Hoa Xã đã ca ngợi « quan hệ đối tác sâu sắc » giữa hai nước. Nhưng cách bờ biển Việt Nam 400 km, tại quần đảo Hoàng Sa, Bắc Kinh đã nhanh chóng cho xây dựng các công trình quân sự kiên cố để áp đảo.
Các hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao chụp được hôm 17/3 cho thấy đảo Phú Lâm – bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1956 và gọi là đảo Vĩnh Hưng – đang được mở rộng quy mô với đường băng và các công trình phục vụ cho sân bay quân sự.
Trong 5 tháng vừa qua, phi đạo dài 2.400 m đã được thay thế hoàn toàn bằng một đường băng mới bằng bê-tông dài 2.920 m. Bên cạnh đó là xây đường chạy mới dành cho phi cơ, mở rộng khu vực đỗ máy bay, và cạnh đó là những tòa nhà đang được xây dựng. Công việc bồi đắp cũng đang được tiến hành tại đây.
Cách đảo Phú Lâm 80 km về phía đông nam, trên đảo Quang Hòa thuộc cụm Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa – bị Trung Quốc xâm chiếm sau trận hải chiến năm 1974 với quân đội Việt Nam Cộng Hòa, đặt lại tên là Sâm Hàng và Quảng Kim – ảnh vệ tinh cho thấy việc bồi đắp của Bắc Kinh đã làm tăng đến 50% diện tích hòn đảo kể từ tháng 4/2014.
Trên đảo Quang Hòa có một đơn vị quân đội đồn trú, bốn vòm radar, một nhà máy sản xuất bê-tông, và một cảng biển vừa được mở rộng nhờ nạo vét và phá hủy san hô. Một con đê biển kiên cố đang được xây dựng xung quanh các công trình bồi đắp đất. Các tòa nhà mới cũng thấy xuất hiện gần đảo Duy Mộng – bị Trung Quốc xâm chiếm năm 1974 và gọi là đảo Tấn Khanh.
The Diplomat nhận định, trong những tuần lễ gần đây, mọi chú ý đều hướng về quần đảo Trường Sa – nơi Trung Quốc cho bồi đắp và xây dựng với tốc độ nhanh đến chóng mặt, tại ít nhất bảy đảo đá ngầm và rạn san hô đang được Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan đòi hỏi chủ quyền. Nhưng nếu các nước tranh chấp ở Trường Sa chỉ có phản ứng nhẹ nhàng hoặc không tỏ thái độ trước hành động của Bắc Kinh, thì tại Hoàng Sa, lại còn yếu ớt hơn.
Từ vài tháng qua, đã diễn ra đối thoại hướng về quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Philippines – quốc gia đang rất quan ngại trước việc Trung Quốc kiểm soát các đảo san hô gần bờ biển nước mình. Hoa Kỳ đã dỡ bỏ một phần cấm vận vũ khí đối với Việt Nam ; và Hà Nội đang tăng cường lực lượng hải quân, tiếp nhận các tàu tuần tra do Nhật Bản trao tặng, mua sáu tàu ngầm lớp kilo của Nga. Còn Manila đã mở lại căn cứ ở vịnh Subic cho hải quân Mỹ, kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế về luật biển.
Tuy nhiên cũng theo The Diplomat, tất cả những phản ứng trên đây có vẻ quá chậm chạp, so với tốc độ Trung Quốc nạo vét, đào đắp đất, triển khai các nhà máy bê-tông cơ động trên toàn khu vực Biển Đông.
*********
Nguồn:

-Tình báo Mỹ: Năm 2014, Trung Quốc chiếm đất trên 7 đảo Trường Sa của VN
Một Thế Giới - 16:36 14-04-2015-


