Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

Bỏ đi hoặc Lên tiếng? Trung tướng Phạm Quý Ngọ: “Nổ súng với tội phạm chứ không nổ súng tràn lan”


Ngô Nhân Dụng
Friday, March 22, 2013 7:02:06 PM

Thí dụ chúng ta đến ăn ở một cửa hàng mà thấy thức ăn thì dở, nhân viên thì không thèm nghe khách nói, và ruồi nhặng tùm lum, quý vị sẽ làm gì? Nhiều khi phải cố nuốt cho xong bữa. Nhưng bình thường thì người ta sẽ quyết định, hoặc từ nay cạch đến già không đến đây ăn nữa, hoặc mời chủ tiệm ra, lên tiếng than phiền hay là phản đối.

Nhà kinh tế Albert Hirschman, mới qua đời cuối năm 2012, đã viết một cuốn sách bàn về các “phản ứng” của người tiêu thụ, với nhan đề là: “Exit, Voice and Loyalty” (Bỏ đi, Lên tiếng và Thủy chung); với tựa nhỏ: “Responses to Decline in Firms, Organizations, and States” (Phản ứng trước sự Suy đồi của các Xí nghiệp, Tổ chức, và Quốc gia).

Cuốn sách in năm 1970, đến năm 1989 bỗng được nhắc nhở lại trong thế giới chính trị học. Vì nhiều người thấy hiện tượng “Bỏ đi hoặc Lên tiếng” cũng diễn ra ở Ðông Ðức. Mô hình của Hirschman có thể giải thích sự sụp đổ của chế độ cộng sản tại Cộng Hòa Dân Chủ Ðức.


Trong cuốn sách trên, Hirschman trình bày hai cách phản ứng của con người khi bất bình với một xí nghiệp cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ không xứng đáng, hay với một tổ chức và quốc gia không đáp ứng những ước vọng của tham dự. Thứ nhất là chỉ “bỏ đi” mà không cần nghĩ tới nó nữa; người tiêu thụ đi mua hàng nhãn hiệu khác; dân một nước đi di cư. Thứ nhì là “lên tiếng” ở ngay trong tổ chức để mong nó thay đổi; hoặc đề nghị chính quyền thực hiện các chính sách đúng lòng dân. Những người muốn thủy chung thường không nghiêng về giải pháp bỏ đi, họ ở lại và cố gắng cải thiện.

Hirschman nhận xét hành động bỏ đi thường là quyết định có tính chất cá nhân; còn việc lên tiếng thường có tính tập thể, vì công ích hơn là tư lợi. Ông phân tích tác động của hành động bỏ đi trên khuynh hướng lên tiếng, và ngược lại. Khi biết có thể đi ăn ở tiệm phở khác được thì khách hàng chẳng cần phải lên tiếng chê hàng phở nấu dở. Cũng vậy, khi người dân một nước có thể di cư sang nước khác dễ dàng thì họ cũng không quan tâm đến việc đòi hỏi chính quyền phải đưa ra những chính sách hợp ý dân hơn. Cả hai lựa chọn đều thể hiện khát vọng tự do, cho nên các chế độ phủ nhận quyền tự do của dân có thể nới rộng hoặc thắt chặt hai chính sách cùng một lúc; và việc thả lỏng trong phạm vi này có thể kích động nhu cầu đòi phải nới rộng trong phạm vi khác. Cũng giống như khi một xí nghiệp biết khách hàng có thể chọn mua của xí nghiệp khác thì họ cũng sẵn sàng hỏi ý kiến người tiêu thụ để tự cải tiến dịch vụ hay sản phẩm.

Trong trường hợp các nước cộng sản, thả lỏng cho người dân di cư, hoặc chính quyền nấp đằng sau việc tổ chức di cư, là một cách để giảm bớt số tiếng nói phản kháng có thể cất lên. Nhưng hai lựa chọn bỏ đi hay lên tiếng tác động nhau khiến cho chính sách thả lỏng di dân khiến cho nhiều người lên tiếng mạnh mẽ hơn. Như tại Ðông Ðức trước năm 1989, hai loại hành động của người dân chán ghét chế độ cộng sản đã hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau. Sau khi chính phủ Hungary (cộng sản) mở cửa biên giới với nước Áo (tự do và trung lập) vào đầu Tháng Năm 1989, hàng ngàn người Ðông Ðức (cộng sản) đã qua Hungary để tìm đường sang Áo, rồi từ đó vào tị nạn tại Tây Ðức (tự do). Ðến cuối Tháng Chín, đã có hơn 30,000 người theo con đường đó, khiến chính quyền cộng sản phải đóng cửa biên giới với Hungary; nhưng người dân vẫn biết cách tìm đường chui mà đi.

