-Vai trò của kiều hối 40 năm qua: Kiều hối về VN đã được dùng làm gì? (TVN 27-4-15)
-“Về chính sách thì như hiện nay của nước ta là đã “mở” hết rồi, rất thông thoáng và thuận lợi cho người gởi và người nhận. Trên thế giới các nước nhận kiều hối cũng chỉ “mở” như ta là hết cỡ”, chuyên gia tài chính – ngân hàng Huỳnh Bửu Sơn khẳng định về dư địa chính sách cho thu hút kiều hối.
Ứớc tính cả năm lượng kiều hối sẽ đạt khoảng 8,5 tỉ đô la Mỹ, Ảnh: T.L
-Kiều hối chảy vào đâu?
Một tồn tại đang đặt ra là tuy nguồn kiều hối dồi dào như vậy song chủ yếu đang đổ vào bất động sản hoặc các kênh gửi tiết kiệm, ít đi vào sản xuất.
LTS: Kiều bào luôn là một lực lượng hùng hậu đóng góp cho phát triển đất nước ở nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục. Vai trò đó còn được đo lường qua dòng kiều hối gửi về nước suốt thời gian qua, đặc biệt trên địa bàn thành phố HCM. Bởi vậy, sẽ là rất cần thiết để cùng nhìn lại những đóng góp của bà con kiều bào, đặc biệt từ góc độ kiều hối.
Bản đồ kiều hối
“TP.HCM hiện đang có một Hiệp hội khởi nghiệp, tiền thân của hiệp hội này là hàng trăm, nghìn DN tư nhân, dân doanh được thành lập từ nguồn kiều hối của kiều bào nước ngoài gửi về viện trợ cho bà con trong nước suốt nhiều thập kỷ qua”, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành chia sẻ.
Theo ông Thành, nguồn kiều hối khác hẳn với tiền ODA hay FDI của nước ngoài vào Việt Nam. Đây là số tiền của bà con sống ở nước ngoài, bà con đi lao động ở nước ngoài gửi về… đó là nguồn tiền không hoàn lại. Trong khi đó, ODA không phải là khoản tiền cho không, biếu không, mà là cho vay dài hạn, còn FDI là đầu tư nhằm mục đích kinh doanh, kiếm lời, và cuối cùng sẽ chuyển trả về nước ngoài.
Ảnh minh họa: CafeF |
Cùng với dòng lao động dịch chuyển từ trong nước xuất khẩu sang nước ngoài và lượng kiều bào đông đảo ở khắp nơi trên thế giới, hơn hai mươi năm nay, lượng kiều hối về Việt Nam tăng trưởng bình quân hằng năm hơn 38%, theo thống kê của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) trong “Nghiên cứu về toàn cảnh kiều hối tại Việt Nam và những đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” mới công bố. Theo con số chính thức tính đến quý một năm nay, tổng lượng kiều hối về VN đạt hơn 90 tỷ USD. Con số này chỉ sau nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vào VN và lớn hơn nguồn viện trợ phát triển ODA đã giải ngân.
Khảo sát của CIEM cũng chỉ ra, có những giai đoạn như từ năm 2004-2006, kiều hối thậm chí còn là nguồn vốn lớn nhất của đất nước. Hoa Kỳ là quốc gia chuyển kiều hối về VN nhiều nhất, trong ba năm trở lại đây chiếm 57% tổng kiều hối chính thức. Tiếp theo là Úc, Canada, Đức, Campuchia và Pháp…
Riêng tại TP.HCM, địa phương tiếp nhận kiều hối lớn nhất cả nước, theo NH Nhà nước chi nhánh TP.HCM, kiều hối chuyển về các NH trên địa bàn TP.HCM năm 2014 đã tăng 200-300 triệu USD so với năm ngoái, đạt 5 tỉ USD. Những dòng vốn này thật sự đã có tác động lớn với các cá nhân nhận tiền nói riêng, cũng như sự phát triển của thành phố nói chung.
Lý giải nguyên nhân kiều hối đổ về thành phố ngày càng tăng, đại diện NH Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho rằng, là do số kiều bào và lao động xuất khẩu tăng lên, cộng với nhiều chính sách thông thoáng của nhà nước.