Vào lúc căng thẳng dâng cao từ việc Trung Quốc (TQ) xây hàng loạt đảo nhân tạo trên Biển Đông, nhật báo Wall Streeet Journal đã đăng báo cáo đầu tiên về hải quân TQ kể từ năm 2009, vạch trần mưu bá chủ châu Á của TQ.
Trong báo cáo này, tình báo hải quân Mỹ vạch trần mưu bá chủ châu Á của TQ, với dự báo:
“Trong 10 năm tới, TQ sẽ hoàn tất cuộc chuyển mình từ một lực lượng hải quân ven bờ thành một lực lượng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ quanh thế giới”.
Báo cáo của tình báo hải quân Mỹ (ONI) nêu năm 2014, TQ đã chiếm đất trên bảy đảo nhân tạo trong vùng biển quần đảo Trường Sa của Việt Nam, và “xem ra xây nhiều cơ sở lớn hơn, vốn có thể hỗ trợ cả hai mảng thực thi luật hàng hải cùng các hoạt động hải quân”.
ONI cũng báo cáo rằng các tàu khu trục mới của Hải quân Trung Quốc (NPLA) đã được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh chống hạm (ASSM) có thể phóng thẳng đứng YJ-18, tức có thể giúp TQ tăng khả năng đe dọa tàu chiến Mỹ.
ONI nêu rõ 5 vấn đề sau
1-Lực lượng tuần duyên và bảo vệ an ninh biển QT nay lớn hơn lực lượng của Việt Nam, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia  và Philippines cộng lại.
Từ năm 2012 đến 2015, lực lượng này của TQ sẽ có thêm 50 tàu chiến, tăng 25 % tổng lực lượng.
2-Từ năm 2013 đến 2014, TQ hạ thủy nhiều tàu hải quân hơn bất kỳ các nước nào khác, và sẽ tiếp tục tăng trong năm 2015-2016.
3-Tầm bay của ASSM của NPLA đang tăng lên. Khu trục hạm mới nhất của TQ thuộc lớp Luyang III có thể trang bị ASSM YJ-18.
 Tên lửa ASSM này có thể “đặt ra những thách thức độc nhất vô nhị cho hệ thống phòng không của tàu chiến Mỹ và đồng minh”, theo Andrew Erickson của Trường hải chiến Mỹ.
4-Lực lượng tàu ngầm TQ hiện có 5 chiến tàu ngầm tấn công chạy bằng hạt nhân,4 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có thể gắn đầu hạn hạt nhân, và 57 tàu ngầm tấn công chạy bằng diesel.
Đến năm 2020, lực lượng tàu ngầm NPLA có thể tăng lên hơn 70 chiếc.  
5-Theo báo cáo, NPLA sẽ sớm giữ vai trò trung tâm trong nhiệm vụ ngăn chặn hạt nhân của TQ, mở nhiều cuộc tuần tra bằng tàu ngầm mang tên lửa ICBM.
Báo cáo viết: “Khi chúng ta nhìn vào thập niên tới, việc sử dụng tàu sân bay, tàu ngầm mang ICBM, và tiềm năng có tàu đổ bộ lớn sẽ làm thay đổi đáng kể cách hoạt động của NPLA và sẽ thu hút sự quan tâm của thế giới”.
Vẫn theo ONI,  chiến lược lập thế tối thượng của hải quân ở châu Á sẽ không làm các nước láng giềng hài lòng.
Bắc Kinh đang muốn chứng tỏ rằng họ đang đến ở vị thế mộtsiêu cường châu Á, buộc các nước láng giềng phải e dè, bằng cách TQ xây dựng căn cứ trên Biển Đông và thậm chí ở Ấn Độ Dương.
Và TQ đang thực hiện một chiến lược cẩn thận nhưng nguy hiểm ngay trong khu vực, bằng  cách lén lút xây dựng sự hiện diện quân sự ở gần Việt Nam, Nhật Bản, Philippines và vùng “sân sau” chiến lược của Ấn Độ.  
Hành động lén lút này nhằm không gây ra những cuộc khủng hoảng vốn có thể gây hậu quả phũ phàng cho sự ổn định trong nước, hoặc cho uy tín quốc tế của Bắc Kinh.
Báo cáo của ONI đã giải thích TQ dùng hải quân để thực hiện âm mưu. Sức mạnh NPLA là phần cốt tử trong kế hoạch của các lãnh đạo Bắc Kinh nhằm khai thác nguồn tài nguyên tự nhiên, kiểm soát các tuyến hàng hải, đồng thời đương đầu với sự hiện diện quân sự của Mỹ, Nhật và Ấn vốn ngày càng tăng tại khu vực.
NPLA thi hành kế hoạch này một cách lặng lẽ, nhằm không gây ra căng thẳng chính trị hoặc leo thang quân sự mà rất có thể không kiểm soát được.
Đáp án cho mục tiêu tránh gây căng thẳng hoặc leo thang này là hiện đại hóa hải quân để có khả năng hoạt động xa khỏi bờ biển TQ.
ONI viết kết luận: “Về lâu dài, Bắc Kinh muốn thực hiện các hoạt động hải quân xa bờ. NPLA muốn có một lực lượng chiến đấu hiện đại có khả năng hoạt động ở vùng biển sâu để NPLA có thể tăng khả năng hoạt động xa khỏi bờ cõi TQ”.
Năm 1987, môt chỉ huy NPLA đã nói đến “phòng thủ xa bờ”, một ý tưởng về một lực lượng hải quân đủ mạnh có thể bảo vệ an ninh của TQ, mà TQ không phải sa lầy vào những cuộc xung đột liều lĩnh hoặc tốn kém. 
Trần Trí (theo The Wall Street Journal)


-South China Sea: China Is Building on the Paracels As Well
It’s not just the Spratlys, China is constructing military facilities on the Paracel Islands too.
As Vietnam’s Communist Party Chief Nguyen Phu Trong met with China’s President Xi Jinping in Beijing last week, China’s government news service Xinhua extolled a “deep-rooted partnership” between the two nations. But 400 kilometers off Vietnam’s coast, in the Paracel Islands, China was rapidly consolidating its hold on islands that both countries vehemently claim as their own.

