Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Bài học cho Việt Nam: Quân đội và mật vụ: Điểm tựa vững chắc cho chế độ Assad

- đàn áp giỏi, còn bảo vệ và xây dựng đất nước ???

-Quân đội và mật vụ: Điểm tựa vững chắc cho chế độ Assad

(VOV) - Hai lực lượng này là yếu tố quan trọng giúp chính quyền Tổng thống Assad trụ vững trong suốt 2 năm qua. 

Quân đội Syria ăn mừng chiến thắng trước phiến quân (ảnh: shiachat)

Cuộc nội chiến Syria, bắt đầu từ ngày 15/3/2011, ngày càng khốc liệt khi đã có khoảng 70.000 người thiệt mạng (theo số liệu không chính thức) và nhiều thành phố, làng mạc nhà cửa bị tàn phá. Phe đối lập đã nổi dậy một cách rộng khắp, hình thành nhiều nhóm/mặt trận chính trị, bắt liên lạc với phương Tây và các lực lượng bên ngoài, đồng thời lập ra “Quân đội Syria Tự do” để chiến đấu chống lại chính phủ.

Thực tế đã có những thời điểm phiến quân tỏ ra khá thành công khi tấn công rầm rộ trên toàn lãnh thổ, chiếm giữ được một số khu vực ở thủ đô Damascus, thậm chí còn cho nổ bom sát hại cả Bộ trưởng lẫn Thứ trưởng quốc phòng Syria cùng một số quan chức khác khi họ đang họp tại trụ sở Hội đồng An ninh Quốc gia vào ngày 18/7/2012.

Khi ấy, một thủ lĩnh của Hội đồng Dân tộc Syria đối lập tự tin cho rằng, chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad sẽ suy sụp nay mai, lịch sử Syria sẽ sang một trang mới, và trận chiến sẽ kết thúc chỉ trong vài tuần hoặc vài tháng nữa thôi. Còn phương Tây đã tính đến phương án “hậu Assad”.

Nhưng thực tế đã không như phiến quân mong đợi. Cuộc chiến Syria vẫn dai dẳng. Chính phủ Syria không hề đổ, ngược lại họ còn chiếm ưu thế trong các cuộc giao tranh. Cho tới hiện tại, giấc mơ về một Lybia thứ 2 của phe nổi dậy đã không thành hiện thực.

Sự vững vàng của chính quyền Syria (so với sự sụp đổ nhanh chóng của các chính phủ Arab khác trước cơn lốc mang tên “Mùa Xuân Arab”) do rất nhiều nguyên nhân như: (1) Đảng Baath cầm quyền (ông Assad cũng đứng đầu đảng này) có nền tảng chính trị tốt, (2) bộ phận đáng kể dân chúng đứng về phía chính quyền, (3) Iran, Nga, Trung Quốc, lực  lượng Hezbollah ủng hộ, (4) NATO và Mỹ dè dặt, chưa can thiệp quân sự và viện trợ vũ khí cho đối lập, và (5) bản thân sự chia rẽ và thiếu tính tổ chức trong nội bộ lực lượng đối lập. Tuy nhiên còn có một yếu tố nữa không thể không nhắc tới, đó là chính quyền Syria đã xây dựng được một cơ cấu quân sự và an ninh rất hiệu quả.

Quân đội thiện chiến và đặc biệt trung thành

Lực lượng vũ trang Syria được coi là một trong những lực lượng quốc phòng đông và mạnh nhất thế giới Arab, với tổng quân số chính quy gần 300.000 và lực lượng dự bị trên 300.000.

Quân đội nước này dày dạn kinh nghiệm chiến trường do được tôi luyện trong 6 cuộc chiến tranh với các nước láng giềng, trong đó có Iraq và cường quốc khu vực Israel (quân đội Syria thậm chí còn được huấn luyện để sẵn sàng tấn công Israel).

Về mặt vũ khí, quân đội Syria được Liên Xô (trước đây) và Nga (sau này) cung cấp nhiều khí tài hiện đại. Không những vậy, họ còn sở hữu kho vũ khí sinh học và hóa học – lá bài chiến lược khiến các đối thủ phải luôn dè chừng.

