Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Hải chiến Trường Sa: Tài liệu giải mật của CIA nói về cuộc chiến năm 1988

-Trong hồn người có ngọn sóng nào không? -Không nổ súng, để tránh "bị kiếm cớ" leo thang xung đột, ngày 14/3 năm ấy, họ- những người lính Việt đã phải nắm tay nhau tạo thành vòng tròn giữ đảo. Cái "vòng tròn người" đơn độc thật mong manh và bất lực, trước những kẻ xâm chiếm hung hãn, vũ khí trang bị đầy đủ.
Tàu chiến Việt Nam HQ 931 tới cứu nạn cho chiến sỹ ở Trường Sa 1988
-

Giải mật tài liệu CIA về trận hải chiến Trường Sa -Một tài liệu của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) vừa được giải mật cho biết thêm chi tiết và quan điểm của Mỹ trong trận hải chiến Trường Sa 1988.


Về toan tính của Trung Quốc


Tài liệu CIA đề ngày 8/8/1988 cho hay Việt Nam và Trung Quốc có xung đột tại Trường Sa vào tháng 3/1988 và bất đồng giữa hai bên có thể dẫn tới các đụng độ khác trong tương lai: “Việc Trung Quốc chiếm các đảo đá gần nơi Việt Nam đóng quân cho thấy khả năng lâu dài là Trung Quốc sẽ chọn giải pháp quân sự. Khi cả hai bên đều có hiện diện quân đội ở trên các đảo, khả năng xảy ra đụng độ vũ trang là khá cao”.

Báo cáo của CIA nhận định: “Bắc Kinh có thể đã quyết định tấn công vào mùa xuân năm nay (1988) vì nhận thấy rằng sự chú ý của quốc tế đang hướng về tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Campuchia, đồng thời Trung Quốc muốn tìm cách khẳng định chủ quyền trước khi ASEAN giảm căng thẳng với Việt Nam. Báo chí Trung Quốc luôn chỉ trích Hà Nội gây căng thẳng bằng việc chiếm các đảo tại Trường Sa và đại diện ngoại giao Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc luôn tìm cách củng cố quan điểm này”.


CIA nói tính toán của Bắc Kinh có lẽ là cô lập hóa Việt Nam và phòng ngừa phản ứng từ các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tìm cách thuyết phục Philippines, Malaysia và Đài Loan rằng Trung Quốc chỉ nhắm vào một mình Việt Nam, chứ không phải bất kỳ quốc gia nào khác.


Theo CIA, các hoạt động hải quân của Trung Quốc tại Biển Đông cũng như việc xây dựng căn cứ tại các đảo ở Trường Sa nằm trong chiến lược lâu dài là khẳng định chủ quyền và buộc các nước khác từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình. Báo cáo nói quá trình triển khai “chưa từng thấy” của Trung Quốc tại Trường Sa cho thấy sự chuyển mình của hải quân nước này, với khả năng và sức mạnh đã vượt ra khỏi bờ cõi. Chiến dịch 6 tháng năm 1988 của Trung Quốc ở Trường Sa được cho là quy mô lớn nhất của Giải phóng quân Trung Quốc trên biển.

Về phản ứng của Việt Nam


Báo cáo của CIA nhận xét rằng trận hải chiến 1988 đã không làm cho Việt Nam sợ hãi: “Việt Nam đã đối phó với thách thức của Trung Quốc trên hai lĩnh vực ngoại giao và quân sự bằng cách mô tả mình như nạn nhân của sự xâm lược của Trung Quốc, trong khi củng cố các tiền đồn ở Trường Sa…”. Hà Nội một mặt mô tả Bắc Kinh như kẻ xâm lược và hiếu chiến, mặt khác muốn vận động Trung Quốc quay lại bàn đàm phán để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Việt Nam cũng đồng thời thúc đẩy thảo luận với các nước khác trong khu vực như Malaysia và Philippines.