Woody Island 4in1 5.8M
High-resolution satellite images from March 17 show that Woody Island, occupied by China since 1956, is undergoing a major expansion of its runway and airport facilities. Within the past five months, a 2,400-meter airstrip has been completely replaced with a new concrete runway measuring 2,920 meters in length, accompanied by a new taxiway, expanded runway aprons and adjacent large buildings under construction. Additional land reclamation is also underway on Woody Island, called Yongxing Dao in Chinese and Đảo Phú Lâm in Vietnamese.
Map Woody and Duncan islands GOOD CAPTION fram new
Eighty kilometers southwest of Woody, on Duncan Island (seized by China from Vietnam in 1974) satellite images show landfill that has increased the size of the island by approximately 50 percent since April 2014. Known as Chenhang Dao in Chinese and Đảo Quang Hòa in Vietnamese, the island houses a military garrison, four radar domes, a concrete manufacturing plant, and a port that has recently been expanded via dredging and coral cutting. A reinforced sea wall is being constructed around recent landfill. New buildings have also appeared on nearby Drummond Island, occupied by China.
Duncan Island with 2 images 5.3M
Duncan close shot 4.6M
Much attention has been focused in recent weeks on China’s exceedingly rapid land reclamation and construction on at least seven disputed reefs further south in the South China Sea, within the Spratly Island group. China’s land grab for these reefs and atolls, variously claimed by Vietnam, the Philippines, China, Taiwan, Malaysia and Brunei, meets with little to no resistance; in the Parcels, even less so. Yes, in the past few months there has been a dialogue regarding a possible strategic partnershipbetween Vietnam and the Philippines, the latter being especially alarmed by China’s reef takeovers in waters close to its shores. The U.S. has partially lifted its embargo on weapon sales to Vietnam, which is bolstering its navy, receiving patrol boats donated by Japan, and acquiring six kilo-class submarines from Russia. The Philippines has reopened its Subic Bay base to U.S. Navy vessels, and Manila is seeking redress in a UNCLOS arbitration case against China.
But all of these reactions appear to be occurring in slow motion compared to the speed with which China’s dredgers, bulldozers, and portable concrete factories are being deployed across the South China Sea.
Victor Robert Lee reports from the Asia-Pacific region and is the author of the literary espionage novel Performance Anomalies.

************
--
ihs_janes_95bdadeebf29de84a9c15fb654104132_nbcnews-ux-1040-480
-Trung Quốc: 'Xây đảo nhân tạo ở Trường Sa để phòng vệ'

BẮC KINH (NV) - Đó là cách giải thích của phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc về việc bồi đắp bảy bãi đá ở quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo và biến các đảo này thành căn cứ quân sự.




Hình ảnh do vệ tinh chụp hồi giữa tháng 3 cho thấy Trung Quốc
đang hối hả bồi đắp bãi đá Vành Khăn thành đảo nhân tạo. (Hình: CSIS)


Đây là lần đầu tiên Trung Quốc giải thích về mục đích của nỗ lực thay đổi hiện trạng Biển Đông vốn đã và đang làm cộng đồng quốc tế nghi ngại.

Trước những chỉ trích càng ngày càng rộng và mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, bà Hoa Xuân Oánh, Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bảo rằng, ngoài việc đáp ứng “nhu cầu phòng thủ” của Trung Quốc, chuỗi đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã và đang bồi đắp ở quần đảo Trường Sa còn nhằm cung cấp chỗ “trú ẩn, hỗ trợ điều hướng, tìm kiếm - cứu nạn, cung cấp dịch vụ dự báo khí tượng hàng hải, cung cấp dịch vụ cho nghề đánh cá” và “thủ tục hành chính cần thiết” cho Trung Quốc, các quốc gia láng giềng cũng như cho các tàu đang hoạt động trên Biển Đông.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói thêm rằng, “các dịch vụ dân sự” mà bà đã mô tả “là cần thiết khi có rủi ro từ những cơn bão gây ra với nhiều tuyến hàng hải xa đất liền.”

Cần nhắc lại rằng, Trung Quốc đã từng công bố yêu sách đòi chủ quyền trên 80% diện tích Biển Đông. Yêu sách đó không chỉ xâm hại chủ quyền tại Biển Đông của nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như: Việt Nam, Philippines, Mã Lai, Brunei mà còn đe dọa quyền tự do hàng không, tự do hàng hải của cộng đồng quốc tế. Mỗi năm, lượng hàng hóa được vận chuyển ngang qua Biển Đông được ước đoán khoảng 5,000 tỷ Mỹ kim.

Các chuyên gia tin rằng những hoạt động mở rộng một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa, bồi đắp các bãi đá ở quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo của Trung Quốc là nhằm kiểm soát toàn bộ Biển Đông, hỗ trợ yêu sách về chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc.

Trong tranh chấp về chủ quyền trên biển hoa Đông, Trung Quốc từng đơn phương công bố cái gọi là “vùng nhận diện phòng không” trên biển Hoa Đông, buộc tất cả phi cơ qua lại ở “vùng nhận diện phòng không” đó phải báo cáo và người ta lo ngại Trung Quốc cũng sẽ làm như thế sau khi xây dựng xong chuỗi căn cứ quân sự tại Biển Đông.

Đó cũng có thể là “thủ tục hành chính cần thiết” mà Trung Quốc sẽ đòi các quốc gia láng giềng cũng như các tàu đang hoạt động trên Biển Đông phải thực hiện, khi Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc giải thích về mục tiêu của việc bồi đắp các bãi đá ngầm ở Biển Đông thành đảo nhân tạo.

