Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

Vòng vây thế tục

Khách: Thưa ông Quang Nguyên, cháu có một ý kiến thế này. Tại sao chúng ta không giao lưu kết bạn với quân cờ đỏ. Có vậy thì chúng ta mới có hi vọng thay đổi dần nhận thức của họ ?
Chủ nhà: Tôi nghĩ vấn đề bây giờ không phải là vấn đề ý thức hệ nữa, mà là vấn đề muốn theo kẻ bành trướng Tàu cộng muốn cướp bóc và sáp nhập nước ta hay theo thế giới tự do để bảo vệ chủ quyền và tôn trọng nhân quyền và dân quyền. Những người theo cờ đỏ đã tỏ rõ ý chí của họ rồi. Người đấu tranh dân chủ không nên giao lưu để có hy vọng thay đổi nhận thức của họ, vì sẽ vô ích mà thôi. Thời đại thông tin này họ đã biết rõ tất cả rồi. Vấn đề chỉ là chọn lựa mà thôi. Cộng sản đã chết một phần tư thế kỷ rồi. CSVN quyết định theo Tàu để duy trì quyền lợi độc tôn của họ mà thôi trong khi toàn dân Việt đều muốn đi theo xu hướng dân chủ của thế giới. Cờ đỏ đã trở thành hiện thân của bán nước, hại dân mà ai là người theo dõi thời sự cũng có thể nhận ra được. Những người chủ trương cờ đỏ ngày nay hầu hết chỉ là những người vụ lợi cá nhân, tham ô, trộm cắp, vô liêm sỉ. Anh chỉ có thể có hi vọng thay đổi nhận thức của người có thiện chí, chứ không thể thay đổi nhận thức của những người cố ý làm điều ác, dù đã biết rõ. Anh hãy nhìn kỹ lại một lần nữa đi nhân cách của những người cờ đỏ cộng sản.
Quang Nguyen
Dân Chủ Việt
24/4/2015


Khanh Tuan Nguyen Vòng vây thế tục (Tuấn Khanh - blog RFA)
Ngày 14/4, hơn 150 thương phế binh VNCH không khỏi bất ngờ khi được tin chương trình chăm sóc sức khỏe định kỳ của họ bị hủy bỏ đột ngột. Nơi đến quen thuộc và đầm ấm là Nhà thờ Chúa cứu thế, Kỳ Đồng, đã im lặng sập cửa mà không một lời giải thích, theo lệnh của linh mục Giám tỉnh là ông Giuse Nguyễn Ngọc Bích.

Không chỉ riêng các thương phế binh VNCH sững sờ, mà chính những người tham gia phục vụ chương trình này cũng không nói nên lời. Với nhiều người, phục vụ cho những con người khốn khó này là niềm vui và ước nguyện chân thành của họ. Đặc biệt, trong bối cảnh của một nước Việt Nam với vết thương nội chiến vẫn chưa lành, sự kỳ thị với những cựu quân nhân VNCH vẫn là một chủ trương thấy rõ.


Có cái gì đó rất bất thường đang diễn ra ở nhà thờ Dòng Chúa cứu thế, Kỳ Đồng, nơi mà lâu nay, được khắp nơi ngưỡng mộ là ngôi nhà của lòng lành và công lý. Ngay sau sự kiện buộc ngừng khám bệnh cho thương phế binh, còn có nhiều tin tức nói rằng chẳng bao lâu nữa, nội dung lễ Công lý và Hòa Bình hàng tháng sẽ bị kiểm duyệt chặt chẽ. Phòng truyền thông Chúa cứu thế VNRs và phòng Công lý & Hòa Bình cũng sẽ đóng cửa hoặc bị kiểm soát theo kiểu ra lệnh áp đặt. Các nhân viên thư viện cũng sẽ bị đuổi việc và thay bằng người mới “đáng tin cậy” hơn. Dưới sự kiểm soát của linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Bích, có vẻ đang có một cuộc “thay máu”, mà mọi thứ như chỉ để thuần phục trước cuộc đời thế tục bên ngoài.