Quân đội Syria có đầy đủ các quân chủng lục quân, hải quân, không quân và phòng không. Các máy bay chiến đấu tỏ ra cực kỳ hiệu quả trong việc trấn áp phiến quân Syria. Còn lực lượng phòng không được coi là đáng gờm khi có tới hàng trăm pháo đội cao xạ, hàng ngàn tên lửa vác vai, và hàng chục tổ hợp tên lửa phòng không SAM – đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến NATO e ngại việc thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Syria như đã từng làm ở Libya.

Một người dân ủng hộ Tổng thống Assad hôn ảnh nhà lãnh đạo tại Damascus (ảnh: AP)

Trong trận tổng công kích Damascus hồi tháng 7/2012, phiến quân toan tính chiếm gọn thủ đô Syria nhưng cuối cùng đã thất bại và bị đẩy lui do không bảo đảm được về mặt hậu cần và bị áp đảo trước hỏa lực không quân và pháo binh của quân đội chính phủ. Trong khi đó, tại mặt trận Aleppo (thành phố lớn nhất Syria), phiến quân lại tỏ ra thiếu thống nhất, thiếu chiến lược, thiếu kỷ luật và ít kinh nghiệm “lấy lòng” dân địa phương. Tất nhiên tại đây họ cũng là “mồi ngon” cho chiến đấu cơ Syria.

Trong lục quân Syria không thể nhắc tới 2 đơn vị đặc biệt tinh nhuệ là Sư đoàn thiết giáp số 4 và Sư đoàn Cận vệ Cộng hòa chuyên bảo vệ thủ đô. (Ngoài ra bên trong và xung quanh Damascus còn bố trí rất nhiều pháo binh và không quân, cùng lực lượng dân quân, để bảo vệ các cơ quan đầu não).

Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là sự trung thành cao độ của quân đội Syria đối với chế độ của Tổng thống Assad và Đảng Baath. Cố Tổng thống Hafez al-Assad (cha), đương kim Tổng thống Bashar al-Assad (con) và Đảng Baath Syria đã dày công xây dựng quân đội về chính trị để đảm bảo nó luôn trung thành không chỉ với đất nước mà cả chế độ. Chính vì vững vàng về chính trị nên quân đội Syria đã không ngả nghiêng trước các cuộc biểu tình và bạo loạn trong “Mùa Xuân Arab” giống như quân đội Ai Cập và Tunisia – những lực lượng đã hùa theo những người biểu tình để lật đổ chính phủ của chính mình.

Ngay cả khi chịu nhiều tổn thất (Bộ trưởng Quốc phòng bị sát hại, binh sĩ thương vong, lương thực khan hiếm…), quân đội Syria vẫn không nao núng và nhanh chóng xốc lại đội hình. Truyền thông phương Tây và phe đối lập đưa tin về hàng loạt vụ đào tẩu nhưng tình trạng này chủ yếu chỉ xảy ra đối với binh lính và sĩ quan cấp thấp (với số lượng không thấm tháp gì so với tổng quân số Syria) và không phải ai trong số đào tẩu cũng chạy sang phe đối lập. Chính tình báo Mỹ và quân đội Israel cũng phải ghi nhận, quân đội Syria rất đoàn kết, kiên định và trung thành với gia đình Tổng thống Assad.

Theo các nguồn tin phương Tây, các vị trí chủ chốt trong quân đội Syria đều được nắm giữ bởi những người thuộc giáo phái thiểu số Alawite của cha con Tổng thống Assad. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân duy nhất cho sự trung thành của quân đội. Đảng Baath cầm quyền đã bảo đảm đãi ngộ thật tốt cho cả quân nhân và các tướng lĩnh cao cấp để gắn chặt họ với chế độ. Chẳng hạn, Tướng Daoud Rajiha, Bộ trưởng Quốc phòng Syria rất mực trung thành với Tổng thống Assad và bị phe nổi dậy ám sát trong vụ đánh bom ngày 18/7 (2012) là một người Kitô giáo!

Phiến quân Syria hiện đang chiến đấu một cách thô sơ và manh mún (ảnh: ibtimes)

Ngoài ra, theo nguồn tin của Al Jazeera, trong các đơn vị và lữ đoàn quân đội Syria đều có bố trí các chính ủy của Đảng Baath và các sĩ quan chỉ huy phải báo cáo với chính ủy.