Ngoài nỗ lực thay đổi hiện trạng Biển Đông Trung Quốc còn thẳng thừng tuyên bố “Biển Đông là nhà và là sân riêng của Trung Quốc.” Tại một cuộc họp báo quốc tế diễn ra hôm 8 tháng 3 ở Bắc Kinh, khi được hỏi ý kiến về những chỉ trích do Trung Quốc bồi đắp nhiều bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo, xây dựng các căn cứ ở Biển Đông, ông Vương Nghị, ngoại trưởng Trung Quốc công khai khẳng định, vì Biển Đông là “nhà” và là “sân riêng” của Trung Quốc mà Trung Quốc có quyền làm tất cả những gì mình muốn trong khu vực thuộc về mình. Ông Vương Nghị còn nhấn mạnh rằng, Trung Quốc “không chấp nhận những chỉ trích từ người khác khi chỉ xây dựng trên sân riêng của Trung Quốc.”

Tuyên bố của ông Vương Nghị khiến nhiều giới sửng sốt. Tuyên bố đó được xem là sự leo thang về yêu sách chủ quyền, chuyển từ việc “khẳng định chủ quyền lịch sử” đối với các đảo và “vùng biển tiếp giáp,” sang xác lập quyền sở hữu đối với với các thực thể như các bãi đá ngầm hay rạn san hô. (G.Đ)


Trung Quốc đấu khẩu với Mỹ về Biển Đông

BẮC KINH (NV) - Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc vừa tái khẳng định Trung Quốc có quyền bồi đắp các bãi đá tại quần đảo Trường Sa vì có “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với quần đảo này.



Hình vệ tin chụp ngày 4 tháng 3, 2015 thấy Trung Quốc bồi đắp bãi đá Gạc Ma
(Johnson South Reef), thành một căn cứ quân sự lớn trên biển Trường Sa. (Hình: Digital Globe)


Tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc được đưa ra ngay sau khi ông Obama, Tổng thống Hoa Kỳ bày tỏ sự lo ngại về các hoạt động liên quan đến yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.”

Trong chuyến thăm Jamaica, ông Obama cho rằng, tranh chấp về chủ quyền tại Biển Đông vốn có thể giải quyết một cách ôn hòa bằng các giải pháp ngoại giao, tuy nhiên ông lo ngại việc Trung Quốc không tôn trọng các chuẩn mực và luật pháp quốc tế. Khi Trung Quốc sử dụng tầm vóc, cũng như sức mạnh để buộc các quốc gia khác phải nhượng bộ yêu sách của mình, Philippines và Việt Nam sẽ bị gạt ra bên lề.

Cũng vì vậy, ông Obama kêu gọi, Trung Quốc không nên lợi dụng tầm vóc và sức mạnh để áp đặt các đòi hỏi của mình, buộc các quốc gia khác trở thành phụ thuộc. Đáp lại, bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bảo rằng, ai cũng thấy quốc gia nào có tầm vóc lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới. Bà Oánh cáo buộc Hoa Kỳ mới là quốc gia “diễu võ, giương oai.”

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho rằng, một số quốc gia đã im lặng khi một số quốc gia khác “xây dựng các cơ sở mà những quốc gia này xâm lấn bất hợp pháp tại quần đảo Trường Sa vì quần đảo này thuộc Trung Quốc” và sau đó lại đưa ra “những phát biểu thiếu trách nhiệm đối với các hoạt động bình thường của Trung Quốc trên lãnh thổ của Trung Quốc.”

Bà Oánh nhận định đó là “tiêu chuẩn kép,” không công bằng và thiếu tinh thần xây dựng. Cũng vì vậy, Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc kêu gọi các quốc gia khác không có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nên “giữ đúng cam kết không đứng về bên nào trong vấn đề Biển Đông và nỗ lực hơn nữa vì hòa bình, ổn định khu vực.”

Sau các tuyên bố và nhận định của phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ông Jeffrey Rathke, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nói thẳng, Trung Quốc đang “giành chiếm lãnh thổ” và các hoạt động nhằm thay đổi hiện trạng Biển Đông của Trung Quốc đang khiến cộng đồng quốc tế càng lúc càng lo ngại về ý đồ của Trung Quốc.

Ông Rathke nhấn mạnh, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục theo dõi sát các sự kiện liên quan đến Biển Đông và sẽ tiếp tục bày tỏ với Trung Quốc cũng như các quốc gia khác trong vùng về những lo ngại của Hoa Kỳ, kêu gọi tất cả các bên “tránh thực hiện các hoạt động gây mất ổn định.”

Không riêng Hoa Kỳ, Philippines cũng tiếp tục lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp để ngăn chặn việc Trung Quốc thay đổi hiện trạng ở Biển Đông trong khi các tranh chấp về chủ quyền tại Biển Đông chưa được phân giải.

Ông Charles Jose, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Philippines, đề nghị cộng đồng quốc tế “chỉ rõ cho Trung Quốc thấy rằng việc họ đang làm là sai trái và yêu cầu Trung Quốc phải ngưng các hoạt động bồi đất các bãi đá thành đảo nhân tạo.”