40 năm sau 1975, từ nhà thờ Chúa cứu thế, người ta đã chứng kiến sự lên tiếng cho cái đúng, kêu gọi cho lòng nhân ái và ra sức bảo vệ con người. Không chỉ riêng người Công giáo, mà cả những Phật tử, tu sĩ Cao Đài, Hòa Hảo… cũng đều kính trọng những gì mà các linh mục nhiều đời nơi đây gìn giữ. Điểm son mới nhất, và có lẽ cũng là một cột mốc lịch sử nhân văn, đó là phong trào vận động hủy bỏ án tử hình tại Việt Nam, cũng như việc đấu tranh cho các án oan. Cụ thể là trường hợp của tù nhân Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng. Sức tác động của truyền thông Chúa cứu thế là một trong những lý do khiến tòa án phải dừng ngày tử hình và suy xét lại vụ án.

Linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Bích đã khiến nhiều tín đồ Công giáo ngạc nhiên trước sự thay đổi mà ông tạo ra. Những thay đổi này, có thể biến thay đổi diện mạo của ngôi nhà của Chúa, một cách hết sức chính trị, theo chiều hướng chống lại lẽ phải và tự nhiên. Nhiều năm nay ở Việt Nam, đã có không ít chùa, đền, nhà thờ… đã tự mình thay đổi như vậy, một cách vừa dễ hiểu, vừa khó hiểu.

Sự kiện của nhà thờ Chúa cứu thế không là ngoại lệ. Phật giáo, một tôn giáo ước lượng có đến 20 triệu tín đồ ở Việt Nam cũng không khác gì. Theo tiết lộ của Wikileak, năm 2005, khi về Việt Nam, Thiền sư Nhất Hạnh nói rằng ông tìm thấy có quá nhiều sự sắp đặt chính trị trong các nhân sự và chùa tại Việt Nam, gây nên những tác động xấu. Thậm chí, theo ông mô tả, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng lệ thuộc Nhà nước về tiền bạc.

Tệ hại hơn, trong năm 2007, khi Thiền sư Nhất Hạnh tổ chức cầu siêu cho những người chết trong chiến tranh, chết oan ức, bao gồm tù cải tạo, thuyền nhân… nhưng ngay sau buổi lễ, một nhân vật cao cấp của giáo hội là hòa thượng Thích Trí Quảng đã đi lên, cầm micro và tuyên bố ngược, nói rằng lễ cầu siêu này chỉ dành riêng cho liệt sĩ của chế độ.

Đi tìm một lý do cho những thay đổi tại nhà thờ Chúa cứu thế, Kỳ Đồng, ít có ai tin rằng đây là một nhiệm vụ được giao từ tòa Tổng giám mục mà linh mục Nguyễn Ngọc Bích phải thi hành. Cũng có giả thuyết cho rằng, hành động của ông Bích có đích đến là chức giám mục của Dòng Chúa cứu thế, vốn đang để trống. Dĩ nhiên, mọi việc sẽ thuận lợi hơn sau 4 năm tại nhiệm, nếu làm vui lòng chính quyền thế tục. Nhưng trước khi điều gì sẽ đến, lúc này, mọi người đang im lặng ôm một nỗi đau không có lời giải thích.

Tuy nhiên, dù ở cương vị giám tỉnh, tức quyền uy tuyệt đối, linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Bích cũng vẫn phải đối diện với sứ mạng mà ông đã tuyên thệ cả đời. Sự kiện xua đuổi các thương phế binh VNCH đã được mời từ trước có thể chứng cứ quan trọng chống lại ông từ đây về sau. Sách Hiến pháp và Quy luật Dòng Chúa cứu thế, trang 30, chương 1, có ghi rõ “… chúng ta đặc biệt phải chăm sóc người nghèo, người thấp hèn và người bị áp bức. Việc rao giảng cho những người này là một dấu chỉ của sứ vụ thiên sai (x.Lc4,18), và Đức Kitô, một cách nào đó, đã muốn đồng hóa chính mình Ngài với họ (Mt 25,40)”. Những gì ông Bích làm, đã đi ngược với quy luật được tòa thánh Vatican phê chuẩn vào tháng 10-1965. “Vì quy tắc căn bản của đời tu là đi theo Chúa Kitô như đã được trình bày trong Tin Mừng, nên điều này phải được xem là quy luật tối thượng trong Dòng của chúng ta” (HP74), theo thư của Bề trên Tổng quyền Josef. G. Pfab, Css.R, viết năm 1982 cho tất cả linh mục của Dòng Chúa cứu thế.

