Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

Nguyễn Gia Kiểng: Một nghi vấn về Trường Sa

--Một nghi vấn về Trường Sa
Nguyễn Gia Kiểng
22 Tháng 3 2013 15:08

Tháng 3 này là tròn 25 năm ngày hải quân Trung Quốc đánh chiếm nhiều đảo đá ở Trường Sa làm 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam thiệt mạng. Đây là dịp để đặt ra một câu hỏi lớn và nghiêm trọng: Trung Quốc đã thực sự lấn chiếm Trường Sa hay đã có thỏa hiệp?

Thỏa hiệp có thể chỉ là một thỏa hiệp ngầm không thành văn tự, mà có thể cũng không cần được nói ra một cách minh bạch để ai đó có thể ghi lại nguyên văn trong một báo cáo hay một hồi ký. Nó có thể là sự hiểu ngầm giữa hai bên sau nhiều trao đổi.

Đàng nào thì câu hỏi cũng rất nghiêm trọng. Nếu câu trả lời là Trung Quốc đã thực sự đánh chiếm Trường Sa thì có lý do gì để Việt Nam chủ trương “giữ nguyên trạng” trên Biển Đông như lời ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và hơn thế nữa còn trân trọng tình hữu nghị “4 tốt, 16 chữ vàng”?


Còn nếu ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã thỏa thuận, dù là thỏa thuận ngầm, nhượng cho Trung Quốc một phần Trường Sa thì họ đã mang một tội vô cùng lớn. Không phải chỉ là tội phản trắc đối với các chiến sĩ hải quân đã hy sinh tính mạng. Cũng không phải chỉ là tội làm mất một số đảo đá mà còn là, và nhất là, tội đã làm mất quyền lợi vô cùng lớn của Việt Nam trên Biển Đông. Trước năm 1988 Trung Quốc không có mặt tại Trường Sa, chỉ sau khi đã lấy được một số đá của Việt Nam họ mới có lý cớ để vẽ ra cái lưỡi bò liếm gần hết Biển Đông. Tình trạng này đặt Việt Nam trong thế phải mãi mãi tranh chấp với Trung Quốc trên một vùng biển đáng lẽ ra đương nhiên là của mình.

Trước mọi thảo luận chúng ta có thể khẳng định hai điểm.

Một là, đối với các chiến sĩ hải quân đã chiến đấu tại Trường Sa ngày 14/03/1988, nhất là đối với 64 người đã hy sinh, Trung Quốc đã lấn chiếm thực sự và họ đã chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Sự hy sinh của họ phải được ghi nhận trọn vẹn. Nhưng họ có thể không biết những tính toán của ban lãnh đạo cộng sản.

Hai là chắc chắn ít ra đã có sự chấp nhận, dù là miễn cưỡng, để Trung Quốc chiếm một số đá trong vùng của Việt Nam để có mặt tại Trường Sa. Bằng cớ là Trung Quốc đã đưa hải quân đến Trường Sa ngay từ đầu năm 1988 và trong hai tháng 1 và 2 đã chiếm nhiều đá trong khu vực thuộc Việt Nam nhưng chính quyền cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn không có phản ứng nào. Nếu họ dừng lại ở đó thì đã không có vấn đề gì. Hải chiến chỉ đã xảy ra ngày 14/03/1988 khi Trung Quốc tấn công ba đảo đá mà hải quân Việt Nam đang trấn giữ : Gạc Ma, Len Đao và Cô Lin.

Các diễn biến tại Trường Sa đã xảy ra như thế nào? Theo những tài liệu của chính quyền Việt Nam thì từ đầu năm 1988 hải quân Trung Quốc đã đến vùng Trường Sa của Việt Nam. Ngày 31/01 họ chiếm đá Chữ Thập phía Bắc đảo Trường Sa Đông, ngày 18/02 chiếm đá Châu Viên, ngày 26/02 chiếm đá Ga Ven sâu trong khu vực Việt Nam ngay kế bên đảo Nam Yết, ngày 28 chiếm đá Tư Nghĩa (Hughes) kế cận và ở giữa hai đảo Sinh Tồn và Sinh Tồn Đông. Chính quyền Việt Nam hoàn toàn không có phản ứng nào dù những đá này đều là những đá mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền và thuộc hải phận Việt Nam tính từ các đảo mà Việt Nam đã có chủ quyền từ lâu. Sự im lặng này không thể có giải thích nào khác hơn là một sự chấp nhận, nếu không phải là một thỏa hiệp từ trước.

