Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

RSF phản hồi chỉ trích của báo VN về Giải thưởng Netizen 2013


-Đảng cãi lộn với RSF: - Khi RSF thiếu thiện chí, lẩn tránh sự thật! (ND).
Sau khi Báo Nhân Dân đăng bài "Vinh danh" hay tiếp tay cho cái xấu? phê phán một vài tổ chức nước ngoài trao giải thưởng cho một số blogger ở Việt Nam, ngày 22-3-2013, tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) đã lên tiếng "phản bác chỉ trích của Việt Nam".

Giám đốc phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của RSF còn trả lời phỏng vấn của VOA nói một cách không giấu giếm rằng, RSF "khuyến khích, ủng hộ" những hoạt động sai trái mà Nhà nước Việt Nam khẳng định là vi phạm pháp luật. Việc làm này, một lần nữa RSF tiếp tục cố tình làm ngơ trước sự thật...

Ai từng quan tâm tới hoạt động trên internet của mấy vị gọi là "blogger - nhà dân chủ" ở Việt Nam, hẳn đều biết tới bức ảnh được công bố trên mạng, trong đó có hình một ông béo tốt, râu ria tua tủa, đang ngồi xổm trên vỉa hè, lưng dựa vào cột điện, tay bê laptop, tay hí húi gõ bàn phím để đưa tin về một sự kiện đang diễn ra. Cũng trên vỉa hè gần ông râu ria là một blogger vào hàng "nổi tiếng trong các nhân sĩ, trí thức", vai đeo ba-lô đựng laptop, đứng nhìn về phía xa xa! Và bức ảnh này đã trở thành một bằng chứng cho thấy "blogger - nhà dân chủ" hoạt động rất thoải mái, không bị bất cứ sự ngăn cản nào. Không rõ khi xem xét, đánh giá hoạt động của blogger ở Việt Nam, cái gọi là "tổ chức Phóng viên không biên giới" (RSF) có biết bức ảnh này? Nếu biết mà bỏ qua, chứng tỏ RSF đã hành xử một cách dối trá. Nếu chưa biết mà vẫn cứ trao "giải công dân mạng 2013" cho một blogger ở Việt Nam kèm theo ghi nhận đã "cổ súy cho quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, và tự do internet bất chấp sự đàn áp và kiểm duyệt gắt gao của nhà cầm quyền Hà Nội" (!), thì đó thật sự là một hành vi trơ tráo. Nếu biết tự trọng, họ phải nhận ra mâu thuẫn giữa việc phê phán Việt Nam "đàn áp, kiểm duyệt" internet với việc RSF trao "giải thưởng" cho một blogger vẫn hằng ngày viết bài để đăng trên blog và vừa tự do sang Pháp nhận giải!?

Thật ra, đòi hỏi RSF biết tự trọng sẽ là điều khó khăn, vì thông tin từ mục Phóng viên không biên giới ở Wikipedia thì: "Theo điều tra của hai nhà báo thuộc đài truyền thanh và truyền hình nhà nước WDR (Ðức), tổ chức Phóng viên không biên giới nhận được nhiều ủng hộ từ nhà tỷ phú Mỹ George Soros, người từng ủng hộ công đoàn Solidarnosc hàng triệu đô-la Mỹ, và từ Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ (National Endowment for Democracy), là tổ chức mà 90% ngân sách xuất phát từ ngân sách quốc gia của Hoa Kỳ và thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ. Cũng thuộc vào trong số những nhà tài trợ là nhà công nghiệp vũ khí và "ông hoàng" truyền thông đại chúng của Pháp Serge Dassault, tập đoàn truyền thông đại chúng Vivendi, nhà tỉ phú Francois Pinault... Các nhà phê bình cáo buộc tổ chức Phóng viên không biên giới đã tường trình về việc phân biệt đối xử nhà báo một cách có chọn lọc trước. Việc chọn lọc các nước mang định hướng của sự chọn lọc từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bỏ qua tất cả các tường trình về những hoạt động chống lại nhà báo trong các nước đồng minh của Hoa Kỳ (Philippines, Arab Saudi) hay chính trong Hoa Kỳ". Các nội dung này cho thấy, nếu RSF có xử sự như người ta thường nói "ăn cơm chúa, múa tối ngày" cũng là điều dễ hiểu. Tiếc rằng, tiết mục "múa" của RSF lại không mang tính lương thiện. Khi "hầu bao" do người khác nắm giữ, dù có muốn RSF cũng không thể vượt khỏi cái "vòng kim cô" mà người ta đã úp lên đầu RSF! Chẳng hạn ngày 20-3, BBC đăng bài Iraq sau 10 năm chiến tranh trong đó có một số thông tin đáng chú ý liên quan tới công việc của giới phóng viên: "HRW nói điều kiện ở Iraq vẫn còn hạn chế, nhất là đối với người bị giam giữ, nhà báo, các nhà hoạt động, phụ nữ, trẻ em gái... Iraq là chốn nguy hiểm cho truyền thông, với 151 nhà báo tử nạn, theo con số của CPJ, mặc dù IBC nói số người làm trong ngành truyền thông thiệt mạng là 288 so với 256 người thuộc ngành y, chăm sóc sức khỏe". Trước thực trạng đó, RSF đã hành động như thế nào để giúp phóng viên ở Iraq bảo toàn tính mạng. Ðáng tiếc là RSF hầu như không làm gì. Vậy lương tri của RSF để đâu, hay vì nếu lớn tiếng phê phán ở Iraq phóng viên bị đe dọa tính mạng, chẳng hóa ra là RSF phê phán nơi nắm giữ cái "hầu bao" của RSF!?

Trước phản ứng đối với việc RSF trao "giải thưởng" cho một blogger và vu cáo Nhà nước Việt Nam, RSF nên xấu hổ về việc làm của mình, không nên "ngạc nhiên" như VOA đưa tin ngày 22-3. Còn ông Benjamin Ismail - Giám đốc phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của RSF, cũng không nên trông chờ một "cuộc đối thoại với Việt Nam về các quan điểm khác biệt". Việt Nam chỉ có thể đối thoại với một tổ chức lương thiện, không thể đối thoại với một tổ chức chỉ lấy việc vu cáo, tiếp tay cho cái xấu làm mục đích. Hơn thế nữa, qua cái gọi là "báo cáo kẻ thù của internet" công bố ngày 12-3, RSF còn trâng tráo xếp Việt Nam vào nhóm "năm quốc gia kẻ thù của internet" vì "tiến hành một cách hệ thống giám sát trực tuyến, gây ra các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng"! Ðến mức này thì đúng là ở RSF, sự thật đã không được đếm xỉa đến. Muốn biết rõ sự thật, người ở RSF nên đọc bài về một blogger nổi tiếng ở Việt Nam đã đăng trên BBC tiếng Việt ngày 14-3, trong đó có đoạn: "Bình về sức ép của chính quyền đối với ông, chủ blog nói: "Phải nói thẳng là trong suốt hơn năm năm, tôi không bị áp lực gì căng thẳng từ cơ quan chức năng. Chỉ đôi lần thông qua quan hệ bạn bè thì họ có đề nghị tôi ngừng. Có lần họ đề nghị tôi thôi và gỡ các hình ảnh trực tiếp xuống, tôi nói tôi có thể đồng ý nhưng sẽ thông báo với độc giả đây là đề nghị của cơ quan chức năng. Như vậy cũng là để giảm bớt áp lực với họ. Họ cũng có đề nghị tôi không để trong list của tôi blog này, blog kia, tôi cũng chấp nhận một phần. Tôi coi cái đó không đáng kể. Tôi nói tôi không để trong list, nhưng bài vở tôi vẫn điểm. Tất cả yêu cầu của họ có tính chất nhẹ nhàng thôi, nhẹ nhàng, lịch sự"...".