Người dân Ðông Ðức được tự do bỏ đi trong một thời gian, chính hành động này thay đổi cả cách họ nhìn thế giới và nhìn chế độ đang cai trị họ. Một khi cảm thấy được tự do hơn để lựa chọn giữa hai đường Bỏ đi (Abwandern), hay Lên tiếng (Widersprechen), người ta bỗng dưng thấy tự do là một điều đáng mơ ước, thấy trên thế giới này con người có thể còn rất nhiều thứ để lựa chọn nếu được tự do. Người dân bình thường chưa hề nghĩ tới việc bỏ đi hay là lên tiếng cũng chịu ảnh hưởng trước quyết định của những người khác. Tự nhiên, ai cũng ý thức được “tư cách người lớn” của mình, không ai chấp nhận sống dưới sự chỉ huy ngặt nghèo của một chế độ coi dân chúng như trẻ con nữa. Nhiều người quyết định không bỏ đi mà phải lên tiếng. Vì công ích chứ không phải vì mình. Mỗi ngày họ càng đông hơn. Họ đánh thức cả một dân tộc.

Năm 1990, Hirschman trở lại Berlin, sống một năm ở quê hương mà ông đã phải bỏ ra đi năm 18 tuổi. Suy nghĩ về mô hình cũ của mình, ông nhận thấy các biến cố đưa tới sự sụp đổ của Bức Tường cho chúng ta một bài học: Hành động Bỏ đi có thể tác động tác trên hành động Lên tiếng, vì có nhiều người bỏ đi nên càng thêm có nhiều người lên tiếng, chính vì nhiều người bỏ đi nên cường độ lên tiếng càng mạnh mẽ hơn! Cả hai loại quyết định đó đã hỗ trợ lẫn nhau đưa tới cảnh chế độ cộng sản sụp đổ.

Có thể dùng mô hình “Exit, Voice and Loyalty” của Hirschman để nhận định về tình trạng nước ta hay không? Chế độ cộng sản ở Việt Nam trước đây 30 năm từng cho tổ chức những vụ “vượt biên bán chính thức” để thu tiền “bán bến.” Nhiều cán bộ cộng sản đã làm giầu nhờ chủ trương này; nhưng đó cũng là một cách để giảm bớt số người “lên tiếng,” khi mở ra cho họ con đường “bỏ đi.” Những người đang “lên tiếng” chống chế độ bây giờ cũng được khuyến khích “bỏ đi” trước khi họ tạo thêm ảnh hưởng.

Ngày nay, còn những người thuộc loại “có của” cũng mới được thả cho “bỏ đi.” Bởi vì nếu còn ở trong nước nhiều người sẽ có ngày phải “lên tiếng” đòi những quyền tự do họ cần được hưởng. Có nhiều lý do khiến những người có tiền có của sẽ tới lúc cũng muốn “lên tiếng.” Thứ nhất, họ thấy rằng tài sản mình tạo ra chỉ được bảo đảm nếu xã hội sống trong luật pháp. Người ta sẽ sợ phải tiếp tục sống với bọn cường hào tự tung tự tác, muốn làm gì thì làm; như đã xẩy ra trong cảnh anh Nguyễn Tuấn Anh mới chết oan khuất ở Vĩnh Phúc. Ðến mạng người mà chúng còn không kiêng nể thì thử hỏi có cái gì khác được an toàn trong một đất nước do đám này “lãnh đạo?” Nhưng người ta cũng còn những nhu cầu tự do khác, ngoài quyền được sống trong luật pháp rõ ràng. Bởi vì chỉ có pháp luật công minh khi người dân được tự do, ít nhất là được tự do lên tiếng. Nhu cầu tự do này sẽ đẩy tới nhu cầu tự do khác. Cứ như thế, sẽ nguy hiểm cho chế độ.