Lẽ ra chuyện xảy đến trong lòng nhà thờ Chúa cứu thế là chuyện nội bộ của một địa phận tôn giáo, không nên bàn tới. Thế nhưng, với những hoạt động lâu nay, mà tên tuổi ngôi nhà của Chúa và Dòng Chúa cứu thế đã vượt xa khỏi nước Việt Nam, cũng như là niềm tin và sự kính trọng của nhiều người khác, kể cả người ngoại đạo, đã khiến sự kiện hôm nay cần phải được đặt ra suy xét. Người người đang nhìn vào đó, để xem, liệu bầy tôi của Chúa có đủ đức tin để vượt thoát được vòng vây thế tục trên đất nước này, để còn phụng sự cho con người và công lý hay không?


-Thư xin lỗi quý Thương phế binh VNCH 
VRNs (15.04.2015) – Sài Gòn – Kính thưa quý TPB VNCH đang sống tại các tỉnh/thành phố Sài Gòn, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Bình Dương, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau, Bình Thuận, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Tây Ninh.
Trước hết, Ban tổ chức chúng tôi thành thật xin lỗi quý anh em đã được gọi về DCCT Sài Gòn ngày 17.04.2015 sắp tới để được kiểm tra sức khoẻ đợt 7 vì chương trình này đã bị huỷ.
Kế đến chúng tôi xin gửi lời xin lỗi sâu xa đến quý y, bác sĩ thiện nguyện, quý vị hảo tâm xa gần, quý anh chị em tình nguyện viên, tổ phục vụ cơm trưa, 4 Phòng khám Đa khoa mà chúng tôi đã làm hợp đồng xét nghiệm cận lâm sàng.
Nguyên nhân tạm thời lúc này chúng tôi không được phép tổ chức.
Quyết định được thông báo quá gần ngày tổ chức. Chúng tôi biết việc huỷ bỏ ngày kiểm tra sức khoẻ này gây ra cho anh em nhiều hụt hẫng và bất tiện vì anh em đã chuẩn bị mọi sự để lên đường. Chúng tôi biết rằng quý y, bác sĩ và các tình nguyện viên cũng rất buồn lòng. Chúng tôi sẽ cố gắng thông tin đến từng người.
Ban tổ chức chúng tôi thành thật xin lỗi tất cả quý vị về sự việc đáng tiếc này.
Trong tương lai, với tư cách cá nhân Tu sĩ, Linh mục DCCT, chúng tôi sẽ tìm cách để quý anh em TPB VNCH được phục vụ tiếp tục, vì lương tâm chúng tôi xác tín rằng quý anh em chính là những người bơ vơ tất bạt, những người bị bỏ rơi hơn cả, là đối tượng của Tu sĩ DCCT chúng tôi.
TM. nhóm phục vụ TPB VNCH

Lm. Giuse Đinh Hữu Thoại, C.Ss.R
-Xuân về với Thương Phế Binh 2013-02-04
Trong khi mọi người vui vẻ đón Xuân về thì các Thương Phế Binh của cả hai miền Bắc và Nam, những người đã hy sinh một phần thân thể cho cuộc chiến Việt Nam sẽ ăn Tết ra sao?

Photo courtesy opf viendongdaily.com-Một thương phế binh đang bán vé số dạo mưu sinh.