Hiện nay có 4,5 triệu người Việt đang sinh sống tại trên 100 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra có khoảng nửa triệu công nhân Việt Nam đang làm việc ở nhiều nước và vùng lãnh thổ như Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc… qua chương trình xuất khẩu lao động. Đây là lực lượng chủ lực “kiếm tiền gửi về nước”. Bên cạnh đó, trong những năm qua, nhà nước có chủ trương khuyến khích kiều bào về nước đầu tư; cho phép gửi và nhận kiều hối bằng ngoại tệ, không bắt buộc phải gửi tiết kiệm vào ngân hàng hoặc bán cho ngân hàng. Mặt khác, dịch vụ chuyển kiều hối qua kênh chính thức rất phát triển với sự tham gia của nhiều ngân hàng, doanh nghiệp với tính chất cạnh tranh rất cao.
Kiều hối về VN đã được dùng làm gì?
Ông Võ Trí Thành, phó Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương, một trong hai thành viên tham gia xây dựng nghiên cứu về kiều hối, cho hay, tỉ trọng người nhận kiều hối có mục đích chi tiêu hằng ngày lên tới 35,4% tổng lượng kiều hối. Như ở TP.HCM, trong ba năm gần đây tỉ trọng này chiếm 45% tổng lượng kiều hối.
Còn kiều hối đầu tư vào sản xuất - kinh doanh nói chung chiếm khoảng 16% như sản xuất và dịch vụ: 30% đầu tư vào bất động sản, vàng chiếm khoảng 20%...
Có tới 11% tổng kiều hối được gửi tiết kiệm để lấy lãi, còn sử dụng cho các mục đích như chữa bệnh, đi học, trả nợ... chỉ 7-10%.
Ông Nguyễn Hoàng Minh - phó giám đốc NH Nhà nước chi nhánh TP.HCM, nhận định: “Đang có sự dịch chuyển qua lại giữa các kênh đầu tư. Cụ thể theo báo cáo từ các NH trên địa bàn thành phố, năm 2014 có 71,4% lượng kiều hối chảy vào sản xuất, kinh doanh (lĩnh vực này năm 2013 là 70,2%), lĩnh vực bất động sản chiếm 22,1%, còn lại dùng vào hỗ trợ, chi tiêu gia đình”.
Còn theo ông Vũ Hồng Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài: Kiều hối ngày càng được sử dụng có hiệu quả hơn.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp gỡ Việt kiều. Ảnh: Thanh niên |
Khảo sát năm 2014 cho thấy tại TP.HCM, nơi tiếp nhận một nửa kiều hối của cả nước cho thấy, 72% kiều hối đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. 22 % đầu tư vào BĐS Từ chỗ trước đây kiều hối gửi về để giúp đỡ thân nhân thì nay kiều hồi đã chuyển sang góp vốn kinh doanh, góp phần tạo công ăn việc làm cho đất nước trong giai đoạn khó khăn và vực dậy sản xuất trong nước.
Cũng theo ông Nam, hiện nay có khoảng 7.000 Việt kiều đã đăng ký sở hữu nhà tại Việt Nam trực tiếp đứng tên, chưa kể có thể không ít Việt kiều mua nhà nhờ người thân đứng tên.
Nếu năm 2004, số lượng người Việt Nam sống ở nước ngoài khoảng 2,7 triệu người thì sau 10 năm, đến năm 2014 tăng lên 4,5 triệu người tại 109 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, mỗi năm có khoảng 500.000 Việt kiều về Việt Nam ăn tết cổ truyền.
Ngoài ra, kiều bào còn tham gia đóng góp trong một số hoạt động từ thiện, thiện nguyện. Trong năm 2014, Ủy ban về người Việt ở nước ngoài TP.HCM đã đứng ra vận động, hỗ trợ kiều bào tham gia nhiều hoạt động xã hội từ thiện như ủng hộ học bổng cho học sinh nghèo hiếu học vùng sâu vùng xa, học bổng cho HS-SV vượt khó học giỏi; xây cầu bê tộng, xây nhà tình thương, v.v… Ông Trần Hòa Phương, phó chủ nhiệm Ủy ban cho biết: “Từ các nguồn kiều hối, đã vận động xây dựng được 2 nhà tình thương ở Củ Chi và Bình Chánh, xây 19 cây cầu bê tông ở các tỉnh ĐBSCL với tổng giá trị 3 tỷ đồng”…
Tuy vậy, một tồn tại đang đặt ra là tuy nguồn kiều hối dồi dào như vậy song chủ yếu đang đổ vào bất động sản hoặc các kênh gửi tiết kiệm, ít đi vào sản xuất.