Đầu tháng 3, Trung Quốc lại tăng cường thêm lực lượng hải quân lên đến 12 tàu chiến. Ngày 14/03 hải quân Trung Quốc tiến đánh các đá Gạc Ma, Len Đao và Cô Lin, bắn chìm ba tàu HQ-604, HQ-505 và HQ-605 đang trấn giữ. Lực lượng quá chênh lệch đã khiến hải quân Việt Nam không gây được một thiệt hại nào cho phía Trung Quốc. Điều lạ là dù đã đánh bại hoàn toàn lực lượng phòng vệ Việt Nam, Trung Quốc chỉ chiếm đá Gạc Ma, được coi là có vị trí quan trọng nhất, mà không chiếm hai đá Len Đao và Cô Lin. Ngày 23/03 họ chiếm thêm đá Xu Bi. Mãi đến ngày 31/03, vào lúc trận chiến đã chấm dứt hẳn từ hai tuần rồi, một lực lượng nhỏ của hải quân Việt Nam mới được điều động đến nơi nhưng cũng tránh đụng độ với tàu Trung Quốc.

Những sự kiện quá không bình thường trong biến cố này buộc người ta phải đặt câu hỏi phải chăng giữa lãnh đạo hai bên đã có thỏa hiệp.

Tại sao chính quyền cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn không có phản ứng nào, kể cả lên tiếng phản đối, trong suốt hai tháng đầu năm 1988 khi Trung Quốc tuần tự chiếm đóng đá này rồi đá khác trong khu vực của mình? Cũng nên biết là chính quyền cũng như các cấp lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn im lặng trước cũng như sau biến cố này, chỉ có bộ ngoại giao ra một tuyên bố phản đối có lệ ngày 14/03. Rồi thôi.

Tại sao Trung Quốc mặc dù đã đánh bại hoàn toàn hải quân Việt Nam lại chỉ chiếm đá Gạc Ma chứ không chiếm hai đá Len Đao và Cô Lin? Sau này bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng họ lấy làm tiếc rằng đã có sự “hiểu lầm” để xảy ra đụng độ chứ họ không có ý định đánh chiếm những đảo và đá mà Việt Nam có đóng quân (dầu vậy họ vẫn giữ Gạc Ma). Như vậy nếu “hiểu đúng” thì họ có thể chiếm các đá khác mà không xảy ra đụng độ ? Người ta càng có thêm lý do để tin rằng đã có thỏa hiệp.

Câu hỏi lớn nhất là tại sao không quân Việt Nam đã không tham chiến dù chỉ cách Trường Sa một giờ bay và có thừa khả năng tiêu diệt nhanh chóng toàn bộ lực lượng hải quân Trung Quốc có mặt tại trận lúc đó mà không chịu một thiệt hại nào? Trường Sa nằm ngoài tầm hoạt động của không quân Trung Quốc, các tàu chiến Trung Quốc tại đó cũng quá sơ sài để có thể đương đầu với máy bay chiến đấu. Lý do chỉ có thể là vì không quân Việt Nam đã nhận được lệnh cấm tham chiến và lệnh này chỉ có thể đến từ ông Lê Đức Anh, lúc đó vừa là bộ trưởng quốc phòng vừa là cánh tay mặt của tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nên lấn át cả ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch về mặt đối ngoại. Mặt khác Trung Quốc cũng phải tin là không quân Việt Nam sẽ không can thiệp mới dám hành động như thế.

Tất cả những sự kiện trên đây đã quá đủ để tin là giữa hai chính quyền đã có thỏa hiệp để Trung Quốc chiếm một phần Trường Sa, nhưng bối cảnh quan hệ Việt Trung vào lúc đó còn hỗ trợ hơn nữa cho giả thuyết này.