Tiếp theo, xin dẫn lại các con số về internet ở Việt Nam để RSF tham khảo: Theo Sách trắng Internet Việt Nam do Trung tâm Internet Việt Nam công bố tháng 12-2012, tính đến hết quý III-2012, Việt Nam có 31.196.878 người sử dụng internet (chiếm tỷ lệ 35,49% dân số) và Việt Nam đang đứng thứ 18/20 quốc gia có số người dùng internet lớn nhất thế giới, đứng thứ tám khu vực châu Á và đứng thứ ba ở khu vực ASEAN; so với năm 2000, số lượng người dùng internet ở Việt Nam đã tăng khoảng hơn 15 lần; Việt Nam là nước đứng đầu khu vực ASEAN về số lượng đăng ký tên miền quốc gia. Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến hết năm 2012, tổng số thuê bao 3G (qua hai hình thức: truy cập trên điện thoại và Dcom 3G) của Việt Nam đạt xấp xỉ 20 triệu thuê bao, với hạ tầng phủ rộng khắp để mọi người dân có thể sử dụng dịch vụ một cách dễ dàng. Theo số liệu của website techinasia.com công bố ngày 21-3-2013, "lượng người dùng mạng xã hội Facebook ở Việt Nam tăng từ 8,5 triệu vào tháng 10-2012, lên thành 12 triệu". Và riêng với blog, theo bài Hướng đi nào cho dịch vụ blog ở Việt Nam? đã đăng trên ictnews.vn: "Tính đến tháng 4-2012, dịch vụ Yahoo! 360Plus có khoảng 2,3 triệu thành viên, thấp hơn các dịch vụ blog khác như Yume (2,4 triệu người dùng), wordpress.com (2,9 triệu thành viên), blogspot.com (5,1 triệu thành viên)... Thực tế cho thấy, cộng đồng blogger phát triển khá mạnh mẽ tại Zing Me với 500.000 bài viết và hai triệu blogger mỗi tháng". Cho nên khi tới Việt Nam, không ai phủ nhận thực tế có thể dễ dàng truy cập internet, nhất là tại các thành phố, thị xã, huyện lỵ với hàng nghìn quán café-wifi. Ðặc biệt, Hội An đã phủ sóng wifi miễn phí trên toàn thành phố, công việc này hiện cũng đang được triển khai ở Huế, Ðà Nẵng...

Các con số trên cho thấy được sự quan tâm của Nhà nước, internet ở Việt Nam đã phát triển với tốc độ rất cao. Nếu là "kẻ thù của internet", nếu muốn kiểm soát blogger, Nhà nước Việt Nam sẽ không tạo điều kiện phát triển dịch vụ 3G, vì đây là dịch vụ khó kiểm soát (nhất là với người sử dụng 3G bằng "sim rác"), bởi nó cho phép người sử dụng có thể truy cập internet mọi lúc mọi nơi. So với vô vàn blogger ở Việt Nam, số blogger mà RSF cổ vũ có số lượng cực kỳ nhỏ, chẳng lẽ RSF không tự hỏi tại sao vô vàn blogger khác lại không la lối "bị đàn áp" để được RSF ủng hộ và trao "giải thưởng"? Và nếu thật sự "bị đàn áp", mấy blogger được RSF cổ vũ có thể ngồi trên vỉa hè để "tác nghiệp" hay không? Tiếp tay cho cái xấu, RSF đã làm điều bất lương là lẩn tránh sự thật, lập lờ đánh đồng việc viết blog với hành vi vi phạm pháp luật. Nói cách khác thì RSF cố tình không phân biệt sự khác nhau giữa người viết blog lành mạnh với người đã lấy blog làm phương tiện để "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Về điều này, vào ngày 23-1-2013, tại trụ sở Quốc hội Vương quốc Anh, trong cuộc thảo luận giữa thành viên Nhóm Nghị viện liên đảng về Việt Nam và Ðoàn cấp cao của Chính phủ Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, đã khẳng định rõ ràng: "Không có ai tại Việt Nam bị xử lý vì viết blog hay viết báo, mà bị xử lý vì đã vi phạm pháp luật và đã được xử lý công khai". Sự thật là vậy, chỉ có RSF và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam là không dám đối diện sự thật, họ chỉ cố sử dụng "dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí" làm chiêu bài để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam mà thôi.



QUỐC HÙNG

- SBTN phỏng vấn: Trần Huỳnh Duy Thức qua lời kể của những người bạn (Dân Luận).
- Cập nhật tình hình Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha (VOA).- Bàn về luật hóa sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam: Bài 1: Phân biệt giữa quyền lực của Đảng và quyền lực của nhân dân (TS).

- Truyền hình Việt Nam bị phát hiện ngụy tạo thông tin về góp ý Hiến pháp (RFI). - Khi truyền thông thay áo cho người được phỏng vấn(RFA).. - “Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu” hay trò bịp bợm của Đài truyền hình Việt Nam (ĐCV).

- Có âm mưu trong sửa đổi Hiến Pháp?(DLB). - Con “Công Cụ” (DLB). - 20 triệu lượt ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (QĐND). - Vĩ mô và vi mô (DLB). - Hiến pháp sửa đổi năm 2013 chỉ cần giữ "điều 4" là đủ (DLB). - Điều 4 Hiến pháp: “phản động ra sao”!? (DLB). - Dân với đảng - ai phản động? (DLB).

- Bs. NGuyễn Đan Quế: Phải bầu cử tự do quốc hội lập hiến (Chuacuuthe). - Hãy hành động, thời gian không chờ đợi, dân tộc không còn ta sống cũng bằng không (DĐCN).

- Ba kiến nghị về Hiến pháp của 7 nhóm xã hội và các tổ chức xã hội dân sự (FB ISEE/ CVHP). - Góp ý với dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của 7 nhóm xã hội, nhóm yếu thế và dễ bị tổn thươngKiến nghị của nhóm người đồng tính, song tính và chuyển giới (“LGBT”)Kiến nghị của các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam về sửa đổi hiến pháp 1992.

- Võ Trí Hảo: Làng không có chỗ trong Hiến pháp (TS).- Nguyễn Văn Thạnh - Nền móng dân chủ và gốc rễ độc tài (1) (Dân Luận).

************

-RSF phản hồi chỉ trích của báo VN về Giải thưởng Netizen 2013
Bản dịch của Nguyễn Thành (Defend the Defenders)

Ngày 22/3/2013 – Trong một bài báo được đăng tải trên mạng ngày 14-3, nhật báo tiếng Việt, tờ Nhân Dân, đã chỉ trích giải thưởng Công dân mạng (Netizen) năm 2013 của tổ chức Phóng viên không biên giới trao cho nhà báo công dân và blogger người Việt Nam: Huỳnh Ngọc Chênh.

Cũng như những đồng bào của ông như cô Tạ Phong Tần và Nguyễn Hoàng Vi, ông Chênh đã được chọn vì nỗ lực của ông trong việc bảo vệ tự do báo chí và tự do thông tin ở Việt Nam và vì sự can đảm mà ông đã thể hiện khi sử dụng website của mình cho tự do phát biểu ý kiến đa chiều mang tính xây dựng về chính trị – xã hội tại đất nước của ông.


Đây là hồi đáp của tổ chức Phóng viên không biên giới đối với những chỉ trích và quan điểm khác nhauđược đăng trong một bài của báo Nhân Dân:

Chúng tôi ngạc nhiên bởi lập trường mâu thuẫn của bài báo về chủ trương của các tổ chức quốc tế trao giải thưởng. Nó nói về “niềm tự hào dân tộc” trong mối liên hệ với vài giải thưởng quốc tế nào đó nhưng lại miêu tả những giải thưởng không đúng ý họ thành ra như là “sự can thiệp chính trị”.

Quan điểm này phản ánh mối quan ngại hàng đầu của báo Nhân Dân. Theo bài báo, “hình ảnh quốc gia” quan trọng hơn tầm ảnh hưởng tích cực của những blogger đạt giải thưởng quốc tế, những thông tin mà họ cung cấp cho người dân Việt Nam, lập trường chính trị của họ khác với lập trường Đảng cộng sản, và những cuộc tranh luận trực tuyến công khai về dân chủ sẽ không thể tồn tại được vì mọi không gian ngôn luận và thông tin sẽ chỉ để dành cho một đảng chính trị được phép duy nhất của đất nước.

Khi viết về những vấn đề chính trị và xã hội của Việt nam (mà báo Nhân Dân đã không cố phủ nhận), ông Chênh, cô Tần và Hoàng Vi không bôi nhọ hình ảnh Việt Nam. Ngược lại, họ còn cải thiện nó, và trên hết, họ gieo lên hy vọng về một xã hội dân chủ, được thông tin và giải thoát khỏi sự kiểm duyệt độc đoán và kiểm soát tư tưởng, mà một ngày nào đó niềm hy vọng này có thể thành hiện thực tại Việt Nam.