Thương Phế Binh VNCH

Xuân đến với tất cả mọi người, dù có háo hức đón chào hay hững hờ chờ đợi, những ngày Tết dù muốn, dù không cũng đến gõ cửa mọi nhà để báo một năm lại sắp sửa bắt đầu, mặc những vui buồn, lo âu toan tính của mọi người trước thềm năm mới.
Phố phường Sài Gòn Hà Nội đã thay áo để mừng Xuân Quý Tỵ. Phố Hoa, Xe Hoa, Đường Hoa…ồn ào náo nhiệt báo Xuân về. Những cửa hàng rực rỡ đèn hoa để níu kéo cái nhìn của khách qua đường, thức ăn, quà cáp lộng lẫy, trưng bày hấp dẫn, những của ngon, món hiếm chen nhau trong các cửa hàng mời gọi. Tết Nguyên Đán là một cột mốc quan trọng đánh dấu một trang mới cho dòng sống, mọi người cực nhọc cả năm hầu như chỉ để có thể mua sắm cho đầy đủ lễ nghi trong 3 ngày Tết. Bên cạnh cái ồn ào náo nhiệt ấy, bên cạnh những phố hoa rực sáng ấy, vẫn âm thầm những gian nhà thấp, trong đó có những gia đình lặng lẽ nhìn mùa Xuân đi qua, hững hờ đón Tết như một người khách lạ qua đường.
Không có Tết cho người Thương Phế Binh VNCH tên Nguyễn Trọng Đạt, hai cánh tay đã để lại trên chiến trường Bình Long, mùa hè đỏ lửa của năm 1972, gãy xương quay xanh, thủy tinh thể mắt đục gần như mù, tiểu đường, cao huyết áp….chừng ấy bệnh tật đã làm cho người cựu Tiểu đoàn phó tiểu đoàn truyền tin, binh chủng nhảy dù không còn nghĩ đến Tết :
“Mất hết cả hai bàn tay rồi, không còn khả năng lao động kiếm sống hàng ngày thì làm sao mà có được nhu cầu Tết cho cảnh già, cảnh nghèo như tôi chị ơi !! Nội cái ăn cơm hàng ngày cũng là quá khó khăn rồi, không có gì để ăn Tết đâu chị ơi, nói thật như vậy !"
Những ngày cận Tết, cơn bão giá là nỗi hãi hùng cho những mảnh đời khốn khó, với hơn 100.000 ngàn đồng cho 1 cân thịt lợn, 150.000 1 ký thịt gà và gần 300.000 đồng cho 1 ký thịt bò thì bữa cơm với đầy đủ hương vị Tết chỉ là giấc mơ xa vời cho gia đình của Thương Phế Binh VNCH Phạm Ngọc Linh, 1 vợ ba con. Bị thương tháng 3 năm 1975 ở Tam Kỳ, mới 61 tuổi mà ông già đeo đét như cành củi khô, người cựu Thiếu Úy Địa Phương Quân tâm sự:
Nội cái ăn cơm hàng ngày cũng là quá khó khăn rồi, không có gì để ăn Tết đâu chị ơi, nói thật như vậy!
Thương Phế Binh Nguyễn Trọng Đạt
“Hàng năm, mình không có tiền nên chi cũng chẳng biết làm gì hết. Một ít con cá cho con ăn 3 ngày Tết, bánh kẹo…Còn chuyện mua sắm áo quần thì mình không nghĩ tới vì số tiền nó lớn quá. Không có tiền thì mình không có khả năng để mua sắm !"
Những chiếc áo mới và phong bì lì xì đỏ thắm mà đứa trẻ con nào cũng chờ đợi trong mấy ngày Tết cũng chỉ là niềm mơ ước vô vọng, lời cầu xin cho năm mới của ông chỉ là miếng bánh tét trong “mâm cỗ” đầu năm cho con mình được chút hương vị Tết:
“Đứa con gái út học lớp 11 hiện nay đòi sắm sửa áo quần, mua sắm đồ Tết, sách vở cho nó, nộp tiền học cuối năm. Cầu mong làm sao Tết nhứt có tiền để mua sắm bánh tét cho con ăn ngày Tết. Cuộc sống rất là khó khăn.”

Thương Phế Binh Bộ Đội


TPB-duoi-mai-tranh-ngheo2-nanggo-250.jpg
Một Thương Phế Binh dưới mái tranh nhà mình. Photo courtesy of nanggo
Nếu cuộc sống của các Thương phế binh VNCH  là một bức tranh điêu tàn, thì gia cảnh của những Thương Phế Binh Bộ Đội cũng chẳng sáng sủa gì hơn trong những ngày cận Tết. Ông Huỳnh Thanh Núi, từng là Chính ủy Trung đoàn của Sư đoàn 4, bị thương tại chiến trường Kam-Pu-Chia năm 1979, sau 18 năm phục vụ trong quân đội, tài sản của ông bây giờ chỉ là một mảnh nhà tơi tả:

“Hoàn cảnh rất là khó khăn, nhà bây giờ thì dột, tiền sửa nhà thì không có. Chủ yếu là chữa bệnh cho con cháu chứ con ăn uống thì hạn chế lắm. Muốn sắm sửa thì phải có tiền, gia đình chủ yếu nuôi con gà, con vịt  là để cho các cháu ăn Tết thôi chị ạ.”
Với 40 mảnh đạn còn mang theo từ chiến trường Kam-Pu-Chia, liệt một chân, một tay, đã 3 năm nay gia đình Thương Phế Binh Hoàng Xuân Long không còn biết Tết là gì, ông chia sẻ:
“Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, Tết nhất cũng chẳng có gì cả, chỉ đi đến nhà bà con chơi. Tôi ăn uống bình thường thôi, không dám nghĩ đến ngày Tết. Đã 3 năm nay rồi, hầu như tôi chả có Tết.”
Với chính sách giúp đỡ cho người có công, người nghèo, bà Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội Phạm thị Hải Chuyền cho biết trong chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời” là : “Dù năm nay kinh tế khó khăn, ngân sách eo hẹp. Đảng và nhà nuớc vẫn có ngân sách hỗ trợ, có phần cao hơn năm ngoái. Năm ngoái là 390 tỉ đồng, năm nay ngân sách được tăng lên 393 tỉ 500 ngìn đồng. Tính ra mỗi đối tượng được 200 hoặc 400 nghìn đồng”.
Gia đình Thương Phế Binh Huỳnh Thanh Núi được lãnh 1 triệu đồng một tháng, trong gia đình lại có 3 người là nạn nhân chất độc màu da cam nên hàng năm gia đình ông được thêm 200 ngàn để ăn Tết, tuy nhiên năm nay ông cho biết là vẫn chưa nhận được phần trợ cấp từ nhà nước:
“Mỗi tháng lãnh được 1 triệu đồng để chi cho ăn uống bình thường thôi, gia đình tôi khó khăn lắm. Tôi có vợ và 4 con, trong đó có 2 con ảnh hưởng chất độc màu da cam và bản thân tôi cũng ảnh hưởng chất độc màu da cam. Hàng năm nhà nước cho thương binh, chất độc da cam mội người 200 ngàn ăn Tết. Năm nay thì chưa thấy thông báo gì cả.”
Cũng trong chế độ dành cho Thương Phế Binh đã phục vụ trong Quận đội Nhân Nhân. Gia đình ông Huỳnh Xuân Long cũng được một số trợ cấp là 4 triệu 8 để sống, ông cho biết:
“Nói thật với chị là cũng được hưởng lương, mỗi tháng cả lương vợ phục vụ là 4 triệu 8, gần 5 triệu. Phần vợ là 1 triệu tư để lo cơm nước, giặt giũ nói chung là hỗ trợ đi lại, một chân tôi bị liệt nên đi lại rất là vất vả. Chính phủ năm nào cũng cho thêm được 1 triệu, tính ra tiền đô là 50 đô.”
Tuy nhiên, để được hưởng tất cả những quy chế đó không phải là một điều đơn giản, ông Long cho biết tiếp:
Hàng năm nhà nước cho thương binh, chất độc da cam mội người 200 ngàn ăn Tết. Năm nay thì chưa thấy thông báo gì cả.
Thương Phế Binh Huỳnh Thanh Núi 
“Nhưng trong nước thì chế độ chính sách bảo hiểm thì rất là vất vả, họ nói 1 đằng mà họ làm 1 nẻo. Họ cho mình 10 thì mình phải đút lót cho họ 5-7. Khó khăn lắm, cho nên mình có bệnh thì mình phải tự đi chữa thôi.”
Đó là quy chế mà bộ Lao động và Thương Binh Xã hội dành cho những quân nhân của “ Bên Thắng Cuộc” , còn những Thương Phế Binh của chế độ VNCH thì sao ? Cựu Thiếu úy Địa phương quân Phạm Ngọc Linh cho biết, bên cạnh số tiền ít ỏi nhà nước cấp cho hàng tháng, gia đình 1 vợ 3 con của ông chỉ còn biết trông đợi vào lòng thương hại của các tổ chức nhân đạo hải ngoại:
“Chính quyền địa phương cấp cho tôi mỗi tháng 180 ngàn. Vừa qua ông Hạnh ( Nguyễn Quang Hạnh, hội trưởng hội Bạn Thương Phế Binh VNCH, gọi tắt là hội Nạng Gỗ -RFA-) giúp cho tôi được 95 euro và tặng học bổng cho con gái tôi học lớp 11 được 80 đô, tiền Việt Nam là 1 triệu 7. Hiện gia đình sống cũng chụp giựt, ngày nào kiếm được đồng nào là lo ăn ngày nấy chứ con cái đi học thì có lúc đủ, có lúc thiếu. Bây giờ sắm sửa áo quyển sách vợ cho các con thì rất căng.”