Do vậy, về chính sách lâu dài, ông Bùi Kiến Thành cho rằng, phải coi kiều hối là nguồn tài chính hùng hậu có thể giúp nền kinh tế phát triển thông qua kênh kinh tế dân doanh của mỗi hộ gia đình. Có chính sách ưu đãi đối với kiều hối không kém hơn đối với đầu tư nước ngoài FDI, đồng thời phải có chính sách ứng xử với Việt kiều như thế nào cho phù hợp, tạo được lòng tin.
Kiều hối quan trọng thế nào với Việt Nam?(TVN 1-5-15)"Kiều hối giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế của đất nước, nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam".
LTS: Trong Phần 2 này, ông Võ Trí Thành, Viện phó Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, người đã cùng đồng nghiệp có bản nghiên cứu về kiều hối mấy chục năm qua ở Việt Nam, đã trao đổi với Tuần Việt Nam về vai trò và xu hướng gia tăng kiều hối.
>> Xem lại Phần 1:Kiều hối về VN đã được dùng làm gì?
Xin ông cho biết dòng kiều hối đã xuất hiện ở Việt Nam từ khi nào?
Thực ra kiều hối vào Việt Nam từ những năm 1980, chủ yếu là tiền của người Việt định cư ở nước ngoài gửi về.
Trong những năm 1980, kiều hối chủ yếu từ các nước Mỹ, Canada, Úc và Pháp. Những người Việt ra đi khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ vào 4/1975, hay sau đó cuối những năm 1970 (thuyền nhân) và cuối những năm 1980 trong các chương trình ra đi được chính phủ Việt Nam cho phép. Riêng ở Pháp, cộng đồng người Việt hình thành từ thời kỳ thuộc địa đầu Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất và thứ hai.
Nhưng từ khi có cải cách đổi mới vào đầu những năm 1990, kiều hối bao gồm cả tiền gửi của chuyên gia lao động ở châu Phi, lao động xuất khẩu, và người đi học tập ở nước ngoài gửi về.
Trước 1990, kiều hối được chuyển theo con đường không chính thức nên không có con số thống kê. Chỉ từ năm 1991, khi có các tổ chức chuyển kiều hối chính thức thành lập mới có con số thống kê rõ ràng.
Tốc độ gia tăng của kiều hối như thế nào, thưa ông?
Nếu như năm 1991 chỉ có chừng 35 triệu USD thì năm 2014 đã tăng lên hơn 12 tỷ USD, với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 38,6%. Tính đến năm 2014, tổng kiều hối đã đạt khoảng 92 tỷ USD.
Ông Võ Trí Thành |
Tại sao lại có sự gia tăng với tốc độ như vậy? Ý tôi muốn hỏi là vai trò của nhà nước trong chuyện này?
Có 4 yếu tố chính sau sự thành công của Việt Nam trong việc thu hút nhiều kiều hối.
Thứ nhất, cùng với cải cách theo hướng thị trường và chính sách mở cửa, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy tự do hóa tài chính, hội nhập và cải cách pháp lý trong lĩnh vực tài chính nói chung và lĩnh vực chuyển tiền nói riêng.
Đến nay, 100% các tổ chức tài chính nước ngoài được phép thực hiện hầu như tất cả các dịch vụ tài chính, bao gồm cả dịch vụ chuyển tiền. Đáng chú ý, người nhận kiều hối không phải nộp thuế thu nhập.
Thứ hai, nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn đã xuất hiện trong hơn hai thập kỷ trở lại đây, đặc biệt là trong thời kỳ bùng nổ và đổ vỡ bong bóng của thị trường bất động sản và chứng khoán. Hơn nữa, sự khác biệt lớn về lãi suất tiền gửi giữa đồng Việt Nam và đô-la Mỹ đã tiếp tục khuyến khích Việt kiều gửi tiền về Việt Nam để hưởng mức chênh lệch cao hơn. Đối với việc đầu tư trong thị trường bất động sản, bên cạnh những giai đoạn bùng nổ thị trường, các quy định mới cho phép Việt kiều đang sống tại Việt Nam trong một thời gian nhất định được mua bất động sản đã thúc đẩy đáng kể kiều hối và đầu tư.