Không cần thiết phải hồi đáp với những lý thuyết không tưởng về một liên minh quốc tế gồm các tổ chức báo chí, tổ chức phi chính phủ và các chính phủ đang bằng mọi giá tìm cách “phá hoại chính quyền Việt Nam”, mà chúng tôi muốn nhắc lại chủ trương của chúng tôi về tự do ngôn luận và tự do thông tin, hai quyền tự do cơ bản được ghi nhận tại Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế.

Hai quyền tự do này bao gồm quyền phê phán bất kỳ chủ thể chính trị nào, quyền cung cấp thông tin và bình luận về bất kỳ sự kiện hay tình huống nào, và quyền đưa tin về các vấn đề nhạy cảm như khai thác bauxite, tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc, và các động thái của chính quyền Việt Nam trong các vấn đề này.

Ở những quốc gia mà quyền tự do báo chí ít nhiều được tôn trọng, họ liên tục chỉ trích chính quyền, chế giễu họ hoặc biến họ thành trò cười mà không bị buộc tội hoạt động nhằm gây bất ổn đất nước hoặc lật đổ chính quyền, thậm chí ngay cả trong trường hợp họ đăng các thông tin sai lệch về các quan chức cấp cao.

Những ai nỗ lực sử dụng các quyền chính đáng này tại Việt Nam đều có nguy cơ bị bỏ tù trong nhiều năm.Chúng tôi lên án hình sự hóa các hoạt động này của họ, và đặc biệt là việc sử dụng điều 88 Bộ luật hình sự một cách có hệ thống nhằm chống lại những người cố gắng cung cấp các thông tin và tin tức độc lập cho đồng bào của họ.

Bằng cách trao giải Công dân mạng năm 2013 cho ông Chênh, chúng tôi cũng bày tỏ lòng kính trọng đối với sự can đảm của 31 blogger và các công dân làm báo hiện đang bị cầm tù và chúng tôi xin gửi đi một thông điệp rằng tự do thông tin quan trọng hơn nhiều bất k hình ảnh nắn tạo nào về VN mà chính quyền đang cố gắng quảng bá.
Về lâu dài, chính việc bảo đảm quyền tự do thông tin này sẽ góp phần lớn nhất trong việc nâng cao sự tôn trọng mà quốc tế dành cho Việt Nam.

Trong khi chờ đợi, có thể hy vọng báo Nhân Dân sẽ cho đăng bài phản hồi này không?


***

Defend the Defenders xin đăng lại bài “Vinh danh” hay tiếp tay cho cái xấu? trên báo Nhân Dân Điện tử của tác giả Lam Sơn và bài phản bác Thế thì chắc chắn là vinh danh rồi “Nhân Dân” ạ của blogger JB Nguyễn Hữu Vinhđể rộng đường dư luận:

Thứ sáu, 15/03/2013 – 01:57 AM (GMT+7)

*************

18/03/2013

 ...
————————————–


Tổ chức “Phóng viên không biên giới” phản bác chỉ trích của báo Nhân Dân về giải Netizen
 RFI/Thanh Phương
Tổ chức Phóng viên không biên giới – Reporters sans frontière – RSF- hôm nay, 22/03/2013, ra thông cáo phản bác những chỉ trích của báo Nhân Dân về việc tổ chức này trao giải Công dân mạng Netizen 2013 cho blogger Huỳnh Ngọc Chênh, nguyên phóng viên báo Thanh Niên.
Nhân Ngày Thế giới chống kiểm duyệt Internet 12/03 vừa qua, Phóng viên không biên giới đã trao giải Công dân mạng Netizen 2013 cho blogger Huỳnh Ngọc Chênh, trong một buổi lễ được tổ chức tại trụ sở công ty Google France ở Paris.

Trong bài báo đề ngày 15/03, báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Việt Nam, đã chỉ trích việc Phóng viên không biên giới trao giải Netizen cho blogger Huỳnh Ngọc Chênh, cũng như việc bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và một tổ chức nhân quyền quốc tế khác vinh danh hai nữ blogger Tạ Phong Tần và Nguyễn Hoàng Vi.
Đối với báo Nhân Dân, những người được vinh danh nói trên chỉ là những người « sử dụng Internet để xuyên tạc, bôi nhọ và chống phá Việt Nam », là những người có « hành vi vi phạm pháp luật ». Theo nhận định của báo Nhân Dân, khi trao giải cho Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Hoàng Vi và Tạ Phong Tần, bộ Ngoại giao Mỹ và hai tổ chức quốc tế nói trên đã « bỏ qua, thậm chí đi ngược lai tôn chỉ, mục đích và ý nghĩa ban đầu của các giải thưởng mà họ khởi xướng » và đây là hành động khuyến khích « tự do chống đối » Nhà nước Việt Nam.
Trong thông cáo đưa ra hôm nay, Phóng viên không biên giới đã bác bỏ những chỉ trích của báo Nhân Dân, khẳng định rằng, cũng như hai đồng hương Tạ Phong Tần và Nguyễn Hoàng Vi, blogger Huỳnh Ngọc Chênh đã được tặng thưởng do những hoạt động của ông vì tự do báo chí và tự do thông tin ở Việt Nam, do lòng can đảm mà ông đã thể hiện qua việc dùng trang blog của ông để cổ xúy cho việc bày tỏ một cách tự do và mang tính xây dựng những ý kiến khác nhau về đời sống chính trị và xã hội của đất nước.
Phóng viên không biên giới còn khẳng định, khi tặng giải Netizen cho Huỳnh Ngọc Chênh, tổ chức này cũng muốn tỏ sự ngưỡng mộ lòng can đảm của 31 blogger và nhà báo công dân hiện đang ngồi tù ở Việt Nam. Phóng viên không biên giới nhấn mạnh : « Khi tặng giải cho Huỳnh Ngọc Chênh, chúng tôi muốn chuyển tải một thông điệp : Tự do thông tin quan trọng hơn là « hình ảnh Việt Nam » giả tạo mà chính quyền đang cố quảng bá. Về lâu dài, chính việc bảo vệ quyền tự do đó sẽ góp phần nâng cao sự tôn trọng của quốc tế đối với Việt Nam hơn là bất cứ những gì khác ».
*****
Nguồn:
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130322-phong-vien-khong-bien-gioi-phan-bac-chi-trich-cua-bao-nhan-dan-ve-giai-netizen

*********
Báo Nhân Dân đả kích những "thế lực thù địch": Thể hiện sinh động quyền làm chủ và trách nhiệm công dân(ND 18-3-13) -- Nêu đích danh RFA, BBC...  Tại sao những "thế lực thù địch" này chỉ săm soi vào Điều 4?  Vào phi chính tri hoá quân đội?

Bình luận - Phê phán
"Quay đầu lại là bờ"!
Báo Nhân dân

Thứ sáu, 22/03/2013
Từ nước ngoài quan sát một số nhân vật được các đài BBC, RFA, VOA,... cùng một nhóm người thi nhau ca ngợi trên internet, tác giả Tuyên Trần gửi tới Báo Nhân Dân bài Quay đầu lại là bờ. Bài viết gợi lên một số vấn đề đáng suy ngẫm, vì đề cập tới loại hiện tượng mà qua đó xem xét về bản chất, dường như những người có liên quan chưa tỉnh táo để điều chỉnh hành vi của mình. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Ở nước ngoài, mặc dù mỗi năm mấy lần về quê làm việc, thăm nom họ hàng, bà con lối xóm, làm thiện nguyện, nhưng những thông tin tôi biết về đất nước chủ yếu là thông qua internet. Ðọc trên mạng nhiều nên tôi rút ra một kinh nghiệm là, hễ thấy trang Việt ngữ của BBC, VOA, RFA,... biến người nào ở trong nước thành "người hùng" rồi liên tục phỏng vấn, kêu gọi ủng hộ, là y như rằng những người đó có vấn đề đáng ngờ. Dăm năm trước, họ xúm xít tung hô Bùi Kim Thành là "luật sư dân oan", tới khi Nhà nước Việt Nam đồng ý cho sang Mỹ thì bà này lộ nguyên hình là người thần kinh không bình thường, hiện ở Mỹ không ai dám dây dưa. Trần Khải Thanh Thủy cũng thế, chị này được họ ca ngợi như "người hùng", chị ta công khai than vãn: "điều không may của tôi là không được sống một ngày nào trong chế độ Việt Nam Cộng hòa" (!). Tới khi sang Mỹ, chị ta vội vàng lên RFA bày tỏ "tràn đầy lòng biết ơn nước Mỹ", đến lúc này mọi người mới biết chị ta là "đảng viên Việt Tân". Nguyễn Chính Kết ba hoa để tìm cách chuồn sang Mỹ, trong khi ông ta huyên thuyên chống cộng để lấy lòng đồng bọn, thì một người sinh sống tại nước Mỹ viết về ông ta thế này: "Ngày nay, Nguyễn Chính Kết đã chết thực, nghĩa là cái dũng và tinh thần của Nguyễn Chính Kết đã chết, dù thân xác của ông lang thang đó đây nơi xứ người, qua sự sai khiến của một nhóm muốn lợi dụng cái xác cò vơ cò vất như ma đói của ông"!