Theo CIA, Việt Nam tích cực chuẩn bị cho khả năng chiến sự tiếp tục nổ ra với việc nâng cấp khả năng phòng thủ, đặt chỉ huy sở ở Vịnh Cam Ranh, điều chiến đấu cơ tới Phan Rang và sử dụng máy bay tuần ra biển...Việc chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu phát tín hiệu rằng Việt Nam sẽ bảo vệ chủ quyền ở Trường Sa bằng bất kỳ giá nào. Báo cáo CIA cho rằng hai bên khó có thể đạt được thỏa thuận, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường khả năng phòng thủ biển và có thể sẽ tìm cách dựng thêm một số cơ sở ngoài khơi để chặn bước tiến của hải quân Trung Quốc, đồng thời gia tăng áp lực ngoại giao.


Báo cáo của CIA cho rằng sau sự kiện 14/3/1988, Bắc Kinh có lẽ tính toán rằng xung đột hải quân với Việt Nam sẽ không diễn ra tiếp nữa và phản ứng của Việt Nam ngay sau sự kiện Gạc Ma có thể đã làm Bắc Kinh ngạc nhiên.

Về thái độ của Liên Xô


Báo cáo nói trên của CIA cũng nhận xét rằng Bắc Kinh có lẽ đã hài lòng khi thấy Moscow tỏ ra trung lập trong vấn đề Trường Sa. Khi đó Liên Xô đã lâm vào tình thế khó xử: vừa muốn giữ quan hệ với Việt Nam, vừa muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Báo cáo viết: “Liên Xô ủng hộ Việt Nam kêu gọi tìm giải pháp cho xung đột, nhưng Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô Rogachev đã bác yêu cầu của Việt Nam muốn Liên Xô cùng lên án hành động của Trung Quốc ở Trường Sa”.


Báo cáo CIA nhận định xung đột vũ trang khó có khả năng xảy ra tiếp trong năm 1988: “Cùng với việc Trung Quốc hoàn thành công việc xây dựng căn cứ trên đảo Chữ thập và 5 đảo đá khác, hoạt động hải quân của Trung Quốc đã lắng xuống”.

TIN LIÊN QUAN:

Điều ít biết về cách bảo vệ Trường Sa của Không quân VN
Sân bay Trường Sa đặc biệt thế nào trong bảo vệ chủ quyền?
Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa


- Hải chiến Gạc Ma sau 25 năm: Thay lời tưởng niệm (TP). - Lễ hội Khao lề thế lính Hoàng Sa (Tin tức). - Chuyện chưa kể về ‘vòng tròn bất tử’ nơi Trường Sa (Infonet/Zing). - 25 năm hải chiến Trường Sa: Tâm sự của những người ở lại (GDVN). - 7 “mắt thần” trấn giữ Trường Sa hoành tráng cỡ nào? (KT). - Hàng chục tỷ đồng hướng về biển đảo (CATP).
- Logo của nhiều cơ quan quên mất Hoàng Sa, Trường Sa (ĐV). - Tại sao các cuộc chiến chống Trung Quốc phải đưa vào sách giáo khoa? (RFA). - Sách ơi là sách! (PNTP). - Phải đưa sự kiện biển đảo vào sách giáo khoa! (NLĐ). - Bộ GD-ĐT phân bua về tình trạng sách vi phạm chủ quyền ngày càng nhiều(Sống mới).



- Kỳ Duyên: Máu thịt Trường Sa và câu hỏi nhói lòng (TVN).
Trong hồn người có ngọn sóng nào không? Câu hỏi đó bỗng dưng giờ được hỏi cho rất nhiều người đang sống.

