Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Ban Nội chính T.Ư xử lý vụ án liên quan cán bộ cấp cao

--Ban Nội chính T.Ư xử lý vụ án liên quan cán bộ cấp caoTiền Phong Online
TP - Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh vừa ký quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy các đơn vị thuộc Ban với nhiều quy định cụ thể hơn về nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng.
Ông Nguyễn Bá Thanh khi còn là Bí thư Đà Nẵng
Ông Nguyễn Bá Thanh khi còn là Bí thư Đà Nẵng.

Chỉ đạo các vụ án nghiêm trọng, phức tạp
Theo quyết định, Ban Nội chính Trung ương sẽ có Vụ Theo dõi xử lý các vụ án (Vụ 1). Vụ 1 có chức năng tham mưu giúp lãnh đạo Ban Nội chính theo dõi, đôn đốc và phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn xử lý một số vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp; các vụ việc, vụ án có liên quan đến cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; các vụ việc, vụ án khác mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Nhiệm vụ cụ thể của Vụ 1 là chủ trì tham mưu để lãnh đạo Ban Nội chính giúp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (gọi tắt là Ban Chỉ đạo), Thường trực Ban Chỉ đạo, yêu cầu Ban Cán sự Đảng các cơ quan: Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước; Đảng ủy Công an Trung ương, Quân ủy Trung ương và các cơ quan, đơn vị có liên quan; cấp ủy, tổ chức đảng và người có thẩm quyền báo cáo việc xử lý những vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Yêu cầu các đảng đoàn, ban cán sự đảng, tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền điều tra làm rõ các vụ việc có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng; chỉ đạo việc phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại khi cần thiết...
Kiến nghị tạm đình chỉ công tác cán bộ có dấu hiệu tham nhũng
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nữa của Vụ 1 là chủ trì tham mưu để lãnh đạo Ban Nội chính giúp Ban Chỉ đạo Trung ương, Thường trực Ban Chỉ đạo kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định hoặc trực tiếp chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác, sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy theo phân cấp quản lý khi cán bộ, đảng viên có dấu hiệu tham nhũng hoặc có hành vi cản trở, gây khó khăn đối với hoạt động phòng, chống tham nhũng. Nghiên cứu, đề xuất giúp lãnh đạo Ban theo dõi, kiểm tra, đôn đốc hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn xử lý một số vụ việc, vụ án được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo giao và những vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp, có vướng mắc ở địa phương. Nghiên cứu, đề xuất giúp lãnh đạo Ban xử lý khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án...
Ngoài ra, Ban Nội chính Trung ương còn có các đơn vị như: Vụ Pháp luật (Vụ 2), Vụ Nghiên cứu tổng hợp (Vụ 3), Vụ Cơ quan nội chính (Vụ 4), Vụ Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng (Vụ 5)...
Ban Nội chính T.Ư xử lý vụ án liên quan cán bộ cấp cao
Quảng Bình 'chấn động' việc Bí thư Tỉnh ủy 'vi hành'
Vụ ém tiền trợ cấp của người điên: Phải cách chức chủ tịch xã!
Vào nơi làm pháo hoa duy nhất ở Việt Nam
Chủ tịch xã và nữ cán bộ địa chính phủ nhận chuyện 'tòm tem'


-Ban Nội chính đôn đốc các vụ án liên quan cán bộ cấp cao
VNExpress
Với cơ cấu tổ chức vừa được quy định, các đơn vị của Ban Nội chính trung ương chủ trì tham mưu để Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng thực hiện tốt các nhiệm vụ. > Sáu nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương ...
Cơ cấu tổ chức Ban Nội chính trung ươngTuổi Trẻ

