Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Đào ngũ, rũ tay, hay điều sâu xa nào mà tôi quá thiển cận không hiểu nổi?

-“Sự cố Nguyễn Đình Lộc” và sự ngộ nhận của chúng ta?
Việt Hoàng 
Việc ông Nguyễn Đình Lộc, cựu Bộ trưởng Tư pháp, một trong 72 vị nhân sĩ trí thức ký tên vào Bản kiến nghị sửa đổi Hiếp pháp 1992 và ông là người dẫn đầu đoàn người đại diện cho nhóm 72 nhân sĩ đến trụ sở Quốc hội để trao bản kiến nghị, rồi cũng chính ông đã xuất hiện trong chương trình thời sự của VTV1 ngày 23/3/2013 với lời phát biểu liên quan đến kiến nghị sửa đổi hiến pháp của nhóm 72 nhân sĩ.
Lời phát biểu của ông Nguyễn Đình Lộc trên VTV1 đã làm nhiều người thất vọng tuy nhiên cũng đã có người lên tiếng bênh vực, thông cảm với ông. Những lời khen chê đã có đầy đủ trên mạng, thiển nghĩ không cần nhắc lại ở đây. Những trường hợp tương tự như “sự cố Nguyễn Đình Lộc” xảy ra không phải là lần đầu và chắc cũng không phải là lần cuối. Chúng ta cần nhìn nhận sự việc một cách nghiêm túc và sâu sắc để rồi khỏi phải thất vọng và khỏi mất thì giờ tranh cãi những việc, đáng ra, đã rõ ràng từ lâu.
Những lời phát biểu của ông Nguyễn Đình Lộc trên VTV1, theo tôi, là hoàn toàn sự thật. Nó đúng với những gì ông Lộc nghĩ và nó cũng đúng với những gì đã xảy ra vì rằng nó không thể xảy ra khác đi được. Việc ông Lộc “đến đấy mới được lên trưởng đoàn”, việc ông “không tham gia viết Bản kiến nghị” nhưng chỉ vì ông là “cựu bộ trưởng Tư pháp” nên “các đồng chí, các bạn ấy tín nhiệm giao việc trao thôi” còn thì “trước đó (ông) không trao đổi kỹ” và “cái dự thảo mà gọi là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 thì tôi hoàn toàn không tham gia”…Sau này khi trả lời đài RFA Tiếng Việt, ông Nguyễn Đình Lộc nói thêm rằng: “Cái việc hôm ấy đã làm xong rồi thì rút hay không rút làm gì nữa? Chỉ làm bằng ấy thôi chứ có làm thêm điều gì đâu? Chuyện gì mà ân hận nhỉ? Quốc hội kêu gọi nhân dân đóng góp ý kiến thì chúng tôi góp ý kiến thôi có gì đâu mà ân hận? Tiếp thu hay không thì đó là việc của ban soạn thảo, đem trình Quốc hội thì Quốc hội quyết chứ”. Nói tóm lại trong hai lần trả lời phỏng vấn trên VTV1 và RFA thì chính kiến của ông Nguyễn Đình Lộc về Bản kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp 1992 của nhóm 72 nhân sĩ là nhất quán và rất  rõ ràng.
Ông Lộc sai ở chổ nào? Theo tôi thì ông Lộc làm đúng với những gì ông suy nghĩ. Ông chỉ cố gắng làmmột công dân tốt. Việc ông tham gia ký vào bản Kiến nghị 72 chỉ phản ánh thái độ chính trị của ông, chính kiến của ông với mong muốn là chính quyền lắng nghe và thay đổi, chấm hết. Còn việc chính quyền có lắng nghe hay không, ông không biết và có lẽ cũng không hy vọng gì. Ông “Chỉ làm bằng ấy thôi chứ có làm thêm điều gì đâu?… Tiếp thu hay không thì đó là việc của ban soạn thảo”. Những người thất vọng về ông là những người đã đặt quá nhiều kỳ vọng vào ông và bản kiến nghị 72. Họ đã đòi hỏi ở ông những điều mà ông không có, không thể cho họ được. Sự ngộ nhận lớn nhất ở đây là việc một người nào đó (dù nổi tiếng) nói lên chính kiến (hoặc bày tỏ thái độ chính trị) hoàn toàn khác với những người làm chính trị, vì vậy không nên quá đặt kỳ vọng vào họ. Hoạt động chính trị là công việc của các tổ chức chính trị có danh xưng rõ ràng và công khai. Làm chính trị là công việc thường xuyên và