Những người muốn lên tiếng hoặc phải bỏ đi thường là những phần tử ưu tú trong một xã hội. Một cửa hàng mà gặp được khách “sành ăn” thì có thể được nghe họ lên tiếng để giúp mình nấu nướng ngon hơn. Khi đám khách đó lên tiếng thì chủ tiệm phải biết cảm ơn. Còn nếu họ chỉ bỏ đi ăn tiệm khác, thì cửa hàng sẽ cứ làm thức ăn như cũ, không khá hơn được. Sẽ có ngày bị cạnh tranh đến sập tiệm.

Trong một quốc gia, những người hay lên tiếng cũng giống như đám khách sành ăn; thường là loại công dân có khả năng, biết cái hay khác cái dở, biết việc đúng khác việc sai. Họ cũng phải là những người có lý tưởng, không chỉ nghĩ tới quyền lợi và sự an vui của riêng mình mà còn lo cho đồng bào. Khi một quốc gia mất những thành phần có khả năng và có lý tưởng thì tai hại cho tương lai.

Khi những người có triển vọng lên tiếng mà lại bỏ đi thì chế độ sẽ kéo dài được lâu hơn. Nhưng phải nhớ lại trường hợp Ðông Ðức để thấy rằng khi số người bỏ đi và số người lên tiếng cùng gia tăng thì hai hiện tượng xã hội này sẽ thúc đẩy lẫn nhau, không thể tránh được. Số người lên tiếng lên cao còn tác động tới lòng Chung thủy (Loyatlty) của những người khác. Những người tính bỏ đi cũng có thể nghĩ lại, vì lòng “chung thủy” sẽ được khơi dậy. Trong tâm lý người Việt Nam, đó là tình tự sâu bền đối với quê hương, đất nước. Vì lòng yêu nước, nhiều người không thể nào chọn con đường “bỏ đi,” nếu nhìn thấy hy vọng có thể “lên tiếng” để cải thiện cuộc sống, cho mình và cho người chung quanh.

Nước ta hiện nay có rất nhiều người lên tiếng. Một nhạc sĩ 90 tuổi như Tô Hải đã ngậm miệng gần suốt đời, chịu không nổi nữa. Cô Trịnh Kim Tiến bắt buộc phải lên tiếng, và chắc chắn cô sẽ không chịu bỏ đi. Bà Phạm Thị Lài và con gái đã lên tiếng bằng những hành động bất đắc dĩ. Những người ít nói mãi cũng phải bật miệng lên tiếng. Nhà báo Nguyễn Ðắc Kiên thấy phải nói thẳng tại sao ông không đồng ý với ông Nguyễn Phú Trọng. Bao nhiêu người lên tiếng như vậy, còn đông hơn số các nhà trí thức Ðông Ðức lên tiếng trước năm 1989. Ðó là dấu hiệu đất nước sẽ phải thay đổi.-Bỏ đi hoặc Lên tiếng



Trung tướng Phạm Quý Ngọ: “Nổ súng với tội phạm chứ không nổ ...Dân Trí

“Hiểu dự thảo Nghị định theo hướng cho phép CSGT được nổ súng khi người tham gia giao thông vi phạm là hoàn toàn sai”.
Ngày 22-3, tại hội nghị sơ kết tình hình trật tự, an toàn giao thông (ATGT), PCCC…, Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, khẳng định như trên khi nói về Dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ (THCV).

Nổ súng ngăn chặn là cần thiết


Trung tướng Ngọ nói nổ súng để ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ là cần thiết. Đây là chủ trương đúng đắn, cần thiết và phải làm. Trong tình hình tội phạm gia tăng như hiện nay, cần thiết phải trao quyền phòng vệ chính đáng cho người đang THCV.

“Khi nào người THCV được nổ súng vào đối tượng chống người THCV? Dự thảo đơn thuần chỉ dùng để áp dụng cho tội phạm chứ không áp dụng đối với mọi tầng lớp nhân dân. Người THCV chỉ được rút súng khi tội phạm dùng súng, mã tấu uy hiếp trực tiếp tính mạng người THCV hoặc người dân cùng tham gia vây bắt tội phạm. Nhiều trường hợp tội phạm rất manh động, nhất là tội phạm về ma túy, họ dùng hung khí hoặc rút súng ra bắn thẳng vào lực lượng công an, chẳng lẽ công an chỉ được bắn chỉ thiên mà không thể nổ súng trực tiếp vào đối tượng đang uy hiếp tính mạng mình?” - ông Ngọ nói.