Ước nguyện cho năm mới


000_Hkg8233676-200.jpg
Biểu tượng năm mới Quý Tỵ sau một gánh hàng rong trên đường phố Hà Nội. AFP photo
Đầu năm, ai cũng có một lời chúc cho mọi người và một mong ước cho riêng mình. Riêng Thương Phế Binh Hoàng Xuân Long thì chỉ có một ước nguyện duy nhất dành cho mình và cho mọi người trong năm Quý Tỵ:

“Tôi có một ước nguyện làm sao cho dân Việt Nam sống trong Hoà Bình, đừng có chiến tranh, đó là điều đầu tiên và có Dân chủ. Riêng người dân nói thì các quan chức phải biết nghe. Hiện nay các quan chức làm theo ý của quan chức. Nói thật với chị hiện giờ để mà thay đổi chế độ nguyện vọng dân thì có nhiều nhưng mà khó lắm chị ạ. Đổ máu rất lớn thì mới thay đổi được chế độ còn thật sự không như cái chế độ này. Đó, nguyện vọng của tôi là như thế.”
Xuân về,mọi người hối hả lo sắm Tết, cũng là dịp họ tặng cho nhau những món quà VIP để thắt chặt mối thân tình hoặc là cơ hội để đặt nền tảng cho 1 quan hệ mới. Không ai có thì giờ  để nghĩ đến những mảng tối của các thân phận tật nguyền. Bên cạnh những ngậm ngùi ấy, người Thương Phế Binh tàn phế trên 80 % thân thể  Nguyễn Trọng Đạt vẫn bình thản chấp nhận những nghiệt ngã của thân phận, vẫn tiếp tục làm vui cuộc đời bằng hàng trăm bài thơ mà ông vẫn thường sáng tác lúc đêm về, những vần thơ bình dị, lúc vui vẻ hào sảng, lúc đắng cay chua chát . Xin gửi đến quý thính giả của đài Á Châu Tự Do mấy vần thơ chúc Tết của Thương Phế Binh Nguyễn Trọng Đạt để kết lại bài phóng sự hôm nay:
Nói thật với chị hiện giờ để mà thay đổi chế độ nguyện vọng dân thì có nhiều nhưng mà khó lắm chị ạ. Đổ máu rất lớn thì mới thay đổi được chế độ...
Thương Phế Binh Hoàng Xuân Long
“Xuân về không chỉ Việt Nam
Tết đến nhiều nước hân hoan mong chờ
Ngày tết đẹp tựa giấc mơ
Hồn Xuân phơi phới phun thơ cho đời
Quý Tị đem đến mọi người
Gia đình Hạnh phúc đẹp tươi muôn nhà
Tật nguyền tàn phế mình ta
Cuộc đời buồn tủi muốn hoà vui chung
Tai nghe tiếng Tết lùng bùng
Cơm ăn chưa đủ muốn khùng muốn điên
Căm thù đặc biệt đồng tiền
Nhìn đôi tay cụt chạy liền thật xa.”-Xuân về với Thương Phế Binh
- Xuân về với Thương Phế Binh (RFA). .  -Viếng Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa (DLB).-Xài không hết, quan chức bộn tiền bán quà Tết
---Mai 'đại gia' 1,5 tỷ xuống ...200 triệu
Đủ chiêu giúp việc vòi thưởng Tết
Tiền Phong Online
20:30 | 05/02/2013. Đủ chiêu giúp việc vòi thưởng Tết. > Nỗi lòng những người không muốn có Tết · > Không lương thưởng Tết chẳng dám về quê. Năm nay kinh tế khó khăn, khoản lương tháng 13 của osin không đảm bảo nên chị em xoay ra dùng chiêu vòi ...
Bao giờ có tục chồng về quê vợ ăn Tết?. Tình Yêu Hôn NhânXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Dân công sở tất bật sắm Tết tại văn phòngVietNamNet
Tết việc gì phải sợDân Trí
- Giáo viên không có thưởng, Giám đốc Sở chạnh lòng (VTC).- Vụ bệnh viện tặng nhân viên quà tết… hết đát: Trưởng công an phường nhận thiếu sót (TN). “lô hàng nước mắm đó được mua từ anh Trương Tấn Đạt, Trưởng công an P.7, TP.Cà Mau”.
- Dân công sở tất bật sắm Tết tại văn phòng (VNN).  - Độc đáo chợ lá duy nhất ở trung tâm Sài Gòn (VNN). Hét giá hoa quả cúng