chuyên nghiệp của những chính trị gia, là những người dấn thân mạnh mẽ, dứt khoát và có lập trường rõ ràng với tham vọng vận động quần chúng để thay đổi xã hội. Đặc điểm để nhận ra một tổ chức chính trị đó là: có một tư tưởng chính trị nghiêm túc; một vị lãnh đạo có hiểu biết, lương thiện và bao dung; một đội ngũ nòng cốt gắn bó và đoàn kết; có những hoạt động thường xuyên, có sự phân công, tổ chức và lãnh đạo rõ ràng; có sự kế thừa…(Xin xem thêmbài “Thành lập một đảng chính trị dễ hay khó?).
Nhóm 72 nhân sĩ ký tên vào bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp không phải là một tổ chức chính trị nên không có những đặc điểm như trên vì vậy không thể tránh khỏi chuyện “tiền hậu bất nhất”, lủng củng và thiếu sót. Ngay cả bản dự thảo Hiến pháp mà nhóm này đưa ra cũng còn nhiều khiếm khuyết do không được bàn thảo kỹ lưỡng từ trước (ngay cả ông Lộc cũng không được tham gia).
Việc 72 nhân sĩ đưa ra bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp có ý nghĩa tích cực là nâng cao nhận thức chính trị cho dân chúng, tạo ra một chủ đề thảo luận sôi nổi khiến người dân quan tâm đến chính trị nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu nhóm kiến nghị 72 có ý định thành lập một tổ chức chính trị chẳng hạn thì nên có những bước đi lẫn sự chuẩn bị tư tưởng và nhân sự cần thiết để các hoạt động của mình được chính danh và hiệu quả còn nếu chỉ muốn nói lên những quan điểm, chính kiến về chính trị của nhóm thì thiết nghĩ cũng nên công bố rõ ràng cho mọi người khỏi ngộ nhận. Hãy ra tuyên bố như Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ rằng “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không làm chính trị mà chỉ bày tỏ quan điểm chính trị của mình”.
Điều quan trọng hơn cả là dư luận và người dân Việt Nam cần có một cái nhìn sâu sắc hơn về chính trị. Không nên lấy các chức danh hay học hàm học vị của một người nổi tiếng nào đó để làm tín chỉ cho các hoạt động chính trị của họ. Không nên chạy theo những vụ việc ồn ào mang tính nhất thời nhưng thiếu chiều sâu. Hãy dành sự quan tâm của mình cho những tổ chức chính trị đứng đắn, có uy tín và đã được kiểm chứng bởi thời gian. “Làm chính trị” cũng là một công việc vì vậy phải có kiến thức và sự hiểu biết. Một người công nhân cũng phải mất vài ba năm để học nghề, muốn trở thành một bác sĩ phải học mất 7 năm … Điều này thì ai cũng biết và đồng ý, ai cũng cho là bình thường trong khi đó thì dư luận lại cực kỳ dễ dãi với những người hoạt động chính trị trong khi người đó chưa hề học làm chính trị bao giờ? Một cựu tù nhân chính trị nổi tiếng là anh Huỳnh Việt Lang có lần nói rằng bài học lớn nhất mà anh rút ra được sau thời gian ở tù là “muốn làm chính trị thì phải học để làm chính trị”. Vậy muốn “học chính trị” thì học ở đâu? Câu trả lời cũng rất đơn giản: Học trong môi trường của các tổ chức chính trị. Vấn đề này xin hẹn độc giả vào một dịp khác.
Dân chủ cho Việt Nam là mục tiêu và ước nguyện của mọi người dân Việt Nam cộng với xu thế dân chủ tất yếu của thời đại thì những sự cố như “sự cố Nguyễn Đình Lộc” chỉ là những ổ gà nho nhỏ trên con đường ngày càng rộng lớn và cỗ xe dân chủ vẫn tiến ngày càng nhanh về cái đích cuối cùng. Không một ai, không một thế lực nào có thể ngăn cản được hành trình tiến về đích tự do và dân chủ đó.
Việt Hoàng 