Trung tướng Phạm Quý Ngọ tại hội nghị. Ảnh: LÊ XUÂN

Theo ông Ngọ, nếu hiểu theo cách cứ có hành vi chống người THCV là có quyền rút súng ra bắn hoặc lập luận rằng một cảnh sát vừa ra trường, học trung cấp không được dùng súng bắn vào tội phạm nguy hiểm là hoàn toàn sai vì họ đã đủ 18 tuổi, được đào tạo bài bản.

“Cái quan trọng là phải quy định rõ ràng, chặt chẽ, cụ thể, không thể nổ súng tràn lan được. Khi có nghị định của Chính phủ rồi, chúng tôi sẽ cụ thể hóa bằng các thông tư đối với từng trường hợp cụ thể khi áp dụng. Ngoài ra, người THCV cũng là một công dân và cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu khi thi hành nhiệm vụ anh làm sai. Một điểm quan trọng khác đó là lựa chọn ai được nổ súng, nếu là lực lượng công an thì phải được tập huấn đầy đủ từ tình huống, hoàn cảnh đến loại đối tượng tội phạm được nổ súng” - Trung tướng Ngọ cho biết.

Đưa xe khách vào diện kinh doanh có điều kiện

Cũng tại hội nghị, đề cập đến vấn đề bảo đảm ATGT đường bộ, nhất là đối với xe khách hiện nay, Trung tướng Ngọ nói: Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng CSGT phải tuần tra kiểm soát chặt chẽ các phương tiện tham gia giao thông, tập trung vào các tuyến trọng điểm và phương tiện trọng điểm, trong đó có xe khách.

“Theo tôi, nên đưa xe khách vào diện quản lý có điều kiện, đưa những người kinh doanh xe khách vào diện kinh doanh có điều kiện. Không thể chấp nhận pháp luật chỉ xử lý người đi lái thuê trong khi chủ phương tiện không có trách nhiệm gì khi xảy ra tai nạn. Ngoài ra, để giảm thiểu tai nạn giao thông phải có một sự đồng bộ ngay từ các ngành ra các nghị định, nó phải sát với tình hình thực tế, chú trọng từ những khâu nhỏ nhất.

Phải xem xét từ khâu đào tạo lái xe, xem có đảm bảo chất lượng hay không. Lực lượng CSGT phải kiểm tra có bao nhiêu phần trăm những người điều khiển phương tiện điều khiển phương tiện không nắm rõ luật, tay lái non hoặc không học mà vẫn được cấp bằng lái. Chúng tôi sẽ kiến nghị lên Ủy ban ATGT Quốc gia, các địa phương, những trung tâm đào tạo lái xe nào để xảy ra tai nạn nhiều mà lỗi do người điều khiển giao thông thì cần thiết phải đình chỉ hoạt động của trung tâm đó” - Trung tướng Ngọ nói.

Liên quan đến vụ tai nạn thảm khốc làm 12 người chết tại Khánh Hòa ngày 8-3, Trung tướng Ngọ cho biết: “Qua báo cáo sơ bộ, hiện đã giải mã được hộp đen của xe Quảng Ngãi, ghi nhận xe này chạy quá tốc độ khi xảy ra tai nạn (90/70 km/giờ) nhưng cơ quan điều tra phải làm rõ hết tất cả tác nhân có thể dẫn đến vụ tai nạn trên. Trong vụ tai nạn này còn có nguyên nhân gián tiếp là chất thải bùn mía rơi vãi và phải làm rõ nguyên nhân gián tiếp này để xử lý chứ không thể đổ lỗi cho người chết được (tài xế xe Quảng Ngãi đã tử vong - PV)”.


Trong dịp tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, lực lượng CSGT và cảnh sát đường thủy công an các địa phương đã kiểm tra, xử lý 987.482 trường hợp, tạm giữ 4.416 ô tô, 102.860 xe máy, xử lý 138.208 trường hợp vi phạm. Công an các địa phương đã phát hiện 233 vụ phạm pháp hình sự, 282 vụ vận chuyển hàng cấm, trốn thuế, bắt giữ 482 đối tượng, thu giữ nhiều tang vật và hàng hóa. Trong chín ngày tết đã xảy ra 373 vụ tai nạn giao thông làm chết 314 người, bị thương 387 người…

Theo LÊ XUÂNPLHCM ...