Mấy người gọi là "nhà dân chủ", "nhân sĩ, trí thức" sinh sống trong nước thì còn lắm trò hơn. Hôm nay họ ca ngợi nhau, ngày mai họ đã coi nhau như kẻ thù. Họ lên mạng mắng mỏ nhau như hát hay hoặc biến một người có ngôn ngữ, hành vi rất lưu manh trở thành "người hùng". Rồi họ dùng internet là chiến trường để nhiếc móc nhau lừa đảo, bới móc nhau biển thủ tiền bạc... Kể về họ thì không bao giờ hết chuyện lố bịch. Trong bài này tôi mượn mấy dòng của Kami - một blogger chưa bao giờ có thiện chí với Nhà nước Việt Nam, mới đây viết trên RFA Blog’s về hành vi của mấy người mà Kami "từng coi họ là những nhân sĩ trí thức yêu nước và những tấm gương tiêu biểu"(!) rằng: "Ðó là những việc làm thiếu bình tĩnh, thiếu suy nghĩ... Các vị nhân danh đấu tranh dân chủ mà còn cái thói tính gia trưởng trịch thượng, lúc nào cũng tự cho mình đúng thì làm sao có thể có đấu tranh cho dân chủ được?... Vẫn là sự suồng sã của con vẹt và thói hách dịch của kẻ bề trên và tự coi tầm hiểu biết của mình là chân lý bất biến"!

Gần đây, trên các trang mạng xã hội, báo chí, các đài Việt ngữ ở hải ngoại lại ra sức cổ súy, đăng tải các bài viết, phỏng vấn mấy nhân vật đã đưa ra ý kiến hết sức tùy tiện về việc Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Nguyễn Ðắc Kiên là một trong mấy người được họ biểu dương. Tôi rất thất vọng vì trong khi toàn dân rất nhiệt tình ủng hộ kế hoạch của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, một số người đang sống ở trong nước lại "hòa giọng" với một số cá nhân, tổ chức ở hải ngoại, đặc biệt là tại Mỹ, ra sức bài bác, đưa ra những đòi hỏi vô lý, thiển cận.

Tôi nghĩ, dù nấp dưới danh nghĩa nào thì những người tôn thờ chủ nghĩa cơ hội cũng không thể mãi mãi giấu mình. Trong tiến trình xã hội, trắng - đen, thiện - ác sẽ được làm sáng tỏ, ai là kẻ cơ hội, ai là người chân chính sẽ được đánh giá sòng phẳng. Ðọc một số bài báo tiếng Việt tại Mỹ ca ngợi Nguyễn Ðắc Kiên như "người hùng", tôi cũng chẳng lạ lẫm với việc ban phát "danh hiệu" đó, vì tiêu chí phong tặng của họ là chửi bới, kêu gọi loại bỏ sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền Việt Nam càng nhiều càng tốt. Ai cũng biết trong cuộc sống, việc phê bình, góp ý là rất cần thiết vì giúp hoàn thiện con người, phát triển xã hội. Tuy nhiên phê bình, góp ý không có nghĩa là tùy tiện nói những điều người được phê bình, góp ý không thể thực hiện trong hoàn cảnh cụ thể; hoặc phê bình, góp ý chỉ là phương tiện chứng tỏ mình hơn người, "dám nói" những điều mà mình cho rằng người khác "không dám nói", rồi mạt sát người khác.

Ðọc ý kiến của Nguyễn Ðắc Kiên, tôi ngạc nhiên với thái độ và hành văn xấc xược, ngạo mạn của anh này. Ðể "tri ân" những người đang tâng bốc mình, anh rất lố bịch khi viết rằng: "bất cứ ai là người Việt, còn có lương tri, còn nghĩ đến bổn phận làm con người trên thế gian này thì nên ký tên vào kiến nghị này"! Chẳng hóa ra nếu người thân của anh ta không tham gia ký tên sẽ là người hết lương tri, không biết nghĩ tới "bổn phận làm người" hay sao? Tôi còn thấy một điều không bình thường nữa là vào ngày 9-3-2013 tại tòa soạn báo Người Việt ở California, Trần Phong Vũ khoe "tủ sách Tiếng quê hương" đang nỗ lực in, phát hành một tác phẩm của Nguyễn Ðắc Kiên. Như vậy là chỉ nửa tháng sau khi Nguyễn Ðắc Kiên đăng bài chỉ trích (26-3-2012) "tủ sách Tiếng quê hương" đã có bản thảo cuốn sách này. Tại sao Nguyễn Ðắc Kiên sớm được "ưu ái" như vậy, hay là bài viết trên blog chỉ là cú "kích hoạt" cho động thái tiếp theo? Sống ở Mỹ, tôi không lạ gì "tủ sách Tiếng quê hương". Ðây là cơ sở do Uyên Thao - nhà văn chống cộng, tổ chức. Gần 20 năm qua, Uyên Thao với mấy cây viết ở hải ngoại duy trì "tủ sách Tiếng quê hương" theo tiêu chí: "Nối tiếp dòng văn học Việt Nam đã bị cộng sản hủy hoại ở trong nước. Ðồng thời để đưa tiếng nói của những người ở trong nước không nói được cho đồng bào và dư luận thế giới cùng biết về đất nước và con người Việt Nam dưới chế độ độc tài đảng trị của Cộng sản Việt Nam"!? Các ấn phẩm do "tủ sách Tiếng quê hương" in ra đều có nội dung nói xấu chế độ chính trị - xã hội ở trong nước, moi móc quá khứ, xuyên tạc, bịa đặt, kích thích tò mò, đưa ra loại tin tức không thể kiểm chứng, ra vẻ ta là người "trong cuộc" để bịp bợm người đọc,...! Tiêu chí của họ cụ thể như vậy, liệu "tác phẩm" của Nguyễn Ðắc Kiên có phải đáp ứng được các tiêu chí ấy hay không? Có lẽ chẳng phải chờ tới khi sách in ra mới có câu trả lời.

Phàm đã là "nhân sĩ, trí thức" luôn nói năng cẩn trọng, khiêm nhường. Họ không chỉ là người có tri thức, có đóng góp đối với xã hội, mà còn là người được giáo dục chu đáo, có thể làm gương cho người khác. Từ quan niệm như thế nhìn vào "hiện tượng Nguyễn Ðắc Kiên", tôi thấy những điều anh viết và nói hình như dựa trên cái tâm không trong sáng và từ những suy nghĩ lạc hướng? Nguyễn Ðắc Kiên còn trẻ, mong anh hãy suy nghĩ cho chín chắn trước khi hành động. Chí ít anh cũng nên tự hỏi tại sao những điều anh viết, anh nói lại được một số người vốn không nhận được thiện cảm của nhân dân cùng các tổ chức phản động ở hải ngoại ra sức khai thác, tâng bốc? "Quay đầu lại là bờ", dù có người sẽ bảo câu nói này đã nhàm chán, tôi vẫn muốn nhắc lại ở đây, vì thấy phù hợp với Nguyễn Ðắc Kiên.

