Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

Alsimexco bỏ mặc lời kêu cứu của người lao động

SGTT.VN - Một nhóm lao động tại Nhật và lao động phải về nước trước hạn do công ty cổ phần Cung ứng và xuất khẩu lao động hàng không (Alsimexco) đưa đi đã gửi đơn kêu cứu tới công ty và các cơ quan chức năng nhiều tháng nay nhưng vẫn chưa được giải quyết. Số lao động tại Nhật thì đang sống vất vưởng chờ ngày trở về. Những lao động đã về nước thì chờ cả năm nay nhưng chưa được thanh lý hợp đồng đến mức phải bán nhà trả nợ.
Ở lại: lang thang


Lao động Hoài (phải) và một lao động cùng cảnh ngộ tên Hương lang thang tại Nhật. Ảnh: do người lao động cung cấp.
Võ Đình Hải quê tại Phú Yên và Đỗ Thị Thu Hoài quê ở Phú Thọ gửi tới phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị lá đơn kêu cứu khẩn cấp đẫm nước mắt. Cả Hải và Hoài được công ty Alsimexco chi nhánh tại TP.HCM đưa sang Nhật tu nghiệp tại nghiệp đoàn Hagano tỉnh Tochighi (nằm ở phía Bắc Nhật Bản), ngành nông nghiệp, vào tháng 10.2011. Tuy nhiên đến nay, hai lao động này đã phải lang thang khắp nơi xuống miền Nam nước Nhật để đi ở nhờ những tu nghiệp sinh khác trong tình trạng không tiền bạc, không việc làm.
Theo đơn, trước khi xuất cảnh, những lao động này ký hợp đồng với công ty và được cam kết về mức lương, số giờ làm việc hàng tuần, bảo hiểm và được miễn phí tiền nhà, tiền phí sinh hoạt. Tuy nhiên ngay khi bắt đầu công việc họ đã bị vi phạm tất cả những cam kết này. Cụ thể, ngay tháng lương đầu tiên, lao động bị trừ 30.000 yen (tương đương với khoảng 7,8 triệu đồng) mà không biết lý do vì sao. Sau đó họ bị ép phải ký lại hợp đồng với mức lương thấp hơn nhưng người lao động không ký. Người lao động thường xuyên bị chấm công sai và trả lương trễ. Họ phải ở trong nhà container với thời tiết khắc nghiệt của cái lạnh phía Bắc nước Nhật, nhà tắm ngoài trời và không có nước nóng. Hàng tháng mỗi lao động bị trừ tới 48.000 yen tiền thuê nhà (tương đương với khoảng 12,5 triệu đồng).
“Công việc của chúng tôi rất nặng nhọc, ngoài việc trồng dâu, hái dâu chúng tôi phải trèo lên mái nhà lồng, khuân vác nặng, sấy lúa... nhưng chúng tôi hoàn toàn không có bảo hiểm”, Hải cho biết. Tất cả những thắc mắc này, những lao động như Hải, Hoài đã trao đổi với đại diện công ty môi giới cho công ty Alsimexco tại Nhật là vợ chồng bà Xuân và ông Mashiko nhưng đã nhận về những lời chửi bới, lăng mạ của họ.
Do bị chèn ép, Hải và Hoài đã nhiều lần điện thoại trực tiếp, gửi đơn kêu cứu về công ty và ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật, cục Quản lý lao động ngoài nước nhưng không ai giải quyết cho họ. Hải và Hoài đã tìm đến văn phòng tổ chức Hợp tác đào tạo lao động Nhật Bản (Jitco) tại tỉnh Osaka để kêu cứu và nhận được lời động viên, hứa giải quyết. Tuy nhiên, trong quyền hạn của tổ chức Jitco, họ có kiểm tra nghiệp đoàn Hagano và yêu cầu nghiệp đoàn không được vi phạm. “Chúng tôi muốn trở về, nhưng chúng tôi cũng đề nghị công ty Alsimexco phải có trách nhiệm với chúng tôi khi đưa chúng tôi sang đây làm việc rồi bỏ mặc chúng tôi để cho môi giới chèn ép tới mức không thể sống nổi như vậy được”, Hoài cho biết.
Về nước: bán nhà trả nợ
Cùng được công ty Alsimexco đưa sang Nhật làm việc tại nghiệp đoàn Hagano, vào tháng 11.2011, Trịnh Thị Thuỳ Linh ở trong tình cảnh tương tự như Hoài và Hải, bị trừ lương không lý do, bị ép phải nộp tiền mua gạo, tiền bảo hiểm hàng tháng nhưng không được tham gia bảo hiểm, bị trừ tiền thuê nhà với mức chi phí rất đắt dù đang ở trong những căn phòng tồi tàn... Tuy nhiên, Linh đã bị ông Mashiko là chồng bà Xuân, đại diện cho công ty môi giới của công ty Alsimexco ném tất cả đồ đạc ra ngoài và khoá cửa phòng lại.