Thứ trưởng Bộ Công an: Chỉ nổ súng vào đối tượng nguy hiểmTuổi Trẻ

Ba tháng xảy ra hơn 6.000 vụ TNGTTiền Phong OnlineSơ kết công tác bảo đảm an ninh trật tự Tết Quý Tỵ 2013Tin tức


Khi nào xã hội không còn bị ngợp những cái “nhất”? (TVN).- Cái đáng hổ thẹn của người Việt là gì? (VNN).- Soi xét tác phong công chức (Sống mới).


Đi tìm sự thật thông tin “9.000 Giáo sư sao không có bằng sáng chế”


Quảng bá nhầm và cú hớ bầu chọn Vịnh Hạ Long
- Đề xuất đi kiện phải cược tiền: Bao Công nổi giận! (GDVN).- Theo kiện thì phải bỏ tiền!? (LĐ).- Đủ căn cứ bồi thường cho “lão nông đi tìm công lý” (PLTP).
- Khởi tố 7 đối tượng vu khống, bôi nhọ danh dự cán bộ nhà nước (DT).
- UB kiểm tra TƯ xem xét “nghi án” anh hùng khai man thành tích (DT).UB kiểm tra TƯ xem xét "nghi án" anh hùng khai man thành tích (Dân trí) – Ngày 20/3, đoàn công tác của Vụ 5 (Vụ địa phương), thuộc UB Kiểm tra TƯ đã về Huế làm việc với 4 cựu chiến binh ký trong đơn khiếu nại về vụ “anh hùng Hồ Xuân Mãn khai man thành tích”. >> "Anh hùng khai man thành tích?": Thêm nhân ...
Ủy ban Kiểm tra trung ương vào cuộcTuổi Trẻ
Ủy ban Kiểm tra TƯ vào cuộcThanh NiênChuyện bị tố khai gian thành tích: Trung ương gặp người tố giácNgười Lao Động


- Xử phạt quấy rối tình dục – Bài 4: “Quấy rối” là gì, chờ hướng dẫn! (PLTP).

- Nghi án vợ bí thư giết người: Chưa có kết quả điều tra (PLTP).- Diễn biến tâm lý khác thường của vợ bí thư xã nghi giết người, đốt xác (GDVN).
Nghi án vợ Bí thư xã giết người: Bà Hường khai đã mạo danh nhắn tin(NLĐO)- Theo cơ quan điều tra, bà Lê Thị Hường, vợ Bí thư Đảng ủy xã Kim Long, huyện Châu Đức, Bà Rịa-Vũng Tàu khai nhận đã gửi tin nhắn cho con của nữ thủ quỹ mất tích, mạo danh bà Dương Thị Thủy Bình Hà.

- Nguyễn Văn Hiệp rời trại tạm giữ 2 hôm trước nhưng không về nhà! (NLĐ). - Vụ quan tài diễu phố: Bắt nghi phạm 16 tuổi (NLĐ).

- Phạt xe không chính chủ tạo thuận lợi quản lý xã hội (TTXVN). - Xe không chính chủ: Mượn xe không cần giấy ủy quyền (DT). - Phạt tốc độ tên lửa, giảm Phí tốc độ rùa (DT).

- Cảnh sát Hà Nội có thể được trang bị iPad (VNE).

- Kế toán trưởng thụt két gần 6 tỉ đồng để cá độ (TN).- Chỉ đạo làm rõ nghi án chủ tịch xã “tòm tem” với cấp dưới (KT).

- Vụ bé 3 tháng tuổi phải theo mẹ vào trại giam: Ông Phó Chánh án tòa quận Hà Đông không… biết luật!? (LĐ).- Tiếp vụ bé 3 tháng tuổi đã phải theo mẹ vào trại giam ở Hà Nội (LĐ).
- Phân cấp và hệ quả (TBKTSG).

- Vụ “công an cưỡng đoạt của gái mại dâm”: 2 công an lãnh án tù (TT). - ‘Không có căn cứ xác định cảnh sát 141 đánh người’ (VNE). - Lao vào gốc cây tử vong khi bị dân phòng truy đuổi (DT). - Tạm giữ bảo vệ dân phố và dân phòng rượt đuổi gây chết người (Sống mới).