Thứ ba, cộng đồng người Việt ở nước ngoài đã gia tăng về số lượng và số vùng lãnh thổ cư trú theo thời gian. Phần lớn Việt kiều sinh sống và làm việc ở các nước phát triển, điển hình là Hoa Kỳ, Úc, Canada, và Pháp (chiếm khoảng 80% số lượng Việt kiều). Bên cạnh đó, những người nhập cư, xuất khẩu lao động, du học sinh và chuyên gia tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan cũng đóng góp tương đối.
Thứ tư, thị trường dịch vụ kiều hối đang dần phát triển với chất lượng nâng cao và chi phí giảm xuống, thời gian rút ngắn, thủ tục đơn giản.
Kiều hối lĩnh bằng ngoại tệ liệu có phải là giải pháp tốt không?
Ở VN vẫn phải chấp nhận hình thức lĩnh bằng ngoại tệ và không đánh thuế, vì nếu không họ sẽ chọn cách gửi qua con đường không chính thức. Đứng về mặt chính sách nó có hai mặt: trong một môi trường còn đô la hoá như thế này, VN chấp nhận cho người lĩnh kiều hối được rút ngoại tệ, tuy có khuyến khích kiều hối, nhưng lại cản trở quá trình muốn giảm đô la hoá nền kinh tế. Chứ các nước khác kiều hối lĩnh bằng nội tệ.
Kiều hối có vai trò như thế nào trong phát triển kinh tế đất nước?
Trước hết, kiều hối được ghi nhận trong cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam ở phần vãng lai, gọi là chuyển tiền tư nhân. Kiều hối giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế của đất nước, nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam.
Thứ nhất là vai trò trong kinh tế vĩ mô. Thông thường các nước đang phát triển, như VN, bị thiếu ngoại tệ, thâm thủng cán cân thương mại, và nếu nhìn rộng ra là cán cân thanh toán quốc tế. Kiều hối đã bù đắp cho thiếu hụt này, bù đắp cho sự căng thẳng trên thị trường ngoại hối, và làm lành mạnh hơn cán cân thanh toán quốc tế. Như vậy kiều có vai trò trong ổn định kinh tế vĩ mô.
Ở ta, kiều hối có vai trò tích cực trong ổn định kinh tế vĩ mô là chính, vì sau nhiều năm VN bị thâm hụt rất lớn, áp lực trên thị trường ngoại tệ rất cao.
Tác động thứ hai, gây khá nhiều tranh cãi, là số kiều hối lĩnh về dùng để chi tiêu hay tiết kiệm cho đầu tư?
Ngay trong lĩnh vực tiêu dùng kiều hối cũng có tác động tích cực, khi mà kinh tế suy thoái, tổng cầu yếu thì tiêu dùng cũng có tác động thúc đẩy sản xuất. Nhưng nếu tiêu dùng quá đi thì không có tiết kiệm đầu tư, trong sự phát triển dài hạn.
Vai trò thứ hai là ở mức độ vi mô, cho hộ gia đình. Kiều hối có hai mô típ cơ bản: Thứ nhất là mô típ tình thương, gửi về để hỗ trợ cho gia đình giải quyết những khó khăn trong cuộc sống; Mô típ thứ hai là để đầu tư. Đầu tư hiểu theo nghĩa hẹp là đầu tư vào sản xuất kinh doanh, hay đầu tư tài chính. Còn theo nghĩa rộng là đầu tư vào phát triển con người, như chăm sóc sức khoẻ, học hành.
Theo thống kê của chúng tôi, trong những năm gần đây 35,4% kiều hối được sử dụng cho tiêu dùng hàng ngày, 15,9% cho đầu tư – kinh doanh, 10,1% cho chữa bệnh, 7,5% cho học hành, 11,7% cho tiết kiệm, dưỡng già…
Trong những năm 2007-2008, lạm phát tăng ở mức hai con số, cũng một phần do dòng tiền ngoại tệ vào VN quá lớn. Vậy kiều hối có ảnh hưởng tiêu cực gì trong chuyện bất ổn kinh tế vĩ mô này không?