-Đào ngũ, rũ tay, hay điều sâu xa nào mà tôi quá thiển cận không hiểu nổi?
Tháng 3 22, 2013- Phạm Thị Hoài
Sau đây là phát biểu của ông Nguyễn Đình Lộc, cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp, trả lời phỏng vấn của VTV trong bản tin thời sự tối nay, 22-3-2013. Ông Nguyễn Đình Lộc là người đứng ở số thứ tự 33 trong danh sách Kiến nghị 72, đồng thời là trưởng đoàn trao Kiến nghị này cho Quốc hội ngày 04-2-2013.
(Phút 19:14:31) phóng viên VTV giới thiệu: Từng là người đứng đầu ngành tư pháp, ông Nguyễn Đình Lộc cho rằng đợt lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã huy động được sự đóng góp rộng rãi của nhân dân cả nước.
Ông Nguyễn Đình Lộc phát biểu khen ngợi đợt lấy ý kiến nhân dân lần này “rộng rãi”, “có những địa phương gửi đến từng hộ”, “công phu”, mặc dù “còn có thể làm tốt hơn nữa, nhưng được như thế là đáng mừng rồi”, tuy “thật ra cũng có những vấn đề cần phải rút kinh nghiệm”.
Phóng viênTrong đợt lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Ủy ban Dự thảo Hiến pháp công bố, đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia đóng góp ý kiến. Trong khi đó thì có một số người tự ý xây dựng một bản Dự thảo Hiến pháp và một bản Kiến nghị gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, rồi lấy chữ kí tán thành bản Kiến nghị đó. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Đình Lộc (phút 19:16:34 – 19:15: 18): Phải nói rằng, phần tôi thật ra đóng vai trò thì cũng… nói là trưởng đoàn thì có vẻ như to lắm, nhưng thật ra thì đến đấy mới được lên trưởng đoàn (cười to), đến lúc trao thì mới được lên trưởng đoàn. Thế thành ra… sao gọi là trưởng đoàn… Còn trước đó thì thật ra những cái bản ấy tôi không tham gia. Tôi không tham gia. Vì tôi là nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, cho nên các đồng chí, các bạn ấy có vẻ tín nhiệm giao việc trao thôi, chứ còn tôi không tham gia vào việc xây dựng cái tờ văn bản ấy. Cho nên bây giờ mọi người cứ bảo là tôi thế này tôi thế kia. Nếu mà tôi làm thì tôi nhận thôi, nhưng bởi vì tôi không làm cái đó. Chính anh em khác bảo làm. Hôm ấy mình chỉ là người đến đấy thì được giao làm trưởng đoàn… thế thôi. Tất nhiên thì (cười) trước khi trao phải đọc. Tôi cũng có nghiên cứu, và bản thân tôi lúc bấy giờ cũng có muốn sửa một số chỗ. Sau các đồng chí bảo là không, vì là cái này công bố trên mạng rồi, bây giờ mình sửa thì không nên. Cho nên vẫn cứ trao. Thật ra thì đến lúc đó thì mới giao cho tôi trao. Trước đó không trao đổi kĩ. Tôi thấy là là… cũng có lúc định là người khác trao. Nhưng mà cái hôm cuối cùng, gặp nhau trước khi ấy, thì lại bảo là bác Lộc phải trao. Thì tôi trao. Như tôi đã nói, việc viết những cái văn bản ấy, tôi không tham gia. Tất nhiên tôi có tham gia ý kiến. Nhưng tôi không phải là người biên tập. Còn cái dự thảo mà gọi là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 thì tôi hoàn toàn không tham gia. Cũng không phải là người thành lập cái nhóm đó. Kí là kí vào cái đoạn 7 điểm thôi, chứ còn cái Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 tôi không hề biết cái đó.
© 2013 pro&contra