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Philippines nhấn định, sở dĩ Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động bồi đắp các bãi đá thành đảo nhân tạo là vì Trung Quốc muốn tác động đến phán quyết của Tòa Trọng Tài về Luật Biển, theo dự kiến sẽ được công bố vào năm tới. (G.Đ)





-Trung Quốc xây đảo ở vùng tranh chấp Biển Đông: Piling Sand in a Disputed Sea, China Literally Gains Ground (NYT 8-4-15) -- China Says Construction in Contested Waters Is for Maritime Purposes (NYT 9-4-15)
Trung Quốc mạnh đến đâu? China: Projections of power (FT 8-4-15)
Chinese Foreign Policy Signals For 2015 (Eurasia Review 9-4-15)
-Trung Quốc lộ ý đồ quân sự của các đảo nhân tạo
Alobacsi.vn
Ngày 9/4, chính quyền Trung Quốc tuyên bố sẽ sử dụng các đảo nhân tạo xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam “vì mục tiêu quân sự”.



Hoạt động xây dựng ở bãi Vành Khăn của Việt Nam Ảnh: CSIS


Theo Tân Hoa xã, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết các đảo nhân tạo mà nước này đang xây “sẽ đáp ứng nhu cầu quốc phòng” của Trung Quốc. “Các công trình này sẽ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hàng hải của Trung Quốc” - bà Hoa nhấn mạnh.

Bà Hoa cũng cho biết Trung Quốc đang phát triển các dịch vụ trú ẩn, tìm kiếm cứu nạn, dự báo thời tiết hàng hải, ngư nghiệp, các dịch vụ hành chính khác ở các đảo nhân tạo.

Trước đó Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) công bố các hình ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc ở bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trước khi rời Nhật sang thăm Hàn Quốc hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cảnh báo việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo và quân sự hóa tranh chấp trên biển Đông có thể dẫn tới các tình huống nguy hiểm.

“Đây không chỉ là mối lo ngại của Mỹ mà còn là sự lo ngại chung của cả khu vực” - ông Carter nhấn mạnh. Trong bài phân tích của CSIS, sĩ quan chỉ huy Wilson VornDick của hải quân Mỹ cho biết Trung Quốc muốn dùng các đảo nhân tạo để hiện thực hóa “đường lưỡi bò” phi pháp.

Chuyên gia Mira Rapp-Hooper của CSIS cho rằng tình hình ở bãi Vành Khăn cho thấy hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc đang diễn ra có hệ thống và trên diện rộng.
Theo Nguyệt Phương - Tuổi trẻ
-Biển Đông : Trung Quốc tăng tốc bồi đắp Đá Vành KhănRFI
Theo hình ảnh vệ tinh mới nhất vừa được một trung tâm nghiên cứu Mỹ công bố hôm qua, 08/04/2015, Trung Quốc đãng đẩy mạnh đáng kể công việc cải tạo đất tại bãi ngầm Mischief Reef (Đá Vành Khăn) thuộc vùng quần đảo Trường Sa (Biển Đông).

Trung Quốc gấp rút xây đảo Vành KhănBBC Tiếng Việt

Bằng chứng "tố" Trung Quốc đẩy nhanh xây dựng ở Đá Vành KhănĐời Sống & Pháp Luật
Tin Mới -PLO-