Sau nhiều tháng lang thang vất vưởng để chờ giải quyết nhưng không được giải quyết, cuối cùng Linh đã đồng ý để bà Xuân trừ 90.000 yen vào lương (tương đương với khoảng 23,5 triệu đồng) để mua vé máy bay về nước. Tới nay, sau gần một năm trở về, Linh vẫn chưa được công ty thanh lý hợp đồng với lý do “lỗi hoàn toàn thuộc về người lao động và người lao động phải chịu trách nhiệm”. Do chi phí trước khi đi phải vay lãi, mới sang chưa kiếm được tiền, lại bị trừ đủ các loại chi phí như vậy, cuối cùng gia đình Linh đã phải bán căn nhà tại quận 12, TP.HCM để trả nợ.
Một lao động khác cũng về nước trước hạn là Huỳnh Lan Cát Phương cũng gần một năm nay không được thanh lý hợp đồng. “Em sang Nhật để làm việc và kiếm tiền phụ giúp gia đình chứ đâu phải đi chơi, nhưng công ty vu khống là em tự nguyện xin về nước là không đúng. Em bị chèn ép quá và bị đại diện môi giới lôi ra xe bắt về nước chứ không hề làm đơn xin về nước”, Phương cho biết.
Cả những lao động còn đang vất vưởng bên Nhật và những lao động phải về nước do không chịu nổi cuộc sống vất vưởng như vậy nên đã phải về nước đều nhận được sự im lặng từ công ty Alsimexco và cơ quan quản lý cả năm nay. Ai sẽ là người giải quyết quyền lợi cho họ và chịu trách nhiệm về việc đó? Không lẽ tất cả sự thua thiệt đều dồn lên đầu những lao động yếu thế?
TÂY GIANG
Ông Đỗ Tất Thành (cha của lao động Đỗ Thị Thu Hoài, địa chỉ tổ 3 khu Hương Trầm, phường Dữu Lâm, Việt Trì, Phú Thọ):
Không ai giải quyết
Con tôi được công ty Alsimexco tại phía Nam đưa đi Nhật, ngay khi sang đã làm không đúng hợp đồng, đến sân bay là công ty thu lại hết các hợp đồng và yêu cầu con tôi ký lại hợp đồng mới. Khi ở nhà thì cam kết là sang không phải nộp thêm bất cứ loại tiền gì nữa nhưng đến khi làm việc thì thu hết tiền nọ tiền kia. Đến khi các cháu có ý kiến thì không giải quyết và đuổi các cháu ra khỏi nơi làm việc.
Hiện giờ con tôi đang lang thang bên Nhật, không có chỗ ở, không có công ăn việc làm. Muốn về nước các cháu buộc phải ký vào cam kết là các cháu sai và tự nguyện xin về nước trong khi lý do là công ty vi phạm cam kết. Tôi đã vào TP.HCM để làm việc với công ty từ trước tết âm lịch, đã gửi hợp đồng của cháu xuống trụ sở công ty tại Hà Nội nhưng cũng không ai giải quyết. Gần một năm rồi cháu cứ lang thang như vậy.
Bà Trần Minh Thư (phó trưởng phòng thanh tra, cục Quản lý lao động ngoài nước):
Chúng tôi sẽ tổ chức đối thoại ba bên!
Tháng 7.2012, chúng tôi có nhận được đơn của lao động Trịnh Thị Thuỳ Linh về việc về nước trước hạn. Sau đó cục chỉ đạo ban quản lý lao động Việt Nam tại Nhật xác minh trường hợp này, ban cũng đã có công văn trả lời cục về trường hợp tu nghiệp sinh Linh về nước. Phòng thanh tra của cục cũng đã làm việc với công ty Alsimexco và công ty cũng đưa ra các bằng chứng khẳng định về nước trước hạn là lỗi do tu nghiệp sinh Linh.
Vậy đã bao giờ cục làm việc với người lao động để nghe xem thực sự người lao động vì sao phải về nước chưa?
Chúng tôi chưa gặp lao động, có thể chúng tôi sẽ tổ chức cuộc gặp ba bên, trong đó có cả người lao động để lắng nghe cho khách quan.
Vậy sự việc từ tháng 7.2012 đến giờ không có thêm tiến triển gì, người lao động yếu thế phải mòn mỏi chờ đợi, lao động ở nước ngoài thì lang thang vất vưởng, việc này sẽ xử lý thế nào?
Chúng tôi sẽ nghiên cứu hồ sơ, đôn đốc công ty giải quyết. Chúng tôi cũng sẽ thu thập đầy đủ chứng cứ, tuy nhiên do đây là chứng cứ bên Nhật nên sẽ mất thời gian.
- Alsimexco bỏ mặc lời kêu cứu của người lao động (SGTT).- TP.HCM: Hàng trăm công nhân nhập viện do ngộ độc thực phẩm (PNTP).- Một cô dâu Việt Nam tại Đài Loan bị sát hại: 16 năm sống trong bạo hành (PNTP). - Những phụ nữ trắng đêm mưu sinh (Infonet).
- Đề xuất tăng phí vệ sinh gần gấp đôi (TN).- Khô hạn ở Quảng Nam và Đà Nẵng – Sông nhiễm mặn, hồ trơ đáy (SGGP). – Dồn lực chống hạn, mặn bủa vây (ĐĐK).