Lúc theo ba mẹ sang Mỹ, tôi 17 tuổi. Sau nhiều năm học hành và làm việc, công việc kinh doanh của tôi dần dần khấm khá. Hơn mười năm trước, tôi bắt đầu tìm hiểu về quê hương, chủ yếu là qua internet. Thời gian đầu tôi tin vào điều các "nhà dân chủ" đã nói, vì tôi nghĩ đất nước như thế thì ba mẹ tôi mới ra đi. Tôi liên lạc với họ, về nước tôi gặp vài người. Tiếp xúc rồi, tôi bắt đầu thất vọng, vì không hiểu tại sao có người không làm việc gì, suốt ngày chỉ ngồi bên computer viết bài, rình mò chụp ảnh, nhặt nhạnh tin tức tiêu cực để đưa lên mạng nói xấu đất nước. Muốn đất nước phát triển mỗi người đều phải làm việc, ở đâu cũng vậy, dù ở Mỹ hay ở Việt Nam. Mỗi năm về nước vài lần, tôi vẫn luôn ngạc nhiên về tốc độ phát triển, về cuộc sống của đồng bào. Ba mẹ tôi đã già rồi, không đi xa được, nghe tôi kể về quê hương là rơm rớm nước mắt. Ba hỏi tôi: "Liệu ba mẹ có sai lầm khi bỏ nước ra đi?". Tôi không biết nói sao, chỉ an ủi ba: "Nghĩ về quê hương mà ba mẹ thấy bình an là vui rồi". Tôi kể lại chuyện của mình vì qua đây tôi muốn tâm sự một điều, Tổ quốc là của mọi người, nhưng mỗi người chỉ có quyền tự hào về Tổ quốc khi góp phần làm cho Tổ quốc giàu mạnh, hùng cường. Nhân đây xin được hỏi các "nhà dân chủ" và "nhân sĩ, trí thức" đã làm được gì cho Tổ quốc hay chưa? Chẳng nhẽ chỉ vì cái danh hão được làm "người hùng trên mạng" mà họ cho mình quyền miệt thị người khác không yêu nước như họ? Làm "người hùng trên mạng" như thế sẽ chẳng có gì đáng để tự hào, bởi "chiếc áo không làm nên thầy tu".

TUYÊN TRẦN

(Nước Mỹ, tháng 3-2013)

Ai hack Anh Ba Sàm? Mysterious Attack on a Vietnamese Blog (Asia Sentinel 18-3-13) -- Bài David Brown ◄◄


Chống "diễn biến hòa bình":
Quân đội trung lập về chính trị: Đừng mơ hồ (QĐND 17-3-13)

Những chính sách trong phòng máy lạnh (TVN 18-3-13) -- "Người cầm đầu chính phủ" đã than phiền như vậy trong lúc ngồi trong phòng máy lạnh.
Có một sự dân chủ hoá thầm lặng bên Tàu? China’s Hidden Democratization (Project Syndicate 15-3-13)

Dấu hiệu khởi sắc của Xã hội Dân sự tại Việt Nam hiện nay Đoàn Thanh Liêm
- Ngày Xuân nhớ bác Hoàng Tiến (ĐCV). – Tin về nhóm đến thăm cựu tù nhân Nguyễn Văn Túc (Nguyễn Tường Thụy).
Ký giả Trương Minh Đức nhận hàng trăm cuộc điện thoại sau bài viết trên Danlambao
Trương Minh Đức 20-3-2013
- Huỳnh Khánh Vy – Cái “tội” vì là con gái của người bất đồng chính kiến?! (Dân Luận).
- Bùi Tín: Tư cách người lãnh đạo (VOA’ blog).


*****************

-Bài phát biểu của Netizen Huỳnh Ngọc Chênh trong buổi trao giải Công Dân Mạng 2013 tại Paris.

Thưa toàn thể Qúy Vị.
Tôi thật sự bất ngờ khi có mặt tại buổi lễ hết sức trân trọng nầy. Vì ở đất nước tôi nhiều quyền tự do được hiến pháp công nhận nhưng vẫn bị nhà cầm quyền tìm cách nầy cách khác hạn chế. Trong vòng 2 năm trở lại đây có khá nhiều blogger không được phép đi ra nước ngoài để du lịch, để chữa bệnh, để dự hội thảo, hoặc để nhận các giải thưởng quốc tế như tôi mà không có lý do . Đó là các blogger Đào Hiếu, Người Buôn Gió, Nguyễn Hoàng Vi, JB Nguyễn Hữu Vinh, Huỳnh Trọng Hiếu, Uyên Vũ, Lê Quốc Quân


Netizen Huỳnh Ngọc Chênh và bà Lucie Morillon, giám đốc truyền thông RSF.
Do vậy sự có mặt của tôi ở đây là một bất ngờ. Có thể là do uy tín của Tổ chức Phóng viên không biên giới RSF cũng như của tập đoàn Google, là hai tổ chức đã sáng lập và bảo trợ cho giải thưởng cao quý nầy. Và cũng có thể là do những cuộc vận động đấu tranh cho nhân quyền, cho dân chủ ở nước tôi đang diễn ra khá sôi động thông qua việc góp ý sửa đổi hiến pháp đã có những tác dụng nhất định lên giới cầm quyền.
Xin nói thêm về cuộc vận động đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ đang diễn ra khá mạnh mẽ ở đất nước tôi. Cách đây ba năm, khi blogger, luật sư Cù Huy Hà Vũ  qua các bài viết đề nghị đa đảng để dân chủ hóa, liền bị kết án 7 năm tù, thì nay, khi tôi có mặt ở đây, bên nước tôi đã có nhiều tổ chức với tổng số gần 20 ngàn người ký tên vào các bản kiến nghị yêu cầu xóa bỏ điều bốn trong hiến pháp và yêu cầu đa đảng mà không phải e dè sợ hãi.
Điều gì đã làm nên sự kỳ diệu nầy. Ấy là mạng internet. Mạng internet đã giúp người dân chúng tôi nói lên tiếng nói và nguyện vọng đích thực của họ trong hoàn cảnh tự do ngôn luận bị bóp nghẹt.
Như quý vị đã biết ở đất nước tôi không hề có báo tư nhân, chỉ có cơ quan của nhà nước hoặc của đảng cầm quyền mới được ra báo và lập đài phát thanh – truyền hình. Do vậy 700 cơ quan báo đài đều nằm dưới quyền kiểm soát của những đảng viên CS tin cậy. Thông tin đăng tải trên các cơ quan báo đài ấy đi theo định hướng của đảng cầm quyền. Tiếng nói và nguyện vọng của nhiều người dân vì thế mà không có nơi để xuất hiện.
May thay mạng internet xuất hiện và các blogger ra đời. Ban đầu các blogger tiên phong tuy còn rất ít ỏi  nhưng họ là những mũi kim nhọn đâm những lỗ thủng đầu tiên vào bức màng bưng bít thông tin ở đất nước tôi. Và nhiều người trong số họ phải trả giá cho sự dũng cảm ấy, họ đã và đang bị ngồi trong nhà tù, trong trại cải tạo, bị quản thúc và thậm chí bị cưỡng bức vào nhà thương điên nữa. Đó là các blogger và các nhà đấu tranh dân chủ ôn hòa: Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Đan Quế, Phạm Bá Hải, Nguyễn Văn Đài, Hà sỹ Phu, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo cự,  Cù Huy Hà Vũ, Đỗ thị Minh Hạnh, Bùi thị Minh Hằng, Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần, Điếu cày Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải, Phạm Minh Hoàng, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Trần Anh Kim, Nhạc sỹ Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Lê Anh Hùng,…. Và lớp trẻ sau nầy như Nguyễn Phương UyênPaul Lê sơn và nhóm thanh niên công giáo ở Vinh…
Những hy sinh ấy đã không uổng công. Ngày nay những blogger và những người đấu tranh cho dân chủ đã phát triển lên thành một lực lượng lớn mạnh và rộng khắp mà nhà cầm quyền không thể nào ngăn cản nổi. Hai vạn chữ ký và sẽ còn nhiều hơn nữa đòi xóa bỏ điều bốn đã nói lên điều đó. Hàng trăm trang blog cổ xúy cho đổi mới, cổ xúy tự do ngôn luận, cổ xúy dân chủ thu hút lượng người đọc khổng lồ và kết nối với nhau thành một hệ thống báo chí mà chúng tôi gọi là báo lề dân, tồn tại lớn mạnh song song bên cạnh hệ thống báo chí do nhà nước kiểm soát được gọi là báo lề đảng.
Trong cái nền vững vàng ấy tôi được phát triển lên. Những lá phiếu từ khắp nơi trên thế giới bầu cho tôi để tôi trở thành công dân mạng chính là những lá phiếu dành cho phong trào đấu tranh cho quyền công dân trong đó có quyền tự do ngôn luận đang lớn mạnh lên hàng ngày trên đất nước chúng tôi.
Xin dành vinh quang nầy cho những người đi tiên phong đã và đang bị trả giá trong nhà tù và cho tất cả những người bạn đồng hành của tôi đã giúp đỡ và tạo đà cho tôi.
-          Để nhận được giải thưởng cao quý nầy, tôi đã nhận được sự ủng hộ của các blogger, các bạn trẻ yêu nước tại VN cũng như các bạn khác tại hải ngoại. Những lá phiếu các bạn dành cho tôi chính là những lá phiếu góp phần động viên một phong trào đang vươn lên lớn mạnh ở VN, phong trào của những người viết báo tự do, những người sẵn sàng đối đầu với những khó khăn để đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận chính đáng. Cám ơn các cơ quan truyền thông như VOA, BBC, RFI, RFA, SBTN…đã tích cực đưa tin và viết bài về tôi cũng như về sự kiện bầu chọn công dân mạng, nhờ vậy mà giải thưởng lần nầy đã gây ra tiếng vang rộng lớn tạo ra nguồn động viên to lớn cho phong trào đấu tranh cho sự tiến bộ ở trong nước tôi.
-          Riêng với cá nhân tôi, từ khi nhận được giải thưởng cao quý nầy tôi đã cảm nhận được sự tin yêu của bạn đọc khắp nơi dành cho blog huỳnh ngọc chênh của tôi. Sau khi được tin tôi trúng giải thưởng netizen, số lượt người vào đọc hàng ngày tăng từ 15 ngàn lên 20, có khi 25 ngàn lượt .
-          Cám ơn tập đoàn Google, tập đoàn về mạng to lớn, phủ khắp toan cầu, là kho tri thức khổng lồ mà những người viết báo chúng tôi luôn cần đến. Thật xứng đáng khi Google đã kết hợp với RSF tổ chức ra giải thưởng cao quý nầy để hàng năm trao cho những người hoạt động vì sự tự do báo chí trên toàn cầu thông qua hệ thống mạng internet.
-          Xin chân thành cám ơn tổ chức RSF, đã có mạng lưới rộng lớn trên toàn thế giới, là chỗ dựa quan trọng cho những người cầm bút tự do, nhất là những nhà báo trong những đất nước bị bóp nghẹt tự do ngôn luận. Giải RSF là nguồn động viên to lớn cho những blogger ấy.
-          Cám ơn bà bộ trưởng truyền thông Pháp Fleur Pellerin người đại diện cho chính quyền Pháp có mặt tại buồi lễ nầy. Sự có mặt của bà là một vinh dự rất lớn cho buổi lễ. Chúc bà sức khỏe. Chúc nước Pháp mãi mãi là ngọn cờ đi đầu trong việc đấu tranh cho quyền của con người.
Paris, 12/3/2013 
Huỳnh Ngọc Chênh (Defend the Defenders)
***