Cần nhớ lại là chiến thắng 30/04/1975 đã khiến Đảng Cộng Sản Việt Nam hân hoan đến mức gần như mất trí. Họ tin mình là thiên tài, chủ nghĩa Mác-Lênin bách chiến bách thắng, phong trào cộng sản do Liên Xô lãnh đạo sắp thành công đến nơi, chủ nghĩa tư bản đang giãy chết. Họ đặt điều kiện để cho phép Mỹ được bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Lúc đó họ đã đứng hẳn về phía Liên Xô trong cuộc xung đột giữa hai đàn anh, quan hệ của họ đối với chế độ cộng sản Trung Quốc đã chuyển sang thế kình địch. Trong Đại hội IV cuối năm 1976 của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Trung Quốc không gửi phái đoàn sang tham dự. Dầu vậy Đảng Cộng Sản Việt Nam bất chấp Trung Quốc. Đại hội IV đã là đại hội liên kết toàn diện và tuyệt đối với Liên Xô, thách thức cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc. Tháng 11-1978, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam gia nhập khối COMECON và ký hiệp ước liên minh quân sự với Liên Xô; tháng sau quân Việt Nam tràn qua Campuchia và đánh gục chế độ thân Trung Cộng Khmer Đỏ. Tháng 02/1979 Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. Mặc dầu bị thiệt hại nặng, chế độ cộng sản Việt Nam huênh hoang là đã chiến thắng; họ hoàn toàn tin tưởng vào hiệp ước liên minh quân sự với Liên Xô. Năm 1980, một hiến pháp mới của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được ban hành với lời nói đầu coi “bọn bá quyền Trung Quốc” là kẻ thù. Năm 1982, tại đại hội đảng lần thứ 5, các phần tử bị coi là thân Trung Quốc bị thanh trừng, trong đó có cả Nguyễn Văn Linh. Bản điều lệ đảng cũng được sửa đổi để tuyên chiến với Trung Quốc.

Sự thức dậy đã rất kinh hoàng. Liên Xô sụp đổ thay vì toàn thắng. Tháng 04/1984, Trung Quốc tung đợt tấn công thứ 3 kéo dài hơn ba tháng vào Việt Nam, với cao điểm là trận Lão Sơn được Trung Quốc coi là một chiến thắng lịch sử của họ, trong đó báo chí Trung Quốc cho biết là ba quân đoàn của họ đã đánh gục ba sư đoàn Việt Nam. Hà Nội cầu cứu Liên Xô để chỉ được trả lời rằng Liên Xô đã kiệt quệ và Việt Nam nên cố gắng để thương thuyết với Trung Quốc. Lúc đó Liên Xô đang sa lầy thê thảm tại Afghanistan, Brezhnev đã chết và Andropov đang cố gắng hòa giải với Trung Quốc. Trong cơn hoảng loạn tuyệt vọng đó, ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam đã âm thầm lấy quyết định đầu hàng, và đối sách với Trung Quốc đã thay đổi hẳn từ tháng 07/1984. Xấc xược nhường chỗ cho khúm núm, thách thức nhường chỗ cho van xin. Hà Nội khẩn khoản xin hòa và Trung Quốc đắc thắng làm cao. Năm 1985, Nguyễn Văn Linh, người đã thất sủng vì thân Trung Quốc, được đưa trở lại bộ chính trị và làm thường trực ban bí thư, năm sau lên làm tổng bí thư. Trung Quốc chỉ chấp nhận nói chuyện với những cấp lãnh đạo Việt Nam do họ chọn. Trong cuốn Hồi Ức và Suy Nghĩ của ông Trần Quang Cơ, thứ trưởng ngoại giao đặc trách quan hệ Việt Trung, tiết lộ : “Từ năm 1980 đến năm 1988 ta đã ngót hai mươi lần đề nghị đàm phán, Trung Quốc chỉ làm ngơ”. Đúng ra là từ 1984, vì trước đó Việt Nam không sợ Trung Quốc.