********
-Bại liệt và bại hoại
Cao Trần
Tháng 3 20, 2013

“Suốt năm năm nay, người dân ở quanh Trường Tiểu học Ya Chim 1 (xã Ya Chim, thị xã Kontum) rất cảm động trước tình bạn của hai cậu học sinh. Thấy bạn mình có đôi chân què quặt, cậu bé A Byưh đã tình nguyện cõng bạn đến trường hằng ngày. Dù mưa gió hay mùa khô nắng gắt, người ta vẫn thấy A Trâm tươi cười trên lưng A Byưh đến trường.”

Đoạn văn trên được trích từ bài báo Lưu Bình Dương Lễ thời nay (kỳ 1), đăng trên tờ Tuổi trẻ điện tử ngày 29/9/2008. Tình bạn của hai đứa trẻ sắc tộc thiểu số ở vùng rừng núi Cao nguyên Trung phần nói trên, giữa thời buổi man trá và vô cảm hiện nay, là một tình cảm hết sức xúc động và hiếm có. Tuy nhiên, khi đọc hết bài báo, điều khiến tôi đặc biệt lưu tâm không phải là tính xúc cảm của câu chuyện, mà lại là hai yếu tố rất… vật lý học: thời gian và khoảng cách.

Đối với con người, dù già (khằn) hay trẻ (măng), năm năm chắc chắn phải là một quãng thời gian đáng kể; và quãng thời gian năm năm đó sẽ càng đáng kể hơn, nếu như ngày nào, ta cũng cõng bộ trên lưng một con người để đi hết một quãng đường, cũng rất đáng kể, 6 (sáu) cây số. Hai đứa bé A Byưh và A Trâm, mới mười một, mười hai tuổi, đã vun đắp tình bằng hữu bằng quãng thời gian và khoảng cách đáng kể như vậy.

Tuy nhiên, hành động đáng kể của A Byưh và “đôi chân què quặt” của A Trâm lại không phải là những thứ đáng để cái nhà nước “của dân và do dân” này kể đến. Cái nhà nước ấy có thể đổ hàng tỷ đồng để gấp rút xây công viên Tòa Khâm Sứ trong một quãng thời gian vỏn vẹn 6 ngày, nhưng nhất quyết không chịu bỏ ra vài triệu bạc mua chiếc xe lăn cho đứa trẻ tật nguyền. Chỉ cần lấy 1 phút của 6 ngày xây công viên là đủ để xóa đi 5 năm nhọc nhằn của hai đứa bé quê. Hoặc chỉ cần vài mét công viên xây vội xây vàng là khoảng cách 6 cây số từ nhà đến trường không còn là một trở ngại cho đôi chân hai đứa bé. Chỉ cần 1 phút hoặc vài mét ấy là bé A Trâm sẽ không bao giờ “thút thít khóc”: “Trường xa quá, chắc con phải nghỉ học thôi. Đi xa vậy mà bắt bạn cõng thì tội lắm!”