- Làm hộ nghèo “sướng” hơn (!) (SGGP).
- Huyền bí Tây Nguyên: Vua Lửa và hang kiếm thần (NNVN).





Khi văn minh ngồi xổm lên văn hóa



Người tổ chức văn hóa lo hòm công đức hơn nhà vệ sinh, thì văn hóa - văn minh còn cơ hội không?
Chuyện ở Thủ đô
Ngồi tán gẫu tếu táo vỉa hè, những tay buôn chuyện truyền tai nhau: ai chưa biết chuyện "đi cầu" trong khu phố cổ Hà Nội nên thử, và nhớ kỹ: khi đi mang theo tờ báo. Để làm gì? che mặt. Vì rằng rất nhiều khu gia đình trong phố cổ vẫn sử dụng chung một hố xí thùng, tuổi đời lâu như khu nhà. Cánh cửa mục rơi ra, và vì thế người ngồi bên trong cần... che mặt.
Câu chuyện cười ra nước mắt nửa đùa nửa thật, lại hoàn toàn đáng tin cậy, cũng giống như chuyện một gia đình 3 - 4 thế hệ cùng ở trong một không gian vài mét vuông vậy. Mới nghe tưởng chuyện bộ lạc nào, hóa ra là công dân thủ đô. Thế mới có những CAM DAI BAY xuất hiện ở khắp nơi, giống như một phần của cuộc sống.
Đó là một thực tế khốn khổ trong không gian chật hẹp, những người trong cuộc dù muốn hay không cũng chẳng thể cải thiện tình hình, trừ phi phải chuyển đi nơi khác.
Thế nhưng điều tréo ngoe là chuyện "mang báo che mặt" lại không chỉ ở phố cổ Hà Nội, mà diễn ra rất nhiều nơi. "Văn hóa cầu tõm" "tưới ngô" không phải là đặc sản riêng của người dân vùng nào, mà được "thụ hưởng" bởi nhiều đối tượng. Chẳng thế mà ngay đầu năm đã có một cô gái khốn khổ thành nhân vật bất đắc dĩ của một câu chuyện báo chí bi hài đầu năm, cũng liên quan đến chuyện nỗi niềm rất ư con người này.
Chuyện đã không xảy ra nếu dọc đường cao tốc và nơi sinh hoạt công cộng có những khu vệ sinh theo đúng nghĩa "vệ sinh" là sạch sẽ, văn minh và tiện nghi, chứ không phải là những bốt sắt dựng tạm, thường bị khóa cửa im ỉm, thậm chí bị biến thành quầy hàng tạp phẩm hoặc nơi nghỉ ngơi tạm của các công nhân vệ sinh.
Trong tình cảnh ấy, muốn trở thành "con người có văn hóa" trong những "khu dân cư văn hóa" cũng khó thực hiện, khi sự bức bách dồn đuổi.
Chùa Hồng Ân xây khang trang...
Chuyện ở Hội Lim
Trước ngày khai hội, người viết bài sang tìm hiểu trước sự kiện được mong đợi hàng năm này. Điểm ấn tượng đầu tiên là khu đồi Lim, nơi diễn ra hội chính vô cùng rộng rãi khang trang. Đặc biệt, chùa Hồng Ân trong khuôn viên đồi Lim vừa được xây sửa mở rộng diện tích đất trước cổng chùa và xây dựng cổng Tam Quan, gác chuông và dãy nhà khách nhằm tạo không gian cho lễ hội và phục vụ đón tiếp du khách. Thế nhưng sau khi đi hết các dãy nhà ngang dọc khang trang của công trình, người viết bài không thể tìm được nơi tế nhị sau cả quãng đường dài.