Còn 1988? Đó là năm Trung Quốc xâm chiếm Trường Sa. Có mọi xác xuất Trường Sa đã là cái giá mà chế độ cộng sản Việt Nam phải trả để được bình thường hóa quan hệ đối với Trung Quốc. (Theo Trần Quang Cơ thì phải nói là để được lệ thuộc Trung Quốc mới đúng). Người ta có quyền và phải tin như thế vì chỉ hai tháng sau, ngày 25/05/1988, bộ chính trị họp và ra Nghị Quyết 13 khẳng định phải “phấn đấu bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, mọi vấn đề khác đều có thể giải quyết sau”. Các nghị quyết chiến lược của bộ chính trị đều được chuẩn bị rất lâu trước khi công bố. Tháng 9, hiến pháp Việt Nam được tu chỉnh để bỏ đoạn coi Trung Quốc là kẻ thù. Thật là kỳ diệu, Trung Quốc không còn là kẻ thù sau khi đã đánh chiếm Trường Sa! Cũng kể từ đó đàm phán giữa hai bên đã tăng vận tốc để nhanh chóng tiến đến tình hữu nghị “4 tốt, 16 chữ vàng”.

Cho dù có những dữ kiện hội tụ đến đâu đi nữa thì cho đến khi các hồ sơ được mở ra và các nhân chứng có đủ mạnh dạn để nói hết những điều họ biết, đây cũng chỉ mới là một giả thuyết, dù là một giả thuyết gần như chắc chắn đúng, nhất các tiết lộ lẻ tẻ của những người trong cuộc ngày càng xác nhận chính ông Lê Đức Anh đã ra lệnh cho không quân không được can thiệp.

Điều hoàn toàn chắc chắn là đụng độ đã chỉ xảy ra và bộ ngoại giao Việt Nam đã chỉ lên tiếng phản đối vì Trung Quốc đánh vào ba đá Gạc Ma, Len Đao và Cô Lin ngày 14/03/1988. Nếu Trung Quốc chỉ chiếm những đá khác, như họ đã làm trong hai tháng trước đó, thì tất cả đã êm suôi. Như thế thì phải kết luận rằng đàng nào ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam cũng đã chấp nhận để Trung Quốc lấy một số đá của Việt Nam để hiện diện tại Trường Sa. Sự kiện này đặc biệt nghiêm trọng vì nếu không có sự hiện diện này thì Trung Quốc hoàn toàn vắng mặt tại nửa phía Nam của Biển Đông và không có lý cớ gì để tuyên bố Biển Đông là vùng “quyền lợi cốt lõi” của họ. Trận hải chiến chung quanh Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao không cần thiết cho Trung Quốc và có thể chỉ là một dàn dựng, do phía Việt Nam yêu cầu, có mục đích cho phép ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam biện luận trước nhân dân Việt Nam rằng Trung Quốc đã đánh chiếm Trường Sa chứ không phải họ đã dâng đảo. Một lần nữa không nên để cây che khuất rừng, điều nghiêm trọng nhất và vô cùng tai hại cho Việt Nam là Trung Quốc đã có mặt tại Trường Sa để có lý cớ đòi quyền lợi trên phần lớn Biển Đông, và điều này ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã chấp nhận. Họ phải chịu trách nhiệm.

Nước ta là một dải bờ biển. Biển là tài sản lớn nhất của chúng ta. Tài sản đó đang bị đe dọa vì chủ trương đầu hàng Trung Quốc của ban lãnh đạo đảng cộng sản. Không phải là không có chọn lựa nào khác. Một chọn lựa khác, hiển nhiên cho quyền lợi dân tộc, là thẳng thắn bắt tay với Hoa Kỳ, Châu Âu và các nước dân chủ để được các thị trường lớn, các nguồn đầu tư, các cơ hội chuyển giao kỹ thuật và đồng thời được bảo vệ bởi công pháp quốc tế để có thể có quan hệ hợp tác lành mạnh với Trung Quốc. Ban lãnh đạo cộng sản đã từ khước chọn lựa hiển nhiên đó bởi vì nó đòi hỏi phải từng bước dân chủ hóa, nghĩa là sau cùng từ bỏ độc quyền chính trị. Đối với họ, giữ độc quyền chính trị là mục tiêu duy nhất, quyền lợi dân tộc nếu có cũng chỉ đi rất sau quyền lợi của Đảng. Trường Sa chỉ là một thí dụ.
Hai người có trách nhiệm lớn nhất trong chọn lựa phục tùng Trung Quốc, mà sự nhượng bộ tại Trường Sa là hệ quả, là Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh. Họ là hai người quyền lực nhất lúc đó và cũng là hai người quả quyết nhất trong chủ trương này. So với những thiệt hại mà họ gây ra cho đất nước, việc Mạc Đăng Dung dâng đất cầu hòa hồi thế kỷ 16 chẳng thấm vào đâu. Nhưng họ cũng đã chỉ hành động như mọi lãnh tụ cộng sản Việt Nam khác. Trước họ, Hồ Chí Minh, qua Phạm Văn Đồng, đã ký công hàm nhìn nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc để được viện trợ trong cuốc nội chiến. Sau họ, Lê Khả Phiêu đã ký hiệp định nhường cho Trung Quốc hàng ngàn kilômét vuông trên đất liền và hàng chục ngàn kilômét vuông trên biển để được yên thân.