Bé A Trâm, sau năm năm, chẳng biết mắc chứng gì, lại nổi cơn tự trọng ngang xương, không chịu để bạn cõng nữa. Vụ tự trọng (đột xuất) này của A Trâm khiến tôi tự nhiên liên tưởng đến… điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, theo đó dân Việt Nam, nói nôm na, phải cõng Đảng Cộng sản Việt Nam cho tới hết đời. Tính đến nay, dân miền Bắc đã còng lưng cõng Đảng được hơn nửa thế kỷ, còn dân miền Nam cũng đã quá một phần ba. Đó mới là yếu tố thời gian. Còn về khoảng cách, quãng đường mà hàng ngày, trong suốt nửa thế kỷ qua, hai miền Nam Bắc cõng Đảng đã dài lắm rồi: từ Hang Pác Pó đến Hà Nội, từ Hà Nội đến Sài Gòn, rồi từ Sài Gòn đến Washington, đến Bắc Kinh… Không biết quãng thời gian dài đến mấy thế hệ và quãng đường hơn nửa vòng trái đất kia đã đủ để gầy dựng một lòng tự trọng hay chưa, mà sao “Đảng ta” vẫn cứ im ru bà rù, chưa chịu leo xuống tấm lưng còm cõi của dân tộc này?!

Bé A Trâm, mới 11 tuổi, thân xác tật nguyền, chỉ cần 5 năm và 6 cây số là đủ để vun đắp lòng tự trọng; trong khi đó, Đảng Cộng sản Việt Nam, 83 tuổi, tứ chi khỏe mạnh, sau hơn nửa thế kỷ, thì sao?

Thời gian và khoảng cách dễ dàng cho thấy bại liệt thể xác và bại hoại nhân cách khác nhau rất xa.

Tháng 9-2008 và tháng 3-2013
 
Ảnh: A Byưh cõng A Trâm đi học. Ảnh: Thế Anh (Tuổi Trẻ)

© Cao Trần & pro&contra

Báo ĐCSVN
-Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gửi thư khen hai cháu A Byưh và A Trâm 
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vừa có thư khen gửi hai cháu A Byưh và A Trâm, trường PTCS Ya Chim 1, xã Ya Chim, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Nội dung thư như sau: 
Bác rất xúc động được biết, trong suốt 5 năm qua, cháu A Byưh đã không quản ngại khó khăn, vất vả, dù trời nắng hay mưa vẫn hằng ngày cõng bạn A Trâm đến trường. 
Bác biểu dương và khen ngợi việc làm cao đẹp của cháu A Byưh; tinh thần ý chí vượt khó, vươn lên trong học tập của cháu A Trâm. Tình bạn trong sáng, hết lòng yêu thương đùm bọc lẫn nhau của hai cháu là tấm gương sáng để học sinh cả nước noi theo. 
Nhân đây, tôi mong rằng ngành giáo dục, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức, đoàn thể hãy nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhất là đối với các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 
Bác chúc hai cháu chăm ngoan, học tập ngày càng tiến bộ, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, "cháu ngoan Bác Hồ". 
Bác hôn các cháu! 