Biển Đông: Mỹ đang thua kế Trung Quốc - Lữ Giang (ĐCV)
Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS) của Hoa Kỳ, có trụ sở tại Washington, đã phân tích các không ảnh về tiến độ cải tạo đất và xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông và cho biết việc xây cất đang được thực hiện ở một quy mô lớn hơn và với tốc độ nhanh hơn so với những gì Hoa Kỳ đã tiên liệu. Vấn đề được đặt ra là Trung Quốc đang muốn gì?
KHÁI NIỆM VỀ CÁC ĐẢO ĐÃ BỊ CHIẾM
Từ thế kỷ 16 đến 18, các quốc gia Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và Pháp đã đi tìm các hoang đảo ở Biển Đông để chiếm giữ và khai thác. Năm 1791 một người Anh tên là Henry Spratly đã đến đá Vành Khăn và đặt cho nó cái tên là Mischief. Năm 1843 Richard Spratly đã bắt đầu đặt tên cho các đảo trong quần đảo Trường Sa, trong đó có Spratly’s Sandy Island mà người Việt thường gọi đảo Trường Sa. Từ đó, tên của nhà thám hiểm Spratly trở thành tên tiếng Anh của quần đảo này. Vì thế, chúng ta đừng ngạc nhiên khi thấy trên các bản đồ quốc tế hiện nay, các đảo trong quần đảo Trường Sa đều ghi tên bằng tiếng Anh.
Tuy nhiên, sau một thời gian, người Anh thấy khai thác Trường Sa không có lợi nên bỏ đi. Tháng 7 năm 1927 Pháp bắt đầu cho khảo sát Trường Sa. Họ thấy có ngư dân Trung Quốc đang đánh cá trên một số đảo. Ngày 23.9.1930 Pháp thông báo cho các cường quốc khác rằng Pháp đã chiếm quần đảo Trường Sa. Ngày 21.12.1933, Thống Đốc Nam Kỳ là Jean-Félix Krautheimer đã ký Nghị định số 4702-CP sáp nhập số đảo trên vào địa phận tỉnh Bà Rịa thuộc Liên Bang Đông Dương. Sáu năm sau, Thứ trưởng Ngoại Giao của Anh là Richard Butler tuyên bố nhìn nhận chủ quyền của Pháp trên vùng Trường Sa. Việc VNCH có quyền tiếp thu quyền sở hữu các đảo nói trên hay không là một vấn đề đang tranh luận.
Quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) có hơn 100 đảo nhỏ, đảo san hô, bãi ngầm, bãi đá và rạn san hô. Hiện nay Việt Nam đã chiếm 21 đảo, Philippines 10 đảo, Trung Quốc 7 đảo, Mã Lai 7 đảo và Đài Loan 2 đảo.
Bảy đảo do Trung Quốc chiếm là Đá Châu Viên (Cuarteron Reef), Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Cụm Đá Ga Ven (Gaven Reefs), Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), Đá Vành Khăn (Mischief Reef) và Đá Xu Bi (Subi Reef). Trong 7 đảo này, Đá Chữ Thập là quan trọng hơn cả. Đó là một rạn san hô lớn nằm tách biệt khỏi các thực thể khác với tổng diện tích hơn 110 km2, được Trung Quốc dùng làm trung tâm đồn trú của Trung Quốc tại Trường Sa. Đảo quan trọng thứ hai là Đá Gạc Ma. Đây là một rạn san hô nằm ở đầu mút tây nam của cụm Sinh Tồn. Đảo này đã do bộ đội của Hà Nội chiếm giữ năm 1987, sau đó đem 70 công binh của Trung Đoàn 83 và 22 bộ đội của Lữ Đoàn 146 ra xây dựng, nhưng ngày 14.3.1988 đảo này đã bị quân Trung Quốc đánh chiếm. Năm đảo còn lại đều là rạn san hô, có đảo đa phần chìm dưới nước như Đá Vành Khăn hay chỉ lòi ra khi thủy triều xuống như Đá Tư Nghĩa.
Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao Trung Quốc chỉ chiếm có 7 đảo và họ đã chiếm những đảo đó để làm gì?
CHIẾN THUẬT ĐÁNH CẮP BIỂN CỦA TRUNG QUỐC
Kể từ năm 1980 Trung Quốc bắt đầu tiến chiếm các đảo nói trên. Riêng Đá Vành Khăn mới chiếm năm 1995. Một số nhà phân tích cho rằng những hòn đảo mà Trung Quốc đang chiếm là những nơi Trung Quốc tin rằng có trữ lượng dầu lửa lớn. Nhưng một số nhà phân tích khác không tin như vậy. Theo các nhà phân tích này, Trung Quốc chủ trương chiếm những vị trí quan trọng trên Biển Đông để từ đó có thể không chế cả Biển Đông. Cụ thể là ba đảo Đá Chữ Thập, Đá Gạc Ma và Đá Vành Khăn nằm ở trung tâm quần đảo Trường Sa từ Tây sang Đông, có thể từ đó khống chế toàn vùng Trường Sa. Chuyên gia phân tích của tuần báo IHS Jane’s Defense đã gọi các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp là một chuỗi pháo đài giúp Bắc Kinh tăng cường năng lực khống chế toàn khu vực, cả trên không lẫn trên biển. Để thực hiện mục tiêu này, Trung Quốc đã áp dụng những chiến thuật rất tinh vi.
Báo Huffington Post ngày 3.2.2014 có đăng bài “How to Steal the Sea, Chinese Style” (Làm thế nào để đánh cắp Biển Đông, kiểu Trung Quốc) của Llewellyn King, người sáng lập và điều hành chương trình tuần tin tức “Biên niên sử Tòa Bạch Ốc” (White House Chronicle) trên kênh truyền hình PBS. Trong bài này, ông đã nhận định về chiến thuật lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc như sau:
Biển Đông có tầm quan trọng được đánh giá rất cao, là một tuyến đường biển quốc tế quan trọng nhất; một trong những ngư trường lớn nhất; và thềm lục địa có trữ lượng lớn dầu và khí đốt. Không có gì ngạc nhiên khi mọi người đều muốn một phần của nó, nhưng Trung Quốc muốn lấy tất cả.