Hoàng Sa- Trường Sa mãi mãi là vết thương nhức buốt với mọi con tim người dân Việt, dù  25 năm đã trôi qua, kể từ cái ngày 14/3/1988 đau thương ấy.
Nhớ nước đau lòng...
Cái ngày mà 64 người lính Việt, trong tay chỉ có cuốc, xẻng, xà beng, và lòng yêu Tổ quốc, đã lần lượt ngã xuống trước súng, lưỡi lê, đại liên và pháo 37 li cùng âm mưu xâm chiếm đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa- Việt Nam) của phía hải quân Trung Quốc.
Và những ngày này- tháng 3/2013, máu từ vết thương Trường Sa lại rỉ.
Không chỉ thế, còn có nước mắt chảy ngược vào trong của bao người thân và đồng đội họ, của những con dân Việt luôn khắc khoải nỗi đau Trường Sa, tại buổi lễ tưởng niệm lần đầu tiên được tổ chức tại Đà Nẵng sáng ngày 14/3 mới đây...
Còn nếu ai có dịp xem clip được phát đi trên YouTobe, chứng kiến những giây phút cuối cùng của những người lính Việt trên đảo, cùng chiếc tàu HQ 604 dần chìm xuống..., sẽ hiểu vì sao hàng ngàn bài viết trên các báo, trên các trang mạng xã hội như tiếng thét bi thương, bi phẫn trước chủ quyền Tổ quốc bị xâm phạm.
Ám ảnh xa xót nhất với người viết bài là câu chuyện vòng tròn bất tử Gạc Ma, câu chuyện lá cờ Tổ quốc.
Đó chính là khí phách nước Việt gian lao và can trường.
Không nổ súng, để tránh "bị kiếm cớ" leo thang xung đột, ngày 14/3 năm ấy, họ- những người lính Việt đã phải nắm tay nhau tạo thành vòng tròn giữ đảo. Cái "vòng tròn người" đơn độc thật mong manh và bất lực, trước những kẻ xâm chiếm hung hãn, vũ khí trang bị đầy đủ.
Lần nào viết bài về Hoàng Sa- Trường Sa, người viết bài cũng  viết trong sự nghẹn ngào. Khi thấy những người lính can đảm quá, nhưng yếm thế quá...
Anh hùng LLVTND Ngyễn Văn Lanh gặp lại đồng đội Lê Hữu Thảo tại buổi lễ tưởng niệm. Ảnh:Văn Nở/ Báo Đà Nẵng
Dù vậy, cái vòng tròn đó mãi mãi bất tử trong lòng những người đang sống.
Mục tiêu của kẻ xâm lược, còn là cướp lá cờ Tổ quốc được cắm trên rạn đá san hô của đảo, biểu tượng chủ quyền nước Việt. Một phát đạn bắn xuyên qua đầu Trung úy Trần Văn Phương- người cầm cờ. Anh gục xuống.
Nhưng,"tay vẫn cầm chắc ngọn cờ Tổ quốc, lá cờ phủ lên thi thể anh, bồng bềnh trong nước loang máu. Anh Lê Hữu Thảo lao tới ôm thi thể đồng đội đang cuộn trong lá Quốc kỳ.
Thấy thế, lính Trung Quốc xông vào cướp cờ. Nhanh như cắt trung sỹ Nguyễn Văn Lanh giành được lá cờ.
Một tay anh giương cao ngọn cờ, một tay anh cầm xà beng chống đỡ đối phương. Thấy không thể chiến đấu trực diện với người lính kiên cường Việt Nam, lính Trung Quốc đã đâm lén từ phía sau và nã đạn vào anh Lanh".
Cuộc chiến không cân sức, thì kết quả trận chiến nghiêng về kẻ mạnh.
Nhưng khí phách anh hùng, xả thân vì đất nước, của những người lính Việt tuổi đời quá trẻ, còn mạnh hơn tất cả.
Biển Đông từ ngày ấy như càng mặn đắng. Nước mắt những người đang sống. Và "nước mắt" cả những người đã khuất...
Bỗng nhớ tới hai câu thơ của bà Huyện Thanh Quan: Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Những "linh hồn" chim cuốc cuốc dưới biển sâu vẫn đang đau lòng nhớ đảo, nhớ nhà...
Trong hồn người có ngọn sóng nào không?
Trần Văn Phương, Nguyễn Văn Lanh, và tất cả những người lính trên con tàu HQ 604 đã xả thân đến giây phút cuối cùng để giữ lá cờ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền đất nước. Đâu phải để 25 năm sau, một lá cờ "lạ" bé tí tẹo, cắm vô duyên trong những cuốn sách giáo dục cho trẻ em Việt, khiến dư luận xã hội nổi giận thực sự.