Đúng là kiều hối cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực. Khi các dòng tiền vào Việt Nam đã nhiều rồi, qua ODA, đầu tư thương mại, rồi xuất khẩu, thì khi đó kiều hối góp phần gây ra trạng thái không tốt, gây ra cơn sốt bất động sản, chứng khoán, làm tăng áp lực tăng giá đồng tiền, và như vậy giảm sức cạnh tranh xuất khẩu của đất nước.
Trong giai đoạn 2007-2008 kiều hối mang tính đầu cơ nhiều, bởi vì nó không tập trung vào sản xuất kinh doanh mà chủ yếu đầu cơ vào chứng khoán, bất động sản, góp phần tạo ra cơn sốt thái quá trong hai lĩnh vực này, đồng thời gây áp lực lạm phát cho nền kinh tế.
Ngoài kiều hối chính thức còn có kiều hối phi chính thức. Tỷ lệ kiều hối phi chính thức là khoảng bao nhiêu?
Tiền gửi theo con đường không chính thức theo chúng tôi điều tra bằng gần 1/4 kiều hối qua kênh chính thức, bởi luật pháp cho phép mang ngoại tệ vào VN trong phạm vi dưới 5.000 USD không phải khai báo.
Nhưng cũng có một lượng ngoại tệ VN chạy ra nước ngoài theo con đường phi chính thức thì chúng ta không ghi nhận được là bao nhiêu. Chẳng hạn nhập lậu hàng hoá, nhập lậu vàng, hay gửi tiền cho con cái học tập ở nước ngoài.
Việc sử dụng kiều hối ở VN đã là kênh đầu tư hiệu quả chưa, và nếu chưa chúng ta phải làm gì?
Như tôi đã nói, có 2 mô típ kiều hối là tình thương và đầu tư. Ở mô típ đầu tiên là nghĩa vụ gia đình, bạn bè, người thân, chủ yếu là tự nguyện. Mô típ thứ hai phụ thuộc khá nhiều vào môi trường kinh doanh ở ta có hấp dẫn không, liên quan đến nhiều chính sách.
Ví dụ, điều kiện cần cải thiện liên quan đến đâu tư là điều kiện sở hữu đất và giao dịch nhà ở nói riêng. Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi gần đây cho phép Việt kiều sở hữu nhà ở là một bước tiến quan trọng.
'Việt Nam mở cửa hết cỡ rồi' (TVN 2-5-15) ◄◄-“Về chính sách thì như hiện nay của nước ta là đã “mở” hết rồi, rất thông thoáng và thuận lợi cho người gởi và người nhận. Trên thế giới các nước nhận kiều hối cũng chỉ “mở” như ta là hết cỡ”, chuyên gia tài chính – ngân hàng Huỳnh Bửu Sơn khẳng định về dư địa chính sách cho thu hút kiều hối.
>> Xem lại Bài 1: Kiều hối về VN đã được dùng làm gì?
>> Xem lại Bài 2: Kiều hối quan trọng thế nào với Việt Nam?
Theo ông Sơn: Kiều hối là tiết kiệm của người dân ở nước ngoài gửi về. Và là phần thu nhập bổ sung của người trong nước nhận được dưới dạng USD. Thứ nhất, nguồn thu nhập bổ sung đó góp phần làm tăng sức mua của toàn xã hội. Đây là điều rất tốt. Thứ hai, dưới hình thức USD như vậy, kiều hối làm tăng nguồn cung ngoại tệ, góp phần ổn định mức cung cầu ngoại tệ trên thị trường, giúp cho tỷ giá đồng Việt Nam tương đối ổn định.
Quy định của ngân hàng Nhà nước VN là cho người dân có thể rút ra được nguồn ngoại tệ chứ không phải bán thẳng luôn cho bên ngoài nên không gọi là dự trữ ngoại tệ. Và nó chỉ là một nguồn thanh khoản ngoại tệ cho hệ thống Ngân hàng là đúng. Điều này góp phần làm ổn định trị giá của đồng tiền VN, tăng thu nhập của người dân. GDP của người dân mình ở mức này nhưng người dân được một nguồn ngoại hối như vậy giúp họ lại được thêm một nguồn viện trợ khác cho từng cá nhân. Như thế sẽ làm sức mua của họ tốt hơn. Nhờ đó, trong những khi nguồn kinh tế khá èo uột thì sức mua này sẽ giúp cho một số hoạt động SX KD khá là ổn định so với những nước không có nguồn ngoại hối như ta.