Sau khi nhận được nhiều cái lắc đầu "không biết", một phụ nữ ngồi cạnh "hòm công đức" chỉ nơi "duy nhất" là "đi ra khỏi cổng, bên hông trái của chùa, dưới mấy cái cây" và nơi được tìm là đây (xem ảnh).
Người viết bài không thể tin nổi mắt mình, tưởng đâu đang lạc ở một khu rừng rậm nào, chứ không phải một nơi giữa thị trấn Lim, đồi Lim, nơi nổi tiếng đi vào thi ca lẫn "di sản nhân loại", nơi chỉ hai hôm nữa thôi sẽ đón hàng ngàn du khách và các liền anh liền chị, mà lại có sự tạm bợ, bẩn thỉu, phản nhân văn và môi trường đến thế này. Hội chưa mở đã rờn rợn, đến khi nườm nượp người tìm đến "dưới gốc cây" ấy thì... Trong khi xung quanh ngọn đồi là khu phố thị sầm uất.
Mang sự ngỡ ngàng vào hỏi lại người phụ nữ giữ hòm công đức: "Sao chùa được mở mang, xây dựng khang trang thế này mà không quy hoạch một không gian kín đáo làm khu vệ sinh?" Chị trả lời: "Vì mới nên chưa làm được đành đi tạm". Định hỏi thêm nhưng lại thôi, vì chị là nhân viên, lại phải trông không chỉ một mà nhiều hòm công đức rải rác khắp khuôn viên chùa.
...và dưới gốc cây, bên hông chùa
Hy vọng tìm được lời giải đáp cho công tác chuẩn bị Hội Lim, chúng tôi vào UBND Thị trấn Lim và nhận được một kịch bản chi tiết về các khâu chuẩn bị và hỗ trợ lễ hội. Phần tôi thắc mắc nhất được giải đáp: "dựng 15 nhà vệ sinh tạm và các bốt vệ sinh lưu động, 30 thùng rác lưu động ở khu vực đồi Lim và một số khu vực phụ cận"
Nghĩa là nơi "dưới gốc cây" tôi được chỉ là một trong 15 nhà vệ sinh tạmtheo kịch bản. Hỡi ôi, quan họ đã có hàng trăm năm tuổi, hội Lim đã được biết đến từ bao giờ, di sản đã lên tầm "nhân loại" được 5 năm rồi, sự kiện diễn ra hàng năm ở giữa phố thị lại bị nền văn minh tạm ngồi xổm lên, và chắc sẽ còn tạm lâu nữa.
Trong khi kịch bản nhấn mạnh câu khác: "Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở nhà chùa đặt hòm công đức, phân công các phật tử trực để thường xuyên gom tiền "giọt dầu" do du khách đặt trên các ban trong chùa"
Người tổ chức văn hóa lo hòm công đức hơn nhà vệ sinh, thì văn hóa - văn minh còn cơ hội không?
Nhìn rộng ra, những cảnh người dân lao vào tranh nhau miếng bánh lộc, cướp thức ăn ở tiệc búp-phê, biến mọi nơi công cộng thành hố rác, toilet; đặt gót giày lên di sản và công trình văn hóa, nhổ toẹt vào giá trị tinh thần... Có ngạc nhiên lắm không?
Khi cái điều kiện tối thiểu để trở thành người văn minh lịch sự không được tạo ra, thì hàng vạn tấm biển khu dân cư văn hóa, hàng ngàn chương trình tuyên truyền, hàng trăm sự kiện công trình văn hóa được tôn vinh cũng chẳng giúp dân tộc ấy nhận được cái nhìn thiện cảm hơn.
Khi ngay những người làm văn hóa vẫn thích "văn minh ngồi xổm".
Hoàng Hường