Hơn nữa, sĩ quan quân đội Syria càng xác định đây là cuộc chiến sống còn khi họ được thấy cách người ta “xử lý” các tướng lĩnh, quan chức của chế độ bị lật đổ gần đây ở Libya và Iraq.

Bộ máy an ninh nhiều tầng, bọc lót lẫn nhau

Đây là yếu tố thứ 2 tạo nên xương sống cho chế độ của Tổng thống Assad. Hệ thống an ninh của Syria gồm 4 nhánh độc lập với nhau và nằm trong Hội đồng An ninh Quốc gia, đó là: Cục Tình báo Quân sự, Cục Tình báo Không quân, Cục An ninh Chính trị, và Tổng cục An ninh. Các nhánh đều đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng thống Syria. Các phân bộ của mỗi nhánh nhiều khi báo cáo trực tiếp với Tổng thống.

Syria sử dụng đồng thời cả 4 cơ quan an ninh trên nhằm lấp đầy không gian an ninh, hạn chế rủi ro của sự phụ thuộc vào 1 nhánh, đồng thời tạo cơ chế cạnh tranh và kiểm soát lẫn nhau, đề phòng đảo chính.

1- Cục Tình báo Quân sự: Cục này đặt đại bản doanh trong trụ sở Bộ Quốc phòng Syria. Nó có 15 nhánh. Ngoài nhiệm vụ tình báo quốc phòng, cục này cũng đảm nhiệm cả các hoạt động tình báo phi quân sự (nội địa và hải ngoại) như cơ quan tình báo dân sự.

2- Cục Tình báo Không quân: Cơ quan này không chỉ cung cấp thông tin tình báo cho lực lượng không quân Syria mà còn chủ yếu tham gia vào nhiều chiến dịch tình báo mật (kể cả phi quân sự) trong và ngoài nước. Giới quan sát cũng coi đây là một lực lượng tình báo rất mạnh và đầy quyền uy.

3- Cục An ninh Chính trị: Cơ quan lo về mảng chống đối và bất đồng chính kiến. Nó gồm 2 phân cục là an ninh nội địa và phản gián. Theo nhiều nguồn tin, cục này trực thuộc Bộ Nội vụ Syria.

4- Tổng cục An ninh: Đây là cơ quan an ninh dân sự chủ yếu của Syria. Có nhiều mảng chồng chéo với Cục An ninh Chính trị nói trên. Tổng cục An ninh phụ trách cả hoạt động tình báo đối nội và tình báo đối ngoại. Có nguồn tin nói cơ quan này thuộc Bộ Nội vụ Syria nhưng nhiều nguồn tin khác khẳng định Tổng cục này đứng độc lập, không thuộc bộ nào./.

Trung Hiếu/VOV online ...
Hơn 1.000 ngày kinh hoàng ở Syria. Thế Giới Đó ĐâyXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Ngày 15 tháng Ba: Tròn hai năm nổ ra xung đột đẫm máu ở SyriaTiếng nói nước Nga
Israel bắt quả tang Assad chuẩn bị vũ khí hóa họcLao động

McCain nhớ lại Việt Nam: A Former POW on Vietnam, Four Decades Later (WSJ 13-3-13) -- "I've made friendships with former enemies. A regret is that they don't yet enjoy the freedoms Americans hold dear."