Các lãnh tụ cộng sản đều được đào tạo và sàng lọc như nhau qua các thế hệ theo cùng một khuôn mẫu Stalin, một khuôn mẫu khủng bố trong đó quyền lực là tất cả và tổ quốc vắng mặt. Từ Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ đến Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng qua Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, Đỗ Mười, họ có thể xung đột với nhau, thậm chí căm thù nhau nhưng họ đều giống nhau trên ít nhất hai điểm: họ đều đặt quyền lực của đảng lên trên hết và trước hết và đều chống dân chủ. Lợi ích dân tộc nếu có cũng chỉ là thứ yếu. Họ có thể làm những điều khó tưởng tượng để giữ lấy quyền lực. Họ đều tin rằng nhân dân Việt Nam thù ghét họ và sẽ bỏ phiếu sa thải họ nếu được chọn lựa tự do. Nguyễn Minh Triết đã chỉ phát biểu lập trường chung của ban lãnh đạo cộng sản khi ông ta nói “bỏ điều 4 là ta tự sát”. Họ không thể liên kết với các nước dân chủ bởi vì như thế cái giá phải trả cuối đoạn đường là dân chủ. Não trạng đó buộc họ phải phục tùng Trung Quốc, không phải để có chỗ dựa mà chủ yếu là để được nhẹ tay trong thế cô lập tuyệt vọng. Dù trong thâm tâm không ai thực sự yêu Trung Quốc.

Phải hiểu não trạng này để ý thức rằng không thể hy vọng có dân chủ chỉ bằng những yêu cầu và kiến nghị. Người ta có thể ủng hộ Đảng Cộng Sản vì quyền lợi cá nhân nếu muốn nhưng không nên ngộ nhận bản chất của nó. Đảng Cộng Sản không phải là một đảng yêu nước.


Hình ảnh cuộc chiến ở đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988
Hải chiến Trường Sa 1988



Nguyễn Gia Kiểng
(tháng 03/2013)


--Không có chuyện Trung Quốc được “độc quyền” cứu hộ tại biển Đông

4 tàu chiến TQ tập trận ở Biển ĐôngTiền Phong Online- Một đội tàu chiến Trung Quốc gồm 4 chiếc sẽ tiến hành tập trận ở Biển Đông và tây Thái Bình Dương. Đội tàu này rời Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam Trung Quốc từ hôm thứ ba. TQ điều tàu chiến ra Biển Đông tập trận. Ảnh: jeffhead. Tờ thời báo Hoàn cầu Trung ...
Một loạt tàu chiến Trung Quốc ồ ạt đổ ra Biển ĐôngVNMedia
Hải quân Trung Quốc sắp tập trận trên Biển Đông. Sự Kiện Chính TrịXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Hạm đội Nam Hải tập trận ra oai ở biển ĐôngBáo Đất Việt

- Ký ức người lính về cuộc chiến giữ cờ bi tráng trên bãi Gạc Ma (GDVN). . - Tranh chấp Trường Sa và việc xác định quan hệ Trung-Việt sau 25 năm chạm trán hải quân (SCMP/ Trần Kinh Nghị). Coi chừng ấn phẩm phản động ‘ẩn’ trong quà biếu từ nước ngoài (PT).

- Ngư dân Việt chụp ảnh, ghi hình Hải giám TQ ngông cuồng (PN Today). - Ngư dân Việt ghi lại cảnh đương đầu hải giám có súng (ĐV). - Ngư dân bám biển Hoàng Sa: Gan góc, thạo nghề và yêu Tổ quốc (Infonet). - Tàu dò cá Trung Quốc “to nhất châu Á” xâm nhập trái phép Trường Sa (GDVN). - Lính Trung Quốc đã chĩa súng uy hiếp ngư dân Việt Nam (Sống mới).