Ông Huỳnh Bửu Sơn. Ảnh: FBNV |
Trong nền kinh tế có sự liên quan khăng khít giữa các lĩnh vực, con người. Kiều hối có vai trò rất lớn tăng sức mua của dân, nguồn thu nhập của người này sẽ tạo ra thu nhập cho người khác nếu họ chi tiêu. Cái đó rất quan trọng và có ý nghĩa mà đôi khi ta không thấy hết.
Còn nói kiều hối có tác dụng như thế nào với nền KT đất nước thì dưới góc độ tài chính, đây là nguồn thanh toán ngoại tệ tất tốt, rất lợi. Còn việc đầu tư thế nào thì phụ thuộc vào môi trường đầu tư. Nhưng nói gì thì nói, đây là một yếu tố tích cực. Nếu chúng ta đặt cho nó một vai trò quan trọng thì cũng phải hiểu rằng cái nguồn trên 10 tỷ USD/năm này phải san sẻ cho biết bao nhiêu triệu người chứ không phải là cho một số ít người. Nhưng rõ ràng nó sẽ làm cho khung ngoại tệ của đất nước thêm dồi dào, góp phần ổn định tỷ giá đồng tiền VN.
Hiện nay mỗi năm VN nhận trên 10 tỷ USD từ nguồn kiều hồi. Như ông thấy, ta đã dùng có hiệu quả nhất chưa?
Sau 1975 chúng ta “dính” cơ chế bao cấp quá lâu, rồi chiến tranh biên giới, nên gặp khó khăn. Tới khi Đổi mới năm 1986 thì kinh tế mới phát triển. Vì vậy các nước trong khu vực đã vượt quá chúng ta khá xa.
Vấn đề là do cách làm. TQ là nước lớn như vậy mà tăng trưởng rất cao và ổn định là do cách làm của họ. Nếu ta cải cách phù hợp để có bước đi đúng thì ta còn có thể nhanh như thế hoặc hơn vì người dân miền Nam đã quen với cơ chế thị trường, rất năng động.
Nói ra như vậy để thấy đúng mức vai trò của từng vấn đề. Kiều hối là quan trọng, rất có ích và đóng góp rất nhiều trong thời gia qua và sắp tới. Nhưng để đất nước phát triển được tốt thì còn các yếu tố khác nữa.
Theo ông, cần có chính sách như thế nào để thu hút thêm kiều hối góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước? Sự năng động của TP.HCM trong việc thu hút kiều hối có giúp gì để thu hút nhiều hơn cho cả nước hay không?
Về chính sách thì như hiện nay của nước ta là đã “mở” hết rồi, rất thông thoáng và thuận lợi cho người gởi và người nhận. Trên thế giới các nước nhận kiều hối cũng chỉ “mở” như ta là hết cỡ. Ở nhiều quốc gia khác khi người dân nhận được kiều hối phải bán cho Ngân hàng Nhà nước. Còn ta mở rộng cửa hơn như thế cũng không sao, vì cuối cùng đó cũng là tiền ngoại tệ thu về trong hệ thống Ngân hàng VN.
Tuy nhiên, kiều hối giúp cho nền kinh tế có sự ổn định thì nó cũng có hai mặt. Có nghĩa là nếu đồng tiền VN cứ ổn định giá cao kéo dài sẽ ảnh hưởng phần nào tới xuất khẩu. Như vậy sự ổn định có thể giúp tâm lý của người dân ít bị dao động, yên tâm gửi tiền về. Nhưng Nhà nước cũng cần quan tâm tới mặt kia.