- Lại chuyện thông tư “trên trời” (NNVN).

- Người thiêu sống cả gia đình là cha của 2 đứa trẻ (VNN).- Nạn nhân thứ 3 trong vụ đổ xăng đốt cả nhà đã tử vong (DT).
- Bé trai 7 tuổi bị cha ruột bạo hành (TN).- Trả lời ấp úng, con bị cha nhảy lên người giẫm đạp (TT).
- Giám đốc công ty thiết bị y tế trả thù (TT).

- Mổ thịt cá mập, trăn khủng trên vỉa hè (VEF).
Chủ tịch tỉnh Bình Phước bị thôi chức VNExpress
Ngày 22/3, Ban thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước họp bất thường, trao quyết định cho thôi chức Chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Trương Tấn Thiệu. Còn Chủ nhiệm Cục chính trị Quân khu 7 được phân công làm Phó bí thư tỉnh. > Hai chủ tịch tỉnh bị kỷ luật ...
Bình Phước thay Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnhLao động
Thôi chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình PhướcVietnam PlusBình Phước điều tra, xử lý hành vi lừa đảo thu gom sổ đỏTạp chí Kiến trúc Việt Nam
Video: Chưa thống nhất về nguyên nhân gây ” bệnh lạ ” ở Quảng Ngãi (VTV).
- Màn trời chiếu đất trong Bệnh viện Bạch Mai (LĐ). - Bệnh nhân tự vượt tuyến sẽ bị “chuyển ngược” (DV). - Loạn dịch vụ chữa vô sinh (LĐ). - Ca sinh 5 hiếm gặp: Siêu âm 4, mổ thấy 5 bé (TT). - Thêm một trẻ tử vong sau khi tiêm văcxin (TT).



Phát hiện hóa chất độc hại trong đũa dùng một lần


Tuyên bố "cà phê thật" nhưng Vinacafe vẫn dùng phụ gia?

Hơn 200 hóa chất làm ‘héo’ đàn ông, đàn bà
- Cầu siêu cho các nạn nhân tai nạn thảm khốc ở Khánh Hòa (PLTP).
- ‘Làng cáy’ bây giờ… (PT).- Thêm một nạn nhân mãi dâm sắp được giải thoát? (RFA).
- ‘Nhà di động’ mọc như nấm giữa Thủ đô (PT).
- Ngày cuối tuần của đại gia đình hiếm có nhất Việt Nam (DT).- “Làm xiếc” với vàng, bạc (LĐ).
- Quặn lòng hai cụ già mù lòa mò cua, bắt ốc kiếm sống qua ngày (Giadinh.net).
- Lốc, giông sét và động đất tại thủy điện Sông Tranh 2 (NLĐ). - 4 trận động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2(VOV).
“Lỗi kỹ thuật” bị ỉm đi còn lớn hơn “đập Sông Tranh 2”Bauxite Việt Nam

- Ô nhiễm bủa vây (TP).- Tung chiêu độc “đốn hạ”… trâu bò (DV). - Đổ thuốc sâu đầu độc tôm, cá (DV).
- Hồ đầy nước, vườn cây chết khô (LĐ).- Quốc tế chung sức chận đứng việc mua bán ngà voi và sừng tê (RFA).- Ngày “Nước Thế giới” 2013 (RFA).- Ruộng khô, người khát (NNVN). - Chặn sông Đồng Nai chống hạn? (NNVN). - Mùa khô hạn ở Tây Nguyên (RFA).

- Kênh Nhiêu Lộc: “Sẽ không còn cảnh nước ròng trơ đáy” (SGTT).

- Về lại Cồn Sẻ (ĐĐK).- Liều mạng mót quặng dưới “lưỡi hái tử thần” (ANTĐ).- “Thần xà” nhập đòi cúng… bò: Đừng đổ tội cho thế giới tâm linh (KT).



- Hội nghị quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp: Thái Lan có thể trở thành ‘trung tâm đầu tư của nước ngoài’(VOA).

- Trung Quốc: Bê bối lợn chết vẫn là một ẩn số (Sống mới).

Tổng số lượt xem trang