Thời gian qua Trung Quốc đã đưa ra yêu sách chủ quyền phần lớn Biển Đông và tung ra một bản đồ gọi là Đường Chín Đoạn (hay Lưỡi Bò) chiếm hầu hết Biển Đông và tất cả hòn đảo trên đó. Bản đồ Đường Chín Đoạn này là một sự khiêu khích tốt nhất và là một kế hoạch chi tiết cho việc sáp nhập tồi tệ nhất.
Cơ chế đánh cắp một trong những vùng biển lớn này của Trung Quốc là kiểm soát ba quần đảo: quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo Đông Sa cùng một số bãi ngầm nhỏ như Macclesfield và Scarborough. Giữa ba quần đảo này là khoảng 250 đảo nhỏ, đảo san hô, bãi ngầm, bãi đá và rạn san hô. Rất ít trong số này là nơi sinh sống hoặc có người bản địa. Một số bị ngập vĩnh viễn, và số khác chỉ nổi khi thủy triều thấp.
Nếu Trung Quốc tuyên bố quyền sở hữu, nước này có thể sử dụng các đảo này để mở rộng chủ quyền ra khu vực xung quanh. Đầu tiên, họ có thể tuyên bố phạm vi lãnh hải 12 hải lý xung quanh mỗi hòn đảo/bãi san hô này và cũng có thể tuyên bố tiếp một vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ những cái gọi là đảo này. Và thế là Trung Quốc có thể kết nối các điểm đó lại để chiếm lấy một mảng rộng lớn của Biển Đông.
Trung Quốc đã âm thầm và công khai về chiến lược của mình. Trung Quốc gia tăng mậu dịch với các bên tranh chấp; và trong một số trường hợp họ đóng góp hào phóng để phát triển cơ sở hạ tầng của các nước này, nhưng không phải trên biển Đông.
Trong những hành động khiêu khích trên biển, Trung Quốc cẩn thận trong việc sử dụng lực lượng hải giám (coast guard), chứ không dùng hải quân, khi mở rộng việc chiếm đoạt trên các quần đảo, và tiến dần từng bước để thống trị toàn bộ những gì gọi là đảo trên Biển Đông.
Llewellyn King đã đi đến kết luận:
“Theo tôi, chúng ta đang chứng kiến một loại chủ nghĩa đế quốc mới từ Trung Quốc, một sự sáp nhập dần dần bất cứ điều gì họ muốn; sự xâm chiếm yên tĩnh, một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng không ngừng nghỉ. Đây là một kiểu hành động của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á, Châu Phi và những nơi khác. Họ siết chặt một cách nhẹ nhàng và sau đó với sức mạnh lớn hơn, giống như kiểu quấn chết người của một con trăn”.
“Các nước Đông Nam Á đang đẩy mạnh vũ trang, nhưng lực lượng hải quân của Trung Quốc lại phát triển nhanh hơn. Ngoài ra, nước này có thừa tiền và nhân lực để làm những gì họ muốn. Chính sách “xoay trục về châu Á” của Mỹ lại thực hiện quá ít ỏi để trấn an các nước láng giềng của Trung Quốc… Làm cách nào để ngăn cản được Trung Quốc đang chiếm lấy một số hòn đảo vô dụng, và sau đó lấy toàn bộ Biển Đông?”
Trong bài “Salami Slicing in the South China Sea” (Cắt lát xúc xích ở Biển Đông) đăng tải trên Foreign Policy, bình luận gia Robert Haddick đã gọi chiến lược nói trên của Trung Quốc là “cắt lát xúc xích” (salami-slicing), tức “xử dụng những hành động nhỏ, không đủ để khơi mào cho một cuộc chiến, nhưng nhằm kéo dài thời gian cho một sự thay đổi chiến lược lớn”.
CÁC BƯỚC TIẾN TỚI CỦA TRUNG QUỐC
Theo số liệu của IHS Maritime, Airbus Defence & Space, Jane’s Defence Weekly và CSIS, Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động nạo vét tại 6 rạn san hô ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp trên Biển Đông. Chỉ có bãi đá ngầm Su Bi là chưa thấy hoạt động nâng cấp.
Tàu Tian Jing Hao của Trung Quốc là một tàu biển nạo vét hút cát dài 127m, được thiết kế bởi công ty kỹ thuật VOSTA LMG của Đức. Với trọng lượng 6.017 tấn, nó được ghi nhận là tàu lớn nhất thuộc loại này ở Châu Á. Tàu này đang hoạt động tại các đảo nói trên.
Việc cải tạo đất đang được Trung Quốc tiến hành rầm rộ tại các bãi Đá Gạc Ma, Châu Viên, Gaven, Tư Nghĩa và Én Đất. Đến ngày 14.11.2014, ảnh vệ tinh của Airbus Defence & Space cho thấy Đá Chữ Thập đã gần trở thành đảo nhân tạo. Một báo cáo vào tháng 12 năm 2014 của Uỷ Ban Giám Sát An Ninh – Kinh Tế Mỹ – Trung Quốc của Quốc Hội Hoa Kỳ cho biết: “Trung Quốc dường như đang mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự – bao gồm radar, thiết bị thông tin vệ tinh, bố trí súng phòng không và pháo bờ biển, sân đỗ trực thăng và bến tàu – trên một số hòn đảo nhân tạo”.
Ông Gregory Poling, chuyên gia Đông Nam Á tại CSIS giải thích rằng quá trình cơ bản của việc mở rộng các bãi đá này chỉ đơn giản là nạo hút cát từ đáy biển và đổ nó lên các rạn san hô cạn xung quanh các cơ sở xây dựng trước đó của Trung Quốc. Ông nói.”Dần dần bãi đá được nâng lên trên mực nước biển, che giấu tình trạng ban đầu của bãi đá hoặc rạn san hô bên dưới”.