- Tân Thủ tướng TQ cam kết duy trì hòa bình châu Á-TBD (PN Today). - Lưu Nguyên: Trung Quốc đã giữ được “thể diện” ở Biển Đông, Hoa Đông (GDVN).

--Tràn lan sách tham khảo thiếu nhi 'gốc' Trung Quốc Tiền Phong Online
Trên thị trường hiện nay tràn lan sách tham khảo thiếu nhi có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong đó, không ít cuốn sách có nội dung làm lệch lạc kiến thức văn hóa, hình ảnh đất nước trong nhận thức ban đầu của trẻ em Việt Nam. Lại “dạy” trẻ cờ Trung Quốc, ...
NXB Kim Đồng tái bản sách về Hoàng Sa, Trường Sa (LĐ) Chấn chỉnh tình trạng loạn sách tham khảoTuổi Trẻ - NXB Kim Đồng tái bản sách về Hoàng Sa, Trường Sa (LĐ). - Chấn chỉnh tình trạng loạn sách tham khảo (TT).- Phát hiện nhiều văn hóa phẩm phản động nhập khẩu (TTXVN). Tái bản sách về Hoàng Sa, Trường SaKhanh HoaĐiểm tối trong xuất bản!Hà Nội Mới


- Lễ hội Khao lề thế lính Hoàng Sa và Tuần văn hóa biển đảo (HQ). - Trường Sa – Ký ức không thể lãng quên (GDVN). - Trường Sa tháng 3/1988: Những khoảnh khắc Sống mãi (TP).

- Cựu binh Trường Sa: Vật lộn mưu sinh (NLĐ)..- Tàu hải giám Trung Quốc lại “quậy” ngư dân (NLĐ). Yên tâm đã có đảng, nhà nước lo! - Đây nữa: Tàu cứu nạn Việt Nam bị tàu Trung Quốc can thiệp (TP).- Tàu cá Lý Sơn vẫn tiếp tục ra Hoàng Sa (DV).

- Tướng Rinh nói về ngăn chặn hoạt động tàu cá TQ trái phép ở Biển Đông (GDVN). - Vùng 2 Hải quân: Kiên trì bám biển giữ vững chủ quyền Tổ quốc (QĐND).

- Dự kiến năm 2014 huyện đảo Lý Sơn có điện lưới quốc gia (QĐND). - Người bán ve chai góp đá xây Trường Sa(Tin tức). - Phối hợp bảo vệ biển, đảo (TP). - Những hình ảnh mới về lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam(QĐND/GDVN).- Tàu cứu nạn “giáp” tàu Trung Quốc trên biển Hoàng Sa (ĐV). - Ngư dân Việt Nam “quyết không rời vùng biển Việt Nam” (TT). - Tiếp sức ngư dân (NNVN).

- Viết tiếp truyền thống anh hùng (SGGP).

- “Giấc mộng Trung Hoa” và hành động ngang ngược của Trung Quốc (KT). - Trung Quốc tập trận ở biển Đông (TN). -Video: Hạm đội Nam Hải tập trận ở Biển Đông (GDVN).

- Ngoại giao Trung Quốc: ‘Hòa’ với Nhật, ‘rắn’ với Mỹ? (Infonet).

- Tôi thấy và nghe được gì ở Sài Gòn và Miền nam VN sau 37 năm dưới chế độ cộng sản (TGCD).

- Kỳ thú cổ vật – Kỳ 2: Tượng 500 năm tuổi giữa đồng (TN). - Hộp vàng cổ đời Trần ở Đông Triều: Nên giao cho ai?(LĐ).- Chiến địa nhà Trần trên sông Bạch Đằng. - Bãi cọc Bạch Đằng – dấu tích huy hoàng của chiến tranh nhân dân. – Nhà nghiên cứu Lê Đồng Sơn: Chiến thắng Bạch Đằng 1288 là đỉnh cao của nghệ thuật thủy chiến (LĐ).- Một ngư dân Lý Sơn tử nạn (LĐ).

- Cái “lưỡi bò” không gặm được nước Nam (DT).