- Tập thể cũ Hà Nội, những hình ảnh quen mà lạ (ANTĐ). 
ANTĐ - Những hình ảnh sinh hoạt đời thường tại các khu tập thể cũ Hà Nội qua ống kính của phóng viên ảnh Quốc Bình.
Hà Nội có nhiều khu tập thể cũ, được xây dựng trong giai đoạn 1954-1965 như tập thể Kim Liên, Nguyễn Công Trứ, Thọ Lão, Quỳnh Lôi, Văn Chương, hay trong giai đoạn từ 1965-1986 như tập thể Trương Định, Trung Tự, Giảng Võ.

Khu tập thể Kim Liên là khu nhà ở đầu tiên được bố trí theo hình thức tiểu khu, có nhóm nhà, có hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, sân vận động, cửa hàng bách hóa. Nhà được xây cao tầng, bố cục chạy dài và song song.

Sau đó tập thể Nguyễn Công Trứ cũng được xây dựng hoàn chỉnh theo hình mẫu này, có trường mẫu giáo, nhà trẻ, có cửa hàng bách hóa với mặt chính quay ra đường Nguyễn Công Trứ, mặt quay vào trong là nhà ăn, cửa hàng giải khát. Giữa các khối nhà có cây xanh, sân chơi cùng hạ tầng hoàn chỉnh. Khu Văn Chương được thiết kế bởi những nhóm nhà 2 tầng mái ngói, khu phụ tập trung; kết hợp nhà 5 tầng bố trí theo tuyến đường bao bên ngoài, dưới có cửa hàng. Trong khu cũng có đủ trường học, nhà trẻ, mẫu giáo.

Đến giai đoạn 1965-1986, Hà Nội bắt đầu phát triển các kiểu nhà lắp ghép đơn giản. Mẫu nhà ở 2 tầng lắp ghép tấm lớn độn vật liệu xỉ, xây dựng thí điểm năm 1971-1972 tại Trương Định, Yên Lãng. Sau đó các mẫu nhà lắp ghép tấm lớn 5 tầng có nhiều ưu điểm hơn, được triển khai hàng loạt tại Trung Tự, Khương Thượng, Giảng Võ, Vĩnh Hồ… Có thể nói kiến trúc nhà ở đã phản ánh rất sát điều kiện kinh tế xã hội mỗi thời kỳ.

Trải qua thăng trầm, tới nay, một số khu tập thể cũ đã được phá dỡ, xây dựng thành chung cư cao tầng. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khu tập thể, đang là nơi sinh hoạt của hàng nghìn người dân Hà Nội, qua nhiều thế hệ. Phần lớn, các khu tập thể đều bị xuống cấp trầm trọng, chờ ngày "thay áo mới".

Mời độc giả cùng xem những cảnh sinh hoạt đời thường tại các khu tập thể cũ Hà Nội, rất quen mà cũng rất lạ.


Chung cư B1 khu tập thể Văn Chương bị lún và nghiêng.

Một cụ già đánh răng rửa mặt buổi sáng ở ngoài ban công

Cảnh vệ sinh buổi sáng tại tầng 1

Phòng khách là nơi rộng rãi nhất của mỗi căn hộ, song nhiều khi do quá chật chội,
nó thường kiêm nhiệm thêm cả nhiệm vụ của phòng ngủ.