Ở đây là lá cờ Trung Quốc cắm ở cổng trường học, trong cuốn sách "Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ" của NXB Dân trí, loại sách tham khảo dành cho trẻ mầm non, được biên dịch từ tài liệu nước ngoài.
Đây cũng không phải vụ việc đầu tiên. Trước đó, đã hai lần, những lá cờ xa lạ được trưng lên, lạc lõng, khiến xã hội hết sức bất bình.
Và cũng không phải chỉ riêng cuốn sách phát triển thông minh một cách...u tối kiểu này, mới đây, trước áp lực dư luận, Bộ GD và ĐT đã phải có công văn, yêu cầu các NXB kiểm tra các nội dung "không phù hợp". Mới haymột loạt sách cho trẻ em (của nhiều NXB) bị phát hiện biên soạn cẩu thả từ sách Trung Quốc.
Thậm chí có cuốn, như bộ sách "10 phút cho bé trước giờ đi ngủ" (NXB Mỹ thuật, tập 2), có câu Tổ quốc của chúng ta là Việt Nam. Quốc kỳ của chúng ta chính là lá cờ đỏ sao vàngPhần minh họa có hình lá cờ Việt Nam để trẻ tô màu, nhưng ngay bên cạnh là hình lá cờ ...Trung Quốc. Hay những người biên tập nhận thức rằng, cả hai cờ là ...một, đều là cờ đỏ, có sao vàng?
Điều đáng hổ thẹn, việc phát hiện cờ Trung Quốc trong cuốn sách của NXB Dân trí, lại có cả em bé mới 5 tuổi, tức là lứa tuổi mới kịp làm quen để phân biệt được cờ Việt Nam và cờ nước khác. Trong khi người lớn như bà Bùi Thị Hương, Giám đốc NXB này thì thanh minh, thanh nga:
Hình ảnh trong sách là hình ảnh trường của Trung Quốc thì phải treo cờ Trung Quốc chứ không thể treo cờ Việt Nam được. Tôi thấy nội dung và hình ảnh rất bình thường, không có gì... nặng nề.
Có thể, hình ảnh đó thật...nhẹ nhàng với những người kinh doanh sách tham khảo, mà đồng tiền luôn là mục tiêu cao nhất. Nhưng nó rất nặng nề, vì làm tổn thương đến tình cảm của người dân, nhất là trong những năm tháng này, chủ quyền biển đảo, chủ quyền đất nước bị đe dọa xâm lấn. Vì nó không phải, trước hết là về đạo lý thông thường.
Ảnh chụp con tàu HQ-604 ngày 10-3-1988. Ảnh tư liệu Lữ đoàn 125
Nhà giáo Phạm Toàn đã nhận xét: Những người làm cái đó (in bộ sách có cờ Trung Quốc) là thiếu cả nhạy cảm về chính trị, và thiếu cả cái tình cảm về dân tộc nữa.
Chưa nói là những điều... u tối khác của cuốn sách, như ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban VH- GD- TTN và NĐ của Quốc hội đã vạch ra, khi trả lời phỏng vấn báo SGGP: Cái sai của cuốn sách này khiến dư luận bất bình, đó là sự thiếu minh bạch, nhập nhèm trong giới thiệu nội dung. Nếu đã tuân theo bản quyền, NXB (Dân trí) phải nói rõ cuốn sách dựa trên nội dung của Bộ GD Trung Quốc, được giới thiệu bởi các tác giả Trung Quốc, như thế mới sòng phẳng.
Đáng chú ý nữa, theo Bộ chủ quản, qua kiểm tra hợp đồng, thấy phía đối tác (Trung Quốc) cho phép NXB (Dân trí) được điều chỉnh nội dung.
Tất cả những sai sót muôn vẻ của các NXB khiến xã hội có quyền đặt câu hỏi: Đó là sự thiếu hiểu biết, sự vô cảm, hay vô trách nhiệm? Hay là tất cả? Chả lẽ câu hỏi cũng chính là câu trả lời!
Lại chợt nhớ bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển của Nguyễn Việt Chiến, viết về sinh tử của những người lính Việt trước linh thiêng của lá cờ Tổ quốc, trước linh thiêng chủ quyền biển đảo, có câu thơ- câu hỏi đau nhói lòng: Trong hồn người có ngọn sóng nào không?
Những ngày này, Trường Sa sống trong tâm thức của hàng triệu con tim nước Việt.
Xương máu Trường Sa, hay xương máu những người lính đã ngã xuống trong cuộc chiến vì tự do, độc lập chủ quyền Tổ quốc, đều linh thiêng. Xin đừng vô tình, vô cảm, và vô nghĩa - với họ!
Kỳ Duyên
------------
Tham khảo:

-Bài 3: Những tượng đài bất tử
(HNM) - Nhắc đến trận hải chiến trên đảo chìm Gạc Ma (Trường Sa) huyền thoại, lịch sử đã khắc ghi những cái tên: Vũ Phi Trừ, Trần Đức Thông, Trần Văn Phương, Vũ Huy Lễ, Nguyễn Văn Lanh... Trận chiến oanh liệt 25 năm về trước đã lùi vào quá khứ, ...
Hải chiến Gạc Ma sau 25 năm: Thay lời tưởng niệmTiền Phong Online
25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 5: Mùa xuân nhớ con anh hùngThanh Niên
25 năm hải chiến Trường Sa: Tâm sự của những người ở lạiBáo Giáo dục Việt Nam



Hải chiến Trường Sa: Tài liệu giải mật của CIA nói về cuộc chiến năm 1988.
Một tài liệu của Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) vừa được giải mật cho biết thêm chi tiết và quan điểm của Mỹ trong trận hải chiến Trường Sa 1988.
Tài liệu đề ngày 8/8/1988 cho hay Việt Nam và Trung Quốc có xung đột tại Trường Sa vào đầu năm (tháng 3/1988) và bất đồng giữa hai bên có thể dẫn tới các đụng độ khác trong tương lai.

CIA cho rằng xung đột vũ trang khó có khả năng xảy ra tiếp trong năm 1988.
"Bắc Kinh đang kiểm soát chặt quân của mình để ngăn chặn đụng độ, cùng với việc Trung Quốc hoàn thành việc xây dựng căn cứ trên đảo Chữ thập và năm đảo đá khác, hoạt động hải quân của Trung Quốc đã lắng xuống."
Cơ quan tình báo Mỹ nhận xét rằng cuộc chiến 1988 đã không làm cho Việt Nam sợ hãi.
"Việt Nam đã đối phó với thách thức của Trung Quốc trên hai lĩnh vực ngoại giao và quân sự bằng cách tự mô tả mình như nạn nhân của sự xâm lược của Trung Quốc, trong khi củng cố các tiền đồn ở Trường Sa và chiếm thêm một số bãi đá."
CIA cho rằng Việt Nam chắc sẽ giữ chiến lược phòng vệ ở Trường Sa là chính, nhưng cũng không loại trừ khả năng Việt Nam có thể tấn công tàu hay căn cứ của Trung Quốc nếu như Trung Quốc tiếp tục có hành động khiêu khích ở Trường Sa.

Vấn đề song phương

Theo tình báo Hoa Kỳ, Bắc Kinh đã hết sức thành công trong việc giảm thiểu ảnh hưởng chính trị của các hoạt động ở Trường Sa bằng cách nói đây chỉ là vấn đề giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
"Bắc Kinh có thể đã quyết định tấn công vào mùa xuân năm nay [1988] vì nhận thấy rằng sự chú ý của quốc tế đang hướng về tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Campuchia, đồng thời Trung Quốc muốn tìm cách khẳng định chủ quyền trước khi Asean giảm căng thẳng với Việt Nam."