(VEF.VN) - Chỉ còn vài ba ngày nữa là tới Tết Nguyên Đán, giá các loại hoa quả trên thị trường đã đồng loạt tăng mạnh, đặc biệt là với những loại hoa quả thường được chọn làm mâm ngũ quả..
Chùm ảnh: "Kỳ hoa, dị thảo" chở Tết về Thủ đô
(GDVN) - Chỉ những người sành chơi hoặc phải có nhiều tiền mới có thể chơi được những loại "kỳ hoa, dị thảo" này ở thủ đô.
- Gói ghém sắm tết (PLTP).

- Mứt trái cây làm bằng… nhựa (TN).  - Trung Quốc: “Úm ba la” đồ thừa thành súp thơm ngon (NLĐ).Phát hiện thịt bò giả gây ung thư

Nguy cơ bị bán khi được “dụ” đi du lịch nước ngoài?
Anh ấy đã đề nghị em đi du lịch nước ngoài cùng anh dịp tết này. Mặc dù rất thích anh nhưng em vẫn rất suy nghĩ vì em sợ bố mẹ phản đối.
- Ông Dương Trung Quốc: Chính quyền ra oai, nhưng…. (PN Today). Ông Vũ Quang Việt: Ngân hàng không có quyền ép dân
-Bị nã đạn vào mặt vì mâu thuẫn làm ăn
.
(ĐVO) - Anh Tuyền đang đi xe máy thì bất ngờ bị một số đối tượng dùng súng bắn đạn hoa cải nã trực tiếp vào mặt.
- “Táo quân 2013″ phải sửa 3 lần vì phản cảm (VnMedia).  - Cấp phép phát hành đĩa “Gặp nhau cuối năm –Táo quân 2013″ (NLĐ).
- Cục NTBD lên tiếng “vụ” Xuân Bắc, Tự Long bị lợi dụng (VNN).  - Công ty ăn cắp bản quyền của Xuân Bắc đã bỏ trốn (VOV).
- Hy hữu: Điểm trung tuyển 9 cũng chỉ tuyển được… 6 sinh viên (GDVN).  - 14 ngành Đại học không phải trả học phí (VnMedia).
- Nữ sinh lên Facebook mắng chửi giáo viên (VNN).  - Nữ sinh Hà Nội chửi cô giáo vì nghĩ mình bị trù dập (Zing).
- Ngăn chặn dịch cúm gia cầm lây lan trên người (TN).  - Dịch cúm gia cầm xuất hiện tại Tây Ninh (QĐND).
- TP.HCM: Những chuyến xe nghĩa tình ngày cận Tết (VNN).  - Xe dù ồ ạt “ra quân” (DT).  – Thanh Hóa: Hãi hùng chuyến xe về quê ăn Tết! (DT).
- Vụ “máu” rỉ từ nền xi măng: Khu vực chợ, trước kia là nghĩa địa? (NLĐ).
- Bị cướp, người dân không biết kêu ai (TN).
- Hơn 200 cảnh sát đột kích 2 quán bar, phát hiện nhiều sai phạm (TN).
- Vỡ nợ hơn 100 tỉ đồng (NLĐ).
- Dân tự phá bỏ khu “nhà ổ chuột” giữa Hạ Long (DV).
- Phát hiện loài hoa lạ ở rừng Lâm Đồng (ND).



Tổng số lượt xem trang