Cát phun lên sau đó được các xe ủi đất làm phẳng. Đến khi bãi cát tạo ra đúng theo yêu cầu, công nhân sẽ xây xung quanh hòn đảo mới này một hàng rào bê tông để chống lại sự xói lở và chống bão, và bắt đầu xây dựng các cơ sở mới trên đảo nhân tạo vừa hình thành: Bến cảng, sân bay trực thăng, các công trình quân sự và dân sự, và thậm chí là các đường băng nhỏ.
Tạp chí quốc phòng của Mỹ IHS Jane’s Defence Weekly ngày 20.11.2015 công bố ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây cất đảo nhân tạo tại Đá Chữ Thập, đó là một công trình dài ít nhất 3.000m và rộng 200 – 300m, có thể làm đường băng quân sự. Cơ quan CSIS suy đoán rằng Bắc Kinh có thể xây dựng một đường băng trên các rạn san hô, mặc dù một số chuyên gia cho rằng nó quá nhỏ để có một tác động về mặt chiến lược. Một đường băng như thế đã được xây dựng tại Đá Chữ Thập là khu vực đã được mở rộng lên gấp 10 lần trong vài tháng qua, từ 80.000 m2 lên gần 1 km2 (960.000 m2).
HOA KỲ CHƯA TÌM RA PHƯƠNG THỨC ĐỐI PHÓ?
Trong bài “The Geography of Chinese Power: How Far Can Beijing Reach on Land and at Sea” (Địa chính trị của Quyền Lực Trung Quốc: Bao lâu nữa Bắc Kinh có thể với tới đất và biển) đăng trên Foreign Affairs, Vol. 89, No. 3, tháng 5 và tháng 6/2013, Robert D. Kaplan nói rằng năm 1904, Sir Halford Mackinder, nhà địa lý người Anh, đã kết thúc bài viết nổi tiếng “The Geographical Pivot of History” (Trục Địa Lý của Lịch Sử) cảnh báo về trường hợp của Trung Quốc. Sau khi giải thích tại sao lục địa Á-Âu chính là trục địa chiến lược của quyền lực thế giới, ông đã cho rằng Trung Quốc, một khi mở rộng sức mạnh của mình vượt ra ngoài biên giới, có thể tạo thành mối hiểm họa da vàng cho tự do của thế giới, đơn giản vì “Trung Quốc sẽ có thêm một vùng đại dương bổ sung cho nguồn tài nguyên của lục địa rộng lớn, một lợi thế mà nước Nga không may mắn có được trong khu vực trụ cột này.” Lời tiên đoán đó được đưa ra cách đây 110 năm, nay đang đúng.
Trong bài “Cuộc chiến giàng quyền lãnh đạo thế giới” chúng tôi đã trình bày kế hoạch “Một Trung Đông Lớn Hơn” của Mỹ là biến 5 nước chủ chốt ở Trung Đông (trong đó có Saudi Arabia) thành 15 nước để khống chế khối Hồi Giáo và và làm chủ khối lượng dầu lửa khổng lồ ở đó rồi dùng chiến tranh dầu lửa để làm bá chủ thế giới. Kế hoạch này được thực hiện từ 2006, nhưng đến năm 2011 thì bị Nga và Trung Quốc chặn lại. Mỹ phải tạo ra vụ Ukraina để cô lâp Nga và tuyên bố “xoay trục vế Á Châu Thái Bình Dương” để ngăn chận sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhưng Mỹ không thể cùng một lúc vừa diệt nhóm Hồi Giáo cực đoan, vừa đối đầu với Nga và Trung Quốc, nên Mỹ phải tạm hòa hoãn với Trung Quốc.
Lợi dụng thời cơ, Trung Quốc đẩy mạnh tham vọng chiếm Biển Đông của họ. Ngoài ra, để đề phòng Mỹ có thể dùng kho dầu lửa Trung Đông để lũng đoạn, trong hội nghị APEC tại Bắc Kinh, ngày 9.11.2014 Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình đã ký 17 thỏa thuận, chủ yếu nhằm thúc đẩy hợp tác năng lượng giữa hai nước. Một trong các thỏa thuận đáng chú ý nhất là dự án xây dựng một đường ống cung cấp khí đốt từ Nga sang Trung Quốc trị giá 400 tỉ USD, cung cấp 38 tỉ mét khối khí đốt/năm. Như vậy dù Mỹ có chiếm được kho dầu Trung Đông, cũng khó dùng năng lượng để khống chế Nga và Trung Quốc. Trước tình trạng trên, Mỹ đang và sẽ đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông như thế nào?
Bản báo cáo mang tên “Số liệu về Sức mạnh quân sự của Mỹ 2015” do Tổ chức Heritage Foundation công bố hôm 24.2.2015 đã khẳng định: Hoa Kỳ không có đủ khả năng tiến hành hai cuộc chiến tranh lớn cùng một lúc. Theo đó, quân đội Mỹ sẽ thiếu trang bị để xử lý cả hai cuộc xung đột lớn trong khu vực khi chúng xảy ra cùng một lúc.
Vả lại, theo các nhà phân tích, chiến lược “cắt lát salami” của Trung Quốc đã không cho Mỹ có cớ để trực tiếp can dự bằng sức mạnh quân sự. Theo The Diplomat, để đối phó chiến lược của Trung Quốc, Mỹ đã sử dụng chiến thuật “bêu xấu”, tức là công khai các hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhưng Mỹ đã vấp phải một đối thủ “đáng gờm” với vũ khí lợi hại là “mặt dày mày dạn” của Trung Quốc, nên chiến thuật của Mỹ đã không có hiệu quả.
Thách thức hiện nay đối với quân đội Mỹ là tìm ra chiến thuật để ngăn chặn những hành động ở quy mô nhỏ của Trung Quốc mà không đẩy các tranh chấp cục bộ trở thành một cuộc xung đột quân sự lớn hơn. Nhưng tờ The Diplomat nhận định: “Quân đội Mỹ hiểu rằng cần phải làm nhiều hơn để ngăn chặn chiến lược “cắt lát salami” của Trung Quốc nhưng đáng tiếc là họ vẫn chưa biết phải làm thế nào”.
Ngày 5.3.2015
© Lữ Giang

Tổng số lượt xem trang