"Báo chí Trung Quốc luôn chỉ trích Hà Nội gây căng thẳng bằng việc chiếm các đảo tại Trường Sa, và đại diện ngoại giao Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc luôn tìm cách củng cố quan điểm này."
CIA nói tính toán của Bắc Kinh có lẽ là cô lập hóa Việt Nam và phòng ngừa phản ứng từ các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tìm cách thuyết phục Philippines, Malaysia và Đài Loan rằng Trung Quốc chỉ nhắm vào một mình Việt Nam, chứ không phải bất kỳ quốc gia nào khác.
Theo CIA, các hoạt động hải quân của Trung Quốc tại Biển Đông cũng như việc xây dựng căn cứ tại các đảo ở Trường Sa nằm trong chiến lược lâu dài là khẳng định chủ quyền và buộc các nước khác từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình.
"Bắc Kinh có thể đã quyết định tấn công vào mùa xuân năm nay vì nhận thấy rằng sự chú ý của quốc tế đang hướng về tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Campuchia, đồng thời Trung Quốc muốn tìm cách khẳng định chủ quyền trước khi Asean giảm căng thẳng với Việt Nam."
Bản báo cáo nói quá trình triển khai "chưa từng thấy" của Trung Quốc tại Trường Sa cho thấy sự chuyển mình của hải quân nước này, với khả năng và sức mạnh đã vượt ra khỏi bờ cõi.
Chiến dịch sáu tháng năm 1988 của Trung Quốc ở Trường Sa được cho là quy mô lớn nhất của Giải phóng quân Trung Quốc trên biển.
"Hạm đội Nam Hải tỏ ra là có tính chiến đấu cao nhất trong hải quân Trung Quốc," CIA nhận xét.
Trường Sa


Khả năng đụng độ

CIA cho rằng sau sự kiện 14/3/1988, Bắc Kinh có lẽ tính toán rằng xung đột hải quân với Việt Nam sẽ không diễn ra tiếp nữa.
"Bắc Kinh có lẽ cũng tin rằng Việt Nam sẽ không tổ chức tấn công các tiền đồn của Trung Quốc vì phải chuyển sang củng cố các cơ sở của chính mình trên các đảo đã chiếm được."
Cơ quan tình báo Mỹ nói phản ứng của Việt Nam ngay sau sự kiện Gạc Ma có thể đã làm Bắc Kinh ngạc nhiên.
Hà Nội một mặt mô tả Bắc Kinh như kẻ xâm lược và hiếu chiến, mặt khác muốn vận động Trung Quốc quay lại bàn đàm phán để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Việt Nam cũng đồng thời thúc đẩy thảo luận với các nước khác trong khu vực như Malaysia và Philippines.
"Chúng tôi cho rằng, việc Trung Quốc chiếm các đảo đá gần nơi Việt Nam đặt quân cho thấy khả năng lâu dài là Trung Quốc sẽ chọn giải pháp quân sự."

Tuy nhiên, theo tình báo Hoa Kỳ, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho khả năng chiến sự tiếp tục nổ ra với việc nâng cấp khả năng phòng thủ, đặt chỉ huy sở ở Vịnh Cam Ranh, điều chiến đấu cơ tới Phan Rang và sử dụng máy bay trong tuần ra biển...
"Theo nhận định của chúng tôi, Việt Nam vẫn quá yếu so với hải quân mạnh hơn và trang bị hiện đại hơn của Trung Quốc, nên sẽ khó khăn trong việc bảo vệ các tiền đồn của mình nếu xảy ra xung đột."
Bởi vậy, theo CIA, việc chuẩn bị sẵn sàng cho chiến sự của Việt Nam nhằm phát tín hiệu rằng Việt Nam sẽ bảo vệ chủ quyền ở Trường Sa bằng bất kỳ giá nào.
Trong khi Mỹ cho rằng một thỏa thuận giữa hai bên là khó đạt được, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường khả năng phòng thủ biển, và có thể sẽ tìm cách dựng thêm một số cơ sở ngoài khơi để chặn bước tiến của hải quân Trung Quốc, đồng thời gia tăng áp lực ngoại giao.
CIA nhận định rằng Hà Nội tỏ ra lạc quan thái quá về giải pháp ngoại giao.
"Chúng tôi cho rằng, ngược lại, việc Trung Quốc chiếm các đảo đá gần nơi Việt Nam đặt quân cho thấy khả năng lâu dài là Trung Quốc sẽ chọn giải pháp quân sự."
"Khi cả hai bên đều có hiện diện quân đội ở trên các đảo, khả năng xảy ra đụng độ vũ trang là khá cao."
Tình báo Mỹ cũng nhận xét rằng Bắc Kinh có lẽ đã hài lòng khi thấy Moscow tỏ ra trung lập trong vấn đề Trường Sa.
Lúc đó Liên Xô đã lâm vào tình thế khó xử khi vừa muốn giữ quan hệ với Việt Nam, vừa muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc.
"Liên Xô ủng hộ Việt Nam kêu gọi tìm giải pháp cho xung đột, nhưng Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô Rogachev đã bác yêu cầu của Việt Nam muốn Liên Xô cùng lên án hành động của Trung Quốc ở Trường Sa."-Tình báo Mỹ nói về cuộc chiến năm 1988
Hải chiến Trường Sa: Tài liệu giải mật của CIA nói về cuộc chiến năm 1988.