NETIZEN HUYNH NGOC CHENH’S REMARKS TO THE RSF’S AWARD CEREMONY ON MAR 12, 2013

Translated by Me Nam (Defend the Defenders)
Ladies and gentlemen,
It is a surprise and a pleasure to be here at this honorable ceremony today, just because, in my country, many rights are recognized under the constitution but the authorities have restricted them by all means. Over the past two years, many bloggers have not allowed to travel abroad for tourism, health cares, conferences or receiving the international prizes, like myself, without any proper reason. They are blogger Dao Hieu, Nguoi Buon Gio, Nguyen Hoang Vi, JB Nguyen Huu Vinh, Huynh Trong Hieu, Uyen Vu, Le Quoc Quan…
Therefore it is a big surprise for me to be here. Perhaps, its reason may be the prestige of RSF and Google Inc. who are the founder and the sponsor of this worthy award. And also it may be the lively outcome of campaigns for human rights and democracy in my country as the result of petitioning amendments of the constitution, which has had a certain effect on the authorities.
By the way, I would like to say more about the campaign for democracy and human rights which has been happening actively in my country. Three years ago, blogger and lawyer Cu Huy Ha Vu wrote articles to call for a multi-party system to democratize, he soon was sentenced up to 7 years in prison. Nowadays, I am here to witness a number of organizations with nearly twenty thousands of signatories in the petition calling for abolishing Article 4 of the constitution and pluralism, multi-party system without such fear.
What has made this magic thing? it is the internet. Internet network helps our people raising our concerns and real aspiration in the circumstance of freedom of expression is stifled.
As you know,  there is non-existence of private press, only the organs of the state or of the party who can make publications and establish radio or television stations.  So 700 media agencies are under the control of reliable Communists. The information on such media reflects the guideline of the ruling party. The voice and aspiration of people have no place to express. Fortunately, internet is born.
There are only a few bloggers at first, but they are the sharp needles to pierce the curtain of information suppression in Vietnam. Many people among them had paid a price for such bravery. They have been behind the bars, in re-education camps, under administrative probation or even forced to the mental centers. They are Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Đan Quế, Phạm Bá Hải, Nguyễn Văn Đài, Hà sỹ Phu, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự,  Cù huy Hà Vũ, Đỗ thị Minh Hạnh, Bùi thị Minh Hằng, Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần, Điếu cày Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải, Phạm Minh Hoàng, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Trần Anh Kim, Nhạc sỹ Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Lê Anh Hùng…
Their sacrifice is not a waste of effort. At the present, bloggers and pro-democracy activists
 have developed  to a strong force nationwide that the authorities can no longer hold back. It is evident that there is twenty thousands of signatories to call for elimination of  the said Article 4. Hundreds of websites, blogs are promoting reform, freedom of expression, democracy, which have been attracting an uncountable number of readers, linking to form a media network called as the people-oriented newspapers (bao le dan), which co-exists parallelly with the state-run media called the party-oriented newspapers (bao le dang).
In that concrete sphere I am given strength. The votes from around the world that you cast for me are the votes for the movement of struggle for civil rights, including freedom of expression that is increasingly developing.
Please offer this honor to the pioneers who have been paying their price in prisons and to all my colleagues who have helped and supported me.
In order to win over this worthy prize, I have received the support of bloggers, patriotic youths in Vietnam and overseas. The votes you cast for me are the votes contributed to encourage for a growing movement – a movement of independent journalists, who are ready to confront with difficulties to gain the justified right to freedom of expression. Thanks to communication media such as VOA, BBC, RFA, FRI, SBTN, etc. They have actively made media attention  about me and voting for Netizen. It triggered an good effect on the movement to progress in my country.
Personally when receiving the honorable award, I have felt the love and the trust that readers placed on my blog. The daily total number of readers increased from fifteen thousands to twenty even twenty five thousands.
Thanks to Google Inc. who owns a huge networks around the world. Google now is a great stock of knowledge  that news providers like us always need when typing on the keyboard to write articles. It deserves to Google together with RSF organizing the annual award for those who operates online journalism.
Sincere thanks to RSF, who has a vast network all over the world, is a very important base for free bloggers like us to more easily cope with numerous dangers. The RSF’s Netizen award is a great encouragement for bloggers in countries with limited freedom of speech as our country.
Deep thanks to FRANCE’S digital economy minister Fleur Pellerin, the representative of French government is present here at this award ceremony. Your presence is an honor to the ceremony. I wish you good health! Wish France always being a leading flag in struggle for human rights!
Paris, Mar 12, 2013 – Huynh Ngoc Chenh.

PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI TRAO GIẢI THƯỞNG CHO BLOGGER HUỲNH NGỌC CHÊNHRSF – Paris, 7/3/2013 – Phóng viên Không Biên giới, với sự hỗ trợ từ Google, vào thứ năm này trao giải thưởng Netizen của năm 2013 cho blogger Huỳnh Ngọc Chênh.