-Cách tiếp cận mới (NVP)
Chỉ cần trích hai điều từ bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, sẽ thấy ngay có nhiều chuyện đáng bàn mà chưa thấy ai bàn:
-          Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn [sau đây]:… Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân… (trích điều 93).
-          Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân… (trích điều 70).
Nhưng… bàn như thế là rơi vào cách làm cũ; cần một cách tiếp cận mới để giải quyết rốt ráo mọi vấn đề mà việc sửa đổi Hiến pháp đặt ra.
Mọi góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp, cho dù chỉ nhắm vào một chi tiết nào đó, cũng cần được trân trọng như nhau. Tuy nhiên, nếu chỉ góp ý dựa vào câu chữ của bản dự thảo rồi thêm từ này bớt từ kia; Hội Thanh niên thì đề nghị nói thêm về thanh niên, Hội Nông dân đòi hỏi phải có điều khoản về nông dân thì hiệu quả góp ý sẽ không cao. Thực tế các đợt góp ý vừa qua được tiến hành theo cách đó – tức đối chiếu bản dự thảo với Hiến pháp hiện hành rồi nêu lên những điểm mà người góp ý cho là tốt hay chưa tốt, đồng tình hay chưa đồng tình. Ví dụ cuối tuần trước nhiều ý kiến trong Đoàn Luật sư TPHCM tỏ vẻ không đồng tình khi dự thảo bỏ điều 132 về luật sư.
Một cách tiếp cận khác, mang tính khái quát hơn, là xuất phát từ những vấn đề lớn mà đất nước phải đối diện để nêu lên giải pháp, đồng thời nói rõ giải pháp đó cần sửa đổi những điều khoản trong Hiến pháp như thế nào để mang tính khả thi cao nhất và thúc đẩy quá trình cải cách nhanh nhất.
Chẳng hạn, trước đây không lâu, rất nhiều ý kiến đề nghị bỏ Hội đồng nhân dân cấp huyện, quận, phường để bộ máy chính quyền địa phương được gọn nhẹ, tiến tới chỗ người dân trực tiếp bầu chủ tịch phường hay chủ tịch xã để phát huy dân chủ cơ sở. Nhưng do Hiến pháp 1992 quy định “Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu” (Điều 123) nên nếu bỏ Hội đồng nhân dân thì ai lập ra Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, phường; để dân bầu hay cấp trên cử thì e rằng vi hiến. Bởi vậy nên cuối cùng Quốc hội phải ra nghị quyết cho làm thí điểm vào năm 2008 cho đến nay.
Nay lẽ ra nhân việc sửa đổi Hiến pháp lần này, phải bàn rốt ráo: chúng ta muốn cải cách bộ máy hành chính ở địa phương theo hướng nào, cần làm gì để có sự thông suốt giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, làm sao để chính quyền cấp cơ sở do dân bầu ra nhưng vẫn chịu sự điều hành của chính quyền cấp trên thì bộ máy mới chạy đều. Tất cả những điều này đòi hỏi phải chỉnh sửa Hiến pháp một cách căn cơ với sự thiết kế cho những mục đích cụ thể chứ không chỉ dừng lại ở câu chữ (Dự thảo Hiến pháp lần này đã bỏ câu “Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu”, chỉ giữ lại ý “Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương”).
Những vấn đề như vậy có nhiều lắm.
Cựu Thủ tướng Phan Văn Khải thường than “trên bảo dưới không nghe” – vậy Hiến pháp phải sửa thế nào để “trên nói dưới nghe lời răm rắp”, tức tạo ra cơ chế bổ nhiệm và cách chức trực tiếp. Có nên quy định Thủ tướng có quyền bổ nhiệm hay cách chức các bộ trưởng không cần sự phê chuẩn của Quốc hội, chẳng hạn.
Cho đến nay hầu như ai cũng đồng ý khu vực doanh nghiệp nhà nước, do cơ chế quản lý lỏng lẻo, đã gây ra không biết bao nhiêu là thất thoát tài sản nhà nước, lãng phí tài nguyên, hoạt động kém hiệu quả trong khi hút hết nguồn vốn của xã hội. Do vậy dự thảo lần này đã không còn hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nữa, là một sự tiến bộ đáng hoan nghênh. Thế mà vẫn có những ý kiến đòi phải ghi trở lại điều này trong khi không nêu được lý do tại sao.
Tương tự, hầu như ai cũng thấy sự suy thoái của “một bộ phận không nhỏ” trong bộ máy chính quyền dẫn tới những tệ nạn như tham nhũng, bè phái và nguy hiểm nhất là sự hình thành những nhóm lợi ích tác động lên chính sách theo hướng có lợi cho một nhóm nhỏ nào đó mà thôi đang là trở lực lớn cho sự phát triển của đất nước. Lẽ ra làm sao để ngăn chận hiện tượng này phải là mối quan tâm lớn khi sửa đổi Hiến pháp, tức phải xây dựng một cơ chế kiểm soát quyền lực để không ai có thể lạm quyền, không ai có điều kiện tham nhũng dễ dàng mà không sợ bị phát hiện, trong đó sự tham gia của người dân và vai trò của báo chí phải được nhấn mạnh.
Mặc dù đã có bản so sánh giữa Hiến pháp 1992 với dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, mặc dù cũng đã có tờ thuyết minh về dự thảo sửa đổi Hiến pháp, chưa thấy có bài viết nào từ các nguồn chính thống – tức từ Ủy ban dự thảo hay Ban biên tập dự thảo nêu rõ những điểm chính được sửa đổi là gì, vì sao phải sửa, ý nghĩa khi được sửa đổi là gì, tác động như thế nào đến việc “đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị”. Việc đổi mới chính trị được thể hiện như thế nào trong dự thảo để đồng bộ với đổi mới kinh tế trong hơn 20 năm qua?
Thay vào đó cụm từ “tiếp tục khẳng định”, tức nội dung dự thảo được giữ nguyên như cũ lại thấy xuất hiện nhiều nhất trong tờ thuyết minh.
Thiết nghĩ, việc đầu tiên phải làm trước khi mời người dân góp ý là phải nói rõ, dự thảo lần này sửa những điểm gì là chính yếu, hướng thảo luận về những điểm này là như thế nào, những lập luận tranh cãi chung quanh những điều đó ra sao, quan điểm của Ủy ban như thế nào. Không làm được điều đó thì không loại trừ sẽ có rất nhiều góp ý chỉ nêu chuyện dấu chấm, dấu phẩy mà thôi.




- Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 – Giữ vững bản chất, phát huy truyền thống “trung với Đảng, hiếu với dân”(SGGP). – Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 – Vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc: Phải khẳng định rõ vị thế của Mặt trận(ĐĐK). - Quân đội trung lập về chính trị: Đừng mơ hồ (VOV).
- Các bản Hiến pháp làm nên lịch sử (TG&VN).
- Sửa đổi hiến pháp và những động thái bất thường (RFA).- Chủ tịch nước nên làm Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp (NCT). -Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Hải quan sửa đổi (HQ). - Phải coi trọng văn hóa thời hội nhập (TP). - Vấn đề dân tộc, tôn giáo trong Hiến pháp sửa đổi (VOV).

- Doanh nhân ở đâu trong dự thảo Hiến pháp? (VnEco). - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp: Bỏ quy định miễn học phí bậc tiểu học (DT).
- Chính trị và tôn giáo đều phải vì dân và do dân (ĐCV).

- Từ những câu chuyện của nông dân: Góp ý sửa Luật Đất đai (NNVN). – Ngổn ngang khu công nghiệp: Trả lại đất cho dân – Phải xem là việc đại sự! (NNVN).

- Đọc lại “Trại súc vật” (Phạm Vũ Lửa Hạ). - Chuyện sửa đổi hiến pháp ở Trại súc vật

Sửa đổi hiến pháp và những động thái bất thường
 RFA 2013-03-20

Đồng chí X số đỏ
VIỄN KHÁCH 20 tháng ba năm 2013
- Sửa đổi Hiến pháp 1992: Hiến định vai trò của Tổng kiểm toán (VOV). - TPHCM tổ chức hơn 2.000 hội nghị lấy ý kiến nhân dân góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp (SGGP).

- Góp ý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi): Giá đất cần đảm bảo hài hòa lợi ích các bên (TT). – Ngổn ngang khu công nghiệp: Dân không ruộng giữa đại dự án “tiểu Tuần Châu” (NNVN). - Quy hoạch sử dụng đất: Phải đảm bảo ổn định, khả thi (VOV).
- Chủ tịch Quốc hội: “Đại biểu Quốc hội như… chim đưa thư’ (TT).
- Băn khoăn thể chế kinh tế trong dự thảo Hiến pháp (VnEco).

- Làm rõ ‘sở hữu toàn dân’ về đất đai (VNN). - Đất đai và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (QĐND).

- Dự Luật Cư trú: “Cái gì chín muồi mới sửa” (VOV). - Bố mẹ chết, con mới được nhập khẩu nhà bà? (VNN). -Nghiêm cấm đăng ký hộ khẩu cho người khác ở ‘khống’ (VTC).