-Những hình ảnh hiếm có về Cam Ranh 1 thế kỷ trước

Cách đây 1 thế kỷ, vùng vịnh Cam Ranh vẫn còn rất hoang vu. Nhưng người Pháp đã sớm nhận thấy vị trí chiến lược của nơi này về quân sự…
Tàu ngầm Phoenix cập cảng Cam Ranh năm 1939. Ngày 15/6/1939, con tàu đã chìm tại vùng vịnh khiến 71 thủy thủ thiệt mạng.
Tàu ngầm Phoenix cập cảng Cam Ranh năm 1939. Ngày 15/6/1939, con tàu đã chìm tại vùng vịnh khiến 71 thủy thủ thiệt mạng.
 Hình ảnh toàn cảnh về vùng vịnh Cam Ranh đầu thế kỷ 20.
Hình ảnh toàn cảnh về vùng vịnh Cam Ranh đầu thế kỷ 20.
 Ga hàng hóa đường sắt do Pháp xây dựng bên bờ vịnh Cam Ranh.
Ga hàng hóa đường sắt do Pháp xây dựng bên bờ vịnh Cam Ranh.
 Quân Pháp đổ bộ vào Cam Ranh trong một chiến dịch quân sự.
Quân Pháp đổ bộ vào Cam Ranh trong một chiến dịch quân sự.
 Một dãy nhà kho ở gần cảng Cam Ranh.
Một dãy nhà kho ở gần cảng Cam Ranh.
 Thuyền đánh cá và làng chài ở Cam Ranh, năm1909.
Thuyền đánh cá và làng chài ở Cam Ranh, năm1909.
 Một ngôi làng ở Cam Ranh.
Một ngôi làng ở Cam Ranh.
 Những thửa ruộng muối Cam Ranh.
Những thửa ruộng muối Cam Ranh.
 Khu vực cảng Ba Ngòi (tên gọi cũ của cảng Cam Ranh) năm 1939.
Khu vực cảng Ba Ngòi (tên gọi cũ của cảng Cam Ranh) năm 1939.
 Khung cảnh tại một sườn núi nhìn ra vịnh Cam Ranh.
Khung cảnh tại một sườn núi nhìn ra vịnh Cam Ranh.
Khu dân cư chính ở Cam Ranh.
Khu dân cư chính ở Cam Ranh.
 Cảnh đồng quê Cam Ranh.
Cảnh đồng quê Cam Ranh.
(BKTO)

--Kỷ niệm 25 năm hải chiến Trường Sa
Cả Việt Nam và Trung Quốc đều nhắc tới trận hải chiến Trường Sa 1988, trong đó gần 70 chiến sỹ Việt Nam thiệt mạng.
Trung Quốc, Việt Nam và Trường Sa