-
Phóng viên Không Biên giới đã chọn các ứng cử viên và hơn 40 000 người sử dụng Internet truy cập trang web YouTube từ khắp nơi trên thế giới. Họ chọn người chiến thắng trên trang You Tube của RSF. Lễ trao giải sẽ diễn ra tại Paris vào ngày 12 tháng 3 tại văn phòng của Google nhân dịp Ngày Thế giới chống lại kiểm duyệt online.
Huỳnh Ngọc Chênh là một trong những blogger có ảnh hưởng lớn nhất của Việt Nam. Blog của ông thu hút khoảng 15 000 khách truy cập mỗi ngày, mặc dù người đọc phải sử dụng phần mềm để phá vỡ kiểm duyệt để truy cập. Ông Chênh chỉ trích chính phủ và bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Ông tập trung vào các vấn đề dân chủ, nhân quyền và tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhà chức trách đã đe dọa ông nhiều lần vì các bài báo và cảnh sát theo dõi thông tin liên lạc của ông.
“Giải thưởng này tạo một nguồn cảm hứng cho tôi cũng như cho tất cả các blogger, nhà báo độc lập ở Việt Nam, những người phải đối mặt với những hạn chế về quyền tự do ngôn luận”, Huỳnh Ngọc Chênh cho biết qua điện thoại từ Sài Gòn. “Nó thể hiện sự hỗ trợ của cộng đồng thế giới và sẽ làm cho chúng tôi cam đảm hơn trong việc nói lên tiếng của mình và tiếp tục cuộc đấu tranh của chúng tôi cho tự do thông tin. Nó sẽ giúp mọi người bớt sợ hãi và nói ra”.
Việt Nam đang nằm trong danh sách “Kẻ thù của Internet” của Phóng viên không biên giới và đứng thứ 172 trong số 179 quốc gia theo Chỉ số Tự do báo chí thé giới mới nhất. Các blogger và các cư dân mạng khác đang phải đối mặt với đàn áp dữ dội. Thân nhân của họ cũng bị sách nhiễu và bị đe dọa. Các nhà chức trách đã tăng cường các nỗ lực để giám sát và loại bỏ các nội dung “nhạy cảm”. Ngày 09 tháng 1, 14 nhà bất đồng chính kiến ​​- trong đó có 8 blogger và các nhà báo công dân – đã bị kết án tù từ 3-13 năm.
Với 31 blogger và các nhà báo công dân hiện bị cầm tù, Việt Nam là nhà tù lớn thứ ba trên thế giới cho cư dân mạng sau Trung Quốc và Oman.
“Chúng tôi xin trao giải thưởng cho một blogger Việt Nam dũng cảm và qua đó xác nhận các hoạt động của những người đưa tin trực tuyến đang ở trong một quốc gia được đánh dấu bởi sự kiểm duyệt hà khắc và giám sát ngày càng tăng đối với các nhà bất đồng chính kiến” Phóng viên Không Biên giới, Tổng thư ký Christophe Deloire nói.
“Bất chấp rủi ro, các blogger và cư dân mạng tiếp tục đưa tin đến đồng bào họ. Ở Việt Nam, hiện tại họ lấp đầy khoảng trống để lại bởi các phương tiện truyền thông nhà nước, vốn bị kiểm soát rất nghiêm ngặt và thể hiện quan điểm của chính phủ. Bằng cách giải quyết chủ đề rất nhạy cảm, nhưng vì lợi ích chung, Huỳnh Ngọc Chênh tác động tự do thông tin để thúc đẩy tiến bộ trong đất nước của ông. Ông là một ví dụ cho các cư dân mạng trên khắp thế giới để làm theo. “
Ngày nay, theo Google, khoảng 40 quốc gia đang tham gia việc kiểm duyệt Internet. Google là công ty đầu tiên để xuất bản một báo cáo minh bạch cho thấy dòng chảy của thông tin từ các chương trình và dịch vụ của chúng tôi bị gián đoạn. Google cũng là một thành viên sáng lập của Sáng kiến ​​Mạng lưới Toàn cầu, một tổ chức nhiều bên liên quan – bao gồm cả bên nhân quyền và các nhóm tự do báo chí, các nhà đầu tư, các học giả, và các công ty mà các thành viên cam kết bảo vệ tự do ngôn luận online.
“Chúng tôi tự hào để hỗ trợ chức Phóng viên Không Biên giới với giải thưởng quan trọng này, nó nhấn mạnh sức ép mà nhiều quốc gia trên thế giới đặt trên Internet”, ông William Echikson, Trưởng ban Tự do ngôn luận ở châu Âu, châu Phi và Trung Đông của Google nói ” Sản phẩm của chúng tôi – từ tìm kiếm và Blogger đến YouTube và Google Docs – đã bị chặn ở hơn 
 25 
 trong số 150  quốc gia
 nơi 
 chúng tôi phục vụ các dịch vụ của chúng tôi. Các sáng kiến ​​như Giải thưởng Netizen tỏa ra một ánh sáng lên những người dám đứng lên ủng hộ cho quyền tự do ngôn luận online “.
Phóng viên Không Biên giới đã phát động Ngày Thế giới Chống kiểm duyệt online từ năm 2008 để bảo vệ quyền tự do truy cập internet cho tất cả mọi người. Google đã hợp tác với Phóng viên Không biên giới trong năm 2010 để trao giải Netizen hàng năm, một giải dành cho người sử dụng mạng, blogger hay người bất đồng chính kiến online ​​đã thể hiện xuất sắc bằng sự  biện hộ của họ về tự do ngôn luận online.
Phóng viên Không Biên giới sẽ phát hành vào ngày 12 tháng 3 năm 2013 báo cáo “Kẻ thù của Internet”, một chuyên đề đặc biệt dành riêng cho giám sát online, nó đưa ra một lô các quốc gia và các công ty.
Bản dịch của Defend the Defenders
*Source RSF....
http://vietnamhumanrightsdefenders.wordpress.com/2013/03/08/phong-vien-khong-bien-gioi-trao-giai-thuong-cho-blogger-huynh-ngoc-chenh/#more-1762

-Vì tự do ngôn luận hãy bầu cho Huỳnh Ngọc Chênh.

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế


Vào link này:

https://www.youtube.com/netizen2013?x=us-en_showcase_73_7

Hãy bầu cho Huỳnh Ngọc Chênh – chi còn chưa đầy 24 giờ nữa thì cuộc bầu cử kết thúc



Blogger Huỳnh Ngọc Chênh của Việt Nam được đề cử giải Công Dân Mạng 2013 ( Netizen Of The Year 2013), đứng lên cho quyền tự do ngôn luận của tổ chức phóng viên có uy tín quốc tế, Reporters Sans Frontìères (Phóng Viên Không Biên Giới)

Hãy chuyển thông tin này đi khắp nơi và cùng bầu cho nhà báo yêu nước. Ban giám khảo của tổ chức quốc tế Phóng Viên Không Biên Giới sẽ dựa trên lá phiếu bầu của các bạn để đưa ra kết quả cuối cùng của giải Công Dân Mạng 2013 tranh đấu cho Tự Do Thông Tin.

Hãy vote để mang danh dự này về cho phong trào đòi tự do ngôn luận tại Việt Nam.

Netcitizen 2013 do Reporters Sans Frontières (Phóng Viên Không Biên Giới) có trụ sở trung ương tại Paris tổ chức bầu chọn. Mọi người quan tâm trên toàn thế giời đều có thể tham gia bầu chọn.

Hãy bầu cho nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh bằng cách vào link Youtube sau đây do Reporters Sans Frontières thực hiện và ấn vào chữ VOTE bên dưới của cái video clip:

https://www.youtube.com/netizen2013?x=us-en_showcase_73_7

Xin vui lòng chuyển đi rộng rãi và vận động bạn bè bầu cho Huỳnh Ngọc Chênh.


Huynh Ngoc Chenh, journalist, Vietnam
netizen2013.thismoment.com
Reporters Without Borders promotes and defends freedom to inform and be informed in all five continents.

-Blogger Huỳnh Ngọc Chênh được đề cử giải Netizen 2013 của Tổ chức Phóng viên không biên giới
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh, một trong những blogger có ảnh hưởng nhất tại VN, không do dự khi chỉ trích chính phủ và bảo vệ quyền tự do ngôn luận.


Sinh năm 1952 tại tỉnh miền trung Đà Nẵng, anh Chênh làm việc cho báo Thanh Niên vào 1992, bắt đầu từ phóng viên, lên dần đến các vị trí cấp cao và cho đến khi về hưu vào tháng 4/2012. Anh khởi sự viết blog trên nền Yahoo 360 vào năm 2008 trước khi nhảy vào thế giới blogspot năm 2011.