- Khai mạc Phiên họp thứ 16 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (VOV). - Sẵn sàng cho công tác lấy phiếu tín nhiệm (TTXVN/TP).

- Dân hỏi, Bộ trưởng GTVT vẫn thuộc bài như cũ (Sống mới)

- Kiểm điểm cán bộ công chức “rong chơi” trong giờ làm việc (DT).

- Giới công chức và bệnh đánh cắp thời gian (Sống mới). - Làm thủ tục sẽ không phải xuất trình giấy tờ (PLTP).
- Quan điểm của Bộ GTVT: Thay đường sắt cao tốc bằng đường sắt tốc độ cao? (SGTT).
- Bộ trưởng Đinh La Thăng mong dân chủ động sang tên xe (VOV).- Chuyện chiếc mũ (TN).
- Xử phạt người ngoại tình: Đừng xây dựng luật “cho có, cho đẹp” (DV). - Những quy định bị “bỏ rơi” (TN).
“CSGT không nhất thiết phải thuộc lòng hết luật” (KT 21-3-13) -- Thêm một bằng chứng nữa cho bài của Trần Ngân hôm qua

Cảnh sát Hà Nội có thể được trang bị iPad (LĐ 21-3-13) -- Howza! (Mừng hụt: Không có chuyện CSGT Hà Nội được trang bị iPad (TT 21-3-13))

Mất đồ hiệu trong hành lý ký gửi sân bay (VnEx 21-3-13)

'Không có chuyện Harvard vào Quảng Trị' (BBC 21-3-13) -- Úi, sao vội cải chính chóng thế? Đáng lẽ phải đợi vài tuần nữa rồi hãy cải chính, cho những người chưa muốn bị đánh thức từ giấc mơ của họ!

Nền giáo dục Việt ở vị trí nào trên thế giới? (VNN 21-3-13) -- Tôi không muốn biết.

Siết chặt án treo đối với tội tham nhũng


(VOV) - Ngành tòa án đang xây dựng nghị quyết, quy định chặt chẽ những trường hợp cho hưởng án treo với tội phạm này. Tham nhũng và thiếu minh bạch vẫn cản trở doanh nghiệp · Hiến pháp sửa đổi: Phải đảm bảo chống được tham nhũng · Trần Đăng ...

Tại sao tội tham nhũng xử ít nhưng án treo lại nhiều?Tuổi Trẻ

Có chuyện cán bộ tòa chạy án, ăn hối lộVietNamNet

Tạm dừng tái bổ nhiệm các Thẩm phán có tỷ lệ án bị hủy, sửa hơn 1 ...Sài gòn Giải Phóng
Ngân hàng thừa tiền, tín dụng vẫn tắc (Sgtt)-

'Thiếu gia' tìm đường du học trốn nhập ngũ (VNN 21-3-13) -- Sướng cái nữa là du học xong, về nước được "bố trí" làm lãnh đạo Thành Đoàn, hoặc cha mẹ chia tài sản để trở thành "đại gia", cưới "chân dài"! Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!

Xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục: “Có phạt Bộ GD-ĐT không ?” (TN 20-3-13)

Học sinh đánh giáo viên có nên phạt 5-20 triệu? (infonet 21-3-13) -- Ít quá! Tối thiểu cũng phải 500 triệu, rồi bắt chúng đến nhà giáo viên nấu cơm, rửa chén, lau nhà... cho chúng chừa! (Còn đứa nào đánh giáo sư đại học thì phải bị tru di tam tộc)

Tôi xin đề cử ông Nguyễn Thiện Nhân! Bàn việc trao danh hiệu “danh nhân”, “nhà khoa học nhân dân” (LĐ 21-3-13) -- Hôm nọ đọc bài của một nhà báo Mỹ thăm viếng Hà Nội, gặp một "Nghệ sĩ Ưu tú" đưa cho danh thiếp ghi tiếng Anh "Excellent Artist". Nhà báo này viết báo cười hô hố, đám còm sĩ Mỹ cũng cười theo!

Tổng số lượt xem trang