Còn để cho người dân nhận tiền kiều hối yên tâm đầu tư vào SX- KD thì phụ thuộc vào môi trường đầu tư và niềm tin vào tương lai nền kinh tế đất nước mà Chính phủ tạo ra. Ví dụ như yên tâm đầu tư vào thị trường chứng khoán, sự dễ dàng cho các DN mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng được thị trường; tháo gỡ những khó khăn rắc rối về đất đai, bất động sản, giá đất giá cho thuê, v.v…
Nói chung liên quan đến nhiều chính sách khác mà ta hay gọi là môi trường đầu tư, để người dân thấy thay vì gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng thì đầu tư vào SX – KD, hay hợp sức với nhau để mở rộng SX, hoặc có thể mua cổ phiếu, v.v... Tức là làm sao cho người dân có nhiều kênh để sử dụng nguồn kiều hối cho hữu ích hơn, vừa “lợi nhà” và “ích nước”.
Thật sự mà nói, trong nền kinh tế như thế này thì sự đóng góp kiều hối có vai trò rất lớn trong sức mua của người dân, một nguồn thu nhập của người này sẽ tạo ra thu nhập của người khác nếu họ chi tiêu, cái đó rất quan trọng và có ý nghĩa mà đôi khi ta không thấy hết.
Vì vậy, nói rộng hơn thì cần phải làm sao bảo vệ được lợi ích cho người gửi và người nhận kiều hối. Họ có thể yên tâm đầu tư vào nhiều kênh phù hợp với họ. Và quan trọng hơn là những kênh đầu tư này mang lại hiệu quả để họ yên tâm mở rộng, tái đầu tư…
Kiều hối đã đóng góp rất lớn cho đất nước suốt 20 năm qua là điều không ai có thể phủ nhận. Theo ông, vai trò lịch sử của kiều hồi còn kéo dài đến bao giờ? Ví dụ như nửa thế kỷ trước Malaysia cũng từng là “cường quốc” xuất khẩu lao động như Philippines và VN bây giờ. Nhiều người dân Malaysia cũng phải sống nhờ kiều hối. Song nhờ kinh tế phát triển, nay họ trở thành nước nhập khẩu lao động, nguồn kiều hối giảm xuống còn không đáng kể?
Kiều hối còn kéo dài và không thể biến mất được trừ khi VN ta giàu mạnh hơn nước Mỹ thì mới không còn kiều hối! Vì khi còn một cộng đồng người VN ở nước ngoài có quan hệ với thân nhân của họ ở trong nước thì kiều hối còn tồn tại. Thứ nữa là kiều hối không phải chỉ có từ những người đi lao động ở nước ngoài. Đó chỉ là một phần thôi. Còn lại kiều hối là từ cộng đồng người VN định cư ở nước ngoài nên nó sẽ kéo dài và gần như không ngừng trong tương lai.
-Kiều hối chảy vào đâu? Ứớc tính cả năm lượng kiều hối sẽ đạt khoảng 8,5 tỉ đô la Mỹ, Ảnh: T.L
(TBKTSG) - Việt Nam hiện đang có hơn 400.000 người đi lao động ở nước ngoài và khoảng 4 triệu Việt kiều cư trú ở gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỗi năm họ gửi về Việt Nam một lượng kiều hối không nhỏ.
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), quí 1-2011 kiều hối về Việt Nam đạt khoảng 2,5 tỉ đô la Mỹ, quí 2 là 2 tỉ đô la Mỹ và quí 3 là 2,5 tỉ đô la Mỹ và ước tính cả năm sẽ đạt khoảng 8,5 tỉ đô la Mỹ, so với mức kỷ lục 8 tỉ đô la Mỹ của năm 2010. Đó là chưa kể lượng kiều hối chuyển về không thông qua hệ thống tín dụng chính thức mà theo NHNN có thể tương đương ít nhất là 30% con số thống kê được. Đây là “tài khoản vàng” cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Nếu như năm 1999, lượng kiều hối mới chỉ chiếm 4,2% GDP của Việt Nam, thì đến năm 2002 đã tăng lên 7,8%. Và năm 2010, con số đó bằng khoảng 7,7% GDP (GDP ước trên 100 tỉ đô la Mỹ). Trong khi các nguồn khác như ODA, FDI, FII đóng góp vào cán cân thanh toán ngày một bấp bênh thì kiều hối vẫn tăng đều. Theo NHNN, năm 2010 nguồn ngoại tệ ròng này đã bù đắp gần 50% thâm hụt thương mại. Còn theo Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam xếp thứ 16 trong các quốc gia nhận nhiều kiều hối nhất năm 2010. Tại Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 2 về nhận kiều hối, chỉ sau Philippines với khoảng 21,3 tỉ đô la Mỹ vào năm 2010.