Tuy diện tích nhỏ, song nhiều căn hộ tập thể là nơi sinh sống
của 2-3 thế hệ trong cùng gia đình

Một phụ nữ nhóm bếp than tổ ong, chuẩn bị cho bữa cơm chiều

Vòi nước của  nhiều gia đình tại khu phụ

Nước sạch tại các khu tập thể cũ luôn là vấn đề muôn thủa. Nhiều gia đình phải trữ thêm nước.

Một người đàn ông rửa rau. Do thiết kế kiểu cũ, nhà bếp lại kẹt giữa 2 nhà vệ sinh

Hành lang dẫn vào một căn hộ

Phơi phóng ngoài ban công...

...và tại sân chung



Một người phụ nữ đo đạc, chuẩn bị làm lại cánh cửa mới cho nhà vệ sinh

Người thu dọn nhà cửa, người sửa chữa xe máy

Dù diện tích vô cùng chật hẹp, song nhiều người vẫn tận dụng không gian để trồng hoa và cây xanh



Trẻ con nô đùa tại sân tập thể



Thanh thiếu nhi chơi cầu lông

Các cụ già ngồi nghỉ ngơi hóng mát

Hàng quán ở chân khu tập thể là một phần không thể thiếu



Một người đàn ông đi cầu thang bộ, lên nhà

Đợi cắt tóc
Quốc Bình
--



- Quảng Ngãi: Thêm nhiều người mắc bệnh “lạ” (PNTP). - Thêm 4 bệnh nhân mắc bệnh lạ (TN). - Hơn 300 trẻ nghỉ học vì bệnh tay chân miệng (TN).

- Tạm giữ 15 tấn xương động vật… có dòi (TN).
- Trong một đêm biển nuốt 18 căn nhà (NLĐ). - Đất phát nổ, tạo thành hố sâu hơn 5m (NLĐ). – Đắk Lắk: Phát hoảng với “hố tử thần” xuất hiện trong rẫy cà phê (DT). - Động đất 3,3 độ Richter tại Sông Tranh (TN). - Tiếp tục xảy ra động đất nhẹ khu vực Sông Tranh (Quảng Nam) (VOV).
- Trung Quốc sục sôi vì kẻ giết bé sơ sinh cướp xe (VNE).


-Phạt người đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm
Tiền Phong Online
TPO – Từ ngày mai, 7 - 3, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội, ra quân xử lý các trường hợp không đội mũ bảo hiểm điều khiển, ngồi trên xe đạp điện khi tham gia giao thông. CSGT sẽ xử lý trường hợp điều khiển và ngồi trên xe đạp điện không đội mũ bảo ...
CSGT bụng phệ không được ra đường điều khiển giao thôngTuổi Trẻ
Hà Nội: CSGT bụng phệ, thô lỗ không được ra đườngDân Trí
Cộng đồng mạng lên cơn sốt vì “cảnh sát bụng phệ“. Nhà Nước ...XãLuận.com

- Thuê 31 triệu đồng để “xử” Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn (TN).
- Dịch cúm gia cầm và dịch lợn tai xanh diễn biến phức tạp (VOV).
- Không có gì phải lo lắng cả! (NLĐ). – Bệnh lạ “tố” ngành y tế (SGTT). - ‘Bệnh lạ’ chưa lui đã nhận ‘thành tựu’ (TP).
- Nước mặn uy hiếp các tỉnh ven biển Tây (TT).
- Mua nông sản bị “xã hội đen” đánh dằn mặt (DV).
- Cờ bạc lộng hành tại Bình Thạnh, TP.HCM – Bài 2: Sòng bài “đánh” suốt đêm (PLTP).
- Đủ kiểu móc túi kẻ trọ (LĐ). - Dịch vụ… ‘gia sư ảo’ (LĐ).
- Một lần đi chơi rừng (Người Buôn Gió).
- GIẤC MƠ CỦA TRẺ VÙNG CAO (Nguyễn Duy Xuân).
- Phát hiện thêm một loài cá cóc ở Việt Nam (SGTT).
- Phát hiện một vụ mua xương voọc về nấu cao (PLTP).
- Video: Hà Nội: Vợ đánh chồng dã man giữa phố (TheGioiTH VN). - Chuyện chó mèo: $52 tỉ để nuôi thú cưng trong năm 2012 (Người Việt).
- Liều mình săn mật quý trên nóc nhà thế giới (VNN).


Tổng số lượt xem trang