Thu hồi đất: Bèo bọt và vớ bẫm



"Vớ bẫm" là từ mà Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Quang đã dùng để chỉ những khoản lợi nhuận mà các doanh nghiệp kiếm được đằng sau 2 chữ thu hồi.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Trả lời báo chí, ông đưa ra con số "đền bù cho dân 1m2 mấy trăm ngàn, nhưng bán ra hàng triệu".
Thế hóa ra, tư lệnh ngành đất đai cũng biết, việc "thu hồi" đối với những dự án phát triển kinh tế xã hội thực chất là việc lợi nhuận chảy vào túi vài ông chủ đầu tư. Hóa ra người đang cầm trịch việc sửa đổi pháp luật đất đai cũng biết rằng, đằng sau sự "vớ bẫm" của một "nhóm lợi ích" nào đó là hàng ngàn, hàng triệu nông dân bị đẩy ra đường sau khi nhận một khoản tiền còi cọc, không biết làm gì tiếp để sống. Nhưng khoản lợi nhuận "đền bù mấy trăm, bán ra hàng triệu" chưa phải là kỷ lục về sự bất công.
Như Báo phản ánh, ở Mộc Hóa, Long An, hồi năm 2000, những người nông dân đã phải bỏ lại ruộng vườn, cũng là sinh kế, với cái giá bọt bèo y như sự tước đoạt "5.000 đồng/m2" kèm theo một lời hứa "ưu tiên" cho mua một lô đất trên chính đất bị thu hồi của họ để có lối ra phần ruộng còn chưa bị thu hồi. 13 năm qua, thời gian đủ lâu để chính quyền quên bẵng lời hứa với dân, những người nông dân ở đó vẫn chưa được mua đất nên không có lối ra ruộng, diện tích đất canh tác nằm kẹt giữa khu dân cư nên phải bỏ hoang. 13 năm sau, họ mới được "ưu tiên" mua lại đất bị thu hồi với giá 150 triệu đồng/lô 64m2, cao gấp có 469 lần so với lúc bị thu hồi.
Sự bọt bèo cho khoản đền bù không nhiều hơn bát phở và sự chênh lệch trời biển giữa giá đền bù và giá bán, một bất công xã hội dán nhãn thu hồi chính là nguyên nhân khiến cho khiếu tố cả thập kỷ qua chưa bao giờ thôi gay gắt.
Câu hỏi vì sao một lần nữa lại được đặt ra. Người ta có thể đổ lỗi cho việc thu hồi đất là "khá tùy tiện", là do "nguồn gốc đất đai khá phức tạp", rồi thì "quá trình thu hồi liên quan nhiều cơ quan và lúc thực hiện có thể không công bằng, công khai, minh bạch; người thực thi lợi dụng để mặc cả, thu lợi cho cá nhân, cho nhóm lợi ích"…
Điều đó là đúng, nhưng chưa đủ. Bởi vì còn có một yếu tố đóng vai trò nguyên nhân cho mọi yếu tố. Đó chính là chính sách, cụ thể hơn, là Luật Đất đai còn quá nhiều kẽ hở cho bất công xã hội được tùy tiện giải thích và công khai tồn tại. Chính sách không thể đẩy người dân ra đường. Pháp luật không thể tạo ra những khoản "vớ bẫm" cho người này dựa trên sự tước đoạt của người khác.
Và lần này, "cờ" đang ở chính trong tay Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang, với đường đi nước bước quá đỗi đơn giản, thậm chí, đã được chính những bất công xã hội chỉ rõ: Chấm dứt việc thu hồi trong những trường hợp dự án khoác áo "phát triển kinh tế xã hội".
Đất đai từ lâu đã chỉ còn "màu mỡ" đối với những nhà đầu tư miệng lúc nào cũng ra rả "phát triển kinh tế xã hội".

Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=558843#ixzz2Ng7O8XWT
http://www.xaluan.com/
 - Cần hiến định vai trò của kinh tế nhà nước (HNM).  - Cần quy định cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo (LĐ).  -Nên hạn chế quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước về đất đai (TN).
- Việt Nam: “Thời của khiếu kiện đất đai":  (BBC). The Economist: “Nhiều quan chức địa phương thu đất cho các dự án phát triển, bồi thường người dân với mức thấp hơn nhiều so với giá thị trường, và việc khiếu kiện ngày càng tăng, không khác gì tình hình ở Trung Quốc. - Cưỡng chiếm đất đai ở Việt Nam: Chính quyền mất lý trí (Economist/ Dân Luận). – LS Hà Huy Sơn: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân là nguồn gốc đẻ ra khủng hoảng thị trường bất động sản (BoxitVN).  - Luật và ngôn ngữ mềm (Phạm Duy Nghĩa). - Không nên áp đặt việc thu hồi đất (VNN).

Tổng số lượt xem trang