- Lá bài chiến lược của Mỹ (TN).China’s Defence Budget: 2013-14 – Analysis

China’s Defence Budget: 2013-14 – Analysis

Will China’s New Leaders Bring New Green Policies? theDiplomat.com

US Reaffirms Commitment To South Korea- ‘Không bàn vũ khí sát thương trong cuộc đối thoại Việt – Mỹ’ (VOA).

The New Cyber Axis – Analysis
-Will A China Collapse Bring Freedom To Tibet? --Nhiều người TQ 'hận' trại lao cải --Politics as Damage Control for China? theDiplomat.com


- Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi bảo vệ quốc gia chống Trung Quốc gây hấn(RFI). - Thủ tướng Nhật kêu gọi “hiến thân” vì tổ quốc (TN). - Thủ tướng Nhật kêu gọi hiến thân cho tổ quốc (PLTP). - Trung Quốc tìm cách hòa hoãn với Nhật Bản? (KT). - Báo chí Nhật đánh giá tân Ngoại trưởng Trung Quốc (TTXVN). - Nhật – Trung chọn vũ khí đối phó nhau tại Senkaku (PN Today).

- Tân lãnh đạo Trung Quốc nói cứng về chủ quyền (TN). - Tân lãnh đạo Trung Quốc sẽ càng cứng rắn trong vấn đề chủ quyền?(PT). - Lý Khắc Cường: Quyết tâm “bảo vệ lãnh thổ” không có gì thay đổi! (GDVN). - Trung Quốc tìm cách giảm nhiệt tranh chấp đảo (TP).

- Thủ tướng Nhật muốn xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc, Hàn Quốc (TN). - Trung Quốc thừa nhận hướng radar hỏa lực vào tàu Nhật Bản (PNTP). - Thế giới lo ngại Trung – Nhật xảy ra xung đột (Sống mới). - Nhật đã tạo “Thế ỷ giốc” cho biển Đông và biển Hoa Đông như thế nào? (ANTĐ/DT).

- Dậy sóng biển Đông (TTVH).

--US, Philippines Enjoy ‘Longstanding’ Alliance, Says US Defense Official


..Trung Quốc Trục Lợi Tại Venezuela Nguyễn Xuân Nghĩa - Phe đối lập Venezuela có thể rút khỏi bầu cử? (Tin tức).- Venezuela cáo buộc Mỹ có “âm mưu ám sát” (TT).

- Ông Tập Cận Bình kêu gọi “đại chấn hưng” Trung Quốc (Infonet). - Ghi hình ở Thiên An Môn, phóng viên Anh bị bắt (DT). - TQ vượt Anh về xuất khẩu vũ khí (BBC).

- Trung Quốc vươn lên đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu vũ khí (VOV). - Trung Quốc ồ ạt xuất khẩu vũ khí (VnMedia). - TQ vượt Anh về xuất khẩu vũ khí (BBC).

- Nghị sĩ Mỹ cảnh báo tên lửa Triều Tiên có thể bắn tới Mỹ (TN). - Tình báo Mỹ: Kim Jong-un tính khí thất thường nên rất nguy hiểm (GDVN). - Triều Tiên dọa “tấn công khủng khiếp” Nhật Bản (DV).

- Trung Quốc chi lớn cho gián điệp mạng (Infonet).- CHDCND Triều Tiên dọa bắn nổ tung Nhà Trắng (TT). - Triều Tiên lại tập trận hoành tráng (VNN). - Bình Nhưỡng sẽ phản công dữ dội nếu B-52 bay tiếp ở Hàn Quốc (TT).
U.S. B-52s Imitate Nuclear Bombing Of North Korea --Mỹ điều B-52 bay lượn cảnh cáo Bắc Hàn- Triều Tiên lại “mơ” tấn công Mỹ (NLĐ). - 2/3 dân Hàn Quốc ủng hộ sản xuất vũ khí hạt nhân (TT). South Korea Hit by Cyber Attack – North Korea to Blame?theDiplomat.com

- Ông Tập Cận Bình muốn thúc đẩy quan hệ Trung-Mỹ (TTXVN). - Tòa án Mỹ phạt tập đoàn dược Trung Quốc 162 triệu USD (TN).Miến Điện và Mỹ là điều TQ không ngờ tới?
--


NASA-Linked Chinese Scientist Arrested
theDiplomat.com

Tổng số lượt xem trang