Anh viết về dân chủ, nhân quyền và các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo ở Biển Đông. Blog của anh hiện tại có 15 000 lượt đọc mỗi ngày mặc dù nó bị chặn ở VN. Người dùng internet ở VN phải dùng chương trình vượt tường lửa để vượt qua kiểm duyệt và đọc blog của anh. Khi còn là một phóng viên, anh đã từng bị chính quyền cảnh báo về những gì anh viết trên bog và blog nhiều khi cũng bị buộc phải đóng.

Rời khỏi tòa báo, anh có nhiều thời gian hơn để viết, điều này cũng dẫn đến nhiều quấy nhiễu và đe dọa từ chính quyền. Hiện tại anh bị bám đuôi theo dõi, điện thoại thì bị nghe lén. Vào ngày 9/12/2012 anh bị ngăn chặn không cho tham gia cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn mà nó được tổ chức bởi một số viên chức nhà nước.

Bất chấp mọi vấn đề, anh tiếp tục viết và trả lời các câu hỏi từ báo đài nước ngoài về những chủ để nhạy cảm ở VN.

***

Huỳnh Ngọc Chênh, ứng cử viên khu vực Đông Á duy nhât, là một trong 9 người được đề cử giải Netizen 2013 của RSF và Google kết hợp.

Giải Netizen của Tổ chức Phóng viện không biên giới (RSF) ra đời vào năm 2008, nhằm kêu gọi ủng hộ tự do tiếp cận internet mà không bị giới hạn, kiểm duyệt. Đó là cuộc đấu tranh đòi tự do ngôn luận online.

Để thu hút hoạt động online, lần đầu tiên năm nay, người thắng giải sẽ được chọn dựa vào kết quả số phiếu bầu chọn online cao nhất. Cuộc bầu chọn online kéo dài từ 27/2/2013 đến hết ngày 5/3/2013. Kết quả sẽ được công bố ngày 7/3 và người thắng giải sẽ được mời đến Trụ sở văn phòng Google tại Paris để tham dự lễ nhận giải vào Ngày Thế giới Chống kiểm duyệt Internet 12/3/2013, với số tiền thưởng 2500 euro.

Để bầu chọn cho blogger Huỳnh Ngọc Chênh, các bạn vào link này, sau đó bấm vào biểu tượng VOTE (xem hình).

*Lưu ý: mỗi máy chỉ tính được 1 phiếu bầu (vote) do căn cứ vào số IP của mạng.

Defend the Defenders
*************
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh được đề cử Giải Công dân Mạng 2013
Một trong những blogger có nhiều ảnh hưởng tại Việt Nam, ông Huỳnh Ngọc Chênh, được đề cử giải thưởng Công dân Mạng 2013.

Đây là giải thưởng quốc tế do tổ chức bảo vệ nhân quyền mang tên Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Pháp phối hợp với đại công ty internet Google tổ chức hằng năm nhằm đánh động sự quan tâm của mọi người về nhu cầu cần phải bảo vệ quyền tự do bày tỏ quan điểm trên mạng internet qua việc vinh danh những ngòi bút mạng đã bất chấp sự đàn áp, can đảm đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền tại các nước trên thế giới.  


Blogger Huỳnh Ngọc Chênh sinh năm 1952 tại Đà Nẵng, làm việc cho báo Thanh Niên từ năm 1992 đến khi về hưu vào tháng tư năm ngoái.

Ông bắt đầu viết blog từ năm 2008. Các bài blog của ông về dân chủ, nhân quyền, vấn đề Biển Đông, và các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược thu hút đông đảo độc giả trong và ngoài nước.

Tôi là chủ một trang blog mà tôi viết cũng hơi nặng nề, nên cũng có thể tôi ở trong danh sách ‘tế nhị’. Vì vậy, nếu được giải thưởng đó thì vinh dự, nhưng cũng có đôi chút lo lo. Lo không phải vì sợ mình bị này khác, nhưng lo là mình không có điều kiện để được viết lách nữa...
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh.

Dù trang blog của ông thường bị nhà nước khóa chặn, nhưng hiện mỗi ngày vẫn có chừng 15.000 người đọc ghé thăm.

Từ hồi còn làm ký giả cho báo Thanh Niên, ông từng bị cảnh cáo về nội dung các bài viết mà ông đăng tải trên nhật ký điện tử cá nhân và các trang blog trước nay của ông đã nhiều lần bị buộc phải đóng cửa.   

Trong phần mô tả về blogger Huỳnh Ngọc Chênh của Việt Nam, tổ chức Phóng viên Không biên giới nói những bài blog trên trang cá nhân của ông Chênh cũng là nguyên nhân của các cuộc sách nhiễu, đe dọa, theo dõi, nghe lén điện thoại từ phía chính quyền đối với chính tác giả.  

RSF nói 9 ứng cử viên của Giải Công dân Mạng năm nay trong đó có blogger Huỳnh Ngọc Chênh được đề cử vì những nỗ lực bất chấp rủi ro, góp phần bảo vệ và thăng tiến quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận, và tự do internet của công dân trên toàn cầu.

Chia sẻ cảm nghĩ với VOA Việt ngữ, blogger Huỳnh Ngọc Chênh nói ông ngạc nhiên khi biết tin mình được đề cử giải thưởng quốc tế này:

“Cũng hơi bất ngờ vì mình cũng không nghĩ là được đề cử như vậy. Cũng cảm thấy vinh dự lắm, nhưng nghĩ rằng nhiều người khác còn xứng đáng hơn. Tôi là chủ một trang blog mà tôi viết cũng hơi nặng nề, nên cũng có thể tôi ở trong danh sách ‘tế nhị’. Vì vậy, nếu được giải thưởng đó thì vinh dự, nhưng cũng có đôi chút lo lo. Lo không phải vì sợ mình bị này khác, nhưng lo là mình không có điều kiện để được viết lách nữa.”

Để khuyến khích sự quan tâm của cộng đồng mạng thế giới, năm nay lần đầu tiên người đoạt Giải Công dân Mạng sẽ do cư dân mạng khắp nơi bình chọn.  

Kể từ ngày 27/2 đến hết ngày 5/3, người dùng net trên toàn cầu có thể bỏ phiếu cho các ứng viên được RSF đề cử trên trang web của tổ chức Phóng viên Không biên giới.

Ứng cử viên nhận được nhiều phiếu bình chọn nhất sẽ được công bố vào ngày 7/3, và sau đó được mời sang dự lễ trao giải tại trụ sở của công ty Google ở Paris (Pháp) vào ngày 12/3.

Giải thưởng thường niên khởi sự từ năm 2008 này thường được trao vào 12/3 hằng năm để kỷ niệm Ngày Thế giới Chống lại Sự kiểm duyệt trên mạng.

-- Blogger Huỳnh Ngọc Chênh được đề cử giải thưởng công dân mạng (RFA).-Blogger Huỳnh Ngọc Chênh được đề cử giải thưởng công dân mạng
Nhà báo, blogger Huỳnh Ngọc Chênh của Việt Nam được đề cử giải Netizen của Tổ chức Phóng viên Không biên giới RSF năm 2013. Đây là giải thưởng tự do ngôn luận được công ty Google yễm trợ với mục đích kêu gọi mọi người trên khắp thế giới ủng hộ tự do tiếp cận internet mà không bị giới hạn, kiểm duyệt.

– Phỏng vấn ông Huỳnh Ngọc Chênh: ‘Nhà báo VN nghĩ mà không dám nói’ (BBC). – Blogger VN được đề cử giải Netizen 2013 (BBC). – MỘT XÃ HỘI NGẬP TRÀN NỖI SỢ(Bùi Văn Bồng). - Thánh lễ cầu Bình An cho gia đình luật sư Lê Quốc Quân (Chuacuuthe).- Lê Anh Hùng: THƯ KHẨN GỬI ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI DƯƠNG TRUNG QUỐC (Nguyễn Tường Thụy). – Video: Cô Phương Anh, vợ Lê Anh Hùng, kể lại bị bắt cóc (Nguyễn Tường Thụy).
- Đảng và nhà nước ĐÃ ĐẾN LÚC BIẾT SỢ? (Hồ Hải).

'Thiệt thòi' vì viết về tự do ngôn luận

Đại sứ du lịch VN 'phải nổi tiếng'

Tổng số lượt xem trang