- Gạc Ma, trái tim bất tử (DV).  - Vì Trường Sa, chúng tôi luôn phấn đấu! (QĐND).  - Cần thành lập Ban đại diện PG huyện Trường Sa (GNO/KT).  - Tỏi cô đơn, thợ lặn và Cá Ông voi ở Lý Sơn (TP).  - Ngư dân hành nghề lưới vây ở Hoàng Sa, Trường Sa thắng lớn (Infonet).  - Người đàn bà “đi biển mồ côi…” (PNTP).
- Sách in cờ TQ: Bài học xương máu cho biên soạn sách (KT).
- No China Shop – nơi không bán hàng Trung Quốc (LĐ/SGTT).
- Trung Quốc ngang nhiên tuần tra trên Biển Đông (DV).   - Tàu ngư chính Trung Quốc lại ào ạt đổ ra Biển Đông (TTXVN).  - Trung Quốc giao Hải giám thống lĩnh các lực lượng “tuần tra” Biển Đông (GDVN).  - Trung Quốc đóng xong tàu “du lịch Hoàng Sa” (TN). CLIP MỚI VỀ “HẢI CHIẾN TRƯỜNG SA 1988”

(NCTG) “Hải chiến Trường Sa 1988” là tên gọi cuộc chiến diễn ra vào rạng sáng ngày 14-3-1988 giữa những chiến sĩ Việt Nam và quân xâm lược Trung Quốc, trong khuôn khổ chiến dịch CQ-88 (“Chủ Quyền 88”) của Hải quân Nhân dân Việt Nam. –- Bi hùng hải chiến Trường Sa (NLĐ).  – Đời đời khắc ghi (NLĐ).  – Giấy báo tử sau cuộc chiến Gạc Ma (Cu làng cát).  – Những anh hùng bất tử trong lòng Tổ quốc! (TT).  – 14/3/1988: ĐƯỢC MÍT TINH, ĐƯỢC TƯỞNG NIỆM (Mai Thanh Hải). . - Gần 1.000 du khách tham quan nhà trưng bày Hoàng Sa (TN). - Trường Sa – khúc bi tráng 14-3 – Kỳ 3: Khi tiếng súng lặng im (TT). - Ngày không thể quên (TP). - Trấn biên cương – bản hùng ca của người lính biên ải (TT). – Kỳ 1: Bóng hồng sau tay súng;   – Kỳ 2: Thơ tình tặng vợ trước khi lên đường;   – Kỳ 3: Một lòng đợi anh (Tin tức).  - Tỏi cô đơn, thợ lặn và Cá Ông voi ở Lý Sơn (TP).
- Hội Đức – Việt tổ chức thảo luận về tranh chấp Biển Đông (NguoiViet.de). – Thơ của Ngọc Ly Kim (Werdau, CHLB Đức): HỒN TỔ QUỐC.
- Tin [Biển Đông] tuần từ 4/3-10/3 (NCBĐ).  – Trung Quốc đẩy mạnh việc dùng tàu ”phi quân sự” khống chế Biển Đông (RFI).  - Trung Quốc đã bí mật hạ thủy và thử nghiệm tàu hộ vệ 056 ở biển Đông (GDVN).  - Trung Quốc ngang nhiên điều Hải giám đồn trú trên Biển Đông (PT). - Trung Quốc leo thang trên Biển Đông: Ra sức gây rối, cố tình tạo tranh chấp (ANTĐ). -  Trung cộng dồn dập khiêu khích ở khu vực Hoàng Sa, Trường Sa (Nguyễn Thông).  - Trung Quốc điều tàu thường trú trên biển Đông (TN). - Tham vọng tàu ngầm của Trung Quốc(BBC).
- Trung Quốc nói rất hay (TT). - Chiến lược ở Biển Đông của Trung Quốc bị “lật tẩy” (TTXVN).
- Sách vẽ cờ Trung Quốc: ‘Ngụy biện, nực cười, không hiểu nổi’! (GDVN). -Yêu cầu rà soát và loại bỏ các nội dung không đúng trong xuất bản phẩm(QĐND).  - Đâu chỉ nhầm cờ (Bách Việt). .  – Vụ “quảng bá cho du lịch Trung Quốc”: Ai thiết kế gian hàng chung? (TN). – Ngán ngẩm lao động Trung Quốc: Xáo trộn làng quê (NLĐ).
- Nhật Bản muốn xây dựng Lực lượng bảo vệ biên giới đối phó Trung Quốc (GDVN).
- No China Shop lên báo nhà nước (DLB).  –


Báo Lao Động giới thiệu: No China Shop – nơi không bán hàng Trung Quốc (LĐ/Dân luận).

Tổng số lượt xem trang