- Tin Nóng: Gia Đình Các Thanh Niên Yêu Nước Gặp Đại Diện 6 Sứ Quán: Hãy Giúp Xoá Bỏ Điều 79 (TNCG).   - Vụ thanh niên Công giáo: cầu cứu sứ quán (BBC). “Cuộc gặp diễn ra trong khoảng hai giờ đồng hồ với sự có mặt của ngài đại sứ Canada và đại diện của các sứ quán Mỹ, Anh, Úc, Thụy Sỹ, Na Uy cùng các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc và Liên minh châu Âu”.  - Gia đình 14 thanh niên Công giáo vận động sự can thiệp của nước ngoài (VOA). - Lời Cám Ơn Của Các Gia Đình Thanh Niên Yêu Nước Bị Chính Quyền csVN Kết Án và Cầm Tù (TNCG).
- Cảm nghĩ của phụ nữ hải ngoại về việc bà Tạ Phong Tần được vinh danh (VOA). - Huỳnh Ngọc Chênh trò chuyện với RFA (RFA). . - Declan McCullagh – Gặp gỡ các công ty là kẻ thù của Internet năm 2013 (Dân Luận). - Thượng nghị sĩ John McCain kêu gọi VN cải tổ dân chủ (RFA). - Tin tặc giả danh ‘Anh Ba Sàm’ (BBC). –Hacker vẫn kiểm soát hoàn toàn trang Basam (RFA). - Thách thức dư luận, lực lượng nghiệp vụ cướp và xuyên tạc chủ trang tin Anh Ba Sàm (Cầu Nhật Tân).  - Tiền thuế dân sao Đảng lấy lót đít ngồi ? (DĐCN). - “Vinh danh” hay tiếp tay cho cái xấu ? (ND).- Quyền biểu tình: Nên quy định thế nào (Tia sáng). - Thảo dân: Góp ý kiến cho bản dự thảo HP 1992 (DĐCN). - Sửa đổi Hiến pháp xong mới góp ý sửa đổi luật Đất đai (SGTT).
- Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức: Hiến pháp và những khái niệm nhầm lẫn nguy hại: Bài 1: Nhầm lẫn khái niệm “Hiến pháp”;   - Bài 2: Nhầm lẫn quyền con người với quyền cơ bản (Tia sáng).
- Sự thật về việc một số người dân ở Thái Bình có tên trong cái gọi là “Bản kiến nghị…”: Vẫn lại là ngụy tạo, giả mạo (ĐĐK).   - “Vai trò lãnh đạo của Đảng là một tất yếu lịch sử” (TTXVN).

China’s Hidden Democratization
Project Syndicate
Since Xi Jinping was anointed as China’s new president, reports of official repression of dissent have hardly abated. But, while criticism of China’s human rights record clearly has merit, it is important not to lose sight of the extent of genuine political change in China.

 
Tại sao Trung Quốc đánh chiếm các đảo của Việt Nam vào tháng 3.1988? (TN 14-3-13)
 
"Chiến tranh bản đồ" ở Biển Đông: Battle of the South China Sea charts (SCMP 12-3-13) -- Tổng kết có ích của Greg Torode

- 25 năm hải chiến Trường Sa: Các anh hóa thành những tượng đài bất hủ (GDVN).  - ‘Chúng ta đã đề phòng Trung Quốc chiếm Gạc Ma’ (VNE).  - 25 năm sau “Hải chiến Trường Sa”: Sáng mãi “vòng tròn bất tử” (CATP).  - Rưng rưng phút giây tái hiện Hải chiến Gạc Ma (VTC).  - Kỉ niệm 25 năm ngày 64 chiến sĩ hi sinh ở đảo gạc Ma, quần đảo trường sa (14/3/1988 – 14/3/2013): Kí ức Trường Sa trong lòng người lính (NCT). - Còn đó những trái tim lính Trường Sa quả cảm (Infonet). - Hướng về Trường Sa thân yêu: Khúc tráng ca tháng 3 (ĐĐK). - Hướng về các anh – những nhân vật trong bài ca người lính (DT).  - Cựu chiến binh Trường Sa tổ chức gặp mặt truyền thống (NĐT).  - Rau sạch tặng Trường Sa (QĐND).
- Trung Quốc coi thường Luật Biển VN, thả hoa tiêu tại Trường Sa (SM).  - Video: Trung Quốc thả hoa tiêu trái phép tại Đá Tư Nghĩa, Trường Sa (GDVN).
- Thu hồi sách in “đường lưỡi bò” (TN).
- Đài Loan muốn mua vũ khí hiện đại đối phó với Trung Quốc (DT).

Trường sa – khúc bi tráng 14-3 – Kỳ 8: Đường về quê mẹ (TT). - Ngọn lửa Gạc Ma lan tỏa (TN). - Máu Trường Sa vẫn chảy (DV). - Trận chiến Gạc Ma: Để máu mình thắm cờ Tổ quốc (ĐV). - Vinh danh liệt sĩ, chiến sĩ Gạc Ma (DV).-Không để cờ Tổ quốc tuột khỏi tay mình! (PLTP). - Tại sao Trung Quốc đánh chiếm các đảo của Việt Nam vào tháng 3.1988? (GDVN). - 25 năm hải chiến Trường Sa – Kỳ 5: Mùa xuân nhớ con anh hùng (TN). - Xin đừng vô tình bỏ quên một phần máu thịt tổ quốc… (DT). - Kỷ [Tưởng] niệm 25 năm hải chiến Trường Sa (BBC). - Nhiều người VN tập trung tưởng niệm 25 năm trận chiến Gạc Ma với TQ(RFA). - Việt Nam : Tưởng niệm các binh sĩ tử trận trong hải chiến Trường Sa 1988 (RFI). - 25 NĂM HẢI CHIẾN TRƯỜNG SA: ĐẤT NƯỚC CHÚNG TÔI KHÔNG BAO GIỜ DẠY NGƯỜI LÍNH ĐẦU HÀNG (TT/ DT/ CTTV). - KÝ ỨC CỦA CÁC CCB SƯ ĐOÀN 356 TỪNG CHIẾN ĐẤU TẠI THANH THỦY HÀ GIANG 1984-1988 (CTTV).