Theo WB, kiều hối tại Việt Nam chủ yếu từ những người di cư thường trú từ Mỹ, Canada và Pháp chuyển về. Song nguồn tiền được chuyển một cách không cân đối, đặc biệt là tại TPHCM. Thành phố này nhận lượng kiều hối nhiều nhất trong cả nước mặc dù không có xuất khẩu lao động trong giai đoạn 2006-2008.
Ở góc độ khác, một cuộc điều tra tiến hành năm 2008 với hơn 4.000 hộ gia đình Việt Nam cho thấy kiều hối về Việt Nam đã làm tăng phần chi tiêu của các gia đình cho đất đai và nhà ở. Các chuyên gia ước tính khoảng 48% kiều hối chuyển về nước trong năm năm qua có liên quan đến bất động sản; một lượng nhỏ được đầu tư cho dịch vụ, du lịch. “Các tác động của kiều hối đối với xóa đói giảm nghèo là không đáng kể, vì kiều hối chủ yếu gửi cho các hộ gia đình khá giả và không dành cho chi tiêu”, theo kết luận của khảo sát trên.
Lãnh đạo một ngân hàng cho biết ông biết nhiều trường hợp kiều hối được chuyển về để mua bất động sản; một số sử dụng kênh này để chuyển tiền thanh toán thương mại bởi rút ngắn được nhiều thời gian so với thanh toán qua ngân hàng. Bên cạnh đó, cũng có một lượng kiều hối tập trung vào đầu cơ lãi suất vì lãi suất tiền gửi đô la Mỹ ở nước ngoài hiện chỉ từ 0,25-0,5%/năm trong khi ở Việt Nam lên đến khoảng 5%/năm. Theo Ngân hàng Đông Á, trong sáu tháng đầu năm này, lượng kiều hối qua ngân hàng tăng khoảng 20% so với cùng kỳ và tỷ lệ người nhận kiều hối xong gửi tiết kiệm ngoại tệ tăng 10-15%.
Nhưng đáng lo nhất là một lượng rất lớn kiều hối nhiều năm nay không vào ngân hàng mà được bán ra thị trường tự do. Nguồn ngoại tệ này gây thêm áp lực cho tỷ giá. Các công ty kiều hối Sacombank, Đông Á, các ngân hàng thương mại có thị phần chuyển kiều hối lớn như ACB, Agribank, Vietinbank đều cho biết lượng ngoại tệ từ kiều hối được gửi hoặc bán lại cho ngân hàng trung bình chỉ 10-15%. Nếu chỉ 50% lượng kiều hối đó quay trở lại ngân hàng thì cơ bản cũng sẽ giải quyết được tình hình căng thẳng ngoại tệ.-Kiều hối chảy vào đâu?
- Chứng khoán tiếp tục ‘khiếm thị’ (VEF).
- Giá vàng tuần tới tiếp tục tăng cao (VnMedia).
- Khuất tất thanh lý tài sản Rusalka (NLĐ). - Những vụ vỡ nợ, lừa đảo chấn động xứ Nghệ (VNN).
- Địa ốc ‘thi gan’ và tìm cách thoát thân (VEF). – Dân chờ mua nhà… đại hạ giá(DT). – Doanh nghiệp nợ hàng ngàn tỷ đồng tiền sử dụng đất (TP).
- Nga và 18 năm trầy trật vào WTO (TP).
- Sau Hy Lạp, đến lượt Italy ‘muối mặt’ (VNN). – Hy Lạp chuẩn bị thành lập chính phủ liên minh (TBKTSG).
TRUNG QUỐC VỚI VẤN ĐỀ CỨU TRỢ KHU VỰC ĐỒNG EURO basamnews-THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM TRUNG QUỐC VỚI VẤN ĐỀ CỨU TRỢ KHU VỰC ĐỒNG EURO Tài liệu Tham khảo đặc biệt Thứ bảy, ngày 5/11/2011 TTXVN (Angiê 2/11) Nghi kỵ lẫn nhau Theo tạp chí “Tin Trung Hoa”, cuộc khủng hoảng nợ châu Âu lúc này không còn là một vấn đề của riêng
- Bóng ma mang tên “thiếu nhiên liệu” (TVN/Wall Street Journal).