- Bi tráng khúc hùng ca Gạc Ma (KTĐT).  - Ký ức về trận chiến Gạc Ma, bảo vệ chủ quyền biển đảo năm 1988 (ANTĐ).  - 25 năm hải chiến Gạc Ma: “Con mạ không về thì đã có con về với mạ” (VH).  - Clip về công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Hải quân Việt Nam (NĐT).  - Trung Quốc, Việt Nam và Trường Sa (BBC).--Thắp lửa tình yêu biển đảo (NLĐ).   -Giao lưu cảm động “Hướng về Trường Sa thân yêu” (TQ).

- Điều ít biết về cách bảo vệ Trường Sa của Không quân VN (KT).
- Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc: - Tạo đề kháng trước hành vi xâm phạm chủ quyền (PLTP).
- TQ đuổi tàu của Việt Nam gần Hoàng Sa (BBC). - Hai tàu cá bị tàu Trung Quốc xua đuổi đang về Lý Sơn (TT). - Video: Kiên cường bám trụ Hoàng sa, đương đầu Hải giám Trung Quốc (GDVN). - Quân đội Malaysia trấn giữ bờ biển gần Philippines (TN). - Một số nước ASEAN muốn siết chặt quan hệ quốc phòng với Nhật Bản (RFI). - Thứ trưởng Nhật: Một số nước ASEAN kỳ vọng vào vai trò của Nhật (PT). - Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Trung Quốc – Nhật Bản gia tăng “năng lực biển” (PT).
- Mỹ yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật quốc tế (TT).
- Sách nhập khẩu cho trẻ em và sự trống rỗng của người lớn (DT).  - Ngộ độc văn hóa và sự chai lỳ lòng tự trọng? (SK&ĐS).  - Giáo dục công dân – Yếu kém, hụt hẫng (SGGP).  - Bát nháo sách tham khảo (NLĐ).  - Sách tham khảo trong nhà trường sẽ được quản lý chặt hơn (HNM).
- Chiến hạm xuất kích giữ chủ quyền biển đảo (TP).
- Hải quân Philippines mua thêm 3 tàu tấn công đa năng mới (ANTĐ).
- Bí mật về chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc (Infonet).  - CHÚNG TÔI TÌM VỀ CÁC GIA ĐÌNH LIỆT SĨ GẠC MA – Ghi chép của Trịnh Anh Tuấn (Tễu). - Hoàng-Trường Sa và nỗi đau vì bị quên lãng (Người Việt).  - NGHỆ SỸ TẠ TRÍ HẢI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN (Vệt Anh Phúc).

- Lễ hội Khao lề thế lính Hoàng Sa: Tri ân hùng binh dựng bia chủ quyền Việt Nam (TTXVN/TTVH). - Trường Sa – khúc bi tráng 14-3: Đường về quê mẹ (TT). - Các anh đã khắc mốc biên cương (PT).
- Hai tàu cá bị tàu TQ xua đuổi đang về Lý Sơn (KT).
- Nếu Trung Quốc dám lên đảo đo đạc, Nhật Bản sẽ ra tay (ANTĐ).
- Đơn vị liên kết phủ nhận sách dành cho trẻ em có in “đường lưỡi bò” (Infonet). - Rác độc đổ đầu xanh (TP). – Về sách có in cờ Trung Quốc:Mở mắt vẫn bị… mờ (Người Việt). - Tịch thu quần áo có thêu bản đồ Việt Nam thiếu Hoàng Sa, Trường Sa (Sống mới).

 

Tổng số lượt xem trang